Luận án Tiến sĩ Triết học: Về hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
lượt xem 23
download
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về giá trị và hệ giá trị, luận án nghiên cứu hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, đề xuất một số định hướng chủ yếu nhằm xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Về hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HOÀN VỀ HỆ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HOÀN VỀ HỆ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY Ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 9 22 90 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Hồ Sĩ Quý HÀ NỘI, 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Hoàn
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6 5. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 8 7. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 8 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 9 1.1. Những nghiên cứu lý luận về giá trị, hệ giá trị, hội nhập quốc tế ..... 9 1.2. Những nghiên cứu liên quan đến hệ giá trị con người Việt Nam .... 23 1.3. Những nghiên cứu về định hướng giá trị của con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế .................................................... 28 1.4. Giá trị của các công trình đã tổng quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ ....................................................... 34 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI VIỆT NAM...................................................................................... 38 2.1. Giá trị, phân loại giá trị .................................................................... 38 2.2. Hệ giá trị và hệ giá trị con người Việt Nam .................................... 46 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 59 Chương 3: HỆ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ...................................................................... 61 3.1. Hội nhập quốc tế của Việt Nam, những tác động và yêu cầu của hội nhập quốc tế với với hệ giá trị con người Việt Nam ........................ 61 3.2. Thực trạng hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.............................................................................. 87
- Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 111 Chương 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM XÂY DỰNG HỆ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ..................................................................................................... 113 4.1. Nhận diện hệ giá trị con người Việt Nam sau hơn 30 năm hội nhập quốc tế .......................................................................................... 113 4.2. Đề xuất một số định hướng giá nhằm xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ................................ 121 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................ 143 KẾT LUẬN .................................................................................................. 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mặc dù vẫn không tránh khỏi còn bị hoài nghi, nhưng đã gần như là một xu thế khách quan mà các quốc gia, dân tộc đều phải tham gia. Quá trình này, khi diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống vật chất, đã tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần của các xã hội, tức là tác động đến đời sống giá trị. Hệ giá trị của phần lớn các cộng đồng tại hầu hết các quốc gia trong những thập niên gần đây, đều đã ít nhiều biến động dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Với các nước đi sau và đang phát triển năng động như Việt Nam, sự tác động của toàn cầu hoá cùng đồng thời với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế dường như còn mạnh mẽ hơn, làm cho đời sống giá trị, nhất là hệ giá trị con người đứng trước những sự lựa chọn khắt khe, phức tạp và nan giải hơn nhiều, đặc biệt giữa nội sinh và ngoại sinh, giữa truyền thống và hiện đại. Kể từ khi chủ động hội nhập quốc tế với những chính sách rộng mở và đi vào chiều sâu nhằm xây dựng quan hệ phát triển bền vững với cộng đồng thế giới, Việt Nam đã vượt qua hàng loạt khó khăn, thách thức to lớn và đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Mặc dù tốc độ và chất lượng của sự phát triển cũng đặt ra nhiều vấn đề không kém phần gay gắt, song nhìn tổng quát, vị thế, vai trò và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao. Đất nước đã đứng trước những vận hội đầy triển vọng. Đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam ngày càng được cải thiện và tiến bộ trong so sánh với quá khứ và với bên ngoài. Niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và với chế độ ngày càng được củng cố và phát triển theo chiều hướng tích cực. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là sự phát triển con người. Theo Báo cáo của UNDP năm 2020, sự phát triển con người Việt Nam tuy còn có những hạn chế không nhỏ, nhưng cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng kể nhờ chủ trương “lấy con người làm trung tâm” và đảm bảo bình đẳng, công 1
- bằng và tiến bộ xã hội trong các chiến lược, kế hoạch phát triển. Với chỉ số HDI 0,704 Việt Nam lần đầu tiên đã được xếp trong nhóm nước có chỉ số phát triển của con người cao, xếp thứ 117/189 quốc gia và thuộc nhóm đầu trong số 5 nhóm quốc gia về bình đẳng giới [Xem: 114]. Những thay đổi tích cực đó, trên thực tế, là sự phản ánh sâu sắc bước nhảy mạnh mẽ của Việt Nam chuyển sang một xã hội công nghiệp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với cách mạng công nghiệp 4.0 có hàm lượng tri thức cao, với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và với một “xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người”, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong bài viết kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/2021. Ông viết: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm... Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có” [96]. Như vậy, quá trình chuyển đổi và phát triển của đất nước cũng chính là quá trình đấu tranh để giải quyết những mâu thuẫn không khoan nhượng giữa các giá trị. Khẳng định của Tổng Bí thư cho thấy rất rõ khía cạnh giá trị của vấn đề: vì con người, chứ không phải chà đạp lên phẩm giá con người. Vì tiến bộ và công bằng, chứ không phải gia tăng giàu nghèo và bất bình đẳng. Vì một xã hội nhân ái, nhân văn, chứ không phải vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và phe nhóm. Hệ thống chính trị là của dân, do dân và vì dân, chứ không phải chỉ phục vụ cho một thiểu số giàu có, bóc lột. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, “đó chính là những giá trị đích thực” mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi [96]. 2
- Vấn đề là ở chỗ, sự phát triển nhanh, sôi động của đời sống kinh tế - xã hội đã tất yếu làm cho đời sống tinh thần thay đổi theo. Nhưng không phải chỉ theo một chiều tích cực, mà đã thay đổi khá đa chiều, đa dạng và phức tạp. Cái tích cực là phổ biến, là xu thế chủ yếu của sự thay đổi các giá trị. Nhưng cái xấu, cái tiêu cực, cái ác… lại cũng chiếm “một bộ phận không nhỏ” và có sức cản trở ghê gớm đối với sự đi lên của xã hội. Theo quan điểm của triết học duy vật lịch sử, một xã hội khi có sự thay đổi về điều kiện sinh hoạt, tức là về tồn tại xã hội, thì ý thức của con người cũng sẽ thay đổi theo “ít nhiều nhanh chóng”. Xã hội nào cũng sẽ có sự biến động về giá trị, khi tồn tại xã hội không còn như trước. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Liệu có cần phải sáng suốt lắm thì mới hiểu những tư tưởng, những quan điểm và những khái niệm của con người, tóm lại là ý thức của con người, đều thay đổi cùng với mọi sự thay đổi xảy ra trong điều kiện sinh hoạt, trong quan hệ xã hội, trong đời sống xã hội của con người hay không?”[59, tr.624]. Bài viết của Tổng Bí thư một lần nữa cho thấy ý nghĩa quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề giá trị: cùng với sự phát triển của đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế, hệ giá trị con người Việt Nam đã có nhiều biến động, thậm chí biến động dữ dội, trong đó có những biến động theo chiều hướng xấu, cần được quan tâm, nghiên cứu sâu sắc để phát hiện những vấn đề và có những quyết sách để giải quyết những vấn đề đó, làm cho sự phát triển đạt tới bền vững hơn. Sự quan tâm đến biến động giá trị có ý nghĩa to lớn ở chỗ, giá trị và hệ giá trị có thể thay đổi khi đời sống vật chất của xã hội đã hoặc đang thay đổi, nhưng không phải mọi sự thay đổi đều nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Triết học Mác cũng dạy con người ta, vấn đề là “cải tạo thế giới” chứ không chỉ “giải thích thế giới”. Một khi các giá trị cũ và mới xung đột với nhau, sẽ có những cái trước đây từng là giá trị nay có thể trở nên lỗi thời, cần phải loại bỏ. Lại có những điều trước kia không được thừa nhận nay đang trở thành giá trị buộc phải chấp nhận, không thể từ chối một cách duy ý chí. Trong những xã hội đang chuyển đổi mạnh mẽ trong điều kiện hội nhập quốc 3
- tế như Việt Nam hiện nay, cái tiến bộ đang đan xen với cái lạc hậu, lỗi thời; cái tốt đang cùng tồn tại và đấu tranh với cái xấu, cái ác… Do vậy, việc chủ động nhận thức, xây dựng và hoàn thiện hệ giá trị chuẩn của con người, là một chủ trương sáng suốt để việc chuyển đổi giá trị diễn ra một cách tích cực, thúc đẩy sự phát triển đất nước theo chiều tiến bộ. Với tinh thần ấy, từ những năm 90 của thế kỷ XX, ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn về giá trị, như giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, giá trị văn hóa và giá trị con người, giá trị nội sinh và giá trị ngoại nhập… đã được đặt ra một cách chủ động. Nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc xác định hệ giá trị văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta quan tâm và định hướng giải quyết trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII năm 1998. Tại Ðại hội XII của Ðảng năm 2016 Đảng ta xác định “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Ðúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [22, tr.126]. Và mới đây, năm 2021 Ðại hội XIII của Đảng một lần nữa chỉ ra những nội dung về hệ giá trị cần phải giải quyết cấp bách. Văn kiện viết: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới... Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam đã tồn tại trong lịch sử; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” [23, tr.143]. Sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề giá trị như vừa nói trên, trước hết là nhằm xây dựng một hệ giá trị nhân văn, có tầm nhìn, mở đường cho sự phát triển của đất nước và con người. Nhưng đồng thời sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề giá trị còn vì thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam những năm vừa qua đã ít nhiều rơi vào tình trạng xuống cấp về giá trị, khủng hoảng giá trị. Có thể thấy những hiện tượng xã hội tiêu cực, những hành vi suy thoái về đạo đức, xuống cấp về văn hóa, lệch lạc về giá trị, … những năm gần đây, 4
- đã được phản ánh gần như liên tục trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Mức độ tha hóa về con người đã đến mức “rúng động” với những vụ đại án tham nhũng. Không ít học giả, các nhà quản lý và các nhà hoạt động xã hội đã lên tiếng báo động về tình trạng này. Từ năm 2018, văn kiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã khái quát và chỉ ra rất cụ thể 27 biểu hiện cụ thể của những hiện tượng “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phần nhiều trong số 27 biểu hiện đó đều liên quan trực tiếp đến giá trị con người. Tại các kỳ họp lần thứ 8, 9, và 10 của Quốc hội khóa XIV, nhiều hiện tượng có vấn đề trong số đó đã được chính các đại biểu Quốc hội nêu và thảo luận gây sự quan tâm sâu sắc trong đời sống xã hội. Thực chất của những hiện tượng đó chính là sự khủng hoảng về giá trị. Trong giá trị con người, giá trị gia đình, giá trị cộng đồng, giá trị xã hội, giá trị cá nhân… hiện tượng “lệch chuẩn” đang khá phổ biến, không chỉ ở trong giới trẻ. Nhiều hiện tượng “bất bình thường” đang lan rộng trở thành nỗi lo âu chung của nhiều tầng lớp xã hội. Việc nhận diện sự biến đổi các giá trị, đánh giá khách quan, khoa học động thái của các giá trị, tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận về những vấn đề liên quan đến giá trị và hệ giá trị con người để có những lý giải và giải pháp phát huy và phát triển hệ giá trị con người Việt Nam, từ những năm gần đây đã trở thành một đòi hỏi quan trọng, cấp thiết, nóng bỏng của cuộc sống. Như vậy, mức độ cấp thiết của vấn đề chẳng những đã được đặt ra, thảo luận và gây nên sự quan tâm chú ý trong các tài liệu lý luận, trong các phương tiện thông tin đại chúng, mà còn được trực tiếp xác nhận, chỉ ra phương hướng nghiên cứu, giải quyết trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước. Những điều nói trên chính là căn cứ lý luận và thực tiễn trực tiếp để nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Về hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay” để thực hiện luận án này. 5
- 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về giá trị và hệ giá trị, luận án nghiên cứu hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, đề xuất một số định hướng chủ yếu nhằm xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. - Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận án là: + Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án. + Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về giá trị và hệ giá trị nhằm hình thành khung lý luận để nghiên cứu luận án. + Nghiên cứu khái quát những giá trị truyền thống tiêu biểu của con người Việt Nam. + Phân tích những tác động và yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với sự biến đổi hệ giá trị con người Việt Nam; nghiên cứu thực trạng hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, đánh giá những chuyển biến tích cực, những hạn chế và xác định một số vấn đề đặt ra đối với hệ giá trị con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. + Đề xuất một số định hướng nhằm xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. - Phạm vi nghiên cứu của luận án là những giá trị truyền thống tiêu biểu của con người Việt Nam và những chuyển biến về giá trị của con người Việt Nam từ sau Đổi mới, đặc biệt từ cuối những năm 1990 đến nay khi Việt Nam hội nhập quốc tế, tham gia sâu vào các định chế quốc tế. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận trực tiếp của luận án là triết học Mác - Lênin, tư tưởng 6
- Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là những tư tưởng về giá trị truyền thống Việt Nam, về văn hóa và sự phát triển xã hội, về tồn tại xã hội và ý thức xã hội và về con người và đời sống con người… Cùng với những cơ sở lý luận cơ bản đó, luận án còn chú ý khai thác chỉ dẫn lý luận của các công trình nghiên cứu trong và ngoài triết học của các tác giả đi trước về văn hóa và con người Việt Nam, về đời sống tinh thần và vật chất của xã hội, về giá trị và hệ giá trị Việt Nam truyền thống và hiện đại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp: phân tích và tổng hợp, qui nạp và diễn dịch, đối chiếu, so sánh… để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Trong chừng mực có liên quan, luận án có sử dụng các tài liệu lý luận, các báo cáo chuyên môn của các tổ chức Đảng và Nhà nước, các tài liệu cung cấp dữ liệu và số liệu… có liên quan đến vấn đề giá trị và hội nhập quốc tế. 5. Đóng góp mới của luận án - Làm sáng tỏ lịch sử giá trị học, khía cạnh triết học và các nội hàm của các khái niệm giá trị, hệ giá trị và hệ giá trị con người Việt Nam. - Trên cơ sở khai thác những tư liệu của các học giả thế hệ đầu tiên đầu thế kỷ XX về đặc điểm của văn hóa và con người Việt Nam, luận án đã phân tích và hệ thống hóa được những giá trị truyền thống tiêu biểu của con người Việt Nam được hình thành và phát triển từ trong lịch sử. - Phân tích được nét đặc thù và tính đa diện của quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế, xác định được những yêu cầu cơ bản của hội nhập quốc tế đối với việc xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam giai đoạn hiện nay. - Phân tích và đánh giá được những chuyển biến tích cực của hệ giá trị con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế; xác định được những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với việc xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam hiện nay. 7
- - Xác định được những giá trị tiêu biểu của con người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. - Đề xuất được 4 định hướng lớn nhằm xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện chủ động hội nhập quốc tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học về giá trị và hệ giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. - Về mặt thực tiễn, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động quản lý và xây dựng chính sách có liên quan đến phát triển con người, văn hóa và giá trị con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 8
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những nghiên cứu lý luận về giá trị, hệ giá trị, hội nhập quốc tế 1.1.1. Các công trình liên quan về giá trị, hệ giá trị Đối với các nghiên cứu nước ngoài, ở mỗi một góc độ, quan niệm về giá trị, hệ giá trị được tiếp cận ở nhiều chiều cạnh khác nhau từ tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, giáo dục học... Về cơ bản, những nghiên cứu về vấn đề giá trị, hệ giá trị xuất hiện khá sớm trong lịch sử. Đến đầu thế kỷ 19, chuyên ngành khoa học với tên gọi Giá trị học (Axiology) đã ra đời. Sau đó, những vấn đề này trở thành một trong những hướng nghiên cứu chuyên sâu ở nhiều quốc gia như: Đức, Ba Lan, Mỹ, Nga... Từ khi giá trị học được xem xét như là một khoa học về giá trị ra đời, đã có nhiều học giả nghiên cứu, thảo luận về vấn đề này nhưng nhìn chung, cho đến nay, những tranh luận về các vấn đề lý luận như: quan niệm về giá trị, hệ giá trị, định hướng giá trị.... Bahm A.J trong cuốn “The Science of Values” [104] đã nhấn mạnh điều này khi tác giả cho rằng: “Việc tìm hiểu các giá trị rất phức tạp bởi có nhiều dạng giá trị khác nhau và vô số những nhầm lẫn về giá trị, nhiều cái trong số đó xuất phát từ ý tưởng sai lầm. Việc chọn lọc trong rất nhiều dạng giá trị nhằm tìm ra những dạng cần thiết để hiểu sao cho đúng dường như là một nhiệm vụ vô vọng cho những người mới bắt đầu” [trích theo 92, tr.29]. Theo Joe Bolger - Tư vấn của Cơ quan phát triển quốc tế Canada, trong bài “Capacity Development: Why, What and How” [105] bàn sâu về phát triển năng lực của con người trong bối cảnh hiện nay, trong đó phát triển các giá trị được tác giả coi là yếu tố quan trọng hình thành năng lực con người. Theo tác giả, phát triển năng lực bao gồm nhiều “phương pháp tiếp cận và chiến lược” nhằm cải thiện khả năng ở các mức độ khác nhau, trong đó việc tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ; định hướng các giá trị, thái độ, động cơ và điều kiện để hỗ trợ phát triển bền vững. 9
- David Potten trong bài viết “Learning By Doing: The Japanese PHRD Fund and Capacity Development“ [111] tập trung luận bàn về các giá trị cá nhân. Tác giả cho rằng phát triển giá trị cá nhân bao gồm tổ hợp các nhân tố như: Nâng cao kiến thức cho con người, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành; Tăng cường năng lực kỹ thuật, công nghệ; Nâng cao kỹ năng làm việc trong những điều kiện làm việc khác nhau (năng lực làm việc nhóm, năng lực thích ứng…) [111, p.p .7-8]. Amartya Sen là một trong số tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về con người, giá trị con người, trong đó những nghiên cứu tập trung bàn sâu hơn về vấn đề phát triển con người. Trong cuốn “Development as Freedom” [112], ông cho rằng: Con người càng có năng lực thì càng có cơ hội lựa chọn hơn. Phát triển con người được coi là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn và năng lực cho con người. Vì thế, theo tác giả, khi con người ngày càng phát triển năng lực của mình thì càng làm tăng giá trị của họ trong đời sống cộng đồng. Trong một số công trình nghiên cứu khác như: Equality of what? (1980), Commodities and Capabilities (1985), The Standard of Living (1987) v.v.. Amartya Sen tập trung đi phân tích các khía cạnh khác liên quan đến giá trị con người như: chất lượng cuộc sống, trình độ hiểu biết, năng lực tư duy v.v.. Những đóng góp của Amartya Sen về phát triển con người có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu về con người nói chung và nghiên cứu giá trị con người nói riêng. Thomas Loren Friedman trong nghiên cứu “Chiếc Lexus và cây Ôliu” [25] đã phân tích rõ nét những xung đột giá trị mới và giá trị truyền thống qua hình ảnh chiếc xe Lexus hiện đại và cây Ôliu cổ kính. Trong đó, tác giả đã chỉ rõ những thách thức không nhỏ của các giá trị truyền thống trước những thay đổi của bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra về giá trị mới khi thâm nhập, đan xen vào đời sống xã hội. Tác giả đặt vấn đề về một phương án “thỏa thuận” để giải quyết những “xung đột” giữa hai chiều giá trị này trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. Ngoài ra, có thể kể đến các nghiên cứu khác như: “Capacity development practice note”[113], “Measuring capacity, “Comparative performance 10
- measurement in schools” [115] v.v... Có thể thấy, đã có rất nhiều nghiên cứu của các học giả nước ngoài đề cập tới giá trị. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới khía cạnh giá trị cá nhân, giá trị truyền thống, giá trị hiện đại, các chỉ số phát triển con người v.v.. . Số công trình có nghiên cứu về hệ giá trị, hệ giá trị con người trong điều kiện hội nhập quốc tế cũng không nhiều, nếu không nói là khá khiêm tốn. Đối với những nghiên cứu trong nước, giá trị và hệ giá trị cũng được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau với nhiều công trình nghiên cứu trên sách, tạp chí, đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án... Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước trong Chương trình nghiên cứu về con người đã đề cập đến giá trị và định hướng giá trị của con người Việt Nam trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, đổi mới và mở cửa. Các chương trình cụ thể của đề tài bao gồm: Chương trình thứ nhất, từ năm 1991 đến 1996: “Con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội” (KX-07); Chương trình thứ hai từ năm 1996 tới năm 2000: “Phát triển văn hóa, xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (KX-04); Chương trình thứ ba từ 2001 đến 2005: “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (KX-05); Chương trình thứ tư từ năm 2006 tới 2010: “Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” (KX- 03/06-10); Chương trình thứ năm từ năm 2011 đến 2015: “Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” (KX-03/11-15). Từ những chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước nói trên đã có nhiều công trình được xuất bản thành sách. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07-04 với chủ đề “Giá trị- định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” [97] là một trong những công trình liên quan trực tiếp tới những vấn đề giá trị, hệ giá trị. Các tác giả trong công trình này khẳng định, giá trị là “một vấn đề cơ bản và rất thời sự” và “luôn mang tính khách quan” tức là sự xuất hiện và tồn tại hay mất đi của giá trị không phụ thuộc vào ý thức con người mà nó phụ thuộc vào 11
- sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi một nhu cầu nào đó của con người, không phải do ý thức mà do yêu cầu của hoạt động, của thực tiễn trong đó con người sống và hoạt động. Trong nghiên cứu, nhóm các tác giả đưa ra quan niệm về hệ giá trị như sau: “Hệ giá trị hay còn gọi là hệ thống giá trị đó là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định, thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị” [97, tr.62]. Nhấn mạnh tính lịch sử, công trình khẳng định hệ giá trị có “chứa đựng các nhân tố của quá khứ, của hiện tại và cả những nhân tố có thể có trong tương lai”. Những nghiên cứu này cũng chỉ rõ, hệ giá trị là tổng hợp các giá trị được sắp xếp theo một nguyên tắc và có ảnh hưởng rất lớn bởi nhân tố lịch sử. Tác giả Phạm Minh Hạc là người có nhiều nghiên cứu về giá trị, hệ giá trị. Trong công trình “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa [31]- Khi trình bày một số kết quả trong chương trình nghiên cứu con người và nguồn lực con người tác giả đã phân biệt với các khái niệm giá trị, hệ thống giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị và định hướng giá trị. Khái niệm giá trị theo ý kiến tác giả có ba nội dung: “1)Giá trị là sản phẩm vật chất và tinh thần của con người, nhóm người, cộng đồng dân tộc và loài người làm ra. 2) Giá trị là phẩm giá, phẩm chất của con người, nhóm người, cộng đồng, dân tộc và loài người. 3) Giá trị là biểu hiện mối quan hệ của con người dưới góc độ lợi ích, đánh giá đối với tồn tại xung quanh [31, tr.133]. Về khái niệm hệ giá trị, tuy trong công trình này không đề cập rõ nhưng trong một số tác phẩm khác, tiêu biểu là tác phẩm Giá trị học, tác giả Phạm Minh Hạc đưa ra quan điểm “Hệ giá trị là các giá trị của một tập hợp người như dân tộc, thế giới, vùng, gia đình, bản thân” [36, tr.30]. Công trình này có thể xem như bước đi mới ở Việt Nam, gắn bó mật thiết với nhiều khoa học khác như: Đạo đức học, Văn hóa chính trị học, Nghiên cứu con người, Tâm lý học và Giáo dục học... Nội dung cuốn sách không chỉ đơn thuần trình bày một số hiểu biết về Giá trị học mà chủ yếu nhằm mục đích 12
- cung cấp cơ sở lý luận về hệ giá trị của người Việt Nam trong thời đại công nghiệp hoá theo hướng hiện đại, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới. Trong công trình “Tìm hiểu giá trị truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [6] các tác giả đã trình bày khá sâu sắc các vấn đề lý luận như: Giá trị, giá trị truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống. Trên cơ sở đó lý luận đó, các tác giả đã luận giải sự biến đổi của giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Cùng với mạch nghiên cứu này có công trình “Giá trị truyền thống trước thách thức của toàn cầu hóa” [7] đã phân tích sự biến đổi của những giá trị truyền thống của Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa. Công trình nghiên cứu “Một số vấn đề về Triết học- con người- xã hội” [8], tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn là cuốn sách tuyển tập những bài tiêu biểu của tác giả đã đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín ở nước ta như tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản, tạp chí Khoa học xã hội... trong đó phần IV: Triết học và công cuộc đổi mới đất nước có một số nội dung liên quan như: giá trị, giá trị truyền thống trong giai đoạn đổi mới đất nước. Luận bàn về giá trị, tác giả đặc biệt chú ý tới mặt xã hội và thực tiễn - lịch sử cụ thể, đến tính nhận thức, noi theo và khả năng thúc đẩy con người nhằm duy trì, bảo vệ hoặc nỗ lực đạt được của giá trị. Không đồng nhất với một số quan điểm thiên hướng đạo đức hóa mọi giá trị nhưng tác giả cũng khẳng định khi nói tới giá trị tức là “muốn khẳng định tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp” [8, tr.745]. Xuất phát từ mặt xã hội và thực tiễn lịch sử của giá trị, tác giả công trình cho rằng trên thực tế có những giá trị chung của nhân loại, có những giá trị lâu bền được tôn trọng, được kế thừa qua nhiều thế hệ, nhiều thời đại và được nâng cao lên, nhưng cũng có giá trị có phạm vi ảnh hưởng và thời đại tồn tại ít hơn, có những giá trị sẽ mất đi hoặc mờ nhạt khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi và thế vào đó là những giá trị mới hình thành. Bàn về thuộc tính của giá trị, tác giả cho rằng, giá trị là sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan chứ không phải là cái chủ quan thuần túy như 13
- nhiều người ngộ nhận. Giải thích về sự thống nhất này, tác giả đưa ra lý do như sau: chính những khách thể, những đối tượng, những quá trình, những quan hệ mang trong mình chúng có khả năng thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người, mang lại lợi ích nhiều mặt cho con người và chính con người, các tập đoàn người biểu hiện thái độ, quan điểm và sự đánh giá của họ về các khả năng đó cũng như mức độ mà họ có thể chấp nhận được. Tác giả Hồ Sĩ Quý với công trình “Về giá trị và giá trị châu Á” [80] đã phân tích chi tiết những vấn đề về giá trị và giá trị châu Á cũng như luận giải một cách khoa học và có hệ thống thế giới các giá trị. Theo tác giả, sự biến đổi của bối cảnh thế giới đương đại có ảnh hưởng lớn tới sự biến đổi các giá trị truyền thống và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác. Kết luận về thế giới các giá trị, tác giả Hồ Sĩ Quý cho rằng, “chính là toàn bộ thế giới bên trong và bên ngoài con người được hiện hình trong tư duy và tình cảm của con người” [80, tr.41]. Theo tác giả, với tư cách là khuôn thước của sự đánh giá, là một biểu hiện đặc trưng cho quan hệ chủ thể- khách thể trong đời sống xã hội nên giá trị luôn đồng hành trong cuộc sống con người, kể cả con người ở xã hội thời mông muội, dã man. Trong tác phẩm này, các quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này được tác giả công trình tổng hợp khá công phu, từ đó, tác giả đi tới luận giải mối tương quan giữa giá trị truyền thống châu Á và nền văn hóa Việt Nam. Trong công trình này, tác giả cũng tập trung phân tích những biến động một số giá trị ưu trội trong bảng giá trị châu Á tại Việt Nam như: Cần cù, hiếu học, gia đình và cộng đồng... trước tác động của quá trình toàn cầu hóa. Từ góc độ triết học, công trình “Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” [85], tác giả Mai Thị Quý trình bày quan niệm về giá trị. Theo tác giả, giá trị là một phạm trù triết học dùng để chỉ ý nghĩa tích cực của các sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ... (cả vật chất lẫn tinh thần) đối với một cá nhân, một cộng đồng, một giai cấp, một xã hội hay toàn thể nhân loại trong một điều kiện lịch sử cụ thể. Tác giả cho rằng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình, quan hệ... 14
- đều có thể được coi là giá trị khi chúng có khả năng thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần mang tính tích cực, lành mạnh của con người. Mai Thị Quý nhấn mạnh khái niệm giá trị với tư cách là ý nghĩa của sự vật, hiện tượng chứ không phải là bản thân của sự vật, hiện tượng. Tiếp cận từ góc độ văn hóa học, tác giả Ngô Đức Thịnh trong “Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam” [93] cho rằng, giá trị cũng như những tập quán, chuẩn mực, tri thức... đều là sản phẩm của quá trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn hóa. Khẳng định giá trị là hình thái của ý thức, của tinh thần, tuy nhiên theo tác giả, không phải dạng tinh thần thuần túy mà nó phản ánh và kết tinh những giá trị của cải đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của con người. Từ những quan niệm trên, tác giả đưa ra khái niệm về giá trị dưới góc độ văn hóa học như sau: Giá trị là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất kỳ một hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp. Quan niệm trên của tác giả thiên về việc khẳng định thuộc tính chủ quan của giá trị. Theo tác giả, giá trị mang tính lịch sử cụ thể, do đó đặt giá trị vào trục tọa độ về mặt không gian, thời gian và chủ thể văn hóa chúng ta có thể đánh giá tính giá trị hay phi giá trị, giá trị cao hay giá trị thấp...Về quan niệm hệ giá trị, tác giả cho rằng, nói đến hệ giá trị (Value System) hay bảng giá trị, thang giá trị của mỗi cộng đồng thì bao hàm hai ý nghĩa: 1) Các giá trị riêng lẻ liên kết nhau thành một hệ thống hữu cơ các giá trị; 2) Có sự sắp đặt trước sau, độ nhấn về tầm quan trọng của nhân tố giá trị trong một bảng (thang) giá trị. Từ góc nhìn văn hóa học xã hội, tác giả Hoàng Vinh trong “Những vấn đề văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay” [99] đưa ra cách hiểu về hệ giá trị. Theo ông: “Nói đến hệ giá trị xã hội hay bảng giá trị xã hội là đề cập tới vấn đề sắp xếp, phân loại giá trị xã hội” [99, tr.7]. Khi nhấn mạnh về vai trò của hệ giá trị tới cộng đồng, tác giả cho rằng các hệ giá trị đó phải được chuyển thành các hệ chuẩn mực xã hội, tức là thành phong tục, tập quán... tổng hợp lại thành lối sống xã hội. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 503 | 221
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
174 p | 595 | 101
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
155 p | 355 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
165 p | 249 | 55
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
27 p | 210 | 37
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
27 p | 225 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
170 p | 159 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
29 p | 193 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
27 p | 172 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường chính trị tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
177 p | 27 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
220 p | 19 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay
151 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc hiện nay
27 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
12 p | 113 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
188 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn