intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị của hình ảnh cắt lớp vi tính và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư 1/3 dưới dạ dày

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:161

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu giá trị của hình ảnh cắt lớp vi tính và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư 1/3 dưới dạ dày" trình bày các nội dung chính sau: Đặc điểm hình ảnh và giá trị cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thư 1/3 dưới dạ dày được điều trị phẫu thuật triệt căn; Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư 1/3 dưới dạ dày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị của hình ảnh cắt lớp vi tính và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư 1/3 dưới dạ dày

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO  BỘ QUỐC PHÒNG TẠO HỌC VIỆN QUÂN Y HENG LIHONG NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH  VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT  UNG THƯ 1/3 DƯỚI DẠ DÀY                                            LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO  BỘ QUỐC PHÒNG TẠO HỌC VIỆN QUÂN Y HENG LIHONG NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH  VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT  UNG THƯ 1/3 DƯỚI DẠ DÀY ̀ Ngoại Khoa                                  Chuyên nganh:                                                  Ma sô:  ̃ ́ 9 72 01 04 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN LUẬN ÁN: PGS. TS NGUYẾN VĂN XUYÊN PGS. TS LÊ THANH SƠN HÀ NỘI, NĂM 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu được  trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học  vị nào. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ  cho quá trình thực hiện nghiên cứu đã được   cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được ghi rõ nguồn gốc.
  4. 4 Hà Nội, ngày       tháng        năm 2022 Tác giả luận án HENG LIHONG
  5. 6 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự   hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các bộ môn, khoa, các   cơ quan đơn vị. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy và Ban giám đốc, Bộ môn – Trung tâm Phẫu   thuật tiêu hóa, các cơ  quan có liên quan, Phòng sau Đại học ­  Học viện Quân y, Hệ   Quốc tế ­ Học viện Quân y đã tạo điều kiện, cho phép tôi được học tập, nghiên cứu và   hoàn thành luận án. Tôi cũng chân thành cảm  ơn Đảng  ủy và Ban giám đốc, Khoa phẫu   thuật Tiêu hóa và các cơ  quan liên quan thuộc Bệnh viện K cơ sở Tân Triều   đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số  liệu, hồ  sơ  bệnh  án   nghiên cứu. Tôi xin trân trọng bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc tới Đại tá PGS.TS Nguyễn Văn   Xuyên và Đại tá PGS.TS Lê Thanh Sơn là hai người thầy hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ   tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm  ơn đến Đại sứ  quán Vương quốc Campuchia, Tùy viên   quân sự bên cạnh đại sứ quán đã tạo điều kiện giúp đỡ  cho tôi học tập, nghiên cứu và   hoàn thành luận án tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm  ơn tới bệnh nhân cùng thân nhân đã nhiệt tình cộng tác,   cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu. Xin trân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi học tập và hoàn   thành luận án tốt nghiệp. Tác giả luận án Heng Lihong
  6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH Trang
  7. 8 CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 AJCC American Joint Committee on Cancer (Ủy ban ung thư Hoa Kỳ) 2 ASA American Society of Anesthesiologists (Hiệp hội gây mê Hoa kỳ) 3 BCL Bờ cong lớn 4 BCN Bờ cong nhỏ 5 BMI Body mass index  (Chỉ số khối cơ thể) 6 BN Bệnh nhân 7 CLVT Cắt lớp vi tính 8 JGCA Japanese Gastric Cancer Association  (Hiệp hội Ung thư dạ dày Nhật Bản) 9 KTC Khoảng tin cậy 10 PTNS Phẫu thuật nội soi 11 UICC Union for International cancer control   (Hiệp hội Phòng chống ung thư Quốc tế)
  8. 12 UTBM Ung thư biểu mô 13 UTBMT Ung thư biểu mô tuyến 14 UTDD Ung thư dạ dày 15 WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) 16 HU Hounsfield (Đơn vị đo độ hấp thụ tia X trên CT scan)
  9. 10 DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
  11. 12 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư  dạ  dày (UTDD) là bệnh lý ác tính phổ  biến hàng đầu trong bệnh ung   thư  đường tiêu hóa. Theo thông báo của Tổ  chức Nghiên cứu Ung thư  Quốc tế, năm   2018, thế  giới có 1.033.701 ca mới mắc và 782.685 ca tử  vong do UTDD, chiếm 5,7%   trong tổng số ung thư và 8,2% tổng số tử vong, đứng hàng thứ  5 trên thế  giới trong số  các ung thư thường gặp và đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong chỉ sau ung thư phổi [1], [2], [3].   Trên cơ  sở  kết hợp nhiều phương pháp điều trị  hiệu quả, tỷ  lệ  mắc và tử  vong do   UTDD đã có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2020, tỷ lệ mắc mới UTDD chỉ còn 5,6%   trong số các ung thư mới mắc, tỷ lệ tử vong còn 7,7% do các bệnh ung thư [4]. Việt Nam thuộc khu vực nguy cơ ung thư dạ dày ở mức trung bình cao, với tỷ lệ  mắc mới 21,8 ở nam và 10,0 ở nữ trong mỗi 100.000 dân [5]. Nguyên nhân UTDD chưa rõ ràng, bệnh tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm thường   khó khăn, điều trị  phẫu thuật vẫn là phương pháp được lựa chọn chủ  yếu nhất hiện   nay. Ung thư  dạ  dày có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán sớm, điều trị  thích hợp.   Trong đó, chẩn đoán chính xác mức độ xâm lấn, di căn hạch, cơ quan lân cận có ý nghĩa  rất quan trọng đối với điều trị phẫu thuật triệt căn, từ đó nâng cao được thời gian sống   thêm và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tỷ  lệ  sống thêm 5 năm  ở  một số  nước  châu Âu dao động trong khoảng 10 – 30%, tuy nhiên tỷ lệ này đạt tỷ lệ rất cao ở Nhật  Bản, lên tới 90%. Tỷ lệ sống sót cao như vậy có khả năng là do được chẩn đoán và tiến   hành phẫu thuật khối u sớm [6]. Ngày nay, với sự tiến bộ trong chẩn đoán, ung thư dạ dày ngày càng được chẩn   đoán sớm và chính xác hơn, như dựa vào kỹ thuật nội soi dạ dày ống mềm kết hợp sinh  thiết. Nhưng, nhược điểm của phương pháp là chỉ  đánh giá được hình ảnh khối u phía  niêm mạc của dạ dày và khó đánh giá được sự xâm lấn của khối u ra ngoài cũng như tới   các cơ  quan lân cận và di căn xa. Phương pháp siêu âm nội soi đánh giá tốt tình trạng   xâm lấn của khối u trong lớp cơ  và một số  vùng lân cận nhưng chưa có nhiều  ở  các   bệnh viện lớn. Phương chẩn đoán sớm UTDD dựa vào marker UTDD như: CEA, CA   19­9, CA 72­4 cũng được áp dụng, tuy nhiên những marker này có độ  đặc hiệu không   cao trong chẩn đoán UTDD giai đoạn sớm, và dễ  nhầm lẫn với các loại ung thư   ở  cơ  quan khác cũng gây tăng cao nồng độ của các marker này.
  13. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT), là phương pháp chẩn đoán UTDD không xâm lấn,   cho phép thực hiện các lớp cắt mỏng, tái tạo hình ảnh theo các hướng đứng dọc, đứng  ngang. Nhờ  đó, mà chụp CLVT không chỉ  xác định được khối u, vị  trí khối u mà còn   đánh giá được mức độ xâm lấn, các hạch xâm lấn, di căn của khối u vào các tạng trong   ổ bụng, hay di căn xa tới phổi, xương và những cơ quan ở xa khác, góp phần quan trọng   trong chẩn đoán giai đoạn TNM, giúp cho lựa chọn phương pháp điều trị tốt hơn. Hiện  nay, hệ thống chụp CLVT đã khá phổ  biến  ở nhiều bệnh viện. Việc áp dụng kỹ thuật  chụp CLVT trước phẫu thuật đối với BN UTDD là tương đối thuận lợi. Cắt lớp vi tính  là một trong những kỹ thuật tốt để đánh giá tổng quan trước phẫu thuật ung thư dạ dày.   Xác định được mức độ  tổn thương qua chẩn đoán hình  ảnh trước mổ  sẽ  giúp phẫu   thuật viên chủ động trong kế hoạch phẫu thuật, có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả  phẫu thuật.  Ở  Việt nam, đã có nhiều nghiên cứu về  CLVT chẩn đoán UTDD cho kết   quả đáng khích lệ. Để góp phần làm rõ thêm vai trò của CLVT trong chẩn đoán và theo   dõi kết quả điều trị phẫu thuật UTDD, chúng tôi tiến hành đề  tài:  “Nghiên cứu giá trị   của hình  ảnh cắt lớp vi tính và kết quả  điều trị  phẫu thuật ung thư  1/3 dưới dạ   dày” với mục tiêu sau: 1. Đặc điểm hình ảnh và giá trị cắt lớp vi tính ở bệnh nhân ung thư 1/3 dưới   dạ dày được điều trị phẫu thuật triệt căn. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật triệt căn điều trị ung thư 1/3 dưới dạ dày.
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ UNG THƯ DẠ DÀY Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh có ở nhiều vùng địa lý khác nhau, trong đó có trên  50% những ca mới mắc xuất hiện  ở  các nước đang phát triển. Vùng có nguy cơ  mắc   UTDD cao là ở Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản), Đông Âu, khu vực Trung và Nam Mỹ,  khu vực có nguy cơ  thấp hơn  ở  Nam Á, Bắc và Đông Phi, Bắc Mỹ, Australia và New   Zealand [6], [7]. Việt Nam thuộc khu vực nguy cơ ung thư dạ dày ở mức trung bình cao,  với tỷ lệ mắc mới 21,8 ở nam và 10,0 ở nữ mỗi 100.000 dân [5]. Trên thế giới, tỷ lệ mắc  UTDD tăng theo tuổi, đạt đỉnh  ở  độ  tuổi 60 – 80,  ở  độ  tuổi dưới 30 là rất hiếm gặp   UTDD [8]. Tỷ  lệ  mắc ung thư  dạ dày  ở  nam giới cao hơn nữ giới, theo một số nghiên   cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy, tỷ lệ nam giới chiếm đến 63%, nữ  giới chỉ có   37% trong nghiên cứu của tác giả Wanebo (1993) [9]. 1.2. GIẢI PHẪU BỆNH VÀ PHÂN LOẠI UNG THƯ DẠ DÀY 1.2.1. Giải phẫu bệnh ung thư dạ dày 1.2.1.1. Đặc điểm vị trí khối u Ung thư  dạ  dày có thể  gặp  ở bất kỳ vị  trí nào, nhưng thường gặp hơn cả  là ở  vùng hang­môn vị với tỷ lệ từ 70­80%; tiếp đến là vùng bờ  cong nhỏ  tỷ  lệ  từ  10­15%;  vùng tâm, phình vị khoảng 3­5%; vùng bờ cong lớn là hiếm gặp [10]. Trong nghiên cứu  của In Jon Lee (2010), ví trí UTDD gặp với tỷ  lệ  cao nhất là vùng hang môn vị  với  48,7%, tiếp đến là vị trí  ở thân vị (30,4%), góc bờ cong nhỏ  (18,9%) [11]. Trong nghiên  cứu của Chen (2007), vị trí ung thư dạ dày thường gặp nhất là ở hang­môn vị (61,82%),   vùng thân vị  (25,45%) [12]. Theo Hiệp hội ung thư dạ  dày Nhật Bản (JGCA), chia dạ  dày thành 3 vùng cấu trúc gồm 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới, dựa theo đường nối chia  làm 3 điểm ở bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Vị trí UTDD được mô tả theo từng vùng, tùy  thuộc vào phần lớn khối u nằm ở vùng nào [13].
  15. Hình 1. . Ba vùng của dạ dày (T: 1/3 trên; G: 1/3 giữa; D: 1/3 dưới) * Nguồn: theo JGCA (2011) [13] 1.2.1.2. Đặc điểm đại thể Phân loại của Bormann ­ Dựa theo hình ảnh đại thể, Bormann đã phân chia UTDD thành 4 loại sau [14],   [15]:  + Thể sùi: khối u lồi vào trong lòng dạ dày, tạo thành khối ranh giới rõ, bề  mặt   nham nhở, dễ chảy máu. + Thể loét: tổn thương loét sâu vào thành dạ dày, thành và đáy ổ loét nhẵn, bờ ổ  loét nham nhở, gồ cao, ranh giới rõ. + Thể  loét xâm lấn: bờ   ổ  loét không có giới hạn rõ ràng, thâm nhiễm tổ  chức   xung quanh, đáy ổ loét xâm lấn thành dạ dày làm cho cả vùng rắn chắc. + Thể  thâm nhiễm: ít gặp hơn, tổn thương không có giới hạn rõ ràng, niêm  mạc trở  nên thô cứng lan rộng, mất độ  mềm mại hồng bóng. Ở  giai đoạn muộn, tổn   thương xâm lấn vào thành làm cho dạ dày nhiễm cứng, co lại thành hình ống.
  16. Hình 1. . Hệ thống phân loại đại thể ung thư dạ dày của Bormann * Nguồn: theo Stemmermann G. N. [14] Phân loại theo Hiệp hội Ung thư dạ dày Nhật Bản Theo Hiệp hội ung thư dạ dày Nhật Bản, phân chia UTDD theo hình ảnh đại thể  thành 5 loại như sau [13]: Loại 0: khối u phẳng, nông, gồm: Loại 0­I: dạng lồi, nhô lên trên bề mặt; Loại   0­IIa:  tổn   thương   nhô   nông;  Loại   0­IIb:  tổn   thương   phẳng   nông;  Loại   0­IIc:  tổn  thương lõm nông; Loại 0­III: tổn thương lõm sâu. Loại 1: Thể  sùi. Loại 2: Thể  loét.  Loại 3: Thể loét xâm lấn. Loại 4: Thể thâm nhiễm. Loại 5: Thể không xếp loại. Loại 1: Thể sùi Loại 0­I: Thể lồi Loại 0­IIa:  Thể nhô  Loại 2: Thể loét nông Loại 0­IIb: Thể  phẳng Loại 0­IIc: Thể lõm  Loại   3:   Thể   loét  nông xâm lấn Loại 0­III: Thể lõm  sâu Loại   4:   Thể   thâm  nhiễm Hình 1. . Các dạng đại thể của ung thư dạ dày theo JGCA 3rd
  17. * Nguồn: theo JGCA (2011) [13] 1.2.1.3. Đặc điểm vi thể Có nhiều cách phân loại UTDD khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả là cách phân  loại của Lauren (1956), phân loại của Tổ  chức y tế  Thế giới (WHO) và phân loại của   JGCA 3rd. Phân loại của Lauren (1965) Theo Lauren (1965), UTDD được chia làm 3 típ: gồm típ ruột, típ lan tỏa và típ   pha (là hỗn hợp cả 2 típ ruột và lan tỏa) [16], [17], [18]. Hình 1. . Ung thư dạ dày típ ruột và típ lan tỏa * Nguồn: theo Leung W.K (2009) [16] Phân loại của Tổ chức y tế Thế giới WHO Bảng 1. . Phân loại típ mô bệnh học ung thư dạ dày theo WHO [18] STT Các thể mô bệnh học ung thư dạ dày Mã số 1 Tân sản nội biểu mô 8140/0 2 UTBMT (Adenocarcinoma): 8140/3 Típ ruột 8144/3 Típ lan tỏa 8145/3 3 UTBMT thể nhú (papillary)  8260/3  4 UTBMT thể ống nhỏ (tubular)  8211/3 5 UTBMT thể nhầy (mucinous)  8480/3 6 UTBM thể tế bào nhẫn (Signet­ring cell carcinoma) 8490/3 7 UTBM tuyến vảy (Adenosquamous carcinoma)  8560/3  8 UTBM tế bào vảy (Squamous cell carcinoma)  8070/3 
  18. STT Các thể mô bệnh học ung thư dạ dày Mã số 9 UTBM tế bào nhỏ (Small cell carcinoma)   8041/3  10 UTBM không biệt hóa (Undifferentiated carcinoma)  8020/3  11 Các loại UMBM khác  12 U carcinoid (u nội tiết biệt hóa cao) 8240/3 Phân loại ung thư dạ dày theo JGCA Bảng 1. . Phân loại típ mô bệnh học ung thư dạ dày theo JGCA [13] Loại mô bệnh học Mã số U tuyến lành tính 8140/0 Ung thư biểu mô tuyến (loại thông thường) UTBM tuyến nhú 8260/3 UTBM tuyến ống (gồm  biệt hóa cao và biệt hóa  8211/3 vừa) UTBM kém biệt hóa (gồm  loại đặc và loại không  đặc) UTBM tế bào nhẫn 8490/3 UTBM chế tiết nhày 8489/3 Ung thư biểu mô tuyến (loại đặc biệt) U carcinoid 8240/3 U nội tiết 8401/3 UTBM tuyến vảy 8560/3 UTBM tế bào vảy 8070/3 UTBM không biệt hóa 8020/3 Các loại khác 1.2.1.4. Độ biệt hóa của ung thư dạ dày ­ Tổ chức y tế Thế giới chia UTDD thành 3 độ biệt hóa: + Độ biệt hóa cao: cấu trúc tuyến hình dáng rõ ràng, thường giống với biểu mô  ruột dị sản; + Độ biệt hóa vừa: có hình ảnh trung gian giữa biệt hóa cao và biệt hóa kém; + Độ  biệt hóa kém: gồm các tuyến hình dáng không rõ ràng, không đều hoặc   thâm nhiễm gồm các tế bào đơn lẻ hoặc chuỗi tế bào nhỏ [18].
  19. Hình 1. . Ung thư biểu mô tuyến ống (A): biệt hóa cao; (B): biệt hóa  vừa; (C): biệt hóa kém * Nguồn: theo Carneiro (2000) [18] 1.2.2. Hình thức xâm lấn, di căn của ung thư dạ dày 1.2.2.1. Xâm lấn tại chỗ Trong quá trình tiến triển UTDD có thể  xâm lấn qua lớp thanh mạc ra mô lân   cận như lách, tụy, gan, đại tràng, tuyến thượng thận. Mức độ xâm lấn này khá đa dạng,   khối u có thể xâm lấn lên thực quản hoặc xâm lấn xuống hành tá tràng. Sự xâm lấn của   UTDD lên trên thực quản hay gặp hơn là xâm lấn xuống tá tràng. Mức độ xâm lấn của   UTDD phụ thuộc vào nhiều yếu tố như typ tế bào, kích thước khối u… U xâm lấn càng  sâu, kích thước khối u càng lớn thì mức độ lan rộng của khối u càng nhiều. 1.2.2.2. Di căn theo đường bạch huyết Năm 1981, lần đầu tiên trên thế  giới, Hiệp hội nghiên cứu về  UTDD của Nhật  Bản đã đưa ra bảng phân chia các nhóm hạch với 16 nhóm và 4 chặng. Đến năm 2011,   bảng phân chia này đã được tái bản lần thứ 3 và bổ sung nhiều chi tiết rõ ràng và cụ thể  hơn. ­ Nhóm hạch số 1: bên phải tâm vị, bao gồm cả những hạch dọc nhánh lên đầu  tiên của động mạch vị trái. ­ Nhóm hạch số 2: bên trái tâm vị, bao gồm cả những hạch dọc nhánh thực quản   tâm vị của động mạch dưới hoành trái. ­ Nhóm hạch số 3a: bờ cong nhỏ, dọc theo những nhánh còn lại của động mạch   vị trái. ­ Nhóm hạch số  3b: bờ  cong nhỏ, dọc theo nhánh thứ  2 và phần xa của động  mạch vị phải. ­ Nhóm hạch số 4sa: bờ cong lớn bên trái, dọc theo động mạch vị ngắn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2