intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Hiệu quả bổ sung vitamin K2 và một số biện pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe xương ở trẻ em 7-10 tuổi tại huyện Tiền Hải, Thái Bình

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Hiệu quả bổ sung vitamin K2 và một số biện pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe xương ở trẻ em 7-10 tuổi tại huyện Tiền Hải, Thái Bình" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 7 đến 10 tuổi ở 3 trường tiểu học huyện Tiền Hải, Thái Bình; Xác định tình trạng sức khỏe xương (mật độ xương, khối lượng xương, nồng độ vitamin D, canxi ion và osteocalcin) ở trẻ em từ 7 đến 10 tuổi chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Hiệu quả bổ sung vitamin K2 và một số biện pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe xương ở trẻ em 7-10 tuổi tại huyện Tiền Hải, Thái Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NGUYỄN HỮU NGỰ HIỆU QUẢ BỔ SUNG VITAMIN K2 VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, SỨC KHỎE XƯƠNG Ở TRẺ EM 7-10 TUỔI TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, THÁI BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Thái Bình - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NGUYỄN HỮU NGỰ HIỆU QUẢ BỔ SUNG VITAMIN K2 VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, SỨC KHỎE XƯƠNG Ở TRẺ EM 7-10 TUỔI TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, THÁI BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế MÃ SỐ: 62 72 01 64 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Hoàng Năng Trọng 2. TS. Trương Hồng Sơn Thái Bình - 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu và luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình cùng các thầy, cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Nhà giáo nhân dân, PGS.TS. Hoàng Năng Trọng và TS.BS. Trương Hồng Sơn – những người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Ban Giám đốc bệnh viện và Khoa Sinh hóa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Ban Giám đốc bệnh viện và Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, Bệnh viện huyện Tiền Hải, Ban Giám hiệu cùng các cộng tác viên, phụ huynh và học sinh các trường tiểu học Tây Lương, Tây Tiến và Tây Giang huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài, thu thập, xử lý số liệu và hoàn thành luận án. Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Bình, tháng năm 2023 Nguyễn Hữu Ngự
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi trực tiếp tiến hành. Những kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chính xác, chấp hành đầy đủ các quy định về y đức trong nghiên cứu Y sinh học và chưa được công bố tại các công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Hữu Ngự
  5. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1. Đặc điểm phát triển chiều cao và các yếu tố ảnh hưởng........................ 4 1.1.1. Đặc điểm phát triển chiều cao trẻ em.............................................. 4 1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ......................... 5 1.2. Tình trạng dinh dưỡng và phát triển chiều cao .................................... 14 1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 14 1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 17 1.3. Biện pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe xương .... 22 1.3.1. Các biện pháp can thiệp ................................................................ 22 1.3.2. Một số nghiên cứu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng và mật độ xương ................................................................................................................. 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 32 2.1. Đối tượng, địa bàn, thời gian nghiên cứu ............................................ 32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 33 2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 36 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 37 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 37 2.2.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu ................................................................ 38 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 40 2.2.4. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu: .............................................. 41
  6. 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu và kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ................................................................................................................. 42 2.2.6. Quá trình tổ chức nghiên cứu ........................................................ 47 2.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................ 56 2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 59 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 61 3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 7 đến 10 tuổi ở 3 trường tiểu học huyện Tiền Hải, Thái Bình .......................................................................... 61 3.2. Tình trạng sức khỏe xương ở trẻ em từ 7 đến 10 tuổi chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu ................................................................. 75 3.3. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe xương cho trẻ em từ 7 đến 10 tuổi chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu ...................................................................................... 81 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 94 4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 7 đến 10 tuổi ở 3 trường tiểu học huyện Tiền Hải, Thái Bình ........................................................................ 94 4.2. Tình trạng sức khỏe xương ở trẻ em từ 7 đến 10 tuổi chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu ................................................................. 99 4.3. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe xương cho trẻ em từ 7 đến 10 tuổi chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu .................................................................................... 104 4.4. Những đóng góp và tính mới của đề tài ............................................. 124 4.5. Những hạn chế của đề tài ................................................................... 124 KẾT LUẬN ................................................................................................... 126 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMC Bone Mineral Content (khối lượng xương) BMD Bone Mineral Density (mật độ xương) BMI Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể) BMIZ Body Mass Index Z-score (Z-score theo chỉ số khối cơ thể) cOC Carboxylated osteocalcin (Osteocalcin đã được carboxyl hóa) CSHQ Chỉ số hiệu quả IGF-1 Insulin-like Growth Factor - 1 (Yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1) GH Growth Hormone (Hormone tăng trưởng) HAZ Height for Age Z-score (chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi) MK Menaquinone (vitamin K2) p25 25th percentile (bách phân vị 25%) p75 75th percentile (bách phân vị 75%) PTH Parathyroid hormone (Hormone tuyến cận giáp) SDD Suy dinh dưỡng ucOC Uncarboxylated osteocalcin (Osteocalcin chưa được carboxyl hóa) UCR Uncarboxylated osteocalcin - carboxylated osteocalcin rate (Tỷ lệ giữa osteocalcin chưa được carboxyl hóa và osteocalcin đã được carboxyl hóa) UNICEF United Nations International Children's Emergency Fund Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc WHO World Heath Organization (Tổ chức y tế thế giới) WAZ Weight for Age Z-score (Chỉ số Z-score cân nặng theo tuổi)
  8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 3.1. Phân bố trẻ theo tuổi và giới tại địa bàn nghiên cứu ...................... 61 Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi và giới của trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu ................................................................................................ 75 Bảng 3.3. Đặc điểm mật độ xương, khối lượng xương, nồng độ canxi ion, nồng độ vitamin D và osteocalcin của trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu theo tuổi ........................................................................................ 76 Bảng 3.4. Đặc điểm mật độ xương, khối lượng xương, nồng độ canxi ion, nồng độ vitamin D và osteocalcin của trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu theo giới tính ................................................................................ 77 Bảng 3.5. Đặc điểm mật độ xương, khối lượng xương, nồng độ canxi ion, nồng độ vitamin D và osteocalcin của trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu theo tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ....................................... 77 Bảng 3.6. Phân bố tình trạng canxi ion ở trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu theo tuổi........................................................................... 78 Bảng 3.7. Phân bố tình trạng canxi ion ở trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu theo giới ................................................................................. 78 Bảng 3.8. Phân bố tình trạng canxi ion ở trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu theo phân loại SDD thấp còi............................................................ 79 Bảng 3.9. Phân bố tình trạng nồng độ Vitamin D huyết thanh ở trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu theo tuổi........................................................... 79 Bảng 3.10. Phân bố tình trạng nồng độ Vitamin D huyết thanh ở trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu theo giới .............................................. 80 Bảng 3.11. Phân bố tình trạng nồng độ Vitamin D huyết thanh ở trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu theo phân loại SDD ............................................. 80 Bảng 3.12. Thay đổi cân nặng của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp ........ 81 Bảng 3.13. Hiệu quả can thiệp lên cân nặng của đối tượng nghiên cứu ......... 82
  9. Bảng 3.14. Thay đổi chiều cao của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp........ 82 Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp lên chiều cao của đối tượng nghiên cứu ........ 83 Bảng 3.16. Thay đổi HAZ trung bình của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp ......................................................................................................................... 83 Bảng 3.17. Phân bố đối tượng theo phân loại suy dinh sưỡng thấp còi trước và sau can thiệp .................................................................................................... 84 Bảng 3.18. Hiệu quả can thiệp lên tỷ lệ có suy dinh dưỡng và có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi của đối tượng nghiên cứu............................................... 85 Bảng 3.19. Thay đổi mật độ xương của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp 85 Bảng 3.20. Hiệu quả can thiệp lên mật độ xương của đối tượng nghiên cứu .... 86 Bảng 3.21. Thay đổi khối lượng xương của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp ......................................................................................................................... 86 Bảng 3.22. Hiệu quả can thiệp lên khối lượng xương của đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................................... 87 Bảng 3.23. Thay đổi canxi ion của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp .......... 88 Bảng 3.24. Phân bố đối tượng theo phân loại nồng độ canxi ion trước và sau can thiệp .......................................................................................................... 89 Bảng 3.25. Hiệu quả can thiệp lên canxi ion của đối tượng nghiên cứu ........ 89 Bảng 3.26. Thay đổi vitamin D của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp 90 Bảng 3.27. Phân bố đối tượng theo phân loại nồng độ vitamin D trước và sau can thiệp .......................................................................................................... 91 Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp lên vitamin D của đối tượng nghiên cứu ....... 91 Bảng 3.29. Thay đổi osteocalcin của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp .......... 92 Bảng 3.30. Hiệu quả can thiệp lên osteocalcin của đối tượng nghiên cứu ..... 93
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi lại địa bàn nghiên cứu 62 Biểu đồ 3.2. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi theo tuổi tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 63 Biểu đồ 3.3. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi theo giới tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 64 Biểu đồ 3.4. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi theo xã tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 65 Biểu đồ 3.5. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân lại địa bàn nghiên cứu ................................................................................................................... 66 Biểu đồ 3.6. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân theo tuổi tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 67 Biểu đồ 3.7. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân theo giới tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 68 Biểu đồ 3.8. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân theo xã tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 69 Biểu đồ 3.9. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng gầy còm tại địa bàn nghiên cứu ......................................................................................................................... 70 Biểu đồ 3.10. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng gầy còm theo tuổi tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 71 Biểu đồ 3.11. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng gầy còm theo giới tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 72 Biểu đồ 3.12. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng gầy còm theo xã tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................................................... 73
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển xã hội, yếu tố con người luôn đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em là chủ nhân tương lai của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, sự phát triển về thể lực trí tuệ của trẻ luôn được quan tâm hàng đầu. Tăng trưởng ở trẻ em bị chi phối bởi nhiều yếu tố: yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài trong đó có dinh dưỡng, bệnh tật và môi trường sống. Yếu tố di truyền: Bao gồm các yếu tố về giới, chủng tộc; các yếu tố gen; các bất thường bẩm sinh. Yếu tố môi trường: Bao gồm điều kiện kinh tế- xã hội, điều kiện địa lý, các yếu tố về bà mẹ, yếu tố dinh dưỡng, hoạt động thể lực, yếu tố tâm lý…[1],[2]. Ở trẻ nhỏ, giai đoạn tiểu học từ 7 đến 10 tuổi là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em thành trẻ vị thành niên. Trong giai đoạn này, trẻ thường có những chuyển biến về mức tăng trưởng thể chất cũng như tinh thần và là một giai đoạn phát triển quan trọng làm nền tảng cho những thời điểm tiếp theo trong cuộc đời trẻ. Việc cải thiện dinh dưỡng không chỉ quan trọng ở những năm đầu đời mà còn là một quá trình liên tục suốt những năm học đường đặc biệt là giai đoạn vị thành niên [3]. Lứa tuổi dậy thì đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục mới. Ở giai đoạn 10 tuổi, cứ mỗi năm lại tăng thêm 6 cm ở bé gái và tăng dần đến khi đạt được 9 cm một năm ở đội tuổi 12. Đỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ nam là 12 tuổi (5 cm/ năm) và đạt tối đa ở 14 tuổi (10 cm/ năm). Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần và tiệm cận 0 ở độ tuổi 15 ở nữ và 17 ở nam giới. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua
  12. 2 giai đoạn vị thành niên [4]. Trong giai đoạn này, cơ thể có nhiều cơ hội để khắc phục các tình trạng chậm tăng trưởng do thiếu dinh dưỡng ở các giai đoạn trước. Vai trò của một số loại vi chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D...đối với tăng trưởng ở trẻ em nói chung đã được đề cập từ lâu. Tuy nhiên, vitamin K2 gần đây mới được các nghiên cứu chứng minh có hiệu quả trong việc giúp xương chắc khỏe hơn. Vitamin K2 có tác dụng hoạt hóa protein osteocalcin giúp gắn canxi vào xương, do vậy có tác dụng làm tăng mật độ xương, giảm tốc độ loãng xương [5],[6]. Trường học cung cấp môi trường thể chất, xã hội và giáo dục cho trẻ em, có khả năng định hình hoạt động thể chất và hành vi ăn uống của trẻ. Do đó, việc tổ chức tại trường học những hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng và tổ chức/khuyến khích các hoạt động thể dục thể thao ở trẻ em tiểu học là vô cùng cần thiết để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho trẻ có thể phát huy được tối đa tiềm năng phát triển khi bước vào tuổi dậy thì [7]. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuộc Đồng Bằng sông Hồng, kinh tế xã hội tuy đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó cho đến nay chưa có nhiều thông tin về tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ từ 7-10 tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong phát triển thể chất của trẻ vì là nền tảng cho giai đoạn tăng tốc về tăng trưởng ở giai đoạn dậy thì. Hiện nay, trên cả nước nói chung và tại tỉnh Thái Bình nói riêng, chưa có nghiên cứu nào toàn diện về việc bổ sung vitamin K2 cũng như các biện pháp can thiệp để cải thiện mật độ xương và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Nhằm góp phần đề xuất biện pháp can thiệp để cải thiện tầm vóc người Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả bổ sung vitamin K2 và một số biện pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe xương ở trẻ em 7-10 tuổi tại huyện Tiền Hải, Thái Bình” nhằm mục tiêu:
  13. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 7 đến 10 tuổi ở 3 trường tiểu học huyện Tiền Hải, Thái Bình. 2. Xác định tình trạng sức khỏe xương (mật độ xương, khối lượng xương, nồng độ vitamin D, canxi ion và osteocalcin) ở trẻ em từ 7 đến 10 tuổi chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu. 3. Đánh giá hiệu quả bổ sung Vitamin K2 và một số biện pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe xương ở trẻ em từ 7 đến 10 tuổi chậm tăng trưởng chiều cao tại địa bàn nghiên cứu.
  14. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm phát triển chiều cao và các yếu tố ảnh hưởng 1.1.1. Đặc điểm phát triển chiều cao trẻ em Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản. Có năm nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ em: di truyền, môi trường, nội tiết, bệnh tật và khuynh hướng thời gian. Mô hình tăng trưởng thể chất của trẻ em không phải đứng yên mà thay đổi theo thời gian. Sự tăng trưởng của xương ở trẻ em sẽ quyết định đến chiều cao của một người sau này. Ở lứa tuổi tiểu học tốc độ tăng trưởng chiều cao khoảng 5,5cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm ở cả bé trai và bé gái. Giai đoạn tiền dậy thì là giai đoạn mà khẩu phần ăn (năng lượng và các chất dinh dưỡng) rất cần thiết cho phát triển cơ thể trẻ em trước khi dậy thì. Đối với lứa tuổi này, khẩu phần ăn (protein nguồn gốc động vật) và chiều cao của cha mẹ có mối liên quan dương tính với mức tăng chiều cao trẻ em [4]. Đặc điểm phát triển ở giai đoạn này là có sự tác động của hormone tăng trưởng GH có khả năng kích thích chiều dài của xương. Hàm lượng hormone này ở tuổi tiền dậy thì tăng lên và bên cạnh việc kích thích tăng trưởng, nó còn có chức năng điều chỉnh chuyển hóa protein, lipid và glucid [8]. Tuổi tiểu học là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Đây là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì tiếp theo, là giai đoạn có sự biến đổi nhanh cả về thể chất và tâm lý, nhưng cũng là giai đoạn rất dễ bị tổn thương khi bị thiếu hụt về dinh dưỡng. Đặc biệt trong giai đoạn những năm đầu tiên của cuộc đời, sự phát triển về trí tuệ và khả năng học tập của một con người được hình thành và phát triển hơn 50%, khoảng 30% tiếp theo được phát triển cho đến khi trẻ được 8 tuổi, từ đó trí tuệ con người sẽ tiếp tục phát triển trong quá trình
  15. 5 học tập và làm việc trong những năm tiếp theo. Điều này cho thấy, việc cải thiện dinh dưỡng không chỉ quan trọng ở những năm đầu đời, mà là một quá trình liên tục cả những năm tuổi học đường đặc biệt là giai đoạn vị thành niên [9]. Lứa tuổi dậy thì đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục mới. Ở giai đoạn 10 tuổi, cứ mỗi năm lại tăng 6cm ở bé gái và tăng dần đến khi đạt được 9cm một năm ở độ tuổi 12. Đỉnh tốc độ tăng trưởng của trẻ nam là 12 tuổi (5cm/năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (10cm/năm). Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần và tiệm cận 0 ở độ tuổi 15 ở nữ giới và 17 ở nam giới. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 tuổi, quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn vị thành niên [8]. Sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển chiều cao và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng như hormone tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1), steroid sinh dục và các receptor của các hormone. Tích lũy IGF-1 tương quan với sự phát triển giới tính và sự tương tác với các steroid sinh dục. Cụ thể là, sự tăng tiết các hormone sinh dục sẽ làm tăng tiết IGF-1 [10] . 1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao 1.1.2.1. Yếu tố di truyền Chiều cao là một đặc điểm nhân trắc học quan trọng của con người, có thể đo lường và ước tính được sự phân bố chiều cao trung bình trong quần thể. Những nghiên cứu trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 trên những cặp song sinh được nhận nuôi hoặc được chính sự chăm sóc trong gia đình cho thấy chiều cao là một đặc điểm mang tính di truyền [11],[12]. Yếu tố di truyền quyết định tiềm lực tối đa có thể đạt được (chiều cao, cân nặng) của một cá thể. Nhiều quan sát trên các chủng tộc người khác nhau
  16. 6 cho thấy có sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến chiều cao, cân nặng, vóc dáng của người trưởng thành. Tuy nhiên, số liệu điều tra và kết quả một số nghiên cứu cho thấy rằng sự khác nhau về tiềm năng tăng trưởng giữa các chủng tộc có thể do dinh dưỡng và môi trường hơn là do di truyền. Qua so sánh số liệu từ một số nước phát triển và kém phát triển nhận thấy ở các vùng đô thị với quần thể dân cư được nuôi dưỡng tốt thì chỉ 3% sự khác nhau về chiều cao và 6% về cân nặng là có thể quy cho chủng tộc; ngược lại, sự khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội và tình trạng dinh dưỡng giữa nông thôn và thành thị có thể lên đến 12% về chiều cao và 30% về cân nặng trong cùng một nhóm chủng tộc [1]. Chiều cao con người được kiểm soát bởi nhiều gen và cả yếu tố môi trường. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố gen có thể chiếm khoảng 60-80%, sự khác biệt về chiều cao giữa các cá thể và yếu tố môi trường chỉ khoảng 20-40% [13]. 1.1.2.2. Yếu tố môi trường ❖ Yếu tố dinh dưỡng Các nhà nghiên cứu cho rằng, tăng trưởng là tấm gương phản chiếu các điều kiện sống. Tăng trưởng kém là biểu hiện của nghèo đói, thiếu dinh dưỡng và khi điều kiện sống khá hơn thì tăng trưởng được cải thiện. Nhiều yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tăng trưởng đã được biết đến như tầng lớp xã hội, vùng đô thị và nông thôn, vùng địa lý, điều kiện nhà ở... Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, các nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển trẻ em là khẩu phần ăn kém, bệnh nhiễm trùng cao và kích thước khi sinh nhỏ [9]. Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm đặc biệt là sữa mẹ và sữa bò trong thời thơ ấu của trẻ cũng được cho là có liên quan đến việc tăng chiều cao, được coi là thước đo quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 653 trẻ em ở độ tuổi 2-18 tuổi ở Jeddah, Ả Rập Saudi năm 2015 bởi AbdulmoeinEidAl-Agha và cộng sự. Nghiên cứu này
  17. 7 nhằm xác định mối liên quan giữa chế độ ăn uống (hàng ngày, hàng tuần và hiếm khi) với chiều cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với chiều cao, việc tiêu thụ protein, rau, sữa và chế phẩm từ sữa, chất béo, thức ăn nhanh và đồ ngọt với những tần suất khác nhau như hàng ngày, hàng tuần và hiếm khi có những tác dụng khác nhau đối với sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Những trẻ ăn đủ và phù hợp các nhóm thực phẩm cũng như cung cấp đầy đủ năng lượng hàng ngày có xu hướng chiều cao tốt hơn so với những trẻ khác [14]. Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa yếu tố dinh dưỡng với sự tăng trưởng và phát triển chiều cao của trẻ. Việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn và vi chất hợp lý không chỉ có thể giúp trẻ bình thường có được chiều cao tốt hơn mà còn có thể giúp những trẻ bị suy dinh dưỡng có thể phục hồi và phát triển bình thường. *Vitamin D Vitamin D là yếu tố thiết yếu để duy trì mức độ bình thường của canxi và phosphat trong máu, từ đó cần thiết đối với quá trình khoáng hóa bình thường ở xương, co cơ, dẫn truyền thần kinh và các chức năng chung ở tất cả tế bào trong cơ thể. Vitamin D sẽ phát huy những tác dụng đó sau khi chuyển hóa thành dạng hoạt động, 1,25-dihydroxyvitamin D [1,25(OH)2D], hoặc calcitriol. Chất này sẽ điều hòa quá trình phiên mã của một số gen phụ thuộc vào vitamin D mã hóa các protein vận chuyển canxi và protein chất nền xương. Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương. Vitamin D có vai trò: tăng cường quá trình cốt hóa xương, thông qua cơ chế phân phối phosphocanxi; làm tăng sự thấp thu canxi ở thành ruột dưới dạng liên kết (vitamin D - Ca ++); kích thích sự tái hấp thu các muối phosphat ở ống thận, giúp cơ thể tiết kiệm được nguồn dự trữ phosphat; Vitamin D làm tăng hoạt lực enzymphosphatase của xương, làm giảm sự bài tiết canxi qua thành ruột già; Ngoài ra, vitamin D còn tham gia điều hòa chức năng của một
  18. 8 số gen, tham gia một số chức năng bài tiết insulin, hormone cận giáp, hệ miễn dịch, phát triển hệ sinh sản ở nữ giới [15]. Thiếu vitamin D, xương sẽ mất canxi, phospho, trở nên mềm xốp, dễ gãy. Đó là chứng còi xương ở trẻ em hoặc xốp xương ở người trưởng thành. Ngoài ra, thiếu vitamin D cũng gây rối loạn hấp thu canxi và phospho, có thể gây ra những biểu hiện cấp tính như cơn co giật tetani. Thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ có thể gây chậm tăng trưởng ở trẻ nhỏ và gây ra những dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh còi xương [16]. *Vitamin K Vitamin K là tên gọi dành cho một nhóm các chất có cấu trúc liên quan đến nhau, bao gồm: vitamin K1 (phylloquinone) có trong thực phẩm, vitamin K2 (menaquinone- viết tắt là MK) được sản xuất bởi các vi khuẩn ở ruột già và vitamin K3 (menadione) là một loại thuốc tổng hợp. Vitamin K2 là một nhóm các loại vitamin thường được gọi là menaquinones (viết tắt là MK), được tổng hợp và sản xuất ra bởi vi khuẩn đường ruột của các loại động vật có xương sống. Trong cấu trúc phân tử, sự lặp lại của các chuỗi isoprenoid thường từ 4- 13 lần, do đó, tạo ra các phân tử vitamin K2 có chiều dài khác nhau, được gọi tên từ MK-4 đến MK-13. Các sản phẩm từ động vật, ví dụ như thịt, trứng, sữa, và các sản phẩm lên men, ví dụ như như pho mát, sữa chua là những nguồn cung cấp chủ yếu vitamin K2. Dạng vitamin K2 phổ biến nhất trong các sản phẩm từ động vật là MK-4 nhưng MK-7 lại là dạng vitamin K2 được nhiều nghiên cứu sử dụng hơn cả [17]. Quá trình tạo cốt bào sản xuất ra osteocalcin, giúp lấy canxi từ tuần hoàn máu và gắn vào ma trận xương. Osteocalcin là một protein không phải collagen điển hình khá đặc hiệu cho quá trình tạo xương. Osteocalcin do tạo cốt bào tổng hợp phụ thuộc ba vitamin: vitamin D, vitamin K, vitamin C và bị ức chế bởi PTH, glucocorticoid, coumarin. Ở người trẻ, nồng độ osteocalcin huyết thanh
  19. 9 dao động 2-12 ng/mL. Nồng độ osteocalcin tăng lên theo tuổi và ở nữ cao hơn nam đặc biệt là phụ nữ sau 50 tuổi trong 15 năm đầu mãn kinh. Osteocalcin có ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa xương vì osteocalcin có thể gắn với các chất khoáng có trong xương, do đó có thể giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, các tế bào osteocalcin mới hình thành lại ở dạng chưa hoạt động và cần có vitamin K2 để được hoạt hóa hoàn toàn (thông qua quá trình carboxyl hóa) và có thể gắn với canxi [18],[19]. Số lượng osteocalcin được carboxyl hóa (cOC) là một phương pháp tốt để đánh giá tình trạng vitamin K của cơ thể [20],[21],[22]: nếu tỷ lệ osteocalcin chưa được carboxyl hóa (ucOC) cao chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu vitamin K và ngược lại. Một chỉ số khác để đánh giá tình trạng vitamin K của cơ thể là sử dụng chỉ số UCR. Chỉ số UCR chính là tỷ lệ ucOc:cOC. Nếu chỉ số UCR cao chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu vitamin K và ngược lại. Vitamin K2 còn giúp canxi không bị lắng đọng ở các thành mạch máu. Protein điều chỉnh quá trình canxi hóa là protein MGP là một loại protein phụ thuộc vitamin K, được các tế bào cơ trơn sản xuất ra và có chức năng điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể [23]. Các nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi đã gợi ý rằng, nồng độ osteocalcin chưa được carboxyl hóa (ucOC) trong huyết thanh và chỉ số UCR là những chỉ số đáng tin cậy và ổn định để đánh giá tình trạng vitamin K của xương. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin K có thể giúp cải thiện lượng khoáng chất trong xương, giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương ở trẻ em [5]. Trên đối tượng trẻ em, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa hàm lượng ucOC huyết thanh, tình trạng vitamin K trong cơ thể và sức khỏe xương. Nghiên cứu của Summeren và cộng sự vào năm 2001 trên 86 trẻ em khỏe mạnh từ 3- 18 tuổi cho thấy, nồng độ ucOC và cOC ở trẻ em cao hơn ở người lớn (31,3 so với 3,6 và 15,4 so với 4,7; p
  20. 10 p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2