intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic tại Thái Nguyên và giải pháp can thiệp giảm nguy cơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic tại Thái Nguyên và giải pháp can thiệp giảm nguy cơ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở một số cơ sở sản xuất có nguy cơ cao tại Thái Nguyên năm 2018-2019; Đánh giá giải pháp can thiệp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ở một số cơ sở sản xuất có nguy cơ cao tại Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic tại Thái Nguyên và giải pháp can thiệp giảm nguy cơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HUYỀN ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH BỤI PHỔI SILIC TẠI THÁI NGUYÊN VÀ GIẢI PHÁP CAN THIỆP GIẢM NGUY CƠ LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HUYỀN ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH BỤI PHỔI SILIC TẠI THÁI NGUYÊN VÀ GIẢI PHÁP CAN THIỆP GIẢM NGUY CƠ Ngành: Y tế công cộng Mã số: 9720701 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Thị Thanh Xuân 2. PGS. TS. Lương Mai Anh HÀ NỘI – 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá nhân, các nhà khoa học, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn chân thành tới: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học: Phó giáo sư - Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân và Phó giáo sư - Tiến sĩ – Bác sĩ Lương Mai Anh đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và động viên cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới Đảng ủy, Lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, Phòng Quản lý sức khoẻ lao động đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ của mình. Xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, Ban Lãnh đạo, Ban Y tế của Tổng Công ty Gang thép Thái Nguyên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và phối hợp để triển khai các nội dung nghiên cứu của luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Huyền
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Nguyễn Thị Thu Huyền, nghiên cứu sinh khóa 37, Trường Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành: Y tế công cộng, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của: PGS. TS. Lê Thị Thanh Xuân PGS.TS. Lương Mai Anh 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thu Huyền
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BNN Bệnh nghề nghiệp BPSi Bụi phổi silic BYT Bộ Y tế CNHH Chức năng hô hấp CSHQ Chỉ số hiệu quả CT Can thiệp ĐC Đối chứng FEV1 Forced expiratory volume in one second (Thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên) FVC Forced Vital Capacity (Dung tích sống gắng sức) HQCT Hiệu quả can thiệp ILO International Labor Organization (Tổ chức Lao động Quốc tế) MTLĐ Môi trường lao động NLĐ Người lao động RLTK Rối loạn thông khí SL Số lượng VC Vital Capacity (Dung tích sống) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) YHDP Y học dự phòng YTCC Y tế công cộng
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 3 1.1. Một số định nghĩa, khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu...................... 3 1.1.1. Người lao động ................................................................................ 3 1.1.2. Bụi silic ............................................................................................ 3 1.1.3. Chẩn đoán bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp ..................................... 5 1.1.4. Các thông số đánh giá chức năng hô hấp ........................................ 6 1.1.5. X – quang các bệnh bụi phổi theo phân loại quốc tế ILO ............... 7 1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số ngành nghề ............................................................. 9 1.2.1. Trên thế giới .................................................................................... 9 1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 16 1.3. Một số giải pháp can thiệp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ..............20 1.3.1. Một số nghiên cứu về giải pháp can thiệp làm giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic .............................................................................. 20 1.3.2. Một số giải pháp can thiệp làm giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động................................................................................. 24 1.3.3. Giải pháp can thiệp dựa trên ứng dụng trên điện thoại thông minh trong truyền thông làm giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động .............................................................................................. 40 1.4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..................................................................41 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 45 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................45 2.1.1. Nghiên cứu định lượng .................................................................. 45 2.1.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................... 45 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................45 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 45
  7. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 45 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................46 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 46 2.3.2. Cỡ mẫu........................................................................................... 48 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 49 2.4. Biến số, chỉ số .................................................................................................50 2.4.1. Biến số nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic của người lao động .................................................................................... 50 2.4.2. Biến số nghiên cứu đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic .................................................................. 50 2.4.3. Các chủ đề nghiên cứu định tính ................................................... 51 2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu .....................................................51 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu ................................................................ 51 2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu định lượng ...................................... 52 2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu định tính ......................................... 53 2.6. Giải pháp can thiệp .........................................................................................54 2.6.1. Hoạt động can thiệp áp dụng cho nhóm can thiệp ......................... 55 2.6.2. Hoạt động áp dụng cho nhóm đối chứng ....................................... 57 2.7. Sai số và cách khắc phục ................................................................................58 2.7.1. Sai số.............................................................................................. 58 2.7.2. Biện pháp khắc phục...................................................................... 58 2.8. Phân tích số liệu ..............................................................................................59 2.8.1. Số liệu nghiên cứu định lượng ....................................................... 59 2.8.2. Số liệu trong nghiên cứu định tính ................................................ 60 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................60 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 61 3.1. Mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thời điểm trước can thiệp .........61 3.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh bụi phổi silic tại một số cơ sở sản xuất có nguy cơ cao tại tỉnh Thái Nguyên năm 2018-2019 ......................................66
  8. 3.2.1. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ................. 66 3.2.2. Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ hiện mắc và mức độ biểu hiện bệnh bụi phổi silic ở người lao động ..................... 71 3.3. Đánh giá giải pháp can thiệp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ở nhà máy luyện Thép của Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên ...................74 3.3.1. Kết quả đánh giá trước can thiệp ................................................... 74 3.3.2. Đánh giá của đối tượng được thực hiện giải pháp can thiệp ở nhà máy luyện thép ................................................................................... 82 3.3.3. Sự thay đổi kiến thức của người lao động về bệnh bụi phổi silic sau thời gian can thiệp .............................................................................. 86 3.3.4. Sự thay đổi thái độ của người lao động về bệnh bụi phổi silic sau thời gian can thiệp .............................................................................. 90 3.3.5. Sự thay đổi thực hành của người lao động về phòng tránh bệnh bụi phổi silic sau thời gian can thiệp ........................................................ 91 Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 94 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thời điểm trước can thiệp ...................94 4.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh bụi phổi silic tại một số cơ sở sản xuất có nguy cơ cao tại tỉnh Thái Nguyên năm 2018-2019 ......................................99 4.2.1. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic của đối tượng nghiên cứu ....... 99 4.2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ hiện mắc và mức độ biểu hiện bệnh bụi phổi silic ở người lao động ........................................ 102 4.3. Hiệu quả giải pháp can thiệp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ........105 4.3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh bụi phổi silic của người lao động trước khi can thiệp................................................... 105 4.3.2. Hiệu quả giải pháp can thiệp Truyền thông giáo dục người lao động phòng chống bệnh bụi phổi silic qua ứng dụng phần mềm trên điện thoại thông minh ........................................................................................ 116 4.4. Tính bền vững và khả năng nhân rộng của chương trình can thiệp ...........126
  9. 4.5. Bàn luận về hạn chế của đề tài .....................................................................127 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 129 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic ............................... 4 tại nơi làm việc ..................................................................................................... 4 Bảng 1.2. Hướng dẫn chẩn đoán các hội chứng rối loạn thông khí .................... 6 Bảng 1.3. Các cấp độ dự phòng ......................................................................... 25 Bảng 2.1. Số lượng phỏng vấn sâu đối tượng nghiên cứu ................................. 50 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ......................... 61 Bảng 3.2. Tình hình sức khoẻ, tiếp cận dịch vụ y tế .......................................... 62 của đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 62 Bảng 3.3. Tỷ lệ người lao động có tình trạng mắc bệnh hô hấp và bệnh nghề nghiệp ................................................................................................................. 63 Bảng 3.4. Tình trạng hút thuốc và sử dụng khẩu trang của người lao động ..... 64 Bảng 3.5. Môi trường làm việc qua cảm nhận của người lao động .................. 65 Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic theo một số đặc điểm ............ 67 Bảng 3.7. Tỷ lệ các loại kích thước và mật độ đám mờ trên phim X – quang của người lao động mắc bệnh bụi phổi silic ............................................................. 70 Bảng 3.8. Thực trạng chức năng hô hấp của người lao động ............................ 70 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tình trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở nhà máy luyện thép với một số yếu tố (n=309) ..................................... 71 Bảng 3.10. Phân tích mối liên quan giữa tình trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở nhà máy luyện gang với một số yếu tố (n=358) ................... 73 Bảng 3.11. Kiến thức chung của người lao động về bệnh bụi phổi silic – trước can thiệp.............................................................................................................. 74 Bảng 3.12. Kiến thức của người lao động về dấu hiệu gợi ý mắc bệnh và hậu quả của bệnh bụi phổi silic – trước can thiệp ........................................................... 75 Bảng 3.13. Kiến thức của người lao động về biện pháp phòng tránh bệnh bụi phổi silic - trước can thiệp .................................................................................. 76
  11. Bảng 3.14. Kiến thức của người lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến việc mắc bệnh bụi phổi silic - trước can thiệp................................................................... 77 Bảng 3.15. Thái độ của người lao động về bệnh bụi phổi silic ......................... 78 Bảng 3.16. Thực hành phòng chống bệnh bụi phổi silic của người lao động ... 79 Bảng 3.17. Tần suất sử dụng các loại bảo hộ lao động của người lao động ..... 80 Bảng 3.18. Nhu cầu tìm hiểu về bệnh bụi phổi silic của người lao động trước can thiệp .................................................................................................................... 81 Bảng 3.19. Đánh giá phần mềm truyền thông phòng chống bệnh bụi phổi silic ngay sau khi sử dụng (n=309) ............................................................................ 82 Bảng 3.20. Sự thay đổi kiến thức của người lao động về bệnh bụi phổi silic ... 86 Bảng 3.21. Sự thay đổi kiến thức của người lao động về dấu hiệu gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic và hậu quả của bệnh ..................................................................... 87 Bảng 3.22. Sự thay đổi kiến thức của người lao động về biện pháp phòng tránh bệnh bụi phổi silic .............................................................................................. 88 Bảng 3.23. Sự thay đổi kiến thức của người lao động về các yếu tố ảnh hưởng đến việc mắc bệnh bụi phổi silic ........................................................................ 89 Bảng 3.24. Sự thay đổi thái độ của người lao động về bệnh bụi phổi silic ....... 90 Bảng 3.25. Sự thay đổi thực hành của người lao động phòng chống bệnh bụi phổi silic...................................................................................................................... 91 Bảng 3.26. Sự thay đổi thực hành sử dụng các loại bảo hộ lao động của người lao động .............................................................................................................. 93 Bảng 4.1. Sự khác biệt giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh bụi phổi silic của người lao động ........................................................................................... 112
  12. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình niềm tin sức khỏe (Becker, 1974) ....................................... 32 Hình 1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch ........................................................... 33 Hình 1.3. Lý thuyết nhận thức xã hội ................................................................ 34 Hình 1.4. Quy trình sản xuất tại Nhà máy luyện thép ....................................... 43 Hình 1.5. Quy trình sản xuất tại Nhà máy luyện gang ...................................... 44 Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu................................................................................ 47 Hình 2.3. Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu ............................................................... 48 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình thu thập số liệu định lượng ...................................... 53 Hình 2.5. Giao diện ứng dụng VIHEMA Survey .............................................. 57 Hình 3.1. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ..................... 66 Hình 3.2. Tỉ lệ người lao động ở hai nhà máy có các triệu chứng cơ năng....... 68 Hình 3.3. Thời điểm xuất hiện của một số triệu chứng hô hấp cơ năng ........... 69
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), bệnh bụi phổi silic (BPSi) là một bệnh phổi nghề nghiệp xơ hoá lan toả, bệnh phát triển và không hồi phục ở người lao động hàng ngày hít phải bụi chứa silic tự do (SiO2)1-5 như quặng, thạch anh, cát, granit (60% silic), đá … thậm chí cả ngay sau khi ngừng tiếp xúc bệnh vẫn tiến triển.6 Người lao động mắc bệnh BPSi thường dễ mắc các bệnh khác như lao phổi, viêm phổi và ung thư phổi. Bệnh tiến triển gây ra các biến chứng như lao, tâm phế mạn, suy hô hấp. Trong đó lao phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là biến chứng hay gặp nhất.7 Đến nay, bệnh BPSi vẫn là một trong những bệnh sức khỏe nghề nghiệp quan trọng trên thế giới.8 Tỷ lệ hiện mắc bệnh BPSi ở các nước đang phát triển trong số người lao động (NLĐ) làm nghề phải tiếp xúc với bụi silic vào khoảng 20-50%.6 Ở Việt Nam, bệnh BPSi đã được công nhận là bệnh nghề nghiệp (BNN) được đền bù từ năm 1976.9 Với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành khai khoáng, luyện kim hàng ngày vẫn có nhiều NLĐ thường xuyên vẫn phải tiếp xúc với các yếu tố bất lợi như bụi silic gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người như bệnh BPSi.10-13 Đến năm 2017, tại Việt Nam đã khám được 30/34 BNN, tuy nhiên mới chỉ có 10 bệnh được giám định nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là các bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh BPSi nghề nghiệp và các bệnh hô hấp nghề nghiệp khác.14 Theo báo cáo hoạt động y tế và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2020 của Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, bệnh BPSi nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm (70,8%).6 Cho tới nay bệnh BPSi nghề nghiệp chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng bệnh BPSi có thể phòng tránh được. Trước tính chất nghiêm trọng, nguy cơ gánh nặng bệnh tật, chi phí tốn kém cũng như ảnh hưởng tới khả năng lao động, sức khỏe của NLĐ do bệnh BPSi, trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã thành lập một chiến dịch toàn cầu nhằm loại bỏ bệnh bụi phổi silic vào năm 2030 với sự tham gia của nhiều khu vực, nhiều quốc gia.15
  14. 2 Để hưởng ứng chương trình toàn cầu của ILO/WHO, nhà nước ta đã cho phép ngành y tế thực hiện dự án: “Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bệnh BPSi” từ năm 1999. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục Quản lý môi trường y tế, hiện nay, bệnh BPSi vẫn là một trong số BNN thường gặp nhất tại Việt Nam và có xu hướng chưa giảm theo thời gian. Số lượng người cần khám thực tế cao hơn rất nhiều và tỷ lệ người được chẩn đoán bệnh BPSi phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của từng cơ sở y tế mỗi tỉnh.14 Thái Nguyên thuộc Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Hàng ngàn lao động trong các ngành công nghiệp luyện gang thép tại Thái Nguyên vẫn hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường lao động (MTLĐ) có chứa bụi silic và có nguy cơ mắc bệnh BPSi. Theo kết quả nghiên cứu thực trạng MTLĐ tại một số doanh nghiệp 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2018-2020, tại Nhà máy luyện thép Lưu Xá có khá nhiều yếu tố vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có hai yếu tố có tỷ lệ mẫu vượt giới hạn cho phép cao nhất là nhiệt độ 8/20 mẫu (40,0%) và bụi hô hấp 8/13 (61,5%) mẫu, trong khi tỉ lệ số mẫu bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn cho phép ở nhà máy luyện gang là 10,0%.16 Vì vậy, để trả lời câu hỏi, đặc điểm dịch tễ học bệnh BPSi của NLĐ làm việc trong MTLĐ phát sinh nhiều bụi silic như thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic tại Thái Nguyên và giải pháp can thiệp giảm nguy cơ” nhằm mục tiêu: 1. Phân tích đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở một số cơ sở sản xuất có nguy cơ cao tại Thái Nguyên năm 2018-2019. 2. Đánh giá giải pháp can thiệp giảm nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ở một số cơ sở sản xuất có nguy cơ cao tại Thái Nguyên.
  15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số định nghĩa, khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Người lao động Theo Luật số 45/2019/QH14- Luật Lao động Việt Nam thì người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ một số trường hợp được quy định cụ thể tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.17 1.1.2. Bụi silic Hội nghị quốc tế về bệnh bụi phổi lần thứ nhất đã khẳng định SiO2 là căn nguyên của bệnh bụi phổi silic. Hàm lượng SiO2 trong bụi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều, bệnh càng điển hình. Silic có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt trong các loại chất khoáng, đá trầm tích, cát… và gặp phần lớn trong các ngành, nghề sản xuất. Silic hiếm khi tồn tại ở dạng nguyên tử, nó thường kết hợp với oxy dưới dạng dioxyd silic (SiO2) bao gồm 2 thể: - Thể silic không kết hợp được gọi là silic tự do (hay silic oxyd, silic dioxyd, anhydric silic, quartz, free silica) ở 2 dạng: tinh thể đa hình (free crystalline silica) hoặc vô định hình (amourphous silica). Trong đó: dạng vô định hình chiếm 10%, không hoạt động, ít độc hại và không gây bệnh; dạng tinh thể chiếm 90% là dạng gây bệnh, theo thứ tự hay gặp là alpha, quartz, cristobatite, tridimite. Đặc điểm cấu trúc và hoạt tính bề mặt có liên quan tới độc tính của bụi: quartz có cấu trúc 4 cạnh có khả năng gây xơ hoá cao, trong khi cristobatite dạng vô định hình không gây xơ hoá. Tính chất hydrat của silic tự do dẫn đến tạo thành các nhóm OH trên bề mặt bụi và liên kết này sẽ phản ứng với phospholipid của màng tế bào, gây tổn
  16. 4 thương tế bào này. Nếu bề mặt của silica được bao bọc bởi các chất muối nhôm, chất p204, độc tính của SiO2 sẽ bị giảm. Bụi silic có gắn muối nhôm không gây được bệnh bụi phổi silic thực nghiệm. - Thể kết hợp: là silic dioxyd (SiO2) kết hợp với các cation khác như Mg, Ca, Na, K, Fe,… tạo thành các silicat như Feldspars (K, Na, Ca), Kaolin, Mica… Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02/2019/TT-BYT ban hành kèm QCVN 02:2019/BYT đưa ra các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 5 yếu tố bụi tại nơi làm việc.18,19 Cụ thể như sau: Bảng 1.1. Giá trị giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép bụi silic tại nơi làm việc Giới hạn tiếp xúc ca làm STT Tên chất việc (mg/m3) 1 Nồng độ silic tự do trong bụi toàn phần 0,3 2 Nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp 0,1 Một số nghề, công việc thường tiếp xúc với bụi silic: - Khoan, đập, khai thác quặng đá có chứa silic tự do. - Tán, nghiền, sàng và thao tác khô các quặng hoặc đá có chứa silic tự do. - Đẽo, mài đá có chứa silic tự do. - Sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng và các sản phẩm có chứa silic tự do. - Chế biến chất carborundum, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ, các đồ gốm khác, gạch chịu lửa. - Công việc đúc có tiếp xúc với bụi cát (khuôn mẫu làm sạch vật đúc…). - Các công việc mài, đánh bóng, rũa khô bằng mài đá có chứa silic tự do. - Làm sạch hoặc làm nhẵn bằng tia cát. - Và các nghề/công việc khác có tiếp xúc với bụi silic.1-5
  17. 5 Các tác động bất lợi chính của việc tiếp xúc với silic tự do bao gồm bệnh bụi phổi silic, viêm phổi nặng, viêm phế quản mãn tính, rối loạn mô liên kết, ung thư phổi và làm tăng nguy cơ mắc lao ở những người mắc bệnh bụi phổi silic.3,20-23 1.1.3. Chẩn đoán bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp Theo Thông tư 15/2016/TT – BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, hướng dẫn chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic như sau:24 * Tiền sử tiếp xúc: làm việc trong môi trường có bụi chứa silic tự do (SiO2) trong không khí - Bệnh bụi phổi silic cấp tính: Nồng độ bụi silic trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. - Bệnh bụi phổi silic mạn tính: Nồng độ bụi silic trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. - Thời gian tiếp xúc tối thiểu: + Cấp tính: 3 tháng; + Mạn tính: 5 năm. * Lâm sàng: Có thể có các triệu chứng sau đây: - Khó thở khi gắng sức, sau đó khó thở thường xuyên; - Đau tức ngực, ho, khạc đờm; - Có thể có rales nổ, rales ẩm (thể cấp) * Cận lâm sàng: - Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang phổi thẳng (phim chụp thường và phim kỹ thuật số): • Có nốt mờ nhỏ tròn đều ký hiệu p, q, r hoặc đám mờ lớn ký hiệu A, B, C (theo bộ phim mẫu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011). • Có thể thấy hình ảnh khí phế thũng, hoại tử khoang, vôi hóa dạng vỏ trứng.
  18. 6 - Rối loạn chức năng hô hấp (nếu có): Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn hoặc hỗn hợp; - Chụp CT scanner phổi khi cần thiết. 1.1.4. Các thông số đánh giá chức năng hô hấp Đo chức năng hô hấp (CNHH) là kỹ thuật thường được dùng trong chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng và theo dõi điều trị của các bệnh hô hấp. Kỹ thuật giúp ghi lại những thông số liên quan đến hoạt động của phổi, từ đó giúp đánh giá hội chứng rối loạn thông khí: tắc nghẽn, hạn chế và hỗn hợp. * Một số chỉ số hô hấp ký chính: - FEV1 (Forced Expiratory Volume in One Second): thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên là thể tích không khí có thể thở ra trong giây đầu tiên của thì thở ra gắng sức. FEV1 là chỉ số quan trọng, dễ đo, ít dao động, hay dùng để xác định và đánh giá mức độ tắc nghẽn. - FVC (Force vital capacity): dung tích sống gắng sức là tổng thể tích khí thở ra gắng sức trong một lần thở. - VC (Vital capacity): dung tích sống. VC là một chỉ số quan trọng để xác định hội chứng hạn chế. - Chỉ số Tiffineau FEV1/VC bình thường ≥ 70%. - Chỉ số Gaensler FEV1/FVC bình thường ≥ 70%. Các giá trị sau giúp chẩn đoán các hội chứng rối loạn thông khí phổi:25-27 Bảng 1.2. Hướng dẫn chẩn đoán các hội chứng rối loạn thông khí Hội chứng %FVC %FEV1 Gaensler Hạn chế < 80 Bình thường/giảm Bình thường/Tăng Tắc nghẽn ≥ 80 < 80 < 70 Hỗn hợp < 80 < 80 < 70 Bình thường ≥ 80 ≥ 80 ≥ 70 - Chẩn đoán mức độ hạn chế theo tiêu chuẩn của ATS/ERS dựa vào FVC:26
  19. 7 • Nhẹ: %FVC = 60 – < 80% trị số lý thuyết. • Vừa: %FVC = 40 – < 60% trị số lý thuyết. • Nặng: %FVC ≤ 40% trị số lý thuyết. - Chẩn đoán mức độ tắc nghẽn đường thở theo ATS/ERS dựa vào FEV1:26 • Nhẹ: %FEV1 ≥ 70 % trị số lý thuyết • Trung bình: %FEV1 = 60 - 69% trị số lý thuyết • Nặng vừa: %FEV1 = 50 – 59% trị số lý thuyết • Nặng: %FEV1 = 35 – 49% trị số lý thuyết • Rất nặng: %FEV1 ≤ 35% trị số lý thuyết - Chẩn đoán mức độ tắc nghẽn theo tiêu chuẩn của GOLD 2014 (Giá trị FEV1 sau test hồi phục phế quản):27 • Giai đoạn 1 – Nhẹ: FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết, • Giai đoạn 2 – Trung bình: 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết, • Giai đoạn 3 – Nặng: 30% ≤ FEV1< 50% trị số lý thuyết, • Giai đoạn 4 – Rất nặng: FEV1 < 30% trị số lý thuyết. 1.1.5. X – quang các bệnh bụi phổi theo phân loại quốc tế ILO * Nốt mờ nhỏ: - Kích thước nốt mờ: • Nốt mờ tròn đều: được sử dụng các ký hiệu là p, q, r; nốt mờ nhỏ p là nốt mờ có kích thước nhỏ hơn 1,5mm; nốt mờ nhỏ q là đám mờ có kích thước từ 1,5 đến 3,0mm; nốt mờ nhỏ r là đám mờ có kích thước từ 3,0 đến 10,0mm. • Nốt mờ không tròn đều: được sử dụng các ký hiệu là s, t và u; nốt mờ nhỏ không tròn đều s là đám mờ có kích thước chỗ rộng nhất đến 1,5mm; nốt mờ nhỏ không tròn đều t là nốt mờ có kích thước chỗ rộng nhất từ 1,5mm đến 3,0mm; nốt mờ nhỏ không tròn đều u là nốt mờ có kích thước chỗ rộng nhất từ 3,0 đến 10,0mm. - Mật độ nốt mờ: tùy theo mật độ của đám mờ, phân loại của ILO - 2000 chia
  20. 8 ra làm 4 phân nhóm chính: 0, 1, 2, 3 với mức độ tăng dần về mật độ tổn thương các nốt mờ nhỏ. Phân nhóm chính 0 là không có hình ảnh nốt mờ nhỏ hoặc có sự xuất hiện của nốt mờ nhỏ những mật độ ít hơn nhóm 1. Mỗi phân nhóm chính bao gồm 3 phân nhóm phụ. * Đám mờ lớn: - Đám mờ lớn loại A là đám mờ có kích thước từ 10,0 đến 50mm hoặc tổng kích thước của những đám mờ lớn cộng lại không quá 50mm. - Đám mờ lớn loại B là đám mờ có kích thước trên 50mm nhưng không vượt quá diện tích vùng trên của phổi phải hoặc tổng kích thước của những đám mờ lớn hơn 50mm nhưng không vượt quá diện tích vùng trên của phổi phải. - Đám mờ lớn loại C là đám mờ có kích thước lớn hơn diện tích vùng trên phổi phải hoặc tổng kích thước của các đám mờ vượt quá diện tích vùng trên phổi phải.28 * Các bất thường khác có thể thấy được trên X-quang bao gồm: - Xơ vữa quai động mạch chủ. - Dày màng phổi vùng đỉnh. - Sự kết dính các đám mờ nhỏ. - Canxi hóa màng phổi. - Tâm phế mạn. - Co kéo các cơ quan trong lồng ngực. - Vôi hóa hạch bạch huyết rốn phổi hoặc trung thất. - Hạch rốn phổi to. - Hình ảnh các dải và đường mờ trên nhu mô phổi. - Hình ảnh tràn khí, tràn dịch màng phổi. - Các bệnh khác hoặc bất thường khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2