![](images/graphics/blank.gif)
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến gãy xương cột sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
lượt xem 3
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến gãy xương cột sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh" trình bày mô tả đặc điểm gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và một số yếu tố liên quan; Phân tích tính đa hình của gen MTHFR (rs1801133), LRP5 (rs41494349) và FTO (rs11211980) và mối liên quan với gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến gãy xương cột sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN PHƯƠNG HẢI NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH CỦA MỘT SỐ GEN LIÊN QUAN ĐẾN GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN PHƯƠNG HẢI NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH CỦA MỘT SỐ GEN LIÊN QUAN ĐẾN GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN KINH Chuyên ngành: Nội – Xương khớp Mã số: 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Hương TS.BS. Trần Thị Tô Châu Hà Nội – 2022
- i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành Luận án Tiến sĩ Y học, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường đại học Y Hà Nội, phòng đào tạo sau đại học Trường đại học Y Hà Nội, các Thầy cô Bộ môn Nội Tổng hợp – Trường đại học Y Hà Nội đã tạo mọi thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Bộ môn. Tôi xin cũng bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc tới Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Ban lãnh đạo Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai cùng toàn thể các cán bộ Khoa đã giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý và tạo điều kiện rất nhiều cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Hương và TS.BS. Trần Thị Tô Châu đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức vững chắc, phương pháp luận khoa học, luôn theo sát quá trình nghiên cứu, trực tiếp góp ý cho tôi những nhận xét xác đáng và lời khuyên bổ ích giúp cho tôi hoàn thành đề tài này một cách tốt đẹp nhất. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình luôn tin tưởng, động viên, tiếp bước cho tôi suốt chặng đường học tập và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2022 Tác giả luận án Trần Phương Hải
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trần Phương Hải, nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nội – Xương khớp, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Hương và TS.BS. Trần Thị Tô Châu. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022 Tác giả luận án Trần Phương Hải
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ ix DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................... xii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ .............................................................. xiv ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. Loãng xương .......................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm mật độ xương ............................................................ 3 1.1.2. Khái niệm loãng xương............................................................... 4 1.2. Gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh .................. 6 1.2.1. Định nghĩa gãy thân đốt sống do loãng xương ........................... 6 1.2.2. Dịch tễ học gãy thân đốt sống do loãng xương .......................... 7 1.2.3. Yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương ............................... 7 1.2.4. Phương pháp chẩn đoán gãy thân đốt sống .............................. 11 1.2.5. Điều trị gãy thân đốt sống do loãng xương .............................. 16 1.3. Đa hình các gen MTHFR, FTO và LRP5 liên quan đến gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.............................................. 18
- iv 1.3.1. Tình hình nghiên cứu chung về đa hình gen liên quan đến loãng xương và gãy thân đốt sống do loãng xương .............................. 18 1.3.2. Đa hình các gen MTHFR, FTO và LRP5 liên quan đến gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh ....................... 20 1.3.3. Tổng quan về gen Methylene Tetrahydrofolate Reductase (MTHFR)..................................................................................... 20 1.3.4. Tổng quan về gen Fat mass and Obesity Associated (FTO) .... 25 1.3.5. Tổng quan về gen Low – density lipoprotein receptor – related protein 5 (LRP5) ......................................................................... 29 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 34 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................. 34 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................... 34 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................... 35 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................. 35 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................. 35 2.3.2. Cỡ mẫu ...................................................................................... 35 2.3.3. Quy trình khám lâm sàng và lấy máu làm xét nghiệm gen ... 36 2.3.4. Quy trình đo mật độ xương theo phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA-Dual Energy X-ray Absorption) ......... 37 2.3.5. Quy trình chụp X quang và phân loại gãy xương theo phương pháp định lượng .......................................................................... 39 2.4. Phương tiện nghiên cứu ....................................................................... 42 2.4.1. Dụng cụ và máy móc ................................................................ 42
- v 2.4.2. Hóa chất và sinh phẩm .............................................................. 43 2.4.3. Tách DNA, kiểm tra độ tinh sạch và nồng độ DNA bằng phương pháp đo mật độ quang bằng máy NanoDrop 1000 (Thermo):.... 44 2.4.4. Phân tích MTHFR tại SNP rs1801133, LRP5 tại SNP rs41494349 và FTO tại SNP rs11211980 ....................................................... 45 2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ......................................................... 50 2.6. Phương pháp phân tích thống kê.......................................................... 52 2.7. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 54 2.8. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .................................................................. 55 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 56 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 56 3.1.1. Đặc điểm tuổi, thời gian mãn kinh và nhân trắc ....................... 56 3.1.2. Đặc điểm trình độ học vấn, nơi sống, tiền sử gãy xương, số con, hoạt động thể lực và tình trạng loãng xương .............................. 57 3.2. Đặc điểm của người bệnh gãy thân đốt sống và một số yếu tố liên quan ............................................................................................................. 58 3.2.1. Đặc điểm của nhóm gãy thân đốt sống theo tình trạng loãng xương .......................................................................................... 58 3.2.2. Đặc điểm gãy thân đốt sống ...................................................... 60 3.2.3. Một số yếu tố liên quan với gãy thân đốt sống ......................... 63 3.3. Tính đa hình của gen MTHFR, FTO, LRP5 và mối liên quan với gẫy xương đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh ................... 72 3.3.1. Tần suất các đa hình của gen của nhóm bệnh và nhóm chứng. 72
- vi 3.3.2. Mối liên quan của các đa hình gen MTHFR, FTO, LRP5 với gẫy xương đốt sống do loãng xương ................................................. 78 3.3.3. Ảnh hưởng một số yếu tố nguy cơ với gãy thân đốt sống trong phân tích hồi quy đa biến ............................................................ 93 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 94 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 94 4.2. Đặc điểm gãy thân đốt sống và một số yếu tố liên quan ..................... 95 4.2.1. Đặc điểm của nhóm gãy thân đốt sống (n=82) ......................... 95 4.2.2. Đặc điểm gãy thân đốt sống ...................................................... 95 4.2.3 Một số yếu tố liên quan với gãy thân đốt sống .......................... 97 4.3. Tính đa hình của ba gen MTHFR, FTO, LRP5 liên quan đến gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh ............................. 105 4.3.1. Đa hình gen MTHFR tại SNP C667T (rs1801133) và mối liên quan đến GTĐS do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh ........ 106 4.3.2. Đa hình gen FTO tại SNP rs1121980 và mối liên quan đến GTĐS do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. .................................. 113 4.3.3. Đa hình gen LRP5 tại SNP Q89R (rs41494349) và mối liên quan đến GTĐS do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. ................ 118 4.3.4. Mối liên quan giữa GTĐS và gen FTO, MTHFR, LRP5 trong phân tích hồi quy đa biến .......................................................... 121 4.4. Dự phòng gãy thân đốt sống do loãng xương trên nhóm đối tượng mang alen T của gen MTHFR ..................................................................... 122 4.5. Ưu điểm và nhược điểm của nghiên cứu ........................................... 124 KẾT LUẬN .................................................................................................. 126
- vii KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 128 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BMD : Bone Mineral Density (Mật độ khoáng của xương) BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CSTL : Cột sống thắt lưng CXĐ : Cổ xương đùi DNA : Deoxyribonucleic acid DXA : Dual energy X-ray Absorptiometry (Hấp thụ tia X năng lượng kép) FTO : Fat mass and Obesity Associated GWAS : Genome – wide association studies GTĐS : Gãy thân đốt sống LRP5 : Low – density lipoprotein receptor – related protein 5 LX : Loãng xương MĐX : Mật độ xương MET : Metabolic Units Above Resting (Đơn vị chuyển hoá tương đương) MTHFR : Methylene Tetrahydrofolate Reductase PCR : Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp) RFLP : Restriction Fragment Length Polymorphism (Đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn) RNA : Ribonucleic acid SNP : Single Nucleotide Polymorphism (Đa hình đơn Nucleotid)
- ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của WHO............................... 38 Bảng 2.2. Mật độ xương đỉnh trung bình (g/cm2) trong quần thể của phụ nữ Việt Nam đo bằng máy Hologic ..................................................... 38 Bảng 2.3. Thông số Ha/Hp, Hm/Hp, Hp(i)/Hp(i+1) và Hp(i)/Hp(i-1) ở nữ ... 39 Bảng 2.4. Thông số Ha, Hm, Hp của đốt sống ở nữ ....................................... 40 Bảng 2.5. Thông số Ha, Hm, Hp của đốt sống theo độ tuổi ở nữ ................... 40 Bảng 2.6. Thành phần phản ứng PCR ............................................................. 47 Bảng 2.7. Trình tự chuỗi DNA mồi ................................................................ 47 Bảng 2.8. Thành phần phản ứng PCR ............................................................. 48 Bảng 2.9. Trình tự chuỗi DNA mồi ................................................................ 48 Bảng 2.10. Thời gian điện di, kích thước sản phẩm theo phương pháp RFLP- PCR ................................................................................................. 48 Bảng 2.11. Enzyme, nhiệt độ, thời gian ủ theo phương pháp RFLP – PCR .. 49 Bảng 2.12. Kích thước sản phẩm PCR sau khi ủ enzyme của 2 đa hình theo phương pháp RFLP – PCR ............................................................. 49 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, thời gian mãn kinh và nhân trắc (n = 328) ............. 56 Bảng 3.2. Trình độ học vấn, nơi sống, tiền sử gãy xương, số con và ............. 57 Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi và nhân trắc của nhóm GTĐS (n = 82) ................... 58 Bảng 3.4. Trình độ học vấn, nơi sống, tiền sử gãy xương, số con và mức độ hoạt động thể lực của nhóm GTĐS (n = 82) .................................. 59 Bảng 3.5. Mối liên quan giữa GTĐS và nhóm tuổi (n = 328) ........................ 63 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa GTĐS và BMI (n = 328) ................................. 64 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa GTĐS và thời gian mãn kinh (n = 328) .......... 65 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa GTĐS và tình trạng sinh đẻ (n = 328) ............ 66 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa GTĐS và mức độ hoạt động thể lực (n = 328) 67 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa GTĐS và tình trạng loãng xương (n = 328).. 68
- x Bảng 3.11. Mối tương quan đa biến giữa GTĐS và đặc điểm chung (n = 328) ......................................................................................................... 69 Bảng 3.12. Đặc điểm BMD ở cả hai nhóm (n = 328) ..................................... 70 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa GTĐS và BMD (n = 328) ............................. 71 Bảng 3.14. Phân bố kiểu gen và tần số alen gen MTHFR (n = 328) .............. 72 Bảng 3.15. Phân bố kiểu gen và tần số alen gen MTHFR ở nhóm loãng xương và không loãng xương (n = 328)..................................................... 73 Bảng 3.16. Phân bố kiểu gen và tần số alen gen FTO (n = 328) .................... 74 Bảng 3.17. Phân bố kiểu gen và tần số alen gen FTO theo nhóm loãng xương và không loãng xương (n = 328)..................................................... 75 Bảng 3.18. Phân bố kiểu gen và tần số alen gen LRP5 (n = 328)................... 76 Bảng 3.19. Phân bố kiểu gen và tần số alen gen LRP5 ở nhóm loãng xương và không loãng xương (n = 328) ......................................................... 77 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tính đa hình của gen MTHFR với mật độ xương ở CXĐ và ĐSTL (n = 328) ............................................................. 78 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tính đa hình của gen FTO với mật độ xương ở CXĐ và ĐSTL (n = 328) ................................................................ 79 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tính đa hình của gen LRP5 với mật độ xương ở CXĐ và ĐSTL (n = 328) ................................................................ 80 Bảng 3.23. Mối liên quan đa hình kiểu gen MTHFR C677T với chiều cao (n = 328) ................................................................................................. 81 Bảng 3.24. Mối liên quan đa hình kiểu gen MTHFR C677T với cân nặng (n = 328) ................................................................................................. 82 Bảng 3.25. Mối liên quan đa hình kiểu gen MTHFR C677T với BMI (n = 328) ......................................................................................................... 83 Bảng 3.26. Mối liên quan đa hình kiểu gen MTHFR C677T với hoạt động thể lực (n = 328).................................................................................... 84
- xi Bảng 3.27. Mối liên quan đa hình kiểu gen FTO rs1121980 với chiều cao (n = 328) ................................................................................................. 85 Bảng 3.28. Mối liên quan đa hình kiểu gen FTO rs1121980 với cân nặng (n = 328) ................................................................................................. 86 Bảng 3.29. Mối liên quan đa hình kiểu gen FTO rs1121980 với BMI (n = 328) ......................................................................................................... 87 Bảng 3.30. Mối liên quan đa hình kiểu gen FTO rs1121980 với hoạt động thể lực (n = 328).................................................................................... 88 Bảng 3.31. Mối liên quan đa hình kiểu gen LRP5 Q89R với chiều cao (n = 328) ......................................................................................................... 89 Bảng 3.32. Mối liên quan đa hình kiểu gen LRP5 Q89R với cân nặng (n = 328) ......................................................................................................... 90 Bảng 3.33. Mối liên quan giữa đa hình kiểu gen LRP5 Q89R với BMI (n = 328) ......................................................................................................... 91 Bảng 3.34. Mối liên quan đa hình kiểu gen LRP5 Q89R với tình trạng hoạt động thể lực (n = 328) .............................................................................. 92 Bảng 3.35. Ảnh hưởng một số yếu tố nguy cơ với gãy thân đốt sống (n = 328) ......................................................................................................... 93
- xii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Thay đổi hình dáng đốt sống ........................................................... 12 Hình 1.2. Hình ảnh GTĐS tại đốt sống T10 trên cắt lớp vi tính........................... 14 Hình 1.3. Hình ảnh GTĐS tại đốt sống L4 trên cộng hưởng từ...................... 15 Hình 1.4. Vị trí gen MTHFR trên NST 1 ........................................................ 21 Hình 1.5. Cấu trúc của MTHFR ...................................................................... 22 Hình 1.6. Chuyển hóa của MTHFR................................................................. 22 Hình 1.7. Cơ chế tác dụng của nồng độ homocystein máu lên xương ........... 23 Hình 1.8. Vị trí và cấu trúc gen FTO trên nhiễm sắc thể 16 ........................... 26 Hình 1.9. Sơ đồ protein LRP5 và vị trí các exon ............................................ 29 Hình 1.10. Con đường tín hiệu Wnt/β-catenin................................................ 31 Hình 2.1. Cách đặt điểm xác định 3 trục cột sống .......................................... 41 Hình 2.2. Các dạng gãy của đốt sống.............................................................. 42 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu............................................................ 55 Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ gãy xương và phân độ gãy (n = 328) ................................. 60 Biểu đồ 3.2. Số lượng và phân độ gãy xương ở từng đốt sống (n = 82)......... 61 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm hình thái của gãy thân đốt sống (n = 82).................... 62 Biểu đồ 4.1. Tần số alen C và T của đa hình MTHFR C677T ở một số cộng đồng ............................................................................................... 108 Biểu đồ 4.2. Sự phân bố kiểu gen của đa hình MTHFR C677T ở một số cộng đồng ............................................................................................... 109 Biểu đồ 4.3. Sự phân bố kiểu gen của SNP rs1121980 ở một số cộng đồng 115 Biểu đồ 4.4. Tần số alen C và T của SNP rs1121980 ở một số cộng đồng .. 116 Biểu đồ 4.5. Phân bố kiểu gen LRP5 tại SNP Q89R ở một số cộng đồng .... 119 Hình 4.1. Xác định kiểu gen MTHFR bằng phương pháp ARMS–PCR ...... 106 Hình 4.2. Xác định kiểu gen rs1801133 gen MTHFR bằng giải trình tự CC, CT, TT .................................................................................................. 106
- xiii Hình 4.3. Xác định kiểu gen FTO bằng phương pháp RFLP–PCR .............. 113 Hình 4.4. Xác định kiểu gen rs11211980 gen FTO bằng giải trình tự: CC, CT, TT .................................................................................................. 113 Hình 4.5. Xác định kiểu gen LRP5 bằng phương pháp RFLP–PCR ............ 118 Hình 4.6. Xác định kiểu gen rs41494349 gen LRP5 bằng giải trình tự AA, AG, GG ................................................................................................. 118
- xiv DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ Gãy xương cột sống Gãy xương cột sống (gãy thân đốt sống) do loãng (gãy thân đốt sống) xương là trạng thái gãy xương siêu nhỏ trong đốt sống do loãng xương (vi chấn thương), do lùn ép các thân đốt sống gây nên bởi tình trạng mất chất xương từ từ, kín đáo. Đa hình của gen Đa hình (Polymorphism) là sự xuất hiện của hai hoặc nhiều hình thái hoặc kiểu hình khác nhau rõ ràng trong quần thể của một loài, không dạng nào ưu thế hơn hẳn để có thể hoàn toàn thay đổi các dạng khác. Đối với phạm vi của gen, đa hình là khi có hai hoặc nhiều khả năng xuất hiện của một tính trạng trên gen. Đa hình đơn Đa hình đơn nucleotide (single-nucleotide nucleotide (SNP) polymorphism, SNP) là sự thay thế của một nucleotide đơn tại một vị trí cụ thể trong bộ gen có trong một quần thể. Đơn vị chuyển hoá Là lượng oxy (ml) mà một người cần tiêu thụ trong 1 tương đương (MET) phút ở điều kiện cơ sở (không vận cơ, không tiêu hóa, không điều nhiệt). Với 1 MET = 3,5 ml O2/phút/kg. Định luật Hardy - Là định luật phản ánh trạng thái cân bằng di truyền Weinberg của quần thể: tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thế hệ.
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loãng xương là bệnh lý có giảm mật độ xương và chất lượng xương, dẫn đến tăng tính gãy xương, hậu quả là gãy xương. Gãy xương làm tăng tỉ lệ tàn phế, giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tử vong. Phụ nữ sau mãn kinh là đối đượng có nguy cơ cao bị gãy xương do loãng xương đặc biệt là gãy thân đốt sống do tốc độ mất xương tăng nhanh ở giai đoạn sau mãn kinh. Theo thống kê của tổ chức loãng xương thế giới (IOF): 50% phụ nữ mãn kinh trên 50 tuổi có nguy cơ gãy xương do loãng xương, trong số đó 26% gãy thân đốt sống.1 Khuyến cáo điều trị loãng xương hiện nay là can thiệp sớm trên đối tượng có giảm mật độ xương (Tscore từ -1,0 đến -2,5) kèm theo yếu tố nguy cơ gãy xương cao nhằm giảm nguy cơ và tỉ lệ gãy xương.2 Việc xác định yếu tố nguy cơ gãy xương theo cá thể hoá đóng vai trò quan trọng để đưa ra quyết định can thiệp điều trị sớm đạt mục tiêu điều trị loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương. Các yếu tố nguy cơ loãng xương và gãy xương nói chung đã được xác định như yếu tố tuổi, giới, chủng tộc, chỉ số khối cơ thể, mật độ xương…. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt kỹ thuật sinh học phân tử, hiện nay việc xác định gen ảnh hưởng đến nguy cơ gãy xương do loãng xương đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Cho đến năm 2019 trên bản đồ gen thế giới đã công bố 518 locus ảnh hưởng đến mật độ xương trong đó có 14 gen liên quan với nguy cơ gãy xương (p
- 2 Nghiên cứu gần đây của Bích Trần và cộng sự (2013) tại Úc cũng đưa ra kết luận gen FTO có liên quan đến nguy cơ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh và gen FTO có thể giúp dự đoán nguy cơ gãy xương do loãng xương; đặc biệt SNP rs1121980 làm tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương lên 2 lần.6 Trong khi một nghiên cứu trên người Trung Quốc chỉ ra gen LRP5 có liên quan đến tăng nguy cơ gãy xương và loãng xương thì một nghiên cứu trên người Thái Lan lại không tìm thấy mối liên quan giữa đa hình gen LRP5 tại SNP rs41494349 với BMD ở phụ nữ mãn kinh.7 Ở quần thể người Việt Nam, đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích mối liên quan giữa gen với nguy cơ gãy thân đốt sống do loãng xương trên nhóm đối tượng phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm số liệu làm phong phú cho bản đồ gen của người Việt Nam về loãng xương. Vì vậy đề tài được thực hiện “Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến gãy xương cột sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và một số yếu tố liên quan 2. Phân tích tính đa hình của gen MTHFR (rs1801133), LRP5 (rs41494349) và FTO (rs11211980) và mối liên quan với gãy thân đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Loãng xương 1.1.1. Khái niệm mật độ xương Mô xương có cấu trúc gồm 2 thành phần cơ bản là tế bào xương và chất nền xương. Mô xương bao gồm xương đặc (chiếm 80%) và xương xốp (chiếm 20%). Mật độ xương là mật độ chất khoáng trong mô xương tính trên một đơn vị diện tích (cm2) hoặc thể tích cm.8 Các phương pháp đo mật độ xương (MĐX): phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA), chụp cắt lớp vi tính định lượng độ phân giải cao, đo mật độ xương bằng siêu âm. Trong đó, DEXA là phương pháp được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương. + Phương pháp hấp thu tia X năng lượng kép (DXA - Dual Xray Absorbtion). Nguyên lý: sử dụng hai nguồn photon có năng lượng khác nhau, hệ số hấp thụ của xương và mô mềm khác nhau cho phép đánh giá chính xác khối lượng xương. Nguồn photon phát xạ là tia X cho phép thời gian thăm dò ngắn (5 – 7 phút), mức độ chính xác cao. Phương pháp đo này cho biết mật độ chất khoáng trong mô xương trên đơn vị diện tích (g/cm2), không phân biệt được xương đặc và xương xốp, đo được tại nhiều vị trí, trong đó có những vị trí có nguy cơ cao như cột sống thắt lưng, cổ xương đùi. Hiện tại phương pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương theo tổ chức y tế thế giới.9 + Chụp cắt lớp vi tính định lượng độ phân giải cao (High Resolution Quantitative Computed Tomography - HRQTC): cho biết mật độ chất khoáng thực sự (g/cm3), có khả năng phân biệt xương vỏ và xương xốp, đặc biệt đánh giá được diện tích các lỗ hổng trong xương vỏ, có giá trị tiên lượng gãy xương, tuy nhiên giá thành còn cao, chưa phổ biến trong thực hành lâm sàng.10
- 4 1.1.2. Khái niệm loãng xương 1.1.2.1. Định nghĩa Theo định nghĩa của Viện Y tế Mỹ (2001) loãng xương là một hội chứng với đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Sức bền của xương phản ánh sự kết hợp của mật độ chất khoáng trong xương và chất lượng xương. Chất lượng xương là tổng hợp những yếu tố liên quan đến cấu trúc của xương, chu chuyển chất khoáng trong xương, độ khoáng hóa và các đặc điểm của chất tạo keo.11 Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO 1994) dựa vào chỉ số T-Score đo bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA - Dual Xray Absorbtion) tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi12: + Bình thường: T-Score ≥ -1,0. + Giảm mật độ xương: -2,5 < T-Score < -1,0. + Loãng xương: T-Score ≤ - 2,5. 1.1.2.2. Cơ chế loãng xương nguyên phát Loãng xương phụ thuộc vào hai yếu tố: khối lượng xương đỉnh và tốc độ mất xương sau khi đạt khối lượng xương đỉnh.13 * Khối lượng xương đỉnh (Peak bone Mass - PBM) Khối lượng xương đỉnh là khối lượng xương đạt được tại thời điểm trưởng thành của khung xương. Thường tốc độ hình thành xương cao ở xung quanh tuổi dậy thì, đạt đỉnh ở tuổi 30.8 Tuy nhiên thời điểm đạt được PBM khác nhau giữa nam và nữ, giữa các chủng tộc. Nữ đạt PBM sớm hơn so với nam từ 3 - 5 năm. Khối lượng xương đỉnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố: yếu tố không thay đổi được (di truyền, chủng tộc, giới tính) và yếu tố có thể thay đổi được (dinh dưỡng, lối sống...). Trong đó hai yếu tố quan trọng làm tăng khối lượng xương đỉnh là yếu tố di truyền và yếu tố dinh dưỡng. PBM càng cao thì nguy cơ loãng xương sau này càng thấp.. Từ đó, có thể tác động sớm tới khối lượng xương đỉnh để giảm tốc độ mất xương và loãng xương sau này.14,15 * Tốc độ mất xương sau khi đạt khối lượng xương đỉnh
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p |
257 |
57
-
Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
193 p |
243 |
56
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p |
245 |
41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p |
235 |
32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p |
195 |
30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
126 p |
178 |
25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
428 |
16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p |
65 |
14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p |
195 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p |
39 |
12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p |
162 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p |
68 |
9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p |
178 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p |
37 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p |
61 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p |
30 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p |
29 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p |
32 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)