Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn ung thư ở bệnh nhân nghi ung thư phổi. Đánh giá kết quả chẩn đoán ung thư phổi qua sinh thiết niêm mạc phế quản bằng nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y HOÀNG THỊ BÍCH VIỆT NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG Ở BỆNH NHÂN NGHI UNG THƢ PHỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – NĂM 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y HOÀNG THỊ BÍCH VIỆT NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG Ở BỆNH NHÂN NGHI UNG THƢ PHỔI Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 972 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ HÀ NỘI – NĂM 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hƣớng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hƣớng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và đƣợc công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chƣa từng đƣợc công bố. Nếu có điều gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Bích Việt
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn chân thành, nhân dịp hoàn thành luận án tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới: Ban giám đốc, Phòng đào tạo sau Đại học, Bộ môn Nội Hô hấp, Học viện Quân y. Ban Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, khoa Nội soi Chẩn đoán và Can thiệp, khoa Ung bướu, khoa Giải phẫu bệnh và một số khoa phòng khác trong bệnh viện đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Ngọc Sỹ người thầy trực tiếp hướng dẫn luận án, đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo phương pháp luận khoa học, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ; những người thân trong gia đình đã sát cánh cùng tôi, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong những năm học vừa qua. Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên để tôi có thể hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2020 Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Bích Việt
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ, sơ đồ Danh mục hình ảnh ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƢ PHỔI ..................................................... 3 1.1.1. Tình hình ung thƣ phổi trên thế giới ............................................... 3 1.1.2. Tình hình ung thƣ phổi tại Việt Nam .............................................. 4 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây ung thƣ phổi ............................................. 5 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng và phân loại giai đoạn ung thƣ phổi ................ 9 1.2. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƢ PHỔI ............ 16 1.2.1. Một số phƣơng pháp chẩn đoán hình ảnh ..................................... 16 1.2.2. Kỹ thuật xâm nhập chẩn đoán ung thƣ phổi ................................. 19 1.2.3. Các dấu ấn ung thƣ........................................................................ 22 1.2.4. Chẩn đoán mô bệnh học trong ung thƣ phổi ................................. 25 1.3. NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG ............................................ 25 1.3.1. Lịch sử ........................................................................................... 25 1.3.2. Nguyên lý ...................................................................................... 26 1.3.3. Các nghiên cứu về nội soi phế quản huỳnh quang ....................... 28 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 34 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 34 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ...................................................................... 34
- 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 35 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 35 2.2.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 35 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 37 2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu ............................ 44 2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 49 2.2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................. 50 2.2.6. Hạn chế của nghiên cứu. ............................................................... 50 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 53 3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, MỘT SỐ DẤU ẤN UNG THƢ CỦA BỆNH NHÂN NGHI UNG THƢ PHỔI ......................... 53 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn ung thƣ của bệnh nhân nghi ung thƣ phổi................................................................... 53 3.1.2. Kết quả chẩn đoán của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ................... 62 3.2. KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN UNG THƢ PHỔI BẰNG SINH THIẾT NIÊM MẠC PHẾ QUẢN QUA NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG Ở BỆNH NHÂN NGHI UNG THƢ PHỔI .................................. 68 3.2.1. Hình ảnh nội soi phế quản của nhóm bệnh nhân nghiên cứu và so sánh kết quả của nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng .................... 68 3.2.2. Kết quả chẩn đoán ung thƣ phổi bằng sinh thiết niêm mạc phế quản qua nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thƣ phổi .......................................................................................................... 73 3.2.3. Tai biến, biến chứng kỹ thuật ....................................................... 78 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 79 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN UNG THƢ CỦA BỆNH NHÂN NGHI UNG THƢ PHỔI .................. 79 4.1.1. Một số đặc điểm lâm sàng ............................................................ 80 4.1.2. Một số đặc điểm cận lâm sàng ...................................................... 85
- 4.2. KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN UNG THƢ PHỔI BẰNG SINH THIẾT NIÊM MẠC PHẾ QUẢN QUA NỘI SOI PHẾ QUẢN HUỲNH QUANG Ở BỆNH NHÂN NGHI UNG THƢ PHỔI .................................. 92 4.2.1. Kết quả của nội soi phế quản hai nguồn sáng trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. ..................................................................................... 92 4.2.2. Liên quan giữa kết quả nội soi phế quản và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. .............................................................................. 97 4.2.3. So sánh kết quả của nội soi phế quản huỳnh quang và ánh sáng trắng trong phát hiện tổn thƣơng........................................................... 100 4.2.4. Tai biến, biến chứng của kỹ thuật ............................................... 105 KẾT LUẬN ................................................................................................... 106 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 108 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ ......................... 109 NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1. AJCC American Joint Committee on Cancer Ủy ban liên kết ung thƣ Hoa Kỳ 2. BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) 3. CEA Carcinoembryonic Antigen 4. CLVT Cắt lớp vi tính 5. COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 6. CS Cộng sự 7. CRP Protein C reactive 8. Cyfra 21-1 Cytokeratin-19 Fragment 9. ENB Electromagnetic navigation bronchoscopy Nội soi phế quản định vị điện từ 10. HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con ngƣời 11. MRI Magnetig resonance imaging Chụp cộng hƣởng từ hạt nhân 12. NSPQ Nội soi phế quản 13. NSPQAST Nội soi phế quản ánh sáng trắng 14. NSPQHQ Nội soi phế quản huỳnh quang 15. NBI Narrow band imaging (Nội soi phế quản băng tần hẹp) 16. PCT Procalcitonin 17. PET/CT Positron emision tomography - computed tomography Chụp cắt lớp tán xạ 18. Pro-GRP Progastrin-releasing peptide 19. SCC Squamous Cell Carcinoma 20. UTP Ung thƣ phổi 21. UTBM Ung thƣ biểu mô 22. WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
- DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Phân loại khối u nguyên phát 13 1.2. Phân loại hạch khu vực 14 1.3. Phân loại di căn xa 14 1.4. Phân loại giai đoạn bệnh ung thƣ phổi không tế bào nhỏ 15 2.1. Phân loại chỉ số khối cơ thể 44 2.2. Phân loại mô bệnh học ung thƣ phổi 47 3.1. Đặc điểm phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu 53 3.2. Đặc điểm hút thuốc lá và thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu 54 3.3. Đặc điểm thể trạng chung của bệnh nhân nghiên cứu 55 3.4. Đặc điểm triệu chứng toàn thân của bệnh nhân nghiên cứu 56 3.5. Đặc điểm triệu chứng cơ năng hô hấp của bệnh nhân nghiên cứu 57 3.6. Các hội chứng hô hấp của bệnh nhân nghiên cứu 57 3.7. Đặc điểm công thức máu của bệnh nhân nghiên cứu 58 3.8. Đặc điểm một số chỉ số sinh hóa máu của bệnh nhân nghiên cứu 58 3.9. Đặc điểm một số dấu ấn ung thƣ của bệnh nhân nghiên cứu 59 3.10. Hình thái tổn thƣơng X quang quy ƣớc của bệnh nhân nghiên cứu 60 3.11. Hình thái tổn thƣơng trên cắt lớp vi tính của bệnh nhân nghiên cứu 61 3.12. Chẩn đoán của bệnh nhân nghiên cứu 62 3.13. So sánh triệu chứng toàn thân giữa nhóm ung thƣ phổi và nhóm không ung thƣ phổi 63 3.14. So sánh triệu chứng cơ năng hô hấp giữa nhóm ung thƣ phổi và nhóm không ung thƣ phổi 64 3.15. So sánh một số hội chứng hô hấp giữa nhóm ung thƣ phổi và nhóm không ung thƣ phổi 64
- Bảng Tên bảng Trang 3.16. So sánh một số dấu ấn ung thƣ giữa nhóm ung thƣ phổi và nhóm không ung thƣ phổi 65 3.17. So sánh một số đặc điểm tổn thƣơng trên phim cắt lớp vi tính giữa nhóm ung thƣ phổi và nhóm không ung thƣ phổi 66 3.18. Vị trí tổn thƣơng trên phim cắt lớp vi tính ở nhóm bệnh nhân ung thƣ phổi 66 3.19. Đặc điểm xâm lấn trên cắt lớp vi tính ở nhóm bệnh nhân đƣợc chẩn đoán ung thƣ phổi 67 3.20. Đặc điểm mô bệnh học ở nhóm bệnh nhân ung thƣ phổi 67 3.21. Tỷ lệ phát hiện đƣợc tổn thƣơng khi nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng ở bệnh nhân nghiên cứu 68 3.22. Tỷ lệ không phát hiện đƣợc tổn thƣơng khi nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng ở bệnh nhân nghiên cứu 68 3.23. Đặc điểm tổn thƣơng khi nội soi phế quản ánh sáng trắng của bệnh nhân nghiên cứu 69 3.24. So sánh đặc điểm tổn thƣơng khi nội soi phế quản ánh sáng trắng giữa nhóm ung thƣ phổi và nhóm không ung thƣ phổi 70 3.25. Đặc điểm tổn thƣơng khi nội soi phế quản huỳnh quang của bệnh nhân nghiên cứu 71 3.26. So sánh đặc điểm tổn thƣơng khi nội soi phế quản huỳnh quang giữa nhóm ung thƣ phổi và nhóm không ung thƣ phổi 71 3.27. So sánh tổn thƣơng trên nội soi phế quản ánh sáng trắng và nội soi phế quản huỳnh quang ở nhóm có tổn thƣơng nghi ung thƣ phổi 72 3.28. So sánh giữa tỷ lệ tổn thương trên nội soi phế quản và hình thái tổn thương chính trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nghi ung thư phổi 72
- Bảng Tên bảng Trang 3.29. Tỷ lệ phát hiện đƣợc tổn thƣơng khi nội soi phế quản bằng hai nguồn sáng ở bệnh nhân ung thƣ phổi 73 3.31. So sánh hình ảnh nội soi phế quản giữa ánh sáng trắng và huỳnh quang ở bệnh nhân ung thƣ phổi 74 3.32. So sánh giữa tỷ lệ tổn thƣơng trên nội soi phế quản và vị trí tổn thƣơng trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thƣ phổi 74 3.33. So sánh giữa tỷ lệ tổn thƣơng trên nội soi phế quản và hình thái tổn thƣơng trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thƣ phổi 75 3.34. So sánh giữa tỷ lệ tổn thƣơng trên nội soi phế quản và đặc điểm xâm lấn trên phim cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thƣ phổi 76 3.35. So sánh kết quả chẩn đoán ung thƣ phổi giữa từng loại tổn thƣơng của nội soi phế quản ánh sáng trắng và ánh sáng huỳnh quang 76 3.36. Kết quả phát hiện tổn thƣơng của nội soi phế quản ánh sáng trắng và nội soi phế quản huỳnh quang trong chẩn đoán ung thƣ phổi 77 3.37. Tai biến, biến chứng kỹ thuật 78 4.1. Độ nhạy và độ đặc hiệu của nội soi phế quản huỳnh quang trong một số nghiên cứu 103
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Sự biến đổi một số dấu ấn ung thƣ 59 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1. Tác động của hút thuốc lá hình thành ung thƣ phổi 6 3.1. Kết quả chẩn đoán ung thƣ phổi bằng nội soi phế quản có sinh thiết và sinh thiết phổi xuyên thành ngực 62 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ hệ thống nội soi phế quản huỳnh quang 27 2.1. Máy soi phế huỳnh quang model D - Light C 41 2.2. Hình ảnh nội soi phế quản ánh sáng trắng và ánh sáng huỳnh quang 48
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thƣ phổi (UTP) là bệnh lý ác tính gây tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia. Năm 2018 ƣớc tính toàn thế giới có khoảng 18,1 triệu ngƣời mắc và 9,6 triệu ngƣời chết vì ung thƣ các loại. Trong đó UTP chiếm 11,6%, là nguyên nhân tử vong hàng đầu (18,4%) [1]. Tỷ lệ mắc cao nhất ở các nƣớc có chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) rất cao so với các nƣớc có HDI thấp (42,2 so với 7,9/100.000 nam giới và 21,8 so với 3,1/100.000 nữ) [2]. Tại Việt Nam, theo Globocan 2018, UTP có tỉ lệ mắc 14,4%, đứng sau ung thƣ gan (15,4%) trong tổng số 164.671 ca ung thƣ, cao nhất trong các loại ung thƣ nói chung, đứng thứ nhất ở nam với 39,8/100.000 và đứng hàng thứ ba sau ung thƣ vú và ung thƣ dạ dày ở nữ giới với 10,5/100.000 [1]. Do ở giai đoạn sớm bệnh thƣờng không có triệu chứng hoặc nếu có cũng không đặc hiệu và thƣờng bị bỏ qua hoặc đƣợc chẩn đoán chậm trễ, cho nên khoảng 2/3 số bệnh nhân UTP đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những triệu chứng ban đầu của bệnh thƣờng là ho khan hoặc ho có đờm, ở ngƣời trên 40 tuổi, nhất là có tiền sử đang hoặc đã hút thuốc lá. Nhiều nghiên cứu nhằm mục đích sàng lọc phát hiện UTP ở những đối tƣợng này bằng những kĩ thuật cơ bản đã đƣợc thực hiện. Frederic W. và CS (2019) bằng X quang ngực quy ƣớc và cắt lớp vi tính ngực liều thấp đƣợc áp dụng theo dõi phát hiện và tử vong do UTP cho thấy không có sự khác biệt giữa tỷ lệ phát hiện nhƣng có giảm khác biệt ở tỷ lệ tử vong của UTP đƣợc theo dõi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp so với X quang ngực quy ƣớc [3]. Những hình ảnh đƣợc cho là nghi UTP trên X quang ngực quy ƣớc là những nốt mờ đơn độc hoặc hình nhiều nốt mờ có đƣờng kính ≥ 10mm. Những dấu hiệu gợi ý tính chất ác tính của những nốt hoặc đám mờ trên phim chụp X quang phổi là bờ khối u không nhẵn, đa cung, hoặc có xâm lấn trực tiếp vào màng phổi, thành ngực hoặc trung thất... [4]. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu sàng lọc bằng X quang
- 2 ngực quy ƣớc và xác định UTP bằng nội soi phế quản (NSPQ) ở các đối tƣợng nguy cơ tại cộng đồng, thực hiện trên 1050 đối tƣợng cho thấy tỷ lệ mắc UTP các giai đoạn là 10,6% [5]. Chẩn đoán UTP trƣớc phẫu thuật thƣờng đƣợc sử dụng kết hợp các phƣơng pháp lâm sàng, kĩ thuật không xâm lấn và kĩ thuật xâm lấn. Phổ biến nhất hiện nay là các kĩ thuật xâm lấn đƣợc hỗ trợ bởi X quang ngực quy ƣớc hoặc CLVT và NSPQ có sinh thiết. NSPQ với 2 nguồn sáng (ánh sáng trắng và ánh sáng huỳnh quang) là một tiến bộ trong phát hiện UTP. Một nghiên cứu đa trung tâm về NSPQ kết hợp 2 nguồn sáng cho 173 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân đƣợc tiến hành NSPQ ánh sáng trắng trƣớc, ngay sau đó kiểm tra lại bằng NSPQ huỳnh quang, đã thu đƣợc 700 mẫu bệnh phẩm sinh thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NSPQ huỳnh quang hơn hẳn NSPQ ánh sáng trắng, đối với các tổn thƣơng loạn sản vừa, loạn sản nặng hoặc ung thƣ tại chỗ, với độ nhạy 63% [6]. Tại Việt Nam, những nghiên cứu phát hiện UTP chủ động, tại cộng đồng còn ít do hạn chế về nguồn lực. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào chẩn đoán và điều trị phẫu thuật, hóa-xạ trị, điều trị đích nhƣng còn ít những nghiên cứu về NSPQ có nguồn sáng huỳnh quang trong phát hiện tổn thƣơng nghi UTP... Bệnh viện phổi Trung ƣơng là một trong các đơn vị tuyến cuối trong mạng lƣới phòng chống UTP, nơi tiếp nhận trực tiếp ngƣời bệnh nghi UTP đến khám hoặc nhận từ các tuyến. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi” với hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số dấu ấn ung thư ở bệnh nhân nghi ung thư phổi. 2. Đánh giá kết quả chẩn đoán ung thư phổi qua sinh thiết niêm mạc phế quản bằng nội soi phế quản huỳnh quang ở bệnh nhân nghi ung thư phổi.
- 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƢ PHỔI 1.1.1. Tình hình ung thƣ phổi trên thế giới Những đặc điểm lâm sàng của UTP đã đƣợc Laennec (1781 – 1826), một bác sĩ ngƣời Pháp mô tả lần đầu tiên trong y văn vào năm 1805. Hơn 100 năm sau (1912), Adler I. đã thu thập đƣợc 375 trƣờng hợp UTP. Năm 1950, lần đầu tiên ngƣời ta đã chứng minh mối liên quan giữa UTP và thuốc lá nhận thấy rằng 80% các UTP liên quan đến yếu tố môi trƣờng, chế độ ăn uống, khói thuốc lá, sự nhiễm độc nƣớc, không khí, điều kiện lao động… Nếu có nhiều yếu tố phối hợp thì nguy cơ mắc UTP càng cao [7]. Trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (100/100.000 dân) ở vùng New Orleans (Hoa Kỳ) và Maoris (New Zealand), tiếp theo là ở vƣơng quốc Anh và Hà Lan. Tỷ lệ mắc bệnh thấp là ở châu Phi và Nam Á (< 3/100.000 dân) [8]. UTP vẫn là bệnh ung thƣ phổ biến nhất ở nam giới trên toàn thế giới (1,2 triệu chiếm 16,7%) với tỷ lệ mắc đƣợc ƣớc tính theo tuổi cao nhất ở Trung và Đông Âu (53,5/100.000) và Đông Á (50,4/100.000). Đáng chú ý là tỷ lệ mắc bệnh thấp ở Trung và Tây Phi (tƣơng ứng là 2,0 và 1,7/100.000). Ở phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh thƣờng thấp hơn, ƣớc tính cao nhất là ở Bắc Mỹ (33,8) và Bắc Âu (23,7) với tỷ lệ tƣơng đối cao ở Đông Á (19,2) và thấp nhất vẫn ở Tây và Trung Phi (1,1 và 0,8 tƣơng ứng) [9]. UTP là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thƣ trên toàn thế giới, ƣớc tính 1,59 triệu ca tử vong, chiếm 19,4% tổng số [10]. Tại châu Âu, năm 2012 ƣớc tính có khoảng 448.618 trƣờng hợp mắc UTP chiếm 12,1% đứng thứ hai trong số các loại ung thƣ. Nhƣng tỷ lệ tử vong do UTP lại đứng hàng đầu với khoảng 388.203 trƣờng hợp chiếm 20,1% [10].
- 4 Tại châu Á, năm 2012 ƣớc tính có khoảng 742.718 trƣờng hợp mắc UTP ở nam giới chiếm 20,1%, tỷ lệ mắc ở nữ giới thấp hơn hẳn khoảng 302.977 trƣờng hợp chiếm 9,9%. Tỷ lệ tử vong do UTP ở nam giới cũng giống tỷ lệ mắc đều đứng hàng đầu, có khoảng 668.765 trƣờng hợp chiếm 24,9%. Tỷ lệ mắc ở nữ giới đứng hàng thứ hai sau ung thƣ vú, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do UTP ở nữ giới lại đứng hàng đầu khoảng 267.286 trƣờng hợp chiếm 14,8% [10]. Theo ƣớc tính mới nhất của Globocan 2018, toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu ca UTP mới mắc và 1,8 triệu ca tử vong. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất ở nam giới ở các nƣớc châu Âu, đặc biệt là Đông Âu nhƣ Hungary 77,4/100.000 dân, Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) là 40/100.000 dân. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới nói chung vẫn thấp ở châu Phi khoảng 30/100.000 dân. Tỷ lệ UTP mắc cao nhất ở nữ giới đƣợc ghi nhận ở Đan Mạch, Hà Lan và Úc. Tỷ lệ nữ giới mắc UTP ở Trung Quốc là 22,8/100.000 dân, Pháp là 22,5/100.000 dân [1]. Nhìn chung tỷ lệ sống của những ngƣời UTP rất thấp. Tính trên quy mô toàn thế giới, tỷ lệ sống sót 5 năm ở nam giới chỉ là 6% - 14% và ở nữ giới tỷ lệ này là khoảng 7 - 18% [11]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ sống rất thấp này là do hạn chế trong việc chẩn đoán ung thƣ ở giai đoạn sớm. Một nguyên nhân khác làm giảm khả năng sống sót là tác hại của thuốc lá, yếu tố gây ra đồng thời nhiều tình trạng bệnh khác nhƣ các bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 1.1.2. Tình hình ung thƣ phổi tại Việt Nam Tại Việt Nam, xu hƣớng tăng lên trong gánh nặng bệnh tật do ung thƣ ngày càng rõ rệt. Năm 1990, số mới mắc ung thƣ chỉ là 52.721 trƣờng hợp thì đến năm 2000 con số này ghi nhận đƣợc ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đến 71.710. Ở nam giới, UTP là loại ung thƣ có tỷ lệ mắc cao nhất 31/100.000 dân. Ở nữ giới, xu hƣớng cũng tƣơng tự nhƣ tình hình chung trên
- 5 thế giới, tỷ lệ mắc UTP 6,7/100.000, đứng hàng thứ tƣ trong số các loại ung thƣ, sau ung thƣ vú, ung thƣ dạ dày và ung thƣ cổ tử cung [12]. Theo ghi nhận tại 5 tỉnh thành giai đoạn 2001 – 2004, ƣớc tính hàng năm số ca mắc mới trung bình từ 27,6 – 40,2/100.000 dân. Tỷ lệ mắc cao nhất ở Hà Nội, thấp nhất ở Huế. Ở Hà Nội, UTP đứng hàng thứ nhất ở nam với tỷ lệ 39,8/100.000 dân và đứng hàng thứ 3 ở nữ với tỷ lệ 10,5/100.000 dân. Thừa Thiên Huế, có tỷ lệ mắc thấp nhất nƣớc, đứng hàng thứ 3 ở nam với tỷ lệ mắc 10,8/100.000 và hàng thứ 4 ở nữ với tỷ lệ mắc là 3,6/100.000 [12]. Theo số liệu ghi nhận của Globocan ƣớc tính năm 2012, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 trƣờng hợp mới mắc UTP và 19.500 trƣờng hợp tử vong. Ƣớc tính đến năm 2020, số ca mắc mới UTP mỗi năm là hơn 34.000 [10]. Cũng theo Globocan thống kê về tỷ lệ mắc và chết của hơn 36 loại ung thƣ của 185 quốc gia năm 2018 cho thấy tại Việt nam, UTP xếp hàng thứ 2 sau ung thƣ gan với 23.667 trƣờng hợp mắc mới (14,4%) và số tử vong là 20.710 trƣờng hợp (18%) trong số các loại ung thƣ. Tỷ lệ nam giới gấp 3 lần nữ giới (35,4/100.000 nam so với 11,1/100.000 nữ) [1]. 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây ung thƣ phổi Hiện nay, một số yếu tố nguy cơ đã đƣợc xác định là có liên quan đến UTP bao gồm: hút thuốc lá, phơi nhiễm trong lao động, ô nhiễm không khí, chế độ dinh dƣỡng, các bệnh ở phế quản phổi, tuổi, giới và một số yếu tố nguy cơ khác... trong đó hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính. 1.1.3.1. Khói thuốc lá Khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hóa chất, 200 loại có hại cho sức khỏe, khoảng 60 chất gây ung thƣ trong số đó có hợp chất thơm có vòng đóng nhƣ: 3 – 4 benzopyren, các dẫn xuất hydrocarbon đa vòng có nitơ, aldehyt, nitrosamine, ceton.
- 6 Khoảng 90% trong số các ca đƣợc chẩn đoán UTP trên thế giới là ngƣời hút thuốc lá và khoảng 80% số ca có phơi nhiễm với khói thuốc lá. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào: tuổi bắt đầu hút (hút càng sớm nguy cơ càng cao), số bao – năm (càng lớn nguy cơ càng cao), thời gian hút (càng dài nguy cơ mắc bệnh càng lớn). Những ngƣời hút thuốc không bỏ đƣợc có nguy cơ UTP cao gấp 20 lần so với ngƣời không hút thuốc. Cùng một lƣợng thuốc hút nhƣng hút trong thời gian dài hơn thì nguy cơ sẽ cao hơn nhiều. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thƣ của các loại tế bào theo những tỷ lệ khác nhau, ung thƣ tế bào vảy và tế bào nhỏ tăng gấp 5 – 20 lần, dạng tuyến và tế bào lớn tăng gấp 2 – 5 lần [7]. Quá sản phế nang U tuyến không điển hình ác tính Thƣờng quan sát thấy biến đổi gen Rối loạn chu trình tế bào Các chất Rối loạn chu trình chết tế bào Ung thƣ gây ung thƣ Biểu mô phổi phế quản Rối loạn ức chế do tiếp xúc của thuốc lá Khả năng gây di căn Quá sản biểu mô Loạn Ung thƣ phế quản sản tại chỗ Sơ đồ 1.1. Tác động của hút thuốc lá hình thành ung thƣ phổi * Nguồn: Ngô Quý Châu (2008) [7] Những bằng chứng đầu tiên về tác dụng của thuốc lá đối với UTP đƣợc phát hiện từ năm 1939 và sau đó đƣợc khẳng định bằng một loạt các nghiên cứu dịch tễ học cho đến ngày nay [11]. So với những ngƣời không hút thuốc lá, nguy cơ mắc UTP ở những ngƣời có hút thuốc lá cao gấp 10 lần hoặc hơn. Trong số những ngƣời hút thuốc lá, nguy cơ mắc cũng cao hơn ở những ngƣời hút thƣờng xuyên so với những ngƣời đã bỏ thuốc. Ví dụ, kết quả một nghiên
- 7 cứu ở vƣơng quốc Anh cho thấy tỷ lệ mới mắc UTP ở những ngƣời hút thuốc lá là 16% và tỷ lệ này giảm xuống lần lƣợt còn 10%, 6%, 3% và 2% ở những ngƣời bỏ thuốc vào độ 60 tuổi, 50 tuổi, 40 tuổi và 30 tuổi [13]. Nguy cơ bị UTP tăng cả ở những ngƣời hút thuốc lá thụ động. Những ngƣời không hút thuốc lá mà kết hôn với ngƣời hút thuốc, tỷ lệ tử vong vì UTP cao hơn 20% so với ngƣời kết hôn với ngƣời không hút và tỷ lệ tử vong do UTP cũng tăng lên cùng với số lƣợng thuốc đƣợc hút của ngƣời vợ hoặc chồng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những ngƣời không trực tiếp hút thuốc nhƣng hít phải khói thuốc, hay hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc UTP cao hơn 1,4 - 2,0 lần [14]. Ƣớc tính khoảng 3.000 ca tử vong do UTP xảy ra mỗi năm ở Mỹ là do hút thuốc lá thụ động [15]. Một nhóm nghiên cứu tiến hành tổng hợp kết quả của 287 nghiên cứu khác nhau cho thấy, nguy cơ tăng cao UTP có liên quan đến khói thuốc lá [16]. 1.1.3.2. Phơi nhiễm trong lao động Có khoảng 15% UTP ở nam giới và 5% UTP ở nữ giới do phơi nhiễm nghề nghiệp. Nhiều tác nhân phơi nhiễm nghề nghiệp đƣợc phát hiện làm tăng cao nguy cơ mắc UTP, bao gồm: amiăng – đóng vai trò quan trọng nhất [17], asen, sulfur dioxide, ete, formaldehyde, crôm, hydrocarbon thơm đa nguyên tử, niken, silicat, sợi nhân tạo, radon và bức xạ ion hoá. Những phơi nhiễm này liên quan đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhƣ công nghiệp năng lƣợng hạt nhân, chế tạo ô tô, đúc và luyện kim, kính, gốm, cách nhiệt, vật liệu, hoá dầu, đóng tàu, sơn và khai mỏ [14]. 1.1.3.3. Ô nhiễm không khí Nguy cơ mắc UTP ngày càng tăng theo quá trình công nghiệp hóa và ô nhiễm môi trƣờng. Nghiên cứu thực nghiệm và phân tích hóa học đã chứng minh nguyên nhân sinh ung thƣ của những chất thải công nghiệp. Các bụi amiăng, berylli khi bị hít vào phổi làm tăng khả năng mắc UTP, đặc biệt là ung thƣ màng phổi. Radon và amiăng hiệp đồng tác dụng làm tăng nguy cơ UTP.
- 8 Sự tiếp xúc với niken, crom, sắt, thạch tín, than, nhựa, khí đốt, dầu mỏ, khói động cơ diezen cũng góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh. Coyle Y.M. và CS (2006), nghiên cứu trên 81.132 trƣờng hợp UTP ở Texas – Mỹ từ năm 1995 – 2000, nhận thấy hít phải khói không khí chứa kẽm, đồng và chrom có liên quan đến tỷ lệ UTP [18]. Hung H.S. và CS (2007) đã chỉ ra rằng hơi bốc lên từ dầu nấu (cooking oil fumes) làm ức chế các protein trong chu trình chết theo chƣơng trình, làm tốc độ phát triển của các tế bào UTP nhanh hơn [19]. Ramanakumar A.V. và CS (2006) nhận thấy, những phụ nữ có tiếp xúc thƣờng xuyên với các chất đốt sƣởi ấm hoặc đun nấu có nguy cơ UTP cao hơn gấp 2,5 lần so với những đối tƣợng không tiếp xúc thƣờng xuyên [20]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, UTP ở khu vực đô thị phổ biến hơn ở khu vực nông thôn [14]. Các nghiên cứu phân tích dựa trên kết quả tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vực đô thị góp phần làm tăng thêm 20% nguy cơ mắc UTP. Ngoài ra, nghiên cứu ở Trung Quốc và một số nƣớc châu Á cho thấy ô nhiễm không khí trong nhà cũng đƣợc phát hiện làm tăng nguy cơ mắc UTP ở phụ nữ không hút thuốc. Bằng chứng thể hiện rõ nhất là ở những hộ gia đình sử dụng than và/hoặc củi đốt, hệ thống thông gió kém, khói do đun dầu ở nhiệt độ cao [21]. 1.1.3.4. Chế độ dinh dưỡng Có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ dinh dƣỡng với nhiều hoa quả và rau xanh là yếu tố bảo vệ đối với nhiều loại ung thƣ, đặc biệt là UTP. Các loại vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thƣ nhƣ beta- carotene và các loại carotenoid khác, vitamin A, E, selenium, C, D, canxi và axit folic tự nhiên. Trong đó beta-carotene (tiền chất của vitamin A), vitamin A và các chất tổng hợp có cấu trúc vitamin A có mối liên quan chặt chẽ nhất với UTP [14].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
193 p | 229 | 56
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 205 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ
163 p | 209 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
126 p | 150 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 134 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI với APRI ở các bệnh nhân viêm gan mạn
150 p | 129 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hẹp động mạch vành mức độ trung gian bằng siêu âm nội mạch và phân suất dự trữ lưu lượng ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính
0 p | 157 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 132 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 44 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Huế và hiệu quả của một số biện pháp điều trị
48 p | 110 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn