intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triếu học: Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

38
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triếu học: Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LAN VI TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VĂN LÝ – TRẦN Ngành: Triết học Mã số: 8 22 90 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ HƯƠNG GIANG Hà Nội - Năm 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Lan Vi
  3. MỤC LỤC TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VĂN LÝ – TRẦN ............. Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI HÌNH THÀNH THƠ VĂN LÝ – TRẦN VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH ............. 9 1.1. Một số vấn đề về Triết học và Triết lý, Triết lý nhân sinh ................. 9 1.1.1. Khái niệm về Triết học và Triết lý ..................................................... 9 1.1.2. Khái niệm Triết lý nhân sinh và Triết lý nhân sinh trong thơ văn .. 12 1.2. Một số vấn đề về thơ văn Lý -Trần ..................................................... 14 1.2.1. Những điều kiện hình thành thơ văn Lý - Trần ............................. 14 1.2.2. Vài nét về thơ văn thời Lý - Trần ..................................................... 26 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 31 Chương 2: NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VĂN LÝ – TRẦN ................................................................................................... 33 2.1. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ........................ 33 2.2. Triết lý về mối quan hệ giữa con người với con người ..................... 36 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 54 Chương 3: Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC VẬN DỤNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VĂN LÝ – TRẦN Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ... 56 3.1. Ý nghĩa triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần ........................ 56 3.2. Bài học vận dụng triết lý nhân sinh trong giai đoạn hiện nay ..... 64 KẾT LUẬN.................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 75
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đang bước vào xu thế Hội nhập hóa – Quốc tế hóa trên toàn thế giới. Xu thế này đã đem lại cho Việt Nam những thuận lợi to lớn nhưng bên cạnh đó cũng mang lại không ít những khó khăn thử thách. Quá trình Hội nhập hóa – Quốc tế hóa đã làm cho con người phải đối diện với những “luồng” giá trị văn hóa tốt, xấu lẫn lộn, làm cho bản sắc dân tộc ngày một phai nhạt trước “cơn lốc” của công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước. Đứng trước thực trạng ấy, Việt Nam cần phải khắc phục những khó khăn, hạn chế, đồng thời phát huy những nhân tố tích cực để đưa đất nước ta không ngừng phát triển đi lên. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần phải quan tâm, chú trọng và phát triển rất nhiều lĩnh vực bao gồm cả kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc biệt, vấn đề “khơi dậy ý thức cội nguồn của dân tộc Việt Nam” được Đảng và nhân dân ta hết sức quan tâm, được đặt lên hàng đầu nhằm mục đích nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức tự hào tự tôn trong mỗi người dân Việt Nam, đồng thời chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ thù trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề “khơi dậy ý thức cội nguồn của dân tộc Việt Nam” đã được đề cập tới rất nhiều trong các nghiên cứu khoa học những năm gần đây. Đặc biệt thời đại Lý – Trần một trong những thời kỳ dành được sự quan tâm nghiên cứu. Bởi vì đây là giai đoạn phục hưng, đất nước được độc lập chủ quyền, dân tộc được hồi sinh sau hơn một nghìn năm nô lệ phương Bắc, được xem là mốc son rực rỡ trong xây dựng và phát triển diện mạo văn hóa, tư tưởng của quốc gia phong kiến độc lập. Đây là thời đại hào hùng và oanh liệt, rực rỡ và đẹp đẽ nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. 1
  5. Bên cạnh đó, sự phát triển rực rỡ của thơ văn Lý – Trần đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của thơ văn Việt Nam nói riêng và nền văn học nói chung. Văn học là phương thức biểu trưng cho văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia, mỗi thời đại và văn học cũng chính là một thành tố của nền văn hóa. Chính vì vậy, văn học Lý – Trần, bản thân nó đã mang theo cả nền văn hóa dân tộc của thời đại ấy. Đó là nền văn hóa sôi sục lòng yêu nước, lòng vị tha, nhân bản sâu sắc. Thơ văn Lý - Trần là di sản vô cùng quý giá được cha ông ta để lại. Trong lịch sử, có một thời gian chúng ta chỉ mới tôn vinh, biểu dương những tác phẩm tiêu biểu cho hào khí dân tộc - hào khí Đông A đời Trần. Nhưng một nền văn học được xem là hoàn thiện, không phải chỉ có những tráng ca, còn là những mất mát đau thương, những nỗi thống khổ của dân đen, những suy tư trăn trở về nhân tình thế thái, biểu hiện tính nhân văn, nhân bản sâu sắc. Chúng ta cần đánh giá đầy đủ và thấu đáo, biểu dương đúng với giá trị đích thực của nó. Thơ văn Lý – Trần được xem là tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam, nó chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc. Triết lý nhân sinh là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với xã hội. Những quan điểm, quan niệm cho ta sự hiểu biết sâu sắc về lẽ sống, về đạo làm người, về cách thức ứng xử của con người với tự nhiên và giữa con người với con người trong đời sống xã hội. Nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần không những khẳng định lại những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần củng cố niềm tin qua các thế hệ. Chính vì vậy mà tác giả chọn “Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về con người, về giá trị, về triết lý trong thơ văn Lý – Trần đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu theo các phương diện, hình 2
  6. thức và mức độ khác nhau. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu đó theo các hướng sau: Hướng thứ nhất, các công trình triết lý, triết học thời Lý – Trần. Tư tưởng triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần của Trương Văn Chung (1998) nghiên cứu những tiền đề về xã hội, tôn giáo và tư tưởng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của thiền phái Trúc Lâm. Tác phẩm đã phân tích ảnh hưởng của Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ đến sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm mà sau này do Trần Nhân Tông sáng lập. Nội dung cơ bản của trường phái này thể hiện qua tư tưởng của Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Tác phẩm cũng nêu lên những đặc trưng cơ bản của trường phái này, nhấn mạnh tính nhập thế tích cực. Triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần của Đỗ Hương Giang, tác giả đã làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo thời Trần một cách có hệ thống trên các phương diện: Bản thể luận, nhân sinh quan và nhận thức luận thông qua việc triển khai hệ thống các khái niệm về bản thể, mối quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng, quan niệm về nguồn gốc và bản chất con người, quan niệm về sinh tử, về cuộc sống, về lý tưởng sống, về mục đích, đối tượng và phương pháp nhận thức trong triết học Phật giáo thời Trần. Tác phẩm Tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần do hai tác giả Trương Văn Chung và Doãn Chính đồng chủ biên (2008) là công trình nghiên cứu xoay quanh chủ đề tư tưởng thời Lý và Trần, trong đó tập trung trình bày tư tưởng chính trị, nhà nước và pháp luật, quân sự. Với các nhà tư tưởng tiêu biểu: Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Quốc Tuấn,… Tư tưởng trình bày xuyên suốt là tinh thần độc lập dân tộc, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm. 3
  7. Trong luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa nhân văn và tư tưởng giải thoát trong thơ thiền Lý – Trần (2003) của Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã nêu lên được khái niệm con người đời đạo không hai và con người Phật tính thường hữu. Tư tưởng Phật giáo trong thơ Lý – Trần, luận văn Thạc sĩ, Nguyễn Tôn Hoàng, 2005, Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân văn, nghiên cứu tư tưởng Phật giáo và sự thể hiện tư tưởng đó qua thơ ca dưới thời Lý - Trần. Một số quan điểm triết lý nhân sinh quan trong Phật giáo nhà Lý, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4, 2010, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Triết lý nhân sinh trong triết học Phật giáo thời Trần, Doãn Chính, Trần Huy Du, Tạp chí Khoa Học Xã Hội số 11, 2013, Hà Nội. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân sinh của Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông để thấy rõ các bước phát triển của Phật giáo Việt Nam dưới thời Trần. Triết lý nhân sinh của Thiền Đại thừa thời Lý –Trần, Nguyễn Lan Anh, Tạp chí Khoa học Xã Hội số 7, 2015, Hà Nội, triết lý nhân sinh được thể hiện trong nền chính trị, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngoài ra tác giả còn tham khảo trên một số trang Web như: thuvienhoasen.com, giacngo.vn, philosophy.vass.gov.vn đây là nguồn tư liệu quý giá hỗ trợ tác giả trong việc nhiên cứu đề tài của mình với rất nhiều bài viết về thơ văn thời Lý Trần. Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu văn học thời Lý – Trần. Tiêu biểu nhất là Thơ Văn Lý – Trần tập I (1977); Thơ văn Lý – Trần tập II (quyển thượng) (1988); Thơ văn Lý – Trần tập III (1979), Viện Văn Học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội Đây là công trình tiêu biểu, đồ sộ, trình bày nguyên bản các tác phẩm, bản văn, thơ. Đó là cơ 4
  8. sở đáng tin cậy để tác giả luận văn kế thừa trong việc trích dẫn và nhân định đánh giá của mình. Trần Thái Tông và Khóa Hư lục, luận văn Thạc sĩ, Trần Lý Trai, 2004, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM. Luận văn đã khảo sát một cách toàn diện, có hệ thống từ tác giả đến tác phẩm qua lăng kín văn học, làm nổi bậc lên những giá trị tư tưởng yêu nước, nhân văn, tinh thần Thiền tông nhập thế, tích cực. Giá trị văn học trong tác phẩm Thiền phái Trúc Lâm, luận án Tiến sĩ, Thích Phước Đạt, 2008, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM đã giới thiệu các tác phẩm của những tác giả nổi tiếng như: Tuệ Trung Thượng Sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông. Qua đó là rõ giá trị nghệ thuật, tư tưởng Thiền học và cảm hứng chính trong các tác phẩm của Thiền Trúc Lâm. Thiền và Lão Trang trong thơ thời vãn Trần, luận văn Thạc sĩ, Hoàng Gia Thành, 2010, bảo vệ tại trường Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM đã trình bày tiền đề bao gồm bối cảnh văn hóa, xã hội, ảnh hưởng của tinh thần dung hợp tư tưởng tam giáo và sự hình thành cảm hứng Thiền và Lão Trang trong thơ văn thời vãn Trần. Thơ tứ tuyệt trong văn học đời Trần, luận văn Thạc sĩ, Trần Kim Tiền, 2011, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM. Luận văn này đã đi sâu nghiên cứu về mặt diện mạo, nội dung, cảm hứng và giá trị nghệ thuật trong thơ tứ tuyệt ở đời Trần. Qua việc nhiên cứu đi rực tiếp vào chính nội dung, nghệ thuật (ở các khía cạnh: ngôn ngữ, điển cố, điển tích, giọng điệu, không gian, thời gian) trong tác phẩm ta thấy được nét riêng, giá trị của thơ tứ tuyệt trong tiến trình chung của thơ ca Việt nam. 5
  9. Thơ bát cú Đường luật trong văn học đời Trần, luận văn Thạc sĩ, Vũ Thị Cẩm Tú, 2012, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM trình bày một cách tổng quan diện mạo thơ bát cú Đường luật với những nội dung: nguồn gốc, đặc trưng, vai trò, những cảm hứng chính và giá trị nghệ thuật của thơ bát cú Đường luật thời Trần. Văn học Việt Nam thời Lý – Trần (thế kỷ X – đầu thế kỷ XV) những vấn đề về nội dung cảm hứng, thể loại, tác giả tiêu biểu, Nguyễn Công Lý, Nxb Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2018 đã trình bày các đặc trưng của văn học Việt Nam thời Lý – Trần, nội dung cảm hưng, thể loại và các tác giả tiêu biếu. Một số bài viết đăng trên Tạp Chí của Nguyễn Công Lý như: “Mấy đặc trưng về thời đại Lý – Trần” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3 – 2000; “Mấy đặc điểm văn học Lý – Trần”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 – 2001. Tác giả nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau làm nổi bậc lên đặc điểm văn học thời Lý – Trần. “Chất nhân văn trong thơ thiền đời Trần” http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-177Chat-nhan-van- trong-tho-thien-doi-Tran.html qua việc phân tích một số bài thơ, bài viết cho thấy chất nhân văn trong thơ Thiền đời Trần trong việc miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của con người và đỉnh cao của tư tưởng nhân văn là hướng con người đến cuộc sống hạnh phúc. Qua những tài liệu mà tác giả tìm hiểu được thì đề tài “Triết lý nhân sinh trong thơ văn thời Lý – Trần” vẫn là đề tài chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy với đề tài Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần , tác giả hy vọng có thể góp thêm một phần nhỏ vào việc nghiên cứu triết lý nhân sinh thời Lý – Trần nói chung và triết lý nhân sinh trong thơ văn nói riêng. 6
  10. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Trình bày lý luận về triết lý, triết lý nhân sinh, triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần. - Xác định những triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý- Trần. Phân tích và đánh giá ý nghĩa của những triết lý nhân sinh đó. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: triết lý nhân sinh trong thơ văn thời Lý – Trần. - Phạm vi nghiên cứu: Vì phạm vi nghiên cứu có hạn nên đề tài sẽ chỉ làm sáng tỏ một vài triết lý nhân sinh nổi bật trong thời kỳ này là triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên; và triết lý về mối quan hệ giữa con người với con người. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa hình thái ý thức xã hội và tồn tại xã hội, về tư tưởng và đời sống con người. Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử và xã hội, logic, so sánh, hệ thống hóa tài liệu, phân tích, tổng hợp … Nhưng nổi bật lên là các phương pháp sau: 7
  11. - Phương pháp lịch sử và xã hội: Giới thiệu tiền đề của sự hình thành thơ văn Lý - Trần và những triết lý nhân sinh trong thơ văn. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Luận văn sẽ chọn lọc những triết lý trong thơ văn để tạo thành một hệ thống triết lý nhân sinh. - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh và logic: Qua những tài liệu tham khảo và tài liệu chính là Thơ Văn Lý - Trần luận văn sẽ ghi nhận, tổng hợp các nhận định trong đó. Qua đó sẽ phân tích và so sánh các luận điểm đó, đồng thời đưa ra quan điểm và nhận định của chính tác giả trong luận văn này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung, đặc điểm của triết lý nhân sinh trong thơ văn thời Lý – Trần. Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy một số môn như: Triết học Việt Nam, Việt Nam học,... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương, sáu tiết. 8
  12. Chương 1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI HÌNH THÀNH THƠ VĂN LÝ – TRẦN VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH 1.1. Một số vấn đề về Triết học và Triết lý, Triết lý nhân sinh 1.1.1. Khái niệm về Triết học và Triết lý Khái niệm Triết học: Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên. Ở phương Đông, người Trung Quốc cổ đại quan niệm “triết” chính là “trí”, là cách thức và nghệ thuật diễn giải, bắt bẻ có tính lý luận trong học thuật nhằm đạt tới chân lý tối cao. Theo người Ấn Độ, triết học được gọi là dar'sana, có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đi đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, có nghĩa là yêu mến, ngưỡng mộ sự thông thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng kiếm tìm chân lý của con người. Tóm lại, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức; nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là có thể làm sang tỏ bản chất của mọi vật. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau đó là: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. 9
  13. Triết học theo Từ điển triết học là “khoa học về các quy luật chung nhất mà cả tồn tại (tức giới tự nhiên và xã hội) lẫn tư duy của con người, quá trình nhận thức đều phải phục tùng. Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng, bị quy định bởi các quan hệ kinh tế của xã hội”. [48, tr.599] Theo Từ điển và danh từ triết học, triết học “theo quan điểm hiện đại: học về tinh thần con người và những gì liên quan đến tinh thần đó. Hay là: học về tinh thần con người với tất cả chiều hướng hiện sinh của nó”. [32, tr.279] Khái quát lại ta có thể hiểu: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy. Triết học xuất hiện do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống. Song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây: Con người đã có trình độ tư duy trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận. Trong xã hội, lao động đã phát triển đến mức có sự phân công lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay, xã hội có sự phân chia thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Khái niệm Triết lý: Triết lý theo Từ điển và danh từ triết học là cái lý sâu xa, cái lẽ huyền diệu của một học thuyết hay của một sinh hoạt, một hiện tượng, một cử chỉ. [32, tr.280] Theo Giáo sư Hoàng Trinh, “Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những ưt tưởng cơ bản được dùng làm nền tảng cho sự tìm tòi và suy lý của con người về cội nguồn, bản chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản 10
  14. thân, làm phương châm cho sự xử thế và xử sự của con người trong các hành động sống hàng ngày”. [49. tr.8] Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng, “Triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình, triết lý không thể hiện tầm khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan mà thể hiện ý nghĩ và hành vi có nghĩa chỉ đạo cuộc sống con người”. [27, tr.3] Các tác giả “Triết lý phát triển C.Mác, Ph.Ăng ghen, V.I. Lênin và Hồ Chí Minh” có quan điểm “Triết lý có thể thể hiện bằng một mệnh đề hàm súc những ý nghĩ về nhân tình thế thái; về tự nhiên, về xã hội, nó cũng có thể là một hệ mệnh đề tạo thành một quan niệm, một luận thuyết… Triết lý đúng và khoa học thì nó trở thành cơ sở lý luận khoa học cho một hệ thống quan điểm, học thuyết; nó làm công cụ lý thuyết cho hành động hiệu quả của con người.” [26, tr.9] Khi nói về mối quan hệ giữa triết học và triết lý, trong bài viết Mấy suy nghĩ về triết học và triết lý, Hồ Sĩ Quý quan niệm “nếu có thể đem so sánh với triết học thì triết lý luôn luôn ở trình độ thấp hơn về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy” [34, tr.57]. Về hình thức thể hiện “triết lý có thể và nên được hiểu là những tư tưởng, quan điểm hay quan niệm,…mang tính khái quát cao; được phản ánh một cách cô đúc dưới dạng mệnh đề hoặc các phán đoán thường là trau chuốt về mặt ngữ pháp” [34, tr.57]. Triết lý cũng có những giá trị về mặt thế giới quan, nhân sinh quan định hướng hoạt động con người trong đời sống xã hội. Triết lý không phải là triết học nhưng triết lý có quan hệ mật thiết với triết học. Từ những nguyên lý, những luận điểm của một học thuyết triết học nhất định người ta có thể rút ra triết lý hành động, phương châm sống nhất định. Tuy nhiên không phải triết lý nào cũng rút ra từ học thuyết triết học, mà triết lý được đúc kết, được rút ra trong 11
  15. thực tiễn, trong hoạt động sống, trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và trong chính mối quan hệ giữa con người với con người. Tóm lại, từ những quan điểm về triết lý, có thể hiểu: Triết lý là những mệnh đề được cô đúc từ sự trải nghiệm, chiêm nghiệm của con người mang tính hướng về đạo lý trong quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội, trở thành phương châm sống và hành động của con người. Qua ngàn năm dựng nước, giữ nước nhân dân ta đã rút ra nhiều triết lý trong quan hệ gia đình, triết lý về nếp sống, lối sống… Trong lịch sử tư tưởng thời Lý – Trần cũng có nhiều tư tưởng lớn mang tính triết lý được rút ra tổng kết kinh nghiệm, đạt đến vấn đề quốc kế dân sinh như tư tưởng Lý Thường Kiệt với Nam quốc sơn hà, Nam đế cư, hay Trần Hưng Đạo với Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ. 1.1.2. Khái niệm Triết lý nhân sinh và Triết lý nhân sinh trong thơ văn Theo Hồ Sĩ Quý thì nhân sinh quan “Là quan điểm sống, quan niệm sống, hệ thống các giá trị người và các giá trị xã hội có ý nghĩa định hướng hành vi, tức là quan niệm gắn liền với cách sống, lối sống với hành vi và phẩm chất của hành vi với việc xác định ý nghĩa của cuộc sống và ý nghĩa của sự làm người”. [35, tr.8] Theo Đại từ điển tiếng Việt nhân sinh quan “ là quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng lẽ sống”. [56, tr.764] Từ điển bách khoa Việt Nam; “Nhân sinh quan gồm có nhiều quan niệm về cuộc sống của con người: lẽ sống của con người là gì? Mụch đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người ra sao và sống như thế nào cho xứng đáng”. [24, tr.235] 12
  16. Khi trình độ con người còn thấp, những quan điểm, quan niệm này thể hiện rời rạc, tản mạn; nhưng khi con người đạt đến trình độ khái quát hóa thì những quan điểm, quan niệm này có thể được thể hiện dưới dạng lý luận, bộc lộ những nhận định, đánh giá và xác định hệ thống các giá trị định hướng cho hoạt động của con người. Những vấn đề thuộc về mục đích, ý nghĩa cuộc đời thể hiện khát vọng, tình cảm, ý chí,... gắn liền với các quan hệ, thể hiện lối sống, nếp sống của con người luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của nhân sinh quan. Như vậy, có thể hiểu: nhân sinh quan là các quan điểm, quan niệm về cuộc sống của con người, trong đó các quan điểm, quan niệm giữ vai trò định hướng cho hoạt động của con người. Từ những vấn đề về “triết lý” và “nhân sinh quan”, có thể hiểu: Triết lý nhân sinh là những quan điểm, quan niệm cơ bản, đóng vai trò nền tảng chỉ đạo cách ứng xử, suy nghĩ và hành động của con người trong quan hệ với bản thân, với tự nhiên và với xã hội. Triết lý nhân sinh trong thơ văn cũng là những quan niệm, quan điểm chung của con người trong việc xem xét mọi mặt của cuộc sống, là những quan niệm về cuộc sống, là tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng của con người thể hiện qua thơ văn, góp phần định hướng hoạt động của con người. Triết lý nhân sinh trong thơ văn thời Lý – Trần là triết lý sâu sắc về cuộc sống, mục đích và lẽ sống của con người trong xã hội và về cách ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội được đúc kết qua quá trình đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước ở thời kỳ này. 13
  17. 1.2. Một số vấn đề về thơ văn Lý - Trần 1.2.1. Những điều kiện hình thành thơ văn Lý - Trần Thời kỳ Lý – Trần là thời kỳ thịnh trị của chế độ phong kiến về mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng đã đạt được một trình độ hoàn thiện, một chế độ phong kiến tập quyền, độc lập, tự chủ. Về chính trị, năm 938, dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền quân dân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, dân tộc Việt Nam mở sang trang sử mới: thời đại độc lập tự chủ. Đây là thời kỳ nhà nước phong kiến bắt đầu ổn định và phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội qua các triều đại: Ngô (939 – 967), Đinh (968 -980), Tiền Lê (980 – 1009), Lý (1009 – 1225), Trần (1225 - 1400), Hồ (1400 – 1407) và thời Hậu Trần (1407 – 1418). Trong đó, hai triều đại Lý – Trần có những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cuối thế kỷ X, xã hội Việt Nam có những chuyển biến mang tính bước ngoặt với sự khủng hoảng, suy thoái của triều Tiền Lê. Sau khi Lê Hoàn mất (1005), diễn ra cuộc nội chiến cướp ngôi trong thân tộc dẫn đến hậu quả Lê Long Việt bị em là Lê Long Đỉnh giết chỉ sau ba ngày lên ngôi. Lê Long Đỉnh lên ngôi hoàng đế năm 1005 lại rơi vào cảnh ăn chơi trụy lạc làm cho nhân dân mất niềm tin vào chính quyền. Cùng với đó là thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, mất mùa làm cho đời sống nhân dân càng trở nên khốn khổ. Đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội nghiêm trọng. Năm 1009 dưới sự hậu thuẩn của Phật giáo, Lý Công Uẩn lên ngôi vua mở đầu cho chế độ phong kiến ở Việt Nam. Việc xây dựng chế độ phong kiến và ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế thời Lý – Trần đòi hỏi đáp ứng yêu cầu của thời đại là dựng nước và giữ nước. Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long để phát triển đất nước về mọi mặt. Vua khẳng định: 14
  18. “Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn canh năm lần dời đô…cứ chịu yên đống đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời…đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. [4, tr.229 – 230] Nhà Lý xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đứng đầu là vua rồi đến các quan văn – võ chia làm chín phẩm và một số cơ quan chuyên trách từ trung ương đến cơ sở. Lý Thái Tổ chia đất nước thành 24 lộ và hai trại. Về pháp luật, vào năm 1042, Lý Thái Tông ban chiếu sai trung thư san định trên cơ sở kết hợp các điều luật trước, các tập tục, truyền thống của người Việt, hình thành bộ luật Hình thư hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta. Đại Việt sử ký có ghi: “Ban hành hình thư… vua lấy làm thương xót, sai Trung thư sửa định luật lệnh, chăm chước cho thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoản là sách Hình luật của một triều để người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện” [15, tr. 32]. Các vua rất chú trọng đến hình luật, hình luật là một trong ba môn thi bắc buộc để tuyển chọn người tài. Năm 1077 “Mùa xuân mở hội Nhân Vương ở điện Thiên An. Tháng 3 thi lại viên bằng thư (viết chữ), toán và hình luật” [15, tr.280]. Về quân sự, nhà Lý luôn luôn cũng cố, kế thừa kinh nghiệm thời trước, xây dựng lực lượng quân sự với chính sách “Ngự binh ư nông” – quân sỉ có thể thay nhau về nhà sản xuất nông nghiệp. Với chính sách này vừa đảm bảo nguồn lương thực cho đất nước vừa đủ sức và lực chống ngoại xâm. Chính quyền nhà Lý từng bước được ổn định đáp ứng nhu cầu bảo vệ chính quyền thống trị đứng đầu là vua và lợi ích của quý tộc họ Lý xuốt 215 năm. 15
  19. Nhà Lý còn thi hành nhiều biện pháp tích cực nhằm đoàn kết dân tộc và quan tâm đến miền núi phía Bắc. Đây là vùng biên cương có vị trí chiến lược quan trọng trong kháng chiến chống giặc phương Bắc. Triều đình nhà Lý thực hiện chính sách củng cố chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc bằng cách liên kết các tù trưởng, bộ tộc và mở rộng ảnh hưởng của triều đình trên miền núi. Do vậy, đất nước ổn định về chính trị, vững mạnh về quân sự, quân dân ta giành thắng lợi vẻ vang trước quân Tống xâm lược. Đầu thế kỷ XIII, triều đình nhà Lý dần suy yếu, gian thần bao quanh nhà vua, kinh tế trì trệ, chính trị bất ổn định, ngoại xâm xâm lược. Chính vì vậy, Thái sư Trần Thủ Độ phế truất Huệ Tông, điều hành công việc, nhường ngôi cho Trần Cảnh. Trần Cảnh chính thức lên ngôi vào tháng giêng năm 1226, mở đầu cho triều đại phong kiến mới ở nước ta. Trần Thái Tông tiếp tục cũng cố chính quyền trung ương nhằm chặt chẽ và quy cũ hơn. Năm 1242, nhà Trần tổ chức sắp xếp lại các đơn vị hành chính từ trung ương đến cơ sở gồm: phủ, huyện, châu, hương, xã. Nhà Trần đổi 24 lộ thời nhà Lý thành 12 lộ và lập thêm 5 phủ, 6 châu. Mô hình bộ máy chính quyền gồm hai bộ phận: quan lại trung ương và quan lại địa phương. Năm 1230 bộ Quốc triều thông chế ra đời với mục đích quy định cấp bậc lương bổng trong bộ máy nhà nước. Nhà Trần còn thiết lập cơ quan kiểm pháp, nhằm kiểm tra việc xét xử của các cơ quan xét xử vào năm 1332. Đến cuối thế kỷ XIII, ban hành bộ Quốc triều hình luật. Năm 1253, Trần Thái Tông lập ra Giáng võ đường để cho các võ quan tập trung học hỏi binh pháp và rèn luyện võ nghệ. Quân lính được học binh pháp do chính Trần Hưng Đạo soạn ra trong “Binh thư yếu lược”. Nhà trần vẫn duy trì chính sách “Ngự binh ư nông”. Về ngoại giao, phía Nam nước Đại Việt giáp với Chiêm Thành. Hàng năm, nước Chiêm Thành vẫn cho sứ thần sang giao hảo. Năm 1028, Lý 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2