Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đặc điểm dịch tễ học và dịch tễ học phân tử của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam
lượt xem 7
download
Luận án "Đặc điểm dịch tễ học và dịch tễ học phân tử của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích một số đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại một số tỉnh Việt Nam năm 2019-2020; Phân tích đặc điểm dịch tễ học phân tử, gen TNF-α của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại một số tỉnh Việt Nam năm 2019-2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đặc điểm dịch tễ học và dịch tễ học phân tử của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN VIỆT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ DỊCH TỄ HỌC PHÂN TỬ CỦA BỆNH BỤI PHỔI SILIC Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ TỈNH VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN VIỆT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ DỊCH TỄ HỌC PHÂN TỬ CỦA BỆNH BỤI PHỔI SILIC Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ TỈNH VIỆT NAM Chuyên ngành : Y tế công cộng Mã số : 9720701 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân 2. GS.TS. Lê Thị Hương HÀ NỘI – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Việt, nghiên cứu sinh khóa 38 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân và GS.TS. Lê Thị Hương. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Việt
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân, Trưởng Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp và GS.TS. Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội, những người Thầy đã dạy dỗ, tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án tiến sĩ này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, đặc biệt là thầy cô trong Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án tiến sĩ. Tôi xin cảm ơn đề tài cấp nhà nước KC.10.33/16-20, các cán bộ, thành viên thực hiện đề tài luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể để giúp tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè thân thiết đã luôn bên tôi để động viên, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nghiên cứu sinh Nguyễn Việt
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT The age-standardized incidence rate (Tỷ lệ mắc bệnh chuẩn ASIR hoá theo độ tuổi) BPSi Bụi phổi silic CNHH Chức năng hô hấp COPD Chronic obstructive pulmonary disease (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) CT Computerized Tomography scan (Chụp cắt lớp vi tính) DNA Acid Deoxyribonucleic Forced Expiratory Volume during 1st second (Thể tích thở FEV1 gắng sức trong giây đầu tiên) FVC Forced Vital Capacity (Dung tích sống gắng sức) ICD The International Classification of Diseases (Phân loại bệnh tật quốc tế) IL Interleukin ILO International Labour Organization (Tổ chức lao động Quốc tế) MMP Nhóm enzyme Matrix metallicoprotease MTLĐ Môi trường lao động NLĐ Người lao động OR Odds Ratio (Tỷ suất chênh) PCR Polymerase chain reaction (Phản ứng chuỗi polymerase) QCVN Quy chuẩn Việt Nam RLTK Rối loạn thông khí RNS Reaction nitrogen species (Những hoạt chất chứa nitro) ROS Reaction oxygen species (Những hoạt chất chứa oxy) SNP Single-nucleotide polymorphism (Đa hình đơn nucleotide) TNF-a Tumor Necrosis Factor alpha (Yếu tố hoại tử u alpha) VC Vital Capacity (Dung tích sống) VLXD Vật liệu xây dựng WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) XQ X-quang
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Tổng quan về bệnh bụi phổi silic ........................................................... 3 1.1.1. Khái niệm bệnh bụi phổi silic ......................................................... 3 1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh bụi phổi silic ................... 4 1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh bụi phổi silic ..... 8 1.1.4. Chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi silic ........................................ 10 1.1.5. Điều trị và dự phòng bệnh bụi phổi silic ...................................... 12 1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh bụi phổi silic ...................................... 13 1.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ........................................................ 13 1.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo ngành nghề .................................................. 21 1.2.3. Một số yếu tố liên quan của bệnh bụi phổi silic ........................... 23 1.3. Đặc điểm dịch tễ học phân tử, gen TNF-α của bệnh bụi phổi Silic ..... 25 1.3.1. Gen hoại tử u TNF-α ..................................................................... 25 1.3.2. Tính đa hình thái của gen TNF-α .................................................. 30 1.3.3 Một số nghiên cứu về gen TNF-α của bệnh bụi phổi silic ............. 32 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 35 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 35 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 36 2.2.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 36 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 36 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 38 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 38 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu ........................... 38 2.3.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu ............................................................ 41 2.3.4. Công cụ thu thập thông tin............................................................ 42 2.3.5. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 43
- 2.4. Tiêu chuẩn, định nghĩa áp dụng trong nghiên cứu .............................. 52 2.5. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 52 2.6. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 54 2.7. Sai số và cách khắc phục...................................................................... 55 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 57 3.1. Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam năm 2019-2020 ...... 57 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 57 3.1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh bụi phổi silic ở người lao động... 60 3.2. Đặc điểm dịch tễ học phân tử, gen TNF-α của bệnh bụi phổi silic ..... 77 3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 77 3.2.2. Đặc điểm gen TNF-a của bệnh bụi phổi silic ............................... 78 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 85 4.1. Đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam năm 2019-2020 ...... 85 4.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ........................................................ 85 4.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic và giới tính của người lao động .... 88 4.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic và tuổi của người lao động ............ 89 4.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic và tuổi nghề ................................... 90 4.1.5. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo ngành nghề ............................ 92 4.1.6. Đặc điểm địa lý, vùng miền .......................................................... 94 4.1.7. Đặc điểm tiền sử hút thuốc và tiền sử bệnh hô hấp ...................... 95 4.1.8. Đặc điểm mức độ bệnh dựa theo X-quang và chức năng hô hấp .... 97 4.2. Đặc điểm dịch tễ học phân tử, gen TNF-α của bệnh bụi phổi silic ... 100 4.2.1. Đặc điểm về protein TNF-α ........................................................ 101 4.2.2. Đặc điểm kiểu gen và alen tại vị trí locus SNP TNF-a (-308) G→A ........................................................................................... 103 4.3. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ............................................. 109
- KẾT LUẬN .................................................................................................. 110 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 111 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại thể bệnh bụi phổi silic ................................................. 11 Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở một số ngành nghề ................... 22 Bảng 2.1. Tổng số người lao động đã điều tra theo từng tỉnh..................... 40 Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu ............................ 57 Bảng 3.2. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ......................................... 57 Bảng 3.3. Tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu .......................................... 58 Bảng 3.4. Đặc điểm chung về ngành nghề .................................................. 58 Bảng 3.5. Tiền sử mắc bệnh hô hấp của đối tượng nghiên cứu .................. 59 Bảng 3.6. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo địa lý ............................ 61 Bảng 3.7. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo giới tính ....................... 62 Bảng 3.8. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo nhóm tuổi .................... 63 Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo tuổi nghề .............................. 64 Bảng 3.10. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo ngành nghề .................. 65 Bảng 3.11. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo tiền sử hút thuốc .......... 68 Bảng 3.12. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic theo tiền sử bệnh hô hấp ..... 68 Bảng 3.13. Phân bố đối tượng mắc bệnh bụi phổi silic theo mức độ bệnh .. 69 Bảng 3.14. Tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp của đối tượng mắc bệnh bụi phổi silic ...................................................................................... 70 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa địa lý với tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic..... 71 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa giới tính với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic .. 72 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ... 72 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa ngành nghề với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic..... 73 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tuổi nghề với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic..... 74 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hút thuốc với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic .... 74 Bảng 3.21. Mối liên quan tiền sử hô hấp với tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ... 75
- Bảng 3.22. Mô hình hồi quy logistic mối liên quan giữa một số đặc điểm dịch tễ học với tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic ...................... 76 Bảng 3.23. Đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu........................ 77 Bảng 3.24. Đặc điểm về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ..................... 77 Bảng 3.25. Đặc điểm về tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu ...................... 78 Bảng 3.26. Nồng độ TNF-α trong máu của đối tượng nghiên cứu ............... 79 Bảng 3.27. So sánh giữa nồng độ TNF-α trong máu và phân loại mức độ bệnh theo X-quang của nhóm đối tượng mắc bệnh .................... 79 Bảng 3.28. Tỷ lệ kiểu gen locus SNP TNF-α (-308) G→A .......................... 81 Bảng 3.29. Mối liên quan kiểu gen locus TNF α (-308) G→A với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic .............................................................. 83 Bảng 3.30. Mối liên quan alen của locus TNF α (-308) G→A và nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ............................................................... 84 Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo các nghiên cứu .................... 87 Bảng 4.2. Tuổi nghề bệnh bụi phổi silic của một số nghiên cứu ................ 91 Bảng 4.3. Tỷ lệ kiểu gen AG trong một số nghiên cứu trên thế giới ........ 104 Bảng 4.4. Tần suất alen trong một số nghiên cứu ..................................... 105
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tiền sử hút thuốc của đối tượng nghiên cứu .......................... 59 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic tại 5 tỉnh Việt Nam.......... 60 Biểu đồ 3.3. Phân bố giới của người mắc bệnh bụi phổi silic..................... 62 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh theo ngành vật liệu xây dựng và theo các tỉnh... 66 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh theo ngành khai thác quặng đá và theo các tỉnh .. 66 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh theo ngành luyện kim và theo các tỉnh ......... 67 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh theo ngành sản xuất gốm sứ thuỷ tinh và theo tỉnh .................................................................................. 67 Biểu đồ 3.8. Phân bố nồng độ TNF-α của các nhóm đối tượng nghiên cứu ... 78 Biểu đồ 3.9. Đường cong ROC của TNF-α trong chẩn đoán bệnh bụi phổi silic .................................................................................. 80 Biểu đồ 3.10. Đặc điểm alen của locus gen TNF α (-308) G→A.................. 82
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic được chuẩn hoá theo độ tuổi (ASIR) năm 2017 ....................................................................................... 14 Hình 1.2. Hình ảnh vị trí gen TNF-α trên nhiễm sắc thể số 6 ...................... 26 Hình 1.3. Cơ chế phân tử của TNF-α ........................................................... 28 Hình 1.4. Hình ảnh minh họa SNP ............................................................... 31 Hình 2.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 37 Hình 3.1. Phân tích tổng hợp về mối liên quan đến kiểu gen AG+AA và kiểu GG với nguy cơ bệnh bụi phổi silic ...................................... 83 Hình 3.2. Phân tích tổng hợp về mối liên quan đến kiểu alen A và alen G với nguy cơ bệnh bụi phổi silic..................................................... 84
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh bụi phổi silic là một vấn đề sức khoẻ nghề nghiệp được quan tâm trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc căn bệnh này trong số người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic là từ 20-50%.1,2 Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2017 ước tính tỷ lệ mắc bệnh chuẩn hoá theo tuổi trên thế giới (ASIR) là 0,30 trên 100.000 dân.3 Tại Việt Nam, theo kết quả khám, giám định bệnh nghề nghiệp đến năm 2020, có 30.228 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp và hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trong đó có 21.407 người lao động mắc bệnh bụi phổi silic, chiếm tỷ lệ 70,8%.4 Bệnh bụi phổi silic phát triển và không hồi phục ở người lao động hàng ngày hít phải bụi chứa silic tự do (SiO2). Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể lý giải chính xác tại sao trong cùng một môi trường và cùng thời gian phơi nhiễm, có người mắc bệnh, có người không hoặc mắc bệnh với các mức độ biểu hiện khác nhau. Bên cạnh đó, căn bệnh này chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, tuy nhiên, bệnh có thể dự phòng được.5-9 Việc xác định chính xác tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic trên người lao động, cũng như việc tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic góp phần làm cơ sở để xây dựng chiến lược, chương trình phòng chống căn bệnh này. Protein TNF-α là cytokine do đại thực bào phế nang tiết ra, đóng vai trò vừa đáp ứng kích thích viêm vừa là yếu tố trực tiếp điều hòa kích thích các nguyên bào sợi và sự collagen hóa mô tổn thương để hình thành tổ chức xơ tại phổi. Protein TNF-α được mã hoá bởi gen TNF-α và nhiều nghiên cứu đã chứng minh các biến thể đơn nucleotide G→A trong vùng promoter của gen TNF-α là một yếu tố làm tăng sản xuất protein TNF-α. Một số kết quả nghiên
- 2 cứu cũng cho thấy đa hình đơn gen TNF-α(-308)G→A có liên quan tới sự hình thành và tiến triển của bệnh bụi phổi silic.10,11 Đây là một hướng nghiên cứu mới giúp đánh giá nguy cơ, tiến hành sàng lọc và đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau. Tại Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu về bệnh bụi phổi silic nhưng các nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi nhỏ với số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu không nhiều, đặc biệt, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về dịch tễ học phân tử bệnh bụi phổi silic. Thực trạng trên đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic đối với người lao động tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu và các yếu tố nào liên quan đến căn bệnh này? Đặc điểm về gen TNF-α của bệnh bụi phổi silic tại Việt Nam như thế nào và những điểm điểm về gen TNF-a có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic hay không? Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm dịch tễ học và dịch tễ học phân tử của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tại một số tỉnh Việt Nam” với hai mục tiêu nghiên cứu: 1. Phân tích một số đặc điểm dịch tễ học và một số yếu tố liên quan của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại một số tỉnh Việt Nam năm 2019-2020. 2. Phân tích đặc điểm dịch tễ học phân tử, gen TNF-α của bệnh bụi phổi silic ở người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic tại một số tỉnh Việt Nam năm 2019-2020.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về bệnh bụi phổi silic 1.1.1. Khái niệm bệnh bụi phổi silic Từ năm 1867, Zenker đã dùng thuật ngữ pneumonoconiosis (là một từ bao hàm nghĩa phổi, bụi và tình trạng bệnh). Năm 1874, Proust sửa lại và gọi là Pneumoconiosis. Bệnh bụi phổi có thể do nhiều loại bụi khác nhau gây nên như bụi silic, bụi bông, bụi talc, bụi asbest, bụi than...12 Cho đến năm 1930, hội nghị Johannesburg đã đưa ra định nghĩa về bệnh bụi phổi silic: “Bệnh bụi phổi silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do thở hít bioxyt silic (SiO2) hoặc silic tự do. Đặc điểm của bệnh về mặt giải phẫu là xơ hóa và phát triển các hạt ở hai phổi, về mặt lâm sàng là khó thở và về mặt X- quang là phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt”.13 Theo ý kiến của nhóm chuyên gia Tổ chức Lao động thế giới (ILO) tại Hội nghị Quốc tế lần thứ tư về bệnh bụi phổi diễn ra ở Thành phố Bucarest năm 1971, bệnh bụi phổi được định nghĩa là: “Sự tích luỹ bụi trong phổi và phản ứng của tổ chức có bụi xâm nhập”.14 Theo định nghĩa của WHO chỉ ra rằng bệnh bụi phổi silic là bệnh xơ hóa phổi tiến triển không hồi phục ở người lao động hàng ngày thở hít bụi chứa silic và hàm lượng silic có trong các loại đá cũng rất khác nhau.6,7 Tại Việt Nam, theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/6/2016 quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, bệnh bụi phổi silic là một trong 34 bệnh được ban hành và được định nghĩa “bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi tiến triển do hít phải bụi chứa silic tự do trong quá trình lao động”.5
- 4 Phân loại theo ICD-9 bệnh bụi phổi silic có mã số là 502, và theo ICD- 10 mã số là J62.0. Bệnh bụi phổi silic hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chủ yếu điều trị triệu chứng cho người bệnh.5 1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh bệnh bụi phổi silic 1.1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic là do bụi silic. Silic hay silicon dioxide (SiO2) là một khoáng chất xuất hiện tự nhiên ở dạng kết hợp hoặc không kết hợp. Các hoạt động khoan, nghiền, cắt, đập, cưa hoặc đánh bóng các loại vật liệu có chứa silic (như cát, sa thạch, đá phiến và đá granit) có thể tạo ra một lượng lớn bụi hô hấp. Những hạt bụi này không thể nhìn thấy bằng mắt thường, có kích thước chủ yếu ≤ 10 micromet có thể xâm nhập vào phần sâu nhất của phổi khi bị hít phải trong quá trình lao động.1,6,7 Silic là một trong hai nguyên tố chiếm đa số trong thành phần của vỏ trái đất (silic và O2). Vì vậy, bụi silic tự do có mặt ở phần lớn các ngành nghề và người lao động có nguy cơ cao tiếp xúc với bụi silic trong quá trình lao động, sản xuất.1,6,7 1.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh bụi phổi silic Ba yếu tố liên quan, tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic: - Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp: thời gian tiếp xúc với bụi silic càng dài, khả năng mắc bệnh càng lớn. - Nồng độ bụi trong không khí nơi làm việc vượt quá mức quy định cho phép: nồng độ bụi càng cao, nguy hiểm càng nhiều, đặc biệt là khi có nhiều hạt “bụi hô hấp” có kích thước nhỏ từ 0,2 - 5 micromet. - Tỉ lệ silic tự do trong bụi cao sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là thể bệnh cấp tính.
- 5 Nguy cơ tiến triển thành bệnh bụi phổi silic của một cá thể có liên quan gần gũi với sự tích lũy phơi nhiễm của cá thể đó với tinh thể silic trong suốt cuộc đời làm việc của họ. Phơi nhiễm đó có thể tính toán theo công thức sau: Liều tích lũy silic = Phần bụi hô hấp × nồng độ silic tự do (tính theo mg/m3) × Số năm phơi nhiễm. Các yếu tố sau cũng cần quan tâm tới khi tính toán sự phơi nhiễm của các cá thể: Phần bụi hô hấp (fragtion of respirable dust): là các hạt bụi có kích thước nhỏ có thể theo dòng khí thở đi tới các đơn vị phế nang (Với các hạt kích thước 5µm: 30%, các hạt kích thước 1µm: 100%, với các hạt kích thước lớn hơn 10µm được giữ lại ở đường hô hấp trên.15 Giá trị giới hạn nồng độ bụi silic trong không khí môi trường lao động: đây là các giá trị tham chiếu cho thấy mức độ an toàn của phơi nhiễm. Nếu như các khu công nghiệp hoặc các ngành nghề có liên quan tới không khí môi trường lao động tuân thủ các nguyên tắc này thì đại đa số các công nhân bị phơi nhiễm trong suốt thời gian làm việc của họ sẽ tránh được những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tùy theo luật pháp của từng khu vực quy định giá trị giới hạn không khí môi trường lao động này lại khác nhau. Tiêu chuẩn cho phép áp dụng trong việc xác định nồng độ các loại bụi có chứa silic (silic dioxyt tự do - SiO2) và đánh giá ô nhiễm bụi có chứa silic trong không khí của môi trường lao động trong Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT.16 Đến đầu năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02/2019/TT-BYT ban hành kèm quy chuẩn QCVN 02:2019/BYT đưa ra các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 5 yếu tố bụi tại nơi làm việc. Theo Thông tư này, giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic tại nơi làm việc cụ thể như sau: nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần là 0,3 mg/m3; nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp là 0,1 mg/m3.17
- 6 Tiếp xúc với bụi silic tự do có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động bao gồm bệnh bụi phổi silic, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, ung thư phổi và làm tăng nguy cơ mắc lao ở những người mắc bệnh bụi phổi silic.18-21 Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng giới hạn nồng độ bụi ở mức 0,05 mg/m3 cũng không phải là mức nồng độ bụi tạo nên sự bảo vệ đủ hiệu quả cho người lao động tránh được bệnh bụi phổi silic và cũng không có một giới hạn nào đủ an toàn và loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh.22 Đến nay, các nhà khoa học đã đặt ra nhiều giả thiết khác nhau giải thích cơ chế bệnh sinh bệnh bụi phổi silic như thuyết cơ học, thuyết hoá học, thuyết nhiễm khuẩn, thuyết ảnh hưởng của điện áp, thuyết hấp thụ protein, thuyết hòa tan, nhưng thuyết miễn dịch và thuyết đại thực bào đang được quan tâm hơn cả. 23-30 Bụi silic có tính gây độc đối với đại thực bào phế nang, gây chết đại thực bào và gây nên hiện tượng tự thực bào. Đại thực bào bị phá hủy sẽ giải phóng ra nguyên bào sản xuất sợi collagen (yếu tố sinh xơ) và kháng nguyên. Nơi các đại thực bào bị lưu giữ và tiêu hủy cũng đồng thời là nơi tích lũy bụi silic. Sự xơ hóa phổi có thể được chia thành hai giai đoạn: thứ nhất, tăng sinh tế bào và hình thành các sợi collagen, và thứ hai, kết tủa hyaline trên các sợi collagen. Giai đoạn thứ hai này làm cho bệnh bụi phổi silic trở thành một bệnh tiến triển không hồi phục. Đại thực bào là những tế bào đầu tiên tương tác với các hạt silic và sự tương tác này có thể kích hoạt một loạt các tín hiệu ngoại bào dẫn đến sự biệt hóa của các tế bào này. Các đại thực bào M1 chịu trách nhiệm cho các phản ứng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các yếu tố dị vật gây viêm. Các tế bào được biệt hóa theo kiểu hình này khi có sự hiện diện của iNOS. Các đại thực bào biệt hóa thành kiểu hình M2 để đáp ứng với enzyme arginase và
- 7 trong trường hợp này chúng tham gia vào quá trình giảm đáp ứng viêm và sửa chữa mô.10,30,31 Trong viêm do bụi silic gây ra, các tế bào biểu mô và đại thực bào phế nang tiết ra các interleukin như IL-1α và IL-1β.23,32 Cả hai cytokine đều tham gia kích hoạt nguyên bào sợi và lắng đọng collagen. Sự gắn kết cạnh tranh giữa các phân tử chất chủ vận IL-1α và IL-1β với chất đối kháng với thụ thể IL-1 (IL-1Ra) xảy ra tự nhiên và nó có thể ức chế tác dụng của IL-1 làm giảm phản ứng viêm.33,34 Hơn nữa, IL-1 β và yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) làm tăng sự biểu hiện của IL-6, một chất trung gian tham gia vào tiến triển của bệnh.35,36 Sự biểu hiện gia tăng của TNF-α trong bệnh bụi phổi silic dẫn đến việc thu hút và tăng sinh nguyên bào sợi.28,37 TNF-α cũng có thể kết nối với thụ thể chết tế bào và bắt đầu dòng thác của quá trình chết theo chương trình (appotosis) đối với các tế bào nhu mô phổi.37,38 Khi nguyên bào sợi được thu hút tới vị trí tổn thương, các yếu tố biến đổi tăng trưởng (TGF- β- Transformer-growth factor beta) gây ra lắng đọng collagen cũng như tăng sản xuất elastin.39 Sự gia tăng biểu hiện của enzyme tiêu hủy cấu trúc nền ngoại bào (Matrix metallicoprotease-2,9 (MMP-2, MMP-9)) và yếu tố ức chế enzyme tiêu hủy cấu trúc nền ngoại bào 1 và 2 của mô (tisue inhibitor- metallicoprotease-1,2 (TIMP- 1 và TIMP-2)) gây ra sự tái cấu trúc nhu mô phổi trong quá trình bệnh.40 Sự tổn thương mô tăng lên do các hạt silic, sự suy giảm của chất nền ngoại bào bởi MMP và sự lắng đọng collagen đồng tâm ở mức độ nghiêm trọng là nguyên nhân hình thành u hạt và xơ hóa phổi và dẫn đến hậu quả suy yếu chức năng phổi.41
- 8 1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh bụi phổi silic 1.1.3.1. Lâm sàng Triệu chứng cơ năng - Khó thở khi gắng sức, sau đó là khó thở thường xuyên: khó thở gắng sức là triệu chứng phổ biến và có tính đặc hiệu. - Đau tức ngực vùng đáy phổi, ho, khạc đờm: có thể coi là hậu quả của viêm phế quản mạn tính do tiếp xúc với bụi nghề nghiệp. Yếu tố hút thuốc lá, hút thuốc lào, môi trường lao động không đảm bảo có thể được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh. - Ho khạc ra máu: chỉ xuất hiện khi có liên quan tới các biến chứng nặng của bệnh như lao phổi, u phổi. - Khạc đờm đen: ít gặp, có thể gặp ở người lao động tại các mỏ than. Triệu chứng thực thể - Rale nổ, rale ẩm (thể cấp). - Rale rít, rale ngáy (thể mạn, do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). - Triệu chứng toàn thân không đặc hiệu (mệt mỏi, khó chịu, sút cân). - Có thể xuất hiện một số các triệu chứng suy hô hấp hoặc tràn khí màng phổi ở thể nặng của bệnh.6,7,8,9,42 1.1.3.2. Cận lâm sàng Hình ảnh Xquang phổi Bệnh bụi phổi silic là bệnh tiến triển, vì vậy ở mỗi giai đoạn, hình ảnh của tổn thương phổi rất đa dạng và có nhiều điểm khác biệt. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), để chẩn đoán bệnh bụi phổi, người bệnh cần được chụp phim Xquang phổi thẳng, nghiêng nhiều lần và so sánh giữa các lần chụp (có thể áp dụng hình thức một người đọc nhiều lần hoặc nhiều người đọc một lần). ILO
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011
168 p | 240 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa
214 p | 218 | 69
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
266 p | 182 | 50
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Dịch tễ học phân tử bệnh lao tại Việt Nam (2003 - 2009)
14 p | 177 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn-vệ sinh lao động cho công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên
196 p | 79 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
27 p | 137 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
138 p | 29 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố
29 p | 112 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 20 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm tại các bệnh viện công và tác động của can thiệp chính sách, 2017-2019
250 p | 15 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
27 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại hai huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 30 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm tại các bệnh viện công và tác động của can thiệp chính sách, 2017-2019
27 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Sức khỏe và bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
328 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
32 p | 6 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
125 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
217 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020
27 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn