intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: Loan Loan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại 02 xã của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2015-2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện tỉnh Bến Tre

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng năm 2018 Phùng Ngọc Tám
  2. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng và cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng, Bộ môn và các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên đã trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng – Vụ Tổ Chức Cán Bộ - Bộ Y Tế; PGS.TS Đàm Thị Tuyết – Trưởng Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, là những người Thầy, Cô đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ và nhân viên Khoa Y tế công cộng, Ban giám hiệu Trường Trung cấp Y tế Bến Tre đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y Tế tỉnh Bến Tre, Ban giám đốc Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Bến Tre, Ban giám đốc Trung Tâm Y tế huyện Châu Thành, Ban giám đốc Trung Tâm Y tế huyện Mỏ Cày Nam, các anh, chị, em cán bộ, nhân viên y tế xã và các anh, chị, em cộng tác viên xã hội đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân. Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2018 Phùng Ngọc Tám
  3. iii BẢNG CÁC KÝ HIỆU, BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa chữ Ae. aegypti Aedes aegypti Ae. albopictus Aedes albopictus BI Breteau Index (Chỉ số DCCN có bọ gậy/lăng quăng/100 nhà điều tra) CI Container Index (Chỉ số DCCN có bọ gậy/ 100 DCCN điều tra) CSHQ Chỉ số hiệu quả CSMĐM Chỉ số mật độ muỗi CSMĐBG Chỉ số mật độ bọ gậy CBYT Cán bộ y tế COMBI Applying Commmunication-for-Behavioural-Impact (Áp dụng truyền thông tác động về hành vi) CTV Cộng tác viên DEN-1 Dengue typ 1 DEN-2 Dengue typ 2 DEN-3 Dengue typ 3 DEN-4 Dengue typ 4 DI Density Index (Chỉ số mật độ muỗi/ Số nhà điều tra) DCCN Dụng cụ chứa nước DCPT Dụng cụ phế thải ELISA Enzyme Linked Immunorbent Assay (Thử nghiệm miễn dịch gắn men) HGĐ Hộ gia đình HI House Index
  4. iv (Chỉ số nhà có bọ gậy/lăng quăng/100 nhà điều tra) HQCT Hiệu quả can thiệp IgG, IgM Immunoglobulin ( Kháng thể) KAP Knowledge- Attitude- Practice (Kiến thức- Thái độ- Thực hành) LQ-BG Lăng quăng/bọ gậy PAHO Pan American Health Organization (Tổ chức y tế phụ trách châu Mỹ) PCSXHD Phòng, chống sốt xuất huyết Dengue SXHD Sốt xuất huyết Dengue SXHS Sốt xuất huyết Dengue sốc TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng TT-GDSK Truyền thông - giáo dục sức khoẻ TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới TTYT Trung tâm Y tế TYTX Trạm y tế xã YT Y tế UBND Uỷ ban nhân dân Tổ NDTQ Tổ Nhân dân tự quản VSMT Vệ sinh môi trường WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) WPRO Western Pacific Region Office (Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương)
  5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii CHỮ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC v DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix DANH MỤC HÌNH x DANH MỤC HỘP xi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue 3 1.2. Căn nguyên và một số yếu tố liên quan đến bệnh sốt xuất huyết Dengue 10 1.3. Một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 17 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.2. Địa điểm nghiên cứu 30 2.3. Thời gian nghiên cứu 31 2.4. Phương pháp nghiên cứu 31 2.5. Các chỉ số nghiên cứu 36 2.6. Nội dung và phương pháp can thiệp 37 2.7. Sơ đồ tổng hợp quá trình nghiên cứu 46 2.8. Kỹ thuật thu thập số liệu 47 2.9. Vật liệu nghiên cứu 51 2.10. Phương pháp khống chế sai số 52 2.11. Phương pháp xử lý số liệu 53 2.12. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 55
  6. vi Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2010 - 2014 56 3.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD 69 tại 2 huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre Chương 4. BÀN LUẬN 81 4.1. Một số đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2010 - 2014 81 4.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD 91 tại 2 xã huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre Chương 5. KẾT LUẬN 106 1. Một số đặc điểm dịch tễ SXHD ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ 106 Cày Nam, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2010 – 2014. 2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống SXHD 106 tại 2 xã huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre KHUYẾN NGHỊ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 Phụ lục
  7. vii DANH MỤC BẢNG STT Nội dung Trang Bảng 2.1. Phân bố hành chính địa phương nghiên cứu 33 Bảng 3.1. Tình hình mắc, chết do sốt xuất huyết Dengue trên 100.000 dân giai đoạn 2010 - 2014 56 Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo tháng tại huyện Châu Thành và Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre 57 Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2010 - 2014 theo địa dư 58 Bảng 3.4. Tỉ lệ mắc SXHD giai đoạn 2010 - 2014 theo nhóm tuổi 58 Bảng 3.5. Mối tương quan giữa quan giữa nhiệt độ trung bình với số ca mắc SXHD trung bình giai đoạn 2010 - 2014 60 Bảng 3.6. Mối tương quan quan giữa lượng mưa trung bình với số ca mắc SXHD trung bình giai đoạn 2010 – 2014 61 Bảng 3.7. Mối tương quan giữa nhiệt độ trung bình với chỉ số côn trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Châu Thành 62 Bảng 3.8. Mối tương quan giữa nhiệt độ trung bình với chỉ số côn trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Mỏ Cày Nam 63 Bảng 3.9. Mối tương quan giữa lượng mưa trung bình với chỉ số côn trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Châu Thành 64 Bảng 3.10. Mối tương quan giữa lượng mưa trung bình với chỉ số côn trùng giai đoạn 2010 - 2014 của huyện Mỏ Cày Nam 65 Bảng 3.11. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 69 Bảng 3.12. Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức đúng về muỗi truyền bệnh của người dân 70
  8. viii Bảng 3.13. Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức đúng về các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue 71 Bảng 3.14. Hiệu quả can thiệp cải thiện thực hành đúng về các biện pháp dự phòng bệnh SXHD 72 Bảng 3.15. Hiệu quả can thiệp cải thiện kiến thức - thực hành đúng trong dự phòng bệnh SXHD của người dân 73 Bảng 3.16. Giám sát khả năng sống của cá trong các DCCN tại các điểm nuôi 74 Bảng 3.17. Giám sát các chỉ số côn trùng trước và sau khi thả cá 75 Bảng 3.18. So sánh tỷ lệ hộ gia đình đậy kín dụng cụ chứa nước ở xã can thiệp 75 Bảng 3.19. So sánh tỷ lệ dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình có thả cá trước và sau can thiệp 76 Bảng 3.20. So sánh tỉ lệ mắc/ chết do sốt xuất huyết Dengue tại xã can thiệp và xã chứng sau 2 năm can thiệp 78
  9. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Nội dung Trang Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2010 - 2014 theo giới tính 59 Biểu đồ 3.2. Các chỉ số giám sát côn trùng giai đoạn 2010 - 2014 59 Biểu đồ 3.3. Chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti tại xã can thiệp (A) và xã đối chứng (B) sau 2 năm can thiệp 76 Biểu đồ 3.4. Chỉ số nhà có bọ gậy tại xã can thiệp và xã đối chứng 77 Biểu đồ 3.5. Chỉ số DCCN có bọ gậy tại xã can thiệp và xã đối chứng 77 Biểu đồ 3.6. Chỉ số Breteau tại xã can thiệp và xã đối chứng 78
  10. x DANH MỤC HÌNH STT Nội dung Trang Hình 1.1. Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết trên thế giới của WHO 4 Hình 1.2. Muỗi Aedes aegypti và Aedes alpopictus trưởng thành 11 Hình 1.3. Vòng đời và trứng của muỗi Aedes aegypti 13 Hình 1.4. Khả năng lan truyền vi rút Dengue của muỗi Aedes aegypti 13 Hình 1.5. Giáp xác Mesocyclops đang ăn bọ gậy muỗi truyền bệnh 20 Hình 1.6. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia 25 Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Bến Tre 30
  11. xi DANH MỤC HỘP STT Nội dung Trang Hộp 3.1. Kết quả thảo luận nhóm của người dân và các cộng tác viên 66 Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm y tế huyện 66 Hộp 3.3. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo xã 67 Hộp 3.4. Kết quả phỏng vấn sâu các lãnh đạo trạm Y tế xã 68 Hộp 3.5. Kết quả thảo luận nhóm của người dân và các cộng tác viên sau can thiệp 79 Hộp 3.6. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm y tế huyện sau can thiệp 79 Hộp 3.7. Kết quả phỏng vấn sâu Phó chủ tịch xã sau can thiệp 80 Hộp 3.8. Kết quả phỏng vấn sâu các Trưởng trạm y tế xã sau can thiệp 80
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue (hay còn gọi là sốt xuất huyết) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn đốt. Bệnh có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong tương đối cao [34] với sự có mặt ở hơn 125 nước trên thế giới [89], ảnh hưởng đến kinh tế xã hội ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [73], [77]. Hiện nay sốt xuất huyết Dengue được coi là một trong số các bệnh truyền nhiễm quan trọng nhất trên thế giới với hơn 50% dân số thế giới sinh sống ở những nơi có nguy cơ mắc bệnh và khoảng 50% sống ở các quốc gia có lưu hành bệnh sốt xuất huyết [73], [115]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 2,5 - 5% [115]. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. Năm 2014, được ghi nhận có 32.049 số ca mắc sốt xuất huyết và 20 trường hợp tử vong [9]. được ghi nhận có 32.049 số ca mắc sốt xuất huyết và 20 trường hợp tử vong [9]. Theo Bộ y tế, năm 2017, cả nước ghi nhận 181.054 trường hợp mắc SXH, trong đó có 152.659 ca nhập viện với 30 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 số ca mắc tăng 2,7%, số ca tử vong giảm 9 trường hợp. Tỷ lệ tử vong của nước ta năm 2017 là 0,03% trên tổng số ca mắc, thấp hơn các nước như Malaysia (0,23%), Philippines (0,24%), Campuchia (0,23%)…[1]. Trước đây dịch chỉ xuất hiện ở thành phố, thị xã, nay lan rộng đến nông thôn [34]. Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhưng SXHD vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng to lớn. Theo nghiên cứu thì số tử vong do SXHD ở khu vực phía Nam chiếm tỉ lệ trên 80% tổng số tử vong của cả nước [47].
  13. 2 Bến Tre là tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi, kênh mương nhiều. Khí hậu tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C - 270C. Đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi, lăng quăng phát triển cũng như bệnh sốt xuất huyết xuất hiện. Năm 2015 ghi nhận 1084 ca mắc trong đó có 01 cas tử vong. Năm 2016 số mắc sốt xuất huyết Dengue của toàn tỉnh là 3.230 ca sốt xuất huyết trong đó có 2 ca tử vong. Năm 2017, toàn tỉnh ghi nhận 1.132 ca mắc sốt xuất huyết, 01 ca tử vong [49]. Tuy số ca mắc và tử vong tại tỉnh Bến Tre không phải cao nhất trong khu vực nhưng diễn biến bệnh sốt xuất huyết vẫn còn phức tạp. Vậy vấn đề đặt ra là thực trạng Sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bến Tre ra sao? Các yếu tố nào liên quan đến Sốt xuất huyết Dengue ? Giải pháp nào phù hợp với cộng đồng để giảm thiểu vấn đề đó? Để trả lời cho những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại hai huyện tỉnh Bến Tre”, nhằm thực hiện 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue ở huyện Châu Thành và huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2010 – 2014. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại 02 xã của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2015-2017.
  14. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue 1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới 1.1.1.1. Lịch sử dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) hiện được coi là một trong số các bệnh truyền nhiễm quan trọng nhất trên thế giới. Từ những năm 265 - 420 sau Công nguyên, ở triều đại nhà Tần - Trung Quốc đã ghi nhận trong sử sách những triệu chứng của loại bệnh tương thích với bệnh sốt xuất huyết (SXH) hiện nay [72], [89]. Tại thời điểm đó, người ta cho rằng bệnh SXH có nguồn gốc từ một loại chất độc trong nước và liên quan đến côn trùng bay [71]. Sau đó vào khoảng các năm 1635 và 1699 ở Tây Ấn và Trung Mỹ các bệnh dịch giống với bệnh SXH, với các bệnh tương tự đã xảy ra và lây lan khắp khu vực [72]. Năm 1780 một vụ dịch lớn xảy ra ở Philadelphia, Pennsylvania. Sau đó các trận dịch lớn đã xảy ra trong thế kỷ 18 đến thế kỷ 20 ở bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ và Nam Mỹ, đảo Caribe và lưu vực sông Mississippi, vụ bùng phát cuối cùng xảy ra vào năm 1945 ở New Orleans [72]. Sự gia tăng dịch bệnh trong Thế chiến thứ II, khi quân đội bắt đầu phân tán trên đất liền và sử dụng phương tiện giao thông hiện đại trong và giữa các quốc gia, do đó dịch bệnh SXH trở nên bùng phát mạnh hơn. Vào cuối chiến tranh, do sự phát triển của vấn đề giao thông, vận chuyển và đô thị hóa đã dẫn đến sự gia tăng truyền bệnh SXH ở nhiều nước Đông Nam Á và sau đó là sự xuất hiện các dạng bệnh SXH [73], [74]. Cuối cùng, căn nguyên vi rút và sự lây lan của muỗi cũng đã được xác định trong thế kỷ 20 [72]. 1.1.1.2. Thực trạng sốt xuất huyết Dengue trên thế giới Trong nửa thế kỷ qua, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trên toàn thế giới đã tăng 30 lần, với ước tính xấp xỉ 390 triệu ca nhiễm/năm. Những năm 2014 và 2015 được mô tả bởi sự bùng phát bệnh sốt xuất huyết trên toàn thế giới, là mối đe
  15. 4 dọa đối với sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là ở các nước châu Á [109]. Sự lây lan về mặt địa lý của cả véc tơ muỗi và vi rút đã dẫn đến sự gia tăng toàn cầu của dịch bệnh sốt xuất huyết và xuất hiện những hình thái nghiêm trọng trong 25 năm qua [85]. Từ những năm 1950, chỉ có 9 quốc gia báo cáo có dịch sốt xuất huyết thì cho đến nay sốt Dengue hiện đang là mối quan ngại về sức khoẻ cộng đồng ở hơn 100 quốc gia [76]. Số lượng trung bình các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết được báo cáo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tăng từ 908 trường hợp trong giai đoạn 1950 - 1999 lên 514.139 trường hợp trong giai đoạn 1990 - 1999 [76]. Theo ước tính hiện nay có khoảng 3,6 tỷ người hiện đang sinh sống ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi lưu hành các loại vi rút sốt xuất huyết [68], [73], [117]. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, ước tính khoảng từ 50 đến 200 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết, 500.000 trường hợp mắc SXH nặng và hơn 20.000 trường hợp tử vong vì bệnh sốt xuất huyết xảy ra hàng năm [97]. Tỉ lệ hiện nhiễm toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây đặc biệt là ở Đông Nam Á và đang có dấu hiệu tiếp tục gia tăng [88]. Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới [116] Hình 1.1. Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới của WHO năm 2011
  16. 5 Năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp loại Dengue là căn bệnh do vi rút gây ra quan trọng nhất trên thế giới [115] do sự xuất hiện và lây lan rộng của vi rút và véc tơ ở các khu vực trước đây không bị ảnh hưởng cũng như gánh nặng bệnh tật và sự ảnh hưởng về kinh tế xã hội do nó mang lại [70], [73], [116]. Ở hầu hết các quốc gia, gánh nặng chính của tỷ lệ bệnh tật và tử vong này chủ yếu là ở trẻ em [78], [79]. Ở Châu Mỹ, ước tính tổng chi phí cho SXH hàng năm là 2,1 tỷ đô la Mỹ [97]. Một nghiên cứu của 12 nước ở Đông Nam Á cho thấy tổng gánh nặng kinh tế hàng năm do SXH mang lại là 950 triệu USD [99]. Thực tế con số có thể sẽ lớn hơn rất nhiều do sự giám sát bệnh vẫn còn hạn chế, báo cáo chưa đầy đủ cũng như việc chẩn đoán bệnh còn bị bỏ sót [66], [73], [98]. Mặc dù con số thống kê về số người mắc cũng như sự ảnh hưởng về kinh tế xã hội còn khác nhau giữa các nghiên cứu, nhưng không thể phủ nhận sự có mặt, lây lan của SXH tại tất cả các khu vực trên thế giới. Nghiên cứu của Raghwani J cho thấy phần lớn gánh nặng bệnh tật chỉ hạn chế ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [91] cũng như gần 75% dân số toàn cầu tiếp xúc với bệnh sốt xuất huyết sống ở châu Á Thái Bình Dương [114], [115]. Tuy nhiên vào năm 2014, lần đầu tiên trong hơn 70 năm một đợt dịch sốt xuất huyết đã xảy ra ở Nhật Bản mặc dù đây là đất nước có khí hậu ôn đới. Qua phân tích, các nhà khoa học cho thấy dịch SXH xảy ra ở Nhật Bản là kết quả của việc đi du lịch quốc tế từ các nước Đông Nam Á. Năm 2014, dịch sốt xuất huyết cũng đã ảnh hưởng đến một số quốc gia Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản [108], [112]. Một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ các ca sốt xuất huyết nặng ở khu vực Đông Nam Á cao gấp 18 lần khu vực Châu Mỹ [99], [114]. Trong năm 2011, khu vực Đông Nam Á có tổng số 244.855 trường hợp mắc bệnh, trong đó 839 trường hợp tử vong, chiếm 0,34%. Trong đó Philippines là nước có tỷ lệ mắc SXHD cao
  17. 6 nhất trong khu vực với 125.975 trường hợp, 675 người tử vong. Việt Nam đứng hàng thứ 2 với 69.680 ca mắc mới, 61 người tử vong [58]. Tại Úc, SXHD không phải là bệnh phổ biến, tuy nhiên ở phía Bắc Queensland đã ghi nhận các trường hợp mắc SXH từ khu vực Đông Nam Á đem lại [83]. Khu vực Châu Mỹ, mặc dù không có sự xuất hiện của SXHD cho đến giữa thế kỷ 20, nhưng đến năm 2010 hầu hết các nước ở Châu Mỹ đều xảy ra dịch với chu kỳ xuất hiện từ 3 - 5 năm [69], [115] với quy mô ngày càng tăng đặc biệt là ở Mỹ Latinh [97] với hơn 1,6 triệu ca sốt xuất huyết, trong số đó 49.000 ca là SXHD thể nặng. Vào năm 2013, ở Châu Mỹ có hơn 2 triệu trường hợp mắc SXH (trong đó 32.270 trường hợp nặng), tỷ lệ mắc là 404,35/100.000 dân và 1175 trường hợp tử vong (trường hợp tử vong = 0,05%) [119]. Chỉ có hai nước ở châu Mỹ La tinh không có sự xuất hiện của SXHD là Uruguay và Chile [95]. Do sự hồi sinh của bệnh sốt xuất huyết và các véc tơ ở châu Mỹ trong những thập kỷ gần đây, Tổ chức Y tế khu vực Châu Mỹ đã một lần nữa đưa ra “Chiến lược Quản lý tổng hợp để phòng chống sốt xuất huyết " và phấn đấu để giảm bệnh tật và giảm gánh nặng kinh tế do SXHD mang lại [115]. Kể từ năm 1960 đến 2010 có 22 nước Châu Phi đã báo cáo xuất hiện các trường hợp SXHD hoặc bùng phát thành dịch [57], [100], [111] và cho đến nay có 32 quốc gia ở Châu Phi đã ghi nhận sự xuất hiện của vi rút Dengue [80]. Trong số 96 triệu ca nhiễm trên toàn thế giới thì châu Phi chiếm 16% tương tự như ở Mỹ Latinh (≈14%) [60]. Do đặc điểm riêng của sốt rét trên toàn khu vực châu Phi, phần lớn (> 70%) các trường hợp sốt, bao gồm cả xuất huyết, có khả năng được chẩn đoán nhầm và điều trị như bệnh sốt rét Plasmodium malaria [75]. Điều này tác động tiêu cực đến bức tranh toàn diện của dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết trong khu vực và cho thấy sư cần thiết của
  18. 7 việc giám sát thường xuyên dịch bệnh cũng như các hoạt động dự phòng có liên quan. Khu vực Đông Địa Trung Hải trong 2 thập kỷ qua đã có nhiều đợt bùng phát SXHD ở 3 quốc gia - Ả Rập Saudi, Pakistan và Yemen. Năm 2011, thành phố Lahore ở Pakistan đã trải qua một dịch sốt xuất huyết Dengue lớn với 21.685 trường hợp mắc và 350 trường hợp tử vong [82], [92]. Tại Châu Âu dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue cuối cùng ở châu Âu xảy ra vào khoảng năm 1926 đến năm 1928 ở Hy Lạp. Dịch này có liên quan đến Aedes aegypti và có tỷ lệ tử vong cao [115]. Cho đến những năm 1990 khi Aedes albopictus có mặt tại Châu Âu thì bệnh dịch đã quay trở lại. Ngày nay, dịch SXHD đã được phát hiện tại Pháp, Croatia và một số quốc gia khác ở châu Âu [93]. Như vậy, mặc dù Châu Âu không bị sốt xuất huyết trong phần lớn thế kỷ 20, tuy nhiên do sự phát triển toàn cầu của bệnh sốt xuất huyết Dengue đã ảnh hưởng đến khu vực vào thời điểm hiện tại [89]. Như vậy SXHD đã xuất hiện ở hầu hết các nước, ở các khu vực trên thế giới với các tần suất khác nhau. Hiện nay SXHD cũng được coi là bệnh truyền nhiễm quan trọng nhất trên thế giới khi hơn 50% dân số thế giới sinh sống ở những nơi có nguy cơ mắc bệnh và khoảng 50% sống ở các quốc gia lưu hành bệnh sốt xuất huyết, trong đó có khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cụ thể Việt Nam là một điểm nóng của bệnh SXHD [89]. 1.1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam Tại Việt Nam, từ năm 1913, Gaide đã thông báo về bệnh Dengue cổ điển tại miền Bắc và miền Trung. Năm 1929, Boyé có viết về một vụ dịch Dengue cổ điển (1927) ở miền Nam [43], [54]. Năm 1958, lần đầu tiên Chu Văn Tường và cộng sự căn cứ trên một số bệnh nhi ở bệnh viện Bạch Mai, các tác giả đã đưa ra thông báo về một vụ dịch nhỏ sốt xuất huyết ở Hà Nội. Tới tháng 8 năm 1963, dịch SXH xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long với tổng số
  19. 8 bệnh nhân được thông báo là 331, trong đó có 116 trẻ em tử vong. Trong vụ dịch này Halstead và cộng sự đã phân lập được vi rút D2 [43], [54]. Tiếp sau đó, vụ dịch sốt Dengue lớn đã xảy ra ở 19 tỉnh, thành phố ở miền Bắc năm 1969. Từ năm 1970 đến năm 1974, dịch xảy ra lẻ tẻ ở một số địa điểm trong nội thành Hà Nội với số bệnh nhân từ vài chục tới hàng trăm trường hợp phải vào viện điều trị tại các bệnh viện. Trong thời gian đó, dịch cũng lan ra các thành phố, thị xã, thị trấn và cả các vùng nông thôn. Cho đến nay, SXHD tăng dần và lan rộng ra cả nước, từ các thành phố đông dân lan về các thị trấn nông thôn, khoảng cách thời gian giữa các vụ dịch cũng gần nhau hơn [43], [54]. Mặc dù chương trình kiểm soát sốt xuất huyết Dengue quốc gia đã có từ năm 1998, sốt Dengue vẫn là một vấn đề sức khoẻ ở Việt Nam. Sốt xuất huyết và sốt xuất huyết Dengue là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhập viện, chiếm tới 1.000.866 trường hợp được báo cáo tại Việt Nam trong giai đoạn 1991-2004, con số cao nhất ở Tây Thái Bình Dương [113]. Dịch sốt Dengue/SXHD bùng nổ theo chu kỳ với khoảng cách trung bình từ 4 - 5 năm [47], năm 1998 cả nước ghi nhận số trường hợp mắc là 234.920 và 377 trường hợp tử vong, năm 2010 với 128.710 ca mắc, 109 ca tử vong. Giai đoạn 2011 - 2013, số ca mắc và tử vong giảm xuống theo qui luật chung do miễn dịch cộng đồng sau vụ dịch năm 2010 [8]. Sốt Dengue /SXHD lưu hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng (miền Bắc), sông Cửu Long (miền Nam) và dọc theo bờ biển miền Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi véc tơ sinh sống. Ở những nơi khác, nếu có, bệnh được coi như là kết quả của sự xâm nhập vi rút Dengue từ vùng có bệnh dịch lưu hành tới. Mức độ lan rộng của sốt Dengue /SXHD tùy thuộc vào sự phát triển giao thông và sự giao lưu của dân cư giữa các vùng. Ở những vùng núi, cao nguyên biên giới phía Bắc, không thấy xuất hiện bệnh, kể cả những năm có dịch lớn [56].
  20. 9 Do đặc điểm địa lý và khí hậu nên khu vực miền Nam Việt Nam là khu vực có tỷ lệ mắc SXHD cao nhất cả nước [12], [47] với trên 85% ca mắc và 90% ca tử vong và tiếp tục có xu hướng gia tăng [6]. Trong giai đoạn từ 2001 - 2011 có 76,9% ca mắc SXHD và 83,3% ca tử vong do SXHD là ở 20 tỉnh phía Nam [54]. Nguyên nhân có thể do đặc điểm khí hậu, địa lý nhiều kênh ngòi, sông nước và tập quán của người dân tích trữ nước trong lu, vại, chum...đã tạo điều kiện cho dịch bệnh gia tăng [12], [16]. Mặc dù vậy, những năm trở lại đây số ca mắc tại các tỉnh Bắc bộ cũng gia tăng nhất là Hà Nội có xu hướng tăng nhanh và là điểm nóng của sốt xuất huyết của toàn miền Bắc [62], [64], [90]. Năm 2013, khu vực Miền Bắc chỉ ghi nhận một số ổ dịch có tính tản phát, phân bố rải rác tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, các ổ dịch ở quy mô nhỏ [11]. Do vấn đề bệnh dịch xuất hiện phức tạp và rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước nên việc kiểm soát và có những biện pháp ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết là vấn đề vô cùng có ý nghĩa. Nghiên cứu được quy luật, dự đoán được mô hình bệnh tật sẽ làm giảm gánh nặng bệnh tật và kinh tế [56]. 1.1.3. Tình hình mắc bệnh và tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại Bến Tre Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh dịch lưu hành trên 08 huyện 01 thành phố của tỉnh Bến Tre, nhưng tập trung chủ yếu là các huyện vùng hạ của tỉnh như Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại…là những huyện vùng biển người dân có tập quán chứa nước mưa để uống và sinh hoạt. Tuy tỉnh Bến Tre không nằm trong số 10 tỉnh có số mắc (54/100.000 dân) cao nhất cả nước nhưng đứng hàng thứ 7 các tỉnh có tỷ lệ chết/ mắc SXHD cao nhất cả nước với 0,14% [36]. Hàng năm ngành y tế tỉnh Bến Tre đều xây dựng kế hoạch hoạt động phòng chống sốt xuất huyết đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết khống chế không để dịch lớn xảy ra. Kế hoạch tập trung chủ yếu vào việc làm thay đổi hành vi kiểm soát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2