intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện phụ sản khu vực hà nội và kết quả can thiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện phụ sản khu vực hà nội và kết quả can thiệp" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022-2023; Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022-2023; Đánh giá kết quả can thiệp làm giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh ở bà mẹ sinh non Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện phụ sản khu vực hà nội và kết quả can thiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- NÔNG MINH HOÀNG THỰC TRẠNG MẮC TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM Ở BÀ MẸ SAU SINH NON TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN KHU VỰC HÀ NỘI VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -----------------*------------------- NÔNG MINH HOÀNG THỰC TRẠNG MẮC TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM Ở BÀ MẸ SAU SINH NON TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN PHỤ SẢN KHU VỰC HÀ NỘI VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP Chuyên ngành : Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế Mã số : 62 72 01 64 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Văn Du 2. TS. Phạm Phương Lan HÀ NỘI – 2024
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ chân thành và hiệu quả của nhiều đơn vị, cá nhân, các thầy, cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám đốc và Cơ sở đào tạo sau đại học - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ hỗ trợ tôi. Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu tại cơ sở. Tôi cũng xin cám ơn toàn thể các khoa, phòng, trung tâm, các bác sỹ và các đồng nghiệp tại hai bệnh viện đã tham gia thu thập số liệu, đóng góp nhiều ý kiến quý giá cho tôi trong quá trình xử lý và phiên giải số liệu. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: PGS.TS. Vũ Văn Du, TS. Phạm Phương Lan là những người thầy, cô đã tận tình hướng dẫn khoa học, truyền dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi có thể hoàn thành cuốn luận án này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là vợ tôi đã luôn động viên, chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành tốt bản luận án này. Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2024 Nông Minh Hoàng
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệp” là do tự bản thân tôi thực hiện. Đề tài được thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực, đúng quy trình và đảm bảo tính khoa học Các số liệu và kết quả trong luận án không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác trong, ngoài nước và chưa được công bố, hoặc sử dụng ở bất kỳ đâu. Tác giả Nông Minh Hoàng
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. Tổng quan chung về sinh non và trầm cảm sau sinh ........................................3 1.1.1. Khái niệm dùng trong nghiên cứu. .............................................................3 1.1.2. Gánh nặng sinh non và vai trò đánh giá trầm cảm sau sinh non ................5 1.1.3. Phương pháp chẩn đoán trầm cảm .............................................................6 1.2. Nghiên cứu về thực trạng mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non trên thế giới và Việt Nam ......................................................................................13 1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................13 1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................17 1.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh trên thế giới và Việt Nam.........19 1.3.1. Yếu tố cá nhân ..........................................................................................20 1.3.2. Yếu tố văn hóa - gia đình - xã hội ............................................................21 1.3.3. Yếu tố sức khỏe mẹ và bé ........................................................................23 1.4. Can thiệp hỗ trợ trầm cảm sau sinh ................................................................24 1.4.1. Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh ...........................................24 1.4.2. Ứng dụng di động thông minh trong can thiệp trầm cảm sau sinh ..........27 1.4.3. Hiệu quả can thiệp hỗ trợ trầm cảm .........................................................30 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................33 1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu ...........................................................................35 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................37 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................37 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................37 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................37 2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................38 2.3. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................38 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................38 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................38
  6. 2.4.2. Cỡ mẫu .....................................................................................................39 2.4.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................40 2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu ..........................................................................43 2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin ...........................................................45 2.6.1. Kỹ thuật thu thập thông tin .......................................................................45 2.6.2. Công cụ thu thập số liệu ...........................................................................45 2.6.3. Quy trình thu thập thông tin .....................................................................48 2.7. Tổ chức thực hiện ...........................................................................................51 2.8. Quản lý và phân tích số liệu ...........................................................................55 2.8.1. Quản lý số liệu ..........................................................................................55 2.8.2. Cách tính và phân loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu .....................56 2.8.3. Phân tích số liệu .......................................................................................57 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................59 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................61 3.1. Thông tin của đối tượng nghiên cứu ...............................................................61 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu ...............................61 3.1.2. Đặc điểm bệnh lý kèm theo ......................................................................62 3.2. Thực trạng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non ....................................................64 3.2.1. Đặc điểm trầm cảm bà mẹ sau sinh non theo thang đo EPDS .................64 3.2.2. Đặc điểm triệu chứng trầm cảm của bà mẹ sau sinh ................................66 3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non.......................................71 3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sinh non sau 4 tuần .....................71 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 6 tuần .....................81 3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 10 - 12 tuần ............86 3.4. Hiệu quả can thiệp ..........................................................................................90 3.4.1. Thông tin chung bà mẹ tiến hành can thiệp .............................................90 3.4.2. Hiệu quả chương trình can thiệp bà mẹ sau sinh non ..............................94 3.4.3. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả can thiệp trầm cảm sau sinh .......100
  7. Chương 4. BÀN LUẬN .........................................................................................105 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu....................................................................105 4.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu ..................................................105 4.1.2. Đặc điểm sức khỏe bà mẹ và con ...........................................................107 4.2. Thực trạng mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ............................................108 4.2.1. Thực trạng tỷ lệ bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh ..........................108 4.2.2. Triệu chứng lâm sàng trầm cảm sau sinh. ..............................................113 4.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non ở phụ nữ sau sinh .......118 4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sinh non sau 4 tuần ...................118 4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 6 tuần ...................127 4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 10 – 12 tuần .........130 4.4. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non ......132 4.4.1. Hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý .........................................................132 4.4.2. Hiệu quả can thiệp ..................................................................................134 4.5. Những đóng góp mới của đề tài....................................................................140 4.6. Một số hạn chế trong nghiên cứu .................................................................141 KẾT LUẬN ............................................................................................................142 KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BV Bệnh viện BVPSHN Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội BVPSTW Bệnh viện Phụ sản Trung ương CS Cộng sự CSHQ Chỉ số hiệu quả CTXH Công tác xã hội DSM The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần) ĐTNC Đối tượng nghiên cứu EPDS Edinburgh Postnatal Depression Scale (Thang đo trầm cảm sau sinh Edinburgh) ICD International Classification of Diseases (Bảng phân loại bệnh quốc tế) NB Người bệnh NCS Nghiên cứu sinh PPD Postpartum depression (Trầm cảm sau sinh) PVS Phỏng vấn sâu TCSS Trầm cảm sau sinh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Độ nhạy và độ đặc hiệu của một số thang đo sàng lọc trầm cảm sau sinh ........9 Bảng 1.2. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở Việt Nam sử dụng thang đo EPDS.................12 Bảng 1.3. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở một số nước Châu Âu và Châu Phi sử dụng thang đo EPDS ......................................................................................14 Bảng 1.4. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở một số nước Châu Á sử dụng thang đo EPDS .....15 Bảng 1.5. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh non trên thế giới ................................................16 Bảng 1.6. Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở Việt Nam sử dụng thang đo EPDS.................17 Bảng 2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo EPDS ..........................................47 Bảng 3.1. Đặc điểm chung đối tượng tham gia nghiên cứu .....................................61 Bảng 3.2. Đặc điểm về sức khỏe thể chất và tâm thần của ĐTNC ..........................62 Bảng 3.3. Đặc điểm sản khoa ...................................................................................63 Bảng 3.4. Sự thay đổi các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm sau sinh non .........66 Bảng 3.5. Tỷ lệ triệu chứng đặc trưng ở bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm .....................66 Bảng 3.6. Sự thay đổi các triệu chứng phổ biến của trầm cảm ................................67 Bảng 3.7. Tỷ lệ triệu chứng phổ biến ở bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm ......................68 Bảng 3.8. Sự thay đổi các triệu chứng cơ thể ..........................................................69 Bảng 3.9. Tỷ lệ triệu chứng cơ thể ở bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm...........................70 Bảng 3.10. Mối liên quan của các yếu tố đặc điểm cá nhân với dấu hiệu trầm cảm ở bà mẹ sau sinh 4 tuần ............................................................................71 Bảng 3.11. Mối liên quan của các yếu tố đặc điểm cá nhân của chồng với dấu hiệu trầm cảm ở bà mẹ sau sinh 4 tuần ........................................................73 Bảng 3.12. Mối liên quan của các yếu tố đặc điểm gia đình và xã hội với dấu hiệu trầm cảm ở bà mẹ sau sinh 4 tuần ........................................................75 Bảng 3.13. Mối liên quan của các yếu tố sức khỏe bà mẹ với dấu hiệu trầm cảm ở bà mẹ sau sinh 4 tuần ............................................................................77 Bảng 3.14. Mối liên quan của các yếu tố đặc điểm sức khỏe trẻ với dấu hiệu trầm cảm ở bà mẹ sau sinh 4 tuần .................................................................79
  10. Bảng 3.15. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với dấu hiệu trầm cảm ở bà mẹ sau sinh 4 tuần ................................................................................80 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa đặc điểm trẻ với dấu hiệu trầm cảm sau sinh non 6 tuần .......................................................................................................81 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa sức khỏe và công việc bà mẹ với dấu hiệu trầm cảm sau sinh non 6 tuần ...............................................................................82 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa đặc điểm gia đình với dấu hiệu trầm cảm sau sinh non 6 tuần .............................................................................................83 Bảng 3.19. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với dấu hiệu trầm cảm sau sinh 6 tuần .............................................................................................85 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đặc điểm trẻ với dấu hiệu trầm cảm sau sinh non 10- 12 tuần ..................................................................................................86 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sức khỏe bà mẹ với dấu hiệu trầm cảm sau sinh non 10-12 tuần .............................................................................................87 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc điểm gia đình với dấu hiệu trầm cảm sau sinh non 10-12 tuần ......................................................................................88 Bảng 3.23. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với dấu hiệu trầm cảm sau sinh 10 - 12 tuần ...................................................................................89 Bảng 3.24. Đặc điểm chung đối tượng can thiệp .....................................................90 Bảng 3.25. Đặc điểm hành vi tìm kiếm hỗ trợ tâm lý của bà mẹ .............................91 Bảng 3.26. Điểm EPDS trước và sau can thiệp lần 1 ..............................................94 Bảng 3.27. Đặc điểm phân nhóm trầm cảm dựa theo thang đo EPDS sau can thiệp .......95 Bảng 3.28. Đặc điểm về các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm trước và sau sinh can thiệp ................................................................................................95 Bảng 3.29. So sánh tỷ lệ mắc các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm ở 2 nhóm sau can thiệp.................................................................................................96 Bảng 3.30. Đặc điểm về các triệu chứng phổ biến của trầm cảm sau sinh can thiệp .....96 Bảng 3.31. So sánh tỷ lệ mắc các triệu chứng phổ biến của trầm cảm ở 2 nhóm sau can thiệp ................................................................................................97
  11. Bảng 3.32. Đặc điểm về các triệu chứng cơ thể của trầm cảm sau sinh can thiệp ..98 Bảng 3.33. So sánh tỷ lệ mắc các triệu chứng cơ thể của trầm cảm ở 2 nhóm sau can thiệp ...............................................................................................99 Bảng 3.34. Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân bà mẹ với hiệu quả can thiệp ...100 Bảng 3.35. Mối liên quan giữa đặc điểm sức khỏe và công việc của bà mẹ với hiệu quả can thiệp .......................................................................................101 Bảng 3.36. Mối liên quan giữa đặc điểm sức khỏe của trẻ với hiệu quả can thiệp ......102 Bảng 3.37. Mối liên quan giữa đặc điểm gia đình ảnh hưởng với hiệu quả can thiệp .103 Bảng 3.38. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan với hiệu quả can thiệp trầm cảm sau sinh .......................................................................................104
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Bệnh lý kèm theo ..............................................................................62 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bà mẹ sau sinh non có dấu hiệu trầm cảm theo thang đo EPDS ..64 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bà mẹ sinh non có dấu hiệu trầm cảm sau sinh từ 4 tuần đến 10-12 tuần .........................................................................................64 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm theo phân loại sinh non .............65 Biểu đồ 3.5. Phân nhóm tham gia chương trình can thiệp ở bà mẹ trầm cảm sau sinh non ............................................................................................94
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ....................................................................36 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ đối tượng tham gia nghiên cứu định lượng ...................................41 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ đối tượng tham gia nghiên cứu can thiệp. .....................................43 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ nghiên cứu .....................................................................................60
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sinh non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ tính theo kỳ kinh nguyệt cuối cùng [6], [162]. Ước tính có khoảng 13,4 triệu ca sinh non vào năm 2020 [133]. Các nước Đông Nam Á ghi nhận tỷ lệ đẻ non trung bình chiếm tỷ lệ cao dao động khoảng từ 5,9% đến 8,3% [133]. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á và châu Phi cận Sahara. Ước tính có khoảng 35% ca tử vong ở trẻ sơ sinh mỗi năm trên thế giới là do các biến chứng của đẻ non gây nên [170]. Tình trạng sức khỏe yếu và nguy cơ tử vong cao ở trẻ sinh non dẫn đến nguy cơ trầm cảm cao hơn ở nhóm bà mẹ này. Nghiên cứu của Timothy O.Ihongbe về ảnh hưởng sinh non đến nguy cơ mắc các triệu chứng về trầm cảm chỉ ra rằng những phụ nữ sinh non 1 lần và sinh non cả 2 lần gần đây có nguy cơ mắc các triệu chứng về trầm cảm cao hơn từ 55% đến 74% so với phụ nữ sinh đủ tháng ở cả hai lần sinh [100]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về trầm cảm trên nhóm đối tượng bà mẹ sinh non chủ yếu được đánh giá tại các bệnh viện Nhi khi trẻ có các bệnh lý phải nhập viện điều trị mà chưa tìm thấy nghiên cứu đánh giá chung về trầm cảm trên những bà mẹ sinh non, như nghiên cứu của Phạm Ngọc Thanh tại bệnh viện Nhi Đồng I ghi nhận tỷ lệ trầm cảm là 70,8% [21]; nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Loan tại Trung tâm Sơ sinh- Bệnh viện Nhi Trung ương với tỷ lệ trầm cảm là 66,0% [15]. Trầm cảm ở bà mẹ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt. Nghiêm trọng hơn, họ có thể xuất hiện ý định tự tử, tự hủy hoại bản thân và con của họ [86]. Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, trầm cảm sau sinh còn ảnh hưởng đến quá trình nuôi dạy trẻ và sự phát triển của trẻ [108], [115]. Nghiên cứu của Adewuya trên 242 bà mẹ sau sinh cho thấy cân nặng và chiều cao của trẻ ở bà mẹ trầm cảm có xu hướng tăng trưởng kém hơn từ 3,28 lần đến 3,41 lần so với bà mẹ không bị trầm cảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra những bà mẹ bị trầm cảm có nhiều khả năng ngừng cho con bú sớm hơn và con của họ dễ bị tiêu chảy và mắc các bệnh truyền nhiễm khác so với nhóm bà mẹ không bị trầm cảm [24]. Một số các nhóm yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh đã được chỉ ra bao gồm thiếu sự hỗ trợ của xã hội, sự giúp đỡ từ phía gia đình, bạo lực tinh thần và bạo lực thể xác [16], [86]. Do đó, đánh giá trầm cảm và các yếu tố liên
  15. 2 quan từ đó lựa chọn biện pháp can thiệp nhằm giảm triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non là rất cần thiết. Hiện nay, các biện pháp can thiệp nhằm giảm các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh như can thiệp tâm lý, sử dụng thuốc đã được biết đến. Tuy nhiên, sử dụng thuốc trong can thiệp trầm cảm sau sinh thường khiến bà mẹ có những lo lắng do những biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, biện pháp can thiệp tâm lý và can thiệp tâm lý kết hợp với các phương pháp khác vẫn là lựa chọn được các bà mẹ ưa chuộng hơn [120]. Điều này cũng được chứng minh qua các nghiên cứu khi biện pháp tâm lý giúp giảm tỷ lệ trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh nói riêng. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu công bố đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp tâm lý trên nhóm đối tượng này. Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là hai bệnh viện chuyên khoa phụ sản lớn nhất cả nước, nơi tiếp nhận trên 20.000 các ca đẻ mỗi năm. Đặc biệt, hàng năm hai bệnh viện có từ 2.200 đến 4.300 ca sinh non. Nhiều trẻ thường phải điều trị trong bệnh viện từ vài ngày đến 2 – 3 tháng mới có thể về với gia đình, do đó cho thấy có một lượng lớn các bà mẹ có nguy cơ trầm cảm sau sinh [3], [4]. Vì vậy, việc nhận biết, đánh giá và can thiệp cho bà mẹ sinh non có dấu hiệu trầm cảm có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện tình trạng bệnh của bà mẹ mà còn cải thiện được mối quan hệ mẹ con và giúp cho sự phát triển thể chất và tâm thần của đứa trẻ sau này. Nhằm góp phần đánh giá thực trạng trầm cảm sau sinh non cũng như các yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp hỗ trợ tâm lý cho các bà mẹ trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệp” với các mục tiêu của nghiên cứu: 1. Mô tả tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022-2023. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022-2023. 3. Đánh giá kết quả can thiệp làm giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh ở bà mẹ sinh non Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
  16. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan chung về sinh non và trầm cảm sau sinh 1.1.1. Khái niệm dùng trong nghiên cứu. 1.1.1.1. Trầm cảm và rối loạn tâm lý hậu sản Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần.Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10, trầm cảm điển hình thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như giảm sự tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng... [6]. Giai đoạn sau khi sinh con là một thời kỳ đầy thách thức, với nhiều thay đổi về mặt sinh học, vật lý, xã hội và cảm xúc. Đây là giai đoạn đòi hỏi sự thích nghi lớn từ phía người mẹ, đặc biệt là những người mới sinh con lần đầu. Phụ nữ mang thai và gia đình của họ thường có nhiều kỳ vọng vào giai đoạn sau khi sinh, khi mà niềm vui của việc chào đón một em bé mới ra đời trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, phụ nữ trong giai đoạn sau sinh có thể dễ bị ảnh hưởng bởi các rối loạn tâm thần như trầm cảm sau sinh và tâm thần phân liệt [142]. Trước đây, chúng ta thường phân loại các rối loạn sau sinh thành ba loại: (i) Postpartum blues (PBs – là một giai đoạn biến đổi cảm xúc sau khi sinh, được đặc trưng bởi những cơn khóc thường xuyên, cáu gắt, rối loạn và lo lắng, thoáng qua, kéo dài không quá 2 tuần; thường được gọi là buồn sau sinh), (ii) Trầm cảm sau sinh (Postpartum depression - PPD) thường xuất hiện sau sinh 4 tuần và (iii) Tâm thần phân liệt sau sinh hay loạn thần sau sinh (Postpartum psychosisos - PP). Tuy nhiên, điều này chỉ là một cách nhìn đơn giản. Thực tế, có nhiều nhóm rối loạn khác liên quan đến lo âu và căng thẳng xảy ra trong giai đoạn sau khi sinh. Gần đây, các
  17. 4 rối loạn sau sinh đã được phân loại một cách chi tiết hơn thành năm danh mục chính: (i) PBs, (ii) PPD, (iii) PP, (iv) Rối loạn căng thẳng sau chấn thương sau sinh (Postpartum posttraumatic stress disorder - PTSD), và (v) Rối loạn lo âu và bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh (OCD) [142]. Với đặc điểm của nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào mô tả nhóm người bệnh PPD. Trầm cảm sau sinh (TCSS) Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa kỳ (APA): trầm cảm là một bệnh lý phổ biến và nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, suy nghĩ và hành động. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã, mất hứng thú với các hoạt động yêu thích. Nó có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về cảm xúc, thể chất và có thể làm giảm khả năng làm việc. Trầm cảm sau sinh có các triệu chứng tương tự với trầm cảm thông thường và thường xuất hiện sau sinh 4 tuần và có thể kéo dài trong năm đầu sau sinh [70]. Các triệu chứng trầm cảm khác nhau tùy từng mức độ nhẹ đến nặng, được nhắc đến bao gồm: - Cảm thấy buồn chán hoặc có tâm trạng chán nản - Mất hứng thú hoặc niềm vui trong các công việc đã từng yêu thích - Thay đổi cảm giác thèm ăn, giảm hoặc tăng cân không liên quan đến ăn kiêng - Khó ngủ hoặc mất ngủ quá nhiều - Mất năng lượng hoặc tăng mệt mỏi - Gia tăng hoạt động thể chất không có mục đích (ví dụ: không thể ngồi yên, đi lại,..) hoặc các hành động cử chỉ hoặc giọng nói bị chậm lại - Cảm thấy vô giá trị hoặc tội lỗi - Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử,... Thời kỳ sau sinh, hầu hết phụ nữ trải qua cảm giác buồn hoặc trống rỗng trong vòng vài ngày sau sinh. Đối với đa số phụ nữ cảm giác này sẽ biến mất sau 3 đến 5 ngày sau khi sinh. Nếu tình trạng buồn chán không biến mất hoặc nhiều bà mẹ cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng hoặc trống rỗng,..trong hơn 2 tuần, có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh [132].
  18. 5 Theo hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-V) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, trầm cảm sau sinh là một giai đoạn trầm cảm khởi phát sau sinh 4 tuần. Các triệu chứng trầm cảm xuất hiện hàng ngày, các triệu chứng trầm cảm được để đến như: tâm trạng chán nản hiện diện trong hầu hết các ngày, mất hứng thú hoặc niềm vui, mất ngủ,.. [34]. 1.1.1.2. Sinh non Định nghĩa sinh non: theo Tổ chức Y tế Thế giới, sinh non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ tính theo kỳ kinh nguyệt cuối cùng [6], [162]. Cụ thể được phân loại như sau: + < 28 tuần: Sinh cực non + 28 – < 32 tuần: Sinh rất non + 32-33 tuần 6 ngày: Sinh non trung bình + 34 tuần – 36 tuần 6 ngày: Sinh non muộn 1.1.2. Gánh nặng sinh non và vai trò đánh giá trầm cảm sau sinh non Sinh non đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi. Sinh non có liên quan đến các vấn đề sức khỏe ngắn hạn và dài hạn, các vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non như bệnh lý về hô hấp, viêm ruột hoại tử, vàng da sơ sinh,.. Trẻ đẻ non có trung tâm hô hấp kém, phổi non, thiếu hụt Surfactant, cơ hô hấp yếu, lồng ngực hẹp dễ biến dạng dẫn đến xẹp phổi. Mặc dù mẹ đã được sử dụng corticoid trước sinh, trẻ sinh non dưới 32 tuần vấn có nguy cơ suy hô hấp hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nơi cho kết quả trẻ đẻ non tháng suy hô hấp chiếm 70%, hay gặp nhất là viêm phổi và bệnh màng trong [17]. Nghiên cứu của Vũ Văn Tâm cho thấy các biến chứng ở trẻ sinh non đẻ thường như: trẻ vàng da 39,2%, suy hô hấp 56,6%, xuất huyết não 2,9%, tử vong 6,2%. Ở nhóm mổ đẻ: vàng da 22,2%, suy hô hấp 71,1%, tử vong 2,2%. Ở nhóm đẻ Forceps: vàng da 53,8%, suy hô hấp 38,5%, xuất huyết não 7,7% [19]. Tình trạng sức khỏe yếu và nguy cơ tử vong cao ở trẻ sinh non dẫn đến nguy cơ trầm cảm cao hơn ở nhóm bà mẹ này. Điều này đã được chỉ ra trong nghiên cứu Bener sử dụng thang đo trầm cảm DASS-21, điểm cắt từ 10 trở lên trên 1.659 bà mẹ
  19. 6 cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh non là 29,4% cao gấp 2 lần so với bà mẹ sinh con đủ tháng [48]. Nghiên cứu khác của Gulamani tại Pakistan nhằm đánh giá tác động của sinh non đến trầm cảm của bà mẹ sau sinh cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non chiếm 35,3% cao hơn so với nhóm bà mẹ sinh con đủ tháng với tỷ lệ là 15,3% [83]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thơ Nhị năm 2018 cũng chỉ ra rằng những phụ nữ sinh non dưới 37 tuần thì nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao gấp gần 3 lần so với phụ nữ sinh đủ tháng [16]. Các nghiên cứu về trầm cảm tại các bệnh viện Nhi khi trẻ có các bệnh lý phải nhập viện điều trị dao động từ 66,0% đến 70,8%, như nghiên cứu của Phạm Ngọc Thanh tại bệnh viện Nhi Đồng I ghi nhận tỷ lệ trầm cảm là 70,8% [21]; nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Loan tại Trung tâm sơ sinh- Bệnh viện Nhi Trung ương với tỷ lệ trầm cảm là 66,0% [15]. Trầm cảm ở bà mẹ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt. Bên cạnh những tác động tiêu cực của trầm cảm đến sức khỏe bà mẹ; trầm cảm còn ảnh hưởng đến quá trình nuôi dạy và sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu của Shriyan và cộng sự đã chỉ ra những đứa trẻ sinh ra bởi bà mẹ bị trầm cảm có tỷ lệ thấp còi cao gấp 1,7 lần so với những bà mẹ không bị trầm cảm [151]. Nghiên cứu của Silva và cộng sự cho thấy trầm cảm dẫn đến hành vi không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn; cụ thể nguy cơ không cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn cao gấp 1,67 lần ở bà mẹ bị trầm cảm [152]. Nghiên cứu của Adewuya trên 242 bà mẹ sau sinh cho thấy cân nặng và chiều cao của trẻ ở bà mẹ trầm cảm có xu hướng tăng trưởng kém hơn từ 3,28 lần đến 3,41 lần so với bà mẹ không bị trầm cảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra những bà mẹ bị trầm cảm có nhiều khả năng ngừng cho con bú sớm hơn và con của họ dễ bị tiêu chảy và các bệnh truyền nhiễm khác so với nhóm bà mẹ không bị trầm cảm [24]. Do đó, đánh giá trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non là cần thiết nhằm nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ. 1.1.3. Phương pháp chẩn đoán trầm cảm Rối loạn trầm cảm được đánh giá bằng hai cách: một là sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng, hai là sử dụng các thang đo để sàng lọc trầm cảm [91].
  20. 7 1.1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp dùng để chẩn đoán lâm sàng bệnh trầm cảm bao gồm: - Bộ công cụ chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần DSM (the Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đã phát triển [38]. - Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) của Tổ chức Y tế Thế giới [175]. ❖ Bộ công cụ chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần DSM. Công cụ chẩn đoán và phân loại các rối loạn tâm thần theo DSM được xây dựng từ năm 1952, bao gồm 5 lần cải biên từ DSM-I, DSM-II, DSM-III, DSM-IV, DSM-V. Lần tái bản và sửa đổi gần đây nhất là DSM-V năm 2013 [38]. Theo Phiên bản DSM-IV của bản hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-IV-TR) mô tả rối loạn trầm cảm điển hình (Major Depressive Disorder: MDD) chẩn đoán dựa trên một trong hai triệu chứng là tâm trạng chán nản (depressive mood) hoặc mất quan tâm thích thú hoặc niềm vui (loss of interest or pleasure). Ngoài ra còn thêm 5 triệu chứng phụ xuất hiện trong vòng 2 tuần trở lại đây bao gồm tâm trạng chán nản (depressive mood) và mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động (loss of interest in mostactivities), cảm giác thèm ăn (appetite) và rối loạn giấc ngủ (sleep disturbance), cảm giác vô dụng và tội lỗi (feelings of worthlessness guilt), có ý nghĩ hoặc ý tưởng tự sát (suicidal thoughts and ideation) [38]. ❖ Tiêu chuẩn ICD-10 của WHO Trầm cảm là một giai đoạn rối loạn khí sắc kéo dài ít nhất hai tuần, chia thành các mức độ khác nhau như: nhẹ, vừa, nặng và kèm theo các triệu chứng loạn thần hay các triệu chứng cơ thể [6], [175]. Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm dựa vào 3 triệu chứng đặc trưng và 7 triệu chứng phổ biến: 3 triệu chứng đặc trưng: khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2