BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br />
<br />
Nguyễn Hoàng Chƣơng<br />
<br />
XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG<br />
SÂN KHẤU KỊCH CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa<br />
Mã số: 62 31 06 42<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC<br />
<br />
Hà Nội - 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br />
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
Ngƣời hƣớng dẫn<br />
<br />
khoa học: PGS.TS. Lê Th Hoài Phƣơng<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Lê Thị Hoài Phƣơng<br />
Phản biện 1: PGS.TS Phạm Duy Khuê<br />
Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam<br />
Phản biện 2: TS Vũ Thị Phương Hậu<br />
Viện Văn hóa và Phát triển<br />
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Phản biện 3: TS Hoàng Minh Thái<br />
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện<br />
tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br />
32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.<br />
Vào lúc<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br />
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thƣ viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br />
<br />
DANH MỤC<br />
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ<br />
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
<br />
1. Nguyễn Hoàng Chương (2015), “Về xã hội hóa văn hóa trong sân khấu<br />
kịch nói”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 367, tr.72 - 75.<br />
2. Nguyễn Hoàng Chương (2015), “Thực trạng xã hội hóa sân khấu Kịch<br />
nói phía Bắc”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 371, tr.63-66.<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Xã hội hóa (XHH) các hoạt động văn hóa, trong đó có lĩnh vực<br />
nghệ thuật sân khấu (NTSK), là chủ trương, chính sách của Đảng và<br />
Nhà nước, phù hợp với quy luật phát triển tất yếu của hoạt động VHNT<br />
thời kỳ đất nước đổi mới. Cơ chế bao cấp toàn phần cho các đơn vị<br />
NTSK Kịch công lập là nguyên nhân cơ bản làm cho đời sống sân khấu<br />
Kịch nhiều năm qua lâm vào tình trạng khủng hoảng khán giả… XHH<br />
các đơn vị NTSK Kịch công lập là vấn đề cấp thiết, cần phải triển khai<br />
sớm bằng nhiều phương thức.<br />
Nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thực hiện XHH hoạt động<br />
của các đơn vị SK Kịch công lập là việc làm cần thiết. NCS chọn đề tài<br />
luận án: Xã hội hóa hoạt động sân khấu Kịch công lập ở Việt Nam vì<br />
đây là vấn đề trực tiếp liên quan đến công tác của NCS; kết quả nghiên<br />
cứu của luận án sẽ có ý nghĩa thiết thực cho công tác của NCS cũng như<br />
cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật sân khấu.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận án nhắm tới mục đích hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn một<br />
số vấn đề lý luận về XHHHĐVH, trong đó có XHHHĐSK Kịch công<br />
lập, từ đó tìm ra các giải pháp để tiến hành XHHHĐSK Kịch công lập<br />
trong tiến trình đất nước đổi mới và hội nhập.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận về<br />
XHHHĐVH nói chung, XHHHĐSK nói riêng;<br />
- Khái lược các phương thức quản lý hoạt động nghệ thuật sân<br />
khấu ở nước ta qua các thời kỳ;<br />
<br />
2<br />
<br />
- Đánh giá thực trạng XHH các đơn vị sân khấu Kịch công lập,<br />
trong mối tương quan so sánh với XHHHĐSK Kịch ở Tp. HCM, từ đó<br />
xác định lộ trình XHHHĐSK Kịch công lập;<br />
- Tìm hiểu một số kinh nghiệm về quản lý hoạt động VHNT nói<br />
chung, NTSK nói riêng của một số nước vận hành theo cơ chế thị<br />
trường trước Việt Nam, để rút ra những bài học hữu ích.<br />
- Khuyến nghị và đưa ra một số mô hình nhằm thực hiện hiệu quả<br />
quá trình XHHHĐSK Kịch công lập.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu chính là vấn đề XHHHĐSK Kịch công lập ở<br />
Việt Nam; khảo sát, đánh giá hoạt động của các đơn vị sân khấu Kịch<br />
ngoài công lập, một số đơn vị thuộc loại hình nghệ thuật khác đã đi đầu<br />
thực hiện XHH để so sánh, rút bài học kinh nghiệm.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi đối tượng khảo sát<br />
Luận án khảo sát các đơn vị NTSK Kịch công lập trong cả nước.<br />
- Phạm vi thời gian<br />
Luận án nghiên cứu vấn đề XHHHĐSK Kịch công lập từ khi có<br />
Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ đến giai đoạn hiện<br />
nay (đầu năm 2016).<br />
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phƣơng pháp luận<br />
Luận án dựa trên những nguyên lý của phương pháp luận duy vật<br />
biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử vì việc thực hiện XHHHĐVH<br />
phải trải qua quá trình lâu dài, từng bước; cần xem xét, phân tích, đánh<br />
giá quá trình này trong bối cảnh đất nước đang có nhiều biến động.<br />
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản; nghiên cứu thực địa để<br />
phỏng vấn, thu thập tài liệu; nghiên cứu lịch đại; Các thao tác: so sánh,<br />
đối chiếu, phân tích, đánh giá.<br />
<br />