Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng bệnh về mắt, công tác chăm sóc mắt ở người cao tuổi và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại hai huyện Hoành Bồ, Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án là mô tả thực trạng bệnh về mắt và công tác chăm sóc mắt ở người cao tuổi tại huyện Hoành Bồ và Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh năm 2013. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp phòng chống bệnh về mắt ở người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng bệnh về mắt, công tác chăm sóc mắt ở người cao tuổi và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại hai huyện Hoành Bồ, Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NGUYỄN VĂN TRỌNG THỰC TRẠNG BỆNH VỀ MẮT, CÔNG TÁC CHĂM SÓC MẮT Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TẠI HAI HUYỆN HOÀNH BỒ, TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Thái Bình - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH NGUYỄN VĂN TRỌNG THỰC TRẠNG BỆNH VỀ MẮT, CÔNG TÁC CHĂM SÓC MẮT Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TẠI HAI HUYỆN HOÀNH BỒ, TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 9720701 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Lương Xuân Hiến 2. PGS.TS. Hoàng Năng Trọng Thái Bình - 2020
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng cùng các thầy, cô giáo của Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học. Xin trân trọng cảm ơn NGND.GS.TS.Lương Xuân Hiến - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Bình và NGND.PGS.TS.Hoàng Năng Trọng - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Bình, những người Thầy đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND, Phòng Y tế, Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa và người cao tuổi của 2 huyện Hoành Bồ và Tiên Yên, những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài của luận án này. Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên, khuyến khích tôi trong học tập và công tác. Thái Bình, tháng 4 năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án nghiên cứu này là công trình do bản thân tôi trực tiếp tiến hành. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này hoàn toàn trung thực theo kết quả điều tra và chưa từng được công bố tại các công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Văn Trọng
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AMD : Age-related Macular Degeneration (Thoái hoá điểm vàng liên quan đến tuổi) CSM : Chăm sóc mắt CT : Can thiệp CTV : Cộng tác viên ĐNT : Đếm ngón tay ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu ĐTTT : Đục thể thuỷ tinh IAPB : International Agency for Prevention of Blindness (Tổ chức quốc tế về phòng chống mù loà) IOL : Intraocular Len (Thể thuỷ tinh nhân tạo) NCT : Người cao tuổi PCML : Phòng chống mù loà PCBXH : Phòng chống bệnh xã hội QHCT : Hiệu quả can thiệp ST : Sáng tối TTT : Thể thuỷ tinh UBND : Uỷ ban nhân dân VLGM : Viêm loét giác mạc WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
- MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. Bệnh về mắt và công tác chăm sóc mắt ............................................................... 3 1.1.1. Mù lòa, hậu quả của các bệnh về mắt ............................................................... 3 1.1.2. Một số bệnh về mắt gây mù chủ yếu ở người cao tuổi ..................................... 7 1.1.3. Tình hình bệnh về mắt hiện nay trên thế giới và Việt Nam............................ 13 1.2. Một số biện pháp phòng chống bệnh về mắt hiện nay ở cộng đồng............ 19 1.2.1. Tình hình phòng chống bệnh về mắt trên thế giới .......................................... 19 1.2.2. Tình hình phòng chống bệnh về mắt tại Việt Nam ......................................... 21 1.2.3. Tình hình quản lý, chăm sóc mắt ở Quảng Ninh hiện nay ............................ 34 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 36 2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 36 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 36 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 39 2.1.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 39 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 40 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu........................................................................................ 42 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 48 2.3.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ...................................................................... 48 2.3.2. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin ............................................................. 50 2.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 60 2.5. Các biện pháp hạn chế sai số ............................................................................... 61 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 62
- CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 63 3.1. Thực trạng bệnh mắt và công tác chăm sóc mắt tại địa bàn nghiên cứu63 3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ....................................................... 63 3.1.2. Tỷ lệ các bệnh mắt thường gặp trên địa bàn nghiên cứu............................... 65 3.1.3. Thực trạng công tác chăm sóc mắt tại địa bàn nghiên cứu........................... 67 3.1.4. Kiến thức về phòng, chống mù lòa của đối tượng nghiên cứu ...................... 72 3.2. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại địa bàn nghiên cứu ........................ 92 3.2.1. Kết quả triển khai mô hình can thiệp ............................................................... 92 3.2.2. Hiệu quả nâng cao kiến thức, thực hành của người dân về bệnh mắt và công tác chăm sóc mắt .................................................................................................. 95 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 109 4.1. Thực trạng bệnh mắt và công tác chăm sóc mắt tại địa bàn nghiên cứu. 109 4.1.1. Đặc điểm chung về địa bàn và đối tượng nghiên cứu.................................. 109 4.1.2. Tỷ lệ các bệnh mắt thường gặp trên địa bàn nghiên cứu............................. 110 4.1.3. Thực trạng công tác chăm sóc mắt tại địa bàn nghiên cứu......................... 114 4.1.4. Kiến thức về phòng, chống mù lòa của đối tượng nghiên cứu .................... 116 4.1.5. Thực trạng phòng, chống bệnh mắt tại địa bàn nghiên cứu........................ 118 4.2. Hiệu quả các phương pháp can thiệp tại địa bàn nghiên cứu .............. 121 4.2.1. Hiệu quả can thiệp mổ đục thể thuỷ tinh ....................................................... 121 4.2.2. Hiệu quả nâng cao kiến thức của người dân về chăm sóc mắt................... 123 4.2.3. Hiệu quả thay đổi thực hành của người cao tuổi về chăm sóc mắt ............ 126 4.2.4. Hiệu quả một số biện pháp khác .................................................................... 130 4.3. Các hạn chế của đề tài nghiên cứu ................................................................... 130 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 132 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 134 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Tuổi và giới của ĐTNC tại 2 huyện Hoành Bồ và Tiên Yên ....................... 63 Bảng 3.2. Tỷ lệ các dân tộc của đối tượng nghiên cứu tại 2 huyện Hoành Bồ và Tiên Yên ............................................................................................................. 64 Bảng 3.3. Tình hình thị lực của người cao tuổi tại 2 địa bàn nghiên cứu..................... 66 Bảng 3.4. Tỷ lệ một số bệnh về mắt của người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu .......... 67 Bảng 3.5. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các bệnh mắt ................................. 73 Bảng 3.6. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ ..... 74 Bảng 3.7. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về phòng bệnh đau mắt đỏ ................. 74 Bảng 3.8. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về dấu hiệu của bệnh đau mắt hột .... 75 Bảng 3.9. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về tác hại của bệnh đau mắt hột ....... 76 Bảng 3.10. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh đau mắt hột .................................................................................................................... 77 Bảng 3.11. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về phòng bệnh đau mắt hột.............. 78 Bảng 3.12. Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu của bệnh khô mắt ................................. 80 Bảng 3.13. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh khô mắt . 81 Bảng 3.14. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh đục thể thủy tinh .............................................................................................................. 82 Bảng 3.15. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về dấu hiệu của bệnh đục thể thủy tinh .................................................................................................................... 83 Bảng 3.16. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về phòng bệnh đục thể thủy tinh .... 84 Bảng 3.17. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh tăng nhãn áp .................................................................................................................... 85 Bảng 3.18. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về dấu hiệu....................................... 86 Bảng 3.19. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến mù lòa ..... 87 Bảng 3.20. Sự lựa chọn của đối tượng nghiên cứu đối với các cơ sở y tế khi có người trong gia đình mắc bệnh mắt ...................................................................... 88 Bảng 3.21. Lý do lựa chọn cơ sở y tế của đối tượng nghiên cứu ................................. 89 Bảng 3.22. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có vấn đề về bệnh mắt trong 1 năm qua ........ 90
- Bảng 3.23. Tỷ lệ người dân có đi khám khi có bệnh về mắt trong 1 năm qua ............. 90 Bảng 3.24. Lý do đối tượng nghiên cứu không đi khám bệnh khi có bệnh về mắt trong 1 năm qua ................................................................................................... 91 Bảng 3.25. Hiệu quả giảm tỷ lệ một số bệnh về mắt của người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu .................................................................................................. 95 Bảng 3.26. Sự thay đổi kiến thức của ĐTNC về nguyên nhân gây ĐTTT................... 96 Bảng 3.27. Sự thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu về dấu hiệu của bệnh đục thể thủy tinh ................................................................................................ 98 Bảng 3.28. Sự thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu về phòng bệnh đục thể thủy tinh.................................................................................................... 100 Bảng 3.29. Sự thay đổi kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến mù lòa ............................................................................................................. 102 Bảng 3.30. Sự thay đổi thực hành của đối tượng nghiên cứu trong việc sử dụng nguồn nước để rửa mặt ........................................................................................ 104 Bảng 3.31. Sự thay đổi thực hành của đối tượng nghiên cứu về thói quen dùng khăn mặt ............................................................................................................ 105 Bảng 3.32. Sự thay đổi thực hành của đối tượng nghiên cứu về sử dụng chậu rửa mặt .................................................................................................................. 106 Bảng 3.33. Sự thay đổi thực hành của đối tượng nghiên cứu về thói quen sử dụng thuốc điều trị các bệnh về mắt............................................................................ 107 Bảng 3.34. Hiệu quả can thiệp làm giảm tỷ lệ mắc ít nhất 1 bệnh mắt của người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 108
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu tại 2 huyện Hoành Bồ và Tiên Yên ....................................................................................... 64 Biểu đồ 3.2. Tình hình thị lực của người cao tuổi theo nhóm tuổi ..................... 65 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc ít nhất 1 bệnh mắt của người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu ...................................................................................................... 66 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đã nghe nói đến các bệnh mắt ............ 72 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ gia đình ĐTNC có khăn mặt riêng cho từng người............... 79 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………….....................47 Sơ đồ 2.2. Lý thuyết thay đổi hành vi ...........................................................................50
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của Liên hợp quốc, số người cao tuổi từ 60 trở lên đã tăng đáng kể trong những năm gần đây ở hầu hết các quốc gia, khu vực và đang tiếp tục tăng. Dự kiến đến năm 2030, sẽ là 1,4 tỷ người. Ở người cao tuổi, do sức đề kháng dần kém đi nên mọi cơ quan trong cơ thể đều có những biểu hiện của sự lão hóa, từ làn da, mái tóc cho đến khả năng chịu nóng, chịu lạnh với nhiệt độ môi trường. Mắt cũng là bộ phận bị ảnh hưởng của sự lão hóa dẫn đến những bệnh mắt ở người già. Có rất nhiều bệnh lý về mắt mà người cao tuổi có thể gặp phải, điều quan trọng là phải đi khám để được điều trị sớm và chăm sóc mắt đúng cách hàng ngày. Các bệnh về mắt ở người già có thể gây ảnh hưởng đến thị lực hoặc có thể dẫn đến mù lòa. Càng về già, việc chăm sóc, giữ gìn đôi mắt càng trở nên quan trọng vì các chức năng cơ bản hầu như đều bị suy yếu và lão hóa theo thời gian. Từ đó dẫn đến việc khó cải thiện hoặc phục hồi khi tổn thương [2]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong vòng 20 năm gần đây số người mù đã tăng từ 28 triệu người lên 47 triệu người. Ngoài ra còn có khoảng 110 triệu người có thị lực thấp trên khắp hành tinh. Người ta nhận định rằng, nếu như không có biện pháp phòng chống mù loà tích cực thì dự báo đến năm 2020 số người mù sẽ tăng gấp đôi [11]. Trên thực tế, phần đông những người mù đều sống ở các nước nghèo hoặc các nước đang phát triển và hơn 80% mù loà là do những nguyên nhân có thể phòng tránh hoặc điều trị được [115]. Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi, nằm ở vùng đông bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Đông Bắc. Quảng Ninh có tổng số 14 thành phố, thị xã và huyện trực thuộc. Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần
- 2 1.224.600 người, mật độ dân số đạt 198 người/km². Dân cư Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở bốn thành phố và hai thị xã, phần 8 huyện còn lại dân cư tương đối thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề nông. Năm 2012, theo ước tính của Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Quảng Ninh hiện có 5.203 người mù lòa, trong đó có khoảng 3.356 người mù lòa do đục thể thuỷ tinh, ngoài ra tỷ lệ người mù tăng thêm hàng năm trung bình khoảng 0,1% dân số. Với mức độ gia tăng dân số hàng năm khoảng 1,5%/năm thì dân số Quảng Ninh tới năm 2020 ước có khoảng 1.280.000 người và đến năm 2025 ước khoảng 1.350.000 người. Tương đương với số dân như trên cộng với số người mù mới phát sinh hàng năm, nếu không được can thiệp thì số tồn đọng và số gia tăng đến năm 2020 tỉnh Quảng Ninh có khoảng 15.000 người mù [36]. Các nguyên nhân gây mù loà và thực trạng các bệnh mắt trong cộng đồng người dân tỉnh Quảng Ninh nói chung trong đó có 2 huyện Hoành Bồ và Tiên Yên nói riêng hiện tại ra sao, đâu là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người cao tuổi tại đây là các câu hỏi chưa từng được nghiên cứu, vì vậy chúng tôi triển khai đề tài:“Thực trạng bệnh về mắt, công tác chăm sóc mắt ở người cao tuổi và hiệu quả một số giải pháp can thiệp tại hai huyện Hoành Bồ, Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng bệnh về mắt và công tác chăm sóc mắt ở người cao tuổi tại huyện Hoành Bồ và Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh năm 2013. 2. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp phòng chống bệnh về mắt ở người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh về mắt và công tác chăm sóc mắt 1.1.1. Mù lòa, hậu quả của các bệnh về mắt 1.1.1.1. Định nghĩa mù loà và thị lực thấp Năm 1975, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra bảng phân loại mức độ tổn thương giảm thị lực và mù loà để áp dụng cho tất cả các nước như sau: Bảng 1.1. Phân loại mức độ tổn thương thị lực Mức độ Xếp loại Thị lực của mắt tốt nhất với kính điều chỉnh giảm thị Tối đa dưới Tối thiểu bằng hoặc lực hơn 6/6 6/18 0 Bình thường 20/20 20/70 10/10 (1,0) 3/10 (0,3) Thị lực thấp 6/18 6/60 1 (tổn thương thị 20/70 20/200 lực nhẹ) 3/10 (0,3) 1/10 (0,1) Thị lực thấp 6/60 3/60 2 (tổn thương thị 20/200 20/400 lực trầm trọng) 1/10 (0,1) 1/20 (0,05) 3/60 (ĐNT xa 3 mét) 1/60 (ĐNT xa 1 mét) 3 Mù 20/400 5/300 (20/1200) 1/20 (0,05) 1/50 (0,02) 1/60 (ĐNT xa 1 mét) Phân biệt được 4 Mù 5/300 (20/1200) ánh sáng 1/50 (0,02) (ST+) 5 Mù Không thấy ánh sáng (ST-)
- 4 Nếu xét về thị trường thì bệnh nhân có thị trường từ 50 đến 100 được xếp vào mức 3; những bệnh nhân có thị trường dưới 50 được xếp vào mức 4, dù cho thị lực trung tâm còn tốt [113]. Bảng 1.2. Bảng phân loại mức độ giảm thị lực của WHO 1992 Mức giảm thị lực Thị lực nhìn xa Mức độ nhẹ Dưới 6/18 (0,33) đến 6/60 (0,1) Mức độ vừa Dưới 6/60 (0,1) đến 3/60 (0,05) Mức độ nặng Dưới 3/60 (0,05) đến 1/60 (0,02) Mức độ rất nặng Dưới 1/60 (0,02) đến còn phân biệt ST Mù hoàn toàn ST (-) Theo WHO: Thị lực trên 6/18: bình thường Thị lực từ 6/18 đến ST(+): Khiếm thị Thị lực ST (-): Mù hoàn toàn Ở Việt Nam thường đánh giá thị lực theo ký hiệu số thập phân và mức độ thương tổn thị lực theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới. Nghĩa là thị lực của mắt tốt nhất với kính điều chỉnh < 3/10 gọi là người có thị lực thấp. Thị lực của mắt tốt nhất với kính điều chỉnh < đếm ngón tay 3m gọi là người mù [113]. Quan niệm về mù loà có thể phòng chống được Theo Tổ chức Y tế thế giới, mù lòa có thể phòng chống được được định nghĩa là những trường hợp mù có thể điều trị hoặc dự phòng bằng những biện pháp đơn giản, ít tốn kém, dễ làm và dễ được cộng đồng chấp nhận, nhưng có hiệu quả cao. Hơn 80% các trường hợp mù loà là có thể phòng chống được và thường gặp ở các nước đang phát triển. Các bệnh lý sau đây là mục tiêu của Tầm nhìn
- 5 2020, Quyền Được Nhìn Thấy của Tổ chức Y tế Thế giới: Đục thể thủy tinh, Tật khúc xạ, Mắt hột, Mù mắt ở trẻ em, Thị lực thấp, Bệnh mù sông, Bệnh glôcôm, bệnh võng mạc đái tháo đường và bệnh thoái hóa hoàng điểm liên quan đến tuổi. 1.1.1.2. Mục tiêu toàn cầu “Tầm nhìn 2020: quyền được nhìn thấy” Trong thời gian 2 năm 1998-1999, WHO, Tổ chức quốc tế về Phòng chống mù loà (IAPB) và một nhóm các tổ chức phi chính phủ quốc tế làm việc về vấn đề chăm sóc mắt đã cùng nhau thảo luận nhằm mục tiêu thanh toán những trường hợp mù loà có thể phòng và tránh được vào năm 2020. Kết quả của các cuộc thảo luận này là sáng kiến toàn cầu của WHO nêu lên vào ngày 18 tháng 2 năm 1999 tại Geneva đã phát động một chương trình hợp tác toàn cầu với tiêu đề “Quyền được nhìn thấy của con người”. Đây là chương trình nhằm loại trừ mù loà có thể phòng tránh được vào năm 2020. Thống kê của WHO năm 2000 đã cho thấy, ước tính hiện có gần 50 triệu người mù trên thế giới, mỗi năm có khoảng 8-10 triệu người mù mới và khoảng 6-8 triệu người mù chết. Như vậy, mỗi năm sẽ tăng thêm khoảng 1-2 triệu người mù [88]. Trong số 50 triệu người mù, ước tính có khoảng 70- 80% là có thể phòng tránh được, trong đó khoảng 50% do ĐTTT, 15% do bệnh mắt hột, 4% do khô mắt thiếu vitamin A ở trẻ em và các nhiễm khuẩn khác, 1% là do bệnh mù sông (oncoserco). Mặc dù đã có những cố gắng của các tổ chức Liên hợp quốc, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ nhưng mù loà vẫn tăng, làm giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người, làm tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội. Nếu không huy động tất cả các nguồn lực và cố gắng của quốc tế, các chính phủ và nhân dân các nước cho chăm sóc mắt và phòng chống mù loà thì ước tính đến năm 2020, số người mù sẽ tăng lên đến 75 triệu người.
- 6 Sáng kiến này của WHO nhằm thanh toán các loại mù có thể phòng tránh được vào năm 2020, làm sao để số người mù chỉ còn khoảng 25 triệu người trên thế giới. Trong giai đoạn 5 năm đầu tiên, các hành động can thiệp cần được ưu tiên để ngăn ngừa và kiểm soát được 4 bệnh gây mù là Đục thể thuỷ tinh, mắt hột, bệnh mù sông và mù loà ở trẻ em. Đồng thời, các cố gắng cũng cần tập trung vào việc phát triển nhân lực, đặc biệt ở vùng châu Phi và xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở cho chăm sóc mắt, chú trọng đến việc phát triển trang thiết bị và kỹ thuật thích ứng. Trong quá trình này, rất cần sự hợp tác chặt chẽ của các Bộ Y tế của các nước, các tổ chức liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để cùng nhau lập kế hoạch, huy động mọi nguồn lực và thực hiện các hoạt động chăm sóc mắt và phòng chống mù loà, trước tiên tập trung làm điểm ở các quần thể dân cư khoảng 1-3 triệu người để dễ quản lý, dễ thực hiện và thành công. Sáng kiến “Tầm nhìn 2020” đặt ra những nhiệm vụ sau: - Nâng cao nhận thức về mù loà - Huy động các nguồn lực sẵn có - Kiểm soát các nguyên nhân gây mù chính - Đào tạo các Bác sĩ nhãn khoa và các cán bộ thực hiện công tác chăm sóc mắt - Bổ sung cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu - Phát triển các kỹ thuật thích hợp Hưởng ứng lời kêu gọi của WHO, ngày 05/3/2000, Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương đã thay mặt Chính phủ và Bộ Y tế nước ta ký cam kết ủng hộ và thực hiện sáng kiến này ở Việt Nam với sự có mặt của đại diện Chương trình phòng chống mù loà quốc tế, đại diện của bác sĩ nhãn khoa trên toàn quốc.
- 7 1.1.2. Một số bệnh về mắt gây mù chủ yếu ở người cao tuổi Theo một báo cáo của liên hợp quốc số người cao tuổi – từ 60 tuổi trở lên đã tăng đáng kể trong những năm gần đây ở hầu hết các quốc gia và khu vực và tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới [108], [112]. Từ năm 2015 đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên trên thế giới sẽ tăng 56%, từ 901 triệu lên 1,4 tỷ và đến năm 2050, số người cao tuổi sẽ tăng gấp đôi so với quy mô của nó so với năm 2015, đạt gần 2,1 tỷ người [108]. Theo một báo cáo khác của Tổ chức Y tế thế giới, nhóm người trên 50 tuổi nhóm đối tượng có những đặc điểm riêng về tình trạng sức khỏe và bệnh tật và cũng là nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh gây mù như: đục thể thuỷ tinh, glôcôm, mộng thịt, sẹo giác mạc do mắt hột... vì vậy trong các nghiên cứu về tình hình bệnh tật thường lấy mốc này để phân chia đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhóm tuổi từ 50-60 tuổi lại là nhóm tuổi vẫn đang trong độ tuổi lao động, các can thiệp cộng đồng đối với nhóm tuổi này là khó thực hiện vì sự tiếp cận với họ là khó thực hiện. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vào nhóm người từ 60 tuổi trở lên, vì lúc này họ đã nghỉ hưu sự ảnh hưởng tới sức khoẻ với họ là rõ rệt, sự can thiệp với nhóm tuổi này cũng dễ được thực hiện hơn. Các bệnh về mắt thường gặp ở độ tuổi này là đục thể thuỷ tinh, glôcôm, mộng thịt, sẹo giác mạc do mắt hột. 1.1.2.1. Đục thể thuỷ tinh - Đục thể thuỷ tinh là tình trạng mờ đục của thể thuỷ tinh do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù loà ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nếu được phẫu thuật thay thuỷ tinh thể nhân tạo bệnh nhân vẫn có khả năng phục hồi được thị lực. * Các nguyên nhân gây đục thể thuỷ tinh Có nhiều nguyên nhân gây đục thể thuỷ tinh: - Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh, đục thể thuỷ tinh ở trẻ em.
- 8 - Đục thể thuỷ tinh do tuổi già - Đục thể thuỷ tinh do chấn thương - Đục thể thuỷ tinh bệnh lý * Triệu chứng của đục thể thuỷ tinh Những triệu chứng thường gặp nhất là: - Nhìn mờ. - Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng. - Màu có vẻ nhạt hơn. - Ban đêm thị giác kém hơn. - Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình. - Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên. Những triệu chứng này có thể cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác tại mắt. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng này thì nên đến bác sĩ mắt để được khám và tư vấn. * Chẩn đoán đục thể thuỷ tinh Để phát hiện đục thể thủy tinh cần phải khám mắt toàn diện, gồm các bước sau: - Đo thị lực bằng bảng thị lực. - Khám mắt với đồng tử dãn: dùng thuốc nhỏ để dãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thể thủy tinh và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không. - Đo nhãn áp: đo thường qui để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glôcôm (cườm nước). Và một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm. * Điều trị đục thể thuỷ tinh
- 9 Đối với đục thể thủy tinh giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật sẽ lấy thể thủy tinh bị đục và đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh. Phẫu thuật được chỉ định khi đục thể thủy tinh gây giảm thị lực cản trở sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi. Bệnh nhân và bác sĩ cùng quyết định thời điểm phẫu thuật. Trong đa số trường hợp có thể trì hoãn phẫu thuật cho đến khi tư tưởng đã sẵn sàng. Nếu bị đục thể thủy tinh cả hai mắt, bác sĩ cũng không phẫu thuật hai mắt cùng lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau. Nếu hai mắt bị ảnh hưởng nhiều thì hai phẫu thuật có thể được tiến hành cách nhau 2 - 4 tuần. Một số trường hợp có thể lấy thể thủy tinh khi chưa gây giảm thị lực nhưng lại cản trở việc khám và điều trị các bệnh mắt khác, chẳng hạn bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già hoặc bệnh võng mạc tiểu đường. 1.1.2.2. Bệnh mắt hột Mắt hột là một viêm nhiễm mãn tính của kết giác mạc, tác nhân gây ra là Chlamydia Trachomatis và là một trong các tác nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới, nhất là các nước kém phát triển. Trên thế giới ước tính có khoảng 84 triệu người bị mắt hột hoạt tính và gần 8 triệu người bị giảm thị lực do bệnh này. Bệnh mắt hột lây lan thành dịch. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến sự xuất hiện và lây lan bệnh như vệ sinh môi trường kém, thiếu hoặc giảm chất lượng nước sinh hoạt và hầu hết sự lây lan xảy ra trong gia đình. Bệnh nhân bị mắt hột có thể dẫn tới các biến chứng: viêm kết mạc mạn tính bị đỏ mắt, ngứa, cộm, xốn quanh năm; lông quặm, lông xiêu là tình trạng tổn thương kết mạc bờ mi gây cho lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào cọ xát liên tục vào giác mạc, gây tổn thương, trầy sướt, loét giác mạc, làm mờ
- 10 đục giác mạc. Do vệ sinh kém bị nhiễm khuẩn gây viêm mủ nhãn cầu có thể phải khoét bỏ mắt hoặc viêm teo mắt dẫn đến mù lòa. Theo điều tra của Viện Mắt Trung ương năm 2002, trong các bệnh gây mù tỷ lệ bệnh mắt hột ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng chiếm 9,09%, miền Trung chiếm 1,02%, miền Nam chiếm 2,2%. Đây là nguyên nhân mù loà chính ở Việt Nam trước đây. Hiện nay, cơ cấu mặc dù cơ cấu bệnh tật đã có nhiều thay đổi, những biến chứng do mắt hột gây ra vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến đối tượng lớn tuổi (những người có mắt hột hoạt tính nặng trước kia). Về điều trị: Bệnh mắt hột có các thể từ nhẹ đến nặng, những trường hợp nhẹ không cần điều trị cũng tự khỏi, các trường hợp nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mắt và đưa đến mù lòa nên phải điều trị tích cực. Phương pháp điều trị mắt hột phổ biến là dùng thuốc nhỏ mắt hoặc tra thuốc mỡ vào mắt. Có thể dùng một trong các thuốc sau để điều trị: mỡ tetracyclin 1%, tra mắt buổi tối mỗi tháng 10 ngày liên tục trong khoảng 6 tháng - 1 năm; đồng thời uống một trong các thuốc tetracyclin, erythromycin hay doxycyclin x 3-4 tuần; Phẫu thuật xử lý các trường hợp biến chứng như lông quặm, sẹo giác mạc. Về phòng bệnh: Bệnh mắt hột rất dễ mắc và lây lan thành dịch, có nguy cơ dẫn đến mù lòa nhưng có thể phòng tránh bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện như sau: luôn luôn rửa sạch tay mỗi khi lao động hay tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn; chú ý tập thói quen không dụi tay bẩn lên mắt. Sử dụng kính khi đi đường tránh gió bụi vào mắt; rửa mặt bằng khăn mặt riêng; không sử dụng nước ao hồ để tắm rửa, tránh để nước bẩn bắn vào mắt; thường xuyên làm vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng, gián, chuột; khi mắc bệnh phải điều trị bảo đảm thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. 1.1.2.3. Bệnh glôcôm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009 - 2011
168 p | 240 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa
214 p | 217 | 69
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
266 p | 181 | 50
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Dịch tễ học phân tử bệnh lao tại Việt Nam (2003 - 2009)
14 p | 175 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn-vệ sinh lao động cho công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên
196 p | 78 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
27 p | 137 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
138 p | 29 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố
29 p | 112 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm tại các bệnh viện công và tác động của can thiệp chính sách, 2017-2019
250 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Xây dựng và kết quả thử nghiệm gói dịch vụ y tế cơ bản trong điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại trạm y tế xã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 2017-2018
27 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại hai huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 30 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng sử dụng tân dược sản xuất trong nước thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm tại các bệnh viện công và tác động của can thiệp chính sách, 2017-2019
27 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Sức khỏe và bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
328 p | 5 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
125 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
217 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
32 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn