intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xuất bản: Vấn đề đào tạo nhân lực ngành Xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Vấn đề đào tạo nhân lực ngành Xuất bản ở Việt Nam hiện nay" là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nhân lực ngành xuất bản, đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực ngành xuất bản của các cơ sở đào tạo và sử dụng NNL được đào tạo của các cơ sở tuyển dụng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xuất bản: Vấn đề đào tạo nhân lực ngành Xuất bản ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ HỒNG QUANG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành : Xuất bản Mã số : 9320401 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2023
  2. LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thư TS. Phạm Văn Thấu Phản biện 1: PGS, TS. Vũ Trọng Lâm Phản biện 2: PGS, TS. Phạm Minh Tuấn Phản biện 3: PGS, TS. Nguyễn Thắng Lợi Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Hà Nội Vào hồi 8 giờ 30 ngày 07 tháng 3 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Hồng Quang (tham gia), (2017). MDBR: “Mobile driving behavior recognition using smartphone sensors”, In International Conference on Computational Collective Intelligence (pp. 22-31). Springer, Cham. (ISSN:0302-9743; ISBN:978-3-31967077-5). 2. Lê Hồng Quang (tác giả), (2020) “The factors affecting acceptance of e- learning: a machine learning algorithm approach”, Education Sciences, 10(10), 270. (ISSN: 2227-7102) 3. Lê Hồng Quang (2020), Quản lý chất lượng đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở 4. Lê Hồng Quang (2022), “Phát triển nguồn nhân lực ngành xuất bản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số tháng 9, 2022, tr.70- 73, ISSN: 1859- 1485. 5. Lê Hồng Quang (2022), “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay”, Tạp Chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 9, tr203-207, 2022.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, văn hoá ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), phát triển nguồn lực con người. Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển KT-XH, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm gần đây, ngành Xuất bản từng bước đổi mới, tiếp cận khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại và đóng vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận xã hội, giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; bảo vệ, củng cố và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh chống các tư tưởng, luận điệu sai trái, thù địch; khắc phục những phong tục, tập quán, lối sống lỗi thời, lạc hậu; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tích cực vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Ngành Xuất bản đang thu hút số lượng lớn về lao động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà xuất bản (NXB), các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm trong nước. Ngoài nhu cầu về lao động thông thường, các NXB hiện nay đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao, đó là các lãnh đạo, biên tập viên (BTV) có trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng lao động ngày càng cao trong ngành Xuất bản. NNL được xem là yếu tố cốt lõi, quyết định mọi sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự sáng tạo, chất lượng, mới có thể giúp tổ chức, doanh nghiệp đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh. Đối với lĩnh vực xuất bản, đào tạo NNL có vai trò đặc biệt quan trọng, là giải pháp có tính chiến lược trong sự phát triển của các NXB, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm, các cơ quan thông tin và truyền thông (sau đây gọi chung là NXB, doanh nghiệp), đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển. Hiện nay, công tác đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo và sử dụng NLNXB trong thời gian qua đã được đổi mới và đạt nhiều kết quả, cung cấp cho thị trường lao động ngành Xuất bản NNL có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ năng
  5. 2 nghề nghiệp, đáp ứng một phần nhu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên, công tác đào tạo NLNXB còn có những hạn chế nhất định, cả về chất lượng đầu ra, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo... Điều đó đòi hỏi cần nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, kỹ lưỡng về vấn đề đào tạo NLNXB, nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần định hướng các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo NLNXB trong thời gian tới. Với những lý do trên, tôi chọn “Vấn đề đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ ngành Xuất bản. 2. Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo NLNXB, đánh giá thực trạng đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo và sử dụng NNL được đào tạo của các cơ sở tuyển dụng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo NLNXB ở Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến NNL và đào tạo NNL; về xuất bản, phát triển NNL xuất bản; - Xây dựng khung lý thuyết của đề tài bao gồm các khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc đào tạo NLNXB, cũng như các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo NLNXB. - Đánh giá thực trạng đào tạo NLNXB hiện nay và thực trạng các nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo NLNXB, tìm ra những hạn chế và xác định nguyên nhân của những hạn chế. - Dự báo xu hướng phát triển đào tạo NLNXB và đề xuất những giải pháp toàn diện và có tính khả thi nhằm đẩy mạnh đào tạo NLNXB trong thời gian tới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Hoạt động đào tạo nhân lực ngành xuất bản dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nào? - Thực trạng công tác đào tạo nhân lực ngành Xuất bản ở Việt Nam như thế nào? - Muốn đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực ngành Xuất bản ở Việt Nam cần phải thực hiện những giải pháp nào? 2.4. Giả thuyết nghiên cứu Công tác đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt, là yếu tố cốt lõi, quyết định mọi sự thành công của các tổ chức, doanh nghiệp
  6. 3 trong ngành xuất bản. Nếu đề xuất được các giải pháp hoàn thiện chính sách; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và phát huy tính sáng tạo của sinh viên; thực hiện tốt liên kết đào tạo thì chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam sẽ được nâng lên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo ngành Xuất bản ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trong luận án, nghiên cứu vấn đề đào tạo NLNXB chỉ giới hạn phạm vi ở các cơ sở đào tạo NLNXB và một số cơ sở tuyển dụng NLNXB. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề đào tạo NLNXB trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2022. - Tuy nhiên, luận án giới hạn nghiên cứu về hoạt động đào tạo ngành Biên tập xuất bản, ngành Kinh doanh xuất bản phẩm, Kỹ thuật in, nhưng tập trung chủ yếu vào ngành Biên tập xuất bản. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, nguồn lực con người, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT); đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, chiến lược của Bộ, Ngành về đào tạo NLNXB và các công trình khoa học liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận án. 4.2. Cơ sở thực tiễn Đề tài dựa trên cơ sở thực tiễn quá trình đào tạo nguồn NLNXB ở Việt Nam tại một số cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án sử dụng số liệu điều tra, khảo sát trực tiếp của tác giả; một số báo cáo tổng kết của các cơ sở đào tạo chuyên ngành biên tập xuất bản, xuất bản điện tử, kinh doanh xuất bản phẩm và nghiên cứu về đội ngũ cán bộ BTV tại một số NXB, doanh nghiệp trong những năm gần đây. 4.3. Phương pháp nghiên cứu 4.3.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quán triệt và vận dụng các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử và phát triển trong nghiên cứu.
  7. 4 4.3.2. Phương pháp nghiên cứu 4.3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài tiến hành lập phiếu khảo sát, quan sát, nghiên cứu báo cáo tổng kết của các cơ sở đào tạo và sử dụng NLNXB. Các cơ sở trong diện khảo sát gồm: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh; một số NXB và doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm tại địa bàn Hà Nội. Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo, chuyên gia, SV đang học tập tại các cơ sở đào tạo, SV đã tốt nghiệp đang công tác tại NXB, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm, cơ quan TT&TT. Cách thức tiến hành: Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng trên các mẫu phiếu đã thiết kế. 4.3.2.2. Phương pháp quan sát Tiến hành quan sát có hệ thống quá trình giảng dạy của GV và học tập của SV diễn ra ở các cơ sở đào tạo 4.3.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Nội dung phỏng vấn sâu tập trung vào các vấn đề: nhận xét, đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn; những kỹ năng còn thiếu và yếu của đội ngũ cán bộ BTV đã qua đào tạo hiện đang công tác tại các NXB, doanh nghiệp và các cơ sở tuyển dụng khác 4.3.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu liên quan Các thông tin, dữ liệu liên quan được thu thập, tổng hợp từ các báo cáo thống kê của Bộ GD&ĐT, Bộ TT&TT, Bộ LĐ-TB&XH; thông tin tuyển sinh ngành Xuất bản của các cơ sở đào tạo, từ năm 2019 đến năm 2022 4.3.2.5. Phương pháp xử lý thông tin Sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS để xử lý các số liệu, tư liệu khoa học thu thập được. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận; các số liệu định tính được phân tích, sàng lọc, tổng hợp nhằm thu được những số liệu khách quan có độ tin cậy cao, phục vụ cho việc luận giải những vấn đề nghiên cứu của luận án. 4.3.2.6. Thời gian khảo sát, xử lý số liệu khảo sát Thời gian khảo sát: từ ngày 30/8/2022 đến ngày 15/9/2022. Thời gian xử lý số liệu: từ 20/9/2022 đến ngày 15/10/2022.
  8. 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về đào tạo NNLXB, bao gồm, làm rõ các khái niệm và mối quan hệ giữa khái niệm NLNXB, đào tạo NLNXB, chất lượng đào tạo và mối quan hệ giữa các khái niệm đó; xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo NLNXB; phân tích đặc điểm, vai trò của đào tạo NLNXB và các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo NLNXB. - Đánh giá được thực trạng công tác đào tạo, sử dụng NLNXB, xác định đúng nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại. - Gợi mở phương hướng, giải pháp có tính toàn diện và khả thi, đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo NLNXB ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đào tạo NLNXB ở Việt Nam hiện nay. Góp phần làm phong phú thêm lý luận về đào tạo, phát triển NLNXB Việt Nam. Về thực tiễn: Luận án đã thu thập, lựa chọn và sử dụng khối lượng lớn các số liệu, tư liệu có độ tin cậy cao, đặc biệt thu thập và sử dụng các số liệu điều tra để phân tích đánh giá trung thực, khách quan chất lượng đào tạo NNLXB. Phân tích được thực trạng NNLXB Việt Nam, làm rõ các kết quả đạt được và những hạn chế của đào tạo NNLXB hiện nay. Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị về đào tạo NNLXB trong xu thế hội nhập phù hợp với điều kiện, môi trường chính trị, văn hóa của Việt Nam. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng về những nội dung liên quan đến vấn đề đào tạo NLNXB ở Việt Nam trong thời kỳ mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu 4 chương, tiết như sau: Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực Luận án tiếp cận và tổng quan 8 công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực bao gồm: sách, công trình nghiên cứu liên
  9. 6 quan đến các vấn đề như: - Nguồn nhân lực - Xây dựng nguồn nhân lực - Đào tạo nguồn nhân lực 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về xuất bản và đào tạo nguồn nhân lực xuất bản Luận án tiếp cận và tổng quan 10 công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề xuất bản và đào tạo nguồn nhân lực xuất bản bao gồm: sách, công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề như: - Vấn đề lĩnh vực xuất bản và phát triển ngành xuất bản - Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực xuất bản gắn với phát triển công nghệ kỹ thuật số. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực 1.2.1.1. Các nghiên cứu về NNL Luận án tiếp cận tổng quan 16 công trình nghiên cứu bao gồm: sách, báo, đề tài, luận án, bài viết có liên quan đến vấn đề NNL theo các nội dung: - Xây dựng nguồn nhân lực - Phát triển nguồn nhân lực 1.2.1.2. Các nghiên cứu về đào tạo NNL Luận án tiếp cận tổng quan 12 công trình nghiên cứu bao gồm: sách, báo, đề tài, luận án, bài viết có liên quan đến vấn đề NNL theo các nội dung: - Đào tạo NNL - Thực trạng đào tạo NNL - Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo NNL 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về xuất bản và đào tạo nhân lực ngành xuất bản 1.2.2.1. Nghiên cứu về xuất bản Luận án tiếp cận tổng quan 9 công trình nghiên cứu bao gồm: sách, báo, đề tài, luận án, bài viết có liên quan đến vấn đề xuất bản theo các nội dung: - Nghiên cứu về lĩnh vực xuất bản - Phát triển ngành xuất bản. - Giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết xuất bản 1.2.2.2. Nghiên cứu về đào tạo nhân lực ngành xuất bản
  10. 7 Luận án tiếp cận tổng quan 14 công trình nghiên cứu bao gồm: sách, báo, đề tài, luận án, bài viết có liên quan đến vấn đề đào tạo nhân lực ngành xuất bản theo các nội dung: - Xây dựng đội ngũ cán bộ xuất bản. - Chính sách đào tạo đội ngũ nhân lực xuất bản. 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng nghiên cứu của luận án 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án Thứ nhất, các nghiên cứu liên quan đến luận án đã có những đóng góp có ý nghĩa về khoa học, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về NNL và NNL ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò của NNL trong thúc đẩy phát triển KT-XH, trong nền kinh tế tri thức; vai trò của GD&ĐT trong quá trình phát triển NNL nói chung, NNL xuất bản nói riêng, cũng như vấn đề quản lý NNL xuất bản ở nước ta. Thứ hai, một số nghiên cứu đã đưa ra được hệ thống khái niệm về xuất bản đó là: Xuất bản, quá trình xuất bản, vai trò của xuất bản đối với đời sống xã hội. Một số nghiên cứu đi sâu nghiên cứu về xuất bản phẩm, quản lý nhà nước về xuất bản. Về khái niệm NNL xuất bản, nhiều nghiên cứu đã được đưa ra dưới những góc độ khác nhau. Làm rõ được vai trò, tầm quan trọng của NNL chất lượng cao. Một số nghiên cứu làm rõ vai trò của Đảng và Nhà nước trong định hướng xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế trong quá trình phát triển NNL xuất bản. Thứ ba, một số nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm đào tạo NNL, vai trò của đào tạo NNL đối với phát triển của nền kinh tế tri thức, đối với các tổ chức, doanh nghiệp và đối với lợi ích của người lao động. Một số nghiên cứu cũng đã đề cập tới phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo NNL. Thứ tư, các nghiên cứu cũng chỉ ra được những mặt tích cực và những hạn chế trong quá trình sử dụng, phát huy nguồn lực con người, phát triển NNL thông qua đào tạo, phát triển nhân tài, đội ngũ tri thức đồng thời cũng chỉ ra nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém đó. Thứ năm, đã có nhiều nghiên cứu ngoài nước về xuất bản nói chung theo hướng biến đổi của thị trường xuất bản dẫn đến biến đổi về NNL. Sự hội nhập của thị trường, công nghệ làm cho các thị trường xuất bản một lớn hơn, sự thiếu hụt nhân lực xuất bản. Xuất bản kỹ thuật số bùng nổ làm thay đổi cơ cấu sản phẩm của xuất bản. Kinh doanh số cũng tác động đến kinh doanh xuất bản tạo nên nhu cầu về phát triển NNL rất lớn hiện nay.
  11. 8 1.3.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án 1.3.2.1. Khoảng trống nghiên cứu Qua nghiên cứu các tài liệu đã được công bố nói trên, có thể thấy, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng NNL của quốc gia nói chung, NNL trong một số lĩnh vực, địa phương nói riêng và một số công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực riêng biệt của ngành Xuất bản như biên tập, in, phát hành..., nhưng còn bộc lộ những khoảng trống trong nghiên cứu về vấn đề đào tạo NLNXB ở Việt Nam hiện nay. (1) Cần nghiên cứu làm rõ các khái niệm về đào tạo NLNXB; chất lượng đào tạo nguồn NLNXB. Trong xu thế hội nhập hiện nay, đặc biệt hội nhập về công nghệ, quy trình xuất bản, mô hình kinh doanh xuất bản đã có những thay đổi, xuất hiện mô hình kinh doanh xuất bản điện tử, nhưng hầu như có rất ít nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến. Đây cũng là khoảng trống, cần nghiên cứu và làm rõ. (2) Sự cần thiết phải phân tích đặc điểm, vai trò của đào tạo NLNXB; các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo NLNXB. Cập nhật các quan điểm, đường lối của Đảng về GD-ĐT liên quan đến lĩnh vực xuất bản. Bởi vì chính sự phân tích các yếu tố trên sẽ là cơ sở cho việc xác định phương hướng, xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo NNL xuất bản ở Việt Nam trong thời gian tới. (3) Cần đánh giá chính xác thực trạng đào tạo NLNXB ở Việt Nam hiện nay, cả về chất lượng kế hoạch đào tạo, nội dung, CTĐT, phương thức đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo; kết quả đào tạo và sử dụng NNL của các cơ sở đào tạo và cơ sở tuyển dụng NLNXB. Xác định đúng nguyên nhân của thực trạng đó. (4) Cần chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra đối với việc đào tạo NLNXB ở Việt Nam hiện nay để tập trung trí tuệ, nguồn lực giải quyết, bởi sự tác động của các nhân tố KHCN đến lĩnh vực xuất bản; sự cạnh tranh giữa các hình thức xuất bản; sự tồn tại của các mâu thuẫn giữa đào tạo lĩnh vực xuất bản và sử dụng nhân lực xuất bản, giữa nội dung, chương trình, phương thức đào tạo với thực tiễn lĩnh vực xuất bản hiện nay là rất lớn. (5) Hệ thống giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực xuất bản ở Việt Nam là mục đích cuối cùng của nghiên cứu. Trong khi đó, các nghiên cứu kể trên chưa đề cập xuất một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc. Do đó, tác giả luận án sẽ nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng đào tạo NLNXB, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo, các NXB, các doanh nghiệp và các chủ thể liên quan nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NLNXB thời gian tới.
  12. 9 1.3.2.2. Hướng nghiên cứu của luận án Từ những khoảng trống về nghiên cứu trên tạo tiền đề để tác giả nghiên cứu đề tài “Vấn đề đào tạo nguồn NLNXB ở Việt Nam hiện nay” là lĩnh vực chưa có công trình nghiên cứu dưới góc độ quản lý xuất bản. Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây: Về khái niệm, luận án sẽ bổ sung, làm rõ hơn nội hàm, tính chất của một số khái niệm, bao gồm: Xuất bản điện tử; BTV; nhân viên công nghệ; đào tạo NLNXB; chất lượng đào tạo NLNXB; các yếu tố tác động tới chất lượng đào tạo NLNXB. Ngoài ra một số khái niệm khác cũng cần được làm sáng tỏ hơn về nội hàm, tính chất. Về nội dung, tác giả luận án tập trung luận giải đầy đủ, sâu sắc về cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề đào tạo NLNXB ở Việt Nam; phân tích đặc điểm, vai trò, các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo NLNXB; cập nhật các quan điểm và đường lối của Đảng về GD-ĐT liên quan đến lĩnh vực xuất bản. Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo NLNXB ở Việt Nam từ năm 2017 đến nay. Tác giả nghiên cứu về chất lượng CTĐT, nội dung, phương thức đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo; kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo và sử dụng NNL của các cơ sở tuyển dụng. Phân tích rõ những vấn đề đặt ra đối với đào tạo NLNXB ở Việt Nam. Đề xuất hệ thống giải pháp và khuyến nghị đồng bộ, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NLNXB ở Việt Nam hiện nay, cả giải pháp, khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo và đối với các cơ sở sử dụng NLNXB và các chủ thể có liên quan. Về cách tiếp cận, luận án sử dụng các cách tiếp cận liên ngành, xã hội học, trực tiếp, gián tiếp trong quá trình nghiên cứu. Mỗi cách tiếp cận được vận dụng trong hoàn cảnh và cho kết quả nghiên cứu cụ thể. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê thông qua các số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp. Các số liệu sơ cấp sẽ được phân tích, đánh giá để thông tin có độ tin cậy cao trong quá trình sử dụng. Tiểu kết chương 1
  13. 10 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN 2.1. Khái quát về xuất bản và đào tạo nhân lực ngành xuất bản 2.1.1. Khái niệm xuất bản và nhân lực ngành xuất bản 2.1.1.1. Khái niệm xuất bản và nguồn nhân lực Xuất bản là một chuỗi các hoạt động từ tổ chức nội dung, biên tập đến tổ chức sản xuất, nhân bản và thương mại tác phẩm. Theo nghĩa rộng, xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm, là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội trong việc sáng tạo tác phẩm, các tài liệu để in nhân bản, truyền bá, phổ biến tri thức nhân loại đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả KT-XH. Theo nghĩa hẹp, xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo để có bản thảo tác phẩm, xử lý và hoàn chỉnh bản thảo, bản mẫu để in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu của công chúng. Xuất bản điện tử (tiếng Anh: electronic publishing, viết tắt là e-publishing) là việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số trong hoạt động xuất bản để tạo ra xuất bản phẩm điện tử; là các loại sách, tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách, được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử. Xuất bản phẩm là tên gọi chung của những sản phẩm xuất bản được in thành nhiều bản để phát hành, như sách, báo, tranh ảnh, băng nhạc, băng hình, đĩa hình,… Xuất bản phẩm điện tử là các loại sách, tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách, được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử * Khái niệm NNL NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước. Các thành phần cơ bản của NNL, bao gồm: Nguồn lao động - bộ phận quan trọng của dân số trong độ tuổi quy định, có khả năng tham gia lao động; lực lượng lao động hay NNL thực tế - bộ phận của nguồn lao động sẵn sàng tham gia vào quá trình lao động; NNL chất lượng cao-lực lượng lao động giỏi và có kỹ năng chuyên môn cao.
  14. 11 2.1.1.2. Khái niệm nhân lực ngành xuất bản NLNXB là đội ngũ những người làm việc trong các khâu của ngành Xuất bản, giúp chuyển tải đến độc giả những xuất bản phẩm có giá trị về mặt kiến thức, khoa học, văn hóa, tinh thần. 2.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực ngành xuất bản 2.1.2.1. Đào tạo NNL Đào tạo NNL được hiểu là “quá trình truyền đạt và lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người được đào tạo có thể thực hiện được các công việc, chuyên môn hoặc một nghề nào đó trong tương lai”. 2.1.2.2. Đào tạo nhân lực ngành xuất bản Đào tạo NLNXB là hoạt động đào tạo nhân lực có kiến thức và kỹ năng cần thiết để người được đào tạo có thể thực hiện được các công việc, chuyên môn nghề nghiệp ở các NXB, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm và các cơ sở tuyển dụng khác. 2.1.3. Chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản và tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực ngành xuất bản 2.1.3.1. Chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản Chất lượng đào tạo NNL có đặc trưng sản phẩm là người lao động, có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực nghề nghiệp của người tốt nghiệp, tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành đào tạo. Chất lượng đào tạo NLNXB được hiểu là kết quả của quá trình đào tạo của các cơ sở đào tạo, được biểu hiện ở hệ thống phẩm chất nhân cách cần có, hệ thống kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp xuất bản, thái độ làm việc của SV tốt nghiệp, tương ứng với mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra đã xác định. 2.1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản - Chất lượng chương trình đào tạo - Chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học và đội ngũ cán bộ hỗ trợ - Chất lượng người học và hoạt động hỗ trợ người học - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học - Môi trường đào tạo - Kết quả đầu ra
  15. 12 2.2. Đặc điểm, vai trò, các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản 2.2.1. Đặc điểm, vai trò của đào tạo nhân lực ngành xuất bản 2.2.1.1. Đặc điểm đào tạo NLNXB Thứ nhất, đào tạo NLNXB có tính đặc thù - đào tạo nhân lực cho một ngành quan trọng trong lĩnh vực truyền thông, lĩnh vực tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Thứ hai, đào tạo NLNXB diễn ra trong bối cảnh các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngành Xuất bản đang tồn tại, thích nghi và tiến tới làm chủ quá trình chuyển đổi số. Thứ ba, đối tượng đào tạo ngành Xuất bản là các cá nhân có nhu cầu, nguyện vọng, thường là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người lao động. 2.2.1.2. Vai trò của đào tạo NLNXB Đào tạo NLNXB cung cấp cho các NXB, doanh nghiệp NNL có phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của NXB, doanh nghiệp. Đào tạo NLNXB giúp nâng cao hiệu quả công việc của người lao động, năng suất lao động của NXB, doanh nghiệp 2.2.2. Các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam 2.2.2.1. Môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, chính sách về đào tạo Môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, bao gồm tình trạng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), thu nhập bình quân, thu chi ngân sách nhà nước…; sự ổn định của bộ máy nhà nước, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các bộ luật và các quy định về đào tạo NNL quốc gia. 2.2.2.2. Trình độ phát triển công nghệ Đào tạo NLNXB có cơ hội phát triển như một hệ sinh thái, nơi mà mọi yếu tố được liên kết với nhau thông qua không gian mạng và điện toán đám mây. 2.2.2.3. Nội dung, chương trình đào tạo CTĐT là yếu tố quan trọng hàng đầu, xuyên suốt góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực của các cơ sở đào tạo. 2.2.2.4. Trình độ chuyên môn, sư phạm của cán bộ giảng dạy Trình độ chuyên môn, sư phạm của cán bộ giảng dạy là một phần quyết định đến hiệu quả đào tạo. GV là người tham gia vào quá trình xây dựng chương trình, tài liệu
  16. 13 cho các khoá đào tạo; trực tiếp truyền đạt, cung cấp kiến thức, kỹ năng; điều phối, hướng dẫn, dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện và tư vấn về cho SV về phương pháp học tập; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV. 2.2.2.5. Động cơ, năng lực học tập của người học Người học là người tiếp nhận kiến thức, phát triển các kỹ năng trong quá trình đào tạo, là chủ thể mọi mặt hoạt động và là mục đích hướng tới của quá trình học tập tại trường. 2.2.2.6. Phương pháp, cách thức tổ chức đào tạo Phương pháp đào tạo được xem xét trên cả 3 bình diện: bình diện quan điểm đào tạo (lấy người học làm trung tâm); bình diện phương pháp cụ thể (thuyết trình, thảo luận nhóm,...); bình diện kỹ thuật dạy học (giao nhiệm vụ, hỏi chuyên gia,...). 2.2.2.7. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học gồm tất cả phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động gắn liền với quá trình đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo. 2.2.2.8. Môi trường đào tạo Môi trường văn hóa, sư phạm bao gồm điều kiện làm việc của cán bộ, GV, điều kiện học tập của SV, các mối quan hệ, bầu không khí tâm lý, tinh thần đoàn kết gắn bó,… 2.3. Cơ sở chính trị, pháp lý của đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam 2.3.1. Quan điểm, đường lối của Đảng về đào tạo NNL liên quan đến lĩnh vực xuất bản Đại hội lần thứ XIII của Đảng chủ trương: “Đẩy mạnh phát triển NNL, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người”. 2.3.2. Hệ thống văn bản pháp quy liên quan lĩnh vực xuất bản và đào tạo nhân lực ngành xuất bản Hệ thống văn bản pháp quy là cơ sở pháp lý quan trọng của đào tạo NLNXB, tạo điều kiện cho công tác đào tạo được thực hiện một cách thuận lợi, hiệu quả.
  17. 14 Bộ GD&ĐT ban hành các quy chế, thông tư, công văn chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trong đó có đào tạo NLNXB. 2.3.3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực ngành xuất bản Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL là nhiệm vụ của mỗi NXB, doanh nghiệp. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển của toàn ngành, các địa phương cũng xây dựng quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm của địa phương mình, trong đó có quy hoạch NNL, nhằm cụ thể hóa những mục tiêu chiến lược, định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước về xuất bản. 2.4. Một số kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực ngành xuất bản 2.4.1. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ngành xuất bản của một số nước - Kinh nghiệm của Mỹ - Kinh nghiệm của Trung Quốc - Kinh nghiệm của Nhật Bản - Kinh nghiệm của Singapore 2.4.2. Những vấn đề rút ra cho Việt Nam trong đào tạo nhân lực ngành xuất bản Thứ nhất, cần thiết xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực cho toàn ngành Xuất bản trên cơ sở chiến lược định hướng tổng thể về phát triển NNL quốc gia. Thứ hai, tiếp tục xây dựng và thực hiện mô hình đào tạo NLNXB theo định hướng ứng dụng đáp ứng nhu cầu xã hội. Thứ ba, kinh nghiệm từ nhiều quốc gia giúp cho các cơ sở đào tạo nhận thức và chú trọng đến đào tạo NLNXB chất lượng cao. Thứ tư, tiếp tục đổi mới đào tạo NLNXB cũng là bài học được rút ra từ kinh nghiệm quốc tế. Thứ năm, nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH trong các cơ sở đào tạo NLNXB. Thứ sáu, một bài học không kém phần quan trọng trong đào tạo NLNXB là phải dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
  18. 15 2.5. Những yêu cầu đối với đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam 2.5.1. Yêu cầu đối với chủ thể và đối tượng đào tạo Trước hết, trong một cơ sở đào tạo, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người có vai trò quan trọng quyết định sự thành công của tổ chức. Thứ hai, đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo ngành Xuất bản vừa là một sư phạm, vừa là một nhà khoa học, giữ vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo NLNXB. Thứ ba, SV là đối tượng đào tạo, giữ vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, trực tiếp quyết định đến kết quả lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ, hình thành phẩm chất và năng lực theo chuẩn đầu ra. 2.5.2. Yêu cầu đối với nội dung và phương thức đào tạo Các cơ sở đào tạo NLNXB thực hiện hoạt động đào tạo theo hai hướng: một mặt phải đáp ứng tính định hướng xã hội, mặt khác đào tạo cung cấp NLNXB đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, trong xu thế hội nhập quốc tế. 2.5.3. Yêu cầu đối với môi trường đào tạo và sử dụng nhân lực Yêu cầu đặt ra trong xây dựng môi trường đào tạo là coi trọng tính độc đáo, kinh nghiệm, khả năng phát triển của SV. Xây dựng một môi trường sư phạm thân thiện, cởi mở trong suy nghĩ, cảm xúc cũng như trong hành động. Tiểu kết chương 2 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Giới thiệu về các cơ sở khảo sát 3.1.1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3.1.1.1. Sơ lược quá trình phát triển Quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Học viện gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước. Từ trước tới nay, Học viện luôn là một Trường Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời là một Trường Đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
  19. 16 3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Hội đồng Ban HĐ Đảng ủy trường Giám đốc KH&ĐT Thanh Công Cựu Ban phòng Khoa Trung tâm Viện, TC niên đoàn CB - TC-CB - Triết học - Khảo - Viện Báo thí&KĐC chí - QLĐT - KTCT LĐT - KH-TC - Tạp chí - CNXHKH - Ngoại LLCT& - HT Q.tế ngữ-tin Truyền - Thanh tra - LSĐ học thông - Văn phòng - Thông tin - TTHCM khoa học - P.QT&QL KTX - XD Đảng - P.CTCT& - Tuyên truyền HTSV - Chính trị học - QH quốc tế - NN&PL - XHH&PT 3.1.1.3. Khoa Xuất bản Khoa Xuất bản có bề dày gần 55 năm đào tạo cán bộ biên tập xuất bản. Đã có hàng ngàn SV, học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp từ khoa. Họ đã và đang là những cán bộ quản lý, BTV chuyên nghiệp tại các NXB, doanh nghiệp,… 3.1.2. Đại học Văn hóa Hà Nội 3.1.2.1. Sơ lược quá trình phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập ngày 26-3-1959, theo Quyết định số 134/VH-QĐ của Bộ Văn hóa (Nay là Bộ VH,TT&DL) và trải qua 4 giai đoạn phát triển.
  20. 17 3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức Đảng ủy Hội đồng trường Công đoàn Đoàn Hội trường Ban Giám hiệu TNCSHCM SV Các phòng Khoa Viện, Trung tâm ĐT,QLKH Du lịch Di sản văn hóa hóa TT &QHQT XB, PH Viết văn, báo chí Thông tin thư viện Công tác Khoa Luật Ng.ngữ & VHQT Viện SV H.Chính Quản lý VHNT TT, Thư viện Văn hóa tổng hợp VHDT thiểu số Văn hóa học Khảo thí & Các khoa kiến thức cơ bản BĐCLGD 3.1.2.3. Khoa Xuất bản - Phát hành Khoa Phát hành được thành lập từ tháng 9 năm 1960, đến năm 2010 đổi tên thành Khoa Xuất bản - Phát hành. Khoa Xuất bản - Phát hành đi đầu trong đào tạo NNL chất lượng cao, gắn kết đào tạo với NCKH và thực tiễn hoạt động xuất bản, phát hành, nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành Kinh tế - Công nghệ xuất bản trong quá trình hội nhập quốc tế. 3.1.3. Đại học Bách khoa Hà Nội 3.1.3.1. Sơ lược quá trình phát triển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp; là trung tâm đào tạo, NCKH và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài KHCN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2