intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng, một số yếu tố liên quan, thành phần loài nấm Malassezia spp gây bệnh lang ben ở học sinh 11 - 15 tuổi và hiệu quả can thiệp tại Hải Phòng (2016 - 2017)

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh lang ben ở học sinh 11 - 15 tuổi tại Hải Phòng năm 2016. Xác định thành phần loài nấm Malassezia spp gây bệnh lang ben. Đánh giá hiệu quả can thiệp điều trị đặc hiệu và truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh lang ben năm 2016 - 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng, một số yếu tố liên quan, thành phần loài nấm Malassezia spp gây bệnh lang ben ở học sinh 11 - 15 tuổi và hiệu quả can thiệp tại Hải Phòng (2016 - 2017)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƢƠNG ----------------------------- VÕ THỊ THANH HIỀN THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, THÀNH PHẦN LOÀI NẤM Malassezia spp GÂY BỆNH LANG BEN Ở HỌC SINH 11 - 15 TUỔI VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI HẢI PHÒNG (2016 - 2017) LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Ký sinh trùng y học Mã số: 62.72.01.16 Hà Nội - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƢƠNG ----------------------------- VÕ THỊ THANH HIỀN THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN, THÀNH PHẦN LOÀI NẤM Malassezia spp GÂY BỆNH LANG BEN Ở HỌC SINH 11 - 15 TUỔI VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI HẢI PHÒNG (2016 - 2017) LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Ký sinh trùng y học Mã số: 62.72.01.16 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN DUY BẮC 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HƢƠNG Hà Nội - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Võ Thị Thanh Hiền, nghiên cứu sinh khóa 8, chuyên ngành Ký sinh trùng y học, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ƣơng, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do tôi trực tiếp thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc và PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hƣơng. 2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác đã đƣợc công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã đƣợc các địa điểm nghiên cứu chấp thuận và xác nhận. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Võ Thị Thanh Hiền
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn quý báu của thầy cô, anh chị em và bạn bè đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới: Đảng ủy, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ƣơng và phòng Khoa học đào tạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc và PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hƣơng, những ngƣời Thầy đã tận tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên tôi trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận án. TS. Đỗ Ngọc Ánh luôn tận tụy, chu đáo, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong chuyên môn, nghiên cứu khoa học, trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. PGS.TS. Đinh Thị Thanh Mai và toàn thể cán bộ của Bộ môn Ký sinh trùng - Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hải Phòng đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, triển khai nghiên cứu và hoàn thành luận án. PGS.TS. Nguyễn Khắc Lực và toàn thể cán bộ của Bộ môn Ký sinh trùng Học viện Quân y đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và triển khai nghiên cứu tại Bộ môn. TS. Nguyễn Quang Chính - Giám đốc trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hải Phòng đã giúp đỡ tôi trong quá trình xây dựng kế hoạch và nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh về bệnh lang ben. Sinh viên lớp kỹ thuật xét nghiệm K6 - Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu. Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm các lớp, cán bộ y tế học đƣờng, phụ huynh học sinh và học sinh Trƣờng THCS Đoàn Xá, trƣờng THCS Lạc Viên,
  5. trƣờng THCS Vĩnh Niệm, trƣờng THCS Quang Hƣng đã cho phép, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình triển khai thu thập số liệu. Các thầy cô trong hội đồng chấm chuyên đề cũng nhƣ Hội đồng chấm luận án đã cho tôi những đóng góp quý báu để tôi hoàn chỉnh luận án cũng nhƣ trong quá trình nghiên cứu khoa học sau này. Bố mẹ, anh chị em, chồng con và bạn bè đồng nghiệp đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và là động lực giúp tôi vƣợt qua những khó khăn để hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Võ Thị Thanh Hiền
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ahr : Aryl hydrocarbon receptor (Thụ thể hydrocarbon tập trung ở lớp tế bào biểu bì) CI95% : Confidence Interval (Khoảng tin cậy95%) CS : Cộng sự DNA : Deoxyribonucleic acid HIV/AIDS : Human Immunodeficiency Virus infection /Acquired Immunodeficiency Syndrome (Nhiễm virút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời) ICZ : Indolo carbazole (Hoạt chất do Malassezia sản xuất) IgE : Immunoglobulin E KAP Knowledge - Attitude - Practice (Kiến thức - thái độ - thực hành) KHV : Kính hiển vi LB : Lang ben MfTam1 : M. furfur Tryptophan Aminotransferase 1 (enzyme do M. furfur sản xuất) Mglip2 : M. globosa lipase 2 (enzyme thủy phân lipid do M. globosa sản xuất) NC : Nghiên cứu NRS : Non restriction site (không phân cắt) OR : Odds ratio (Tỷ suất chênh) PCR : Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp) Nested - PCR : Nested - Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi polymerase lồng ghép)
  7. PCR - RFLP : Polymerase Chain Reaction - Restriction Fragment Length Polymorphism (PCR đa hình độ dài đoạn cắt giới hạn) SDA : Sabouraud Dextrose Agar (Môi trƣờng thạch Sabouraud) SL : Số lƣợng THCS : Trung học cơ sở TTGDSK : Truyền thông giáo dục sức khỏe
  8. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Khái niệm nấm Malassezia spp và bệnh lang ben ................................ 3 1.2. Lịch sử nghiên cứu nấm Malassezia spp .............................................. 3 1.3. Nấm Malassezia spp ............................................................................. 5 1.3.1. Vị trí của nấm Malassezia spp trong hệ thống phân loại ............. 5 1.3.2. Đặc điểm hình thể của nấm Malassezia spp ................................. 5 1.3.3. Đặc điểm sinh thái học của nấm Malassezia spp ......................... 6 1.3.4. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của nấm Malassezia spp ................... 7 1.3.5. Các hoạt động enzyme .................................................................. 8 1.3.6. Phân bố của các loài Malassezia spp ............................................ 9 1.3.7. Các bệnh lý liên quan đến nấm Malassezia spp ......................... 10 1.4. Các phƣơng pháp xác định thành phần loài nấm Malassezia spp ...... 15 1.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm nấm trực tiếp ............................................. 15 1.4.2. Kỹ thuật nuôi cấy nấm ................................................................ 16 1.4.3. Kỹ thuật sinh học phân tử ........................................................... 20 1.5. Bệnh lang ben...................................................................................... 21 1.5.1. Tình hình bệnh lang ben ............................................................. 21 1.5.2. Thành phần loài nấm Malassezia spp gây bệnh lang ben .......... 24 1.5.3. Một số yếu tố nguy cơ ................................................................ 26 1.5.4. Chẩn đoán bệnh lang ben ............................................................ 29 1.5.5. Điều trị bệnh lang ben................................................................. 30 1.5.6. Phòng bệnh ................................................................................. 35 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 37 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................... 37 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 37 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 37
  9. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 38 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 39 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 39 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .......................................................... 39 2.2.3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ........................................................... 43 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 44 2.3.1. Nghiên cứu thực trạng nhiễm và một số yếu tố liên quan nhiễm nấm lang ben ở học sinh tại Hải Phòng ................................................ 44 2.3.2. Nghiên cứu xác định thành phần loài nấm lang ben ở học sinh tại Hải Phòng.............................................................................................. 44 2.3.3. Nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng ........................................... 44 2.4. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 44 2.4.1. Vật liệu cho xét nghiệm nấm trực tiếp và nuôi cấy .................... 44 2.4.2. Vật liệu cho nghiên cứu xác định thành phần loài nấm ............. 44 2.4.3. Vật liệu cho nghiên cứu can thiệp điều trị .................................. 45 2.4.4. Vật liệu cho nghiên cứu can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe ............................................................................................................... 46 2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu. 46 2.5.1. Khám lâm sàng ........................................................................... 46 2.5.2. Kỹ thuật xét nghiệm nấm trực tiếp ............................................. 46 2.5.3. Kỹ thuật nuôi cấy ....................................................................... 47 2.5.4. Kỹ thuật thực hiện phản ứng PCR - RFLP ................................. 48 2.5.5. Giải trình tự gen .......................................................................... 54 2.5.6. Kỹ thuật phỏng vấn cộng đồng ................................................... 55 2.5.7. Can thiệp tại cộng đồng .............................................................. 55 2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ........................................................ 57 2.6.1. Đặc điểm chung .......................................................................... 57 2.6.2. Đặc điểm bệnh lang ben ............................................................. 57 2.6.3. Kiến thức - thái độ - thực hành của học sinh về bệnh lang ben . 58
  10. 2.6.4. Các chỉ tiêu đánh giá................................................................... 59 2.7. Các biện pháp khống chế sai số .......................................................... 59 2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................. 60 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................... 60 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 62 3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh lang ben ở học sinh lứa tuổi 11 - 15 tại Hải Phòng năm 2016 ................................................... 62 3.1.1. Một số thông tin về đối tƣợng nghiên cứu.................................. 62 3.1.2. Thực trạng bệnh lang ben ở học sinh lứa tuổi 11 - 15 ................ 63 3.1.3. Kiến thức - thái độ - thực hành của học sinh về bệnh lang ben . 67 3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh lang ben ở học sinh 11 - 15 tuổi ............................................................................................................... 70 3.2. Thành phần loài nấm Malassezia spp gây lang ben ........................... 75 3.2.1. Kết quả định danh các loài nấm bằng kỹ thuật PCR - RFLP ..... 75 3.2.2. Kết quả giải trình tự gen định danh các loài nấm lang ben ........ 83 3.3. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp ................................................. 85 3.3.1. Hiệu quả điều trị ......................................................................... 85 3.3.2. Hiệu quả của các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe ..... 91 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 95 4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh lang ben ở học sinh lứa tuổi 11 - 15 tại Hải Phòng năm 2016 ................................................... 95 4.1.1. Thực trạng bệnh lang ben ở học sinh lứa tuổi 11 - 15 ................ 95 4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh lang ben .............................. 105 4.2. Thành phần loài nấm Malassezia spp gây lang ben ......................... 108 4.2.1. Thành phần loài nấm Malassezia spp gây lang ben định danh bằng PCR - RFLP ............................................................................... 109 4.2.2. Thành phần loài nấm Malassezia spp định danh bằng phƣơng pháp giải trình tự ................................................................................. 116 4.3. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp ............................................... 117
  11. 4.3.1. Hiệu quả điều trị............................................................................. 117 4.3.2. Hiệu quả của các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe ........ 125 KẾT LUẬN ................................................................................................... 128 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 130 TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Sự phân bố của các loài Malassezia spp trên ngƣời và động vật ..... 9 Bảng 1.2. Các bệnh ở ngƣời liên quan đến nấm men Malassezia spp và các loài thƣờng gặp nhất................................................................................... 15 Bảng 1.3. Đặc tính sinh lý và sinh hóa của các loài Malassezia spp .............. 19 Bảng 1.4. Một số cây thuốc dùng điều trị bệnh lang ben theo kinh nghiệm dân gian ............................................................................................................ 32 Bảng 2.1. Đặc điểm khuẩn lạc nấm Malassezia spp trên môi trƣờng CHROMagarTMMalassezia ........................................................................ 48 Bảng 2.2. Kích thƣớc sản phẩm khuếch đại và các đoạn giới hạn sau khi phân cắt bằng enzyme giới hạn........................................................................... 54 Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới ....................................... 62 Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh lang ben ở học sinh lứa tuổi 11 - 15 theo địa dƣ ......... 64 Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh lang ben ở học sinh lứa tuổi 11 - 15 theo giới tính ..... 64 Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh lang ben theo tiền sử mắc bệnh .................................. 64 Bảng 3.5. Triệu chứng cơ năng của bệnh lang ben ........................................ 65 Bảng 3.6. Đặc điểm lâm sàng của bệnh lang ben .......................................... 66 Bảng 3.7. Thời gian mắc bệnh lang ben ........................................................ 66 Bảng 3.8. Kiến thức của học sinh về bệnh lang ben ....................................... 67 Bảng 3.9. Kiến thức của học sinh về điều trị và phòng bệnh lang ben ........... 68 Bảng 3.10. Thái độ của học sinh về bệnh lang ben......................................... 69 Bảng 3.11. Thực hành của học sinh phòng chống bệnh lang ben................... 69 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa bệnh lang ben với cơ địa của học sinh .......... 70 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa bệnh lang ben với kiến thức về bệnh học bệnh lang ben của học sinh ................................................................................. 71 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa bệnh lang ben với kiến thức về điều trị và phòng bệnh lang ben của học sinh ............................................................. 72 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa bệnh lang ben với thái độ của học sinh ......... 72
  13. Bảng 3.16. Mối liên quan giữa bệnh lang ben với yếu tố tắm ngay sau khi đi học về ......................................................................................................... 73 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa bệnh lang ben với yếu tố dùng xà phòng, sữa tắm khi tắm................................................................................................. 73 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa bệnh lang ben với yếu tố giặt quần áo hàng ngày ............................................................................................................ 74 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa bệnh lang ben với yếu tố mặc chung quần áo74 Bảng 3.20. Kích thƣớc sản phẩm PCR và sản phẩm cắt giới hạn bằng enzyme giới hạn....................................................................................................... 80 Bảng 3.21. Đơn nhiễm và đa nhiễm các loài nấm định danh bằng PCR - RFLP .................................................................................................................... 81 Bảng 3.22. Thành phần loài nấm Malassezia spp định danh bằng PCR - RFLP theo vị trí tổn thƣơng.................................................................................. 82 Bảng 3.23. Thành phần loài nấm Malassezia spp định danh bằng PCR - RFLP theo giới tính .............................................................................................. 82 Bảng 3.24. Thành phần loài nấm Malassezia spp định danh bằng PCR - RFLP theo địa dƣ .................................................................................................. 83 Bảng 3.25. Kết quả giải trình tự gen ............................................................... 83 Bảng 3.26. Thông tin về học sinh tham gia điều trị ........................................ 85 Bảng 3.27. Kết quả nuôi cấy nấm trƣớc và sau điều trị theo địa dƣ .............. 85 Bảng 3.28. Kết quả nuôi cấy nấm trƣớc và sau điều trị theo giới tính .......... 86 Bảng 3.29. So sánh tổn thƣơng thay đổi màu sắc trên da trƣớc và sau điều trị theo địa dƣ ................................................................................................. 87 Bảng 3.30. So sánh tổn thƣơng thay đổi màu sắc trên da trƣớc và sau điều trị theo giới tính ............................................................................................. 88 Bảng 3.31. Kết quả điều trị sau 1 tháng theo địa dƣ ...................................... 88 Bảng 3.32. Kết quả điều trị sau 1 tháng theo giới tính .................................. 89 Bảng 3.33. Kết quả điều trị sau 1 tháng theo thời gian mắc bệnh ................. 89 Bảng 3.34. Tỷ lệ tái phát sau điều trị theo địa dƣ .......................................... 90
  14. Bảng 3.35. Tỷ lệ tái phát sau điều trị theo giới .............................................. 90 Bảng 3.36. Thông tin về các nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe áp dụng tại các địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 91 Bảng 3.37. Kiến thức của học sinh về bệnh lang ben trƣớc và sau can thiệp. 92 Bảng 3.38. Thái độ của học sinh về bệnh lang ben trƣớc và sau can thiệp .... 93 Bảng 3.39. Thực hành của học sinh về bệnh lang ben .................................... 93 trƣớc và sau can thiệp...................................................................................... 93
  15. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cơ chế gây bệnh viêm da tiết bã ..................................................... 10 Hình 1.2. Hình ảnh tổn thƣơng viêm da tiết bã............................................... 11 Hình 1.3. Hình ảnh tổn thƣơng viêm nang lông ............................................. 12 Hình 1.4. Hình ảnh tế bào nấm lang ben soi trên KHV vật kính 40x ............ 16 Hình 1.5. Hình ảnh khuẩn lạc nấm M. pachydermatis trên môi trƣờng CHROMagarTMMalassezia ........................................................................ 17 Hình 1.6. Hình ảnh tế bào nấm Malassezia pachydermatis ........................... 17 Hình 1.7. Hình ảnh khuẩn lạc nấm M. furfur trên môi trƣờng CHROMagarTMMalassezia ........................................................................ 17 Hình 1.8. Hình ảnh tế bào nấm Malassezia furfur ......................................... 17 Hình 1.9. Hình ảnh khuẩn lạc nấm M. japonica trên môi trƣờng CHROMagarTMMalassezia ........................................................................ 17 Hình 1.10. Hình ảnh tế bào nấm Malassezia japonica .................................. 17 Hình 1.11. Quy trình thử nghiệm với Tween và Cremophor EL .................... 18 Hình 1.12. Hình ảnh tổn thƣơng lang ben ...................................................... 29 Hình 1.13. Cơ chế tác động của ketoconazole ................................................ 33 Hình 2.1. Bản đồ địa điểm nghiên cứu ........................................................... 38 Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu................................................................ 43 Hình 2.3. Thuốc etoral (ketoconazole)............................................................ 46 Hình 2.4. Sơ đồ cặp mồi ITS3 và ITS4, NL1 và NL4 .................................... 55 Hình 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo địa dƣ .................................... 62 Hình 3.2. Kết quả xét nghiệm nấm trực tiếp ................................................... 63 Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh lang ben của học sinh ................................................... 63 Hình 3.4. Phân bố vị trí tổn thƣơng lang ben ................................................. 65 Hình 3.5. Kết quả nuôi cấy nấm...................................................................... 75 Hình 3.6. Kết quả điện di sản phẩm PCR với mồi ITS3 và ITS4 của một số mẫu nấm lang ben ...................................................................................... 76
  16. Hình 3.7. Kết quả điện di sản phẩm PCR cắt giới hạn bằng enzyme giới hạn AluI của một số mẫu nấm lang ben ............................................................ 76 Hình 3.8. Kết quả điện di sản phẩm PCR cắt giới hạn bằng enzyme giới hạn BanI của một số mẫu nấm lang ben ........................................................... 77 Hình 3.9. Kết quả điện di sản phẩm PCR cắt giới hạn bằng enzyme giới hạn MspAI của một số mẫu nấm lang ben ........................................................ 78 Hình 3.10. Kết quả điện di sản phẩm PCR (mồi ITS3, ITS4) và các mảnh cắt giới hạn bằng enzyme AluI, BanI, MspAI của nấm M. furfur ................... 78 Hình 3.11. Kết quả điện di sản phẩm PCR (mồi ITS3, ITS4) và các mảnh cắt giới hạn bằng enzyme AluI, BanI, MspAI của nấm M. japonica ............... 79 Hình 3.12. Kết quả định danh bằng PCR - RFLP ........................................... 80 Hình 3.13. Thành phần loài nấm Malassezia spp định danh bằng PCR - RFLP .................................................................................................................... 81 Hình 3.14. Cây phả hệ xác định mối quan hệ về loài giữa các chủng Malassezia spp ........................................................................................... 84
  17. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Malassezia spp là nấm men ƣa lipid, sống hoại sinh ở bề mặt da ngƣời và động vật máu nóng. Hiện nay, có tất cả 14 loài Malassezia spp, trong đó có 3 loài gây lang ben thƣờng gặp nhất là M. furfur (ở các nƣớc có khí hậu nhiệt đới), M. globosa (ở các nƣớc có khí hậu ôn đới) và M. sympodialis [64]. Ngoài ra, Malassezia spp còn là tác nhân thứ phát làm nặng nề hơn tình trạng của một số bệnh da khác: viêm da tiết bã, viêm nang lông, viêm da cơ địa, bệnh vẩy nến, … [31] cũng nhƣ có thể là một nguyên nhân gây nhiễm trùng toàn thân [8], [61] ở trẻ sơ sinh, ngƣời đƣợc nuôi dƣỡng bằng nhũ tƣơng lipid, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm và những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Malassezia spp thƣờng gây bệnh lang ben là một bệnh phổ biến ở ngƣời. Bệnh phân bố ở mọi nơi trên thế giới, nhất là ở các nƣớc nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm với tỷ lệ nhiễm là 30% - 50%, ở vùng ôn đới là 14%, vùng hàn đới là 1,1% [4], [64]. Tại Việt Nam, bệnh khá phổ biến nhƣng do không có ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe nên ít đƣợc thống kê, báo cáo [3]. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh lang ben nhƣng gặp nhiều hơn ở lứa tuổi dậy thì từ 11 - 15 tuổi [64]. Theo nghiên cứu của Jena tại Ấn Độ trên đối tƣợng dƣới 15 tuổi có tỷ lệ bệnh lang ben là 31% [60]. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn đã tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho nấm lang ben phát triển. Cơ địa ra mồ hôi nhiều, ngủ chung, mặc chung quần áo, tiền sử mắc bệnh lang ben trƣớc đó cũng nhƣ của ngƣời thân trong gia đình đƣợc coi là yếu tố thuận lợi. Các tổn thƣơng thay đổi sắc tố trên da đƣợc cho là vệ sinh kém đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm lý của học sinh. Các loài nấm Malassezia spp đƣợc xác định dựa vào các kỹ thuật chẩn đoán định danh nấm truyền thống quá phức tạp và mất nhiều thời gian, không cho phép phân biệt đƣợc tất cả các loài nấm Malassezia spp. Vì vậy, các nghiên cứu hiện nay sử dụng nhiều kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại đã tạo
  18. 2 ra ngân hàng dữ liệu giúp các nhà khoa học trong nƣớc và trên thế giới hiểu sâu hơn về thành phần loài, dịch tễ học và bệnh sinh của các bệnh gây ra bởi nấm Malassezia spp. Điều trị bệnh lang ben không khó song tỷ lệ tái phát cao [85]. Phác đồ điều trị có thể bôi, uống thuốc kháng nấm hoặc phối hợp. Thuốc bôi thƣờng đƣợc áp dụng cho tổn thƣơng có diện tích nhỏ. Thuốc uống kháng nấm đƣợc tiến hành theo phác đồ thƣờng quy có thể tốn kém và ảnh hƣởng không nhỏ đến chức năng gan thận, nhất là ngƣời suy giảm miễn dịch và có tiền sử suy gan thận [54]. Hiện nay kháng sinh kháng nấm nhóm azole nhƣ ketoconazole, fluconazole, itraconazole là những lựa chọn đầu tay. Hải Phòng là thành phố công nghiệp nằm ở miền Bắc Việt Nam với đặc điểm khí hậu thuận lợi cho các bệnh nấm phát triển nhƣng đến nay chƣa có một nghiên cứu nào về bệnh lang ben và các yếu tố liên quan tại cộng đồng trên đối tƣợng 11 - 15 tuổi cũng nhƣ thành phần loài nấm Malassezia spp gây lang ben. Do vậy, để góp phần đánh giá đúng vai trò y học của nấm Malassezia spp, áp dụng các phƣơng pháp chẩn đoán và điều trị cũng nhƣ phòng chống bệnh lang ben có hiệu quả tại Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu: “Thực trạng, một số yếu tố lien quan, thành phần loài nấm Malassezia spp gây bệnh lang ben ở học sinh 11 - 15 tuổi và hiệu quả can thiệp tại Hải Phòng (2016 - 2017)”với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh lang ben ở học sinh 11 - 15 tuổi tại Hải Phòng năm 2016. 2. Xác định thành phần loài nấm Malassezia spp gây bệnh lang ben. 3. Đánh giá hiệu quả can thiệp điều trị đặc hiệu và truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh lang ben năm 2016 - 2017.
  19. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm nấm Malassezia spp và bệnh lang ben Malassezia spp là nấm men ƣa lipid, sống hoại sinh ở bề mặt da ngƣời và động vật máu nóng, là tác nhân của một số bệnh ngoài da cũng nhƣ các bệnh nhiễm trùng hệ thống [31], [61]. Những nấm men này hiện nay đƣợc coi là các mầm bệnh cơ hội. Quan sát bằng kính hiển vi điện tử cho thấy loại nấm men này có một tế bào đa lớp dày với chồi hình thành liên tục từ một cực duy nhất trên tế bào cha mẹ, vì thế cho phép nhận dạng dễ dàng các loại nấm men này trong da. Các loài nấm Malassezia spp đều cần có chuỗi axit béo dài trong môi trƣờng nuôi cấy trừ M. pachydermatis nên các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng đƣợc sử dụng để xác định nấm men không thể áp dụng cho nấm này. Vì vậy, trong một khoảng thời gian dài, khởi đầu từ năm 1846 chúng đã đƣợc phát hiện trên các tổn thƣơng ở da nhƣng đến năm 1927 chúng mới đƣợc phân lập trên môi trƣờng nuôi cấy có bổ sung chất béo. Lang ben (pityriasis versicolor) là một bệnh mạn tính của lớp sừng do nấm men Malassezia spp gây nên. Bệnh biểu hiện bằng những đám thay đổi màu sắc trên da có hình tròn hoặc hình bầu dục, bong vảy mỏng, mịn, các tổn thƣơng có thể đứng rải rác hoặc liên kết với nhau thành đám, tập trung chủ yếu ở vùng da giàu tuyến bã nhờn nhƣ lƣng, ngực, … và kèm theo ngứa [3], [4]. 1.2. Lịch sử nghiên cứu nấm Malassezia spp Lang ben là một thuật ngữ đƣợc sử dụng bởi Willan vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Năm 1846, Eichstedt đã mô tả một giống nấm men Malaasezia đƣợc xác định là nguyên nhân gây bệnh lang ben ở ngƣời. Ông quan sát thấy sự hiện diện của nấm men và nấm sợi trong bệnh phẩm từ bệnh nhân, nhƣng loài nấm này đã không đƣợc nêu tên cho đến khi Robin xác định là Microspporon furfur vào năm 1853. Năm 1874, Malassez lần đầu tiên mô tả
  20. 4 cả hai “bào tử” hình cầu và hình bầu dục có chồi trên vảy da của những bệnh nhân viêm da tăng tiết bã nhờn, ông đã đặt tên “Vi khuẩn hình chai của Unna” để mô tả những tế bào hình bầu dục nhỏ trong vảy da. Từ những năm 40 - 50 của thế kỷ 19, các tác giả đã ghi nhận vai trò gây bệnh của nấm với tên gọi Pityrospporum và tác giả nhận thấy sự hiện diện của nấm trên một số bệnh nhƣ: lang ben, viêm da dầu, viêm nang lông, viêm da cơ địa. Trong năm 1925, Weidman phân lập đƣợc nấm men từ da của một con tê giác có hình thái giống P. ovale nhƣng lại không phụ thuộc vào chất béo để tăng trƣởng và đặt tên là P. pachydermatis. Trong nhiều năm sau đó, một số tác giả tiến hành phân lập nhiều loại nấm men từ động vật và đều kết luận là P. pachydermatis. Loài này không tồn tại trên bề mặt da của con ngƣời nhƣng đƣợc tìm thấy ở nhiều vật nuôi. Năm 1927, Panja công nhận sự tƣơng đồng giữa Malassezia và Pityrospporum, đặt tên chúng M. furfur và M. ovalis, và loài thứ ba, M. tropica là nguyên nhân của lang ben vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, khái niệm này đã không đƣợc chấp nhận bởi các nhà nghiên cứu tại thời điểm đó vì ngƣời ta cho rằng Malassezia là nấm sợi còn Pityrospporum là nấm men. Trong tác phẩm "Nấm men, một nghiên cứu phân loại", xuất bản đầu tiên năm 1952 đã liệt kê hai loài nấm: P. ovale và P. pachydermatis. P. orbiculare đã đƣợc thêm vào chi Pityrospporum trong lần xuất bản thứ hai năm 1970. Trong 3 loài này có hai loài nấm men ƣa lipid gây bệnh ở ngƣời là P. oval và P. orbiculaire và một loài không ƣa lipid gây bệnh cho động vật là P. pachydermatis. Trong tác phẩm này, tác giả đã thừa nhận sự giống nhau giữa Pityrospporum và Malassezia. Vào năm 1986, tại Ủy ban Quốc tế về phân loại nấm, một cái tên chung duy nhất đƣợc đề xuất cho các loại nấm này là Malassezia. Mặc dù quyết định này đã đƣợc công nhận bởi các nhà phân loại, "Pityrospporum" tiếp tục đƣợc sử dụng, đặc biệt là trong chuyên ngành da liễu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0