intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xuất bản: Vấn đề đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

23
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Vấn đề đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nhân lực ngành xuất bản, đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực ngành xuất bản của các cơ sở đào tạo và sử dụng NNL được đào tạo của các cơ sở tuyển dụng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xuất bản: Vấn đề đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ HỒNG QUANG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT BẢN Hà Nội, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ HỒNG QUANG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Xuất bản Mã số: 9320401 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT BẢN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Trần Văn Thư 2. TS. Phạm Văn Thấu Hà Nội, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Lê Hồng Quang
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ BTV Biên tập viên CMCN4.0 Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CNXH Chủ nghĩa xã hội CTĐT Chương trình đào tạo GD-ĐT Giáo dục-đào tạo GV Giảng viên KHCN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội LĐ,QL Lãnh đạo, quản lý LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học NLNXB Nhân lực ngành xuất bản NNL Nguồn nhân lực NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SV Sinh viên TT&TT Thông tin và Truyền thông XHCN Xã hội chủ nghĩa
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN........................................................................ 11 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước................................................................. 11 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 17 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng nghiên cứu của luận án ............................................................................................................. 31 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN ................................................................................................ 36 2.1. Khái quát về xuất bản và đào tạo nhân lực ngành xuất bản ...................... 36 2.2. Đặc điểm, vai trò, các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản ....................................................................................................... 54 2.3. Cơ sở chính trị, pháp lý của đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam64 2.4. Một số kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực ngành xuất bản 69 2.5. Những yêu cầu đối với đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam ..... 78 Chương 3 : THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM.................................. 83 3.1. Giới thiệu về các cơ sở khảo sát ................................................................... 83 3.2. Thực trạng đào tạo nhân lực ngành xuất bản và nguyên nhân .................. 92 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................................125 Chương 4 : DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ..............................................134 4.1. Dự báo xu hướng phát triển đào tạo nhân lực ngành xuất bản thời gian tới .......................................................................................... 134 4.2. Giải pháp đẩy mạnh đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam trong thời gian tới ..........................................................................................................139 4.3. Khuyến nghị .................................................................................................158 KẾT LUẬN ...............................................................................................................165 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................167 PHỤ LỤC .....................................................................................................182
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê đánh giá chương trình đào tạo .........................................93 Bảng 3.2. Thống kê đánh giá phương thức đào tạo ..........................................95 Bảng 3.3: Trình độ đào tạo của GV ngành Xuất bản .......................................96 Bảng 3.4. Thống kê đánh giá năng lực chuyên môn, sư phạm.........................97 Bảng 3.5: Điểm chuẩn đại học ngành Xuất bản HV BC&TT ..........................99 Bảng 3.6: Điểm chuẩn đại học ngành Xuất bản, Đại học Văn hóa Hà Nội .....99 Bảng 3.7: Điểm chuẩn đại học ngành In, Đại học Bách khoa Hà Nội ...........100 Bảng 3.8: Điểm chuẩn đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh ................100 Bảng 3.9. Thống kê đánh giá các phương pháp học tập .................................102 Bảng 3.10. Thống kê đánh giá phương pháp giảng dạy .................................103 Bảng 3.11: Thống kê đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị ..........................104 Bảng 3.12. Thống kê đánh giá môi trường đào tạo .......................................105 Bảng 3.13: Điểm thi của sinh viên khóa K37 - K40 ......................................106 Bảng 3.14: Thống kê kết quả thi của sinh viên khóa K37 - K40 ...................106 Bảng 3.15: Thống kê đánh giá chất lượng nhân lực ngành xuất bản .............107 Bảng 3.16: Thống kê đánh giá sử dụng nhân lực ...........................................110 Bảng 3.17: Thống kê đánh giá các yếu tố tác động ........................................111 Bảng 3.18. Thống kê đánh giá nguyên nhân hạn chế .....................................112 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: So sánh tỷ lệ trình độ giảng viên các cơ sở đào tạo .....................97 Biểu đồ 3.2: So sánh điểm chuẩn đại học giữa các trường ............................100 Biểu đồ 3.3: Điểm thi của sinh viên khóa K37 - K40 HVBC&TT ................107
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, văn hóa ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), phát triển nguồn lực con người. Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển KT-XH, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm gần đây, ngành Xuất bản từng bước đổi mới, tiếp cận khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại và đóng vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận xã hội, giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; bảo vệ, củng cố và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh chống các tư tưởng, luận điệu sai trái, thù địch; khắc phục những phong tục, tập quán, lối sống lỗi thời, lạc hậu; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tích cực vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Trong cơ chế thị trường và sự phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp văn hóa, trong đó có ngành Xuất bản đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế quốc dân, thu hút ngày càng nhiều lao động trí tuệ vào sản xuất. Nhu cầu về số lượng và chất lượng xuất bản phẩm ngày càng gia tăng. Các loại hình xuất bản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú; cạnh tranh thị trường không những ở trong nước mà cả
  8. 2 ngoài nước. Ngành Xuất bản đang thu hút số lượng lớn về lao động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà xuất bản (NXB), các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm trong nước. Ngoài nhu cầu về lao động thông thường, các NXB hiện nay đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao, đó là các lãnh đạo, biên tập viên (BTV) có trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng lao động ngày càng cao trong ngành Xuất bản. Mặt khác, sự phát triển công nghệ số trong lĩnh vực xuất bản làm gia tăng quy mô NNL, đặc biệt gia tăng thêm NNL xuất bản điện tử, nhân lực công nghệ, nhân lực kinh doanh số, marketing… Nguồn nhân lực được xem là yếu tố cốt lõi, quyết định mọi sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự sáng tạo, có chất lượng, mới có thể giúp tổ chức, doanh nghiệp đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh. Đối với lĩnh vực xuất bản, đào tạo NNL có vai trò đặc biệt quan trọng, là giải pháp có tính chiến lược trong sự phát triển của các NXB, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm, các cơ quan thông tin và truyền thông (sau đây gọi chung là NXB, doanh nghiệp), đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển. Đào tạo nhân lực ngành xuất bản (NLNXB) giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; nâng cao tính ổn định và năng động của NXB, doanh nghiệp; tạo ra tính chuyên nghiệp, nâng cao khả năng sáng tạo, cống hiến của người lao động. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu học tập, nguyện vọng phát triển của cán bộ, nhân viên, người lao động, nâng cao chất lượng đời sống, tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa nhân viên với NXB, doanh nghiệp. Đào tạo NLNXB giúp NXB, doanh nghiệp khẳng định vị thế, tạo tiền đề cho những lợi thế cạnh tranh trước thị trường đầy biến động hiện nay. Do đó, đào tạo NNL đáp ứng sự phát triển của ngành Xuất bản ở Việt Nam hiện nay là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cơ sở đào tạo ngành Xuất bản trên cả nước. Về mặt thực tiễn, công tác đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo NLNXB trong thời gian qua đã được đổi mới và đạt nhiều kết quả, cung cấp
  9. 3 cho thị trường lao động ngành Xuất bản NNL có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng một phần nhu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên, công tác đào tạo NLNXB còn có những hạn chế nhất định, cả về chất lượng đầu ra, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo... Điều đó đòi hỏi cần nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, kỹ lưỡng về vấn đề đào tạo NLNXB, nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần định hướng các giải pháp đẩy mạnh đào tạo NLNXB trong thời gian tới. Hiện tại đã có những nghiên cứu về đào tạo NNL, đào tạo NNL phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH dưới những góc độ khác nhau. Các nghiên cứu có những đóng góp có ý nghĩa về khoa học, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về NNL và đào tạo NNL, chỉ ra những mặt tích cực và những hạn chế trong quá trình sử dụng, phát huy nguồn lực con người, phát triển NNL thông qua đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng trống về cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng phát triển đào tạo NLNXB và khuyến nghị giải pháp, cần được tiếp tục nghiên cứu, nhằm góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo NLNXB. Với những lý do trên, tôi chọn “Vấn đề đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ ngành Xuất bản. 2. Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo NLNXB, đánh giá thực trạng đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo và sử dụng NNL được đào tạo của các cơ sở tuyển dụng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo NLNXB ở Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu về đào tạo NNL; đào tạo NLNXB; - Xây dựng khung lý thuyết của đề tài, bao gồm các khái niệm đào tạo NNL; nhân lực ngành xuất bản; đào tạo NLNXB; chất lượng đào tạo NLNXB
  10. 4 và tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo; phân tích đặc điểm, vai trò của đào tạo NLNXB; - Đánh giá thực trạng đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo, những kết quả đạt được và hạn chế, xác định nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra; - Dự báo xu hướng phát triển đào tạo NLNXB và đề xuất những giải pháp toàn diện và có tính khả thi nhằm đẩy mạnh đào tạo NLNXB trong thời gian tới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Hoạt động đào tạo nhân lực ngành xuất bản dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nào? - Thực trạng công tác đào tạo nhân lực ngành Xuất bản ở Việt Nam như thế nào? - Muốn đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực ngành Xuất bản ở Việt Nam cần phải thực hiện những giải pháp nào? 2.4. Giả thuyết nghiên cứu Công tác đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt, là yếu tố cốt lõi, quyết định mọi sự thành công của các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành xuất bản. Nếu đề xuất được các giải pháp hoàn thiện chính sách; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và phát huy tính sáng tạo của sinh viên; thực hiện tốt liên kết đào tạo thì chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam sẽ được nâng lên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo ngành Xuất bản ở Việt Nam.
  11. 5 3.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trong luận án, nghiên cứu vấn đề đào tạo NLNXB chỉ giới hạn phạm vi ở một số cơ sở đào tạo NLNXB. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu đào tạo NLNXB trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2022. - Giới hạn nghiên cứu: đào tạo NLNXB có phạm vi rộng, bao gồm cả các vấn đề về quy mô, cơ cấu đào tạo, quy trình đào tạo, chất lượng đào tạo, công tác quản lý đào tạo…. Ngành đào tạo cũng đa dạng, như ngành Biên tập xuất bản, Kinh doanh xuất bản phẩm, Kỹ thuật In, phát hành… Tuy nhiên, luận án giới hạn nghiên cứu về hoạt động đào tạo ngành Biên tập xuất bản, ngành Kinh doanh xuất bản phẩm, Kỹ thuật in, nhưng tập trung chủ yếu vào ngành Biên tập xuất bản. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, nguồn lực con người, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT); đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chiến lược của các Bộ, Ngành về đào tạo NLNXB và các công trình khoa học liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận án. 4.2. Cơ sở thực tiễn Đề tài dựa trên cơ sở thực tiễn quá trình đào tạo NLNXB ở Việt Nam tại một số cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án sử dụng số liệu điều tra, khảo sát trực tiếp của tác giả; báo cáo tổng kết năm học của các cơ sở đào tạo ngành Biên tập xuất bản, Kinh doanh xuất bản phẩm; hoạt động của một số NXB, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm trong những năm gần đây. 4.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.3.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
  12. 6 chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quán triệt và vận dụng các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử và phát triển trong nghiên cứu. 4.3.2. Phương pháp nghiên cứu 4.3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài tiến hành khảo sát tổng số 305 SV, trong đó có 85 SV đang học ngành Biên tập xuất bản của Học viện Báo chí và Tuyên truyền; 70 SV đang học ngành Kinh doanh xuất bản phẩm của trường Đại học Văn hóa Hà Nội; 75 SV đang học tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội; 75 SV đang học ngành Kinh doanh xuất bản phẩm của trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo sát đối với 45 cán bộ LĐ,QL, 50 cựu SV ngành Biên tập xuất bản, Kinh doanh Xuất bản phẩm đang làm việc tại NXB Lý luận chính trị; NXB Thông tấn; NXB Tư Pháp; NXB Giao thông vận tải; NXB Công an nhân dân; NXB Khoa học kỹ thuật; NXB Nông nghiệp; Nhà sách Bách khoa Hà Nội; Công ty cổ phần sách Alpha (Hà Nội); Công ty cổ phần sách Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh); Công ty Cổ Phần Sách - Văn Hóa Thái Hà Book (Hà Đông, Hà Nội); Công Ty Cổ Phần Sách và Giáo Dục Athena (Đống Đa, Hà Nội). Cách thức tiến hành: Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng trên các mẫu phiếu đã thiết kế. Số lượng gồm 3 loại phiếu: 01 mẫu phiếu điều tra thực trạng (dành cho SV ngành Biên tập xuất bản, Kinh doanh xuất bản phẩm của các cơ sở đào tạo); 01 mẫu phiếu điều tra thực trạng (dành cho cán bộ LĐ,QL các NXB, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm); 01 mẫu phiếu điều tra thực trạng (dành cho SV đã ra trường đang công tác tại các NXB, doanh nghiệp). 4.3.2.2. Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát có hệ thống quá trình giảng dạy của GV và học tập của SV diễn ra ở các cơ sở đào tạo, gồm các nội dung: quan sát thái độ, hành vi, cử chỉ khi lên giảng đường học tập lý thuyết, các buổi thảo luận, thực hành, tự
  13. 7 nghiên cứu, học tập và tiến hành các hoạt động ngoại khóa... nhằm thu thập các thông tin về các đối tượng cần nghiên cứu, từ đó rút ra những vấn đề có tính quy luật; đối chiếu những vấn đề lý luận với thực tiễn hoạt động giảng dạy của GV và học tập, nghiên cứu của SV. 4.3.2.3.Phương pháp phỏng vấn sâu Nội dung phỏng vấn sâu tập trung vào các vấn đề: nhận xét, đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn; những kỹ năng còn thiếu và yếu của đội ngũ cán bộ BTV đã qua đào tạo hiện đang công tác tại các NXB, doanh nghiệp và các cơ sở tuyển dụng khác; những kiến thức, kỹ năng cần thay đổi trong CTĐT của cơ sở đào tạo (bỏ đi, tăng thêm, giảm bớt); chất lượng nội dung CTĐT, phương pháp đào tạo; thực trạng và phương hướng tăng cường liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo với NXB, doanh nghiệp trong thời gian tới. Cách thức tiến hành: Phỏng vấn với lãnh đạo NXB, doanh nghiệp bằng cách gặp từng người để trao đổi về các nội dung đã chuẩn bị trước, đề nghị họ chia sẻ những nội dung qua phỏng vấn. Phỏng vấn cán bộ BTV đang công tác tại các NXB, doanh nghiệp và các cơ sở tuyển dụng khác. 4.3.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu liên quan Các thông tin, dữ liệu liên quan được thu thập, tổng hợp từ các báo cáo thống kê của Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT, Bộ LĐ-TB&XH; thông tin tuyển sinh ngành Xuất bản của các cơ sở đào tạo, từ năm 2019 đến năm 2022; các báo cáo đánh giá thực tập, tổng kết năm học của các cơ sở đào tạo kể trên; các báo cáo của một số NXB, doanh nghiệp trong diện khảo sát. 4.3.2.5. Phương pháp xử lý thông tin Mục đích: Nhằm thu được những số liệu khách quan có độ tin cậy cao, phục vụ cho việc luận giải những vấn đề luận án đặt ra. Cách thức tiến hành: Sử dụng phần mềm SPSS (một phần mềm chuyên dụng phân tích thống kê) để xử lý các số liệu, tư liệu khoa học thu thập được.
  14. 8 Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận. * Thống kê mô tả: Nhằm đánh giá thực trạng đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo và sử dụng nhân lực của các cơ sở tuyển dụng. Các chỉ số được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả đó là: Điểm trung bình cộng (mean) dùng để tính điểm đạt được của từng ý kiến và của từng nhân tố cũng như từng kỹ năng và toàn bộ các kỹ năng. Độ lệch chuẩn (Std.Deviation) dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của các câu trả lời. Tần suất (Frequency) dùng để chỉ số phần trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến. * Thống kê suy luận: Nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo. Kiểm định T-test và phân tích ANOVA để thấy mối tương quan các thành phần cấu trúc và mối tương quan các yếu tố tác động tới nâng cao chất lượng đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo. * Cách tính điểm số: Chuyển mức độ đánh giá của các bảng hỏi, trắc nghiệm về các kiểu đánh giá như: Tốt, rất phù hợp, liên tục: 4 điểm Khá, phù hợp, thường xuyên: 3 điểm Trung bình, tương đối phù hợp, thỉnh thoảng: 2 điểm Yếu, không phù hợp, chưa bao giờ: 1 điểm Trong thang điểm có 4 mức độ, điểm tối đa là 4, tối thiểu là 1, phương thức tính điểm chênh lệch mỗi thang đo như sau: Lấy điểm cao nhất của thang đo là 4, trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 4 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ sẽ là 0,75. Như vậy các mức độ của thang đo được tính (bắt đầu từ 1) như sau: Điểm trung bình dưới 1,75: mức độ yếu; Điểm trung bình từ 1,75 đến dưới 2,5: mức trung bình;
  15. 9 Điểm trung bình từ 2,5 đến dưới 3,25: mức khá; Điểm trung bình từ 3,25 đến 4,0: mức tốt. * Xử lý các số liệu định tính: Các câu hỏi trong phiếu hỏi nhằm hoàn thiện bảng hỏi được các đối tượng trưng cầu ý kiến ghi ra theo quan điểm cá nhân. Các thông tin định tính này được phân tích, sàng lọc, tổng hợp nhằm tăng độ khách quan, chính xác của bảng hỏi. Các kết quả phỏng vấn sâu được chắt lọc nhằm bổ sung cho các số liệu điều tra khác. 4.3.2.6. Thời gian khảo sát , xử lý số liệu khảo sát Thời gian khảo sát: từ ngày 30/8/2022 đến ngày 15/9/2022. Thời gian xử lý số liệu: từ 20/9/2022 đến ngày 15/10/2022. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về đào tạo NNLXB, bao gồm, làm rõ các khái niệm và mối quan hệ giữa khái niệm NLNXB, đào tạo NLNXB, chất lượng đào tạo và mối quan hệ giữa các khái niệm đó; xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo NLNXB; phân tích đặc điểm, vai trò của đào tạo NLNXB và các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo NLNXB. - Đánh giá được thực trạng công tác đào tạo, sử dụng NLNXB, xác định đúng nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại. - Gợi mở phương hướng, giải pháp có tính toàn diện và khả thi, đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo NLNXB ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đào tạo NLNXB. Góp phần làm phong phú thêm lý luận về đào tạo, phát triển NLNXB ở Việt Nam. Về thực tiễn: Luận án đã thu thập, lựa chọn và sử dụng khối lượng lớn các số liệu, tư liệu có độ tin cậy cao, đặc biệt thu thập và sử dụng các số liệu điều tra để phân tích đánh giá trung thực, khách quan chất lượng đào tạo
  16. 10 NNLXB. Phân tích được thực trạng NNLXB Việt Nam, làm rõ các kết quả đạt được và những hạn chế của đào tạo NNLXB hiện nay. Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo NNLXB trong xu thế hội nhập, phù hợp với điều kiện, môi trường chính trị, văn hóa của Việt Nam. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng về những nội dung liên quan đến đào tạo NLNXB ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đào tạo nhân lực ngành xuất bản. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nhân lực ngành xuất bản. Chương 3. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam. Chương 4. Dự báo xu hướng phát triển và giải pháp, khuyến nghị đẩy mạnh đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam trong thời gian tới.
  17. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về NNL tập trung luận giải về khái niệm NNL, quản lý NNL; cách thức xây dựng các chương trình về nhân lực cho một tổ chức; việc phát hiện và sử dụng nhân tài cho quốc gia; cách thức sử dụng nhân lực, lựa chọn cán bộ, nghệ thuật lãnh đạo; về công tác cán bộ, nhất là cán bộ LĐ,QL trong lĩnh vực quản lý nhân lực; doanh nghiệp và vấn đề đổi mới doanh nghiệp; quá trình tuyển dụng, định hướng công việc; chính sách sử dụng và quản lý nhân lực. Các nghiên cứu điển hình, như cuốn sách“Phát hiện và sử dụng nhân tài” [65], của Nhiệm Ngạn Thân (2015), giới thiệu những kiến thức và kinh nghiệm của tác giả trong việc phát hiện và sử dụng nhân tài; hàm chứa những tư tưởng, kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong cách dùng người, lựa chọn cán bộ, nghệ thuật lãnh đạo, thảo luận về tinh thần “đại học” và nêu lên các giá trị của văn hóa. Cuốn sách “Australian human resource management: Framework and practice” [98], - 3rd ed. - North South Wale: McGraw-Hill, 2000 của R. Clark, J. Seward (2000), luận bàn về khái niệm về quản lý NNL; các lý thuyết quản lý nhân lực; các vấn đề về đạo đức, công nghệ, luật pháp... trong quản lý NNL. Mối quan hệ giữa quản lý NNL và công nghiệp. Vai trò của quản lý NNL hiệu qủa, chất lượng, hoạch định và thực hiện công việc được giao. Cuốn sách “Entrepreneur magazine: Human resources for small businesses” [102], William R. Sullivan: John Wiley and Sons, c'1997, trình bày các cách thức xây dựng các chương trình về nhân lực cho một tổ chức:
  18. 12 Quá trình tuyển dụng, xác định tiền lương, định hướng công việc và đào tạo, chính sách và bố trí nhân lực, lợi ích người lao động, các vấn đề pháp luật và quản lý hồ sơ người lao động. Cuốn sách “Employment relations and HRM in South Korea” [103], Kim Dong-One, Johngseok Bae. - Burlington: Ashgate, 2004, tập trung lý giải tác động mâu thuẫn giữa quan hệ công việc và vấn đề quản lý nhân lực dựa trên một cơ sở lý thuyết kết hợp với lý luận nảy sinh từ môi trường và chiến lược hành động. Đánh giá sự thay đổi về mô hình quan hệ công việc và quản lý nhân lực trong những thời kỳ quan trọng trước 1987, 1987 và 1997, sau 1997. Cuốn sách “Educational planning and human resource development” [104], F. Harbison. - 2nd ed.. - Paris: UNESCO International Institute for Educational Planning, c'1969 là một trong những cuốn sách có giá trị, bộ tùng thư của UNESCO. Cuốn sách trình bày các quan điểm hiện đại về kế hoạch hóa và quản lý giáo dục và nhân lực. Dùng phương pháp hệ thống để phân tích mối liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển nhân lực ở các nước đang phát triển (đặc biệt là giáo dục, phát triển kinh tế, và sự đầu tư, giúp đỡ từ nước ngoài). Các công trình nghiên cứu về đào tạo NNL của các tác giả nước ngoài hướng vào phân tích lợi ích của việc đầu tư vào nguồn lực con người trong mối liên quan đến GD-ĐT, từ đào tạo chính quy ở các nhà trường, đến đào tạo, bồi dưỡng bên ngoài trường lớp, vừa làm, vừa học, cũng như ảnh hưởng của điều kiện KT-XH, môi trường, gia đình đến giáo dục nghề nghiệp. Xu hướng của các hoạt động đào tạo và nâng cao giá trị con người; nhấn mạnh vào tiến bộ của các chính sách và việc thực hiện các chương trình GD-ĐT. Điển hình như nghiên cứu “Vốn con người - Phân tích lý thuyết và kinh nghiệm liên quan đặc biệt đến giáo dục” [13], của tác giả Gary S. Becker (2010). Tác giả phân tích lý thuyết và phân tích thực nghiệm về vốn con
  19. 13 người (hay vốn nhân lực) và đầu tư vào vốn con người trong mối liên quan đến GD-ĐT. Cuốn sách “Apprendre et se former pour travailler dans la société du savoir” [99], Quatrième question à l''ordre du jour. - Genève: BIT, 2002. - (Conférence internationale du travail, 91e session, 2003. Tác giả nêu bật xu hướng tự học của cá nhân, đối lập lại với cách giáo dục truyền thống, qua đó đưa ra biện pháp nhằm tận dụng tối đa NNL. Cuốn sách “Best of the eLearning Guild’s learning solutions. Top articles from the eMagazine’s first five years” [100], của William R.Brandon (2008). Cuốn sách bao gồm các bài báo hướng dẫn, danh sách kiểm tra, nhằm giúp người học tạo ra các giải pháp mang lại kết quả học tập thực sự. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về xuất bản và đào tạo nhân lực ngành xuất bản Có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lĩnh vực Xuất bản và đào tạo NLNXB, có thể cung cấp cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm quý báu. Các nghiên cứu khái quát về tiến bộ kỹ thuật và sự phát triển của ngành Xuất bản ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Austraylia, Singapore,… Sự phát triển tất yếu của xuất bản kỹ thuật số, xuất bản điện tử trong một thế giới đang phát triển, nhất là sự phát triển của công nghệ; sự chuyển đổi mô hình kinh doanh xuất bản của nhiều quốc gia trên thế giới. Các quy tắc mới của một số chính phủ trong cấp phép và kiểm duyệt đối với hầu hết các nhà cung cấp nội dung internet; quy tắc Quản lý Dịch vụ Xuất bản Trực tuyến, hướng tới sự kiểm soát hoàn chỉnh hơn qua thông tin có sẵn cho người dùng internet. Các nghiên cứu cũng cho thấy, ở các nước đang phát triển, nơi xuất bản truyền thống phải đối mặt với những thách thức to lớn, kỹ thuật số có thể hoạt động như một công cụ thúc đẩy ngành Xuất bản phát triển. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là không nên áp dụng một cách máy móc, mà thay vào đó là đầu tư vào các mô hình mới phù hợp hơn.
  20. 14 Cuốn sách “Luận đàm về ngành Xuất bản Trung Quốc” [34], của tác giả Trần Hân (2013), nghiên cứu các giai đoạn phát triển của các ngành Xuất bản Trung Quốc và những vấn đề có liên quan đến ngành Xuất bản Trung Quốc. Cuốn sách “Truyền thông số và chuyển đổi mô hình xuất bản” [37], của Châu Úy Hoa (2017), khái quát về tiến bộ kỹ thuật và sự phát triển của ngành Xuất bản. Tìm hiểu những thay đổi trong truyền thông số và phương thức đọc, truyền thông số với ấn phẩm truyền thống, xuất bản số và quy trình xuất bản, truyền thông số và quản lý xuất bản, xuất bản số và mô hình kinh doanh, truyền thông số với vấn đề bảo hộ bản quyền... Tác giả Rüdiger Wischenbart (2014), trong cuốn “Global Trends in Publishing 2014”, đã đưa ra những nhận định về hướng phát triển của ngành công nghiệp xuất bản trong bối cảnh sự phát triển rộng lớn hơn của chuỗi giá trị số hóa ảnh hưởng đến tất cả những ngành công nghiệp nội dung. Tác giả đánh giá sự chuyển đổi của thị trường trong bối cảnh sách điện tử, số hóa đang là nhu cầu lớn của người đọc. Tác giả cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đã nổi lên thành thị trường lớn thứ hai của xuất bản sau nước Anh, trên Đức và Nhật Bản. Tác giả Octavio Kulesz (2011) của cuốn sách “Digital publishing in developing countries” [108], chỉ ra tính tất yếu của xuất bản kỹ thuật số trong một thế giới đang phát triển, nhất là sự phát triển của công nghệ. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã biến đổi mọi mắt xích của chuỗi xuất bản, từ đọc và viết sang in và bán. Ở các quốc gia công nghiệp phát triển, những thay đổi này đặc biệt rõ ràng và các công ty như Apple, Amazon, Google, Sony và Samsung đã thực sự định hình lại toàn bộ bối cảnh xuất bản. Cuốn sách “The pontential impact of digitaltechnologies on Business models” [109], Austraylia, là một nghiên cứu cho thấy rất rõ sự chuyển đổi mô hình kinh doanh xuất bản ở Austraylia dưới tác động của công nghệ kỹ thuật số khi sách điện tử ra đời. Nghiên cứu đưa ra nhận định, sự xuất hiện và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2