Luận án tiến sĩ Y học: Tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến
lượt xem 4
download
Đề tài khảo sát các đặc điểm của sụn sườn liên quan đến kỹ thuật tạo hình khung sụn vành tai; đánh giá hiệu quả của vạt da – cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai trong kỹ thuật nâng vành tai kiểu hai vạt; đánh giá kết quả của phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÝ XUÂN QUANG TẠO HÌNH TAI NHỎ BẰNG KỸ THUẬT NAGATA CÓ CẢI TIẾN Ngành: Tai - Mũi - Họng Mã số: 9720155 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Thiết Sơn 2. PGS.TS. Trần Thị Bích Liên Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lý Xuân Quang
- ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ...................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iv Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh - Việt ........................................................ v Danh mục các bảng ......................................................................................... vii Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... ix Danh mục các hình ............................................................................................ x ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN ................................................................................ 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu..................................................................................... 3 1.2. Nhân trắc học vành tai................................................................................ 8 1.3. Phôi thai học và sự phát triển của vành tai .............................................. 12 1.4. Hình thái dị dạng tai nhỏ .......................................................................... 14 1.5. Các phương pháp tạo hình tai nhỏ ........................................................... 20 1.6. Đặc điểm của sụn sườn ............................................................................ 28 1.7. Vạt da cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai ........................................... 30 1.8. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 36 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 38 2.1. đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 38 2.2. phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39 2.3. phương pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................... 59 2.4. vấn đề y đức nghiên cứu .......................................................................... 59
- iii Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 61 3.1. Đặc điểm sụn sườn ................................................................................... 61 3.2. Hiệu quả của vạt da cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai ...................... 75 3.3. Kết quả tạo hình tai nhỏ ........................................................................... 84 Chƣơng 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 93 4.1. Đặc điểm sụn sườn ................................................................................... 93 4.2. Hiệu quả của vạt da cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai .................... 104 4.3. Kết quả phẫu thuật tạo hình tai nhỏ ....................................................... 117 KẾT LUẬN .................................................................................................. 127 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu Phụ lục 2: Bản thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu Phụ lục 3: Quyết định thông qua Hội đồng Y đức Phụ lục 4: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu Phụ lục 5: Hình ảnh sau tạo hình
- iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải BN Bệnh nhân CD Chiều dài CN Chiều ngang LN – XC Luân nhĩ – xương chũm OTN Ống tai ngoài PTNVT Phẫu thuật nâng vành tai TB Trung bình THKS Tạo hình khung sụn VDCTDĐ Vạt da cân thái dương đỉnh VDST Vạt da sau tai VTTH Vành tai tạo hình VT-XC Vành tai – xương chũm
- v DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT Tiếng Anh Tiếng Việt Auriculocephalic angle Góc vành tai – xương chũm: tạo bởi bờ sau gờ luân và mặt ngoài xương chũm. Auriculo-orbital distance (AO) Khoảng cách chỗ bám luân nhĩ đến bờ ngoài ổ mắt. Base of the auricle (SB) Nền của vành tai (trục trước của vành tai): nơi bám của vành tai vào vùng thái dương Cavum concha Hõm xoăn hay xoăn dưới tai. Computed Tomography scan Chụp cắt lớp điện toán (CT- scan) Concha – mastoid angle Góc xoăn tai – xương chũm:tạo bởi xoăn tai và mặt ngoài xương chũm. Concha – scaphoid angle Góc xoăn tai – hố thuyền: tạo bởi xoăn tai và hố thuyền. Crura of antihelix Trụ của gờ đối luân Crus of helix Trụ của gờ luân Cymba concha Rãnh xoăn hay xoăn trên tai Eyebrow (EB) Chân mày Frankfort line Đường thẳng song song với mặt phẳng ngang đi qua bờ dưới ổ mắt và điểm cao nhất của bình tai. Helical – scalp distance Khoảng cách luân nhĩ – chũm
- vi Tiếng Anh Tiếng Việt Hillock Nụ vành tai Length of the auricle Chiều dài của vành tai Long axis of the auricle Trục của vành tai Nasal alar groove (N) Rãnh cánh mũi Nasal base (NB) Nền mũi Otobasion inferior (OI) Chỗ bám của dái tai Otobasion line (OS - OI) Đường thẳng qua chỗ bám luân nhĩ và chỗ bám dái tai = đường thẳng qua bờ sau của ngành lên xương hàm dưới. Otobasion superior (OS) Chỗ bám của gờ luân Protrusion of the auricle Độ nhô của vành tai Width of the auricle Chiều ngang vành tai
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phân độ dị dạng tai nhỏ theo Nagata .............................................. 19 Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá kết quả gần sau phẫu thuật................................. 54 Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật................................... 55 Bảng 2.3. Đánh giá chi tiết hình dạng vành tai theo Mohit Sharma ............... 56 Bảng 2.4. Xếp loại theo Mohit Sharma ........................................................... 57 Bảng 2.5. Đánh giá mức chênh lệch kích thước và vị trí của vành tai tạo hình so với tai đối bên. .............................................................. 59 Bảng 3.1. Sự phân bố theo tuổi ....................................................................... 61 Bảng 3.2. Vị trí vành tai dị dạng và được tạo hình ......................................... 62 Bảng 3.3. Loại dị dạng tai nhỏ ........................................................................ 63 Bảng 3.4. Kích thước vòng ngực ................................................................... 64 Bảng 3.5. Kích thước sụn sườn số 6 và 7 ....................................................... 65 Bảng 3.6. Khoảng liên sườn số 6 và 7 so với khuôn mẫu............................... 67 Bảng 3.7. Kích thước sụn sườn số 8 .............................................................. 67 Bảng 3.8. Kích thước sụn sườn số 9 ............................................................... 68 Bảng 3.9. Sự cốt hóa của sụn sườn ................................................................ 69 Bảng 3.10. Sự cốt hóa sụn sườn theo tuổi....................................................... 70 Bảng 3.11. Sự cốt hóa các sụn sườn theo giới ............................................... 71 Bảng 3.12. Thời gian giữa hai thì phẫu thuật.................................................. 75 Bảng 3.13. Kích thước vạt da cân thái dương đỉnh......................................... 76 Bảng 3.14. Kích thước vạt da sau tai .............................................................. 79 Bảng 3.15. Màu sắc da vành tai tạo hình ........................................................ 81 Bảng 3.16. Độ dày da vành tai tạo hình .......................................................... 81 Bảng 3.17. Tóc trên vành tai tạo hình ............................................................. 82 Bảng 3.18. Sẹo trên vành tai tạo hình và vùng xung quanh ........................... 82
- viii Bảng 3.19. Liền thương nơi lấy sụn ................................................................ 84 Bảng 3.20. Sẹo thành ngực ............................................................................. 85 Bảng 3.21. Mất cân đối thành ngực ................................................................ 85 Bảng 3.22. Các chi tiết trên vành tai tạo hình ................................................. 86 Bảng 3.23. Hình dạng vành tai tạo hình .......................................................... 87 Bảng 3.24. Kích thước vành tai sau khi tạo hình khung sụn và sau khi nâng vành tai ................................................................................... 88 Bảng 3.25. Kích thước vành tai tạo hình so với tai đối bên............................ 88 Bảng 3.26. Góc vành tai – xương chũm bên tạo hình so với tai đối bên ........ 89 Bảng 3.27. Vị trí cực trên và dưới vành tai so với tai đối bên ........................ 90 Bảng 3.28. Trục vành tai tạo hình so với tai đối bên ...................................... 91 Bảng 3.29. Các khiếm khuyết cần chỉnh sửa .................................................. 91 Bảng 3.30. Mang kính và khẩu trang .............................................................. 92 Bảng 3.31. Đánh giá mức độ hài lòng............................................................. 92 Bảng 4.1. So sánh kết quả hình dạng vành tai .............................................. 119 Bảng 4.2. Độ chênh lệch góc vành tai – xương chũm với Jeong-Hwan Choi.......................................................................... 120 Bảng 4.3. Độ chênh lệch góc vành tai – xương chũm với Nguyễn Thùy Linh ........................................................................ 121 Bảng 4.4. So sánh độ chênh lệch kích thước vành tai với các tác giả khác.. 123
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Sự phân bố theo giới ................................................................... 62 Biểu đồ 3.2. Các loại dị dạng phối hợp ........................................................... 63 Biểu đồ 3.3. Biến chứng của kỹ thuật nâng vành tai kiểu 2 vạt da ................. 83
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Vị trí vành tai .................................................................................... 3 Hình 1.2. Hình dạng vành tai ............................................................................ 5 Hình 1.3. Cấu trúc mô học vành tai .................................................................. 6 Hình 1.4. Các tầng của khung sụn vành tai....................................................... 6 Hình 1.5. Mạch máu nuôi dưỡng vành tai ........................................................ 7 Hình 1.6. Các chỉ số hình dạng – kích thước vành tai ...................................... 9 Hình 1.7. Các chỉ số vị trí vành tai.................................................................... 9 Hình 1.8. Phát triển phôi thai của vành tai từ 6 nụ vành tai............................ 12 Hình 1.9. Thiểu sản nụ vành tai số 4 ............................................................... 15 Hình 1.10. Thiểu sản nụ vành tai số 3............................................................. 16 Hình 1.11. Thiểu sản nụ vành tai số 6............................................................. 16 Hình 1.12. Dị dạng thể xoăn tai ...................................................................... 17 Hình 1.13. Dị dạng thể xoăn tai nhỏ ............................................................... 18 Hình 1.14. Dị dạng thể dái tai ......................................................................... 18 Hình 1.15. Dị dạng thể không tai .................................................................... 19 Hình 1.16. Vành tai giả ................................................................................... 21 Hình 1.17. Khung Medpor .............................................................................. 22 Hình 1.18. Tạo hình vành tai bằng Medpor .................................................... 22 Hình 1.19. Trước và sau phẫu thuật Medpor .................................................. 23 Hình 1.20. Các kiểu khung sụn vành tai ......................................................... 24 Hình 1.21. Lấy mẫu vành tai và xác định vị trí vành tai tạo hình ................... 25 Hình 1.22. Khung sụn vành tai mặt trước và mặt sau ..................................... 26 Hình 1.23. Kỹ thuật tạo túi da và đặt khung sụn vành tai ............................... 27 Hình 1.24. Kỹ thuật nâng vành tai .................................................................. 28 Hình 1.25. Giải phẫu các lớp vùng thái dương ............................................... 31
- xi Hình 1.26. Phân khu vùng da đầu ................................................................... 32 Hình 1.27. Giải phẫu bó mạch thái dương nông ............................................. 32 Hình 1.28. Vạt da cân thái dương đỉnh ........................................................... 33 Hình 1.29. Vạt da cân thái dương đỉnh kiểu đảo ............................................ 34 Hình 1.30. Bản đồ cấp máu cho vùng da sau tai ............................................. 35 Hình 1.31. Vạt da sau tai ................................................................................. 36 Hình 2.1. Bộ dụng cụ phẫu thuật .................................................................... 41 Hình 2.2. Cách lấy mẫu và xác định vị trí vành tai ......................................... 42 Hình 2.3. Đường mổ lấy sụn sườn .................................................................. 43 Hình 2.4. Các bước tạo khung sụn vành tai .................................................... 44 Hình 2.5. Vị trí vành tai tạo hình .................................................................... 45 Hình 2.6. Kỹ thuật tạo túi da và đặt khung sụn............................................... 46 Hình 2.7. Đặt sụn dự trữ .................................................................................. 47 Hình 2.8. Sau khi đặt khung sụn, sụn chêm - đóng da - dẫn lưu áp lực âm. .. 47 Hình 2.9. Đặt sụn chêm ................................................................................... 50 Hình 2.10. Khâu cố định gờ luân vào cân vùng thái dương - mỏm tiếp......... 50 Hình 2.11. Vị trí vạt da cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai........................ 50 Hình 2.12. Vạt da cân thái dương đỉnh trước và sau làm mỏng ..................... 51 Hình 2.13. Vị trí 2 vạt da................................................................................. 52 Hình 2.14. Các chi tiết trên vành .................................................................... 56 Hình 3.1. Khoảng liên sườn 6 và 7 phù hợp ................................................... 65 Hình 3.2. Khoảng liên sườn 6 và 7 rộng ......................................................... 66 Hình 3.3. Khoảng liên sườn 6 và 7 hẹp........................................................... 66 Hình 3.4. Chiều dài sụn sườn số 8 .................................................................. 68 Hình 3.5. Vị trí cốt hóa của sụn sườn.............................................................. 69 Hình 3.6. Dị dạng thể xoăn tai ........................................................................ 71 Hình 3.7. Khung sụn tương ứng thể xoăn tai .................................................. 72
- xii Hình 3.8. Dị dạng thể xoăn tai nhỏ ................................................................. 72 Hình 3.9. Khung sụn tương ứng thể xoăn tai nhỏ ........................................... 73 Hình 3.10. Dị dạng thể dái tai ......................................................................... 73 Hình 3.11. Khung sụn tương thể dái tai .......................................................... 74 Hình 3.12. Dị dạng thể không tai .................................................................... 74 Hình 3.13. Khung sụn tương ứng thể không tai .............................................. 75 Hình 3.14. Vị trí và kích thước vạt da cân thái dương đỉnh ........................... 77 Hình 3.15. Vạt da cân thái dương đỉnh ........................................................... 77 Hình 3.16. Cuống mạch thái dương nông ....................................................... 78 Hình 3.17. Các lớp vạt da cân thái dương đỉnh............................................... 78 Hình 3.18. Vị trí và kích thước vạt da sau tai ................................................. 79 Hình 3.19. Kỹ thuật nâng vành tai .................................................................. 80 Hình 3.20. Trước và sau nâng vành tai 1 tuần ................................................ 80 Hình 4.1. Các kiểu khung sụn vành tai ........................................................... 95 Hình 4.2. Các chi tiết tạo hình......................................................................... 96 Hình 4.3. Cách tạo phần nền kiểu 1 ................................................................ 98 Hình 4.4. Cách tạo phần nền kiểu 2 ................................................................ 99 Hình 4.5. Chữ “Y” tăng cường của Nagata................................................... 100 Hình 4.6. Kỹ thuật khâu các chi tiết của khung sụn vành tai........................ 102 Hình 4.7. Kỹ thuật nâng vành tai kiểu Nagata .............................................. 110 Hình 4.8. Kỹ thuật nâng vành tai cải tiến...................................................... 111 Hình 4.9. Khâu cố định gờ luân vào cân vùng thái dương - mỏm tiếp......... 114
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nhỏ là dị dạng bẩm sinh của tai ngoài, được xếp vào nhóm dị dạng sọ mặt, có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với dị dạng khác của tai như teo hẹp ống tai ngoài, dị dạng tai giữa, tai trong và phối hợp với các dị dạng sọ mặt như hội chứng Golderhan, Treacher Collin,… [60]. Theo một nghiên cứu đa trung tâm ở nhiều quốc gia vào năm 2011, Luquetti ghi nhận tỉ lệ trung bình 2,1/10000 trẻ sinh ra có dị dạng tai nhỏ, tỉ lệ này dao động từ 0,83/10000 – 17,4/10000 tùy vào mỗi vùng địa lý của từng quốc gia [61]. Trong đó dị dạng tai nhỏ một bên chiếm từ 71 – 91% và dị dạng cả hai tai chiếm từ 9 – 21% [65]. Tại Việt Nam chưa có báo cáo chính thức về tỉ lệ dị dạng tai nhỏ trong cộng đồng. Dị dạng tai nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, hành vi của trẻ như: lo lắng, thiếu tự tin, trầm cảm, để tóc dài che phủ tai, không muốn soi gương, ít giao tiếp xã hội... Ngoài ra dị dạng tai nhỏ còn gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như mang kính, khẩu trang, trang sức… Hiện nay có nhiều lựa chọn trong kỹ thuật tạo hình tai nhỏ như tai giả, tạo hình từ sụn sườn tự thân hay sử dụng chất liệu nhân tạo Medpor. Trong những năm gần đây kỹ thuật nuôi cấy tế bào tạo khung sụn vành tai cũng được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, kỹ thuật tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân vẫn được các phẫu thuật viên ưu tiên lựa chọn với tỉ lệ hơn 91,3% [45], [59]. Tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân được Tanzer bắt đầu thực hiện từ năm 1959 với 5 thì phẫu thuật, đến năm 1974 tác giả Brent cải tiến thành kỹ thuật 4 thì. Giữa thập niên 1980, Nagata đã thực hiện kỹ thuật tạo hình tai
- 2 nhỏ 2 thì với những ưu điểm vượt trội so với những kỹ thuật trước đó bao gồm tạo khung sụn vành tai có cấu trúc 3 chiều và nâng vành tai có sử dụng sụn chêm và mảnh ghép da mỏng được lấy vùng chẩm che phủ sau tai nhằm làm tăng độ nhô vành tai. Tuy nhiên, trong kỹ thuật của Nagata, còn tồn tại một số khuyết điểm: tuổi phẫu thuật muộn; mất tóc vùng chẩm, tỉ lệ hoại tử mảnh ghép da mỏng cao và gây sẹo co rút làm giảm độ nhô vành tai [89], [101]. Vì những lí do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến” với mục tiêu nghiên cứu như sau: 1. Khảo sát các đặc điểm của sụn sườn liên quan đến kỹ thuật tạo hình khung sụn vành tai. 2. Đánh giá hiệu quả của vạt da – cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai trong kỹ thuật nâng vành tai kiểu hai vạt. 3. Đánh giá kết quả của phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU Vành tai thuộc bộ phận tai ngoài, giúp con người định hướng nguồn phát âm và dẫn truyền âm thanh vào tai giữa nhờ vị trí và cấu trúc đặc biệt của nó. 1.1.1. Vị trí vành tai Vành tai gồm một đôi nằm về hai bên của đầu, phía trước xương chũm, phía sau ngành lên xương hàm dưới, phía dưới vùng thái dương và phía trong liên tục với ống tai ngoài. EB: chân mày; NB: nền mũi; AO: khoảng cách chỗ bám gờ luân đến bờ ngoài ổ mắt; OS: chỗ bám của gờ luân; OI: chỗ bám của dái tai; SB: trục phía trước của vành tai (đi qua OS và OI); AA: trục vành tai; NL: trục của sống mũi. Hình 1.1. Vị trí vành tai “Nguồn: Hilko Weerda, 2007” [99]
- 4 Gi i h n của vành tai - Phía trên: nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua cung mày. - Phía dưới: nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua nền mũi. - Trục vành tai là đường thẳng đi qua điểm cao nhất của gờ luân đến bờ trước của dái tai và song song với trục sống mũi. - Trục phía trước vành tai trùng với bờ sau ngành lên xương hàm dưới. 1.1.2. Giải phẫu vành tai Hình dáng ngoài vành tai là nét đặc trưng của mỗi cá nhân, đó là do kết cấu đặc biệt của những gờ, rãnh và hõm trên vành tai cùng với cấu trúc da bao phủ và sụn bên dưới giúp tai có thể thu nhận âm thanh từ nhiều phía [9], [10], [12]. 1.1.2.1. Hình dạng vành tai Vành tai có dạng phễu bao gồm hai mặt và một chu vi, hình dạng của vành tai được quyết định bởi khung sụn bên dưới ngoại trừ phần dái tai. Hầu hết hai vành tai ở người không hoàn toàn giống nhau. - Mặt trước vành tai (mặt ngoài) Xoăn tai có dạng lõm ở giữa mặt trước vành tai gồm hõm xoăn, rãnh xoăn liên tục với phần ống tai sụn và được bao bọc bởi gờ luân, gờ đối luân, bình tai và gờ đối bình tai. Gờ luân tạo nên chu vi của vành tai, bắt đầu từ xoăn tai đến dái tai. Trên gờ luân đôi khi có củ vành tai (củ Darwin) là di tích của đỉnh vành tai ở động vật. Gờ đối luân gần như song song với gờ luân, giữa hai gờ này là hõm thuyền. Đầu trên của gờ đối luân chia thành trụ trên và trụ dưới, ôm quanh hõm tam giác và đầu dưới liên tục với gờ đối bình tai.
- 5 Bình tai có hình tam giác ở phía trước xoăn tai và che phủ một phần ống tai ngoài. Gờ đối bình đối diện với bình tai và cách bình tai bởi khuyết gian bình. - Mặt sau vành tai (mặt trong) Có hình dáng lồi và lõm tương phản với mặt trước vành tai bao gồm: lồi của xoăn tai, lồi của hõm tam giác và khuyết của gờ đối luân. - Dái tai ở vị trí thấp nhất của vành tai tiếp giáp với gờ luân, bình tai và gờ đối bình tai, là cấu trúc duy nhất trên vành tai không có sụn mà chỉ có mô sợi và mô mỡ được da bao phủ. Hình 1.2. Hình dạng vành tai “Nguồn: Henderson, 2015” [54] 1.1.2.2. Cấu tạo vành tai Vành tai bao gồm một khung sụn chun có độ dày khoảng 1 – 3mm được da bao phủ xung quanh và có hai mặt: mặt trước có lớp da dày khoảng 0,8 – 1,2mm bám chặt vào màng sụn, da mặt sau dày khoảng 1,2 – 3mm và có thêm lớp mỡ đệm nằm giữa da và màng sụn giúp lớp da này di động tốt hơn [11].
- 6 Hình 1.3. Cấu trúc mô học vành tai “Nguồn: Hilko Weerda, 2007” [99] Khung sụn vành tai có cấu trúc 3 chiều gồm ba tầng sụn nằm trên các mặt phẳng khác nhau, xoắn vặn một cách tinh tế hình thành nên điểm đặc trưng của vành tai. Các tầng sụn đó là: tầng gờ luân, tầng gờ đối luân và tầng xoăn tai [18]. 1. Gờ luân; 2. Hõm thuyền; 3. Gờ đối luân; 4. Xoăn tai; 5. Bình tai; 6. Xương chũm; a. Tầng gờ luân; b. Tầng gờ đối luân; c. Tầng xoăn tai Hình 1.4. Các tầng của khung sụn vành tai “Nguồn: Furnas D.W, 1990” [48]
- 7 1.1.2.3. Cấu trúc cố định vành tai Vành tai được cố định vào mặt ngoài xương thái dương hai bên nhờ liên tục với sụn ống tai ngoài, phần ống tai này dính chặt vào phần nhĩ của xương thái dương và có hệ thống cơ, dây chằng bám xung quanh. - Cơ ngoại lai là cơ bám da gồm có cơ tai trước, cơ tai sau và cơ tai trên. - Các dây chằng ngoại lai gồm có: dây chằng tai trước, dây chằng tai sau và dây chằng tai trên. - Cơ nội tại gồm có: cơ nhĩ luân lớn, cơ nhĩ luân bé, cơ bình tai, cơ đối bình tai, cơ ngang tai, cơ chéo tai, cơ tháp tai và cơ khuyết nhĩ luân. Các dây chằng và hệ thống cơ của vành tai kém phát triển, chỉ hỗ trợ trong việc cố định vành tai mà không có chức năng cử động vành tai. 1.1.2.4. Mạch máu và thần kinh chi phối vành tai - Hệ mạch máu nuôi dưỡng: vành tai có hệ mạch máu phong phú xuất nguồn từ hệ thống cảnh ngoài, cụ thể là bó mạch tai sau và mạch thái dương nông. Hình 1.5. Mạch máu nuôi dưỡng vành tai “Nguồn: Putz, R, 2006” [80]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 205 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 43 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 132 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 23 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
28 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 17 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
217 p | 6 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật Cox-Maze IV bằng sóng tần số radio trên bệnh nhân phẫu thuật van tim qua đường tiếp cận ít xâm lấn
163 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
28 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn