Luận án Tiến sĩ Y học: Xây dựng quy trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ
lượt xem 5
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Xây dựng quy trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ" trình bày các nội dung chính sau: Hoàn thiện quy trình chuẩn bị khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Đánh giá kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Xây dựng quy trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THANH THỦY XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH BẰNG TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN TỪ MÔ MỠ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THANH THỦY XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH BẰNG TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN TỪ MÔ MỠ Chuyên ngành : Nội Hô hấp Mã số : 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Ngô Quý Châu 2. TS. Nguyễn Huy Bình Hà Nội - 2023
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được nhiều sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình, tâm huyết, trách nhiệm và những sự động viên nhiệt tình từ các Thày, Cô, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Với tất cả lòng biết ơn và kính trọng, tôi xin được bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến: - Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Phòng Tổ chức cán bộ, Bộ môn Nội thuộc Trường Đại học Y Hà Nội đã luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình công tác, quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án Tiến sĩ. - Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng Tổ chức cán bộ bệnh viện Bạch Mai luôn hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. - Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban chủ nhiệm chương trình trọng điểm cấp Quốc Gia KC.10, Hội đồng khoa học, Hội đồng đạo đức và nhóm thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước đã tạo điều kiện cho tôi tham gia Đề tài, được học hỏi và có được số liệu để hoàn thành luận án. - Ban lãnh đạo Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai cùng toàn thể các đồng nghiệp của tôi là các bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên văn phòng trong Trung tâm đã luôn hỗ trợ tôi trong công việc, giúp đỡ, đồng hành và tạo mọi điều kiện để tôi có thể dành thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. - Ban lãnh đạo cùng toàn thể các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Y học Hạt nhân và ung bướu, Đơn vị Gen - Tế bào gốc, Trung tâm Huyết học và truyền máu, Khoa Gây mê Hồi sức, Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai; Ban lãnh đạo cùng toàn thể các đồng nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108, khoa Sinh học phân tử - bệnh viện Trung
- ương quân đội 108; Ban lãnh đạo cùng toàn thể các đồng nghiệp thuộc Viện huyết học và truyền máu Trung ương, Ngân hàng Tế bào gốc đã giúp đỡ, đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến: - GS.TS. Ngô Quý Châu, người Thầy đã luôn tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức và ý kiến quý báu, luôn khích lệ động viên và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập kể từ khi còn là một sinh viên đại học, một bác sỹ nội trú đến khi trở thành một nghiên cứu sinh để em có thể hoàn thành luận án. - TS. Nguyễn Huy Bình, người Thầy đã hết lòng hướng dẫn, chỉ dạy, động viên, giúp đỡ và đồng hành cùng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Xin cảm ơn những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã tham gia vào nghiên cứu và giúp thực hiện thành công. Nhân dịp này, Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, yêu thường và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập. Xin được bày tỏ lòng yêu thương và biết ơn đến chồng và các con là nguồn động lực to lớn giúp tôi vượt qua những khó khăn, tự tin học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời tri ân đến những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Thủy
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Nguyễn Thanh Thủy, nghiên cứu sinh khóa 35 trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nội hô hấp, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thày Ngô Quý Châu và Thày Nguyễn Huy Bình 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Thủy
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADSC Tế bào gốc thu nhận từ mô mỡ (Adipose derived stem cells) ALĐMP Áp lực động mạch phổi ARDS Hội chứng suy hô hấp cấp (Acute respiratory distress syndrome) ASC Tế bào gốc mô mỡ (Adipose stem cell) ALI Tổn thương phổi cấp (Acute lung injuri) ATMSCs Tế bào gốc trung mô thu được từ mô mỡ (Adipose tissue derived mesenchymal stem cells) ATS Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (American Thoracic Society) BCĐNTT Bạch cầu đa nhân trung tính BDI Chỉ số khó thở BDI (Baseline dyspnea index) bFGF Yếu tố kích thích phân bào có nguồn gốc từ nguyên bào sợi (basic fibroblast growth factor) BLM Bleomycin BMI Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) BMMC Tế bào đơn nhân từ tủy xương (Bone marrow mononuclear cells) BODE Chỉ số BODE (BMI, Obstruction, Dyspnea, Exercise capacity) BPTNMT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CAT Bộ câu hỏi đánh giá triệu chứng COPD (COPD Assessment Test) CCQ Bộ câu hỏi đánh giá lâm sàng COPD (COPD Clinical Questionaire) CFU-F Đơn vị tạo cụm nguyên bào sợi (Colony forming units-fibroblast) CFU-GM Đơn vị tạo cụm - bạch cầu hạt và đại thực bào (Colony-forming unit for granulocytes and macrophages) CINC-1 Chất hóa hướng động bạch cầu trung tính cảm ứng bởi cytokine-1 (Cytokine-induced neutrophil chemoattractant 1) CLVT Cắt lớp vi tính CNHH Chức năng hô hấp CRP Protein phản ứng C (C reactive protein)
- CRQ Bộ câu hỏi bệnh hô hấp mạn tính (Chronic Respiratory Questionaire) Cs Cộng sự DLCO Đo khuếch tán khí CO (Diffusing capacity for carbon monoxide) DMSO Dimethyl sulfoxide EGF Yếu tố kích thích phân bào có nguồn gốc từ biểu bì (Epidermal growth factor) EMC Extracellular matrix EPC Tế bào tiền thân nội mô (Endothelial progenitor cell) ERS Hội Hô hấp châu Âu (European Respiratory Society) ESC Tế bào gốc phôi (Embryonic stem cells) FEV1 Thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên (Forced expiratory volume in one second) FGF Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi FVC Dung tích sống thở mạnh (Forced Vital Capacity) G-CSF Yếu tố kích thích bạch cầu hạt (Granulocyte colony-stimulating factor) GPQ Giãn phế quản GOLD Sáng kiến Toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Diseases) GVHD Mảnh ghép chống chủ (Graft versus host disease) hESC Tế bào gốc phôi người (Human embryonic stem cells) HGF Yếu tố tăng trưởng tế bào gan (Hepatocyte growth factor) HPPQ Hồi phục phế quản HU Đơn vị Hounsfield ICS Corticosteroid dạng hít (Inhaled corticosteroids) IFATs Liên đoàn quốc tế liệu pháp mỡ (the International Federation of adipose therapeutics and sciences) IL Interleukin iPS Tế bào gốc vạn năng cảm ứng (Induced pluripotent stem cells) ISCT Hiệp hội quốc tế về trị liệu tế bào và gen (International society for cell and gene therapy) KHCN Khoa học công nghệ
- KMĐM Khí máu động mạch KGF Yếu tố tăng trưởng keratinocyte (Keratinocyte grow factor) KPT Khí phế thũng LABA Thuốc cường β2 tác dụng dài (Long acting beta agonist) LAMA Thuốc kháng cholinergic tác dụng dài (Long-acting muscarinic antagonist) LPS Lipopolysaccharide LSC Tế bào gốc phổi (Lung stem cell) MMP Matrix metalloproteinase mMRC Thang điểm khó thở mMRC (modified Medical Research Council) MSC Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells) MSCT Cắt lớp vi tính đa dãy (Multislice Computer Tomography) NK Tế bào diệt tự nhiên (Nature killer) PBS Dung dịch đệm sinh lý (Phosphate buffer saline) PDE4.inh Thuốc ức chế phosphodiesterase-4 (Phosphodiesterase type 4 inhibitor) PDGF Yếu tố kích thích phân bào có nguồn gốc từ tiểu cầu (Platelet-derived growth factor) PLA Processed lipoaspirate RV Thể tích khí cặn (Residual volume) SABA Thuốc cường β2 tác dụng ngắn (Short-acting beta-agonists) SAMA Thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn (Short-acting muscarinic-antagonist) SD Độ lệch chuẩn (Standard deviation) SGRQ Bộ câu hỏi St George’s (St George's Respiratory Questionnaire) SVC Dung tích sống thở chậm (Slow vital capacity) SVF Tế bào nền (Stromal vascular fraction) TBG Tế bào gốc TGF-1 Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng (Transforming growth factor beta 1) TLC Dung tích toàn phổi (Total lung capacity) TNF Yếu tố hoại tử u (Tumor necrosis factor)
- UC-MSC Tế bào gốc trung mô nguồn gốc từ dây rốn (Umbilical cord-derived mesenchymal stem cells) VAS Thang điểm đau VAS (Visual Analogue Scale) VEGF Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (Vascular endothelial growth factor) VEGFR-2 Thụ thể số 2 của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (Vascular endothelial growth factor receptor 2) XQ Xquang WHO Tổ chức y tế thế giới 6MWT Test đi bộ 6 phút (6 minutes walk test) 6MWD Khoảng cách đi bộ 6 phút (6 minutes walk distance)
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.............................................. 3 1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 3 1.1.2. Dịch tễ học .............................................................................................. 3 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .................................... 4 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 10 1.1.5. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .................................................. 14 1.2. Đại cương về tế bào gốc trung mô trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ... 15 1.2.1. Tế bào gốc ............................................................................................. 15 1.2.2. Tế bào gốc trung mô ............................................................................. 17 1.2.3. Cơ chế tác động của tế bào gốc trung mô trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ........................................................................................................... 19 1.3. Tế bào gốc từ mô mỡ ............................................................................... 24 1.3.1. Đặc tính của tế bào gốc từ mô mỡ ........................................................ 24 1.3.2. Phân lập tế bào gốc từ mô mỡ ............................................................... 27 1.4. Ứng dụng của điều trị tế bào gốc trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ... 28 1.4.1. Cơ sở điều trị tế bào gốc trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên mô hình thực nghiệm............................................................................................. 28 1.4.2. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc trong điều trị BPTNMT ......................................................................................................... 34 1.5. Tình hình nghiên cứu điều trị tế bào gốc từ mô mỡ trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ................................................................................................ 38 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 40 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 40 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .............................................................................. 40
- 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 42 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 42 2.2.2. Cách chọn mẫu ...................................................................................... 42 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 43 2.3. Các bước tiến hành ................................................................................... 44 2.3.1. Xây dựng dự thảo quy trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ............................................................................ 44 2.3.2. Tiến hành trên đối tượng nghiên cứu .................................................... 53 2.3.3. Hoàn thiện quy trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân tự thân từ mô mỡ và thông qua Hội đồng khoa học .................... 58 2.4. Các biến số chính đánh giá kết quả của nghiên cứu ................................ 58 2.4.1. Đặc điểm chung..................................................................................... 58 2.4.2. Quy trình chuẩn bị khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .......................................................................................... 58 2.4.3. Kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân tự thân từ mô mỡ ............................................................................................. 59 2.5. Các tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu ................................................ 60 2.6. Phương pháp thống kê.............................................................................. 63 2.7. Vấn đề đạo đức........................................................................................ 63 2.8. Bảo vệ dữ liệu của bệnh nhân .................................................................. 63 2.9. Sơ đồ nghiên cứu...................................................................................... 64 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 65 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 65 3.1.1. Đặc điểm chung về dịch tễ và lâm sàng ................................................ 65 3.1.2. Đặc điểm về mức độ khó thở, chất lượng cuộc sống, chỉ số BODE .... 66 3.1.3. Đặc điểm về chức năng thông khí ......................................................... 66
- 3.1.4. Đặc điểm về khí máu động mạch .......................................................... 67 3.2. Kết quả hoàn thiện quy trình chuẩn bị khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ................................................... 67 3.2.1. Quy trình chuẩn bị khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .................................................................................. 68 3.2.2. Kết quả quy trình thu gom mỡ .............................................................. 69 3.2.3. Kết quả đánh giá khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngay sau tách chiết .................................................. 71 3.2.4. Kết quả đánh giá khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau bảo quản ............................................................ 72 3.2.5. Kết quả truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ......................................... 73 3.3. Kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ.............................................................................................................. 73 3.3.1. Sự thay đổi lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau điều trị tế bào gốc tự thân từ mô mỡ .................................................... 73 3.3.2. Sự thay đổi cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau điều trị tế bào gốc tự thân từ mô mỡ .......................................... 77 3.3.3. So sánh sự thay đổi về lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm điều trị tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và nhóm chứng ............................................................ 80 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................... 90 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 90 4.2. Hoàn thiện quy trình chuẩn bị khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ............................................................. 91 4.2.1. Quy trình thu gom mỡ và phân lập tế bào gốc từ mô mỡ ..................... 91 4.2.2. Đánh giá khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngay sau tách chiết ................................................................ 94
- 4.2.3. Đánh giá khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngay sau bảo quản và rã đông ............................................... 95 4.2.4. Kết quả truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ......................................... 96 4.2.5. Quy trình chuẩn bị khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .................................................................................. 97 4.3. Kết quả bước đầu ứng dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ ............................................................................... 99 4.3.1. Sự thay đổi lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau điều trị tế bào gốc tự thân từ mô mỡ .................................................... 99 4.3.2. Sự thay đổi cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau điều trị tế bào gốc tự thân từ mô mỡ ........................................ 103 4.3.3. So sánh sự thay đổi về lâm sàng và cận lâm sàng giữa nhóm điều trị bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và nhóm chứng ....................................... 108 KẾT QUẢ…………………………………………………………………..112 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 116 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại giai đoạn BPTNMT theo GOLD 2016 ........................... 13 Bảng 1.2: Hướng dẫn điều trị khởi đầu cho BPTNMT................................... 14 Bảng 1.3: Dấu ấn bề mặt khác nhau của TBG từ mô mỡ và từ tủy xương..... 27 Bảng 1.4: Tóm tắt một số nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị BPTNMT trên mô hình cận lâm sàng ............................................................. 29 Bảng 1.5: Thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp TBG trong BPTNMT được công bố ..................................................................................................................... 35 Bảng 2.1: Phân loại mức độ khó thở bằng điểm mMRC ................................ 60 Bảng 2.2: Phân loại mức độ ảnh hưởng của BPTNMT lên chất lượng cuộc sống bằng thang điểm CAT............................................................................. 60 Bảng 2.3: Cách tính chỉ số BODE .................................................................. 61 Bảng 2.4: Giá trị tiên lượng tử vong của BODE............................................. 61 Bảng 2.5: Phân loại BMI (kg/m2) theo WHO 2000 ....................................... 61 Bảng 2.6: Mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí ................................................... 61 Bảng 3.1: Đặc điểm về dịch tễ và lâm sàng .................................................... 65 Bảng 3.2: Đặc điểm về mức độ khó thở, chất lượng cuộc sống, chỉ số BODE ......................................................................................................................... 66 Bảng 3.3: Đặc điểm về chức năng thông khí .................................................. 66 Bảng 3.4: Đặc điểm về khí máu động mạch ................................................... 67 Bảng 3.5: Thể tích mỡ thu được (n=30).......................................................... 69 Bảng 3.6: Thời gian thu gom mô mỡ và phân lập tạo khối TBG ................... 70 Bảng 3.7: Biến cố bất lợi của quy trình thu gom mỡ (n=30) .......................... 70 Bảng 3.8: Đặc điểm tế bào có nhân của khối TBG tự thân từ mô mỡ (n=30)......... 71 Bảng 3.9: Đặc điểm tế bào có dấu ấn CD34+ trong khối TBG tự thân từ mô mỡ sau tách chiết (n=30) ................................................................................. 71
- Bảng 3.10: Đặc điểm MSC trong khối TBG tự thân từ mô mỡ sau tách chiết (n=29)............................................................................................................... 71 Bảng 3.11: Thời gian rã đông khối tế bào gốc (n=30) .................................... 72 Bảng 3.12: Đặc điểm khối TBG tự thân từ mô mỡ sau bảo quản (n=26) ....... 72 Bảng 3.13: Đặc điểm nuôi cấy khối tế bào gốc từ mô mỡ.............................. 72 Bảng 3.14: Biến cố bất lợi của quá trình truyền TBG tự thân từ mô mỡ điều trị bệnh nhân BPTNMT (n=30) ........................................................................... 73 Bảng 3.15: Thay đổi về mức độ khó thở và khả năng gắng sức giữa trước và sau điều trị TBG từ mô mỡ (n = 30) ............................................................... 74 Bảng 3.16: Thay đổi về ảnh hưởng lên sức khỏe chung trước và sau điều trị TBG từ mô mỡ (n = 30) .................................................................................. 74 Bảng 3.17: Thay đổi về ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống trước và sau điều trị TBG từ mô mỡ (n = 30) .............................................................................. 75 Bảng 3.18: Thay đổi về chỉ số BODE trước và sau điều trị TBG từ mô mỡ (n = 30) ................................................................................................................ 76 Bảng 3.19: Thay đổi số đợt cấp trước và sau điều trị TBG từ mô mỡ (n = 30) ......................................................................................................................... 76 Bảng 3.20: Thay đổi chức năng hô hấp trước và sau điều trị TBG tự thân từ mô mỡ (n = 30)................................................................................................ 77 Bảng 3.21: Thay đổi về khí máu động mạch trước và sau điều trị TBG tự thân từ mô mỡ (n = 30) ........................................................................................... 77 Bảng 3.22: Thay đổi về áp lực động mạch phổi trước và sau điều trị TBG từ mô mỡ.............................................................................................................. 78 Bảng 3.23: Thay đổi về chỉ số viêm trước và sau điều trị TBG từ mô mỡ ..... 78 Bảng 3.24: Thay đổi về tỷ lệ cytokin viêm/chống viêm trước và sau truyền TBG tự thân từ mô mỡ (n = 30) ...................................................................... 79
- Bảng 3.25: Các chỉ số CT định lượng phổi trước và sau truyền TBG tự thân từ mô mỡ.............................................................................................................. 79 Bảng 3.26: Thay đổi các chỉ số lâm sàng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng ... 81 Bảng 3.27: Số đợt cấp trước và sau điều trị TBG từ mô mỡ so sánh với nhóm chứng (n = 30) ................................................................................................. 82 Bảng 3.28: Thay đổi chức năng hô hấp giữa nhóm điều trị TBG tự thân từ mô mỡ và nhóm chứng (n = 30) ............................................................................ 83 Bảng 3.29: So sánh sự thay đổi khí máu động mạch giữa nhóm điều trị TBG tự thân từ mô mỡ và nhóm chứng ................................................................... 84 Bảng 3.30: So sánh sự thay đổi chỉ số viêm giữa nhóm mỡ và nhóm chứng . 85 Bảng 3.31: So sánh thay đổi chỉ số CT định lượng phổi giữa nhóm điều trị TBG tự thân từ mỡ và nhóm chứng ................................................................ 87 Bảng 3.32: Kiểm định sự khác biệt tổn thương đường thở trên CT định lượng phổi giữa nhóm điều trị TBG tự thân từ mô mỡ và nhóm chứng ................... 88
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Khói thuốc lá kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên và thu được trong BPTNMT ........................................................................................................... 5 Hình 1.2: Phân chia tế bào gốc........................................................................ 16 Hình 1.3: Sơ đồ các hiệu ứng điều chỉnh miễn dịch của MSCs in vitro 65 ..... 20 Hình 1.4: Cơ chế điều chế viêm và sửa chữa mô phổi bởi MSCs trong BPTNMT ......................................................................................................... 23 Hình 2.1: Thu gom mỡ bụng với gây tê tại chỗ .............................................. 54 Hình 2.2: Tách chiết TBG từ mô mỡ bằng kit Adistem và kích hoạt ............. 55 Hình 2.3: Hạ lạnh và bảo quản trong Nitơ lỏng khối tế bào gốc từ mô mỡ ... 56 Hình 2.4: Rã đông TBG từ mô mỡ ................................................................. 56 Hình 2.5: Truyền TBG từ mô mỡ cho bệnh nhân tại phòng mổ ..................... 57 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Tổng hợp cơ chế bệnh sinh của BPTNMT ...................................... 9
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh thường gặp, có thể phòng ngừa và điều trị, được đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phần tử và khí độc hại 1. Hiện nay, BPTNMT vẫn đang là gánh nặng lên sức khỏe, kinh tế và xã hội. BPTMNT là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới, trong đó 90% các ca tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình 2. Ở các nước Châu Âu, chi phí trực tiếp cho BPTNMT là 38,6 tỷ Euro, chiếm 56% tổng chi phí trực tiếp cho bệnh hô hấp 3. Tại Mỹ, ước tính trong 20 năm, chi phí trực tiếp cho BPTNMT là 800,90 tỷ đô la và chi phí gián tiếp 101,30 tỷ USD 4. Tại Việt Nam, tần suất mắc BPTNMT trung bình và nặng đứng cao nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương chiếm 6,7% dân số 5. Gánh nặng của BPTNMT xu hướng tiếp tục tăng lên mặc dù đã có nhiều biện pháp điều trị bằng thuốc và không thuốc được áp dụng, đòi hỏi ngành Y tế phải có thêm các phương pháp điều trị mới trong thực hành lâm sàng và quản lý BPTNMT. Liệu pháp tế bào gốc (TBG) là một hướng đi mới và đã được nghiên cứu sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có các bệnh lý phổi như: BPTNMT, xơ phổi, bệnh bụi phổi, tổn thương phổi cấp tính. Trong BPTNMT, đáp ứng viêm hệ thống đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh, do đó muốn làm chậm tiến triển của BPTNMT phải ngăn chặn được quá trình viêm này. Tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cells-MSC) là loại tế bào gốc đa năng có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau và có khả năng kháng viêm, điều hòa miễn dịch. Trong BPTNMT, tế bào gốc trung mô được nhận thấy có khả năng ức chế đáp ứng viêm bất thường của bệnh, ức chế quá trình chết theo chương trình của tế bào phổi thông qua yếu tố dịch thể do MSC tiết ra, từ đó sửa chữa và phục hồi chức năng phổi giúp
- 2 cải thiện BPTNMT. Tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương, máu ngoại vi và mô mỡ, trong đó mô mỡ là nguồn cung cấp số lượng TBG trưởng thành nhiều nhất trong cơ thể, đồng thời là nguồn an toàn khi thu hoạch và có khả năng tái tạo. Điều trị tế bào gốc tự thân còn giúp loại bỏ nguy cơ liên quan đến thải ghép. Chính vì vậy, điều trị BPTNMT bằng TBG tự thân từ mô mỡ được xem xét là phương pháp điều trị mới giúp đạt mục tiêu điều trị BPTNMT gồm giảm triệu chứng, cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm số đợt cấp, giảm tỷ lệ tử vong và phòng bệnh tiến triển. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ đang bước đầu được nghiên cứu và ứng dụng. Các quy trình phân tách tế bào gốc từ mô mỡ và sử dụng tế bào gốc từ mô mỡ được ứng dụng điều trị trong một số bệnh ngoài phổi, tuy nhiên trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các quy trình này còn rất ít nghiên cứu, nên cần được đánh giá, bổ sung và hoàn thiện. Năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban chủ nhiệm Chương trình Trọng điểm KC10.02/16-20 đã giao nhiệm vụ cho bệnh viện Bạch Mai thực hiện đề tài cấp Nhà nước về điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tủy xương. Trên cơ sở này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng quy trình điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ”, là một nhánh nghiên cứu chính của đề tài cấp Nhà nước, nhằm hai mục tiêu: 1. Hoàn thiện quy trình chuẩn bị khối tế bào gốc tự thân từ mô mỡ trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1.1.1. Định nghĩa Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phần tử và khí độc hại 1. 1.1.2. Dịch tễ học Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 384 triệu người mắc BPTNMT trên thế giới vào năm 2010 với tỷ lệ mắc bệnh là 11,7%, trong đó cao nhất ở Châu Mỹ với tỷ lệ mắc bệnh là 15,2% 6. Từ năm 1990 đến năm 2015, tỷ lệ hiện mắc BPTNMT tăng 44,2% và có khoảng 3,2 triệu người tử vong vì BPTNMT trên toàn thế giới vào năm 2015 7. Gánh nặng BPTNMT ở các nước Châu Á lớn hơn ở các nước phương Tây 8 . Năm 2019, khu vực Tây Thái Bình Dương được báo cáo có số ca mắc BPTNMT từ 30 đến 79 tuổi lớn nhất trên toàn cầu với 137 triệu ca, trong khi khu vực Châu Âu có số ca mắc BPTNMT là 56,1 triệu ca 8. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở một số nước như Hồng Kông là 3,5% 5; ở Ấn Độ là 7,4% 9, ở Nhật Bản là 8,6% 10 . Tỷ lệ tử vong do BPTNMT dao động từ 4% ở New Zealand đến 40% ở Sri Lanka và Thái Lan 11. Năm 2018, Trung Quốc báo cáo tỷ lệ mắc BPTNMT dao động từ 1,2% đến 8,8% ở các tỉnh/thành phố khác nhau với chi phí y tế trực tiếp cho BPTNMT dao động từ 72 đến 3.565 USD bình quân đầu người mỗi năm, chiếm 33,33% đến 118,09% thu nhập bình quân hàng năm của địa phương 12. Trong 12 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc BPTNMT mức độ trung bình đến nặng chiếm khoảng 6,3% dân số trên 30 tuổi, trong đó thấp nhất ở Hồng Kông và Singapore là 3,5% và cao nhất là ở Việt Nam chiếm 6,7% 5. Việt Nam cũng nằm trong số 10 nước có số ca mắc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
193 p | 229 | 56
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 205 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ
163 p | 208 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
126 p | 150 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 133 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI với APRI ở các bệnh nhân viêm gan mạn
150 p | 129 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hẹp động mạch vành mức độ trung gian bằng siêu âm nội mạch và phân suất dự trữ lưu lượng ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính
0 p | 157 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 132 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 43 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Huế và hiệu quả của một số biện pháp điều trị
48 p | 110 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn