Luận án Tiến sĩ Y học: Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 6
download
Nội dung của luận án trình bày đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC NGUYỄN HOÀI BẮC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI HAI HUYỆN TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Thái Nguyên - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC NGUYỄN HOÀI BẮC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI HAI HUYỆN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế Mã số: 62 72 01 64 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trịnh Xuân Tráng 2. PGS.TS. Hạc Văn Vinh Thái Nguyên - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trịnh Xuân Tráng và PGS. TS. Hạc Văn Vinh. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, một phần đã được công bố trong các Tạp chí Khoa học y học, phần còn lại chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn, tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 5 năm 2020 TÁC GIẢ Nguyễn Hoài Bắc
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trịnh Xuân Tráng, PGS. TS. Hạc Văn Vinh, là những người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức mới và tạo điều kiện cho tôi để hoàn thành được khóa học này. Tôi xin cảm ơn Phòng Đào tạo, cán bộ Bộ phận đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt quản lý trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương và các khoa/phòng/trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác để tôi yên tâm học tập. Cuối cùng, tôi xin gửi tới gia đình, bạn bè, người thân lòng biết ơn sâu sắc. Những người luôn ở bên, ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 5 năm 2020 TÁC GIẢ Nguyễn Hoài Bắc
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC HỘP ........................................................................................... x DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. xi DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... xii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ............................................. 3 1.1.1. Một vài khái niệm ........................................................................... 3 1.1.2. Dịch tễ học COPD trên thế giới ...................................................... 4 1.1.3. Dịch tễ học COPD ở Việt Nam ....................................................... 9 1.2. Yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ............................ 12 1.2.1. Hành vi hút thuốc .......................................................................... 12 1.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí ..................................................... 17 1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................ 22 1.2.4. Các yếu tố nội sinh ........................................................................ 23 1.3. Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ........................................ 30 1.3.1. Một số giải pháp ............................................................................ 30 1.3.2. Mô hình quản lý COPD ................................................................ 31 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 41 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................... 41 2.1.1. Đối tượng cho nghiên cứu mô tả cắt ngang .................................. 41
- iv 2.1.2. Đối tượng cho nghiên cứu can thiệp ............................................. 41 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 42 2.1.4. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 44 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 44 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 44 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................. 45 2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định tính ............................... 48 2.2.4 . Các chỉ số nghiên cứu .................................................................. 49 2.2.5. Các khái niệm và chỉ số đánh giá sử dụng trong nghiên cứu ....... 53 2.2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu .......................... 57 2.3. Xây dựng mô hình can thiệp ............................................................... 58 2.3.1. Căn cứ ........................................................................................... 58 2.3.2 Mục tiêu can thiệp .......................................................................... 58 2.3.3 Giải pháp can thiệp tại bệnh viện đa khoa Quế Võ ...................... 59 2.3.4. Cách thức tiến hành ....................................................................... 60 2.4. Phương pháp khống chế sai số ............................................................. 63 2.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 64 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 64 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 65 3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .................................. 65 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................... 65 3.1.2. Đặc điểm dịch tễ của COPD ......................................................... 68 3.2. Một số yếu tố liên quan đến COPD ..................................................... 73 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến COPD qua điều tra cộng đồng ........ 73 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến COPD qua điều tra tại bệnh viện .... 78 3.3. Kết quả của các hoạt động can thiệp tại cộng đồng ............................. 92 3.3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp can thiệp .............................................. 92
- v 3.3.2. Mô hình can thiệp ......................................................................... 93 3.3.3. Hiệu quả can thiệp của mô hình can thiệp tại bệnh viện đa khoa Quế Võ ............................................................................................ 100 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 108 4.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015 ............................................... 108 4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khu vực nghiên cứu. .......................................................................................... 115 4.2.1. Kết quả điều tra tại cộng đồng .................................................... 115 4.2.2. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện................................................ 119 4.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.......................................... 129 4.3.1. Hiệu quả một số giải pháp truyền thông phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh ..................... 129 4.3.2. Hiệu quả một số giải pháp nâng cao sức khỏe người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh ........................... 135 4.4. Hạn chế của đề tài .............................................................................. 139 KẾT LUẬN .................................................................................................. 140 HUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BV : Bệnh viện CAT : COPD Assessment Test (Test đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ) CBYT : Cán bộ y tế CB : Cán bộ CLB : Câu lạc bộ CNHH : Chức năng hô hấp CNTK : Chức năng thông khí COPD : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) CSHQ : Chỉ số hiệu quả CS : Cộng sự CSSK : Chăm sóc sức khỏe GOLD : Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease) GĐ : Giai đoạn GDSK : Giáo dục sức khỏe FEV1 : Thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (Forced expiratory volume in the first second) FVC : Forced vital capacity - Dung tích sống gắng sức HPQ : Hen phế quản HQCT : Hiệu quả can thiệp KAP : Kiến thức Thái độ Thực hành KAS : Kiến thức Thái độ Kỹ năng MRC : Thanh điểm đánh giá mức độ khó thở (British Medical Research Council)
- vii NB : Người bệnh NVYTTB : Nhân viên y tế thôn bản PHCN : Phục hồi chức năng PHCNHH : Phục hồi chức năng hô hấp TYT : Trạm y tế TT GDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe VPQMT : Viêm phế quản mạn tính WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu........................ 65 Bảng 3.2. Đặc điểm của đối tượng theo nghề nghiệp và huyện ................ 65 Bảng 3.3. Tiền sử mắc bệnh mạn tính của các đối tượng nghiên cứu ........ 66 Bảng 3.4. Thói quen sinh hoạt và làm việc của các đối tượng nghiên cứu 66 Bảng 3.5. Tình hình luyện tập hàng ngày của các đối tượng nghiên cứu ... 67 Bảng 3.6. Nguồn truyền thông tác động dự phòng bệnh của các đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 67 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa các yếu tố bản thân với COPD .................... 73 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh với COPD ............................... 73 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số thói quen sinh hoạt với COPD ........ 74 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa việc rèn luyện hằng ngày với COPD........... 75 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa yếu tố truyền thông với COPD.................... 76 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa yếu tố CBYT khám và tư vấn dự phòng với COPD .......................................................................................... 76 Bảng 3.13. Phân tích hồi quy logistic một số yếu tố liên quan với COPD ... 77 Bảng 3.14. Tỷ lệ người bệnh biết được các triệu chứng của COPD ............ 78 Bảng 3.15. Tỷ lệ người bệnh biết các yếu tố nguy cơ của COPD ................ 79 Bảng 3.16. Thái độ của người bệnh về COPD .............................................. 82 Bảng 3.17. Tỷ lệ BN thực hành tốt các biện pháp dự phòng COPD ............ 83 Bảng 3.18. Tỷ lệ người bệnh hàng năm đi khám, tư vấn về COPD .......... 84 Bảng 3.19. Đánh giá thực hành chung của người bệnh về tập luyện thể lực và phục hồi chức năng hô hấp đúng cách. .................................. 84 Bảng 3.20. Mức độ khó thở của người bệnh ................................................. 85 Bảng 3.21. Đặc điểm rối loạn thông khí ....................................................... 85 Bảng 3.22. Phân bố mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD .................... 86
- ix Bảng 3.23. Số đợt cấp trong năm .................................................................. 87 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tuổi và giới với số đợt cấp trong năm ........ 87 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc và tiếp xúc trực tiếp khói bếp với số đợt cấp trong năm ....................................................... 88 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa bệnh đồng mắc với số đợt cấp trong năm ... 88 Bảng 3.27. Kết quả nâng cao năng lực cho CBYT xã phòng chống COPD tại công đồng trước và sau tập huấn ................................................ 97 Bảng 3.28. Kết quả nâng cao năng lực truyền thông phòng chống COPD cho lãnh đạo cộng đồng trước và sau tập huấn.................................. 98 Bảng 3.29. Kết quả nâng cao năng lực cho cán bộ Đơn vị quản lí BN COPD tại bệnh viện đa khoa Quế Võ trước và sau tập huấn ................. 99 Bảng 3.30. Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về các biểu hiện của COPD100 Bảng 3.31. Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về các yếu tố nguy cơ mắc COPD ........................................................................................ 100 Bảng 3.32. Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về xử lý đúng khi bị đợt cấp COPD ................................................................................. 101 Bảng 3.33. Thay đổi kiến thức tốt của người bệnh về dự phòng COPD .... 101 Bảng 3.34. Thay đổi kiến thức tốt nói chung của người bệnh về phòng chống COPD ........................................................................................ 102 Bảng 3.35. Hiệu quả cải thiện thái độ chung về phòng chống COPD ........ 102 Bảng 3.36. Hiệu quả cải thiện tỷ lệ người bệnh thực hiện các biện pháp phòng chống COPD .................................................................. 103 Bảng 3.37. Hiệu quả thay đổi tỷ lệ thực hành chung của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 103 Bảng 3.38. Hiệu quả cải thiện các biểu hiện của COPD ............................. 104 Bảng 3.39. Hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp của người bệnh .............. 105 Bảng 3.40. Số đợt cấp trong năm ................................................................ 105
- x DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Thực trạng COPD ở các xã của hai huyện điều tra ...................... 71 Hộp 3.2. Ý kiến CB và người bệnh ở bệnh viện về tình hình COPD ......... 72 Hộp 3.3. Một số yếu tố liên quan đến COPD .............................................. 90 Hộp 3.4. Ý kiến của CBYT và bệnh nhân tại bệnh viện về một số yếu tố liên quan đến bệnh COPD ............................................................ 91 Hộp 3.5. Ý kiến của CBYT, lãnh đạo cộng đồng, người bệnh COPD về giải pháp dự phòng COPD ................................................................... 92 Hộp 3.6. Ý kiến của CBYT về hiệu quả các giải pháp quản lý và điều trị bệnh nhân COPD ........................................................................ 106 Hộp 3.7. Ý kiến người bệnh về hiệu quả các giải pháp quản lý và điều trị bệnh nhân COPD ........................................................................ 107
- xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tình hình khám, tư vấn dự phòng COPD của các đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 68 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc COPD ..................................................................... 69 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh COPD theo tuổi, giới và nghề nghiệp .............. 69 Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ mắc COPD theo huyện ..................................... 70 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ COPD phân theo mức độ tắc nghẽn đường thở ............ 70 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ BN biết các triệu chứng khi bị đợt cấp COPD ............. 80 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về dự phòng COPD .............. 81 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về COPD nói chung ........ 81 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ BN thực hành xử lý đúng COPD đợt cấp ..................... 83 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ người bệnh có bệnh đồng mắc ...................................... 86
- xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ lệ mắc COPD ở người trưởng thành Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2009 ....................................................................................... 4 Hình 1.2. Mười nguyên nhân gây tử vong năm 2015 ................................... 7 Hình 1.3. Tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động tại nhà và nơi công cộng ............................................................................................. 16 Hình 2.1. Bản đồ huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh ......................................... 42 Hình 2.2. Bản đồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ................................ 43 Hình 2.3. Sơ đồ các bước nghiên cứu ......................................................... 48
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phân tử và khí độc hại [6], [24], [38]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ đứng hàng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng hàng thứ năm trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu [100]. Tại Mỹ, theo kết quả điều tra về sức khỏe Quốc gia lần thứ ba có 23,6 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong đó có 2,6 triệu người mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Ước tính mức độ lưu hành của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào khoảng 10% dân số Hoa Kỳ [63]. Tại Vương quốc Anh (2000), có khoảng 3,4 triệu người được chẩn đoán là mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (6,4% dân số của Anh và xứ Wales) [58], [64]. Ở Việt Nam, theo thống kê của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính quốc gia (2013) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng dân cư trên toàn quốc từ 40 tuổi trở lên là 4,2 , trong đó nam là 7,1 và nữ là 1,9%. Phân chia bệnh theo khu vực thì nông thôn là 4,7 , thành thị là 3,3 và miền núi là 3,6% [3]. Theo Đinh Ngọc Sỹ năm 2009 trong cộng đồng dân cư có khoảng 1,4 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tỷ lệ mắc ở nam: 3,5%; nữ: 1,1 . Bệnh có xu hướng tăng theo tuổi, liên quan đến hút thuốc lá và sử dụng nhiên liệu đốt hữu cơ [30], còn Phan Thu Phương nghiên cứu ở Lạng Giang, Bắc Giang năm 2009 cho thấy tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 3,85% và các yếu tố hút thuốc lá, tuổi cao, bệnh hen liên quan đến bệnh [28]. Ngày nay, với tình trạng hút thuốc ngày càng gia tăng, với sự phát triển của nền công nghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là điều kiện thuận lợi làm cho tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngày càng gia tăng [2], [5], [23]. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang trở thành mối lo ngại về sức khoẻ của nhiều quốc gia trên thế giới [54],[55], [57], [58]. Bên cạnh việc
- 2 kiểm soát các yếu tố nguy cơ, quản lý bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở cộng đồng, chúng ta cần tăng cường xây dựng và thực hiện tốt các chính sách liên quan như tăng thuế thuốc lá, cấm hút thuốc nơi công cộng, thực hiện vệ sinh môi trường…Giải pháp tích cực truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại cộng đồng là vô cùng quan trọng và cần thiết [7], [10], [82]. Bắc Ninh là tỉnh đồng bằng Bắc bộ, đất chật người đông. Trong những năm gần đây công nghiệp phát triển nóng gây ô nhiễm môi trường nhất là không khí. Người dân Bắc Ninh có thói quen lâu đời là hút thuốc lào thuốc lá và đun nấu bằng rơm rạ, than tổ ong… đây là những nguyên nhân làm cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gia tăng. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Bắc Ninh là bệnh viện đa khoa hạng II có khoảng 200 giường bệnh. Từ trước đến nay đã và đang điều trị một số bệnh không lây nhiễm trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tuy nhiên kết quả còn khiêm tốn. Để có cơ sở khoa học trong công tác phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bắc Ninh, việc tiến hành nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết, kết quả nghiên cứu có ứng dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề này. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi là thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay như thế nào? Yếu tố nào liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? Và giải pháp nào phù hợp để dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay? Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh” với ba mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ và Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2015. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khu vực nghiên cứu. 3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.1. Một vài khái niệm - Hội lồng ngực Hoa kỳ (ATS – 1995): bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) là tình trạng bệnh lý của viêm phế quản mạn và/hoặc khí phế thũng có tắc nghẽn lưu lượng khí trong các đường hô hấp. Sự tắc nghẽn này xảy ra từ từ và có khi kèm theo phản ứng phế quản, có thể không hồi phục hoặc hồi phục một phần [96]. Chỉ những trường hợp hen phế quản nặng, có co thắt phế quản không hồi phục mới được xếp vào COPD. - Hội hô hấp Châu Âu (ERS – 1995): COPD là tình trạng bệnh lý có đặc điểm chung là giảm lưu lượng khí thở ra tối đa và sự tháo rỗng khí trong phổi xảy ra chậm. Bệnh tiến triển chậm và không hồi phục mà nguyên nhân thường do sự phối hợp giữa các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản mạn với khí phế thũng [52]. - Định nghĩa theo GOLD 2017 (Chiến lược toàn cầu về COPD - Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease): COPD là bệnh phổ biến có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự hiện diện của triệu chứng hô hấp và giới hạn dòng khí do đường dẫn khí và/hoặc bất thường ở phế nang thường do bởi tiếp xúc với hạt và khí độc hại…[58]. Bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với một sự đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. COPD bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thũng và hen phế quản không hồi phục. Chẩn đoán COPD căn cứ vào triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Chẩn đoán bệnh được xác định bằng phế dung kế sau khi dùng
- 4 thuốc giãn phế quản mà FEV1< 80% so với trị số dự đoán phối hợp với FEV1/FVC < 70% [90]. 1.1.2. Dịch tễ học COPD trên thế giới 1.1.2.1. Tỷ lệ mắc Theo Chapman K.R (2006), tỷ lệ mắc chung cho tất cả các lứa tuổi khoảng 1,0% [49]. Colin R Simpson, Julia Hippisley-Cox và Aziz Sheikh tiến hành nghiên cứu từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2005 cho thấy số lượng người bệnh COPD tăng từ 40.545 năm 2001 lên 51.804 người bệnh năm 2005. Tỷ lệ mắc COPD năm 2001 tăng từ 13,5/1000 lên tới 16.8/1000 năm 2005, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
- 5 cho thấy tỷ lệ bị COPD tăng dần từ nhóm 35 đến 85 tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc COPD cũng tăng theo [77], [81], [101]. Một nghiên cứu về COPD tại 12 nước thuộc vùng Châu Á Thái Bình Dương, với mục đích ước tính tỷ lệ COPD ở những đối tượng từ 30 tuổi trở lên dựa vào mức độ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc COPD rất khác nhau giữa các nước, trong đó thấp nhất là 3,5% ở Hồng Kong và Singapore, cao nhất ở Việt Nam với tỷ lệ 6,7% [89]. Nghiên cứu của GOLD (2006) tiến hành tại 12 thành phố khác nhau trên thế giới, trên 9.425 đối tượng trên 50 tuổi. Các đối tượng nghiên cứu trả lời bộ câu hỏi để phát hiện các triệu chứng hô hấp mạn tính, tình trạng phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ và tiêu chuẩn chẩn đoán xác định COPD dựa theo tiêu chuẩn của GOLD. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ mắc COPD cao nhất ở Cape Town – Nam Phi với 16,7% và thấp nhất ở Quảng Châu – Trung Quốc với 5,1%, tỉ lệ nam mắc cao nhất ở Cape Town – Nam Phi với 22,2% và thấp nhất ở Reykjavik – Iceland với 8,5% [57]. Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh tật (CDC) năm 2011 tại ILLINOIS cho thấy tỷ lệ mắc COPD ở người trưởng thành khoảng 6,1% [48]. Các nghiên cứu gần đây về COPD ở Châu Á- Thái Bình Dương cho thấy tỷ lệ COPD chung khoảng 6,2 ; dao động từ 4,5% ở Indonesia tới 9,5% ở Đài Loan năm 2012 [70], [72], [102]. Ngoài ra cũng còn một số nghiên cứu về dịch tễ học CPOD hay các nguy cơ của COPD đã được công bố [44], [45], [62]. 1.1.2.2. Tỷ lệ tử vong do COPD Theo WHO trong năm 1990, COPD là nguyên nhân gây tử vong xếp hạng thứ 6 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm 1997 có khoảng 600 triệu người mắc COPD và là nguyên nhân hàng thứ 4. Theo dự đoán của WHO, COPD sẽ gây ra 2,9 triệu người chết mỗi năm và ước tính đến năm 2020 sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên toàn thế giới. Tùy từng nước mà tỷ lệ tử
- 6 vong từ 10-500/100.000 với khoảng 6,0% nam giới và 2-4% nữ giới vì COPD [53], [67], [95], [99]. Theo Anthonisen.NR, Manfreda.J (2004) trong một báo cáo sức khoẻ thế giới đã ước tính có 2.660.000 người tử vong do COPD trên toàn thế giới năm 1999, tương ứng với 4,8% tổng số tử vong. Tỷ lệ tử vong do COPD khoảng 53% ở nam, 47% ở nữ. Một điều đáng chú ý là theo dự báo tỷ lệ tử vong do COPD trên toàn thế giới sẽ tăng lên do sự tiêu thụ thuốc lá tăng. Tỷ lệ tử vong do COPD ở nữ tăng nhanh hơn ở nam do tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá đang tăng lên nhanh chóng [53], [61], [84]. Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong do COPD tăng đều đặn trong vài thập kỷ qua. Trong giai đoạn từ năm 1965 đến 1998, trong khi tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở nam giới giảm 59,0%, bệnh đột quỵ giảm 64,0%, các bệnh tim mạch khác giảm 35,0 thì ngược lại tỷ lệ tử vong do COPD tăng gần 163,0% [68]. Trong năm 2000 tỷ lệ tử vong do COPD ở nữ tăng nhiều hơn nam giới cũng như một số nước như Na Uy, Thụy Điển, Niu Di Lân. Theo Mannino và cộng sự tại Mỹ, kết quả cuộc khảo sát mang tầm cỡ quốc gia trên mẫu đại diện ở những người ≥25 tuổi, dựa vào dấu hiệu rối loạn thông khí tắc nghẽn cho thấy tỷ lệ mắc là 8,8% [76], [78], [82]. Theo WHO, năm 2015 có khoảng 56,4 triệu người chết trong đó khoảng 54,0 do 10 nguyên nhân hàng đầu. COPD gây ra 3,19 triệu ca tử vong vào năm 2015, trong khi đó ung thư phổi (cùng với các chứng ung thư khí quản và phế quản) làm 1,7 triệu ca tử vong, làm cho COPD là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong trên toàn cầu năm 2015 [60], [85], [98]. Theo một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy có khoảng 15,5 triệu người trưởng thành Mỹ được chẩn đoán là mắc COPD. Trên thực tế con số này có thể cao hơn nhiều [68].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 214 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 200 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 110 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 37 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút mạch
168 p | 31 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 129 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 35 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tổ chức và quy trình hoạt động của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở và hiệu quả can thiệp
177 p | 29 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị tiên lượng của diện cắt vòng quanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô trực tràng được điều trị phẫu thuật nội soi
172 p | 15 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 94 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, giá trị của 18F-FDG PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 trên
27 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
27 p | 11 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các gene oipA, babA2, cagE và cagA của vi khuẩn Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng
168 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn