intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng hội chứng chuyển hóa, một số yếu tố liên quan và hiệu quả biện pháp can thiệp ở người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum (2018-2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:226

19
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu thực trạng hội chứng chuyển hóa, một số yếu tố liên quan và hiệu quả biện pháp can thiệp ở người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum (2018-2020)" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả thực trạng hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố lên quan ở người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum (2018 - 2019); Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp điều trị kết hợp với truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, lối sống cho bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng hội chứng chuyển hóa, một số yếu tố liên quan và hiệu quả biện pháp can thiệp ở người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum (2018-2020)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG LÊ HỮU LỢI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Ở NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM (2018 - 2020) LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG LÊ HỮU LỢI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP Ở NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM (2018 - 2020) Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 972 01 17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN QUANG THIỀU 2. TS. PHAN HƯỚNG DƯƠNG HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn, chấp hành y đức trong tiến hành nghiên cứu. Tác giả luận án Lê Hữu Lợi
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, với tất cả sự chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy TS. Nguyễn Quang Thiều và thầy TS. Phan Hướng Dương đã dìu dắt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng cùng Ban Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến sự quan tâm của thầy PGS.TS. Cao Bá Lợi cùng tập thể cán bộ Phòng Khoa học và Đào tạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi biết ơn TS.BS.CK2.Võ Văn Thanh - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum, BS.CK2 Võ Văn Thiện - Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cùng tập thể Quý Bác sĩ, Quý đồng nghiệp Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ kính yêu, các Em trong gia đình và người vợ yêu quý, các con bé bỏng - tất cả là nguồn động viên, khuyến khích và chia sẻ để tôi hoàn thành luận án này. Lê Hữu Lợi
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AHA American Heart Association Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể BN Bệnh nhân CSHQ Chỉ số hiệu quả DTTS Dân tộc thiểu số ĐTĐ Đái tháo đường THA Tăng huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HbA1C Glycohemoglobin A1c Hemoglobin bị glycosyl hóa HCCH Hội chứng chuyển hóa HDL-C High Density Lipoprotein C Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao IAS International Atherosclerosis Society Hiệp hội xơ vữa mạch quốc tế IDF International Diabetes Federation Liên đoàn đái tháo đường quốc tế IL-6 Interleukin-6 LDL-C Low Density Lipoprotein C Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp NCEP/ATP III National Cholesterol Education Program Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia NEFA Non-Esterified Fatty Acid
  6. Acid béo không được ester hóa NHLBI National Heart, Lung, and Blood Institute Viện tim, phổi và máu quốc gia Hoa Kỳ PAI-1 Plasminogen Activator Inhibitor-1 TNF- α Tumor Necrosis Factors α Yếu tố hoại tử u –α VLDL Very Low Density Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng rất thấp YTNC Yếu tố nguy cơ VB Vòng bụng WHF World Heart Federation Liên đoàn tim mạch thế giới WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  7. i MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC ............................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ............................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ............................................................... ................ x ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................... ................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................. ................ 3 1.1. Một số khái niệm và lịch sử nghiên cứu hội chứng chuyển hóa .... 3 1.1.1. Khái niệm .............................................................. ................ 3 1.1.2. Khái quát về lịch sử nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ........ 3 1.2. Cơ chế bệnh sinh, đặc điểm dịch tể lâm sàng, chẩn đoán, điều trị ... 5 1.2.1. Cơ chế bệnh sinh .................................................... ................ 8 1.2.2. Đặc điểm dịch tể lâm sàng ..................................... ................ 8 1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị ............................... ................ 10 1.2.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa ..... ................ 10 1.2.3.2. Điều trị ................................................................ ................ 11 1.3. Đặc điểm về phân bố bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa ........... 11 1.3.1. Phân bố bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa trên thế giới . 11 1.3.2. Phân bố bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa tại Việt Nam. 15 1.4. Một số yếu tố nguy cơ trong hội chứng chuyển hóa ........ ................ 17 1.4.1. Các yếu tố không thay đổi được ............................ ................ 17 1.4.2. Các yếu tố có thể thay đổi được............................. ................ 19 1.5. Biện pháp can thiệp dự phòng hội chứng chuyển hóa .... ................ 26 1.5.1. Dự phòng trong cộng đồng đối với người chưa mắc .............. 26 1.5.2. Can thiệp dự phòng đối với người mắc ................. ................ 28
  8. ii 1.5.2.1. Các biện pháp can thiệp dự phòng không dùng thuốc ......... 28 1.5.2.2. Các biện pháp can thiệp dự phòng có dùng thuốc ............... 30 1.5.2.3. Các biện pháp can thiệp dư phòng kết hợp ......... ................ 35 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 38 2.1. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố lên quan ở người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum (2018 - 2019).................................................................... 38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................ ................ 38 2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................... ................ 38 2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .............................................. ................ 38 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................... ................ 39 2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................... ................ 39 2.1.2.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................ ................ 39 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................... ................ 39 2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................. ................ 39 2.1.3.2. Cỡ mẫu ............................................................... ................ 39 2.1.3.3. Phương pháp chọn mẫu ....................................... ................ 40 2.1.4. Nội dung nghiên cứu ................................................... ................ 40 2.1.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ........................... ................ 41 2.1.6. Kỹ thuật và công cụ sử dụng trong nghiên cứu ... ................ 45 2.2. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp điều trị kết hợp với truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, lối sống cho bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa .............................................................................. 48 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................ ................ 48 2.2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân .......................... ................ 48 2.2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .............................................. ................ 48 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................... ................ 49 2.2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................... ................ 49
  9. iii 2.2.2.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................ ................ 49 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................... ................ 49 2.2.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................. ................ 49 2.2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .................... ................ 49 2.2.4. Nội dung nghiên cứu .............................................. ................ 49 2.2.4.1. Tư vấn thay đổi lối sống của người bệnh............ ................ 50 2.2.4.2. Điều trị bằng thuốc .............................................. ................ 51 2.2.4.3. Giám sát, hỗ trợ người bệnh tuân thủ can thiệp .. ................ 52 2.2.5. Các biến số, chỉ số nghiên cứu............................... ................ 53 2.2.6. Kỹ thuật và công cụ sử dụng trong nghiên cứu ... ................ 54 2.2.6.1. Kỹ thuật thu thập thông tin ................................. ................ 54 2.2.6.2. Công cụ thu thập thông tin .................................. ................ 54 2.2.6.3. Kỹ thuật xét nghiệm máu .................................... ................ 54 2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................... ................ 56 2.4. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................. ................ 57 2.5. Phương pháp kiểm soát nhiễu và hạn chế sai số ............ ................ 59 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................... ................ 59 2.6.1. Thành viên tham gia nghiên cứu ............................ ................ 60 2.6.2. Đối tượng tham gia nghiên cứu ............................. ................ 60 2.6.3. Hội đồng Khoa học và Đạo đức Y sinh học ......... ................ 60 2.6.4. Quản lý dữ liệu ....................................................... ................ 60 2.6.5. Dịch vụ chăm sóc y tế ............................................ ................ 61 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................... ................ 62 3.1. Xác định tỷ lệ mắc ở bệnh nhân đến khám và một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum .......................................................................... ................ 62 3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................. ................ 62
  10. iv 3.1.2. Tỷ lệ mắc và đặc điểm dịch tễ, lâm sàng hội chứng chuyển hóa .......................................................................... ................ 66 3.1.3. Yếu tố liên quan với hội chứng chuyển hóa .......... ................ 74 Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp điều trị kết hợp với điều chỉnh lối sống ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa tại điểm nghiên cứu (2018 - 2019) .............................................. ................ 80 Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................ ................ 96 4.1. Xác định tỷ lệ mắc ở bệnh nhân đến khám và một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum .......................................................................... ................ 96 4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ............................ ................ 96 4.1.2. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng hội chứng chuyển hóa ................ 96 4.1.3. Yếu tố liên quan hội chứng chuyển hóa................. ................ 107 4.3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp điều trị kết hợp với điều chỉnh lối sống ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.... ................ 118 KẾT LUẬN............................................................................ ................ 128 1. Thực trạng hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở 1.039 người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum (2018-2019) ............................................................................ ................ 128 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp điều trị kết hợp với truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, lối sống cho 226 bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa ............................................................. ................ 128 KIẾN NGHỊ .......................................................................... ................ 130 TÍNH KHOA HỌC, TÍNH MỚI, TÍNH THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. v DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Các biến số về nhân trắc 41 Bảng 2.2 Các biến số về các thói quen 43 Bảng 2.3 Các biến số về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 44 Bảng 2.4 Các chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp 53 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và nhóm Bảng 3.1 tuổi (n=1.039) 62 Đặc điểm trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp và Bảng 3.2 tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n=1.039) 63 Đặc điểm thói quen ăn uống và vận động của đối tượng Bảng 3.3 nghiên cứu (n=1.039) 65 Bảng 3.4 Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo địa dư (n=1.039) 67 Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo nhóm tuổi Bảng 3.5 68 (n=1.039) Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo nhóm dân tộc Bảng 3.6 (n=1.039) 68 Bảng 3.7 Phân bố BN mắc HCCH theo trình độ học vấn (n=226) 69 Bảng 3.8 Tỷ lệ các thành phần của hội chứng chuyển hóa theo giới 70 Số lượng các thành phần và điểm trung bình các thành Bảng 3.9 phần của hội chứng chuyển hóa 71 Giá trị trung bình của các thành phần hội chứng chuyển Bảng 3.10 hóa theo giới 72 Giá trị trung bình các thành phần hội chứng chuyển hóa Bảng 3.11 ở các nhóm dân tộc 73 Tỷ lệ tăng các thành phần hội chứng chuyển hóa ở các Bảng 3.12 nhóm dân tộc trong nghiên cứu 74
  12. vi Bảng 3.13 Liên quan giữa nhóm tuổi với hội chứng chuyển hóa 74 Bảng 3.14 Liên quan giữa giới với hội chứng chuyển hóa 75 Bảng 3.15 Liên quan giữa dân tộc với hội chứng chuyển hóa 75 Liên quan giữa trình độ học vấn với hội chứng chuyển Bảng 3.16 75 hóa Bảng 3.17 Liên quan giữa nghề nghiệp với hội chứng chuyển hóa 76 Bảng 3.18 Liên quan giữa nơi cư trú với hội chứng chuyển hóa 76 Bảng 3.19 Liên quan giữa tình trạng hôn nhân với hội chứng chuyển hóa 77 Bảng 3.20 Liên quan giữa thói quen ăn mặn với hội chứng chuyển hóa 77 Bảng 3.21 Liên quan giữa thói quen ăn nhiều mỡ với hội chứng chuyển hóa 77 Bảng 3.22 Liên quan giữa thói quen ăn ít xơ với hội chứng chuyển hóa 78 Liên quan giữa thói quen uống rượu với hội chứng Bảng 3.23 chuyển hóa 78 Bảng 3.24 Liên quan giữa hút thuốc lá với hội chứng chuyển hóa 78 Bảng 3.25 Liên quan giữa ít vận động với hội chứng chuyển hóa 79 Phân tích đa biến các yếu tố liên quan với hội chứng Bảng 3.26 chuyển hóa 79 Bảng 3.27 Hiệu quả can thiệp giảm thói quen ăn mặn (n=129) 80 Hiệu quả can thiệp giảm thói quen ăn nhiều dầu mỡ Bảng 3.28 (n=148) 81 Bảng 3.29 Hiệu quả can thiệp giảm thói quen ăn ít xơ (n=150) 81 Bảng 3.30 Hiệu quả can thiệp giảm thói quen hút thuốc lá (n=142) 82 Bảng 3.31 Hiệu quả can thiệp giảm thói quen uống rượu (n=165) 82 Hiệu quả can thiệp giảm tỷ lệ thói quen ít vận động Bảng 3.32 (n=126) 83 Bảng 3.33 Hiệu quả can thiệp giảm VB (n=214) 83 Bảng 3.34 Hiệu quả can thiệp giảm tỷ lệ người mắc THA (n=117) 84
  13. vii Bảng 3.35 Hiệu quả can thiệp giảm số đo huyết áp (n=117) 84 Bảng 3.36 Hiệu quả can thiệp giảm glucose máu (n=197) 85 Bảng 3.37 Hiệu quả can thiệp giảm triglyceride máu (n=209) 85 Bảng 3.38 Hiệu quả can thiệp lên nồng độ HDL-C (n=116) 86 Bảng 3.39 Hiệu quả can thiệp giảm cân nặng (n=226) 86 Bảng 3.40 Tỷ lệ can thiệp giảm cân nặng (n=226) 87 Hiệu quả can thiệp thay đổi chỉ số khối cơ thể BMI Bảng 3.41 (n=216) 87 Bảng 3.42 Hiệu quả can thiệp thay đổi HbA1C (n=50) 88 Bảng 3.43 Hiệu quả can thiệp thay đổi cholesterol toàn phần (n=49) 88 Bảng 3.44 Hiệu quả can thiệp thay đổi LDL-C (n=44) 89 Hiệu quả can thiệp giảm 3 thành phần hội chứng chuyển Bảng 3.45 hóa (n=57) 90 Hiệu quả can thiệp giảm 4 thành phần hội chứng chuyển Bảng 3.46 hóa (n=103) 91 Hiệu quả can thiệp giảm 5 thành phần hội chứng chuyển Bảng 3.47 hóa (n=66) 92 Bảng 3.48 Hiệu quả can thiệp giảm hội chứng chuyển hóa (n=226) 93 Kết quả can thiệp giảm tỷ lệ hội chứng chuyển hóa và Bảng 3.49 các thành phần hội chứng chuyển hóa (n=226) 94
  14. viii DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1 Tỷ lệ phân bố hội chứng chuyển hóa trên thế giới 13 Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 58 Thành phần dân tộc của đối tượng nghiên cứu Hình 3.1 (n=1.039) 64 Tỷ lệ các thành phần của hội chứng chuyển hóa Hình 3.2 (n=1.039) 65 Hình 3.3 Tỷ lệ BN mắc hội chứng chuyển hóa (n=1.039) 66 Phân bố về nơi cư trú của BN mắc hội chứng chuyển Hình 3.4 hóa (n=226) 69 Hình 3.5 Tỷ lệ BN mắc HCCH theo dân tộc (n=226) 70
  15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh không lây nhiễm là mộ trong những nguyên nhân dẫn đầu về tử vong trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Trong giai đoạn 1990 - 2010, gánh nặng bệnh tật do các bệnh truyền nhiễm giảm từ 45,6% xuống 20,8%, trong khi đó, gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm tăng tương ứng từ 42% lên 66%, Việt Nam đang phải đối mặt với một mô hình bệnh tật kép. Trong khi vẫn phải nỗ lực để kiểm soát bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và mới nổi như đại dịch COVID-19, chúng ta cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng của bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật. Theo của Tổ chức Y tế thế giới đến năm 2020 tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm tăng lên khoảng 44 triệu người trên thế giới, khu vực Đông Nam Á có khoảng 10,4 triệu trường hợp [1]. Hội chứng chuyển hóa là một chuỗi các bất thường về chuyển hóa, bao gồm nhiều yếu tố nguy cơ đã được Bộ Y tế chỉ ra nhằm kiểm soát giảm nhẹ các gánh nặng bệnh tật, là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong thế kỷ XXI. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa gia tăng ngày càng mạnh mẽ khắp thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển, do sự phát triển về kinh tế và những thay đổi về lối sống [1], [2]. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa dao động từ 10% đến 84% tùy thuộc vào khu vực, giới, tuổi, chủng tộc, ước tính khoảng 1/4 dân số thế giới mắc hội chứng chuyển hóa [3], [4]. Khu vực châu Á Thái Bình Dương với dân số gần 1/2 trên thế giới, đã được phát hiện có sự gia tăng nhanh chóng các bệnh lý béo phì, đái tháo đường type 2 và các bệnh lý tim mạch, gia tăng nhanh chóng người mắc hội chứng chuyển hóa, ở nhiều quốc gia khoảng 1/5 dân số trưởng thành bị ảnh hưởng bởi hội chứng này và có xu thế gia tăng, do đó cần có chiến lược dự phòng tỷ lệ bệnh tật và tử vong liên quan [5]. Các nghiên cứu ở miền bắc Việt Nam cho thấy tỷ lệ hội chứng chuyển hóa trong độ tuổi 55-64 lên đến 27% và có khoảng 40% dân số từ 40-64 tuổi có 2 thành phần
  16. 2 của hội chứng và được gọi là “tiền hội chứng chuyển hóa” [6]. Kon Tum là một tỉnh miền núi khu vực bắc Tây Nguyên, theo số liệu thống kê năm 2016 cho thấy mật độ dân số thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, với nhiều dân tộc sinh sống trong đó có nhiều dân tộc thiểu số. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum là tuyến cuối điều trị bệnh nhân trong toàn tỉnh. Năm 2017, nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa ở nhóm cán bộ trung cao cấp cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng này là 27% [7]. Thay đổi lối sống đóng vai trò quan trọng trong điều trị Hội chứng chuyển hóa cùng với sử dụng thuốc điều trị. Can thiệp thay đổi lối sống không chỉ là biện pháp điều trị mà còn dự phòng các biến chứng và sự tiến triển của các bệnh kèm theo nếu có. Can thiệp thay đổi lối sống phải phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của mỗi khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay tại tỉnh Kon Tum chưa có một nghiên cứu mang tính toàn diện nhằm đánh giá các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố liên quan đến hội chứng cũng như các can thiệp trong đó can thiệp thay đổi lối sống phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả điều trị. Từ nhu cầu thực tế của việc chẩn đoán và điều trị Hội chứng chuyển hóa tại Kon Tum, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng Hội chứng chuyển hóa, một số yếu tố liên quan và hiệu quả biện pháp can thiệp ở người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum (2018 - 2020)”, nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố lên quan ở người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum (2018 - 2019); 2. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp điều trị kết hợp với truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, lối sống cho bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa.
  17. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm và lịch sử nghiên cứu hội chứng chuyển hóa 1.1.1. Khái niệm Hội chứng chuyển hóa (HCCH) - hay còn gọi là hội chứng X, hội chứng kháng insulin - là một hội chứng bao gồm nhiều bất thường về trao đổi chất làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường (ĐTĐ). Hội chứng chuyển hóa liên quan tới tăng nguy cơ rất nhiều bệnh, bao gồm ĐTĐ, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh tim mạch, thoái hóa mỡ ở gan, hội chứng buồng trứng đa nang, sỏi, hen, ngừng thở khi ngủ. Các đặc điểm chính của HCCH gồm béo trung tâm (béo bụng), tăng triglyceride máu, giảm cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C), tăng glucose máu và tăng huyết áp (THA) [8]. 1.1.2. Khái quát về lịch sử nghiên cứu hội chứng chuyển hóa Năm 1765, bác sĩ người Ý, JB Morgagni, đã phát hiện mối liên quan giữa béo phì phủ tạng, THA, xơ vữa động mạch, acid uric tăng cao trong máu và hội chứng ngưng thở khi ngủ [9]. Tại Vienna, Áo, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, hai bác sĩ, Karl Hitzenbergervà Martin Richter-Quittner, đã quan sát thấy sự liên quan lâm sàng lẫn nhau của rối loạn chuyển hóa và THA và ĐTĐ [10]. Tác giả Vague và cộng sự đã thiết lập mối liên hệ giữa béo phì và sự phát triển của ĐTĐ, THA, bệnh gout và xơ vữa động mạch, vai trò khác nhau của hai dạng béo phì (béo phì toàn thân và trung tâm/béo bụng) trong sự phát triển của bệnh tim mạch, giữa béo bụng và các bệnh lý chuyển hóa khác [10]. Giữa năm 1960, một số nhà khoa học công bố về sự tập hợp các thành phần khác nhau được mô tả bằng nhiều tên khác nhau như: hội chứng ba rối loạn chuyển hóa (trisyndrome metabolique), hội chứng đa chuyển hóa (plurimetabolic syndrome), hội chứng thịnh vượng (wohlstandssyndrom). Randle và cộng sự đã mô tả về chu trình glucose-acid béo, trong đó nêu ra vai trò của acid béo non-ester trong sự phát triển của kháng insulin và ĐTĐ. Năm
  18. 4 1981, Hanefeld và Leonhardt mô tả “hội chứng chuyển hóa” bao gồm bệnh ĐTĐ týp 2, tăng insulin máu, béo phì, THA, tăng lipid máu, bệnh gout và bệnh máu khó đông [10]. Năm 1988, Gerald M. Reaven, mô tả Hội chứng kháng insulin (IRS) tại cuộc họp khoa học Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ hàng năm và THA và đặt tên là “hội chứng X” [11]. Một năm sau, Norman Kaplan thêm béo trung tâm (tăng lớp mỡ ở nội tạng và dưới da của vùng bụng), từ đó yếu tố này được coi là một trong những thành phần đặc trưng của hội chứng. Kaplan tóm tắt các đặc điểm chính của hội chứng gồm bốn thành phần (béo trung tâm, rối loạn glucose máu, tăng triglyceride máu và THA), và đặt tên là “tứ chứng chết chóc” (“the deadly quartet”). Sau đó, DeFronzo và Ferrannini, Haffner đã sử dụng thuật ngữ “hội chứng kháng insulin” để mô tả thực thể này, cho rằng kháng insulin có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của những rối loạn này [12]. Năm 1999, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đề xuất tên gọi và các tiêu chí của hội chứng kháng insulin [13]. Nhóm các nhà nghiên cứu tại Châu Âu nghiên cứu về đề kháng insulin đã đề xuất một phiên bản HCCH sửa đổi chỉ sử dụng cho các đối tượng không ĐTĐ và đổi tên thành hội chứng kháng insulin. Năm 2001, Ban chuyên gia về Phát hiện, đánh giá và điều trị Cholesterol máu cao ở người lớn áp dụng định nghĩa của HCCH được đề xuất trong báo cáo thứ ba của Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia “National cholesterol education program -NCEP”. Năm 2003, Hiệp hội các bác sĩ Nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ đã sửa đổi quan điểm này và tập trung vào việc đề kháng insulin như là nguyên nhân chính của HCCH và một lần nữa loại trừ các đối tượng ĐTĐ khỏi HCCH và quay trở lại tên hội chứng kháng insulin. Năm 2005, IDF đã ban hành một định nghĩa mới về HCCH, trong đó béo bụng là một tiêu chuẩn bắt buộc [14]. Năm 2007, Hiệp hội Quản lý Cân nặng và Phòng chống Béo phì, Hiệp hội Béo phì, Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, và ADA đã đưa ra một tuyên bố
  19. 5 đồng thuận và cho rằng chưa có một bằng chứng thuyết phục chứng minh rằng béo bụng là YTNC độc lập với các YTNC chuyển hóa, tim mạch đã biết [15]. Năm 2009, Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), Viện tim phổi máu quốc gia Hoa Kỳ (NHLBI), Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), Liên đoàn tim mạch thế giới (WHF), Hiệp hội xơ vữa mạch quốc tế (IAS) và Hiệp hội nghiên cứu về béo phì quốc tế (IASO) ra tuyên bố đồng thuận trên toàn thế giới về các tiêu chí của HCCH, trong bản đồng thuận này, béo bụng không phải là một thành phần bắt buộc của HCCH và được chấp nhận trên toàn thế giới [15]. 1.2. Cơ chế bệnh sinh, đặc điểm dịch tể lâm sàng, chẩn đoán, điều trị 1.2.1. Cơ chế bệnh sinh HCCH được công nhận là một trạng thái tiền viêm và tiền xơ vữa với sự gia tăng mô mỡ (hiện được coi là cơ quan nội tiết), đề kháng insulin là nguyên nhân chính gây bệnh. Mức độ hoạt động thể lực thấp và lượng calo tương đối cao trong chế độ ăn góp phần tích tụ chất béo trong cơ thể và kháng lại các hoạt động của insulin. Sự dư thừa chất béo sẽ làm cho các tế bào mỡ phì đại và tăng sản, dẫn đến trạng thái thiếu oxy khi nguồn cung cấp máu phát triển không kịp đáp ứng. Thiếu oxy dẫn đến hoại tử tế bào với thâm nhiễm đại thực bào và sản xuất các cytokine có nguồn gốc từ mô mỡ, trong đó có yếu tố hoại tử u -α (TNF- α), interleukin (IL-6), plasminogen activator inhibitor-1 (PAI-1), adiponectin, ngoài ra còn leptin, resistin, visfatin, monocyte chemoattractantprotein-1, protein - 4 liên kết retinol, protein liên kết acid béo. Mức độ béo phì tăng liên quan đến việc tăng nồng độ của những cytokine tiền viêm này [16]. Insulin được tiết ra bởi tế bào beta của đảo tụy Langerhans, hoạt động thông qua thụ thể glycoprotein nằm trong các cơ quan đích. Insulin liên kết với tiểu đơn vị α ngoại bào của thụ thể insulin, thông quá các cơ chế kích hoạt nội bào, làm ức chế phân giải lipid [16]. Yếu tố chính dẫn đến kháng insulin là sự dư thừa các acid béo lưu hành trong máu, các acid béo này do các enzyme lipase phân giải triglyceride hoặc
  20. 6 lipoprotein giàu triglyceride trong các mô. Insulin có tác dụng ức chế lipase và khi kháng insulin dẫn đến tăng phân giải lipid, tạo ra nhiều acid béo hơn và càng gia tăng tình trạng kháng insulin. Sự gia tăng nồng độ các acid béo tự do tại gan dẫn đến tăng sản xuất glucose, triglyceride và tiết ra các VLDL. Các bất thường liên quan đến lipid/lipoprotein bao gồm giảm HDL-C và tăng số lượng LDL-C. Sự gia tăng glucose trong máu, và ở một mức độ nào đó là tăng các acid béo tự do, làm tăng bài tiết insulin của tuyến tụy, dẫn đến tăng insulin máu. Tăng insulin máu có thể dẫn đến tăng cường tái hấp thu natri và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm (SNS) góp phần vào việc THA, cũng như tăng mức các acid béo tự do lưu hành [8]. Kết quả của sự gia tăng triglyceride máu là sự rối loạn lipid máu biểu hiện qua tăng tổng hợp LDL-C, gia tăng thanh thải HDL-C, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Nồng độ HDL-C giảm cũng được cho là hậu quả của sự giảm sút các ATP-1, yếu tố làm trung gian vận chuyển cholesterol ở tế bào ngoại vi [17]. Yếu tố hoại tử u –α (TNF- α), một cytokine tiền viêm được đặt tên theo hoạt động chống khối u của nó, liên quan nhiều tình trạng bệnh lý tim mạch, bao gồm xơ vữa động mạch và suy tim. TNF- α hoạt động như một chất trung gian hóa học tương tự hormon làm giảm đề kháng insulin trong tế bào mỡ [18]. TNF-α làm giảm sự ức chế sản xuất glucose ở gan do insulin, tăng tổng hợp acid béo và cholesterol, tăng sản xuất VLDL ở gan và tăng phân giải lipid của tế bào mỡ. Tăng phân giải lipid làm tăng nồng độ các acid béo không được ester hóa (NEFA), điều này cũng kích thích và cung cấp chất nền để tổng hợp chất béo trung tính ở gan, để tăng tiếp tục tạo và giải phóng VLDL. Tăng nồng độ NEFA huyết tương cũng gây giảm sự hấp thu và quá trình oxy hóa glucose. Do đó, tăng nồng độ NEFA và tăng TNF-α góp phần vào rối loạn lipid máu và ĐTĐ, cụ thể là tăng nồng độ chất béo trung tính trong huyết tương lúc đói, giảm HDL-C và tăng LDL-C, góp phần làm tăng glucose huyết tương [8]. IL-6 là cytokine đóng vai trò quan trọng vai trò trong cơ chế bệnh sinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2