intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học lịch sử: Phòng chống quan lại phạm tội dưới triều vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) và Sejong (Joseon)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học lịch sử "Phòng chống quan lại phạm tội dưới triều vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) và Sejong (Joseon)" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm làm rõ tình hình quan lại phạm tội, các biện pháp phòng chống quan lại phạm tội của hai nước Đại Việt và Joseon (bao gồm cả phương diện phạm pháp luật và các biện pháp khác trên thực tế) và rút ra một số đối sánh về những điểm tương đồng và khác biệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học lịch sử: Phòng chống quan lại phạm tội dưới triều vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) và Sejong (Joseon)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----- ----- SHIN SEUNG BOK PHÒNG CHỐNG QUAN LẠI PHẠM TỘI DƯỚI TRIỀU VUA LÊ THÁNH TÔNG (ĐẠI VIỆT) VÀ SEJONG (JOSEON) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2024
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. PGS.TS. Phan Ngọc Huyền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Minh Đức Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Dũng Luận án được bảo vệ tại Hội đòng đánh giá cấp………tại.................. Vào hồi……giờ, ngày……tháng……năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Thư viện Quốc gia
  3. CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. SHIN SEUNG BOK (2021), 후레 (Hậu Lê) 왕조 관리 범죄와 형벌 - 國朝刑律 속 지방 관리 조목을 중심으로 (Crimes and punishments of officials in the Late Le period - A focus on the study of articles related to local officials in the “Quoc trieu hinh luat”), Vietnamese Research (Seoul, Korea), Vol. 19-1, pp. 119-160. (https://doi.org/10.31535/VS.2021.19.1.11900) 2. SHIN SEUNG BOK (2021), Chế độ tương tỵ thời vua Sejong (1418 - 1450) và một vài liên hệ với chế độ hồi tỵ thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Tạp chí Khoa học (Trường ĐHSP Hà Nội), số 3/2021, tr.118-127. (DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0053) 3. SHIN SEUNG BOK (2022), 후레 (Hậu Lê) 왕조 官吏犯罪 收贖 규정 (The rules of ransom regarding the officials’ crime in the Late Le Dynasty - a focus on the comparison with the rules of Early Joseon (15th centuries)), History and Culture (Seoul, Korea), Vol. 84, pp. 217-242, Seoul. (http://dx.doi.org/10.18347/hufshis.2022.84.217).
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc, tác giả luận án luôn quan tâm sâu sắc tới những điểm độc đáo và khác biệt giữa hai quốc gia cùng với những điểm tương đồng hì thành trong nền văn hóa và lịch sử giữa hai nước. Qua sự so nh sánh đối chiếu về văn hóa và lịch sử giữa hai đất nước, việc phát hiện những điểm tương đồng đã giúp tác giả luận án có sự đồng cảm sâu sắc đối với một đất nước khác và cũng giúp tìm ra được những giá trị ẩn giấu trong nền văn hóa và lịch sử của đất nước mì nh. Lý do đầu tiên tác giả lựa chọn đề tài cho luận án này xuất phát từ lòng mong muốn tì hiểu những kiến thức về những tác động thực tế và hiểu biết về hệ thống m quan liêu nhà nước thời kì Hậu Lê và Joseon. Lý do thứ hai tác giả lựa chọn đề tài cho luận án này nhằm mong muốn có hiểu biết sâu sắc hơn về tì hì quan lại phạm tội thời kìHậu Lê và Joseon thông qua các quy định nh nh luật pháp liên quan đến các loại hì phạm tội phát sinh từ thực tế của hai quốc gia. Điểm nh tương đồng của vương triều Hậu Lê và Joseon là xã hội Nho giáo nên các dạng quan lại phạm tội cũng có nhiều nét tương đồng, mặc dù vẫn phản ánh những đặc trưng riêng biệt của xã hội đó. Lý do thứ ba khiến tác giả lựa chọn đề tài cho luận án là mong muốn phân tí ch sáng tỏ hiệu quả các chí sách hì phạt, đối chiếu xem luật pháp quy định chế tài xử nh nh phạt đối với quan lại phạm tội như thế nào. Trong thời kì tồn tại củathời Hậu Lê và Joseon, các bộ luật thành văn được biên soạn theo hệ thống. Cả vương triều Hậu Lê và Joseon đều tạo dựng nên các “hình luật” (hình điển) một cách hệ thống, hướng tới việc có thể xử phạt theo các nguyên tắc của “Chủ nghĩa pháp định tội hì không tuân theo nh ý muốn chủ quan của nhà thống trị trong việc xử phạt tội nhân. Lý do thứ tư thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận án nhằm so sánh về chí sách phòng chống quan lại phạm tội dưới hai triều vua điển hì trong lịch nh nh sử Việt Nam và Hàn Quốc. Với việc tì hiểu về vấn đề nêu trên, tác giả luận án mong m muốn thông qua việc nghiên cứu so sánh chí sách về phòng chống quan lại phạm tội nh giữa hai vương triều, có thể rút ra những bài học hữu ích đối với chí sách phòng chống nh tham nhũng, tiêu cực đang được cả hai nhà nước Việt Nam và Hàn Quốc tí cực tiếnch hành hiện nay Vìnhững lído trên, tác giả quyết định chọn vấn đề: “Phòng chống quan lại phạm tội dưới triều vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) và Sejong (Joseon)” làm đề tài luận án Tiến sĩ. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về tì hì quan lại phạm tội và các quy định pháp luật, biện nh nh pháp cũng như tác động của việc phòng chống quan lại phạm tội dưới triều vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) và Sejong (Joseon).
  5. 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề trong giới hạn toàn bộ lãnh thổ vương triều Đại Việt và Joseon dưới thời cai trị của vua Lê Thánh Tông và vua Sejong. - Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề gắn với thời gian trị vìcủa vua Lê Thánh Tông (vương triều Hậu Lê) từ năm 1460 đến năm 1497 và vua Sejong (vương triều Joseon) từ năm 1418 đến năm 1450. - Phạm vi nội dung: Trong khuôn khổ của luận án, tác giả xin giới thuyết nội hàm một số khái niệm và thuật ngữ như: “quan lại”, “phạm tội”, “phòng chống”. Cũng do nguồn tư liệu tiếp cận từ khí cạnh hì luật khá đầy đủ nên trong luận a nh án này, riêng phần hì phạt đối với quan lại phạm tội trong hì luật thời Lê Thánh nh nh Tông và Sejong được tách riêng thành một chương dù xét cho cùng, việc ban hành các chế tài pháp luật này cũng nằm trong số các biện pháp phòng chống quan lại phạm tội. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm làm rõ tì hì quan lại phạm tội, các biện pháp phòng nh nh chống quan lại phạm tội của hai nước Đại Việt và Joseon (bao gồm cả phương diện phạm pháp luật và các biện pháp khác trên thực tế) và rút ra một số đối sánh về những điểm tương đồng và khác biệt. Trên cơ sở đó sẽ gợi mở những kinh nghiệm, bài học giá trị để đúc rút, tham khảo cho công cuộc phòng chống tội phạm có chức vụ, phòng chống tham nhũng và tiêu cực của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu trên, luận án tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Thứ nhất, tổng quan được tì hì nghiên cứu nhằm thấy được những tiếp cận nh nh và kết quả nghiên cứu có liên quan của các học giả đi trước, đồng thời nhận thức được những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong nội dung nghiên cứu của luận án. Thứ hai, khái quát được hệ thống quan lại trong bộ máy nhà nước dưới thời Lê Thánh Tông và Sejong; đồng thời cũng trình bày được tì hì quan lại phạm tội dưới nh nh thời Lê Thánh Tông và Sejong gắn với các đối tượng và lĩnh vực phạm tội cụ thể nhằm thấy được yêu cầu cần phải có các biện pháp, chế tài xử phạt phù hợp để đảm bảo sự trong sạch của chốn quan trường. Thứ ba, phân tích được các hì phạt đối với quan lại phạm tội qua tiếp cận hệ nh thống luật pháp thời Lê Thánh Tông và Sejong, trong đó chủ yếu khảo cứu các bộ Quốc triều hì luật của Đại Việt và Đại Minh luật trí giải của Joseon. nh ch Thứ tư, trình bày và phân tích được các biện pháp khác nhau của triều vua Lê Thánh Tông và Sejong nhằm phòng chống quan lại phạm tội trên nhiều khí cạnh khác a nhau: từ chế độ tuyển chọn, sử dụng quan lại đến việc tăng cường thanh tra, giám sát,
  6. 3 đãi ngộ quan lại...Trên cơ sở đó, phân tích tác động, hạn chế trong chí sách và việc nh thực thi chí sách phòng chống quan lại phạm tội ở hai triều đại. nh Thứ năm, chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt về thực trạng, chế định hì phạt, các biện pháp thực hiện và tác động của chí sách phòng chống quan nh nh lại phạm tội giữa triều vua Lê Thánh Tông và Sejong. 4. Nguồn từ liệu, phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập, tì hiểu nhiều nguồn tài liệu khác nhau, m gồm: các bộ thư tịch là những tư liệu ghi chép về các sự kiện, nhân vật theo diễn trình thời gian của cả hai vương triều như: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Triều Tiên vương triều thực lục; các văn bản điển chế và pháp luật thời Hậu Lê và Joseon như Quốc triều hì luật, Lê triều quan chế, Thiên Nam dư hạ nh tập, Đại Minh luật trí giải…. Ngoài ra còn các sách chuyên khảo và tham khảo, các ch bài viết trên các tạp chínghiên cứu chuyên ngành của giới sử học của cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc cùng một số bài viết, kỷ yếu hội thảo có nội dung đề cập liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện thông qua việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc trưng của chuyên ngành Lịch sử, trong đó có hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu… 5. Đóng góp của đề tài Đề tài hướng đến những đóng góp về khoa học và thực tiễn như sau: Thứ nhất, luận án là công trì nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về chế nh độ phòng chống quan lại phạm tội dưới triều vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) và Sejong (Hàn Quốc). Đây là hướng nghiên cứu so sánh về quan chế và chí trị thời quân chủ nh giữa hai quốc gia – một hướng so sánh còn khá í các nghiên cứu chuyên sâu ở cả Việt t Nam và Hàn Quốc hiện nay. Thứ hai, luận án góp phần bổ sung tư liệu và nhận thức trong việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan về lịch sử quan chế, lịch sử nhà nước và pháp luật của Việt Nam và Hàn Quốc. Đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị nhất định, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc trong các thế kỉ XV nói riêng và lịch sử thời kì trung đại nói chung. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học để tham khảo cho công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực và xây dựng chiến lược cán bộ của Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay.
  7. 4 Mặt khác, thông qua luận án này, tác giả mong muốn tạo nền tảng thúc đẩy mở rộng lĩnh vực nghiên cứu so sánh đối chiếu giữa lịch sử hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. Đặc biệt việc nghiên cứu đối chiếu về hai vị vua Lê Thánh Tông và Sejong – những nhân vật lịch sử đáng tự hào của hai quốc gia cũng góp phần thúc đẩy quan hệ giao lưu học thuật thực tiễn giữa hai nước. Hiện nay, việc quan tâm và tăng cường hiểu biết lẫn nhau về các vấn đề lịch sử, văn hóa giữa hai nước chính là bước đầu tạo nền tảng cho mối quan hệ hữu nghị và bền vững giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tương lai. 6. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu bởi các chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2. Hệ thống quan lại trong bộ máy nhà nước dưới thời Lê Thánh Tông và Sejong. Chương 3. Tình hình quan lại phạm tội dưới thời Lê Thánh Tông và Sejong. Chương 4. Hình phạt đối với quan lại phạm tội trong hình luật thời Lê Thánh Tông và Sejong. Chương 5. Biện pháp, tác động phòng chống quan lại phạm tội dưới thời vua Lê Thánh Tông và Sejong. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊ N CỨU Qua tổng quan tì hì nghiên cứu có thể thấy, các công trì nghiên cứu có liên nh nh nh quan trực tiếp hay gián tiếp đến phòng chống quan lại phạm tội dần được các nhà nghiên cứu quan tâm. Đặc biệt, gần đây có nghiên cứu mang tí thực tiễn nhằm chỉ nh ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho việc áp dụng vào hoàn cảnh hiện tại (vídụ thông qua nghiên cứu cải cách quan chế thời Lê Thánh Tông hay các biện pháp xây dựng chế độ quan lieu dưới thời vua Sejong). Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu được công bố nhằm bước đầu làm rõ thực trạng quan lại phạm tội tham nhũng thời Lê Sơ cũng như các biện pháp phòng chống của triều đình. Hệ thống thanh tra, giám sát quan lại dưới thời kì Lê Sơ cũng được đề cập lẻ tẻ qua một số nghiên cứu về Ngự sử đài, Lục khoa hay hệ thống ngôn quan. Bên cạnh đó, dưới góc độ pháp luật, các quy dịnh nhằm xử phạt tội tham nhũng của quan lại trong Quốc triều hì luật cũng đã được phân tích khá kĩ. Tuy vậy, một cái nhì tổng thể về thực trạng, nh n các hì thức phạm tội của quan lại và hệ thống các biện pháp cụ thể nhằm phòng chống nh quan lại phạm tội dưới triều đại Lê Sơ nói chung cũng như dưới thời kìcai trị của vua Lê Thánh Tông nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện. Đối với thời kì đầu của vương triều Joseon, một số nghiên cứu về các gương mặt quan lại thanh liêm cũng như các chế tài xử phạt quan lại trong Đại Minh luật đã được
  8. 5 công bố. Bên cạnh đó, môt số tiếp cận từ việc khảo cứu hệ thống các cơ quan thanh tra, giám sát quan lại dưới triều đại Joseon cũng đã được các nhà sử học ở Hàn Quốc đề cập đến. Tuy nhiên, việc khảo cứu về các biện pháp phòng chống quan lại phạm tội theo hướng tiếp cận tổng thể từ định chế pháp luật đến nêu gương, răn đe và xử phạt…như thế nào thì lại thiếu vắng những nghiên cứu chuyên sâu. Một số nghiên cứu so sánh về cuộc đời, sự nghiệp cai trị của vua Lê Thánh Tông và Sejong, cũng như khảo cứu so sánh về hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát quan lại dưới thời Lê Sơ và thời Joseon đã bước đầu được đề cập đến qua một số bài viết. Tuy vậy, những khảo cứu có tính chất chuyên sâu nhằm làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa chính sách phòng chống quan lại phạm tội giữa hai triều đại này nói chung và dưới thời kì cai trị của vua Lê Thánh Tông cùng với Sejong nói riêng vẫn còn là một khoảng trổng cần tiếp tục được nghiên cứu toàn diện và cụ thể hóa. 1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Trước hết, cần có một nghiên cứu toàn diện, hệ thống và chuyên sâu về thực trạng, các hì thức phạm tội của quan lại và các biện pháp đồng bộ nhằm phòng chống quan nh lại phạm tội dưới hai triều Lê Thánh Tông và Sejong. Một khía cạnh khác cần tiếp tục khảo cứu kĩ hơn là thống kê, định lượng để biết được tình trạng quan lại phạm tội đã xảy ra dưới triều vua Lê Thánh Tông và Sejong diễn ra như thế nào. Thông qua phân tích thống kê, định lượng, người đọc có thể biết được đối tượng quan lại phạm tội là ai, lĩnh vực phạm tội là gì và loại hình hình phạt cũng như mức độ xử phạt như thế nào? Việc phân tích thống kê này còn giúp cho chúng ta biết được hoàn cảnh, nguyên nhân của tình trạng quan lại phạm tội và từ đó có thể tìm cách phòng chống quan lại phạm tội phù hợp và hữu ích hơn. Để phân tích thống kê có ý nghĩa và giá trị thì trước hết cần có dữ liệu phong phú và cần khai thác thông tin đầy đủ trong những dữ liệu đó. Các ghi chép về quan lại phạm tội trong chính sử thời Lê Sơ (Việt Nam) và Joseon (Hàn Quốc) chưa nhiều, thông tin cũng chưa đầy đủ nên cần có hướng tiếp cậm liên ngành gắn với cả Luật học, Chính trị học…thì mới có thể có được cái nhìn toàn diện, hệ thống và đa chiều về tình trạng quan lại phạm tội thời dưới hai triều vua Lê Thánh Tông và Sejong. CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG QUAN LẠI TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC DƯỚI THỜI LÊ THÁ NH TÔ NG VÀ SEJONG 2.1. Hệ thống quan lại trong bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông Lên ngôi vua, Lê Lợi đặt kinh đô ở Đông Đô (Hà Nội), nhưng đổi thành Đông Kinh. Các vua đầu tiên dành tất cả thời gian trị vìcủa mình để tổ chức lại bộ máy hành chí và xây dựng lại nền kinh tế, đặt nền móng cho một nền quân chủ sẽ đạt tới đỉnh nh cao dưới thời Lê Thánh Tông.
  9. 6 Hồi đầu triều Lê sắp xếp quan chức, phần nhiều theo như triều Trần khi trước, trên có Tả, Hữu tướng quốc Bình chương quân quốc trọng sự, thứ đến 3 bộ là: bộ Lễ, bộ Lại, bộ Hộ cùng các cơ quan chuyên trách như: Nội mật viện, Trung thư sảnh, Hoàng môn sảnh, Bí thư giám, Hàn Lâm viện, Ngũ hình viện, Ngự sử đài, Quốc tử giám, Quốc sử viện, Nội thị sảnh, Ngự tiền tam cục, Tam quán, Thái sử viện. Năm 1460 là năm đầu tiên các triều đại quân chủ Việt Nam có đủ 6 bộ. Sáu khoa thời Nghi Dân gồm: Trung thư khoa, Hải khoa, Đông khoa, Tây khoa, Nam khoa và Bắc khoa. Vào đầu triều Lê chia cả nước làm 5 đạo, đem phủ, lộ, trấn, châu, huyện và cả xã chia thành khu vực để lệ thuộc vào đạo. Ở các đạo, chia từng trách nhiệm mà đặt chức Hành khiển cùng Chánh tuyên phủ sứ, Phó tuyên phủ sứ; ở phủ đặt chức Tri phủ; ở lộ và trấn đặt các chức An phủ sứ và Trấn phủ sứ. Đặc chức quan ở phủ, ở lộ, ở trấn như vậy là có ý để họ liên lạc với nhau mà thông hiểu tì hì trong từng khu vực. Ở nh nh châu đặt chức Chuyển vận sứ và Tuần sát sứ. Ở địa phương, vua Lê Thánh Tông chia nhỏ các đơn vị thành 13 đạo thừa tuyên, phân định rõ chức trách và nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương này. 2.2. Hệ thống quan lại trong bộ máy nhà nước thời Sejong Sau khi thành lập triều đại Joseon vào năm 1392, Thái Tổ đã sử dụng nguyên tên quốc gia và các chế độ của Cao Ly để hạn chế sự dao động lòng dân. Một năm sau đó, năm 1393, quốc hiệu được đặt là Joseon. Năm 1394, kinh đô của vương triều Joseon đã được dời về Seoul hiện nay và chính thức bắt đầu xây dựng hệ thống quốc gia mới trong triều đại mới. Khi mới thành lập, Joseon có tổng cộng 100 quan nha ở trung tâm và 297 quan nha ở các địa phương. Trải qua các đợt đại tu toàn bộ và đại tu cục bộ dưới thời Thejong và thời Sejong, 100 quan nha ở trung ương và khoảng 340 quận huyền thuộc 8 đạo ở địa phương, trở thành hợp pháp trong Kinh Quốc Đại Điển. Bộ máy hành chính trung ương và địa phương vào đầu thời Joseon được kế thừa từ chế độ của Goryeo, đồng thời cũng được sửa đổi và cải thiện một phần. Vua cha Thejong đã chế ngự lòng tin của quần thần và ổn định vương quyền, sau đó giao lại ngai vàng cho Sejong. Các công việc cốt lõi của quốc gia Lục tào và các nha môn thuộc Lục Tào đảm nhiệm. Trong thời Sejong đặc biệt có nhiều thảm họa tự nhiên nên nhiệm vụ của các quan chức địa phương càng được nhấn mạnh. Sejong đã tập trung vào việc bổ nhiệm và giám sát các quan lại địa phương, ngoài quan địa phương ra phái cử quan lại với những nhiệm vụ đặc biệt. 2.3. So sánh về hệ thống quan lại trong bộ máy nhà nước dưới thời Lê Thánh Tông và Sejong Dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông, số lượng quan lại trung ương lên tới 2.755 người, trong khi số lượng quan lại trung ương thời đầu triều đại Joseon lên đến 4.090 người, qua đó cho thấy bộ máy quan lại thời Joseon đông đảo hơn. Về phẩm trật của
  10. 7 quan lại, thời Lê Thánh Tống, ban văn được chia thành 18 bậc, ban võ được chia thành 12 bậc. Trong khi đó, thời Sejong, ban văn được chia thành 30 bậc, ban võ là 22 bậc. Qua đó có thể thấy rằng phẩm trật của quan lại thời Sejong được phân bổ chi tiết hơn. Tuy nhiên, vào thời Lê Thánh Tông ban võ có thể lên tới chánh nhất phẩm, trong khi vào thời Sejong, ban võ chỉ có thể lên tới chánh tam phẩm – thượng. Điều đó cho thấy dưới thời Sejong, quan lại, đặc biệt ban văn, số lượng quan chức tăng lên và ban văn được ưu tiên hơn so với ban võ. Trong thời gian trị vì của mình, Lê Thánh Tông đã nhiều lần tiến hành các cuộc cải cách về quan chế lớn nhỏ để có được hệ thống điều hành phù hợp nhất vào thời điểm đó. Đặc biệt, năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nhà vua đã tiến hành cải cách hệ thống điều hành quy mô lớn để quy định rõ trách nhiệm của các chức quan và tập trung quyền hành vào tay nhà vua, bãi bỏ chức Tể tướng, trực tiếp nắm hết quyền hành. Nhằm tăng cường chức năng quản lý, giám sát, nhà vua cũng cho thiết lập Lục khoa bên cạnh Ngự sử đài để kết hợp cùng Hiến ty tạo thành một hệ thống thanh tra, giám sát quan lại chặt chẽ (vừa theo “ngạch dọc” từ trên xuống dưới), vừa theo “ngạch ngang” theo cơ chế giám sát đồng cấp/đồng đẳng). Ở Hàn Quốc, vua Sejong đã điều hành việc quốc chính theo phương thức Lục tào trực khải chế nhưng trong những năm sau đó, ông lại quản lý quốc chính theo phương thức Nghị Chính Phủ thự sự chế. Thay vì bãi bỏ chế độ tể tướng như Lê Thánh Tông, Sejong lại tín nhiệm các Tể tướng của Nghị chính phủ và cùng họ thảo luận các việc quốc chính, thuyết phục họ để cùng nỗ lực xây dựng nhà nước theo mô hình Nho giáo. Trong 32 năm trị vì của Sejong, Lãnh nghị chính (1a) chỉ có 5 lần thay đổi. Nhìn chung, vua Sejong đã tín nhiệm, tôn trọng các quan chức cấp cao như Tể tướng và đã khoan dung cho nhiều tội ác của họ. Sejong đã thành lập Tư hiến phủ là cơ quan giám sát ở trung ương để giám sát toàn bộ các quan lại, đặc biệt lập ra Nghĩa cấm phủ là cơ quan tư pháp đặt trực tiếp dưới quyền của nhà vua để xét xử những tội phạm quan trọng. Tư gián viện chịu trách nhiệm tố cáo lên nhà vua các hành vi sai trái của quan lại. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quan sát sứ, một viên quan địa phương được phái đến 8 đạo ở trung ương, chính là phụ trách vai trò giám sát các hành vi sai trái và các công việc của quan chức cấp dưới tại địa phương. Ngoài Tư hiến phủ, vua Sejong đã lập ra Nghĩa cấm phủ, cơ quan tư pháp trực thuộc nhà vua hay lập ra Tư gián viện nhằm đóng vai trò bổ sung hoặc kìm hãm các công tác giám sát của quan lại của Tư hiến phủ. Cả vua Lê Thánh Tông và Sejong đều lập ra các cơ quan hành chính trung ương theo cơ chế Lục bộ (trường hợp của Sejong là Lục tào) và giao cho họ công việc quản lí nhà nước trên từng lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, Lê Thánh Tông đã lập ra Lục khoa để giám sát Lục bộ, thiết lập Lục tự để hỗ trợ cho Lục bộ những công việc mà các bộ không thể làm hết được. Trong khi đó, vua Sejong đã lập ra Thừa chính viện, một cơ quan hỗ trợ của nhà vua bao gồm Lục thừa chỉ…
  11. 8 Có thể thấy, cơ cấu tổ chức và hệ thống quan lại dưới thời vua Lê Thánh Tông và Sejong có nhiều điểm tương đồng, bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt nhất định. Điều này sẽ giải thích phần nào tại sao có sự khác biệt trong thực trạng quan lại phạm tội và các biện pháp thực thi của mỗi triều vua ở các chương sau. CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH QUAN LẠI PHẠM TỘI DƯỚI THỜI LÊ THÁNH TÔNG VÀ SEJONG 3.1. Tì hì quan lại phạm tội thời Lê Thánh Tông (1460-1497) nh nh 3.1.1. Số vụ quan lại phạm tội Tác giả đã xem xét các ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư thời Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497 để khảo sát tình hình thực tế phạm tội quan lại. Đại Việt sử kí toàn thư chủ yếu được biên soạn xoay quanh hành trạng và lời nói của nhà vua, cùng các sự kiện quan trọng của nhà nước nên không có nhiều ghi chép và cũng không đủ thông tin liên quan đến tội phạm quan lại. Ngoài ra, cần phải lưu ý các vụ án hình sự và các thông tin liên quan cũng được ghi lại theo sự lựa chọn của quan chép sử. Kết quả về thực tế phạm tội quan lại trong 38 năm cai trị của vua Lê Thánh Tông được thể hiện qua 38 vụ án phạm tội quan lại được ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư. Về mặt thời gian, những năm đầu trị vì của Lê Thánh Tông, các vụ phạm tội quan lại được ghi lại tương đối nhiều, nhưng nửa sau hầu như ghi chép khá ít về tội phạm quan lại. Đặc biệt, kỷ lục tội phạm quan lại được ghi nhận vào năm Quang Thuận thứ 8, tức năm 1467 với 23 vụ, chiếm tỷ lệ lớn nhất. Vậy lý do nào khiến số lượng các vụ tội phạm được ghi nhận lại khác nhau theo thời kỳ như vậy? Lý do lớn nhất là bởi sự chênh lệch về lượng ghi chép lớn mỗi năm như thể hiện trong bảng dưới đây. Theo thống kê trong Đại Việt sử kí toàn thư có tất cả 820 sự kiện được ghi chép, trong đó riêng năm Quang Thuận thứ 8 (năm 1467) có đến 147 sự kiện được ghi chép, nhiều hơn so với các năm khác. 3.1.2. Số lượng quan lại bị xử phạt do phạm tội Có thể phân chia 52 người phạm tội trong 38 vụ trên theo chức vụ quan lại khác nhau. Theo đó, quân sự là lĩnh vực có số vụ án hình sự nhiều hơn đáng kể so với các lĩnh vực khác. Các quan lại trong quân đội bao gồm từ các quan chức cấp cao đến các chỉ huy cấp thấp. Trong các võ quan, tội phạm Đô đốc và Chỉ huy sứ là phổ biến nhất. Nhiệm vụ được giao cho họ là quốc phòng, họ phải chịu trách nhiệm tuyệt đối về sơ suất của mình vì bất cứ công việc nào cũng phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa, do họ được trao những quyền lực rất lớn nên các vụ lạm dụng quyền lực để quấy rối người khác hoặc trục lợi cho bản thân thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, hầu hết các võ quan đều thiếu hiểu biết về Nho giáo dẫn đến phạm tội trái
  12. 9 với luân thường đạo lý của Nho giáo. Ngoài lĩnh vực quân sự, hầu hết các lĩnh vực khác là đại đồng tiểu dị. 3.1.4. Các loại tội danh quan lại mắc phải Dựa trên cơ sở phân loại 38 vụ phạm tội trong thời Lê Thánh Tông trị vì có thể biết được chi tiết phạm tội như sau. Đầu tiên là ghi chép về vụ án liên quan đến vua và hoàng thất. Loại án này có tổng cộng 4 vụ. Loại tội thứ hai là tội nhận hối lộ rồi thu lợi ích tài sản cho mình Loại thứ ba là tắc trách và sai sót trong công việc, có tổng cộng 18 trên 38 vụ. Một vài vụ tiêu biểu được ghi chép lại trong Đại Việt sử kí toàn thư như sau: Loại thứ tư là các tội liên quan đến đạo đức Nho giáo và phong tục tập quán. Ngoài ra, có 2 vụ không rõ tình tiết của hành vi vi phạm, hai vụ xử phạt theo trái lệnh, vụ vi phạm quân lệnh và một vụ nói dối và mạo danh (về tập ấm). Tắc trách và sai sót trong công việc là hình thức phạm tội xảy ra nhiều nhất trong 4 loại hình trên. 3.2. Tì hì phạm tội quan lại thời Sejong (1418 - 1450) nh nh 3.2.1. Số vụ quan lại phạm tội Kết quả khảo sát Sejong thực lục cho thấy, có tổng cộng 582 vụ tội phạm quan lại được ghi nhận trong 33 năm trị vì (1418-1450) của vua Sejong, trong đó nhiều nhất vào năm Sejong thứ 5 (1423) với 45 vụ và có 70 người bị xử phạt. Mặt khác, vào năm Sejong thứ 17 (1435), với tổng 6 vụ phạm tội, năm này là năm có số vụ phạm tội quan lại ít hơn hẳn so với những năm khác. Tuy nhiên, có thể thấy vào năm Sejong thứ 5 (1423), sự bất cẩn, tắc trách trong công việc của quan lại địa phương khiến năm này trở thành năm có số vụ phạm tội nhiều nhất. Về quy mô, vụ việc có nhiều quan lại bị xử phạt nhất là vụ năm Sejong thứ 28 (1446), 35 người đã bị trừng phạt. Đây là vụ các Biệt thị vệ hộ tống nhà vua đã mở tiệc rượu thịt vào ngày hoàng phi băng hà. 3.2.2. Số lượng các quan lại bị xử phạt do phạm tội Theo phân loại, tổng cộng có 582 vụ án phạm tội quan lại, gồm: a) quan lại thuộc hoàng tộc và ngoại thích của vua; b) quan lại trong cung thường là hoạn quan (nội thị) hoặc thị nữ - những người ở gần và hầu hạ nhà vua; c) quan lại trung ương gồm các quan thuộc Nghị Chính Phủ do gồm 3 Tể tướng và các quan thuộc Lục Tào; d) quan lại tư pháp gồm các quan thuộc Tư Hiến Phủ, Hình tào và Nghĩa Cấm Phủ; e) quan lại địa phương gồm các thủ lĩnh địa phương, quan lại đảm nhận việc giáo dục tại địa phương và các Dịch Thừa và Sát Phỏng chuyên đảm nhận giao thông và thông tin; f) quan lại quân sự, ngoài những người giữ chức vụ ở trung ương còn có quan lại tại các địa phương và các vùng biên giới; g) quan lại ngoại giao nói đến các quan được phái cử thành đoàn sứ thần đến nhà Minh, Oa (Nhật bây giờ) hoặc quan đảm nhận tiếp đãi đoàn sứ thần nước ngoài hoặc các quan phụ trách thông dịch; h) quan lại khác gồm các
  13. 10 quan phụ trách 1 công việc đặc biệt trong hoàng thất và các quan hạ cấp thuộc Lục tào. Trong số này, các cơ quan có nhiều tội phạm nhất theo thứ tự là h), f), và e). Các cơ quan khác không có sự khác biệt lớn. Trường hợp h) là các cơ quan cấp dưới xa khỏi quyền lực, f) là quan lại quân sự với kiến thức Nho giáo tương đối thiếu, e) tương ứng với các cơ quan hành chính địa phương ở xa về mặt địa lý. Nếu xem xét các cơ quan có số lượng tội phạm quản lý nhiều thì có thể thấy tội phạm phát sinh ở những nơi xa quyền lực trung ương, hoặc xa trung tâm về mặt địa lý, hoặc thiếu kiến thức Nho giáo, gây ra khó khăn cho chính quyền trung ương khi kiểm soát các cơ quan này. Như đã đề cập trước đó, vụ án có tổng cộng 35 người bị xử phạt cũng của các biệt thị vệ vì thiếu hiểu biết về Nho giáo mà tổ chức bữa tiệc rượu thịt linh đình vào ngày hoàng phi băng hà. Ngoài ra, vào năm Sejong thứ 3 (1421), binh lính đến Nghị Chính Phủ trong thành mà không có Xuy Giác Lệnh, uống rượu trong Nghị Chính Phủ, dẫn đến 25 biệt thị vệ đã bị xử phạt. Vào năm Sejong thứ nhất (1419), tổng cộng 35 quan lại địa phương đã bị trừng phạt, và 20 trong số đó là quan địa phương bỏ bê công tác cứu trợ dân chúng. 3.2.3. Các loại hình phạt đối với quan lại phạm tội Có thể phân loại các hình phạt đối với tội phạm quan lại như sau: A) Xử phạt giáng, tước thân phận hoặc địa vị; B) Xử phạt liên quan đến tự do thân thể và tính mạng; C) Xử phạt tài chính như chuộc (phạt tiền), yêu cầu bồi thường, tịch thu hoặc truy thu. Đây có thể được gọi đơn giản là hình danh dự, hình thân thể và hình tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng, nhiều hơn 2 hình phạt đã được đưa ra theo luật pháp, hoặc ngoài bản thân người phạm tội, hình phạt cũng được đưa ra cho các thành viên trong gia đình họ. Ở Tư Hiến Phủ hay Nghĩa Cấm Phủ, sau khi xin vua phạt theo pháp luật, vua ban chiếu miễn giảm vì nhiều lý do. Những lý do chính của việc giảm án là do con cháu của các công thần, hoàng thân của hoàng tộc, Đường Thượng Quan, được nhà vua miễn trừ và giảm trừ tội trước khi ân xá. Đôi khi, nhà vua còn ra lệnh phạt nặng hơn hình phạt mà cơ quan tư pháp yêu cầu. Theo phân tích của tác giả, có 1.428 người bị kết án vì tội phạm quan lại. Trong số 1.428 quan lại phạm tội có 1 người đang trong quá trình xét xử thì chết trong ngục, do đó không bị xử phạt, 7 người đã phạm tội khác nên không phải chịu hình phạt gia tăng thêm, 11 người đã chịu phạt nhưng không có ghi chép về loại hình phạt nên chỉ có thể biết được hình phạt của tất cả 1.409 người. 3.2.4. Các loại tội danh quan lại mắc phải Trong số 581 vụ tội phạm quan lại có thể biết được chi tiết tội có thể phân loại theo loại hình tội như sau. a) Tội đối với nhà vua và hoàng thất; b) tội đối với thân thể và sinh mạng của một cá nhân, xúc phạm nhân cách; c) tội đối với vật phẩm cống nạp của nhà nước hoặc tài sản cá nhân; d) tội bất chính, tắc trách trong công việc; e) tội liên quan đến dối trá hoặc làm giả tài liệu hoặc và mạo danh; f) tội vi phạm đạo đức và đạo
  14. 11 lý của Nho giáo; g) tội lạm dụng chức vụ và quyền lực; h) tội chống lại thánh lệnh của nhà vua; i) các tội khác. Thống kê chi tiết về các loại tội có thể được tìm thấy trong bảng trên. Loại hình phạm tội phổ biến nhất là tội phạm liên quan đến công việc. Đây là những tội do sơ suất hoặc tắc trách, cẩu thả trong công việc. Các tội tiếp theo là tội liên quan đến tài sản và kinh tế, điển hình nhất là tội trộm cắp cống phẩm, lạm dụng cống phẩm, hay biếu, tặng cống vật để trục lợi khi làm quan. Hai loại phạm tội này có quan hệ tính chất chuyên môn và ý thức đạo đức của quan lại đối với công việc nhà nước. Do đó để phòng chống phạm tội quan lại cần phải chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đảm trách công việc tốt và trau dồi ý thức đạo đức đối với công vụ nhằm ngăn chặn tham nhũng. 3.3. So sánh về tình hình quan lại phạm tội thời Lê Thánh Tông và Sejong Điểm tương đồng - Nếu dựa trên con số ghi chép các vụ quan lại phạm tội thì điểm chung là các ghi chép các vụ quan lại phạm tội đều chủ yếu rơi vào đầu giai đoạn Lê Thánh Tông và Sejong lên ngôi. Theo ghi chép của thời Lê Thánh Tông như trong số liệu của bảng 7 ở trên có thể thấy số vụ phạm tội được ghi lại nhiều nhất là năm thứ 7 niên hiệu Quang Thuận (năm 1467). Còn theo ghi chép của thời Sejong thì trái ngược với các năm thứ 5 (năm 1423), năm thứ 8 (năm 1426), năm thứ 4 (năm 1422) là các năm đầu khi vua mới lên ngôi có lần lượt số vụ quan lại phạm tội nhiều nhất thì thời kỳ nửa sau của vua Sejong số lượng ghi chép về quan lại phạm tội tương đối ít. - Loại hình quan lại thường phạm tội trong cả thời Lê Thánh Tông và Sejong là lĩnh vực quân sự. Thời Lê Thánh Tông, trong tổng số 52 quan lại bị chịu hình phạt do phạm tội theo ghi chép trong Đại Việt sử kí toàn thư, thì có 16 quan lại thuộc lĩnh vực quân sự. - Các loại tội mà quan lại dễ phạm phải dưới triều đại Lê Thánh Tông và Sejong chủ yếu là những tội không đạt được mức độ công việc mà nhà vua yêu cầu do chểnh mảng với nhiệm vụ được giao. Trong thời Lê Thánh Tông, 18 trường hợp trong tổng số 38 trường hợp quan lại phạm tội là do tắc trách và sai sót trong công việc. Trong khi đó thời Sejong, 177 trường hợp trong tổng số 581 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất là 30,4 %.. Trong các điều khoản luật nằm trong hai bộ luật dưới thời vua Lê Thánh Tông và Sejong thì các mục xử phạt đối với lỗi tắc trách và làm sai công việc của quan lại chiếm tỷ lệ lớn nhất. Các tội do làm sai công việc của quan lại xảy ra do quan lại thiếu chuyên môn trong công việc được giao hoặc thiếu đạo đức, trong khi liêm khiết, chí công vô tư vốn là những đức tính cơ bản mà quan lại cần phải có. Do những lý do trên nên để phòng tránh quan lại phạm tội nhà vua luôn yêu cầu giám sát và đánh giá công việc của quan lại nghiêm khắc cũng như việc khảo hạch quan lại có phẩm chất cũng như năng lực phù hợp với công việc.
  15. 12 - Cả triều đại Lê Thánh Tông và Sejong đều quy định chế độ miễn giám tội cho quan lại dù ghi chép có liên quan trong sử sách của hai quốc gia có sự chênh lệch lớn về số trường hợp được ghi nhận. Theo ghi chép về các vụ miễn giảm đối với các quan lại bị trừng phạt, dưới thời Lê Thánh Tông có tổng cộng 6 trường hợp được ghi nhận và một trường hợp được miễn giảm 'vì thấy Hối có công, xin cho theo luật bát nghị'. Trong khi đó, dưới thời vua Sejong, trong tổng số 496 trường hợp, các quan lại đã được miễn giảm vì nhiều lý do. Xem xét các trường hợp miễm giảm được ghi lại, cả thời Lê Thánh Tông và Sejong đều là trường hợp các công thần được miễn giảm vì thuộc bát nghị. Điểm khác biệt Sự khác biệt về tình hình quan lại phạm tội trong thời Lê Thánh Tông và Sejong thể hiện như sau: - Sự khác biệt lớn nhất là về quy mô số quan lại phạm tội được ghi nhận. Dưới thời Lê Thánh Tông, số vụ phạm tội và số lượng quan lại phạm tội được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư là 38 vụ và 52 người. Mặt khác, số vụ phạm tội và số quan lại phạm tội trong thời Sejong là 1.428 (1.409 người bị trừng phạt) trong tổng số 582 vụ. Tất nhiên, sự khác biệt này mới thể hiện qua ghi chép trong tư liệu chính sử, và điều này có thể không phản ánh hết được số lượng các trường hợp quan lại phạm tội thực tế đã xảy ra trong thời Lê Thánh Tông và Sejong trị vì. Xét về sự khác biệt không chỉ về số lượng ghi chép mà còn về chất lượng ghi chép, thì ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư còn thiếu về lượng thông tin so với Sejong thực lục. - Nếu nhìn vào các loại hình phạt quan lại phạm tội trong Đại Việt sử ký toàn thư [bảng 10: Các loại hình phạt đối với quan lại phạm tội kỳ trị vì của Lê Thánh Tông (1460 - 1497)] thì hình phạt thể xác có 11 trường hợp xử phạt trong tổng số 55 trường hợp xử phạt, chỉ chiếm 20%. Thay vì trừng phạt nghiêm khắc về thể xác, nhà vua đã ban hành nhiều hình phạt nhẹ, chẳng hạn như bãi chức, giang chức, đánh giá hạ thấp nhân cách, răn dọa và cho chuộc tiền. Mặt khác, dưới thời vua Sejong, 58,6% (1.069 hình phạt) trong tổng số 1.824 hình phạt là hình phạt về thể xác. Trong 1.069 vụ hình phạt thể xác định, số vụ chịu hình phạt trên mức Đồ hình chiếm 447 hình phạt và số vụ chịu hình phạt tử hình là 42 người. Như vậy, so với thời Lê Thánh Tông thì hình phạt đối với quan lại phạm tội thời Sejong có thể cho là nghiêm khắc hơn trong mức hình phạt về thể xác.
  16. 13 CHƯƠNG 4. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI QUAN LẠI PHẠM TỘI TRONG HÌNH LUẬT THỜI LÊ THÁ NH TÔ NG VÀ SEJONG 4.1. Các loại hì phạt đối với quan lại phạm tội trong hì luật thời Lê Thánh nh nh Tông 4.1.1. Khái quát về hình luật và hình phạt thời Lê Thánh Tông Quốc triều hình luật là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam thời quân chủ. Bộ Quốc triều hình luật gồm 6 quyền, 722 điều, bao gồm các thủ tục và quy định hành chính, các yếu tố luật hành chính như nghĩa vụ và trách nhiệm của quan lại, các yếu tố hình luật như hình phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật, các hoạt động kinh tế như thuế, tài sản và kế thừa, các yếu tố dân sự hay các phong tục như tế lễ, các mối quan hệ với gia đình. Do đó, Quốc triều hình luật không chỉ có chức năng của hình luật đơn giản mà còn có chức năng duy trì trật tự xã hội bằng cách pháp điển hóa các nội dung về giới hạn nhiệm vụ và trách nhiệm của quan lại, an ninh quốc gia và an toàn xã hội, giải quyết tranh chấp đến từ mối quan hệ riêng tư, các luật phổ thông. Về các mức hình phạt trong hình luật thời Lê Thánh Tông, trong Quốc triều hình luật, Điều 1 chương Danh lệ ghi chép lại ngũ hình gồm 19 bậc. Ngoài ngũ hình, tương ứng với các hình phạt về thể xác, các ghi chép về các hình phạt khác như sau: Những tội xử phạt tiền gồm 3 bậc (điều 26), những tội xử biếm tước thì định ra 5 bậc từ 1 tư đến 5 tư (điều 27), tiền bồi thường tang vật chia 2 bậc: bồi thường 2 lần (về cống vật), l lần (tang vật của các tội lặt vặt) (điều 28). Và ngay cả khi đó là hình phạt liên quan đến thể xác, cũng có nhiều quy định thay thế bằng tiền bạc và số tiền cũng khác nhau tùy thuộc vào cấp bậc của quan: tiền chuộc bị xử đánh trượng (điều 21), tiền chuộc tội biếm (điều 22), tiền chuộc bị thích chữ vào mặt (vào cổ cũng vậy) (điều 24), những người phải tội đánh trượng, biếm một tư thì miễn tội trượng hoặc đánh 50 roi (điều 46). 4.1.2. Tổng quan các quy định về quan lại phạm tội Trong Quốc triều hình luật không có sự phân biệt giữa hai khái niệm công tội và tư tội nhưng trong điều 41 Chương Danh lệ và điều 14 Chương Danh lệ có quy định điều khoản đặc biệt về tội do sơ suất trong thi hành công vụ. Mặt khác, điều 7 và điều 8 Đại Minh luật phân biệt rõ ràng công tội và tư tội. Trường hợp sơ suất thông thường và sơ suất cố ý bị lẫn lộn trong một điều khoản thì đó được coi là sơ suất thông thường và được xếp vào công tội. Các loại hình tội phạm gồm chống lại nhà vua hoặc nhà nước, tội phạm nhằm tư lợi tài sản của nhà nước hoặc cá nhân, tội lạm dụng chức vụ của quan chức và quyền hạn trong công việc…
  17. 14 4.1.3. Các quy định xử phạt cụ thể về tư tội 4.1.3.1 Các quy định xử phạt quan lại mắc tội phạm tang Tang tội là tội quan lại nhận hối lộ bất hợp pháp hoặc chiếm đoạt cống vật thành tài sản cá nhân hoặc chiếm đoạt tài sản của người khác bằng phương thức bất hợp pháp. Và rộng hơn, hành vi của quan chức làm thiệt hại tài sản của nhà nước cũng có thể bao gồm trong Tang tội. Trong Quốc triều hình luật có tất cả 68 điều khoản quy định hình phạt về Tang tội. Tang tội có thể được phân thành 3 loại, thứ nhất là trường hợp cướp bóc tiền của cá nhân để trục lợi, thứ hai là trường hợp nhận hối lộ hoặc đòi tiền để cung cấp lợi ích cho đối phương, thứ ba là hành vi gây thiệt hại cho nền tài chính quốc gia bằng cách ăn cắp hoặc che giấu các cống vật hoặc thuế quan. 4.1.3.2. Các quy định xử phạt quan lại phạm tội lạm dụng quyền hạn Theo bảng 18, có tất cả 43 điều khoản xử phạt đối với quan lại lạm dụng quyền hạn trong Quốc triều hình luật. Đây là những hành vi phạm pháp, lạm dụng quyền lực được giao để mưu lợi riêng, xâm phạm quyền lực của nhà vua, gây thiệt hại cho nhà nước, làm khổ dân thường. Những hành vi bất hợp pháp này không chỉ được thực hiện bởi các đại thần hay gia môn hoàng thất mà còn bởi gia đình của những người nay hay thậm chí bởi cả nô bộc. Và những hành vi này thường được thực hiện bởi các quan địa phương, những người có thể thi hành quyền lực trong lãnh thổ riêng của họ hay các võ quan phụ trách các vấn đề quân sự, các quan lại liên quan đến tố tụng. Tức là, tội phạm lạm quyền có khả năng cao sẽ xảy ra ở những khu vực khó kiểm soát việc thực thi quyền hạn hoặc hoặc có địa vị cao. Trong hầu hết các trường hợp người lạm quyền là đại thần hay vương công hoặc công chúa, hình phạt chỉ dừng lại ở phạt tiền hoặc biếm những trường hợp người lạm quyền là người quản lý bến đò hay người quản lý thị trường thì phải chịu hình phạt nặng hơn là đồ hình hoặc lưu hình. Và trường hợp xâm phạm quyền hạn của vua như quyền về nhân sự cũng sẽ bị trừng phạt nặng. 4.2. Các loại hì phạt đối với quan lại phạm tội trong hì luật thời Sejong nh nh 4.2.1. Khái quát về hình luật và hình phạt thời Sejong Sau khi thành lập triều đại Joseon, nhằm chỉnh đốn kỷ cương xã hội và lập lại trật tự, hình phạt cần thiết hơn bất cứ điều gì khác. Sau khi lập quốc, Taejo (Thái Tổ) đã ra lệnh xử lý các vụ tố tụng theo Đại Minh luật thay vì theo luật của triều đại trước. Joseon cũng đã mượn từ Đại Minh luật những điều khoản phù hợp với tình hình đất nước, đồng thời đã dịch và chú thích Đại Minh luật thành Đại Minh luật Trực giải. Những điểm khác biệt quan trong giữa bản gốc Đại Minh luật và Đại Minh luật trực giải được tóm tắt như sau. Đầu tiên, từ vựng đã được thay đổi để dịch phù hợp với hoàn cảnh của Joseon. Thứ hai, không dịch những trường hợp không phù hợp với hoàn
  18. 15 cảnh của Joseon: Thứ ba, cũng có trường hợp thay đổi và bổ sung nội dung của Đại Minh luật: Đã thay đổi và bổ sung nội dung không phù hợp với phong tục của Hàn Quốc Thứ tư, cũng có trường hợp bổ sung những nội dung hoàn toàn không có trong Đại Minh luật (điều 355). Qua đó, có thể thấy rằng đây không phải là việc dịch đơn thuần Đại Minh luật mà còn có sự sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung, loại bỏ những nội dung cho phù hợp với hoàn cảnh của Joseon trong quá trình diễn giải. 4.2.2. Tổng quan các quy định về quan lại phạm tội Cũng giống như Quốc triều hình luật ở trên, tất cả các điều khoản của Đại Minh Luật, hình luật cơ bản của thời Joseon, được chia thành điều khoản công tội và tư tội để lập bảng thống kê. Trong tổng cộng 460 điều khoản, nếu loại trừ 47 điều khoản của Chương Danh lệ thì Đại Minh luật gồm 413 điều khoản. Trong số 413 điều khoản, có 129 điều khoản liên quan đến sai sót trong công việc của quan chức, chiếm 31%. Trong số đó, nếu xét theo thứ tự giảm dần về số lượng các điều khoản sai sót trong công việc thì thứ tự là Binh luật – Hình luật – Hộ luật và xét theo tỷ lệ thì thứ tự là Binh luật (61%) – Lại luật (58%) – Công luật (53%). 4.2.3. Các quy định xử phạt về tư tội trong Hình luật 4.2.3.1. Các quy định xử phạt quan lại mặc tang tội Trong luật pháp thời Sejong, có nhiều điều khoản xử phạt đối với tang tội trong Đại Minh luật nhưng có thể phân thành 6 loại tùy theo tính chất của từng tội. Với tư cách là quan viên, Giám lâm chủ thủ phải quản lý và bảo quản tốt kho hàng và tài sản chung nhưng trái lại tham của cải dẫn đến phạm tội trộm cắp nên phải bị trừng phạt nghiêm khắc nhất. Còn thường nhân tang là trường hợp người dân thường không phải là quan, hoặc cho dù có là quan nhưng không phải là quan phụ trách nhà kho, trộm cắp cống phẩm nên cần phải xử phạt nghiêm hơn so với tội trộm cắp thông thường. Trong số này, Tọa tang là nhẹ nhất và bao gồm các tội như mọi của cải của dân thường một cách quá mức hoặc lãng phí cống phẩm. 4.2.3.2. Các quy định xử phạt quan lại lạm dụng quyền hạn Theo kết quả phân tích toàn bộ Đại Minh luật, có tất cả 30 điều khoản liên quan đến tội lạm dụng quyền hạn. Các ví dụ điển hình về tội lạm quyền như dưới đây. + Lại luật: Là các trường hợp xâm phạm quyền nhân sự của nhà vua, bổ nhiệm quan lại một cách thiếu thận trọng, tăng số lượng quan chức vượt quá chỉ tiêu hoặc lợi dụng quyền lực nhằm coi thường các thủ tục hành chính đã quy định. + Hô luật: Là các trường hợp khi giao nhiệm vụ nô dịch cho người dân, không tiến hành một cách công bằng mà làm theo ý của mình hoặc ép buộc họ làm việc của cá nhân mình và cố ý trì hoãn việc xử lý hành chính gây bất tiện… + Lễ luật: Hành vi quan viên địa phương dựng tượng đài hoặc lập miếu thờ bản thân mặc dù không có công gì đặc biệt hoặc quan viên do trung ương điều động vi phạm các nghi thức và coi thường quan chức địa phương. + Binh luật: Lạm dụng quyền hạn như quan quân sử dụng quân sự vì lợi ích riêng của bản thân hoặc quan viên được điều động đến bắt ép dân khiêng kiệu.
  19. 16 + Hình luật: Hành vi vi phạm trong đó quan chức lạm dụng quyền hạn của mình để làm cho người vô tội thành có tội hoặc bị bỏ tù hoặc làm cho tội năng hơn hoặc nhẹ hơn. 4.3. Các loại hì phạt thực tế đối với quan lại phạm tội thời Lê Thánh Tông và nh thời Sejong Dưới thời Lê Thánh Tông, trong tổng số 38 vụ án quan lại phạm tội, hầu hết đều bị trừng phạt bằng biện pháp hạ thấp cá nhân và xử lý kỷ luật, rất ít vụ bị xử lý hình sự. Dù không có nhiều sự kiện phạm tội quan lại và thông tin ghi chép về xử phạt không rõ, nhưng có thể thấy vua Lê Thánh Tông đã xử phạt bao dung đối với đại thần thân cận trong triều trong khi lại nghiêm khắc hơn đối với võ quan và quan lại cấp thấp. Tổng cộng có 5 quan lại đã bị xử lý hình sự. Dưới thời Sejong, có 1.428 người bị kết án vì tội phạm quan lại. Trong số 1.428 quan lại phạm tội, 01 người đang trong quá trình xét xử thì chết trong ngục, do đó không bị xử phạt, 07 người đã phạm tội khác nên không phải chịu hình phạt gia tăng thêm, 11 người đã chịu phạt nhưng không có ghi chép về loại hình phạt nên chỉ có thể biết được hình phạt của tất cả 1.409 người. Trong số 1.409 người có thể biết rõ hình phạt, 496 người được miễn trừ, chiếm 35.3% tổng số, chiếm tỉ lệ khá cao. Nếu nhìn vào các loại hình phạt quan lại phạm tội trong Đại Việt sử ký toàn thư thì hình phạt thể xác có 11 trường hợp xử phạt trong tổng số 55 trường hợp xử phạt, chỉ chiếm 20%. Trong số đó thì các hình phạt nặng trên mức Đồ hình không vượt quá 5 vụ và có 1 vụ tử hình nội thần Phan Tông Trinh do liên quan đến đạo đức Nho giáo. Thay vì trừng phạt nghiêm khắc về thể xác, nhà vua đã ban hành nhiều hình phạt nhẹ, chẳng hạn như bãi chức, giáng chức, đánh giá hạ thấp nhân cách, răn dọa và cho chuộc tiền. Trong khi đó, dưới thời vua Sejong, có 1.069 hình phạt trong tổng số 1.824 hình phạt (chiếm58,6%) là những hình phạt về thể xác. Trong 1.069 vụ hình phạt thể xác được xác định, số vụ chịu hình phạt trên mức Đồ hình chiếm 447 hình phạt và số vụ chịu hình phạt tử hình là 42 người. Như vậy, so với thời Lê Thánh Tông thì hình phạt đối với quan lại phạm tội thời Sejong phần nào nghiêm khắc hơn trong mức hình phạt về thể xác. 4.4. So sánh các quy định hì phạt đối với phạm tội quan lại trong hì luật thời nh nh Lê Thánh Tông và Sejong Điểm tương đồng Trong Quốc triều hình luật, điều khoản về công tội có liên quan đến công việc của quan chức chiếm 42% và Đại Minh luật chiếm 31%. Trái lại nếu xét tỷ lệ của tư tội thì trong Quốc triều hình luật chiếm 23%, trong Đại Minh luật chiếm 31%. Tỷ lệ của công tội chiếm một tỷ lệ vượt trội trong Quốc triều hình luật còn trong Đại Minh luật thì công tội chỉ chiếm tỷ lệ tương tự với tư tội.Tuy nhiên qua đây ta có thể thấy Hình luật của thời đại phong kiến quy định nội dung nhiệm vụ của các quan lại phò tá vua quản lý việc nước,
  20. 17 hơn là quy định những việc phạm pháp xảy ra trong quan hệ riêng tư và ghi chép hình phạt và trách nhiệm công. Quốc triều hình luật của thời Lê Thánh Tông và Đại Minh luật của thời Sejong đều có các quy định về đặc ưu đối với quan lại phạm tội. Cả hai bộ luật đều quy định miễn giảm tội nếu tội nhân thuộc Bát nghị. Nếu trong số quan lại thuộc diện Bát nghị mà phạm tội thì cơ quan tư pháp sau khi bắt xong không khảo tội mà sẽ báo cáo lên nhà vua và xử lý theo ý chỉ của nhà vua. Trong đó các quan lại xếp vào hàng Nghị quý là những quan lại có chức sự từ tam phẩm trở lên, những quan viên tản chức hay có tước từ nhị phẩm trở lên. Theo đó, thời Lê Thánh Tông và thời Sejong đối với các quan lại cấp cao có rất nhiều trường hợp thuộc vào diện bát nghị nên được miễn hoặc giảm hình phạt Điểm khác biệt Quốc triều hình luật kế thừa luật pháp của Trung Quốc và các triều đại trước, nhưng là một hình phạt có tính tự chủ mạnh mẽ, phản ánh phong tục Việt Nam đương thời. Mặt khác, Joseon dựa trên Đại Minh luật của nhà Minh và biến đổi nó theo tình hình của Joseon trong quá trình biên dịch và áp dụng Đại Minh luật trong đường thời. Kinh quốc đại điển được biên soạn vào cuối thế kỷ 15 nhưng Đại Minh luật là bộ luật cơ bản được sử dụng trong suốt triều đại Joseon. Lê sơ đánh đuổi ách đô hộ nhà Minh mà lập nên triều đại độc lập nên thay vì việc vay mượn chế định luật pháp từ Trung Quốc thì nhà Lê muốn kế thừa pháp chế từ vương triều trước (nhà Trần) và phát triển tính tự chủ. Trái lại trong trường hợp của vương triều Joseon thì quyền lực phe lập quốc chịu ảnh hưởng bởi các thế lực cải cách “phản Nguyên thân Minh”, và đồng thời cũng là thế lực tiếp thu Tân Nho giáo nên việc mô hỏng vay mượn chế định từ Đại Minh Luật là phù hợp với hoàn cảnh của Hàn Quốc đương thời. Thông qua trật tự sắp xếp trong Quốc triều hình luật có thể thấy rằng trong luật pháp của Đại Việt thời Lê Sơ rất coi trọng các công việc hành chính để bảo vệ nhà vua, đất nước. Trong khi đó, Đại Minh luật mà triều đại Sejong sử dụng theo hệ thống 6 điển và được sắp xếp theo thứ tự Lại luật – Hộ luật – Lễ luật – Binh luật – Hình luật – Công luật. Quốc triều hình luật và Đại Minh luật đều theo hệ thống ngũ hình, nhưng ngũ hình của Quốc triều hình luật có tất cả 19 bậc (5+5+3+3+3) còn ngũ hình của Đại Minh luật có tất cả 20 bậc (5+5+5+3+2 ). Đồ hình trong Quốc triều hình luật thì quy định khác nhau về hình thức lao động giữa phạm nhân nam và nữ, đồng thời tùy theo mức độ tội nặng nhẹ mà cường độ lao động cũng khác biệt. Trái lại ở khung hình phạt Đồ hình của Đại Minh luật vốn là 5 mức độ nhưng không quy định riêng biệt hình thức lao động theo giới tính. Về chế độ Chuộc tiền, trong Quốc triều hình luật, bất cứ ai cũng có thể dùng tiền để chuộc hình phạt, thậm chí địa vị theo phẩm trật càng cao thì phải nộp tiền càng nhiều để chuộc tội. Trái lại trong Đại Minh luật thì chỉ các quan lại cấp cao hoặc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2