intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị viêm gân cơ nhị đầu của chế phẩm Hoàn khớp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị viêm gân cơ nhị đầu của chế phẩm Hoàn khớp" trình bày các nội dung chính sau: Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng chống viêm giảm đau trên thực nghiệm của chế phẩm Hoàn khớp; Đánh giá tác dụng điều trị viêm gân nhị đầu và tác dụng không mong muốn của chế phẩm Hoàn khớp trên lâm sàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị viêm gân cơ nhị đầu của chế phẩm Hoàn khớp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI HOÀNG THỊ KIM MƢỜI NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM GÂN CƠ NHỊ ĐẦU CỦA CHẾ PHẨM HOÀN KHỚP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI HOÀNG THỊ KIM MƢỜI NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM GÂN CƠ NHỊ ĐẦU CỦA CHẾ PHẨM HOÀN KHỚP Chuyên ngành : Y học cổ truyền Mã số : 9720115 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xuân Phong PGS.TS Đặng Hồng Hoa HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CẢM ƠN Luận án này đƣợc hoàn thành nhờ vào sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhiều tập thể, thầy cô giáo, các phòng và khoa ban, các cơ quan và đơn vị, gia đình và bạn bè. Thay mặt nhóm nghiên cứu, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới: Đảng ủy Ban Giám đốc, Trung tâm Huấn luyện & Đào tạo, cùng toàn thể các phòng khoa ban - Viện Y học Cổ truyền Quân Đội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận án. - Bộ môn Sinh lý lao động - Học viện Quân y, Bộ môn giải phẫu bệnh và pháp y/Viện 103, Khoa Dƣợc lý/Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận án. - Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Phạm Xuân Phong - Giám đốc Viện Y học cổ truyền Quân đội, ngƣời Thầy đã tận tình chỉ bảo, trang bị kiến thức chuyên ngành, hƣớng dẫn và chỉnh sửa những thiếu sót cũng nhƣ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Đặng Hồng Hoa - Nguyên Trƣởng khoa Cơ xƣơng khớp/Bệnh viện E, Cô đã tận tình chỉ bảo, động viên, hƣớng dẫn và chỉnh sửa cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Các Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận án đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để hoàn thành tốt luận án. - Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các bệnh nhân đã tình nguyện tham gia vào nghiên cứu này. - Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bố mẹ, những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã chia sẻ, động viên, khích lệ tôi để hoàn thành luận án. - Luận án này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô và đồng nghiệp để bản luận án đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2024 Hoàng Thị Kim Mƣời
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Hoàng Thị Kim Mƣời, nghiên cứu sinh Khóa 6, chuyên ngành Y học cổ truyền, Viện Y học cổ truyền Quân đội xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Phạm Xuân Phong và PGS.TS. Đặng Hồng Hoa. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã đƣợc công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đƣợc xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2024 Ngƣời viết cam đoan Hoàng Thị Kim Mƣời
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACR American College of Rheumatology (Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ) ALT Alanin amino transferase AST Aspartat amino transferase ATP Adenosintriphosphat CD14 Cluster of differentiation 14 (Tế bào biệt hóa dòng tủy/mono14) CMC-Na Carboxymethyl cellulose Natri (Dẫn xuất cellulose với nhóm carboxymethyl) COX-2 Cyclooxygenase-2 (Enzym phản ứng viêm) CT Computed tomography (chụp cắt lớp vi tính) EDTA Ethylene Diamine Tetra-acetic Acid (Acid hữu cơ đƣợc dùng làm dung dịch đệm) EFA Elbow Funtion Assessment Scale IL-1β Interleukin 1 Beta IL-1R interleukin 1 receptor (Receptor tiếp nhận IL-1) ILAR International League of Associations for Rheumatology (Hiệp hội thấp khớp học Quốc tế) LBH Long head of biceps tendon (gân dài cơ nhị đầu) MRI Magnetic resonance imaging (chụp cộng hƣởng từ) MYD88 Myeloid differentiation primary response 88 (Thụ thể tiếp nhận IL-1R) NALP3 NACHT, LRR and PYD domains-containing protein 3 inflamasome inflamasome (Phức hợp hoạt hóa capase-1)
  6. NFKB Nuclear factor kappa B (Yếu tố nhân kappa B) NO Nitrogen Oxydase NSAIDs Nonesteroidal anti- inflamatory drugs (Thuốc chống viêm không chứa steroid) OAT Organic anion transporter (Kênh vận chuyển anion hữu cơ) PGE2 Prostaglandin E2 (Chất trung gian gây viêm) SPADI Shoulder Pain And Disability Index SLAP Superior labarum from anterior to posterior (sụn viền trên) TLR Toll-like receptor (Các thụ thể miễn dịch tự nhiên) TNF-α Tumor Necrosis factor alpha (Yếu tố hoại tử khối u dạng α) VAS Visual Analog Scale (Thang điểm cƣờng độ đau dạng nhìn) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) XO Xanthin oxidase (Enzym tham gia vào chuyển hóa nhân purin thành acid uric) YHCT Y học cổ truyền YHHĐ Y học hiện đại
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỒNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. VIÊM GÂN CƠ NHỊ ĐẦU THEO QUAN ĐIỂM Y HỌC HIỆN ĐẠI ....... 3 1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................... 3 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của viêm gân cơ nhị đầu..................................... 3 1.1.3. Chẩn đoán viêm gân cơ nhị đầu ...................................................... 5 1.1.4. Điều trị viêm gân cơ nhị đầu ........................................................... 9 1.2. VIÊM GÂN CƠ NHỊ ĐẦU THEO QUAN ĐIỂM Y HỌC CỔ TRUYỀN14 1.2.1. Bệnh danh viêm gân cơ nhị đầu .................................................... 14 1.2.2. Mối liên hệ giữa viêm gân cơ nhị đầu với chứng kiên thống ....... 16 1.2.3. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh chứng Kiên thống ....................... 17 1.2.4. Biện chứng luận trị ........................................................................ 19 1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ CHỨNG KIÊN THỐNG BẰNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN ..................................................................... 21 1.3.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................. 21 1.3.2. Một số nghiên cứu trong nƣớc ...................................................... 23 1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH, TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA MỘT THUỐC ....................... 25 1.4.1. Độc tính cấp và độc tính bán trƣờng diễn ..................................... 25 1.4.2. Cơ sở lý thuyết của một số mô hình đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau trên thực nghiệm........................................................... 25 1.5. TỔNG QUAN VỀ CHẾ PHẨM NGHIÊN CỨU ......................................... 27 1.5.1. Xuất xứ .......................................................................................... 27 1.5.2. Thành phần chế phẩm Hoàn khớp ................................................ 27
  8. 1.5.3. Phân tích các vị thuốc thành phần................................................. 29 CHƢƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 37 2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 37 2.1.1. Thuốc dùng trong nghiên cứu ....................................................... 37 2.1.2. Các hóa chất và thuốc dùng trên thực nghiệm .............................. 38 2.1.3. Phƣơng tiện nghiên cứu trên thực nghiệm .................................... 38 2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 39 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu trên thực nghiệm ....................................... 39 2.2.2. Đối tƣợng nghiên cứu trên lâm sàng ............................................. 40 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 42 2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm........................................................ 42 2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng ............................................................. 48 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU.............................................................................................. 56 2.4.1. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................ 56 2.4.2. Phƣơng pháp kiểm soát sai số: ...................................................... 56 2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU............................................ 57 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 59 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THỰC NGHIỆM .................................. 59 3.1.1. Kết quả thử độc tính cấp, bán trƣờng diễn của Hoàn khớp .......... 59 3.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của Hoàn khớp70 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG .......................................... 74 3.2.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu trƣớc điều trị. ................. 74 3.2.2. Kết quả đánh giá tác dụng điều trị viêm gân cơ nhị đầu của chế phẩm Hoàn khớp .......................................................................... 79 3.2.3. Tác dụng không mong muốn của chế phẩm Hoàn khớp .............. 90 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 92 4.1. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ TRÊN THỰC NGHIỆM ................................ 92
  9. 4.1.1. Bàn luận về độc tính cấp, bán trƣờng diễn của Hoàn khớp .......... 92 4.1.2. Bàn luận về tác dụng chống viêm, giảm đau của thuốc Hoàn khớp.... 99 4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ TRÊN LÂM SÀNG ...................................... 106 4.2.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu ............................... 106 4.2.2. Tác dụng điều trị của chế phẩm Hoàn khớp trên lâm sàng......... 112 4.2.3. Bàn luận về tác dụng không mong muốn của chế phẩm Hoàn khớp 128 KẾT LUẬN ................................................................................................... 130 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Thành phần chế phẩm Hoàn khớp .............................................. 27 Bảng 2.1. Lƣợng giá hiệu quả theo chứng hậu y học cổ truyền.................. 54 Bảng 3.1. Kết quả thử độc tính cấp của chế phẩm Hoàn khớp ................... 59 Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của thuốc Hoàn khớp đến trọng lƣợng chuột ......... 60 Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp đến số lƣợng hồng cầu, hàm lƣợng huyết sắc tố, hematocid trong máu chuột .................................. 61 Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp đến thể tích trung bình hồng cầu ... 62 Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp đến công thức bạch cầu ................. 63 Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp đến số lƣợng tiểu cầu........................... 64 Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp đến hàm lƣợng GOT, GPT ................. 64 Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp đến nồng độ bilirubin .......................... 65 Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp đến hàm lƣợng creatinin......................... 65 Bảng 3.10. Tỷ lệ giảm đau ở chuột sau 30 phút gây đau quặn ..................... 71 Bảng 3.11. Thể tích chân chuột tại các thời điểm nghiên cứu ..................... 71 Bảng 3.12. Tỷ lệ giảm phù chân chuột tại các thời điểm nghiên cứu - I% ... 72 Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp tới các chỉ tiêu xét nghiệm dịch rỉ viêm .. 73 Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp tới nồng độ chất màu dịch ổ bụng .. 73 Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp lên trọng lƣợng u hạt ...................... 74 Bảng 3.16. Đặc điểm tuổi, giới bệnh nhân nghiên cứu ................................. 74 Bảng 3.17. Đặc điểm tiền sử bệnh và thời gian bị bệnh ............................... 76 Bảng 3.18. Số lƣợng và vị trí vai đau của bệnh nhân trƣớc điều trị ............. 76 Bảng 3.19. Mức độ bệnh trƣớc điều trị ........................................................ 77 Bảng 3.20. Kích thƣớc gân trên siêu âm trƣớc điều trị ................................. 78 Bảng 3.21. Phân loại thể bệnh theo y học cổ truyền ..................................... 78 Bảng 3.22. Tỷ lệ % giảm đau theo thang điểm VAS so với trƣớc điều trị ... 79 Bảng 3.23. Tỷ lệ cải thiện điểm VAS có hiệu quả so với trƣớc điều trị.............. 80 Bảng 3.24. Số viên Mobic đã dùng và số lƣợng vai đau sau điều trị ............ 80 Bảng 3.25. Chỉ số viêm trên xét nghiệm trƣớc và sau điều trị ...................... 81
  11. Bảng 3.26. Thay đổi đặc điểm gân cơ nhị đầu trên siêu âm ......................... 81 Bảng 3.27. Hình ảnh siêu âm gân nhị đầu sau điều trị ở nhóm chứng.......... 82 Bảng 3.28. Hình ảnh siêu âm gân nhị đầu sau điều trị ở nhóm can thiệp ..... 82 Bảng 3.29. Mức độ cải thiện vận động theo điểm SPASDI so với trƣớc điều trị.... 83 Bảng 3.30. Mức độ cải thiện vận động theo điểm EFA so với trƣớc điều trị84 Bảng 3.31. Hiệu quả điều trị theo y học cổ truyền ........................................ 86 Bảng 3.32. Số viên Mobic đã dùng trong đợt điều trị ở các thể bệnh........... 87 Bảng 3.33. Cải thiện điểm EFA ở 3 thể bệnh theo y học cổ truyền .............. 88 Bảng 3.34. Cải thiện chứng hậu ở các thể theo y học cổ truyền ................... 89 Bảng 3.35. Tỷ lệ đạt hiệu quả cao sau điều trị ở các thể bệnh ...................... 90 Bảng 3.36. Các chỉ số huyết học trƣớc và sau điều trị ................................. 90 Bảng 3.37. Các chỉ số sinh hóa trƣớc và sau điều trị ................................... 91
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp lên nồng độ Ure ............................. 66 Biểu đồ 3.2. Ảnh hƣởng của Hoàn khớp lên số cơn quặn đau của chuột ............ 70 Biểu đồ 3.3. Độ tăng thể tích phù chân chuột sau gây viêm - ∆V% ............... 72 Biểu đồ 3.4. Đặc điểm tiền sử bệnh ................................................................ 75 Biểu đồ 3.5. Đặc điểm về thời gian bị bệnh .................................................... 75 Biểu đồ 3.6. Đặc điểm viêm gân cơ nhị đầu trên siêu âm .............................. 77 Biểu đồ 3.7. Cải thiện điểm VAS sau điều trị ................................................. 79 Biểu đồ 3.8. Cải thiện điềm SPADI ở bệnh nhân nghiên cứu ........................ 83 Biều đồ 3.9. Cải thiện điểm EFA ở bệnh nhân nghiên cứu ............................ 84 Biều đồ 3.10. Cải thiện góc vận động khớp vai của bệnh nhân nghiên cứu ... 85 Biểu đồ 3.11. Mức độ cải thiện chứng hậu theo y học cổ truyền ................... 86 Biểu đồ 3.12. Cải thiện điểm VAS ở ba thể bệnh theo y học cổ truyền ......... 87 Biểu đồ 3.13. Cải thiện điểm SPADI ở 3 thể bệnh theo y học cổ truyền ....... 88 Biểu đồ 3.14. Cải thiện góc vận động ở ba thể theo y học cổ truyền ............. 89
  13. DANH MỤC HÌNH, ẢNH Hình 2.1. Chế phẩm Hoàn khớp...................................................................... 37 Hình 2.2. Thƣớc đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS. ....................... 51 Hình 2.3. Thƣớc đo góc................................................................................... 53 Ảnh 3.1. Lô chứng........................................................................................... 67 Ảnh 3.2. Lô trị 1 .............................................................................................. 67 Ảnh 3.3. Lô trị 2 .............................................................................................. 67 Ảnh 3.4. Lô đối chứng .................................................................................... 67 Ảnh 3.5. Lô trị 1 .............................................................................................. 67 Ảnh 3.6. Lô trị 2 .............................................................................................. 67 Ảnh 3.7. Lô chứng........................................................................................... 68 Ảnh 3.8. Lô trị 1 .............................................................................................. 68 Ảnh 3.9. Lô trị 2 .............................................................................................. 68 Ảnh 3.10. Lô chứng (chuột số 7) (HE x 400) ................................................. 69 Ảnh 3.11. Lô trị 1 (chuột số 12) (HE x 400)................................................... 69 Ảnh 3.12. Lô trị 2 (chuột số 25) (HE x 400)................................................... 69
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm gân cơ nhị đầu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau và hạn chế vận động vai trƣớc, đây là thể rất thƣờng gặp của viêm quanh khớp vai [1, 2]. Bệnh không gây nguy hại tới tính mạng con ngƣời nhƣng ảnh hƣởng nhiều đến công việc và chất lƣợng cuộc sống. Ở Mỹ, mỗi năm khoảng 13% bệnh nhân nghỉ ốm vì đau vai với chi phí khoảng 7 tỷ USD, ở Pháp viêm quanh khớp vai chiếm 26% trong các bệnh nghề nghiệp [3, 4]. Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ viêm quanh khớp vai chiếm 13,24% số bệnh nhân điều trị tại khoa Cơ Xƣơng Khớp [5]. Chính vì vậy, nghiên cứu điều trị viêm gân cơ nhị đầu là rất ý nghĩa và cần thiết. Theo y học cổ truyền, không có bệnh danh riêng của viêm gân cơ nhị đầu mà nó nằm chung trong bệnh cảnh của viêm quanh khớp vai; thuộc phạm trù ―chứng tý‖, còn gọi là ―kiên thống‖, ―kiên ngƣng‖ ―lậu kiên phong‖ ―đông kết kiên‖, ―ngũ thập kiên‖. Bệnh thƣờng gặp ở ngƣời trung niên, chiếm tỉ lệ khoảng 3-5% số ngƣời trong độ tuổi này[6]. Nguyên nhân chủ yếu là do chính khí hƣ yếu, phong, hàn, thấp thừa cơ xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh[7] [8]. Điều trị viêm gân cơ nhị đầu bao gồm các liệu pháp chống viêm, giảm đau và phục hồi chức năng vận động gân cơ. Trong đó, các thuốc chống viêm giảm đau NSAIDS/Corticoid vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi với ƣu điểm là giảm đau nhanh và mạnh. Tuy nhiên, do bệnh có tính chất mạn tính, bệnh nhân dùng NSAIDS/Corticoid trong thời gian dài có thể xuất hiện các tác dụng phụ nhƣ loét dạ dày, suy tuyến thƣợng thận và ảnh hƣởng đến quá trình tái tạo của gân cơ [9-11]. Vì vậy, rất cần thiết phải phát triển các thuốc mới có nguồn gốc từ dƣợc liệu để điều trị viêm gân cơ nhị đầu an toàn và hiệu quả. Hiện nay, trong nƣớc đã có nhiều nghiên cứu về điều trị viêm quanh khớp vai bằng các
  15. 2 chế phẩm/bài thuốc YHCT, tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu điều trị viêm gân cơ nhị đầu bằng các thuốc dƣợc liệu. Chế phẩm Hoàn Khớp do Viện Y học cổ truyền Quân đội nghiên cứu, bào chế từ những năm 80 sau đó tiếp tục đƣợc điều chỉnh, hoàn thiện và phát triển đến nay. Chế phẩm đƣợc xây dựng từ bài thuốc nghiệm phƣơng - kinh nghiệm lâm sàng của các Thầy về y học cổ truyền của Viện là các chuyên gia đầu ngành trong nƣớc. Mặc dù đã đƣợc ứng dụng trong điều trị các bệnh cơ xƣơng khớp tại Viện, nhƣng cho tới nay Hoàn khớp vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu đánh giá đầy đủ và hệ thống. Vì những lý do trên, đề tài “nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị viêm gân cơ nhị đầu của chế phẩm Hoàn khớp” đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá độc tính cấp, bán trường diễn và tác dụng chống viêm giảm đau trên thực nghiệm của chế phẩm Hoàn khớp. 2. Đánh giá tác dụng điều trị viêm gân nhị đầu và tác dụng không mong muốn của chế phẩm Hoàn khớp trên lâm sàng.
  16. 3 CHƢƠNG 1 TỒNG QUAN 1.1. VIÊM GÂN CƠ NHỊ ĐẦU THEO QUAN ĐIỂM Y HỌC HIỆN ĐẠI 1.1.1. Định nghĩa Viêm gân cơ nhị đầu là tình trạng viêm quanh đầu dài của gân nhị đầu. Nguyên nhân do vi chấn thƣơng hoặc do thoái hóa gân gây nên. Dấu hiệu lâm sàng đặc trƣng là đau ở rãnh nhị đầu khi nâng và xoay cánh tay vào trong 10 độ. Viêm gân nhị đầu thƣờng là thứ phát đi kèm với tổn thƣơng chóp xoay hoặc tổn thƣơng SLAP, viêm gân nhị đầu nguyên phát ít gặp chỉ chiếm 5% số trƣờng hợp viêm gân cơ nhị đầu[2]. Viêm gân cơ nhị đầu đƣợc đề cập đến từ rất sớm, tuy nhiên gần đây mới thực sự đƣợc quan tâm và có sự thay đổi tích cực trong quan điểm điều trị bệnh lý này. Nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về bệnh lý viêm gân cơ nhị đầu, sự mất ổn định của gân, mối liên quan với tổn thƣơng ròng rọc và vết rách một phần của xƣơng dƣới sụn, tổn thƣơng sụn viền (SLAP), liên quan đến bệnh của chóp xoay và các triệu chứng cơ học do phì đại gân [12-14]. 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của viêm gân cơ nhị đầu 1.1.2.1. Gi sinhẫ.1.2.1. Gi sinh của viêm gâ Cơ nhị đầu có hai bó cơ, nguyên ủy xuất phát từ 2 gân, viêm gân cơ nhị đầu thƣờng là viêm đầu dài gân cơ nhị đầu.
  17. 4 Gân dài cơ nhị đầu (LHB - long head of biceps tendon) phát sinh từ củ trên ổ chảo và viền sụn trên ổ chảo, sau đó vắt chéo qua phía trƣớc của chỏm xƣơng cánh tay (phần trong khớp). Sau đó, gân nhị đầu tiếp tục đi qua khe giữa mấu động lớn và mấu động nhỏ của đầu xƣơng cánh tay, và đi vào rãnh nhị đầu, khi đó nó trở thành phần ngoài khớp. Do vị trí và đƣờng đi đặc biệt này, mà gân dài cơ nhị đầu phải đối mặt với những hạn chế trong khớp và ngoài khớp do chuyển động trƣợt liên tục của gân trong rãnh nhị đầu khi nâng và xoay vai; hay những tác động cơ học từ bên ngoài [12, 15]. 1.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh viêm gân nhị đầu Cơ chế bệnh sinh của viêm đầu dài gân nhị đầu khớp vai là do lực kéo lặp đi lặp lại, ma sát và xoay khớp vai, dẫn đến áp lực và lực cắt tác động lên gân. Rãnh nhị đầu rất hẹp, vì vậy khi gân cơ nhị đầu trƣợt trên rãnh các lực cơ học nói trên đều tác động lên gân, quá trình chịu tải liên tục và lặp đi lặp lại nhƣ vậy sẽ dẫn đến tình trạng viêm. Ngoài ra, gân LHB có bao hoạt dịch, làm cho LHB có thể bị viêm bao gân [12]. Viêm gân nhị đầu đơn lẻ hoặc nguyên phát ít gặp hơn, nó có thể xảy ra xảy ra thứ phát sau chấn thƣơng trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể kết hợp với tổn thƣơng viêm khác của khớp vai hoặc đồng thời với sự mất ổn định của gân [16]. Viêm gân nhị đầu do thoái hóa rất hay gặp, nó thƣờng kết hợp cùng với tổn thƣơng viêm thoái hóa của gân cơ chóp xoay. Viêm do thoái hóa có thể dẫn đến rách, đứt gân; nơi lƣợn gấp góc của gân là nơi nghèo dinh dƣỡng thƣờng bị thoái hóa và đứt rách hơn là nơi bám của gân ở bờ trên ổ chảo. Viêm bao hoạt dịch gân cơ nhị đầu cũng có thể gặp nhƣng ít hơn viêm thoái hóa gân [13]. Cơ chế tế bào và phân tử của viêm gân cơ nhị đầu: Quá trình chữa lành tổn thƣơng gân bao gồm ba giai đoạn đan xen: giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái cấu trúc[17]. Trong giai đoạn viêm, các tế bào hồng cầu thâm nhập vào vùng tổn thƣơng, cùng với các tế bào bạch cầu và tiểu cầu có
  18. 5 chứa các yếu tố tăng trƣởng quan trọng. Tế bào gân ở vị trí tổn thƣơng đƣợc kích thích để nhân lên, đặc biệt là ở epitenon. Tế bào viêm tiết ra nhiều loại cytokine để thúc đẩy quá trình chữa lành gân, kích thích sự di chuyển của tế bào và hình thành tân mạch[18, 19]. Giai đoạn thứ hai, đƣợc gọi là giai đoạn tăng sinh hoặc sửa chữa, đƣợc đặc trƣng bởi một lƣợng lớn hoạt động tổng hợp dƣới sự kiểm soát của đại thực bào và tế bào gân. giai đoạn thứ ba: giai đoạn tái cấu trúc, các mô đƣợc sửa chữa tƣơng tự nhƣ một vết sẹo. Các đặc tính cơ học của gân đƣợc chữa lành chỉ bằng 70% so với gân bị thƣơng trƣớc đó [9, 20]. 1.1.3. Chẩn đoán viêm gân cơ nhị đầu 1.1.3.1. Lâm sàng * Triệu chứng cơ năng Đau khu trú chủ yếu ở phần trƣớc vai, thƣờng ở rãnh nhị đầu, đau tăng lên khi làm động tác liên quan đến gập khuỷu tay, nâng đồ vật. Các vận động viên bóng ném, ném lao thƣờng mô tả đau cánh tay sau động tác ném, và có thể cảm thấy có ―tiếng bật‖ trong trƣờng hợp bán trật gân trong rãnh nhị đầu. Đau khu trú ở rãnh nhị đầu đôi khi có thể lan xuống cánh tay và vùng cơ delta. Đau cũng xảy ra khi nghỉ ngơi, và bất động lâu, đặc biệt vào ban đêm [6, 12, 16]. Bệnh nhân có thể thấy đau ở khớp ổ chảo - cánh tay, cùng với hạn chế vận động nhẹ do đau. Đây là triệu chứng của thoái hóa gân cơ chóp xoay, là triệu chứng gián tiếp phản ánh thoái hóa gân dài cơ nhị đầu [16]. Bệnh nhân có thể có kèm hội chứng chạm (impingement syndrome) thƣờng mô tả cảm giác ―bị kẹp‖ khi làm động tác đƣa tay qua đầu và cảm giác đau chói ở vùng trên bên ngoài cánh tay [16, 21]. Bệnh nhân có thể bị hạn chế trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong quá trình làm việc khi phải nâng, hoặc mang đồ vật; khi chơi các môn thể thao nhƣ bơi lội, ném bóng, cầu lông, bóng chuyền...(do thƣờng xuyên phải thực hiện động tác đƣa tay lên cao) [6, 16].
  19. 6 * Tiền sử, nghề nghiệp, thói quen liên quan Tiền sử chấn thƣơng, gắng sức trong thể thao, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt khiến gân cơ nhị đầu thƣờng phải chịu tải quá mức ở tƣ thế bất lợi. Bệnh lý toàn thân liên quan đến tổn thƣơng gân cơ nói chung, gân cơ nhị đầu nói riêng nhƣ: viêm khớp dạng thấp, đái tháo đƣờng....[5, 6, 16]. * Khám lâm sàng. Trong viêm gân cơ nhị đầu đơn thuần thƣờng ít khi có thay đổi về hình dáng, kích thƣớc gân cơ vùng vai khi quan sát vùng vai. Có điểm đau ở rãnh nhị đầu (rõ nhất khi tay bệnh nhân để ở tƣ thế xoay trong 10 độ), thƣờng khám và so sánh tay 2 bên để đánh giá tổn thƣơng chính xác hơn cơ lực có thể giảm do đau hoặc do ít vận động (tƣ thế giảm đau) [12, 16]. Bệnh nhân viêm gân cơ nhị đầu đơn thuần thƣờng ít bị hạn chế vận động, có thể có hạn chế vận động chủ động do đau, vận động thụ động hết biên độ. Trƣờng hợp bệnh nhân bị hạn chế vận động có thể do viêm gân nhị đầu kết hợp với thóa hóa khớp, tổn thƣơng gân cơ chóp xoay, viêm bao hoạt dịch... [6, 13, 21]. Một số nghiệm pháp khám phát hiện tổn thƣơng gân cơ nhị đầu nhƣ: Nghiệm pháp Speed/palm up (Đánh giá tổn thƣơng gân cơ nhị đầu) Thực hiện: Bệnh nhân để tay ở tƣ thế vai gập 90 độ, khuỷu duỗi và cẳng tay quay ngửa, lòng bàn tay hƣớng lên trên. Ngƣời bệnh làm động tác gập vai (nâng tay lên trên) kháng lại lực cản của ngƣời khám. Nghiệm pháp dƣơng tính: đau ở rãnh nhị đầu và/hoặc lực nâng cánh tay yếu [5, 16]. Nghiệm pháp Yergason (Đánh giá tổn thƣơng gân cơ nhị đầu và sụn viền) Thực hiện: Bệnh nhân đặt cánh tay dọc thân, gấp khuỷu 90 độ, cẳng tay quay sấp. Ngƣời khám đứng cạnh bệnh nhân, một tay cầm bàn tay/cổ tay bệnh
  20. 7 nhân để giữ tƣ thế quay sấp, tay kia sờ vào rãnh nhị đầu. Yêu cầu bệnh nhân xoay ngửa cẳng tay, xoay ngoài cánh tay và gấp khuỷu chống lại kháng trở của ngƣời khám. Nghiệm pháp dƣơng tính: Đau trong rãnh nhị đầu hoặc mất vững (có thể sờ thấy gân nhị đầu trƣợt khỏi rãnh), hoặc đau phần trên khớp ổ chảo cánh tay chứng tỏ có tổn thƣơng sụn viền (SLAP) [16, 22]. Ngoài ra còn thực hiện các nghiệm pháp thăm khám khác để đánh giá tổn thƣơng kết hợp nhƣ: nghiệm pháp đánh giá hội chứng chạm (Neer, Hawkins), đánh giá tổn thƣơng gân cơ chóp xoay (Jobe, pattes test), tổn thƣơng sụn viền (O'Brien test), mất vững khớp vai (Apprehension and Relocation test, Sulcus sign)...; khám phân biệt tổn thƣơng khác nhƣ:hội chứng cổ vai - cánh tay, thoái hóa cột sống cổ [5, 16]. 1.1.3.2. Cận lâm sàng Bệnh lý gân cơ nhị đầu thƣờng đƣợc chẩn đoán trên cơ sở lâm sàng, các xét nghiệm hình ảnh học rất có giá trị trong việc chẩn đoán chính xác tổn thƣơng và loại trừ các bệnh lý khác [16]. * Siêu âm. Siêu âm khớp là phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh không xâm nhập rất có giá trị trong phát hiện các tổn thƣơng bệnh lý của gân cơ nhị đầu. Phƣơng pháp này có độ nhạy là 49% và độ đặc hiệu là 97% [23, 24]. Bình thƣờng gân cơ nhị đầu hình oval nằm sát đáy rãnh nhị đầu, cấu trúc gân đồng âm, không có dịch trong bao gân. Trƣờng hợp viêm gân nhị đầu thấy gân nhị đầu to lên hình tròn, lấp kín rãnh nhị đầu, cấu trúc gân giảm âm không đều, ranh giới bao gân không rõ ràng, có dịch ở xung quanh gân, nếu có trật gân nhị đầu thấy rãnh nhị đầu rỗng. có thể thấy hình ảnh đứt gân bán phần hoặc đứt gân hoàn toàn. Siêu âm Doppler để xác định sự tăng sinh mạch máu. Trƣờng hợp tổn thƣơng ở mức độ nhẹ, hình ảnh siêu âm khớp vai có thể bình thƣờng [6].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2