Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)
lượt xem 8
download
Mục đích của Luận án là nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự kiến tạo Văn hóa cộng đồng của Khu đô thị mới ở Hà Nội hiện nay, góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa cư dân đô thị trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa ở nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ KIM CHI SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ VÀ VIỆT HƯNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ KIM CHI SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ VÀ VIỆT HƯNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. LÊ QUÝ ĐỨC 2. TS. NGUYỄN VĂN THẮNG HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả luận án Bùi Thị Kim Chi
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 8 1.1. Nghiên cứu về văn hóa cộng đồng và văn hóa cộng đồng của đô thị Hà Nội 8 1.2. Nghiên cứu về sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội 26 1.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án 34 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37 2.1. Những vấn đề lý luận của đề tài 37 2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 63 Chương 3: NHẬN DIỆN SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ VÀ VIỆT HƯNG 71 3.1. Sự kiến tạo các yếu tố văn hóa cộng đồng nội tại 71 3.2. Sự kiến tạo các yếu tố văn hóa cộng đồng ngoại tại 93 3.3. Nhận xét chung về sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng – từ góc nhìn so sánh 107 Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BÀN LUẬN VỀ GIẢI PHÁP KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 117 4.1. Những yếu tố tác động đến sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới 117 4.2. Những vấn đề đặt ra trong sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới 126 4.3. Bàn luận về giải pháp kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới 141 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 160
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2. KĐTM: Khu đô thị mới 3. KT – XH: Kinh tế - xã hội 4. PVS: Phỏng vấn sâu 5. NCS: Nghiên cứu sinh 6. Nxb: Nhà xuất bản 7. UBND: Ủy ban nhân dân 8. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc 9. VHCĐ: Văn hóa cộng đồng
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân loại xã hội của Ian Robertson 15 Bảng 2.1: Khác biệt chính giữa văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân 43 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Cư dân KĐTM thực hiện việc chào hỏi khi gặp nhau 72 Biểu đồ 3.2: Cư dân KĐTM thực hiện việc giúp đỡ hàng xóm 73 Biểu đồ 3.3: Mức độ quan hệ của gia đình với hàng xóm trong KĐTM 73 Biểu đồ 3.4: Cư dân quan tâm đến một số hiện tượng trong đời sống tại 83 KĐTM Biểu đồ 3.5: Người dân tham gia các hoạt động cùng bạn bè, đồng nghiệp 98 Biểu đồ 4.1: Cư dân đánh giá chất lượng các dịch vụ của KĐTM 129 Biểu đồ 4.2: Cư dân từ 16-35 tuổi tham gia quyết định các dịch vụ trong 138 KĐTM Biểu đồ 4.3: Cư dân từ 16-35 tuổi tham gia các hoạt động của KĐTM 139
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ những thập niên đầu của thời kỳ Đổi mới, Hà Nội đã từng bước hình thành các khu đô thị mới (KĐTM). Trong một thời gian ngắn (1994 - 2019), nhiều KĐTM ra đời đã ít nhiều làm thay đổi diện mạo của Thủ đô Hà Nội hơn ngàn năm tuổi. Sự phát triển mạnh mẽ của các KĐTM ở Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, phù hợp với xu hướng phát triển của một đất nước đang tích cực chuyển mình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, có người cho rằng quá trình đô thị hóa đồng thời là quá trình làm suy giảm tính cộng đồng trong cư dân đô thị. Con người đô thị trở nên cô đơn, vô cảm giữa đám đông, trở thành con người chức năng. Đô thị giống như một khách sạn khổng lồ - chỗ nghỉ qua đêm của hàng nghìn, hàng vạn con người xa lạ với nhau. Ở nước ta, việc hình thành những KĐTM gây ra hiện tượng tăng dân số cơ học nhanh chóng, tạo nên những áp lực mới về giao thông đô thị, công trình công cộng: trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí... Cùng với đó, việc người dân bốn phương về sống chung tại một địa điểm tụ cư mới, việc chuyển đổi lối sống, nếp sinh hoạt của người dân cũng đặt ra nhiều thách thức ở KĐTM. Trong bài viết Quản lý đời sống văn hóa các KĐTM ở Hà Nội, tác giả Lê Thị Hương Huệ nhận định: “Đặc trưng của văn hóa đô thị là tôn trọng tính cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, sinh hoạt văn hóa cộng đồng (VHCĐ) rất dễ rơi vào tình trạng đèn nhà ai nhà ấy rạng, các hoạt động văn hóa rời rạc, không gắn kết” [34, tr.47]. Nhận định đó khiến nghiên cứu sinh (NCS) băn khoăn và mong muốn tìm hiểu VHCĐ tại các KĐTM của Hà Nội diễn ra như thế nào? Mặt khác, việc nhận thức đúng đắn về VHCĐ, vai trò của VHCĐ trong nâng cao chất lượng sống của người dân, phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) cũng là một trong những yêu cầu đặt ra hiện nay. Việc nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM tại Hà Nội là một trong những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là vấn đề đặt ra với những người làm công tác nghiên cứu lý luận và hoạch định chiến lược phát triển văn hóa - xã hội ở nước ta. Vì vậy, NCS chọn đề tài “Sự kiến tạo văn hóa cộng
- 2 đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)” làm nội dung nghiên cứu của luận án này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội hiện nay, góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa cư dân đô thị trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa ở nước ta. 2.2. Nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội; - Làm rõ những vấn đề lý luận về sự kiến tạo VHCĐ; - Khảo sát sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội; - Nhận diện những yếu tố tác động, vấn đề đặt ra và bàn luận về giải pháp kiến tạo VHCĐ của KĐTM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung nghiên cứu: Triển khai nội dung nghiên cứu đề tài luận án trên hai phương diện: kiến tạo các yếu tố VHCĐ nội tại và các yếu tố VHCĐ ngoại tại của KĐTM ở Hà Nội hiện nay. Trong đó, các yếu tố VHCĐ nội tại thể hiện các mối quan hệ của các chủ thể trong không gian (phạm vi) của KĐTM. Các yếu tố VHCĐ ngoại tại thể hiện các mối quan hệ của các chủ thể KĐTM với các cộng đồng bên ngoài KĐTM, cộng đồng mạng xã hội, các yếu tố VHCĐ “mở” của KĐTM. - Về không gian nghiên cứu: Tập trung khảo sát chủ yếu tại hai KĐTM là Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng. Hai KĐTM này hình thành trong những năm đầu của thế kỷ XXI, trên địa bàn hành chính huyện chuyển thành quận. Hai KĐTM này đã làm thay đổi diện mạo của vùng đất ven đô. Vì vậy, sự kiến tạo VHCĐ ở đây có nhiều điểm đặc trưng, vừa mang tính hiện đại, vừa là nơi chuyển đổi mô hình VHCĐ từ làng xã sang đô thị.
- 3 - Về thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của hai KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng từ năm 2006 đến 2019. Đây là khoảng thời gian người dân chuyển đến sinh sống và hình thành cộng đồng mới. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết mác-xít, thể hiện ở: (1) Tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội: Trên cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại, sinh kế mới, quan hệ xã hội mới, người dân sống trong KĐTM sẽ dần hình thành đời sống văn hóa mới của cộng đồng dân cư ở đây; (2) Về các mối quan hệ phổ biến: Các mối quan hệ tất yếu khách quan từ trong truyền thống và đời sống hiện đại; các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của cư dân tại KĐTM ở Hà Nội sẽ tác động và chi phối lẫn nhau, dẫn đến sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM. Luận án cũng dựa trên các quan điểm lý thuyết về kiến tạo văn hóa ở các đô thị của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.2.1. Phương pháp tiếp cận liên ngành Văn hóa là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như triết học, nhân học, sử học, dân tộc học, tâm lý học, đạo đức học, nghệ thuật học… Các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy văn hóa học vừa là khoa học độc lập, vừa là khoa học liên ngành gắn với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: văn hóa học là khoa học mang tính tổng quát. Nó nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Hay nói một cách khác, văn hóa học là một chuyên ngành không chuyên ngành, hậu chuyên ngành. Cũng như văn hóa, VHCĐ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác nhau. Hơn nữa, đề tài “Sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)” nằm trên ranh giới của
- 4 nhiều ngành khoa học ấy. Vì vậy, NCS đã tiếp cận các tài liệu có liên quan đến đề tài thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: nhân học văn hóa, xã hội học văn hóa, đô thị học, xã hội học đô thị, kiến trúc đô thị, quản lý đô thị, quản lý văn hóa… NCS đã vận dụng, sử dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học trên làm cơ sở, tài liệu cho nghiên cứu của mình. Ngoài ra, NCS sử dụng các khái niệm, phạm trù và các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học trên để nghiên cứu các hiện tượng văn hóa, các hoạt động văn hóa tại KĐTM ở Hà Nội. Phương pháp này giúp NCS tổng hợp, kiểm nghiệm, kế thừa kết quả nghiên cứu của các ngành học khác về vấn đề VHCĐ của KĐTM. Hơn nữa, việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành giúp cho nội dung nghiên cứu thêm phong phú và sâu sắc, bảo đảm tính chân xác khoa học gắn với thực tiễn. Mặt khác, việc áp dụng phương pháp này giúp NCS lý giải một cách sâu sắc, thuyết phục các hiện tượng VHCĐ tại các KĐTM. 4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học qua bảng hỏi Phương pháp này nhằm thu thập dữ liệu định lượng. Thông qua những dữ liệu thu được từ khách thể, NCS tìm hiểu về nhận thức, thái độ, thị hiếu, nhu cầu, hành vi của chủ thể VHCĐ, trạng thái tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong VHCĐ của KĐTM. Để thu thập được số liệu cho nghiên cứu về sự kiến tạo VHCĐ, NCS đã chọn mẫu, xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra và xử lý kết quả điều tra. Nghiên cứu sinh đã xây dựng phiếu khảo sát trên cơ sở bám sát nội dung nghiên cứu của luận án, làm cho người trả lời phiếu khảo sát thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu. Từ đó, NCS thu nhận được các thông tin đáp ứng các mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài luận án. Việc chọn mẫu đảm bảo được tính ngẫu nhiên và tính đại diện. Vì vậy, NCS đã tiến hành chọn mẫu là cư dân của KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng. NCS đã phân bổ mẫu chọn gồm cả nam và nữ ở lớp người cao tuổi, trung niên và lớp trẻ. Tổng số mẫu được chọn là 400, KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì chọn 200 mẫu, KĐTM Việt Hưng chọn 200 mẫu. Sau khi tiến hành điều tra, thu phiếu khảo sát về, NCS xử lý kết quả điều tra bằng các phương thức thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích, so sánh … theo các biến số độc lập để làm tài liệu cho các nội dung nghiên cứu.
- 5 4.2.3. Phương pháp điền dã (quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu) Nội dung của phương pháp này bao gồm: (1) Quan sát, phỏng vấn và ghi chép chi tiết, khách quan những điều diễn ra trên thực địa; (2) Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình và chú thích kỹ các sự vật, hiện tượng văn hóa đang diễn ra tại thực địa; (3) Khai thác nguồn tư liệu đã có về cộng đồng KĐTM. Phương pháp điền đã giúp NCS tham gia vào đời sống của người dân tại các KĐTM một thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu VHCĐ tại đây. NCS đã trải nghiệm, quan sát, phỏng vấn, ghi chép về những vấn đề liên quan đến đề tài, tham gia vào một số sinh hoạt VHCĐ như tết Trung thu, tết Ông Công, Ông Táo, tết Nguyên Đán; tìm hiểu sinh hoạt văn hóa của người dân tại những thời điểm khác nhau trong thường nhật. Do cùng tham gia các sinh hoạt VHCĐ, NCS đã có cơ hội quan sát, gặp gỡ, truyện trò, làm việc với nhiều cư dân của hai KĐTM. Trong quá trình điền dã, NCS đã tiến hành sáu cuộc phỏng vấn sâu (PVS). Những người trả lời PVS là: người dân về KĐTM sinh sống từ những ngày đầu tiên; người dân tham gia vào các tổ chức đoàn thể tại KĐTM; người trong Ban quản lý, Ban quản trị của KĐTM; Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách vấn đề văn hóa-xã hội. Nội dung PVS được thiết kế phù hợp với từng đối tượng trả lời phỏng vấn. Song, nội dung cơ bản của PVS xoay quanh những vấn đề cơ bản sau: (1) Quá trình chuyển đổi lối sống, nếp sống của người dân KĐTM; (2) Các sinh hoạt văn hóa của cư dân trong thường nhật và dịp lễ, tết, hội; (3) Các hoạt động cải tạo, giữ gìn môi trường sống; (4) Mối quan hệ của cư dân với các nhóm/cộng đồng bên ngoài KĐTM; (5) Người dân tham gia vào cộng đồng mạng xã hội; (6) Những khó khăn, hạn chế trong đời sống tại KĐTM và mong muốn của chủ thể. Phương pháp này giúp NCS cảm nhận được đặc điểm văn hóa và môi trường văn hóa KĐTM ở Hà Nội. VHCĐ được nhìn nhận trong chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau và phản ánh rõ nét VHCĐ của KĐTM. 4.2.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu Phương pháp so sánh - đối chiếu giúp NCS so sánh các đối tượng, sự vật được nghiên cứu với các sự vật khác trong những quan hệ, hệ thống nhất định. Sự so sánh, đối chiếu có thể được tiến hành cả về thời gian, không gian, quá trình…, nhằm chỉ ra
- 6 những đặc điểm, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, đem lại hiểu biết mới về đối tượng vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ biến. Phương pháp này cho phép NCS so sánh, đối chiếu các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Điều đó giúp NCS hiểu rõ điểm khác biệt và tương đồng về quan điểm, nhận thức của các nghiên cứu đi trước. Mặc khác, việc nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ được tiến hành khảo sát tại hai địa điểm chính là KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng, phương pháp này giúp NCS nhận thức rõ hơn sự khác biệt và tương đồng về VHCĐ tại hai địa điểm khảo sát. Ngoài ra, NCS cũng đặt Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng trong những mối quan hệ, hệ thống KĐTM tại Hà Nội để nhận thức rõ hơn đối tượng nghiên cứu. Kết quả NCS thu được sẽ là những hiểu biết toàn diện hơn về đối tượng vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ biến ẩn chứa trong đối tượng nghiên cứu. 4.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp phân tích và tổng hợp giúp NCS tiến hành nghiên cứu về đối tượng vừa cụ thể, chi tiết, vừa mang tính toàn diện, sâu sắc. Phương pháp phân tích áp dụng trong việc nghiên cứu các tài liệu đã thu thập được. Qua phân tích các tài liệu đó, NCS đã tổng hợp lại để có nhận thức tổng quát về đối tượng nghiên cứu, những khía cạnh của đối tượng nghiên cứu đã được các tác giả làm rõ, nhận ra những khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu. Phương pháp phân tích cũng được áp dụng để làm rõ những số liệu, dữ liệu NCS thu được trong quá trình khảo sát thực tế, điều tra xã hội học qua bảng hỏi. Trong quá trình phân tích, NCS sẽ làm rõ các mặt, các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, dựa vào phương pháp phân tích, NCS đã phân chia đối tượng nghiên cứu của mình (sự kiến tạo VHCĐ) thành các yếu tố văn hóa nội tại và các yếu tố văn hóa ngoại tại. Các yếu tố VHCĐ nội tại cũng được phân chia thành: kiến tạo các quan hệ xã hội - văn hóa chung của cộng đồng; kiến tạo lối sống, nếp sống văn minh, hiện đại; kiến tạo cảnh quan văn hóa… Từ đó, NCS tiến hành nghiên cứu những yếu tố đó một cách độc lập. Sau khi đã có những kết quả nghiên cứu cụ thể của những yếu tố cấu thành, NCS sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm xác định những yếu tố chung cũng như
- 7 mối liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố. Qua đó, đối tượng nghiên cứu lại được kết hợp lại thành một chỉnh thể cố kết trong nội tại một cách sâu sắc hơn, đầy đủ và toàn diện hơn trong nhận thức của NCS. Phương pháp tổng hợp cũng giúp NCS hình thành nhận thức đầy đủ, tổng quát (trong tư duy) về đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án này. 5. Đóng góp mới của luận án - Về lý luận: hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận liên quan đến VHCĐ; góp phần xác lập khái niệm và nội dung nghiên cứu VHCĐ từ phương diện Văn hóa học. Nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM tại Hà Nội, luận án bổ sung những nội dung và phương pháp nghiên cứu về VHCĐ của KĐTM hiện nay - một vấn đề mới đang được xã hội quan tâm. - Về thực tiễn: Luận án sẽ góp phần nhận diện thực trạng và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong kiến tạo VHCĐ. Thông qua đó để hiểu rõ hơn về thực trạng văn hóa đô thị mới ở Hà Nội. Luận án chỉ ra sự cần thiết của việc tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực của cộng đồng cư dân và các chủ thể trong xây dựng và phát triển VHCĐ ở KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng nói riêng, KĐTM ở Hà Nội nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về văn hóa, văn hóa đô thị, VHCĐ của KĐTM. Đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy các nội dung về văn hóa đô thị, VHCĐ…, hiện nay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 04 chương, 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội Chương 2: Những vấn đề lý luận của đề tài và khái quát về địa bàn nghiên cứu Chương 3: Nhận diện sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng Chương 4: Những yếu tố tác động, vấn đề đặt ra và bàn luận về giải pháp kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội.
- 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA ĐÔ THỊ HÀ NỘI 1.1.1. Về cộng đồng và văn hóa cộng đồng 1.1.1.1. Về cộng đồng “Cộng đồng” là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước đề cập đến từ nhiều khía cạnh và nội dung khác nhau. J.H. Fichter nhận thấy bản thân mỗi cộng đồng đều có sự liên kết, cố kết nội tại. Sự cố kết này không phải do các quy tắc rõ ràng, thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn - đó là hằng số văn hóa. Vì vậy, để hiểu ý nghĩa xã hội của cộng đồng, cần phải xem xét trên ba lĩnh vực là đoàn kết xã hội, tương quan xã hội và cơ cấu xã hội. Nhà xã hội học người Đức Fedinand Tonnies đã phân biệt cộng đồng truyền thống thuộc xã hội nông nghiệp - nông thôn (Gemeinschaft) với cộng đồng thuộc xã hội công nghiệp - đô thị (Gesellschaft). Theo ông, cộng đồng truyền thống có những đặc trưng như: quan hệ xã hội mang tính thân tình và thân mật; bền vững; vị thế xã hội của cá nhân được gán sẵn; tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ làm cơ bản. Khác với cộng đồng truyền thống, cộng đồng đô thị có những đặc trưng như: tính cá nhân rất cao (thậm chí là chủ nghĩa cá nhân); quan hệ xã hội dựa trên khế ước, hợp đồng, các cam kết; coi trọng sự hợp lý và tính toán trong các quan hệ xã hội; cá nhân phải phấn đấu để đạt được vị thế nhất định trong xã hội; sự nặc danh (vô danh) trong tương tác xã hội [33, tr.19-20]. Về phân loại cộng đồng, Murray G. Ros đã phân ra thành hai loại: cộng đồng địa dư và cộng đồng chức năng. Cộng đồng địa dư là nhóm dân cư ở trong một địa vực riêng biệt, chẳng hạn như một làng, một tỉnh, một thành phố. Cộng đồng địa dư có thể mở rộng ra để bao gồm tất cả dân chúng trong một nước, một khu vực hoặc cả thế giới. Cộng đồng chức năng là một nhóm người có cùng quyền lợi, công việc hay nghĩa vụ chung. Những quyền lợi này không bao gồm tất cả những người trong cùng
- 9 một cộng đồng địa dư mà chỉ những cá nhân và những nhóm có cùng quyền lợi hay chức năng nào đó chung với nhau. Rõ ràng, cộng đồng chức năng không có ranh giới rõ ràng. Nó có thể nằm trong một cộng đồng địa dư, cũng có thể được hình thành trên nhiều cộng đồng địa dư khác nhau [33, tr.33]. Quan điểm của ông cho thấy các loại cộng đồng có thể không có ranh giới rõ ràng. Các thành viên của cộng đồng này có thể là thành viên của các cộng đồng khác. Đây là một phát hiện quan trọng, NCS sẽ vận dụng để tiến hành nghiên cứu về VHCĐ KĐTM. VHCĐ của KĐTM không chỉ diễn ra trong phạm vi KĐTM (cộng đồng địa dư). Thông qua các cá nhân/nhóm trong cộng đồng tham gia hoạt động văn hóa với các cộng đồng khác, VHCĐ của KĐTM có thể tạo nên và lan tỏa ra bên ngoài địa vực KĐTM (tạo nên yếu tố văn hóa ngoại tại). Từ góc độ nghiên cứu của xã hội học, tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang [33] khẳng định cộng đồng có nhiều loại hình khác nhau. Nhìn chung, các cộng đồng được phân loại thành những loại hình chủ yếu sau: Thứ nhất, loại hình cộng đồng thuần khiết và cộng đồng không thuần khiết. Thứ hai, loại hình cộng đồng theo tính trồi nào đó như cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng huyết thống, cộng đồng dân tộc, cộng đồng tộc người, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng địa dư… Đây là các cộng đồng được phân chia dựa trên một đặc trưng xã hội của yếu tố nổi bật nhất định. Thứ ba, loại hình cộng đồng lịch sử theo các thuyết tiến hóa xã hội. Theo lý thuyết hình thái KT - XH của chủ nghĩa Mác, toàn bộ lịch sử nhân loại trải qua 3 hình thái cơ bản cộng đồng tính: (1) Cộng sản nguyên thủy với tính cộng đồng thuần khiết nguyên sơ; (2) Các hình thái KT - XH có giai cấp và đấu tranh giai cấp; (3) Hình thái cộng sản chủ nghĩa dường như sẽ quay lại cộng sản nguyên thủy nhưng trên một trình độ cao hơn [33, tr.33-34]. Tác giả Phạm Hồng Tung [78] giới thiệu cách phân loại phổ biến nhất hiện nay. Đó là chia cộng đồng thành ba loại: Thứ nhất, cộng đồng địa lý hay cộng đồng địa vực. Đặc trưng nổi bật của loại cộng đồng này là sự có chung hay cùng chia sẻ địa vực tồn tại của các cá thể trong cộng đồng. Trong thực tiễn, đây thường là một trong những tiêu chí quan trọng để
- 10 nhận biết cộng đồng. Cộng đồng địa lý có ba nhóm cơ bản: (1) cộng đồng đơn vị cư trú - hành chính; (2) cộng đồng láng giềng; (3) cộng đồng được kế hoạch hóa. Thứ hai, cộng đồng văn hóa hay cộng đồng bản sắc. Tiêu chí gốc là các thành viên có chung bản sắc hay những đặc trưng văn hóa. Vì vậy, dù có hoặc không có địa bàn quần cư chung, họ vẫn thường xuyên có những tương tác và dễ dàng nhận biết về nó. Hình thức tiêu biểu của loại hình cộng đồng này là: (1) cộng đồng nghề nghiệp; (2) cộng đồng ảo; (3) cộng đồng tộc người; (4) cộng đồng tôn giáo; (5) cộng đồng chính trị; (6) cộng đồng tưởng tượng. Thứ ba, cộng đồng tổ chức: cộng đồng này dễ nhận biết bởi nó thường là những thực thể xã hội hiện hữu, tồn tại khá bền vững. Hình thức chủ yếu của loại hình cộng đồng này là: (1) cộng đồng huyết thống, chủ yếu là gia đình và họ tộc; (2) các tổ chức chính trị và xã hội; (3) các tổ chức kinh tế, kinh doanh… Cách phân loại này đã cung cấp một công cụ cho người nghiên cứu về cộng đồng và VHCĐ. Trong thực tế, rất khó tìm được một cộng đồng thuần nhất chỉ thuộc về một loại hình cộng đồng mà tác giả Phạm Hồng Tung đã khái quát ở trên. Hầu như các cộng đồng đều ở dạng hỗn dung hay phức hợp của những kiểu loại khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu về VHCĐ theo địa vực, NCS không thể không chú ý đến mối liên hệ của các cá nhân, nhóm trong cộng đồng này với các cộng đồng khác. Điều đó sẽ giúp giải thích được nhiều hiện tượng văn hóa trong cộng đồng KĐTM hiện nay. Khác với cách phân loại cộng đồng của tác giả Phạm Hồng Tung, Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, đồng tình với cách phân chia của Murray G. Ros, Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng [76] chia cộng đồng thành hai loại: - Cộng đồng địa lý: gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn. Cộng đồng này có thể có các đặc điểm văn hóa xã hội giống nhau và mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung. - Cộng đồng chức năng: gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức [76, tr.5]. Như vậy, có nhiều cách phân loại cộng đồng, mỗi loại hình có quy mô và cấp độ khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể. Cách phân loại này giúp cho
- 11 người nghiên cứu nhận thức rõ hơn về đối tượng nghiên cứu. Dựa trên các cách phân loại đó, NCS nhận thấy cộng đồng KĐTM thuộc loại hình cộng đồng địa lý (hay địa vực, hoặc địa dư) là chủ yếu. Song, các thành viên của cộng đồng này có thể tham gia vào nhiều cộng đồng khác. 1.1.1.2. Về văn hóa cộng đồng Văn hóa cộng đồng là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu về các cộng đồng khác nhau tồn tại trong lịch sử cũng như trong các xã hội hiện đại. Đến nay, đã có nhiều tác giả công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Về tiêu chí hình thành VHCĐ ở Việt Nam, đã có một số tác giả ít nhiều đề cập đến (mặc dù chưa có công trình nào đưa ra một quan niệm đầy đủ về VHCĐ). Tác giả Trần Quang Nhiếp [53] cho rằng: Để xây dựng VHCĐ cơ sở, phải có những tiêu chí, chuẩn mực làm căn cứ cho mọi thành viên trong cộng đồng noi theo. Những tiêu chí, chuẩn mực này cũng là căn cứ quan trọng để thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá trình độ văn hóa của mỗi thành viên và của cả cộng đồng. Những chuẩn mực VHCĐ cơ sở không thoát ly khỏi thực tế trình độ, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhân dân phải là người trực tiếp tham gia xây dựng những tiêu chí VHCĐ ở địa phương, không có sự áp đặt chủ quan hoặc vay mượn từ bên ngoài. Tác giả đã nêu lên một số tiêu chuẩn cụ thể như sau: - Về chính trị: xác định rõ chế độ chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với thế giới hiện đại; nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. - Về đạo đức, lối sống: lòng trung thực, tính ngay thẳng, tình thương yêu giúp đỡ, gắn bó với cộng đồng. Trong các mối quan hệ gia đình, xã hội phải chân tình, cởi mở, gần gũi, gắn bó, không cá nhân, ích kỷ; có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, có nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi; không mê tín dị đoan, thực hiện ma chay, cưới hỏi, lễ hội, các hoạt động văn hóa lành mạnh, tiến bộ. - Sự thống nhất về bản sắc dân tộc: luôn giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp, mọi người đều gương mẫu, tôn trọng, tự giác thực hiện các quy định về đạo đức, lối sống, nếp sống văn minh, tiến bộ.
- 12 Tác giả cũng cho rằng để xây dựng VHCĐ cơ sở, nên kết hợp hiệu quả Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng các thiết chế văn hóa, giải quyết những nhu cầu cơ bản về giao thông, điện chiếu sáng, trường học, trạm y tế; giúp cộng đồng xác định nội dung, phương hướng hoạt động, xây dựng cảnh quan môi trường, vệ sinh sạch đẹp, văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội... Có thể nói, những tiêu chí mà tác giả Trần Quang Nhiếp nêu lên có phần lý tưởng hóa, thể hiện rõ đặc tính của nhà quản lý. Song, đó cũng là điều chúng ta cần chú ý để định hướng cho sự phát triển VHCĐ. Với cái nhìn từ thực tiễn, tác giả Chu Thái Thành đưa ra một hệ tiêu chí cho xây dựng VHCĐ trong bài Xây dựng đời sống văn hóa mới trong mỗi cộng đồng dân cư [66]. Tác giả đã tiến hành khảo sát đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư trên các nội dung: (1) Tuyên truyền, xây dựng “Gia đình văn hóa”, thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh; (2) Hình thành mô hình, điển hình tiên tiến trong việc cưới, việc tang, lễ hội; (3) Xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa; (4) Phong trào xã hội hóa văn hóa. Qua khảo sát, tác giả khẳng định: “Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới nhiệm vụ xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, xã hội. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa các cộng đồng dân cư (xóm, làng, ấp, khu phố...) được phát triển rộng khắp, đang hướng theo chiều sâu và thu được nhiều kết quả tốt đẹp” [66]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tác giả chỉ ra những vấn đề cần lưu tâm là: mức hưởng thụ văn hóa ở các làng, bản, thôn, ấp còn thấp; sử dụng thiết chế văn hóa chưa hiệu quả; tác động tiêu cực trong giao lưu, mở cửa, hội nhập kinh tế, văn hóa ngày càng sâu với quốc tế; quá trình đô thị hóa nhanh làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Từ đó, tác giả đưa ra những vấn đề cần giải quyết. Đó là phải đề cao trách nhiệm của mỗi người dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở ngay trong cộng đồng; duy trì và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng cộng đồng văn hóa và nội dung các tiêu chí công nhận danh hiệu làng, ấp, bản, thôn, khu phố văn hóa, tránh xu
- 13 hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất phong trào và chất lượng VHCĐ; phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. Có thể thấy, những nội dung mà tác giả nêu ra được định hình trên cơ sở các văn bản quản lý của Nhà nước. Nó thể hiện ý chí của Nhà nước môt cách rõ nét trong xây dựng và quản lý văn hóa. Vì vậy, các tiêu chí này chưa xuất phát từ bản thân cộng đồng nên nó chưa phản ánh được chiều hướng văn hóa từ phía nhân dân. Mặt khác, các tiêu chí này còn mang tính định hướng là chủ yếu nên chưa rõ ràng, cụ thể. 1.1.2. Về văn hóa đô thị, văn hóa cộng đồng đô thị Hà Nội 1.1.2.1. Văn hóa đô thị Văn hóa đô thị là nội dung được nhiều tác giả nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và bình diện khác nhau. Về đô thị Khi nghiên cứu về đô thị, văn hóa đô thị, các tác giả đều khẳng định đô thị là bước phát triển tiếp theo của xã hội loài người. Emile Durkheim cho rằng: Nếu dân số tập trung đông trong các thành thị, thay vì phân tán ở các vùng nông thôn thì đó là do xu hướng của công luận, tức là áp lực tập thể đẩy các cá nhân vào sự tập trung ấy. Chúng ta không còn có thể chọn cho mình các kiểu nhà như các kiểu áo quần - mà ít ra, cả hai cách lựa chọn đều có sự cưỡng chế như nhau [51, tr.126]. Theo E. Durkheim, sự tập trung dân số tại thành thị là do dư luận tập thể dẫn dắt. Quan điểm này của ông thể hiện tính duy tâm. Trái với quan điểm của ông, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định, một bộ phận dân cư tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp, lấy các hoạt động thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quản lý xã hội…, làm nghề chính của mình. Những người dân đó sống tập trung tại các khu trung tâm, đầu mối giao thông phù hợp với nghề của họ. Từ thời điểm đó, xã hội đô thị bắt đầu hình thành. Pierre George cho rằng thành thị được khai sinh từ môi trường thương mại, đến thế kỷ XIX mới trở thành môi tường kỹ thuật và nhân văn. Khi nghiên cứu đô
- 14 thị, chúng ta cần xem xét đến các nhu cầu và phương thức thực hiện ở mỗi hệ thống như: (1) dạng chợ nhỏ, kèm theo là trung tâm phòng thủ, hành chính và tôn giáo; (2) các thành thị thương mại ở các thời kỳ khác nhau; (3) thành phố thương mại và công nghiệp, hệ thống này xuất hiện từ cuộc cách mạng công nghiệp và tư bản chủ nghĩa; (4) các thành phố thuộc địa do nhu cầu bành trướng kinh tế tư bản chủ nghĩa; (5) các thành phố xã hội chủ nghĩa có chức năng hành chính và công nghiệp vượt trội hơn so với chức năng luân chuyển và phân phối sản phẩm [40 , tr.118-119]. u Khi so sánh đời sống đô thị tại các thành phố công nghiệp của Mỹ với đời sống đô thị dân gian - nông thôn (folk-urban model), Robert Redfield nhận thấy “đô thị dân gian” thường có quy mô nhỏ nhưng thiêng liêng, tính cá nhân cao và đồng nhất. Nó trái ngược với đô thị tại các thành phố công nghiệp. Từ đó, ông đưa ra những đặc điểm của đô thị công nghiệp là phi cá nhân, không đồng nhất, thế tục, và pha trộn. Quan niệm này có tính hợp lý nhất định nhưng còn nhiều điểm không phù hợp ngay cả với các đô thị công nghiệp của Mỹ. Còn G.Endruweit và G.Trommsdorff cho rằng đô thị là nơi tập trung đông dân cư nhưng không đồng nhất về thành phần, dựa trên nền kinh tế phi nông nghiệp là chủ yếu. Đây là những đặc điểm nổi bật của đô thị. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển cũng như những đặc trưng của đô thị châu Âu khác châu Á, đô thị Việt Nam khác với đô thị ở các nước khác. Tác giả Lê Quý Đức và Vũ Thy Huệ cho biết: đô thị ở nước ta “hình thành bởi hai yếu tố “đô” và “thị”. Đô là nơi đặt trụ sở của bộ máy cai trị nhà nước trung ương, địa phương (tỉnh, phủ, huyện). Thị là chợ, nơi dân cư quần tụ để sản xuất, buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa” [21, tr.80]. Vì vậy, nếu đô thị của phương Tây là trung tâm kinh tế trước khi gắn với yếu tố chính trị thì ở Việt Nam có sự trái ngược lại. Không những thế, đô thị ở phương Tây gắn với kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại, còn đô thị của Việt Nam đến thời phong kiến trung đại vẫn là “đô thị của nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ” [21, tr.80]. Nét đặc trưng này của đô thị Việt Nam cũng giúp NCS lý giải được vì sao văn hóa nông nghiệp, nông thôn luôn tồn tại và phát triển trong lòng xã hội đô thị Việt Nam. Mặc dù mang đặc trưng như vậy, đô thị Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới vẫn có sự khác biệt với nông thôn trên nhiều khía cạnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
260 p | 256 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p | 186 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 157 | 33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 199 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 83 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p | 37 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của diễn xướng nghi lễ lên đồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Nam Định)
27 p | 96 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p | 109 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 24 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn