Luận án tiến sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học cắt lớp vi tính não và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất
lượt xem 4
download
Mục đích cơ bản của luận án này là nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất giai đoạn cấp tính do tăng huyết áp. Xác định một số yếu tố tiên lượng tử vong và phục hồi chức năng của bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất trong giai đoạn cấp do tăng huyết áp
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học cắt lớp vi tính não và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ---------------------------------- ĐINH THỊ HẢI HÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH NÃO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU ĐỒI THỊ CÓ MÁU VÀO NÃO THẤT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ------------------------- ĐINH THỊ HẢI HÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH NÃO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN CHẢY MÁU ĐỒI THỊ CÓ MÁU VÀO NÃO THẤT Chuyên ngành: Thần kinh Mã số: 62720147 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS N guyễn Văn Thông 2. PGS.TS N guyễn Hoàng Ngọc HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả những số liệu do chính tôi thu thập và kết quả trong luận án này chưa có ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin đảm bảo tính khách quan, trung thực của các số liệu và kết quả xử lý số liệu trong nghiên cứu này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Đinh Thị Hải Hà
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của đồi thị liên quan tới đề tài................. 3 1.1.1. Giải phẫu học đồi thị............................................................... 3 1.1.2. Chức năng đồi thị ................................................................... 4 1.1.3. Tưới máu đồi thị .................................................................... 7 1.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý hệ thống não thất liên quan .................... 9 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu hệ thống não thất........................................ 9 1.2.2. Lưu thông dịch não tủy ..........................................................10 1.3. Ảnh hưởng của chảy máu não thất.................................................11 1.3.1. Tràn dịch não........................................................................11 1.3.2. Hiệu ứng khối tại chỗ.............................................................17 1.3.3. Tổn thương não do chảy máu não có máu vào não thất...............18 1.4. Tiên lượng chảy máu não có máu vào não thất................................21 1.4.1. Tiên lượng chảy máu não có máu vào não thất ..........................21 1.4.2. Các nghiên cứu liên quan tới tiên lượng bệnh nhân chảy máu đồi thị máu vào não thất .............................................................30 1.5. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của chảy máu đồi thị máu vào não thất ...32 1.5.1. Nguyên nhân chảy máu đồi thị máu vào não thất .......................32 1.5.2. Triệu chứng lâm sàng chảy máu đồi thị máu vào não thất............33 1.5.3. Hình ảnh học chảy máu não đồi thị máu vào não thất .................34 1.6. Điều trị chảy máu não có máu vào não thất.....................................36 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........39 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................39 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ....................................................39 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................39 2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...............................................................40 2.2.2. Tính cỡ mẫu .........................................................................40 2.2.3. Các biến số nghiên cứu ..........................................................41 2.2.4. Tiêu chí đánh giá...................................................................43
- 2.2.5. Quy trình thu thập số liệu và theo dõi bệnh nhân .......................48 2.2.6. Phác đồ điều trị .....................................................................49 2.3. Phương pháp xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 13.0 ....................50 2.4. Đạo đức nghiên cứu ....................................................................51 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................53 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.............................................53 3.1.1. Đặc điểm về giới ...................................................................53 3.1.2. Đặc điểm về tuổi ...................................................................53 3.1.3. Thời gian vào viện.................................................................54 3.1.4. Các yếu tố nguy cơ ................................................................54 3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CLVT não ........................................56 3.2.1. Các dấu hiệu sinh tồn khi vào viện...........................................56 3.2.2. Dấu hiệu thần kinh khi vào viện ..............................................56 3.2.3. Đặc điểm CLVT sọ não..........................................................60 3.2.4. Điều trị ................................................................................64 3.2.5. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CLVT theo tình trạng tràn dịch não65 3.3. Các yếu tố tiên lượng sống và tử vong sau 01 tháng.........................67 3.3.1. Kết quả sau 01 tháng ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất. ....67 3.3.2. Đặc điểm chung ....................................................................67 3.3.3. Đặc điểm lâm sàng và tình trạng bệnh nhân sau 01 tháng............69 3.3.4. Đặc điểm CLVT sọ não và tình trạng bệnh nhân sau 01 tháng .....70 3.3.5. Các yếu tố tiên lượng sống và tử vong 01 tháng của bệnh nhân chảy máu đồi thị máu vào não thất .................................................72 3.4. Các yếu tố tiên lượng phục hồi chức năng 6 tháng ...........................76 3.4.1. Kết cục sau sáu tháng của bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất...............................................................................76 3.4.2. Đặc điểm chung ....................................................................76 3.4.3. Đặc điểm lâm sàng và tình trạng bệnh nhân sau 6 tháng .............78 3.4.4. Đặc điểm CLVT sọ não và kết cục của bệnh nhân sau 6 tháng.....79 3.4.5. Các yếu tố tiên lượng phục hồi chức năng 6 tháng trong phân tích đa biến....81 3.5. Các công thức tiên lượng .............................................................84 3.5.1. Công thức tính tỷ lệ tiên lượng sống và tử vong của bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất sau 01 tháng. .........................84
- 3.5.2. Công thức tính tỷ lệ tiên lượng phục hồi chức năng tốt và xấu của bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất sau 6 tháng .....85 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................87 4.1. Đặc điểm chung..........................................................................87 4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới ............................................................87 4.1.2. Thời gian vào viện sau khởi phát .............................................89 4.1.3. Các yếu tố nguy cơ ................................................................90 4.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CLVT não ........................................92 4.2.1. Dấu hiệu sinh tồn khi vào viện ................................................92 4.2.2. Dấu hiệu thần kinh khi vào viện ..............................................95 4.2.3. Đặc điểm CLVT sọ não........................................................ 100 4.2.4. Đặc điểm điều trị của bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất . 108 4.3. Các yếu tố tiên lượng sống và tử vong ......................................... 109 4.3.1. Kết quả sau 01 tháng ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất ... 109 4.3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CLVT não ................................ 112 4.4. Các yếu tố tiên lượng phục hồi chức năng sau 6 tháng ................... 123 4.4.1. Kết cục sau sáu tháng của bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất............................................................................. 123 4.4.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CLVT não ................................ 124 KẾT LUẬN...................................................................................... 133 KI ẾN NGHỊ ..................................................................................... 136 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LI ỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TI ẾNG VI ỆT BN : Bệnh nhân CLVT : Cắt lớp vi tính CMĐT : Chảy máu đồi thị Cs : Cộng sự ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTĐ : Đái tháo đường HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương NC : Nghiên cứu NT : Não thất PXAS : Phản xạ ánh sáng RL : Rối loạn TB : Trung bình THA : Tăng huyết áp TS : Tiền sử TI ẾNG ANH CI : (Confidence Interval) Khoảng tin cậy CLEAR : (Clot Lys is Evaluating Accelerated Resolution) Nghiên cứu CLEAR EVD : (External ventricular drain) Dẫn lưu não thất ngoài FAST : (Factor Seven for Acute Hemorrhagic Stroke) Nghiên cứu FAST INTERACT: (The Intensive blood pressure Reduction in Acute Cerebral hemorrhage Trial) Nghiên cứu INTERACT
- IVH : (Intraventricular hemorrhage) Chảy máu não thất MRI : (Magnetic Resonance Imaging) Chụp cộng hưởng từ mRS : (Modified Rankin scale) Thang điểm Rankin cải biên NIHSS : (National Institutes of Health Stroke Scale) Thang điểm đột quỵ não của Viện Quốc gia Sức khỏe Hoa Kỳ OR : (Odds ratio) Tỷ số chênh ROC : (Receiver operating characteristic) Đường cong ROC STICH : (Surgical Trial in Intracerebral Hemorrhage) Nghiên cứu STICH tPA : (Tissue plasminogen activator) Chất hoạt hóa plasminogen mô
- DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Bảng tính tỷ lệ tử vong từ nhiều nghiên cứu khác nhau [9] ............22 1.2. Hệ thống phân độ chảy máu não thất của Graeb và cộng sự ...........35 2.1. Biểu hiện lâm sàng của thất ngôn Broca .....................................44 2.2. Biểu hiện lâm sàng của thất ngôn Wernicke ................................45 3.1. Tuổi trung bình theo giới ..........................................................54 3.2. Thời gian vào viện ...................................................................54 3.3. Tiền sử điều trị tăng huyết áp ....................................................54 3.4. Tình trạng mạch, huyết áp, nhiệt độ khi vào viện .........................56 3.5. Điểm NIHSS khi vào viện ........................................................57 3.6. Bất thường đồng tử, rối loạn phản xạ ánh sáng ............................59 3.7. Mức độ chảy máu nhu mô.........................................................61 3.8. Mức độ đè đẩy đường giữa .......................................................62 3.9. Đặc điểm chảy máu não thất trên phim cắt lớp vi tính...................63 3.10. Phương pháp điều trị................................................................64 3.11. Kết quả điều trị dẫn lưu ở bệnh nhân CMĐT máu vào não thất có tràn dịch não ...........................................................................64 3.12. Đặc điểm lâm sàng và kết cục của bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất theo tình trạng tràn dịch não.............................65 3.13. Đặc điểm hình ảnh CLVT của bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất theo tình trạng tràn dịch não....................................66 3.14. Tình trạng bệnh nhân sau 1 tháng...............................................67 3.15. Nguyên nhân tử vong sau 01 tháng ............................................67 3.16. Tuổi trung bình của nhóm sống và tử vong sau 1 tháng.................68 3.17. Dấu hiệu sinh tồn (DHST) khi vào viện và tình trạng bệnh nhân sau 1 tháng. .69 3.18. Dấu hiệu thần kinh (DHT K) khi vào viện và tình trạng bệnh nhân sau 1 tháng .............................................................................69 3.19. Đặc điểm CLVT sọ não và tình trạng bệnh nhân sau 01 tháng .......70
- 3.20. Đặc điểm cận lâm sàng khác và tình trạng bệnh nhân sau 01 tháng....71 3.21. Kết quả phân tích đơn biến về mối liên quan giữa các biến lâm sàng và tình trạng bệnh nhân sau 01 tháng..........................................72 3.22. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Logistic bằng phương pháp đưa vào hết một lần của các biến lâm sàng đối với tình trạng bệnh nhân sau 01 tháng...72 3.23. Kết quả phân tích đơn biến về mối liên quan giữa các biến hình ảnh CLVT não và tình trạng bệnh nhân sau 01 tháng..........................73 3.24. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Logistic bằng phương pháp đưa vào hết một lần của các biến hình ảnh CLVT não đối với tình trạng bệnh nhân sau 01 tháng ............................................................75 3.25. Kết quả phân tích hồi qui Logistic đưa vào từng bước có điều kiện trong tiên lượng tử vong 01 tháng ..............................................75 3.26. Tình trạng bệnh nhân sau 6 tháng...............................................76 3.27. Tuổi trung bình và thời gian vào viện trung bình..........................77 3.28. Dấu hiệu sinh tồn (DHST) khi vào viện và kết cục của bệnh nhân sau 6 tháng 78 3.29. Dấu hiệu thần kinh (DHT K) khi vào viện và kết cục của bệnh nhân sau 6 tháng .............................................................................78 3.30. Đặc điểm CLVT sọ não và kết cục của bệnh nhân sau 6 tháng .......79 3.31. Đặc điểm cận lâm sàng và kết cục của bệnh nhân sau 6 tháng........80 3.32. Kết quả phân tích đơn biến về mối liên quan giữa các biến lâm sàng và tình trạng bệnh nhân 6 tháng .................................................81 3.33. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Logistic bằng phương pháp đưa vào hết một lần của các biến lâm sàng đối với tình trạng phục hồi chức năng của bệnh nhân sau 6 tháng .........................................81 3.34. Kết quả phân tích logistic đơn biến về mối liên quan giữa các biến hình ảnh CLVT não và tình trạng bệnh nhân tại thời điểm 6 tháng .82 3.35. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Logistic bằng phương pháp đưa vào hết một lần của các biến hình ảnh CLVT não đối với tình trạng bệnh nhân sau 6 tháng ..............................................................83
- 3.36. Kết quả phân tích hồi qui Logistic đưa vào từng bước có điều kiện trong tiên lượng phục hồi chức năng 6 tháng ...............................83 3.37. Kết quả phân tích hồi quy logistic đưa vào từng bước có điều kiện (với hệ số B tương ứng) trong phân tích tiên lượng kết cục tử vong sau 01 tháng ......84 3.38. Khả năng tiên lượng tử vong 01 tháng của mô hình......................85 3.39. Kết quả phân tích hồi quy logistic đưa vào từng bước có điều kiện (với hệ số B tương ứng) trong phân tích tiên lượng phục hồi chức năng .................85 3.40. Khả năng tiên lượng phục hồi chức năng 6 tháng của mô hình.......86
- DANH MỤC BI ỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1.1. Thay đổi khối lượng máu tụ nhu mô ở các vị trí và tình trạng máu vào não thất khác nhau ...........................................................27 1.2. Sự thay đổi thể tích máu não thất theo thể tích máu tụ nhu mô trong 24 giờ...................................................................................29 3.1. Phân bố theo giới ...................................................................53 3.2. Phân bố theo tuổi ...................................................................53 3.3. Tiền sử đái tháo đường ...........................................................55 3.4. Tiền sử đột quỵ cũ .................................................................55 3.5. Điểm Glasgow khi vào viện. ...................................................56 3.6. Sức cơ khi vào viện ................................................................57 3.7. Rối loạn ngôn ngữ..................................................................58 3.8. Tình trạng rối loạn cảm giác ....................................................58 3.9. Rối loạn vận nhãn ..................................................................59 3.10. Hội chứng màng não ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất. 60 3.11. Thời gian từ khi khởi phát tới khi chụp CLVT sọ não lần đầu ......60 3.12. Phân bố bệnh nhân theo loại chảy máu của đồi thị......................61 3.13. Mức độ đè đẩy đường giữa......................................................62 3.14. Phân bố tình trạng bệnh nhân sau 1 tháng theo giới ....................67 3.15. Tiền sử điều trị tăng huyết áp của nhóm sống và nhóm tử vong sau 1 tháng .................................................................................68 3.16. Phân bố kết cục của bệnh nhân sau 6 tháng theo giới ..................76 3.17. Tiền sử điều trị tăng huyết áp của nhóm kết cục tốt và xấu sau 6 tháng ....77
- DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Giải phẫu đồi thị ....................................................................... 4 1.2. Nhân đồi thị và sự phóng chiếu lên vỏ não ................................... 6 1.3. Các nhánh mạch máu cung cấp cho các vùng của đồi thị ................ 7 1.4. Tưới máu các nhân đồi thị.......................................................... 8 1.5. Khu vực cấp máu của các động mạch cho các phần đồi thị ............. 8 1.6. Giải phẫu não thất ..................................................................... 9 1.7. Cấu tạo của đám rối mạch mạc và màng não thất .........................10 1.8. Sự lưu thông dịch não tủy .........................................................11 1.9. Cơ chế tràn dịch não sau chảy máu não thất.................................12 1.10. MRI sọ (T2) sau 01 ngày tiêm nước muối và hồng cầu vào não thất. Thay đổi thể tích não thất bên theo thời gian................................16 1.11. Sự thay đổi thể tích não thất bên theo thời gian ............................20 1.12. Thay đổi phù não theo thời gian và thể tích máu ..........................21 1.13. Sơ đồ vị trí các loại CMĐT .......................................................34 1.14. Loại chảy máu đồi thị...............................................................34 2.1. Loại chảy máu đồi thị...............................................................46
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chảy máu não do tăng huyết áp là bệnh lý cấp cứu trong lâm sàng thần kinh đã và đang được nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cũng như trong nước vì tính phổ biến, hậu quả nặng nề của bệnh đối với bệnh nhân, gia đình và xã hội. Chảy máu vào não thất đã được nhiều nghiên cứu xác định là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh nhân chảy máu não [1], [2], [3], [4], [5]. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân chảy máu não có máu vào não thất tăng cao 50-80% [2], [6]. Thử nghiệm ngẫu nhiên lớn STICH nhận định tỷ lệ máu vào não thất chiếm 42% bệnh nhân chảy máu não (23% bệnh nhân trong số đó có liên quan tới tràn dịch não) [7]. Nhiều tác giả đã đề cập tới tầm quan trọng của vị trí và thể tích khối máu tụ trong nhu mô đối với sự xuất hiện của máu trong não thất. Vị trí chảy máu não ở sâu có khả năng mở rộng vào não thất bên hoặc não thất ba [8] thường gặp đồi thị, nhân đuôi, thân não, nhân xám, chảy máu thùy, tiểu não [9]. Thể tích khối máu tụ lớn hơn là yếu tố nguy cơ gây chảy máu vào não thất [6]. Theo Tuhrim, đồi thị và nhân đuôi là hai vị trí nằm kề hệ thống não thất và cũng là vị trí chảy máu có tỷ lệ máu vào não thất cao nhất, đặc biệt là khi thể tích khối máu tụ lớn [3]. Ở bệnh nhân chảy máu não có máu vào não thất, tỷ lệ tử vong sẽ tăng gấp 5 lần còn những người sống sót có mức độ tàn tật nặng nề hơn [3], [9]; kết cục tốt (chiếm 15%) thấp hơn so với bệnh nhân chảy máu não không có máu vào não thất (chiếm 31%) [10]. Kết cục lâm sàng xấu ở bệnh nhân chảy máu não có máu vào não thất được cho là có liên quan tràn dịch não, suy giảm mức độ ý thức, viêm dịch não tủy và tăng áp lực nội sọ [10]. Điều trị chảy máu não có máu vào não thất chủ yếu vẫn là điều trị bảo tồn và bao gồm dẫn lưu não thất ngoài, kiểm soát áp lực nội sọ tăng cao, những phương pháp điều trị này chưa có bằng chứng lâm sàng đầy đủ [11], [12]. Phần lớn các nghiên cứu hiện nay đều tập trung vào nghiên cứu chung chảy máu não có máu vào não thất mà chưa đi sâu chuyên biệt theo vị trí khối máu tụ nhu mô tổn thương, do đó chưa hỗ trợ nhiều cho công tác điều
- 2 trị chuyên khoa và tiên lượng bệnh. Mối liên quan giữa thể tích máu não thất và kết cục bất lợi của bệnh nhân cũng như mối liên quan giữa số lượng máu trong não thất và thái độ xử trí trên lâm sàng chưa được sáng tỏ. Nghiên cứu sâu hơn về thay đổi của máu trong não thất và ảnh hưởng của nó tới điều trị và kết cục là cần thiết. Tiếp tục nghiên cứu về sinh lý bệnh chảy máu não thất cũng có thể giúp xác định một thời điểm tối ưu và mức độ can thiệp [13]. Các nghiên cứu chảy máu đồi thị máu vào não thất đều ghi nhận tỷ lệ tử vong giai đoạn cấp và hồi phục chức năng dài hạn của bệnh nhân không chỉ liên quan đến mức độ hôn mê, thể tích ổ chảy máu não, … mà còn liên quan đến tình trạng máu trong não thất và tràn dịch não. Chảy máu vào trong não thất có làm tăng tiên lượng tử vong hay không thì hiện tại vẫn còn nhiều tranh luận. Một số tác giả cho rằng chảy máu đồi thị có máu vào não thất sẽ làm giảm khối lượng chảy máu nhu mô và có tiên lượng tốt hơn. Các tác giả khác cho rằng chảy máu não thất liên quan tới kết cục lâm sàng nặng nề và ghi nhận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số ý kiến cho rằng tràn dịch não cấp là nguyên nhân làm của kết cục xấu và đề ra ý kiến điều trị dẫn lưu não thất; một số ý kiến khác cho rằng chính thể tích máu tụ trong não thất nhiều hay ít mới là nguyên nhân và đề ra ý kiến điều trị tiêu huyết khối và hút máu cục trong não thất. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu sâu hơn về bệnh lý này. Luận án này được thực hiện nhằm nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học cắt lớp vi tính não và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất” với các mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não ở bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất giai đoạn cấp tính do tăng huyết áp. 2. Xác định một số yếu tố tiên lượng tử vong và phục hồi chức năng của bệnh nhân chảy máu đồi thị có máu vào não thất trong giai đoạn cấp do tăng huyết áp.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của đồi thị liên quan tới đề tài 1.1.1. Giải phẫu học đồi thị Đồi thị là thành phần lớn nhất của gian não. Mặt trong của nó tạo nên thành của não thất, trong khi các mặt ngoài tạo nên bờ của bao trong. Hai đồi thị nằm đối xứng nhau qua não thất ba. Đồi thị được chia thành 3 vùng bởi mảnh tủy trong hình chữ Y: vùng đồi thị trước, vùng đồi thị trong và vùng đồi thị bên. Mỗi vùng được cấu tạo bởi các nhân đồi thị. - Vùng trước: gồm các nhân đồi thị trước. - Vùng trong: gồm các nhân đồi thị trong. - Vùng bên: được chia thành hai nhóm nhân. + Nhóm nhân lưng: gồm nhân lưng bên và nhân sau bên, đồi chẩm. + Nhóm nhân bụng: gồm nhân bụng trước, nhân bụng bên, nhân bụng sau. + Thể gối ngoài, thể gối trong: nằm phía sau đồi chẩm. + Nhân trong mảnh: nhân đồi thị nằm trong mảnh tủy trong và các nhân nhỏ dọc theo thành của não thất ba. + Nhân lưới: là lớp tế bào thần kinh mỏng bao bọc toàn bộ mặt ngoài của đồi thị, được tách ra từ phiến lá tủy ngoài.
- 4 Hình 1.1. Giải phẫu đồi thị (Nguồn: Felten David L, Jozefowicz Ralph (2003), Netter's Atlas of Human Neuroscience, Elsevier Health Sciences, pp 34, [14]) 1.1.2. Chức năng đồi thị Đồi thị là cấu trúc dưới vỏ được cấu tạo từ nhiều nhân khác nhau. Đồi thị nằm ở đỉnh của não giữa và giữ chức năng rất quan trọng là liên kết giữa vỏ não và thân não [15]. Dựa vào chức năng, nhân đồi thị được chia thành 5 nhóm [16]: Nhóm nhân lưới và nhân gian màng - Nhân lưới đồi thị: là nhân dạng lưới bao quanh đồi thị và dẫn truyền tín hiệu từ riêng vỏ não tới đồi thị. Nó có vai trò quan trọng đối với sự kích thích, sự chú ý, và đặc biệt trong việc xem xét sinh lý bệnh của bệnh động kinh. - Nhân gian màng nhận tín hiệu từ thân não, tủy sống, tiểu não và liên kết với vùng tương ứng của bán cầu não cùng bên. Nhóm nhân vận động - Nhân bụng trước: nhận thông tin từ hạch nền và chuyển tới vùng vỏ não tiền vận động. - Nhân bụng bên: chủ yếu nhận thông tin từ tiểu não và một phần của hạch nền, chuyển tới vùng vỏ não tiền vận động và vùng vỏ não vận động.
- 5 Nhóm nhân cảm giác - Nhân bụng sau bên nhận dẫn truyền cảm giác từ toàn thân (thân mình, chân, tay) và nhân bụng sau trong nhận dẫn truyền cảm giác từ đầu, cổ [16]. Các thông tin này sẽ được phóng chiếu tới vùng vỏ não cảm giác tương ứng ở thùy đỉnh. Tổn thương nhóm nhân này gây rối loạn cảm giác và rối loạn ngôn ngữ. Đặc điểm của rối loạn ngôn ngữ giống mất ngôn ngữ xuyên vỏ. - Thể gối trong: nhận thông tin từ lồi não dưới và phóng chiếu tới vùng vỏ não thính giác nguyên thủy thuộc hồi thái dương trên. - Thể gối ngoài: nhận thông tin từ dải thị giác và phóng chiếu tới vùng vỏ não thị giác nguyên thủy. Nhóm nhân limbic - Gồm các nhân đồi thị trước, nhân lưng bên: nhận dẫn truyền từ thể vú (bó vú-đồi thị) phóng chiếu đến vỏ não hồi đai sau. Các nhân này có vai trò trong điều chỉnh sự tỉnh táo, có liên quan tới học tập và trí nhớ. Nhóm nhân liên kết - Nhân lưng trong: nhận các phóng chiếu từ vỏ não trán trước vùng khứu và vùng lưng bên, amygdala, cầu nhạt và chất đen. Sau đó, nó phóng chiếu lại vỏ não trán trước vùng ổ mắt, vùng lưng và trong. Hoạt động của nó có liên quan tới kiểm soát vận động của mắt, cảm xúc, trí nhớ. Tổn thương vùng này liên quan tới giảm trí nhớ và giảm chú ý. Thiếu hụt ngôn ngữ được mô tả: mất khả năng định danh (anomia), giảm chú ý (bao gồm giảm ngôn ngữ). - Đồi chẩm: nhận dẫn truyền từ củ não sinh tư trên cũng như từ vỏ não liên kết tới các vùng thị giác thứ cấp và các khu vực liên kết trong vùng thái dương đỉnh. Vùng này liên quan tới thị giác và chuyển động của mắt. Nhân sau bên có liên kết và chức năng giống đồi chẩm.
- 6 Rãnh trung tâm CM giữa trong LD lưng ngoài LP sau ngoài MD lưng trong VA bụng trước VI bụng trung gian VL bụng ngoài VP bụng sau VPL bụng sau ngoài VPM bụng sau trong Mảnh tủy trong Nhân trong mảnh Nhân trước Các nhân giữa khác Mép xám Đồi chẩm Thể gối trong Bó thính giác Nhân lưới Từ Thể gối ngoài tiểu não Bó thị giác Hình 1.2. Nhân đồi thị và sự phóng chiếu lên vỏ não Nguồn: http://www.eneurosurgery.com/thalamus
- 7 1.1.3. Tưới máu đồi thị Động mạch Động mạch thông sau màng mạch sau Động mạch dưới ngoài Động mạch củ-đồi thị Động mạch cạnh giữa Động mạch màng mạch sau bên Nhánh giữa Nhánh dưới Động mạch não sau Động mạch tiểu não Động mạch thân nền Hình 1.3: Các nhánh mạch máu cung cấp cho các vùng của đồi thị (Nguồn: Schmahmann JD (2003), "Vascular syndromes of the thalamus", Stroke, 34(9), 2264-2278 [16]) Đồi thị chủ yếu được cung cấp máu bởi nhiều mạch máu nhỏ có nguồn gốc từ động mạch thông sau, đoạn P1, P2 của động mạch não sau. Có bốn nhánh mạch máu đồi thị chính, mỗi nhánh cung cấp cho một nhóm nhân đồi thị riêng. Dựa vào nguồn máu cung cấp, đồi thị được chia thành 4 vùng: - Vùng trước: được cung cấp bởi động mạch củ - đồi thị xuất phát từ động mạch thông sau. - Vùng cạnh giữa: thông thường vùng cạnh giữa được cung cấp máu bởi động mạch cạnh giữa (động mạch xuyên) có nguồn gốc từ đoạn P1 của động mạch não sau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 199 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 165 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 172 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 36 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 22 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 127 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 34 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 154 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 35 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 15 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
27 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các gene oipA, babA2, cagE và cagA của vi khuẩn Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng
168 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn