Luận án Tiến sĩ Y học: Ước lượng tuổi người Việt dựa vào thành phần axit aspartic ngà răng và sự tăng trưởng xê măng chân răng
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm ước lượng tuổi dựa vào thành phần axit aspartic ngà răng của răng cối nhỏ thứ nhất dựa theo công thức của Ohtani (2003), từ đó đánh giá sự phù hợp của công thức Ohtani khi ước lượng tuổi trên người Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Ước lượng tuổi người Việt dựa vào thành phần axit aspartic ngà răng và sự tăng trưởng xê măng chân răng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HUỲNH THIÊN ÂN ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPARTIC NGÀ RĂNG VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG XÊ MĂNG CHÂN RĂNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HUỲNH THIÊN ÂN ƯỚC LƯỢNG TUỔI NGƯỜI VIỆT DỰA VÀO THÀNH PHẦN AXIT ASPARTIC NGÀ RĂNG VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG XÊ MĂNG CHÂN RĂNG NGÀNH: RĂNG HÀM MẶT MÃ SỐ: 62720601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ ĐỨC LÁNH TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2021
- i MỤC LỤC Lời cam đoan.......................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt............................................................................................. iv Thuật ngữ Anh –Việt ............................................................................................... v Danh mục hình ....................................................................................................... vi Danh mục bảng, biểu đồ ........................................................................................ vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 4 1.1 Các phương pháp ước lượng tuổi dựa vào răng .................................................. 4 1.2 Sự triệt quang axit amin ..................................................................................... 9 1.3 Các nghiên cứu liên quan ước lượng tuổi dựa vào axit aspartic ngà răng ......... 15 1.4 Sự tăng trưởng của xê măng chân răng ............................................................ 25 1.5 Các nghiên cứu liên quan ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng của xê măng chân răng ............................................................................................................... 27 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 36 2.1 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 36 2.2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 36 2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 36 2.4 Cỡ mẫu ............................................................................................................ 37 2.5 Biến số nghiên cứu .......................................................................................... 38 2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập dữ liệu ......................................... 39 2.7 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 41 2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................... 49 2.9 Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................ 52 Chương 3. KẾT QUẢ ........................................................................................... 53 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................... 53 3.2 Ước lượng tuổi dựa vào thành phần axit aspartic trong ngà răng ...................... 55 3.3 Ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng xê măng ............................................. 65
- ii 3.4 So sánh hai phương pháp ước lượng tuổi ......................................................... 72 Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 73 4.1 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 73 4.2 Ước lượng tuổi theo thành phần axit aspartic ngà răng .................................... 82 4.3 Ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng xê măng chân răng ............................. 91 4.4 So sánh hai phương pháp ước lượng tuổi ....................................................... 102 4.5 Ưu khuyết điểm của nghiên cứu .................................................................... 106 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 108 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 110 Danh mục công trình đã công bố có liên quan ..................................................... 111 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Tác giả luận án Lê Huỳnh Thiên Ân
- iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AAR Aspartic Acid Racemization Sự triệt quang axit aspartic Asp Aspartic Acid Axit Aspartic cs Cộng sự D-Asp D-Aspartic Axit Aspartic dạng D GC Gas Chromatography Sắc ký khí HPLC High Pressure Liquid Chromatography Sắc ký lỏng hiệu năng cao ICC Intraclass Correlation Coefficient Hệ số nội tương quan L-Asp L-Aspartic Axit Aspartic dạng L R Răng Sự kết vòng xê măng chân TCA Tooth Cement Annulation răng
- v THUẬT NGỮ ANH –VIỆT Aspartic Acid Racemization : Triệt quang axit aspartic Bradytrophia : Dinh dưỡng chậm Dextrogyre : Quay phải (cùng chiều kim đồng hồ) Gas chromatography (GC) : Sắc ký khí High Performance Liquid : Sắc ký lỏng hiệu năng cao Chromatography (HPLC) High Pressure Liquid Chromatography : Sắc ký lỏng cao áp Intraclass Correlation Coefficient (ICC) : Hệ số nội tương quan Levogyre : Quay trái (ngược chiều kim đồng hồ) Polarized light : Ánh sáng phân cực Racemic mixture : Hỗn hợp triệt quang Racemization : Triệt quang Tooth Cement Annulation : Kết vòng xê măng chân răng Unpolarized light : Ánh sáng không phân cực
- vi DANH MỤC HÌNH Hình 1-1 a- Ánh sáng tự nhiên, b- Ánh sáng phân cực ........................................... 10 Hình 1-2 Sự thay đổi cấu trúc chung từ L axit amin đến D axit amin ..................... 11 Hình 1-3 Hình ảnh các đường kết vòng ở lớp xê măng .......................................... 26 Hình 1-4 Lát cắt ở răng cửa được đốt nóng đến 800oC........................................... 34 Hình 1-5 Lát cắt từ mẫu không xử lý nhiệt (bên trái) so với mẫu được xử lý nhiệt ở 600oC (bên phải).................................................................................................... 34 Hình 2-6 Máy HPLC 1200 (Agilent, USA)............................................................ 39 Hình 2-7 Hình ảnh trên tiêu bản (nhóm TCA) được chuyển lên máy tính .............. 40 Hình 2-8 Các giai đoạn lấy mẫu ngà răng .............................................................. 42 Hình 2-9 Dụng cụ lấy mẫu ngà răng ...................................................................... 42 Hình 2-10 Mẫu răng nhóm AAR ........................................................................... 43 Hình 2-11 Mẫu răng nhóm TCA được ngâm trong dung dịch formol trung tính ... 46 Hình 2-12 Cách lấy mẫu răng để làm tiêu bản quan sát TCA ................................. 46 Hình 2-13 Độ dày của toàn bộ lớp xê măng ........................................................... 48 Hình 2-14 Độ dày giữa 2 lớp xê măng ................................................................... 49 Hình 3-15 Hình ảnh các vòng xê măng được quan sát ở độ phóng đại 400 lần, mẫu nghiên cứu Trần Khánh N. (13 tuổi) ...................................................................... 65 Hình 3-16 Hình ảnh các vòng xê măng được quan sát ở độ phóng đại 400 lần, mẫu nghiên cứu Lê Thị Thanh T (30 tuổi) ..................................................................... 65 Hình 3-17 Hình ảnh các vòng xê măng được quan sát ở độ phóng đại 400 lần, mẫu nghiên cứu Nguyễn Văn P (56 tuổi)....................................................................... 66 Hình 3-18 Hình ảnh các vòng xê măng được quan sát ở độ phóng đại 400 lần, mẫu nghiên cứu Lê Thị D. (76 tuổi) .............................................................................. 66 Hình 4-19 Mẫu ngà răng trong nghiên cứu của Rastogi và cs (2017) ..................... 86 Hình 4-20 Hình ảnh các đường xê măng quan sát dưới kính hiển vi độ phóng đại 400 lần, mẫu nghiên cứu Vũ Thị Thu H. (46 tuổi) ................................................. 93
- vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1-1 Một số bệnh lý có liên quan đến sự tích tụ axit amin dạng D .................. 11 Hình 1-2 Sự thay đổi cấu trúc chung từ L axit amin đến D axit amin với một bước trung gian .............................................................................................................. 11 Bảng 1-2 Tương quan giữa mức độ triệt quang Asp và tuổi ................................... 16 Bảng 1-3 So sánh tốc độ triệt quang Asp ngà răng giữa các răng ........................... 18 Bảng 1-4 Một số nghiên cứu về ước lượng tuổi dựa vào thành phần Asp ngà răng 19 Bảng 1-5 So sánh độ chính xác giữa ba phương pháp ước lượng tuổi .................... 31 Bảng 1-6 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và với tuổi thật theo các độ tuổi của Meinl và cs (2008) ......................................................................................... 32 Bảng 1-7 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo các độ tuổi của Obertova và Francken (2009) .............................................................................. 33 Bảng 2-8 Mô tả các biến nghiên cứu ...................................................................... 38 Bảng 3-9 Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi ................................................ 53 Bảng 3-10 Phân bố mẫu nghiên cứu nhóm AAR theo giới và nhóm tuổi ............... 54 Bảng 3-11 Phân bố mẫu nghiên cứu nhóm AAR theo phần hàm ............................ 54 Bảng 3-12 Phân bố mẫu nghiên cứu nhóm TCA theo giới và nhóm tuổi ................ 54 Bảng 3-13 Phân bố mẫu nghiên cứu nhóm TCA theo phần hàm ............................ 54 Bảng 3-14 So sánh tuổi thật và tuổi ước lượng theo Ohtani (2003) ....................... 58 Bảng 3-15 Tương quan giữa tuổi thật và tỷ lệ D/L Asp .......................................... 59 Bảng 3-16 So sánh tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật........................................ 61 Bảng 3-17 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo nhóm tuổi ...... 61 Bảng 3-18 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo nhóm tuổi ........................................................................................................................ 62 Bảng 3-19 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật ................. 62 Bảng 3-20 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo giới ................. 63 Bảng 3-21 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo giới .. 63 Bảng 3-22 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo phần hàm ........ 63
- viii Bảng 3-23 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật theo phần hàm ....................................................................................................................... 64 Bảng 3-24 Đánh giá phương trình hồi quy trên mẫu kiểm chứng ........................... 64 Bảng 3-25 Tương quan giữa tuổi thật và số vòng xê măng .................................... 67 Bảng 3-26 So sánh tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật ...................................... 68 Bảng 3-27 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật .............................. 68 Bảng 3-28 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo nhóm tuổi (trên và dưới 40 tuổi) ..................................................................................... 69 Bảng 3-29 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA so với tuổi thật.......... 70 Bảng 3-30 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo giới ............... 70 Bảng 3-31 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo giới . 71 Bảng 3-32 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo phần hàm ...... 71 Bảng 3-33 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo phần hàm ....................................................................................................................... 71 Bảng 3-34 So sánh sai lệch tuyệt đối của tuổi ước lượng theo TCA giữa hai thời điểm mọc răng ....................................................................................................... 72 Bảng 3-35 Sai lệch tuyệt đối giữa 2 phương pháp ước lượng tuổi .......................... 72 Bảng 4-36 Tương quan giữa tuổi và D/L Asp ngà răng ở các nghiên cứu .............. 84 Bảng 4-37 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo Asp và tuổi thật ................. 87 Bảng 4-38 Tương quan tuổi và tỷ lệ D/L Asp theo tuổi.......................................... 91 Bảng 4-39 Tương quan giữa tuổi và TCA .............................................................. 94 Bảng 4-40 Sai lệch giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo tuổi ............... 96 Bảng 4-41 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật ............... 98 Bảng 4-42 Sai lệch tuyệt đối giữa tuổi ước lượng theo TCA và tuổi thật theo nhóm tuổi ...................................................................................................................... 100
- ix Biểu đồ 2-1 Kết quả phân tích HPLC .................................................................... 44 Biểu đồ 3-2 Kết quả phân tích D và L Aspartic, mẫu nghiên cứu Hồ Nguyễn Khánh L (12,3 tuổi) .......................................................................................................... 55 Biểu đồ 3-3 Kết quả phân tích thành phần D và L Aspartic mẫu nghiên cứu Nguyễn Thị P (34,9 tuổi) .................................................................................................... 56 Biểu đồ 3-4 Kết quả phân tích thành phần D và L Aspartic mẫu nghiên cứu Hoàng Nguyễn Quế T (40,4 tuổi)...................................................................................... 57 Biểu đồ 3-5 Kết quả phân tích thành phần D và L Aspartic, mẫu nghiên cứu Nguyễn Đắc S (80,7 tuổi) ...................................................................................... 57 Biểu đồ 3-6 Tương quan giữa tuổi thật và tuổi ước lượng theo Ohtani (2003) ...... 59 Biểu đồ 3-7 Tương quan giữa tuổi và tỷ lệ D/L Asp .............................................. 60 Biểu đồ 3-8 Tương quan giữa tuổi thật và tuổi ước lượng theo Asp ....................... 61 Biểu đồ 3-9 Tương quan giữa tuổi và số vòng xê măng ......................................... 67 Biểu đồ 3-10 Tương quan giữa tuổi thật và tuổi ước lượng theo TCA.................... 69
- 1 MỞ ĐẦU Xác định tuổi để nhận dạng một cá thể là một phần quan trọng trong giám định pháp y. Hiện nay, các phương pháp truyền thống để xác định tuổi lúc chết ở người trưởng thành thường mang tính chủ quan. Nếu xác chết còn trong điều kiện tốt, tuổi có thể được xác định bằng cách quan sát các đặc điểm về hình thái, nhưng nếu bị thoái hóa biến chất trầm trọng, ước lượng tuổi phải dựa theo đặc điểm của xương hay răng [4] [67]. Trong pháp y, ước lượng tuổi xương thường dựa vào sự phát triển, tăng trưởng xương. Phương pháp này chỉ ước tính tuổi chính xác ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi (dưới 30 tuổi), kém chính xác khi tính tuổi lúc chết ở người trưởng thành, nhất là người lớn tuổi [4][28][30]. So với xương, răng là cơ quan ít bị ảnh hưởng hơn trong suốt quá trình bảo tồn và phân hủy. Ngoài ra răng còn được bảo vệ bởi xương ổ răng, mô nha chu, mô mềm ngoài mặt. Sự ổn định của răng khiến cho đôi khi răng trở thành bộ phận duy nhất của cơ thể được dùng để nghiên cứu [32][50]. Như vậy, răng là đối tượng nghiên cứu có nhiều ưu điểm trong giám định pháp y. Các phương pháp ước lượng tuổi răng thường dựa vào sự phát triển, khảo sát mô học răng và phản ứng sinh hóa (xảy ra cùng quá trình lão hóa) trong răng [4][38]. Các phương pháp ước lượng tuổi dựa vào sự phát triển răng thường dựa trên sự mọc của răng sữa và răng vĩnh viễn và dựa trên sự phát triển của răng trên phim X quang chỉ ước lượng tuổi được trong giai đoạn cá thể còn đang phát triển, trước khi răng cuối cùng hoàn tất đóng chóp [4]. Ngược lại, phương pháp ước lượng tuổi dựa vào khảo sát mô học răng và phản ứng sinh hóa ít bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan và có thể áp dụng cho độ tuổi bất kỳ.
- 2 Trong đó, phương pháp ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng của xê măng chân răng (thuộc nhóm khảo sát mô học) và ước lượng tuổi dựa vào quá trình triệt quang hóa axit aspartic trong ngà răng (thuộc nhóm sinh hóa) được quan tâm nhiều nhất vì có nhiều ưu điểm. Là một trong ba mô cứng của răng (men, ngà, xê măng), xê măng tiếp tục được bồi đắp liên tục trong suốt đời sống. Khi quan sát dưới kính hiển vi, lớp xê măng chân răng có dạng như một loạt các đường hay những dải băng sáng tối xen kẽ. Hiện tượng này còn được gọi là sự kết vòng của xê măng chân răng. Nhiều tác giả như Lieberman (1994), Kagerer (2001) cho rằng mỗi một cặp đường tương ứng với một năm trong đời sống và có thể sử dụng để ước lượng tuổi cho một cá thể. Bằng cách thêm số tuổi của chân răng với số lượng các vòng trên lớp xê măng sẽ ước lượng được tuổi lúc chết hay lúc nhổ răng. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện không cần kỹ thuật phức tạp, tuy nhiên phần nào cũng bị ảnh hưởng tính chủ quan của người quan sát [14][19][32][33] [41][47][93]. Phương pháp ước lượng tuổi dựa vào quá trình triệt quang axit aspartic dựa vào sự thay đổi thành phần axit aspartic dạng D và L trong quá trình triệt quang. Quá trình triệt quang xảy ra cùng với quá trình lão hóa nên hạn chế được những khó khăn do sự đa dạng của cá thể. Đặc biệt phương pháp này không cần phải đánh giá sự sai biệt giữa các quan sát viên vì nó dựa trên sự đánh giá khách quan và vì vậy không đòi hỏi huấn luyện định chuẩn và kinh nghiệm của người đánh giá. Phương pháp ước lượng tuổi dựa trên phản ứng triệt quang axit aspartic trong ngà răng được Helfman và Bada giới thiệu lần đầu vào năm 1976, và hiện nay được coi là một trong những phương pháp khách quan và chính xác nhất ước tính tuổi lúc chết ở người trưởng thành trong lĩnh vực pháp y. Nếu tiến hành cẩn trọng, phương pháp ước lượng tuổi này có thể có độ chính xác đến ± 3 năm [9] [36] [83] [90]. Mặc dù phương pháp ước lượng tuổi pháp y dựa vào thành phần axit aspartic ngà răng và sự tăng trưởng của xê măng chân răng có nhiều ưu điểm nhưng ở Việt Nam lại chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Với mong muốn cung cấp thêm
- 3 phương pháp ước lượng tuổi cho người trưởng thành Việt Nam, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng răng cối nhỏ thứ nhất với mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát Đánh giá phương pháp ước lượng tuổi người Việt dựa vào thành phần axit aspartic trong ngà răng và sự tăng trưởng của xê măng chân răng. Mục tiêu chuyên biệt 1- Ước lượng tuổi dựa vào thành phần axit aspartic ngà răng của răng cối nhỏ thứ nhất dựa theo công thức của Ohtani (2003), từ đó đánh giá sự phù hợp của công thức Ohtani khi ước lượng tuổi trên người Việt. 2- Xây dựng phương trình hồi quy để ước lượng tuổi người Việt dựa vào thành phần axit aspartic trong ngà răng của răng cối nhỏ thứ nhất. 3- Ước lượng tuổi người Việt dựa vào sự tăng trưởng của xê măng chân răng răng cối nhỏ thứ nhất. 4- So sánh độ sai lệch giữa hai phương pháp ước lượng tuổi dựa vào thành phần axit aspartic ngà răng và dựa vào sự tăng trưởng của xê măng chân răng răng cối nhỏ thứ nhất.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG TUỔI DỰA VÀO RĂNG * Tuổi và việc định tuổi sinh học “Tuổi” được định nghĩa là khoảng thời gian tồn tại của một cá thể từ khi sinh ra đến một thời điểm xác định nào đó tính theo số lần quay của trái đất xoay quanh mặt trời. Tuy vậy, có một số trường hợp không xác định chính xác tuổi thật do thiếu thông tin hay về ngày tháng năm sinh. Khi đó “tuổi sinh học” là một khái niệm dùng để thay thế. Đây là tuổi được đánh giá dựa theo tình trạng phát triển, tăng trưởng, hoàn thiện và lão hóa của các chỉ báo sinh học có liên quan với tuổi thật, phổ biến nhất là xương và răng, và thường được gọi tương ứng là tuổi xương hay tuổi răng [3][4]. Trong khảo cổ, pháp y và hình thái học, khái niệm tuổi sinh học hầu như luôn dùng để tượng trưng cho tuổi thật. Khái niệm tuổi sinh học còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển nhằm xác định thời điểm thích hợp để áp dụng điều trị hay chẩn đoán những bệnh lý có liên quan đến tăng trưởng [4]. Nhìn chung các phương pháp được dùng để ước lượng tuổi sinh học dựa vào răng được chia thành ba nhóm [4] [38]: - Phương pháp dựa trên sự phát triển răng. - Phương pháp dựa trên khảo sát mô học răng. - Phương pháp sinh hóa. Trong đó, phương pháp ước lượng tuổi dựa vào Asp ngà răng thuộc nhóm sinh hóa và ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng của xê măng chân răng thuộc nhóm khảo sát mô học răng.
- 5 1.1.1 Ước lượng tuổi dựa vào SỰ PHÁT TRIỂN RĂNG 1.1.1.1 Phương pháp dựa trên sự mọc răng sữa và răng vĩnh viễn Phương pháp này đếm số lượng răng mọc trong miệng và phân tích tuổi mọc trung bình theo từng loại răng. Gillet (1997) [25] so sánh sự chính xác của ba phương pháp ước lượng tuổi dựa trên sự mọc răng gồm: trung bình tuổi theo số răng mọc, phương trình hồi quy tính tuổi theo giới dựa trên số răng mọc và phân tích chính xác theo loại răng mọc; kết quả cho thấy phương pháp thứ ba ít chính xác nhất [4][26][66][68][69]. 1.1.1.2 Phương pháp dựa trên phim X quang 1.1.1.2.1 Phương pháp quan sát sự phát triển của răng trên phim * Phân loại sự phát riển bằng phát biểu Phân loại của Gustafson và Koch [67] mô tả quá trình khoáng hóa của răng theo 4 giai đoạn cụ thể từ bắt đầu khoáng hóa đến hoàn tất chân răng. Phân loại của Gravely [53] [144] mô tả quá trình khoáng hóa của răng gồm 5 giai đoạn từ giai đoạn 1: có những điểm khoáng hóa ở thân răng nhưng chưa nối liền nhau và tổng cộng các điểm dưới 1/4 kích thước thân răng đến giai đoạn 5: hoàn tất thân răng và chân răng bắt đầu hình thành. * Phân loại sự phát riển bằng phát biểu và hình ảnh minh họa Có nhiều cách phân loại các giai đoạn khoáng hóa khác nhau, trong đó phân loại theo Demirjian (1973) được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu về sự phát triển của răng trong tương quan với tuổi trên thế giới [4][20] [67][79]. Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Bích Lý (2011) [4] khảo sát sự phát triển của các răng vĩnh viễn trên mẫu nghiên cứu gồm 2.547 phim toàn cảnh của các cá thể người Việt từ 6 đến 24 tuổi (822 nam và 1725 nữ) đưa ra kết quả như sau:
- 6 Dựa vào bảy răng vĩnh viễn hàm dưới Phương trình hồi quy định tuổi từ điểm số trưởng thành răng, được xác định theo sự phát triển của bảy răng vĩnh viễn hàm dưới cho mẫu trẻ Việt nam như sau: Nam: y= -214, 55 + 8,366x - 0,105 x2 + 0,0004x3 Nữ: y= -335,94 + 12,825x- 0,159 x2 + 0,0006x3 trong đó y là tuổi dự đoán, x là điểm số trưởng thành tính từ sự phát triển của bảy răng vĩnh viễn hàm dưới theo tiêu chuẩn của Demirjian. Dựa vào răng khôn Phương trình hồi quy định tuổi dựa vào sự phát triển của răng khôn khi cả 4 răng cùng hiện diện là: Nam: 8,48 + 0,124(R18) + 0,189 (R28) + 0,318(R38) + 0,686(R48) Nữ: 7,94 + 0,138(R18) + 0,197 (R28) + 0,515(R38) + 0,658(R48) Việc định tuổi dựa vào sự phát triển của răng khôn ít chính xác hơn so với bảy răng vĩnh viễn do sự biến thiên cao trong phát triển của răng này. * Phân loại sự phát triển dựa trên chiều dài tương đối của chân răng Chiều dài chân răng được đánh giá dựa vào cảm nhận chủ quan của người quan sát và điểm số sẽ được ghi nhận theo một thang đo lường liên tục biểu thị bằng những phân số tương ứng với chiều dài chân răng mới được hình thành so với chiều dài chân răng đầy đủ như: 1/4, 1/3, 1/2. Tuy nhiên, khó có thể đánh giá chính xác được các điểm số do không thể dự đoán trước tổng chiều dài chân răng sẽ được thành lập [4][67]. 1.1.1.2.2 Phương pháp đo đạc sự phát triển của răng trên phim * Phương pháp đo chiều dài răng trên phim Để tránh việc chủ quan khi đánh giá các giai đoạn phát triển của răng trên phim, Mornstad (1994) đã đề xuất phương pháp đo lường khách quan về sự phát triển của răng có tương quan với tuổi. Các khoảng cách: chiều cao thân răng, chiều rộng vùng chóp, khoảng cách từ đường nối men ngà đến tận cùng vùng chóp của 16
- 7 răng vĩnh viễn hàm dưới được đo trên phim toàn cảnh. Sau đó dùng phương pháp bậc thang để xây dựng mẫu hồi quy tuyến tính bao gồm những khoảng cách có tương quan cao nhất với tuổi [4][53]. Phương pháp này được Santoro (2008) thực hiện nghiên cứu trên phim toàn cảnh hình ảnh phát triển của chân răng khôn. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh rằng các kỹ thuật được sử dụng để xác định độ tuổi của cá thể theo phương pháp này chỉ có thể cung cấp chỉ những giá trị về tuổi sinh học, chưa chắc chắn liên quan đến tuổi thật [4][82]. * Phương pháp đo độ mở của vùng chóp răng trên phim Cameriere (2006) [12]giới thiệu phương pháp ước lượng tuổi răng ở trẻ em dựa trên tương quan giữa tuổi và số đo độ mở vùng chóp răng. Tác giả xây dựng mẫu hồi quy tuyến tính đa biến tương quan bậc nhất bằng cách chọn những biến số tham gia có ý nghĩa vào việc dự đoán tuổi theo phương pháp chọn lựa bậc thang. Việc đo lường trên phim còn được các tác giả khác thực hiện đối với kích thước buồng tủy để xác định mối tương quan giữa việc giảm kích thước buồng tuỷ và tuổi sinh học của cá thể; tuy nhiên các kết quả vẫn chưa thống nhất về giá trị sử dụng các yếu tố này trong việc định tuổi [4]. Ito (1975) đã thực hiện việc đo lường diện tích men, ngà thân răng và buồng tuỷ trên phim quanh chóp chụp những lát cắt răng theo trục dọc với hướng ngoài- trong để tính được chỉ số thân răng [4].
- 8 1.1.2 Ước lượng tuổi dựa vào KHẢO SÁT MÔ HỌC RĂNG 1.1.2.1 Phương pháp quan sát các thay đổi về hình thái mô học Gustafon (1966) đưa ra phương pháp ước lượng tuổi ở người trưởng thành dựa trên 6 tiêu chuẩn: độ mòn, bệnh nha chu, sự thành lập ngà thứ phát, bồi đắp xê măng, tiêu chóp răng, và độ trong của chân răng. Các yếu tố này được đánh giá trên răng nguyên vẹn hay sau khi đã mài, quan sát dưới kính hiển vi hay kính lúp. Tổng giá trị các yếu tố trên được tính chung thành giá trị X tương ứng với một vị trí toạ độ trên biểu đồ của Gustafon, cho phép đọc tuổi tương ứng trên trục tung [4]. Lamendin (1988) đề xuất phương pháp “Gustafon đơn giản”, trong đó chỉ chú ý hai tiêu chuẩn là mô nha chu và độ trong của chân răng quan sát trên răng nguyên vẹn. Phương pháp Lamendin cho ước lượng tuổi chính xác nhất là trong khoảng 40- 79 tuổi, hiệu quả tối đa của phương pháp nằm trong khoảng từ 50-69. Ngoài ra, kết quả sẽ tốt hơn cho mọi độ tuổi nếu chỉ khảo sát trên răng cửa giữa hàm trên [4]. Solheim (1993) mở rộng và liên kết thêm một số yếu tố như độ nhám bề mặt, màu ngà chân răng, giới tính, có nhổ răng hay không vào các tiêu chuẩn của Gustafon để định tuổi, kết quả đã tạo nên những công thức hồi quy đa biến để định tuổi riêng biệt cho từng loại răng [4]. 1.1.2.2 Phương pháp đo đạc trực tiếp trên răng Năm 1993, Liversidge đưa ra phương pháp định lượng khách quan để ước lượng tuổi những di cốt chưa trưởng thành dựa trên sự phát triển chiều dài răng. Kích thước này được đo trực tiếp bằng thước trượt chính xác đến 0,1 mm theo trục dài răng từ múi giữa của răng cửa, đỉnh múi răng nanh, múi ngoài gần của răng cối trên và múi trong gần của răng cối dưới đến bờ phát triển của thân hay chân răng. Sau đó, dùng phân tích hồi quy để dự đoán tuổi từ chiều dài của những răng đang phát triển có chân răng chưa hoàn tất [4] [48]. 1.1.2.3 Phương pháp dựa vào sự kết vòng lớp xê măng chân răng (Xem phần 1.4 và 1.5)
- 9 1.1.3 Ước lượng tuổi dựa vào PHƯƠNG PHÁP SINH HÓA 1.1.3.1 Phương pháp dựa vào phản ứng triệt quang (Xem phần 1.2 và 1.3) 1.1.3.2 Phương pháp dựa vào phân tích cacbon phóng xạ Chu kỳ phóng xạ cacbon, có thể cung cấp thông tin hữu ích để làm sáng tỏ ngày chết của các di tích khảo cổ của nhân loại. Phương pháp này thích hợp trong khảo cổ học, áp dụng đối với những hiện vật và di tích có tuổi từ khoảng 100.000 năm trở lại. Đối với những hiện vật có tuổi cách đây vài trăm năm phương pháp này không thực sự hữu ích vì sai lệch tới đơn vị hàng chục năm. Mẫu phân tích rất dễ bị nhiễm bẩn (nhiễm cácbon hiện đại) dẫn đến sai lệch kết quả. Những yếu tố thường gặp như nước ngầm, rễ cây, nhiễm dầu, mỡ… bao bì đựng mẫu không đúng quy cách, sơ suất khi lấy mẫu…và một số sai sót khác ngay trong phòng thí nghiệm cũng không hiếm gặp [4]. Mặc dù có một số nghiên cứu gần đây cho rằng phương pháp này sẽ ngày càng khả thi trong pháp y nhưng có lẽ chỉ có thể áp dụng rộng rãi trong tương lai gần [38][88] 1.2 SỰ TRIỆT QUANG AXIT AMIN 1.2.1 Đồng phân quang học Ánh sáng tự nhiên gồm nhiều sóng điện từ, có vectơ điện trường hướng ra xung quanh theo mọi hướng trong không gian, thẳng góc với phương truyền sóng. Ánh sáng phân cực là ánh sáng mà vectơ điện trường đều hướng theo một phương dao động xác định và vuông góc với phương truyền sóng. Mặt phẳng ánh sáng phân cực (mặt phẳng phân cực) là mặt phẳng vuông góc với phương dao động của ánh sáng phân cực (Hình 1-1).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 197 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 165 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 172 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 36 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 22 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 125 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 34 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 154 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 34 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 14 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các gene oipA, babA2, cagE và cagA của vi khuẩn Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng
168 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn