Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng, kiểu gen của HBV và HCV ở người nghiện ma túy tại Trung tâm Cai nghiện thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng, kiểu gen của HBV và HCV ở người nghiện ma túy tại Trung tâm Cai nghiện thành phố Hồ Chí Minh" trình bày đánh giá tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, tải lượng vi rút và hoạt độ enzyme gan ở người nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện Thành phố Hồ Chí Minh (2013-2015); Xác định kiểu gen của HBV, HCV và các đột biến gen liên quan đến kháng thuốc DAA của HCV ở người nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện Thành phố Hồ Chí Minh (2013-2015).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng, kiểu gen của HBV và HCV ở người nghiện ma túy tại Trung tâm Cai nghiện thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y PHẠM HỮU QUỐC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG, KIỂU GEN CỦA HBV VÀ HCV Ở NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM CAI NGHIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
- Hà Nội 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y PHẠM HỮU QUỐC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG, KIỂU GEN CỦA HBV VÀ HCV Ở NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI TRUNG TÂM CAI NGHIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Trần Việt Tú 2. GS. TS. Nguyễn Tấn Bỉnh
- Hà Nội 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ Phạm Hữu Quốc
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý Thầy, Cô giáo, các nhà Khoa học, các anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban Giám đốc Học viện Quân y cùng các Phòng, Ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi luôn biết ơn Bộ môn Nội tiêu hóa Học viện Quân y đã dành cho tôi những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Việt Tú, GS.TS. Nguyễn Tấn Bỉnh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin cám ơn quý Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đến quý Thầy Giáo sư, Tiến sỹ trong Hội đồng chấm luận án đã dành nhiều thời gian, công sức chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện và bảo vệ thành công luận án. Tôi chân thành cảm ơn Đảng ủy Chỉ huy Bệnh viện Quận Gò Vấp, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu. Tôi luôn biết ơn gia đình, người thân, bạn bè và các đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Phạm Hữu Quốc MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt trong luận án
- Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các ảnh
- DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Phần viết Phần viết đầy đủ tắt 1 ALT Alanine aminotransferase 2 ARV Antiretroviral 3 AST Aspartate aminotransferase 4 ATS Amphetamine Type Stimulants Ma túy tổng hợp dạng Amphetamines 5 BCP BasalCore Promoter Đột biến tại vùng BasalCore Promoter 6 BN Bệnh nhân 7 cccDNA covalently closed circular DNA DNA vòng đóng đồng hóa trị 8 cDNA complementary DNA DNA bổ trợ 9 CIA Chemiluminescent Immunoassay Kỹ thuật hóa quang miễn dịch 10 COI Chỉ số ngưỡng 11 DAA DirectActing Antiviral Kháng vi rút trực tiếp 12 DNA Deoxyribonucleic acid 13 DVS Dasabuvir 14 EIA Enzyme Immunoassay Kĩ thuật miễn dịch men 15 HBcAb Hepatitis B core antibody Kháng thể kháng kháng nguyên lõi của vi rút viêm gan B 16 HBeAb Hepatitis B e antibody 17 HBeAg Hepatitis B e antigen Kháng nguyên e của vi rút viêm gan B 18 HBsAg Hepatitis B surface antigen Kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B 19 HBV Hepatitis B virus Vi rút viêm gan B 20 HBVDNA Hepatitis B virus Deoxyribonucleic acid 21 HBxAg Hepatitis B virus X antigen Kháng nguyên X của vi rút viêm gan B 22 HCC HepatoCellular Carcinoma Ung thư biểu mô tế bào gan 23 HCV Hepatitis C virus Vi rút viêm gan C
- TT Phần viết Phần viết đầy đủ tắt 24 HCVRNA Hepatitis C virus Ribonucleic acid 25 HIVAIDS Human immunodeficiency virus infection acquired immunodeficiency syndrome Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do HIV 26 IFN Interferon 27 IgG Immunoglobulin G 28 IgM Immunoglobulin M 29 KTC Khoảng tin cậy 30 LDV Ledipasvir 31 LiPA Line Probe Assay Xét nghiệm thăm dò dòng 32 LSD Lysergic acid diethylamide 33 MA MethAmphetamine 34 MDA Methylenedioxyamphetamine 35 MDEA MethylenedioxyNethylamphetamine 36 MDMA Methylenedioxymethamphetamine 37 MSM Men who have sex with men Quan hệ tình dục đồng giới nam 38 NMT Nghiện ma túy 39 ORF Open reading frames Khung đọc mở 40 PC Precore Vùng Precore 41 PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi polymerase 42 PT Prothrombin time 43 RAV Resistanceassociated Amino acid Variant Biến thể axit amin liên quan đến kháng thuốc 44 RNA Ribonucleic acid 45 SOF Sofosbuvir 46 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 47 ULN Upper Limited of Normal Giới hạn trên của giá trị bình thường 48 UNODC United Nations Office on Drugs and Crime Văn phòng Liên Hợp Quốc về ma túy và tội phạm 49 VGC Viêm gan cấp 50 WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Tran g
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu Tên biểu đồ Tran đồ g
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Tran g 1.1 Tỷ lệ nhiễm HBV ở nhóm người nghiện ma túy trên toàn thế 9 giới 1.2 Tỷ lệ nhiễm HCV ở nhóm người nghiện ma túy trên toàn thế 10 giới
- ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm gan vi rút B, C là bệnh truyền nhiễm ở người do vi rút gây ra với nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư tế bào gan [1], [2], [3], [4]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2012, có khoảng hơn 2 tỷ người nhiễm HBV, trong đó khoảng 240 triệu người nhiễm HBV mạn tính trên toàn thế giới [5]. Ước tính có khoảng 130 – 210 triệu người bị nhiễm HCV [ 8], khoảng 700 nghìn người chết mỗi năm với các biến chứng do HCV gây ra [6].Tỷ lệ mắc và tử vong do HBV, HCV tiếp tục tăng [5], [6], đặc biệt là ở người nghiện ma túy (NMT) [7]. Theo báo cáo của cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc, trong năm 2013 có khoảng 245 triệu người (5% dân số thế giới) trong độ tuổi 15 – 64 sử dụng ít nhất 1 loại thuốc bất hợp pháp; trong đó khoảng 27 triệu người lệ thuộc vào ma túy [9], [10]. Số liệu năm 2011 có khoảng 1,2 triệu người NMT bị nhiễm HBV và 10 triệu người NMT bị nhiễm HCV [11]. Trong đó tỷ lệ nhiễm HBV ở người NMT khá tương đồng với ở cộng đồng [12], trong khi đó tỷ lệ nhiễm HCV ở người NMT cao hơn so với ở cộng đồng [11]. Số người NMT tại Việt Nam là khoảng 170 nghìn người, trong đó có khoảng 45,000 NMT tại TPHCM (số liệu 2004), 99% trong s ố đó sử dụng heroin [13]. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ghi nhận tỷ lệ nhiễm HBV dao động 8% 30% ở cộng đồng và 20% 40% ở nhóm NMT [14], [15]. Trong khi đó tỷ lệ nhiễm HCV ở nhóm đối tượng NMT là khoảng 31 – 97,2% [16]. Vi rút viêm gan B có mức độ biến đổi di truyền thấp và được phân thành 10 kiểu gen, phân bố ở vùng Đông Nam Á chủ yếu là kiểu gen B và C. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy kiểu gen C đáp ứng tốt với các thuốc điều trị nhưng lại có nguy cơ đột biến và ung thư cao hơn so với kiểu gen B. Vi rút viêm gan C có mức độ biến đổi di truyền rất cao (khoảng 30 35% trình tự bộ gen), vì vậy chúng được chia làm bảy kiểu gen chính và khoảng 60 kiểu gen phụ. Xét nghiệm xác định kiểu gen của vi rút viêm gan B, C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh. Trước đây khi sử dụng phác đồ pegylated interferon (PegIFN)α và ribavirin trong điều trị viêm gan C thì tỷ lệ đáp ứng thuốc chỉ khoảng 40 60%, trong khi đó xuất hiện nhiều phản ứng phụ không mong muốn. Gần gây, thuốc kháng vi rút trực tiếp DAA đã được phát triển, sử dụng qua đường uống khá đơn giản, thời gian điều trị ngắn với tỷ lệ đáp ứng thuốc cao. Tuy nhiên vấn đề
- kháng thuốc DAA liên quan đến đột biến gen của HCV đặt ra thách thức cho hiệu quả điều trị trong thời gian tới. Các nghiên cứu về viêm gan B, C ở Việt Nam từ trước tới nay chủ yếu tập trung ở đối tượng nhiễm HBV, HCV có chỉ định điều trị. Các nghiên cứu trong nước rất ít đề cập đến tình trạng nhiễm HBV, HCV, đặc biệt là phân bố kiểu gen của HBV và HCV ở đối tượng NMT tại các trại cai nghiện, đây là nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Thêm vào đó, cho tới nay chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đề cập đến vấn đề đột biến gen của HCV liên quan đến kháng thuốc DAA ở người nhiễm chưa điều trị. Vì vậy, nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và kiểu gen của HBV, HCV cũng như các đột biến kháng DAA của HCV sẽ giúp cho đánh giá tổng thể về nhiễm vi rút viêm gan ở người NMT, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để tiên lượng và điều trị hiệu quả nhất cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao này. Vì những lý do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, tải lượng vi rút và hoạt độ enzyme gan ở người nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện Thành phố Hồ Chí Minh (20132015) 2. Xác định kiểu gen của HBV, HCV và các đột biến gen liên quan đến kháng thuốc DAA của HCV ở người nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện Thành phố Hồ Chí Minh (20132015).
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1. 1.1. Tổng quan về các chất ma túy 1.1.1. Khái niệm về các chất ma túy Hiểu theo nghĩa thông thường: ma túy là một số chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp (hóa học) khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Theo Điều 2, Chương I của Luật phòng chống ma túy được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2000 [ 17]: Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần, tiền chất được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Chất ma túy có nhiều loại: loại tự nhiên, loại bán tổng hợp, loại tổng hợp. 1.1.2. Các chất ma túy thường gặp ở Việt Nam 1.1.2.1. Ma túy nhóm Opiats (chất dạng thuốc phiện: CDTP) Ma túy nhóm Opiats (CDTP) là những chất có nguồn gốc thuốc phiện và những chất có đặc điểm dược lý tương tự thuốc phiện, bao gồm: thuốc phiện, Morphin, Heroin, Codein, Pethidin, Buprenorphin, Methadon, Levo alpha acetyl methadon (LAAM)…[18] Thuốc phiện (Opium) + Thuốc phiện hay á phiện, a phiến, nha phiến được chiết xuất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc (tên khoa học: Papaver Somniferum (L) papaveraceace). + Thành phần hóa học: cây thuốc phiện có trên 40 hợp chất alcaloids khác nhau, trong đó quan trọng nhất là: Morphine: chiếm từ 4 21%, Codein: 0,7 3%… + Đây là loại ma túy rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Tên khác: Á phiện, “Nàng tiên nâu”, “Ả phù dung”, dung dịch để chích màu nâu có tên “xì ke”.
- Morphine: morphine là hợp chất alcaloid chính của thuốc phiện. Được sử dụng nhiều trong y tế loại ống 10 mg/ml. Heroin + Còn có tên gọi khác: “Bạch phiến”, “Cái chết trắng” + Là chất ma túy phổ biến nhất trên thế giới và Việt Nam. Heroin hầu như thay thế cả thuốc phiện và được bán tổng hợp từ morphine bằng cách Diacetyl hóa, tên khác Diacetylmorphine, Diamorphine. Hiện trên thị trường còn có các chất ma túy tổng hợp tác dụng giống morphine như: Pethidine, Fentanyl, Methadone, Mecloqualone, Ketamine, Buprenorphin, Tramadol. 1.1.2.2. Các chất kích thích và gây ảo giác Cây cần sa: trong các chất Cannabinoide có trong cây cần sa, chủ yếu Tetrahydrocannabinol (THC) là chất có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, trong đó 9 THC là hoạt chất gây ảo giác. LSD (Lysergic Saure Diethylamid): LSD là chất gây ảo giác rất mạnh với hàm lượng 25 microgam đã có tác dụng rõ rệt bằng đường uống hay tẩm ngậm dưới lưỡi. Cocaine: là alcaloid chính được chiết xuất từ lá của cây coca. Tên khoa học là Erythroxylon coca (L) Erythroxylaceace. Cocaine tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: borate, citrate, formate, iodhydrate, bromhydrate, nitrate, lactate, sulfate, tartrate, salicylate. Cocain gây nghiện, gây hoang tưởng. Ngoài ra còn một số chất gây ảo giác khác là hoạt chất chiết xuất từ các loại nấm như Psilocybine (Indocybine), Mescaline, Dimethyltriptamine, Phencyclidine... 1.1.2.3. Các chất ức chế hệ thần kinh Trung ương (Depressants) Nhóm an thần gây ngủ loại Benzodiazepine Thuốc ngủ nhóm Barbiturate: tùy theo gốc R cho ra các chất khác nhau: phenobarbital, secobarbital, vinyl barbital, barbital… 1.1.2.4. Một số tiền chất (precursor chemicals) Là những hóa chất cần thiết để tổng hợp hay bán tổng hợp hay sản xuất ra các chất ma túy. Theo Nghị định số 82/2013/NĐCP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ tổng cộng hiện nay có 41 tiền chất [19].
- Một số tiền chất chủ yếu: Ephedrine, Pseudo Ephedrine, Anhydric acetic, Safrole và Isosafrole, Gamahydroxybutyric acid (GHB) gặp ở dạng muối và gamabutyrolactone (GBL) ở dạng dầu. 1.1.2.5. Các chất ma túy tổng hợp ATS Các chất ma túy tổng hợp ATS “Thuốc lắc” phần lớn có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, làm tỉnh táo và thông minh hơn, tạo trạng thái đi mây về gió (euphoric), tăng nhịp thở, tăng nhiệt độ cơ thể ở liều trung bình từ 20 mg đến dưới 100 mg. Khi sử dụng liều cao có tác dụng gây ảo giác. Đặc biệt người sử dụng rất nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, màu sắc dễ xúc động (agitation), rung lắc (tremor), ngắt quãng (episode), giảm trí nhớ, hoang tưởng (Paranoid delusions), bạo lực, gây chán ăn (unappetide). Sử dụng trong điều trị suy nhược thần kinh, tâm thần phân liệt, làm tăng cường thể lực nhưng dễ bị lạm dụng, một số chất có tác dụng kích thích tình dục. Đôi khi có sự lạm dụng trong giới thể thao để tăng thành tích thi đấu, trong các đối tượng thanh niên, sinh viên, học sinh, thậm chí cả những nhà điều hành. Một số chất ma túy ATS thường gặp [20]: Amphetamine (AM) MethAmphetamine (MA): xuất hiện trên thị trường chủ yếu ở dạng hydrochloridechlorhydrate [21]. Methylene Dioxymethyl Amphetamine (MDMA) hay còn gọi là Ecstasy. Methylene dioxy Amphetamine (MDA): được tổng hợp hoàn toàn, thường ở dạng muối hydrochloride. Xuất hiện dạng viên (tablet) màu trắng có hình âm dương ngũ hành... ở dạng viên nén hay viên capsules. Methylene DioxyEthyl Amphetamine (MDEA): thường tồn tại trên thị trường dạng chlohydrite hay chlorhydrate. Ký hiệu có trên viên tablet: Eve, HOL xanh rêu… 1.1.3. Thực trạng và xu hướng sử dụng ma túy hiện nay 1.1.3.1. Thực trạng và xu hướng chung Ở cấp độ toàn cầu, có sự gia tăng sản xuất và lạm dụng chất gây nghiện mới (NPS), tức là các chất mới chưa bị ảnh hưởng bởi sự kiểm soát quốc tế. Số lượng NPS xuất hiện trên thị trường ngày càng tăng đã trở thành một mối quan tâm đặc biệt cho sức khỏe cộng đồng, không chỉ vì số lượng sử dụng ngày càng tăng mà còn vì thiếu các nghiên cứu khoa học cũng như sự hiểu biết về tác dụng phụ của chúng. Theo báo cáo
- của các thành viên UNODC, số lượng NPS tăng từ 126 chất vào cuối 2009 lên 450 chất vào năm 2014, tăng gần 4 lần [22]. Lần đầu tiên, số lượng NPS thực sự vượt quá tổng số số chất được kiểm soát quốc tế (234) [23]. Cho đến giữa năm 2012, phần lớn các NPS được xác định là cần sa tổng hợp (23%), phenethylamines (23%) và cathinones tổng hợp (18%), tiếp theo là tryptamines (10%), các chất dựa trên thực vật (8%) và piperazines (5%) [23]. Để đánh lừa các cơ quan, các nhà cung cấp cũng có tiếp thị và quảng cáo sản phẩm của họ tích cực và bán chúng dưới tên tương đối vô hại hàng ngày các sản phẩm như nước hoa xịt phòng, muối tắm, thảo dược hương và thậm chí cả phân bón cây. Năm 2011, ước tính từ 167 đến 315 triệu người trong độ tuổi 15 64 (tương đương 3,6 – 3,9% dân số trưởng thành) đã sử dụng ít nhất một chất ma túy. Văn phòng Ma túy và tội phạm Liên hợp Quốc (UNODC) ước tính trong năm 2011 có khoảng 11,2 triệu đến 22 triệu người trên toàn thế giới trong độ tuổi 15 – 64 (chiếm 0,24 – 0,48% dân số trong độ tuổi này) tiêm chích ma túy [23]. Trong số các nước báo cáo tăng số lượng người tiêm chích ma túy đáng chú ý có Pakistan, Liên bang Nga và Việt Nam, trong khi các nước báo cáo giảm đáng kể bao gồm Brazil, Indonesia, Nam Phi, Thái Lan và Hoa Kỳ [23]. 1.1.3.2. Ở Việt Nam Lạm dụng ma túy tăng mạnh gần gấp ba lần trong 10 năm qua. Bắt đầu từ khu vực nông thôn miền núi, lạm dụng ma túy bất hợp pháp lan truyền nhanh chóng đến các khu vực đô thị. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của người sử dụng ma túy đã giảm và nhiều phụ nữ đã tham gia vào tiêu thụ ma túy. Đồng thời, heroin đã thay thế thuốc phiện để trở thành thuốc được ưa chuộng nhất trên thị trường ma túy bất hợp pháp của đất nước, đặc biệt là trong những người dùng trẻ ở khu vực thành thị [24]. Lạm dụng ma túy đã lan rộng trên tất cả 64 tỉnh thành hiện nay trong cả nước ở các mức độ khác nhau. Theo số liệu của UNODC tại Việt Nam, tính đến năm 2004, số người NMT tại Việt Nam đã lên đến 170.400 người, tăng 6% so với năm 2003, riêng tại TPHCM số người NMT là 32.000 người (chưa kể số người bị quản lý trong các trại giam, và ước tính còn hơn 5.000 người nghiện ngoài xã hội). Theo Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, đến cuối năm 2005 cả nước đã có trên 129.000 người NMT có hồ sơ quản lý, tăng trên 36.300 người so với năm 2000. Trong đó, TPHCM (TPHCM)
- tăng gần 10.000 người, Hà Nội tăng trên 6.300 người. Đến nay đã có 64/64 Tỉnh, Thành phố và 90% quận huyện, 58% xã phường thị trấn có người NMT [25]. Trong hai thập kỷ qua đã có một sự chuyển hướng từ hút thuốc phiện và tiêm chích heroin sang sử dụng các chất hướng thần khác như methamphetamine. Tuy mức độ gây nghiện, sự lệ thuộc về thể chất và tinh thần khi sử dụng ATS không bằng các chất ma túy truyền thống như heroin, thuốc phiện, cần sa nhưng cũng gây nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội. Nhất là sau khi sử dụng các chất ma túy tổng hợp ATS, các đối tượng nghiện thường có xu hướng bạo lực, gây gia tăng các vụ phạm pháp hình sự, quan hệ tình dục không kiểm soát dẫn đến nguy cơ r ất cao lây nhiễm HIV/AIDS. 1.2. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm HBV, HCV ở người nghiện ma túy 1.2.1. Trên thế giới Mỗi phút, ít nhất một người chết vì viêm gan mạn tính ở Khu vực Tây Thái Bình Dương theo phân vùng địa lý của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Uớc tính trên toàn cầu có khoảng 16 triệu người NMT (11 triệu – 21,2 triệu) ở 148 quốc gia [10], trong đó nhiễm HBV và HCV là thường gặp ở nhóm người NMT, tuy nhiên, tính cấp bách của việc ngăn ngừa nhiễm HIV trong nhóm NMT đã làm lu mờ các dịch bệnh viêm gan do vi rút B và C gây ra ở nhóm đối tượng này [11]. Năm 2011, trên thế giới có khoảng 1,2 triệu người NMT nhiễm HBV mạn tính (với xét nghiệm HBsAg dương tính) và gần 6,4 triệu người NMT dương tính với HBcAb [11]. Dữ liệu về tỷ lệ có HBsAg dương tính ở người NMT đã được ghi nhận tại 59 quốc gia (chiếm khoảng 73% số người NMT trên toàn thế giới) cho thấy, tỷ lệ HBsAg dương tính trong nhóm NMT tương quan với tỷ lệ nhiễm HBV trong dân số nói chung, với tỷ lệ cao nhất gặp ở khu vực Châu Á [11]. Trong khi đó, dữ liệu về tỷ lệ HBcAb dương tính ở người NMT có ở 43 quốc gia (với khoảng 65% số người NMT trên toàn thế giới), mặc dù tỷ lệ này rất khác nhau giữa các nước, nhưng nói chung cao hơn nhiều so với tỷ lệ HBsAg dương tính [11].
- Hình 1.. Tỷ lệ nhiễm HBV ở nhóm người nghiện ma túy trên toàn thế giới * Nguồn: Nelson P. và cộng sự (2011) [11] Theo phân tích của Hahné S. J. M. và cộng sự (2013) [ 26] tại các quốc gia Châu Âu, tỷ lệ HBsAg dương tính trong dân số nói chung dao động từ 0,1% 5,6%, tỷ lệ này dao động 0% 21,3% ở nhóm NMT. Phần lớn các nước Châu Âu, tỷ lệ HBsAg dương tính ở nhóm NMT cao hơn nhiều lần so với tỷ lệ nhiễm trong dân số nói chung, riêng Romania và Ireland thì tỷ lệ HBsAg dương tính trong dân số nói chung cao hơn ở nhóm NMT. Số liệu thống kê cho thấy trên toàn cầu có khoảng 10 triệu người NMT bị nhiễm HCV, với sự hiện diện của kháng thể kháng HCV (HCV Ab), trong đó Trung Quốc khoảng 1,6 triệu người; Mỹ khoảng 1,5 triệu người, Nga khoảng 1,3 triệu người [11]. Hagan H. và cộng sự (2008) [27], tổng hợp 72 nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa thời gian NMT với tỷ lệ lây nhiễm HCV. Trong 72 nghiên cứu này, thời gian NMT trung bình là 7,24 năm với tỷ lệ nhiễm HCV trung bình là 66,02%. Ở các nước phát triển sau năm 1995, tỷ lệ nhiễm HCV trung bình 32,02% (KTC 95%: 25,31, 39,58) tại thời điểm 1 năm và 53,01% (KTC 95%: 40,69, 65,09) tại thời điểm 5 năm sau khi nghiện. Số liệu về tỷ lệ nhiễm HCV ở đối tượng NMT đã được ghi nhận tại 77 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 82% người NMT trên thế giới) với tỷ lệ nhiễm HCV trong NMT là cao hơn 50% ở hầu hết các quốc gia, giữa 60% và 80% ở 25 quốc gia, và trên 80% trong 12 quốc gia (hình 1.2) [11].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 205 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ
163 p | 208 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 131 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler trong tiên lượng tình trạng sức khoẻ của thai ở thai phụ tiền sản giật
166 p | 108 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI với APRI ở các bệnh nhân viêm gan mạn
150 p | 129 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hẹp động mạch vành mức độ trung gian bằng siêu âm nội mạch và phân suất dự trữ lưu lượng ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính
0 p | 157 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 132 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Huế và hiệu quả của một số biện pháp điều trị
48 p | 110 | 5
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ
54 p | 127 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các gene oipA, babA2, cagE và cagA của vi khuẩn Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng
168 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn