intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:249

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" nhằm khám phá các thực hành tiêu dùng của thanh niên ở TP.HCM qua nghiên cứu lĩnh vực thời trang và giải trí, như một biểu hiện của văn hoá tiêu dùng, mà qua đó các giá trị, chuẩn mực, ý nghĩa, tâm lý của thanh niên được hiển lộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN OANH KIỀU VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI- 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN OANH KIỀU VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM QUỲNH PHƯƠNG HÀ NỘI- 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu của ai khác. - Luận án đã được thực hiện một cách nghiêm túc, cầu thị và bảo đảm các nguyên tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN... 15 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 15 1.1.1. Xu hướng nghiên cứu về thanh niên và nhu cầu của thanh niên ............ 15 1.1.2. Những xu hướng nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng của thanh niên .......................................................................................... 22 1.2. Các khái niệm và cơ sở lý luận của luận án ................................................... 35 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 35 1.2.2. Cơ sở lý thuyết của luận án .................................................................... 40 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 46 Chương 2: BỐI CẢNH TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......... 47 2.1. Bối cảnh địa-sinh thái, lịch sử và văn hoá của TP.HCM .............................. 47 2.1.1. Đặc điểm địa-sinh thái ............................................................................ 47 2.1.2. Đặc điểm lịch sử - văn hoá ..................................................................... 48 2.2 Đời sống kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ Đổi Mới ............... 52 2.3. Hoạt động tiêu dùng ở phố Hồ Chí Minh ...................................................... 62 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 68 Chương 3: THỰC HÀNH TIÊU DÙNG CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................ 70 3.1. Thực hành tiêu dùng của thanh niên trong lĩnh vực thời trang .................. 70 3.1.1. Tính thực tiễn trong mua sắm thời trang ................................................ 70 3.1.2. Tính chủ thể trong văn hoá tiêu dùng thời trang .................................... 77 3.2. Thực hành tiêu dùng của thanh niên trong lĩnh vực giải trí ........................ 94 3.2.1. Thời gian và phương thức giải trí của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh .. 96 3.2.2 Tiêu dùng cho giải trí để trải nghiệm .................................................... 103 3.2.3. Tiêu dùng giải trí để kết giao và hòa nhập với đời sống đô thị ............ 112 3.2.4 Tiêu dùng giải trí để định vị bản thân ................................................... 115 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 123
  5. Chương 4: VĂN HÓA TIÊU DÙNG CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NHỮNG BÀN LUẬN..................................................................... 124 4.1. Xu hướng trong văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh... 125 4.1.1 Tiêu dùng thông minh ........................................................................... 125 4.1.2. Tiêu dùng xanh, bền vững .................................................................... 128 4.1.3. Tiêu dùng phô trương ........................................................................... 130 4.2. “Vốn văn hóa” trong lựa chọn tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 134 4.3. Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong các tương tác của những động năng đương đại ........................................................ 139 4.3.1. Toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa ........................................................ 139 4.3.2. Kinh tế thị trường và những giá trị mới ............................................... 144 4.3.3. Vai trò của truyền thông với văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................ 155 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 161 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 170 PHỤ LỤC
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau gần bốn thập niên thực hiện chính sách Đổi mới và mở cửa giao lưu với quốc tế, xã hội Việt Nam đã và đang chứng kiến những thay đổi to lớn. Đời sống của người dân vật chất ngày càng được nâng cao, đời sống tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng. Những biểu hiện đa dạng và sinh động của cuộc sống hiện nay cho thấy Việt Nam đang trở thành một xã hội năng động, hiện đại và phát triển. Với vị thế là trung tâm kinh tế - văn hóa và khoa học quan trọng của vùng Đông Nam bộ, là địa phương năng động và phát triển nhất của cả nước, thể hiện sâu sắc quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang ngày càng có những chuyển biến lớn trên nhiều mặt đời sống. Các hoạt động sống ở thành phố này luôn diễn ra với tốc độ nhanh, sôi động và vô cùng phong phú. Sự phát triển của TP.HCM thể hiện ở nhiều phương diện, nhưng nổi bật nhất, sinh động nhất là qua hoạt động tiêu dùng. Các thực hành tiêu dùng ở đô thị này luôn phong phú, đa dạng, cho thấy đời sống kinh tế của người dân ngày càng nâng cao và những điều kiện cho tiêu dùng ngày càng phát triển. Tiêu dùng không chỉ nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về vật chất, mà còn hướng đến việc tìm kiếm cách thức đáp ứng các nhu cầu tinh thần, văn hóa, giải trí [21]. Ở góc độ kinh tế, tiêu dùng được xem là động lực cho sản xuất, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, của nền kinh tế toàn cầu. Quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã tạo nên cả sự tăng trưởng của nền kinh tế, dẫn đến sự phong phú trong việc thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của người dân. Mặt khác, từ góc độ xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng gắn với xã hội tiêu dùng cũng còn được xem xét ở nhiều mặt, như mặt trái của “xã hội tiêu dùng” là “lối sống thực dụng”, “chủ nghĩa cá nhân”, “tính vị kỷ” hay lối sống chạy theo vật chất, hưởng thụ, tiêu dùng lãng phí… Từ góc nhìn văn hoá, những biểu hiện của hoạt động tiêu dùng, hành vi tiêu dùng mà chúng ta có thể quan sát được trong cuộc sống hàng ngày lại hàm chứa những lớp biểu đạt ý nghĩa gắn với giá trị, chuẩn mực sống của các cá nhân, các nhóm xã hội, cũng như thể hiện những chiều kích kinh tế xã hội của bối cảnh đương đại. Sự hình 1
  7. thành văn hoá tiêu dùng trong xã hội hiện đại gắn chặt chẽ với từng bối cảnh mà nó nảy sinh và những điều kiện mà nó được nuôi dưỡng. Bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng kinh tế thị trường của Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng đã có tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến thực hành tiêu dùng của người dân ở thành phố này, đặc biệt là thanh niên – những người trẻ tuổi có nhu cầu tiêu dùng cao. Văn hoá tiêu dùng, thường được hiểu như các thực hành tiêu dùng và những khía cạnh văn hoá gắn với chúng, thể hiện “những giá trị văn hóa và tập quán cơ bản của xã hội, những quan điểm, những mong muốn và những đặc điểm mà được nhận biết hoặc được xem là có xu hướng liên quan tới tiêu dùng” [156, tr.37], biểu hiện “mức sống, phong cách sống, nếp sống, lối sống của cá nhân, nhóm xã hội, gia đình, toàn bộ xã hội” [47, tr.59]. Một trong những chủ thể tiêu dùng quan trọng là tầng lớp thanh niên – những người được tiếp nhận những giá trị mới của xã hội thời kỳ đổi mới. So với thanh niên thời kỳ trước Đổi mới, những người trẻ trong xã hội Việt Nam đương đại ngày nay có nhiều thuận lợi hơn về điều kiện vật chất cũng như có nhiều cơ hội để thỏa mãn nhu cầu tinh thần, để phát triển và mưu cầu hạnh phúc, cũng như phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức của thời đại mới. Thanh niên là đối tượng có đặc thù tâm lý phức tạp, dễ bắt nhịp với cái mới, dễ dao động, nhạy cảm, nhiệt tình và ưa hoạt động, vì thế thường chịu nhiều tác động của bối cảnh xã hội. Họ là những người trẻ tuổi, vẫn luôn loay hoay tìm hiểu về thế giới bên ngoài, khám phá những bí ẩn tâm lý bên trong mỗi người và muốn khẳng định mình, hoàn thiện bản thân. Họ có thể sử dụng Internet hay các phương tiện truyền thông xã hội như những công cụ để khẳng định bản sắc của mình [13], [39], hay hâm mộ thần tượng như một phương thức để nhận biết bản thân [38]. Vì thế, có thể thấy những biểu hiện trong đời sống, lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, nhất là thanh niên sống ở những thành phố lớn, những phương thức mặc, ăn, đi lại, học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội, nhu cầu giải trí vô cùng sinh động, đa dạng và phong phú [15] đều cho thấy các khía cạnh đời sống khác nhau của giới trẻ. Tuy nhiên, đánh giá về thanh niên và lối sống của thanh niên hiện nay, ngoài xã 2
  8. hội cũng như trong các nghiên cứu khoa học, vẫn còn những ý kiến khác biệt, thậm chí trái chiều [132]. Mặt khác, những nghiên cứu và đánh giá nêu trên, nhất là về những hoạt động tiêu dùng của thanh niên nói chung, thanh niên TP.HCM nói riêng, dù có những ý kiến khác biệt, nhưng chưa nhiều nghiên cứu xuất phát từ tính chủ thể của thanh niên. Lý giải việc họ mua gì, dùng gì, tại sao họ lại mua sắm, tiêu dùng như thế còn khá ít, thiếu “tiếng nói người trong cuộc”. Là những người trẻ tuổi, hoạt động tiêu dùng của thanh niên cũng phản ánh việc họ tìm hiểu thế giới bên ngoài và khám phá thế giới bên trong của chính mình để hình thành nhân cách. Xã hội hiện đại và phát triển giúp giới trẻ có thêm nhiều cơ hội để trải nghiệm và hoàn thiện bản thân. Nghiên cứu về thực hành tiêu dùng của thanh niên tại một thành phố có hoạt động tiêu dùng sôi nổi như TP.HCM dưới góc nhìn nghiên cứu văn hóa, sẽ không chỉ góp thêm một nghiên cứu trường hợp về văn hoá tiêu dùng của xã hội Việt Nam thời kỳ kinh tế thị trường, mà còn góp phần khám phá một số khía cạnh về giá trị và lối sống của tầng lớp thanh niên – tầng lớp đóng vai trò định hình cho sự phát triển của xã hội Việt Nam những thập niên tới. Lựa chọn đề tài “Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, nghiên cứu sinh mong muốn góp phần cả về nghiên cứu và thực tiễn cho những vấn đề nêu trên trong bối cảnh Việt Nam đương đại. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Do “văn hoá tiêu dùng” là một Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án, nhằm khám phá các thực hành tiêu dùng của thanh niên ở TP.HCM (qua nghiên cứu lĩnh vực thời trang và giải trí), như một biểu hiện của văn hoá tiêu dùng, mà qua đó các giá trị, chuẩn mực, ý nghĩa, tâm lý của thanh niên được hiển lộ. Từ đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố có tác động tới văn hoá tiêu dùng của thanh niên trong những động năng của TP.HCM và bối cảnh rộng lớn hơn của xã hội Việt Nam đương đại. Các câu hỏi nghiên cứu cơ bản: 1/ Thực hành tiêu dùng của thanh niên TP. HCM thể hiện như thế nào? 2/ Sự lựa chọn tiêu dùng của thanh niên TP. HCM thể hiện khía cạnh văn hoá trong tiêu dùng ra sao? 3
  9. 3/ Những yếu tố kinh tế, xã hội nào tác động đến văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP. HCM? Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu này, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: - Tổng quan lịch sử vấn đề qua tài liệu thứ cấp nhằm làm rõ những khoảng trống nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn làm cơ sở nghiên cứu. - Hệ thống những khía cạnh lý thuyết về thực hành tiêu dùng nói chung và tiêu dùng của thanh niên nói riêng. - Nhận diện các thực hành tiêu dùng của thanh niên TP. HCM (qua tiêu dùng thời trang và giải trí) và những yếu tố tác động. - Phân tích những khía cạnh văn hoá có liên quan đến lựa chọn tiêu dùng và các đặc trưng văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP.HCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu Do văn hoá tiêu dùng là một khái niệm có tính mở và rộng, nên để thao tác hoá vấn đề nghiên cứu, luận án này lấy đối tượng nghiên cứu là các thực hành tiêu dùng của thanh niên TP. HCM hiện nay. Tiêu dùng là hoạt động gắn liền với quá trình sống của con người và đời sống càng phát triển, thực hành tiêu dùng càng phong phú đa dạng, liên quan đến mọi mặt đời sống của cá nhân, xã hội và cũng có những tương tác nhiều chiều với bối cảnh chính trị, văn hoá, xã hội. Với chủ đề rất rộng như vậy, trong phạm vi của một luận án, chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên cứu là các thực hành tiêu dùng của thanh niên xung quanh hai lĩnh vực chính: mua sắm thời trang và nhu cầu giải trí (ăn uống, xem phim, nghe nhạc, du lịch…) Chúng tôi chọn thời trang và giải trí vì hai lĩnh vực này xuất phát từ nhu cầu sống tự nhiên và do đó là hoạt động không thể thiếu trong đời sống của con người. Mặt khác, đây cũng là hai phương diện thể hiện sinh động và phong phú nhất hành vi tiêu dùng của thanh niên, cũng là những hoạt động có thể khắc họa những đặc trưng tính cách của người trẻ tuổi. Thanh niên với lứa tuổi đang hình thành nhân cách, việc tìm kiếm những phương thức, cách thức để hiểu bản thân, để thể hiện mình thông qua những hoạt động này khá phổ biến. 4
  10. Khách thể nghiên cứu của luận án là thanh niên TP.HCM. Hiện nay, theo số liệu của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp, thanh niên TP.HCM khoảng 2,8 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số thành phố, bao gồm người định cư lâu dài và thanh niên tạm trú đi học, đi làm. Tuy nhiên, do điều kiện tiếp cận, nên luận án không thể tiếp cận, khảo sát hết khách thể nghiên cứu, mà chỉ chọn một số đại diện (Sẽ mô tả kỹ hơn trong phần sau). Thanh niên được chúng tôi chia làm 3 độ tuổi, bao gồm từ 16 đến 18, từ 19 đến 23 và từ 24 đến 30. Việc phân chia độ tuổi cũng mang tính tương đối, dựa vào các đặc điểm sinh học và tâm lý của giai đoạn cuộc đời. Giai đoạn 16 đến 18 tuổi tương ứng với giai đoạn thanh niên đang là học sinh, theo học cấp trung học phổ thông. Giai đoạn 19 đến 23 là giai đoạn đa số thanh niên học trung cấp, cao đẳng, đại học và từ 24 tuổi là giai đoạn họ bắt đầu đi làm, chính thức tham gia vào thị trường lao động với tư cách là người bắt đầu trưởng thành. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Như trình bày ở phần trên, do đối tượng và khách thể nghiên cứu tương đối rộng, với phạm vi hạn chế của một luận án, công trình này không nghiên cứu những khía cạnh liên quan đến tiêu dùng, như sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, hay vấn đề tiếp thị, kinh doanh, quản trị…, cũng như văn hoá tiêu dùng là một khái niệm khá rộng và trừu tượng, chỉ có thể phân tích thông qua một lăng kính cụ thể. Vì vậy luận án này tập trung nghiên cứu: khía cạnh thực hành tiêu dùng của thanh niên TP.HCM trong hai lĩnh vực thời trang và giải trí. Đặc biệt, luận án chú ý đến khía cạnh lựa chọn trong hành vi tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, bởi việc lựa chọn là một hành vi chứa đựng những khía cạnh văn hoá. Lựa chọn tưởng chừng là sự quyết định tự do mang tính cá nhân, nhưng từ góc nhìn văn hoá, sự lựa chọn phản ánh rất nhiều quan niệm về giá trị, chuẩn mực, đồng thời phản ánh điều kiện sống và bối cảnh của văn hoá tiêu dùng. Giải trí cũng là lĩnh vực rộng, bởi hoạt động giải trí phong phú, đa dạng, liên quan đến nhiều phương diện (bao gồm cả khía cạnh tiêu dùng thời trang). Do điều kiện thời gian, nguồn lực và khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu, lý giải sự lựa chọn của một số hoạt động mang 5
  11. tính phổ biến, nổi bật trong đời sống của thanh niên TP.HCM, như xem phim, xem ca nhạc, giải trí qua internet, du lịch, ăn, uống cùng bạn bè… Thời gian nghiên cứu: quá trình nghiên cứu được tiến hành từ giữa năm 2018 đến nay. Đây là thời gian nghiên cứu sinh đã học xong các môn học của chương trình nghiên cứu sinh (bao gồm cả thời gian học bổ sung các môn học hệ cao học 01 năm) và bắt đầu thực hiện việc nghiên cứu. Đây cũng là thời gian nghiên cứu sinh bắt đầu thực hiện việc điều tra bằng bản hỏi (định lượng). Không gian nghiên cứu: không gian nghiên cứu chính của luận án là thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm 21 quận huyện và Thành phố Thủ Đức). Trong đó, về nghiên cứu định lượng, chúng tôi chọn ba quận/ huyện với số lượng mẫu là 300 thanh niên để thực hiện, bao gồm quận Bình Thạnh (nội ô thành phố), quận 9 (cũ) thuộc thành phố Thủ Đức hiện nay (quận ngoại ô thành phố) và huyện Hóc Môn (ngoại thành thành phố). Về phỏng vấn sâu, nghiên cứu định tính chúng tôi không giới hạn địa bàn, mà quan sát những nơi diễn ra các thực hành tiêu dùng, các hoạt động tiêu dùng thường xuyên của thanh niên, như các trung tâm thương mại, các shop thời trang, chợ, siêu thị, các quán ăn, café, quán nhậu, rạp chiếu phim, các khu vui chơi…., cũng như theo chân các khách thể nghiên cứu để khám phá những thực hành tiêu dùng của họ. Ngoài không gian thực tế, chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu các thực hành tiêu dùng của thanh niên TP.HCM trên không gian trực tuyến, thông qua mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo…) để có thể quan sát, tìm hiểu được nhiều chiều những cảm xúc, biểu hiện, quan niệm, nhu cầu, mong ước của thanh niên trong việc định hình tính cá nhân, tạo dựng bản sắc. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm tìm hiểu các thực hành tiêu dùng của thanh niên, cách thanh niên diễn giải về việc lựa chọn và thể hiện tính chủ thể thông qua tiêu dùng, luận án đã thu thập và tổng hợp các dữ liệu, thông tin thứ cấp đến từ các nghiên cứu của học giả đi trước (sách, đề tài, dự án nghiên cứu, bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí chuyên ngành…) Đặc biệt kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên sự việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính: 300 bảng 6
  12. câu hỏi cấu trúc ở ba địa bàn Quận 9 (cũ), quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn, và các cuộc phỏng vấn sâu (bán) cấu trúc với hơn 30 thanh niên trong đó có 5 người ở độ tuổi học sinh, 10 người là sinh viên có kinh tế phụ thuộc vào gia đình; 14 người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và đi làm, 3 người lao động tự do có nguồn thu nhập nhất định. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành 5 cuộc thảo luận nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 người) để thảo luận các vấn đề có liên quan. Cụ thể như sau: 4.1. Phương pháp định lượng Trong luận án này, phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua thu thập dữ liệu từ bảng hỏi cấu trúc là một trong những phương pháp thực nghiệm xã hội quan trọng. Thông qua bảng câu hỏi được cấu trúc hoá, các ý kiến của các nhóm thanh niên được nhà nghiên cứu, đội ngũ cộng tác viên khảo sát, thu thập một cách trực tiếp phản ánh được một phần các lớp văn hoá ẩn dưới quan điểm, chuẩn mực, thói quen trở thành nếp sống, lối sống thông qua đo lường hành vi của thanh niên trong tiêu dùng ở 3 hợp phần căn bản là mua sắm, ăn uống và giải trí hằng ngày. (Riêng phần ăn uống, chúng tôi sẽ coi như một nội dung giải trí, bởi mặc dù ăn uống liên quan đến nhu cầu thiết yếu, nhưng việc “ăn hàng”, “ăn quà vặt” thì liên quan đến nhu cầu giải trí của thanh niên.) Từ đây, với các kỹ thuật xử lý dữ liệu định lượng, tính toán thống kê trên phần mềm SPSS (“Statistical Package for the Social Sciences”), phần mềm Microsoft Excel, tác giả thực hiện các phân tích định lượng ở các cấp độ khác nhau như thống kê mô tả, phân tích mối liên hệ (tương quan)… nhằm tăng tính thuyết phục, khách quan và thực chứng của các kết quả nghiên cứu cũng như các lập luận của nhà nghiên cứu. Căn cứ mục đích nghiên cứu - khám phá các thực hành, các lựa chọn trong tiêu dùng của thanh niên, quy mô của một luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành văn hoá học cũng như sự hạn hẹp về thời gian triển khai nghiên cứu, nguồn nhân lực, khả năng tài chính của tác giả, nhóm khách thể - thanh niên ở 3 địa bàn nghiên cứu tại TP.HCM gồm: Quận 9 (cũ), quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn được lựa chọn theo kiểu phi xác suất (non-probability sampling), có chủ đích. Việc chọn mẫu phi xác suất có chủ đích giúp cho nhà nghiên cứu có cơ hội tiếp cận, khai thác thông 7
  13. tin và đi đến phát hiện đặc biệt các nhóm thanh niên như thanh niên nhập cư và bản địa; nhóm thanh niên được phân theo hoàn cảnh kinh tế, gia đình; nơi sống ở nông thôn và thành thị, giữa nhóm có trình độ giáo dục hay tình trạng hôn nhân khác nhau, hay ngành nghề khác nhau, làm thoả mãn các mục đích nghiên cứu ban đầu của luận án. Việc chọn mẫu phi xác suất và mang tính chủ đích đảm bảo cơ cấu mẫu thanh niên hợp lý, hài hoà, tránh quá chênh lệch, mất cân đối khi xem xét, phân tách theo các yếu tố nhân khẩu học hay đặc điểm về kinh tế và xã hội như giữa yếu tố cơ cấu các nhóm tuổi (16 - 18 tuổi, 19 - 23 tuổi và 24 - 30 tuổi), cơ cấu giới tính (nam và nữ), địa bàn sinh sống (Quận 9, quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn)… Bởi lẽ, chính ý kiến, quan điểm và tiếng nói của thanh niên được tập hợp một cách thực sự đa dạng, hợp lý từ các thành phần và các nhóm xã hội thanh niên khác nhau sẽ giúp nghiên cứu sâu sắc, đa chiều hơn. Thanh niên được chọn khảo sát theo kiểu phi xác suất kết hợp chọn mẫu có chủ đích và kiểu phân suất (quota sampling) để ấn định một tỷ lệ thanh niên cần thiết, vừa đủ và hợp lý để tiếp cận, thu thập thông tin ở Quận 9 (cũ), quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn của Thành phố Hồ Chí Minh. Sơ đồ minh hoạ việc phân bổ số lượng mẫu khảo sát thực tế ở các địa bàn như sau: Số thanh niên của Thành phố (2018): N ~ 2,800,000 người Số thanh niên Thành phố được khảo sát: n = 300 người, (mức ý nghĩa nghiên cứu P-value = 0.07, độ tin cậy 93.0%) Quận 9 (cũ) Quận Bình Thạnh Huyện Hóc Môn (n = 100) (n = 100) (n = 100) Cơ cấu thanh niên được phân theo đặc điểm nhân khẩu học và yếu tố kinh tế - xã hội 8
  14. Về đặc điểm mẫu khảo sát của luận án, sau khi tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ bảng hỏi, tiến hành làm sạch dữ liệu và xử lý trên phần mềm SPSS, phiên bản 25.0 và Microsoft Excel, một số đặc điểm nhân khẩu học của thanh niên được xác định, cụ thể bao gồm 300 thanh niên, trong đó 145 nam và 155 nữ. Chúng tôi phân bổ đều 100 phiếu ở quận 9 (cũ), 100 phiếu ở quận Bình Thạnh và 100 phiếu ở huyện Hóc môn. Về độ tuổi, 40% trong tổng số 300 người ở độ tuổi 24-30, 36% ở độ tuổi 19-23 và 24% ở độ tuổi 16-18. Về tình trạng hôn nhân, 86% người được hỏi vẫn còn độc thân. Về trình độ giáo dục, 60% có trình độ từ đại học trở lên và 40% còn lại có trình độ từ trung học phổ thông trở xuống. Về nguồn gốc sinh sống, 57% các bạn trẻ có nguồn gốc nông thôn, và 43% sinh ra và lớn lên ở thành thị. Về thu nhập, chỉ có 12% có thu nhập từ trên 9 triệu, 26% từ 5 đến 9 triệu, hơn 35% có thu nhập từ 2 đến 5 triệu/tháng, còn lại thu nhập thất thường chỉ từ 2 triệu trở xuống. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát với những đặc thù của người trẻ như trên sẽ có tác động và hạn chế nhất định tới kết quả điều tra (cả về nhận thức và diễn giải). Chúng tôi nhận thức được những đặc điểm nhân khẩu học này chưa bao quát được sự đa dạng của các nhóm giới trẻ ở TP.HCM, và có tính loại trừ với tầng lớp trung lưu có thu nhập cao, hay sử dụng hàng hiệu. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu và thượng lưu này cũng khá ít trong giới trẻ nói chung, vì vậy những phân tích trong luận án này mặc dù chỉ có giá trị như một lát cắt nhất định và chưa thể coi là đại diện chung cho toàn bộ giới trẻ, nhưng cũng góp phần vào những nhận thức khá chung về văn hoá tiêu dùng của thanh niên hiện nay. 4.2. Phương pháp định tính Bên cạnh việc khảo sát định lượng, nghiên cứu này cũng cố gắng tiến hành khảo sát định tính, tập trung vào lắng nghe tiếng nói của một bộ phận các bạn trẻ, khám phá cách họ diễn giải về lựa chọn và thực hành tiêu dùng của mình. Các phương pháp định tính bao gồm quan sát, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. - Phương pháp quan sát Phương pháp này giúp chúng tôi có được những hiểu biết ban đầu về đối tượng, khách thể nghiên cứu. Để tiến hành, chúng tôi đã chọn một số các địa điểm, 9
  15. không gian mà thanh niên thường đến, như rạp chiếu phim, các khu trung tâm mua sắm (Vincom, Parkson, siêu thị…) các quán café và các shop thời trang. Quan sát ở các địa điểm này, giúp chúng tôi thấy được mối quan hệ giữa thanh niên, hoạt động tiêu dùng và không gian tiêu dùng của họ, từ đó có thể hiểu và nắm bắt được hành vi tiêu dùng của đối tượng nghiên cứu. Để có hiểu biết về thực hành tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, tôi thường đến những trung tâm thương mại, các cửa hàng/shop thời trang dành cho giới trẻ, hay các siêu thị, chợ để quan sát việc thanh niên mua sắm, lựa chọn trang phục như thế nào. Tôi cũng đến các quán café, trà sữa, quán ăn, rạp chiếu phim hay các tụ điểm ca nhạc và một vài quán bar hay các khu vui chơi giải trí phổ biến, được thanh niên thành phố yêu thích như Đầm Sen, Suối Tiên, các công viên, phố đi bộ Nguyễn Huệ… để quan sát các thực hành tiêu dùng trong giải trí và thời trang của họ để có những hiểu biết nhất định về đối tượng cũng như thói quen tiêu dùng của họ. - Phương pháp quan sát tham dự Sau một thời gian quan sát, tôi bắt đầu trò chuyện với các nhóm đối tượng là thanh niên tại TP.HCM. Lúc đầu, họ có phần dè dặt và ngại tiếp xúc khi tôi nói chuyện với họ. Khi đã quen và hòa đồng với các nhóm thanh niên này, tôi đã đặt các câu hỏi với một số thanh niên về cách lựa chọn trang phục, sở thích giải trí của họ. Sau một thời gian làm quen, những người này đồng ý để tôi tham dự cùng họ những hoạt động thường ngày, đặc biệt là mua sắm, giải trí. Tôi được họ đồng ý tham dự những buổi mua sắm tại các trung tâm thương mại ở TP.HCM, đi ăn buffer, café và quán bar. Những “trải nghiệm” này của cá nhân với tư cách người nghiên cứu giúp tôi có thêm nhiều thông tin, hiểu biết, đặc biệt khám phá sâu hơn về đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu được triển khai dựa trên những hiểu biết và mối quan hệ tôi có được từ quá trình quan sát tham dự dài ngày. Từ các thành viên thân thiết, tôi mở rộng mạng lưới những người có thể phỏng vấn. Tôi đã tiến hành các cuộc phỏng vấn với hơn 30 đối tượng là thanh niên trên địa bàn TP.HCM, có sự hiểu biết nhất định cũng như muốn thể hiện mình trong thời trang và giải trí (hay lui 10
  16. tới quán ăn, quán bar, rạp chiếu phim...) Nhờ có những hiểu biết nhất định về tiêu dùng trong thời trang và giải trí, cũng như tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên, tôi có thể bắt chuyện, hòa nhập và trò chuyện với họ. Trong các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện trong khoảng từ 60 - 120 phút, thanh niên trên địa bàn TP.HCM - những người tham gia cùng tôi trao đổi và chia sẻ về một số chủ đề: Cách họ hiểu thế nào về văn hóa tiêu dùng trong thời trang và giải trí, tại sao họ chọn theo cách này? Những khía cạnh của thời trang và giải trí mà họ thích hoặc không thích? Cách mà họ thể hiện sự hiểu biết của mình và tại sao họ lại quan điểm như vậy? Cách lựa chọn của họ có ảnh hưởng từ đâu? Những sự thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ, thị hiếu, thẩm mỹ khi họ đưa ra quyết định tiêu dùng trong thời trang và giải trí? Họ muốn thể hiện họ là những người hiểu biết về văn hóa tiêu dùng như thế nào? Cách họ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho các hoạt động thời trang và giải trí... Tất cả các cuộc phỏng vấn đều bắt đầu bằng câu chuyện về quan điểm tiêu dùng của chính bản thân họ, nhất là khi họ cởi mở và đồng ý chia sẻ, cấu trúc của cuộc phỏng vấn được triển khai linh hoạt theo các chủ đề nổi lên trong suốt quá trình phỏng vấn. Nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi âm hoặc được ghi chép lại dưới dạng nhật ký, kết hợp với quá trình quan sát tham dự, có những đối tượng được phỏng vấn nhiều lần nhằm bảo đảm tính chính xác, tin cậy và phong phú của thông tin. Phương pháp phỏng vấn sâu giúp tôi có thể tìm hiểu các khách thể một cách sâu sắc và toàn diện hơn về thị hiếu, sở thích của họ, bao gồm, sự thể hiện bản thân hay cái tôi chủ thể của họ một cách không ngại ngùng. Phương pháp này đã giúp tôi có được sự hiểu biết sâu và đa chiều hơn về những cảm xúc, hành vi của các cá nhân và nhóm thanh niên TP.HCM trong tiêu dùng. Những hiểu biết này một mặt bổ sung tư liệu, một mặt là sự phản biện với những gì mà báo chí phản ánh về các ăn mặc, gu thời trang hay thói quen, sở thích tụ tập tại quán ăn, quán bar, cùng nhau vào các rạp chiếu phim của thanh niên TP.HCM trong thời gian qua. - Phương pháp thảo luận nhóm Ngoài phương pháp phỏng vấn sâu, tôi còn tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 người) với mục đích tăng tính tương tác, tranh luận giữa các đối 11
  17. tượng là thanh niên trên địa bàn TP.HCM để tìm hiểu những suy nghĩ, góc nhìn đa chiều về văn hóa tiêu dùng và những thực hành tiêu dùng cụ thể của họ hiện nay, cũng như để tìm những điểm chung mang tính bối cảnh như họ từng trải qua, chẳng hạn các kênh truyền hình, các trang web họ thường xem, các ứng dụng internet và các trang mạng xã hội họ từng sử dụng, các dấu mốc thời gian và các sự kiện văn hóa có liên quan tới văn hóa tiêu dùng và thói quen, hành vi tiêu dùng của họ. Nghiên cứu thanh niên TP.HCM dưới góc độ văn hóa tiêu dùng cũng gặp một số khó khăn nhất định. Các bạn trẻ tuy khá cởi mở, sôi nổi trong khi nói chuyện, nhưng họ cũng là những người với rất nhiều bận rộn của tuổi trẻ. Đi học, đi làm, làm thêm, hẹn hò, giao lưu... nên việc sắp xếp buổi gặp gỡ thường cũng không dễ. Do vậy, ngoài gặp gỡ ở quán cà phê, tôi đã tham gia với họ một số buổi mua sắm, cùng họ đến quán ăn buffer, cùng đi với họ đến một vài quán bar và thường xuyên trò chuyện với họ qua mạng xã hội trực tuyến (facebook, zalo) để tìm hiểu những thông tin từ họ. Do đặc trưng về giao tiếp và tương tác của lứa tuổi trong bối cảnh truyền thông và mạng xã hội hiện nay, để khắc phục những hạn chế của việc phỏng vấn trực tiếp, tôi còn sử dụng phương pháp phân tích văn bản, coi những nội dung, thông tin trên các tài khoản facebook của các cá nhân thanh niên TP.HCM như một văn bản để phân tích, đánh giá. - Phân tích tư liệu thứ cấp Ngoài ra, để hỗ trợ cho những bàn luận và diễn giải của mình, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tư liệu thứ cấp. Nguồn tài liệu mà chúng tôi tiếp cận và xử lý bao gồm: các tài liệu nghiên cứu về thanh niên và văn hóa tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, các tài liệu về bối cảnh ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bao gồm toàn cầu hóa, truyền thông, văn hóa đại chúng, văn hóa tiêu dùng đặt trong mối quan hệ với văn hóa thanh niên. Mặc dù văn hóa tiêu dùng của thanh niên là một hiện tượng văn hóa được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây, tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu của Việt Nam về văn hóa tiêu dùng không nhiều, chủ yếu là các tư liệu báo chí truyền thông, trong khi tư liệu nước ngoài lại khá đồ sộ. Do vậy, để thu thập các tư liệu này, tôi chủ yếu phải sử dụng các công cụ tìm kiếm như: Google, Google 12
  18. Scholar, ResearchGate, Academia.edu... và khai thác tối đa các nguồn tài liệu hỗ trợ từ phía các thầy cô và các chuyên gia. Đây là nền tảng quan trọng để chúng tôi có được cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu, trường hợp nghiên cứu, từ đó có thể lên kế hoạch cho việc quan sát tham dự, lập câu hỏi phỏng vấn và lựa chọn đối tượng để phỏng vấn. Đồng thời, khi đối chiếu với các tư liệu điền dã, nguồn tư liệu thứ cấp này còn giúp cho việc phân tích, lý giải vấn đề nghiên cứu trở nên rõ ràng hơn, từ đó có thể đưa ra được những hướng tiếp cận mới, những kết quả nghiên cứu mới cho đề tài. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đây là một nghiên cứu kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng nhằm khám phá một bức tranh tổng thể về sự lựa chọn – như một phương thức biểu đạt trong văn hoá tiêu dùng - của thanh niên TP.HCM. - Luận án chỉ ra sự đa dạng trong thực hành tiêu dùng thời trang và giải trí của thanh niên, phản ánh thực tế đời sống đô thị gắn với những biến đổi trong bối cảnh văn hoá, kinh tế và xã hội của TP.HCM. - Luận án bước đầu luận giải nguyên nhân và các yếu tố tác động đến thực hành tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, cũng như những động năng của xã hội Việt Nam đương đại. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Thứ nhất, từ việc lý giải các thực hành tiêu dùng (nghiên cứu trường hợp thời trang và giải trí) của thanh niên TP.HCM, luận án góp thêm một nghiên cứu trường hợp cho thấy tính chủ thể trong mối liên hệ với vốn văn hoá và vị thế xã hội của người trẻ Việt Nam trong bối cảnh đương đại. Thứ hai, thông qua việc phân tích tính đa dạng trong lựa chọn tiêu dùng của thanh niên TP.HCM, luận án đóng góp về mặt lý luận trong việc chỉ ra sự lựa chọn tiêu dùng không hẳn phản ánh nhu cầu và tâm lý cá nhân, mà mang tính xã hội, bị tác động và quy chiếu bởi những yếu tố xã hội và bối cảnh địa bàn nói chung. 13
  19. - Ý nghĩa thực tiễn Luận án chỉ ra xu hướng lựa chọn của thanh niên TP.HCM trong thực hành tiêu dùng và lý giải những nguyên nhân, vì vậy là tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, những người làm chính sách về thanh niên nói chung và thanh niên TP.HCM nói riêng cũng như những người quan tâm đến vấn đề văn hoá tiêu dùng và văn hoá của thanh niên. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Chương này tập trung đánh giá tình hình tổng quan về lý thuyết văn hoá tiêu dùng, tổng quan các nội dung liên quan đến văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP.HCM. Đồng thời, chương này cũng phân tích các vấn đề lý thuyết làm nền tảng lý luận cho phân tích ở các chương sau. Chương 2: Bối cảnh tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh. Chương này đánh giá địa bàn nghiên cứu TP.HCM, đồng thời, cũng phân tích những bối cảnh cơ bản liên quan đến văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP.HCM. Chương 3: Sự lựa chọn và thực hành tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh. Chương này phân tích những biểu hiện cụ thể trong việc thực hành văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP.HCM trên hai lĩnh vực chính là thời trang và giải trí, từ đó, nhận diện tính chủ thể gắn với văn hoá tiêu dùng của thanh niên TP.HCM. Chương 4: Văn hóa tiêu dùng của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh và những bàn luận. Chương này bàn luận về một số khía cạnh quan trọng trong văn hoá tiêu dùng thanh niên TP.HCM, đồng thời đánh giá đặc trưng, vai trò, tác động của văn hoá tiêu dùng thanh niên TP.HCM hiện nay. 14
  20. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Xu hướng nghiên cứu về thanh niên và nhu cầu của thanh niên Hiện nay, nghiên cứu về thanh niên, trên thế giới và trong nước không còn là vấn đề mới. Đối tượng thanh niên đã được nhiều ngành khoa học như triết học, tâm lý học, xã hội học, văn hóa học… tiếp cận, tìm hiểu cũng như được sự quan tâm của các cấp quản lý. Mặc dù, bất kỳ xã hội nào, bất kỳ giai đoạn nào trong tiến trình phát triển của nhân loại, thanh niên đều giữ vai trò là tương lai của các dân tộc, quốc gia, nhưng nghiên cứu về thanh niên, về vai trò của thanh niên trong đời sống xã hội thì mãi đến giữa thế kỷ XIX mới bắt đầu được đề cập tới, thông qua các tác phẩm của K. Marx và F. Engels – những nhà tư tưởng tiêu biểu của trường phái khoa học xã hội marxis. K. Marx từng khẳng định: “Do những qui luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước” [74]. Theo quan điểm Marxis, thanh niên không những giữ vai trò kế tục của các dân tộc, nhân loại, mà còn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. “Những người công nhân tiên tiến nhất, ý thức đầy đủ rằng, tương lai của giai cấp họ, và kế đó là tương lai của nhân loại hoàn toàn tùy thuộc vào sự giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn lên” [74]. Phát triển tư tưởng này, V.I. Lenin không chỉ xác định vị trí, vai trò của thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng, mà còn đề ra nhiệm vụ của thanh niên trong xã hội mới. Ông cho rằng nhiệm vụ của thanh niên là học tập, để “bằng những cố gắng của thế hệ trẻ đạt được kết quả là xây dựng nên một xã hội không giống xã hội cũ, tức là xã hội cộng sản” [67]. Sang thế kỷ XX, với sự phát triển của các chuyên ngành nghiên cứu khoa học xã hội là xã hội học, tâm lý học, ở phương Tây bắt đầu xuất hiện một số công trình nghiên cứu về thanh niên [62, tr. 34,35]. Nhưng phải đến những năm 60 của thế kỷ XX, với sự trỗi dậy của các nhóm thanh niên, được gọi là hippie, sau đó ngày 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2