Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp: Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản
Chia sẻ: Thangnamvoiva22 Thangnamvoiva22 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:151
lượt xem 8
download
Đề tài đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất và ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản Đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất và ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp: Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI ĐẶNG HOÀNG BIÊN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐA HÌNH GEN PRKAG3 CỦA LỢN LŨNG PÙ VÀ LỢN BẢN LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
- Hà Nội, 2016 2
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI ĐẶNG HOÀNG BIÊN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ ĐA HÌNH GEN PRKAG3 CỦA LỢN LŨNG PÙ VÀ LỢN BẢN CHUYÊN NGÀNH: Di truyền và Chọn giống vật nuôi MÃ SỐ: 62.62.01.08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ̉ 1. PGS.TS. Đinh Văn Chinh 2. TS. Tạ Thị Bích Duyên
- Hà Nội, 2016 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Biên i
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đinh Văn Chinh và ̉ TS. Tạ Thị Bích Duyên là hai thầy hướng dẫn khoa học luôn ở bên giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể Ban Giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các thầy cô đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các cán bộ thuộc: Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Bộ môn Di truyền giống vật nuôi, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Tế bào động vật – Viiện Chăn nuôi; Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Cần Thơ; ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ Bô môn Di truyên va chon giông vât nuôi, Khoa Chăn nuôi, Hoc viên Nông ́ nghiêp Viêt Nam đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi ̣ ̣ trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Biên ii
- iii
- MỤC LỤC ỜI CAM ĐOAN L ................................................................................................. i ỜI CẢM ƠN L ..................................................................................................... ii ỤC LỤC M .......................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ viii Ở ĐẦU M ............................................................................................................. 1 ƯƠNG I CH ......................................................................................................... 5 ỔNG QUAN TÀI LIỆU T ................................................................................... 5 ƯƠNG II CH ...................................................................................................... 48 ẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU V .................. 48 ƯƠNG III CH .................................................................................................... 63 ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN K .......................................................................... 63 ƯƠNG IV CH .................................................................................................. 123 ẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ K ............................................................................. 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 125 iv
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Một số nghiên cứu về gen thực hiện trên các giống lợn ở Việt Nam.................................................................................................................... 38 Bảng 2: Dung lượng mẫu nghiên cứu...........................................................48 Bảng 3: Hàm lượng dinh dưỡng của thức ăn cho lợn thí nghiệm............51 Bảng 4: Trình tự các cặp mồi khuếch đại các đoạn gen PRKAG3 và các enzyme giới hạn tương ứng được sử dụng .................................................58 Bảng 5: Thành phần phản ứng PCR.............................................................59 Bảng 6: Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR khuếch đại các đoạn gen PRKAG3............................................................................................................59 Bảng 7: Các enzyme giới hạn (RE) sử dụng trong nghiên cứu...................60 Bảng 8: Thành phần hóa chất cho phản ứng cắt enzyme...........................60 Bảng 9: Một số đặc điểm ngoại hình của lợn Lũng Pù và lợn Bản.........64 Bảng 10: Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Lũng Pù ............................................................................................................................ 65 Bảng 11: Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái Bản. . .67 Bảng 12: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái Lũng Pù và lợn Bản ............................................................................................................................ 69 Bảng 13: Năng suất sinh sản của lợn nái Lũng Pù và lợn Bản..................70 Bảng 14: Năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù theo lứa đẻ........................78 Bảng 15: Năng suất sinh sản của lợn Bản theo lứa đẻ...............................82 Bảng 16: Khối lượng của lợn Lũng Pù qua các tháng tuổi (kg)................84 Bảng 17: Khối lượng lợn Bản qua các tháng tuổi (kg)...............................85 Bảng 18: Tăng khối lượng của lợn Lũng Pù qua các tháng tuổi (g/ngày) 87 Bảng 19: Tăng khối lượng của lợn Bản qua các tháng tuổi (g/ngày)........88 Bảng 20: Năng suất thân thịt của lợn Lũng Pù............................................89 Bảng 21: Năng suất thân thịt của lợn Bản...................................................91 Bảng 22: Chất lượng thịt của lợn Lũng Pù..................................................94 Bảng 23: Chất lượng thịt của lợn Bản.........................................................98 v
- Bảng 24: Tần số kiểu gen và tần số alen của các đa hình gen PRKAG3 ở lợn Lũng Pù.....................................................................................................109 Bảng 25: Tần số kiểu gen và tần số alen của các đa hình gen PRKAG3 ở lợn Bản............................................................................................................111 Bảng 26: Ảnh hưởng của đa hình G52S/HphI đến chất lượng thịt lợn Bản................................................................................................................... 115 Bảng 27: Ảnh hưởng của đa hình T30N/StyI đến chất lượng thịt lợn Bản .......................................................................................................................... 118 Bảng 28: Ảnh hưởng của đa hình V199I/BsaHI đến chất lượng thịt lợn Bản................................................................................................................... 121 vi
- DANH MỤC HÌNH Hình 1: Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn Lũng Pù và lợn Bản..................................................................................................................... 73 Hình 2: Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn Lũng Pù theo lứa đẻ................................................................................................................. 79 Hình 3: Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn Bản theo lứa đẻ....................................................................................................................... 83 Hình 4: Khối lượng của lợn Lũng Pù và lợn Bản qua các tháng tuổi.......86 Hình 5: Tăng khối lượng của lợn Lũng Pù và lợn Bản qua các tháng tuổi ............................................................................................................................ 89 Hình 6: Năng suất thân thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản...........................93 Hình 7: Độ pH thịt thăn của lợn Lũng Pù và lợn Bản tại thời điểm 45 phút và 24 giờ sau giết thịt..............................................................................96 Hình 8: Độ sáng của thịt thăn lợn Lũng Pù và lợn Bản..............................97 Hình 9: Tỷ lệ mất nước do bảo quản và chế biến của thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản.........................................................................................................99 Hình 10: Kết quả khuếch đại các đoạn gen PRKAG3 exon 1 và exon 3. 101 Hình 11: Đa hình G52S trong đoạn gen PRKAG3exon 1,..........................102 Hình 12: Đa hình T30N trong đoạn gen PRKAG3exon 1, ........................104 Hình 13: Đa hình V199I trong đoạn gen PRKAG3exon 3, .......................105 Hình 14: Đa hình R200Q trong đoạn gen PRKAG3exon 3, ......................106 Hình 15: Hình ảnh kết quả giải trình tự gen xác định các vị trí đa hình nucleotide quy định đa hình kiểu gen PRKAG3 vùng exon 1.....................107 Hình 16: Hình ảnh giải trình tự gen xác định các vị trí đa hinh nucleotide quy định đa hình kiểu gen PRKAG3 vùng exon 3.......................................108 vii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT a* : Redness (độ đỏ) AMPK : Adenosine Monophosphate Activated Protein Kinase b* : Yellowness (độ vàng) CS : Cai sữa cs. : Cộng sự DFD : Dark, Firm, Dry (thâm, chắc và khô) DuL : Duroc x Landrace DuY : Duroc x Yorkshire ESR : Estrogen Receptor gene FAO : Tổ chức nông lương Liện Hợp Quốc GHRH : Growth Hormone Releasing Hormone h2 : Hệ số di truyền HAL : Halothan HFABP : Heart fatty acid binding protein KL : Khối lượng L* : Lightness (độ sáng) LSM : Trung bình bình phương nhỏ nhất LW : Large White LY : Landrace x Yorkshire MS : Meishan PCR : Polymerase Chain Reaction pH24 : Giá trị pH sau 24 giờ giết thịt pH45 : Giá trị pH sau 45 phút giết thịt PiL : Pietrian x Landrace PIT1 : Pituitaryspecific transcription factor1 PiY : Pietrian x Yorkshire PRKAG3 : Protein Kinase Adenosine Monophosphateactivated viii
- γ3subunit PRLR : Prolactin Receptor PROCGLM : Procedure of Generalized Line Mixed Model : Pale, Soft, Exudative (nhợt nhạt, mềm nhão và rỉ PSE dịch) RFLP : Restriction Fragment Length Polymorphism RN : Rendment Napole RYR1 : Ryanodine receptor SE : Sai số chuẩn TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TG : Thời gian TLMNBQ : Tỷ lệ mất nước bảo quản TLMNCB : Tỷ lệ mất nước chế biến TPP : Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương ix
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là nước có nguồn gen lợn bản địa phong phú với 26 giống đã được phát hiện (Hoàng Văn Tiệu và cs., 2012; Tạ Thị Bích Duyên và cs., 2013). Tuy nhiên, quy mô đàn cua nhiều giống lợn bản địa ̉ ngày càng giảm và một số giống có nguy cơ biến mất. Mặc dù, các giống lợn bản địa có năng suất không cao so với các giống lợn ngoại, nhưng lại có nhiều đặc tính quý như khả năng chống chịu bệnh tốt, khả năng thích nghi cao và chịu đựng kham khổ, chất lượng thịt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Lợn Lũng Pù và lợn Bản (lợn Bản Hòa Bình) là 2 giống lợn bản địa có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển. Chúng có tầm vóc trung bình, khả năng sản xuất khá so với các giống lợn bản địa khác, số lượng tương đối nhiều, đặc điểm ngoại hình tương đối đồng nhất và đặc biệt là hai giống lợn này có thể chịu được điều kiện sống khắc nghiệt của các vùng núi đá cao, dinh dưỡng kém. Lợn Lũng Pù có nguồn gốc ở huyện Mèo Vạc và được nuôi ở nhiều nơi của tỉnh Hà Giang; lợn Bản được phát hiện ở hầu hết các huyện vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình và được nuôi nhiều ở vùng đồng bào dân tôc Mán và Mường sinh sống. ̣ Từ trước đến nay, đã có một số nghiên cứu riêng lẻ trên các đối tượng lợn Lũng Pù (Nguyễn Văn Đức và cs., 2008; Vũ Ngọc Sơn và cs., 2009; Trịnh Quang Phong và Đào Đức Thà, 2012; Nguyễn Văn Đức, 2013) và các nghiên cứu trên lợn Bản (Vũ Đình Tôn và cs., 2010, 2012; Quách Văn Thông, 2009). Tuy nhiên, các nghiên cứu nói trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và một số tính trạng sản xuất của chúng. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách có hệ thống về tiềm năng di truyền của các tính trạng sản xuất, đặc biệt là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình với kiểu gen của tính trạng chất lượng thịt của hai giống lợn này. Trước đây, việc đánh giá chất lượng thịt của hai giống lợn này mới chỉ dừng lại 1
- ở mức độ cảm quan của người tiêu dùng và một số ít phân tích thành phần hóa học của thịt (lợn Lũng Pù) mà chưa nghiên cứu đầy đủ về đặc tính và bản chất của nó. Nói cách khác, việc đánh giá khả năng sản xuất của lợn Lũng Pù và lợn Bản chưa được thực hiện đầy đủ và có hệ thống từ khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho thịt đến chất lượng thịt trong cùng một thí nghiệm. Hiện nay, mặc dù được người tiêu dùng đánh giá hai giống lợn Lũng Pù và lợn Bản có chất lượng thịt thơm ngon nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập tới bản chất và nguyên nhân ở cấp độ gen đối với chất lượng thịt của chúng. Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử, ngày càng nhiều gen quy định tính trạng được xác định. Gen PRKAG3 là một trong các gen được xác định có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng chất lượng thịt ở lợn như hàm lượng glycogen trong cơ, pH, màu sắc, độ giữ nước và độ dai của thịt (Ciobanu và cs., 2001). Việc đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt của lợn Lũng Pù và lợn Bản sẽ làm cơ sở cho công tác chọn lọc nâng cao chất lượng thịt của 2 giống lợn này. Từ thực tế nêu trên, việc đanh gia môt cach đầy đủ, có hệ thống ́ ́ ̣ ́ về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất, kết hợp với nghiên cứu đa hình gen PRKAG3 và xác định ảnh hưởng của gen này đến chất lượng thịt của 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản là cần thiết để đưa ra những định hướng chọn lọc, sử dụng nguồn gen hai giống lợn này có hiệu quả góp phần tăng cường sự bền vững trong các hệ thống sản xuất chăn nuôi lợn bản địa. Vì vậy, chung tôi tiên hanh đề tài “Khả năng sản ́ ́ ̀ xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát 2
- Đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất và ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản nhằm phục vụ cho công tác giống và định hướng phát triển hai giống lợn này. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định được đặc điểm ngoại hình của lợn Lũng Pù và lợn Bản. Xác định được năng suất sinh sản của lợn Lũng Pù và lợn Bản. Xác định được khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản. Bước đầu xác định được tính đa hình gen PRKAG3 và thăm dò mức độ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt lợn Lũng Pù và lợn Bản. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống từ đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh sản, sinh trưởng đến năng suất và chất lượng thịt của 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản. Đây cũng là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu xác định đa hình gen PRKAG3 và bước đầu nhận định ảnh hưởng của nó đến một số chỉ tiêu chất lượng thịt (màu sắc thịt) đối với 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản. Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về nguồn gen lợn bản địa. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc định hướng chọn lọc nâng cao chất lượng 2 giống lợn Lũng Pù và lợn Bản. 3
- Các kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu năng suất, là cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 2 giống lợn này trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở vùng núi cao. 4. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã đánh giá được tương đối đầy đủ và có hệ thống từ đặc điểm ngoại hình về màu sắc lông da, khả năng sinh sản, sinh trưởng đến năng suất thân thịt và chất lượng thịt ở lợn Lũng Pù và lợn Bản. Xác định được đa hình gen PRKAG3 bao gồm 4 đa hình G52S/HphI, T30N/StyI, V199I/BsaHI, R200Q/BsrBI ở cả 2 giống lợn Lũng Pù và Bản. Bước đầu đánh giá được ảnh hưởng của đa hình gen PRKAG3 đến chất lượng thịt của lợn Bản: đa hình T30N/StyI và G52S/HphI ảnh hưởng đến chỉ tiêu độ sáng và đa hình T30N/ StyI ảnh hưởng đến độ vàng của thịt. 4
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Đặc điểm ngoại hình lợn bản địa và các yếu tố ảnh hưởng 1.1.1.1. Đặc điểm ngoại hình của lợn Ngoài hình của lợn được đánh giá thông qua quan sát bên ngoại bằng mắt thường trên con vật bởi các nhóm chỉ tiêu màu sắc lông, da và nhóm chỉ tiêu đánh giá về hình dạng, cấu trúc của các cơ quan bộ phận cấu thành cơ thể lợn. Ngoại hình có thể được biểu thị trên các chỉ tiêu định lượng (số vú, số lông mọc trên một lỗ) hay chỉ tiêu định tính (màu sắc lông, da và các đặc điểm về hình dạng các cơ quan, bộ phận cấu thành cơ thể lợn). Nghiên cứu về ngoại hình của lợn bản địa thông qua quan sát và mô tả chúng nhằm đánh giá phân loại độ thuần chủng của giống. Màu sắc lông da là tính trạng chất lượng ít có ý nghĩa về mặt kinh tế, nhưng nó lại có ý nghĩa trong việc chọn giống, vì màu sắc của lông, da là đặc trưng cho mỗi giống. Mỗi một giống vật nuôi có một màu sắc lông da đặc trưng, từ đó có thể dựa vào màu sắc bộ lông mà phát hiện được sự lẫn gen hoặc nhầm lẫn khi xác định phả hệ, nguồn gốc, màu sắc lông da còn liên quan đến sức sống của động vật (Trịnh Đình Đạt, 2002, trích theo Tạ Thị Bích Duyên và cs., 2013). 1.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình a) Yếu tố di truyền Ảnh hưởng của giống: 5
- Các giống lợn khác nhau có đặc điểm ngoại hình khác nhau. Đặc điểm ngoại hình là tiêu chí quan trọng để đánh giá và phân biệt các giống lợn về kiểu hình. Theo định nghĩa về giống của FAO: “Một giống hoặc một nhóm giống trong loài có đặc điểm bên ngoài có thể ghi nhận và phân biệt mà nó có thể cho phép tách biệt bởi hình thức bên ngoài với các nhóm khác thì được gọi là một giống”. Giống là tập hợp các vật nuôi có quần thể đủ lớn trong cùng một loài, có một nguồn gốc chung, có một số đặc điểm chung, được hình thành do quá trình chọn lọc tự nhiên hoặc tác động của con người. Các vật nuôi trong cùng một giống có các đặc điểm về ngoại hình, sinh lý, năng suất sinh vật học và khả năng chống chịu bệnh giống nhau, các đặc điểm này di truyền được cho đời sau (Nguyễn Văn Thiện, 1996). Ảnh hưởng của cá thể: Trong cùng một giống, có những cá thể do lấn át gen hay bị phân ly do tác động của môi trường làm cho các gen quy định một tính trạng ngoại hình nào đó thể hiện ra bên ngoài. Điều này thường thấy ở các giống lợn bản địa khi đặc điểm ngoại hình của giống là màu đen toàn thân, nhưng có khi trong đàn xuất hiện một vài cá thể có loang trắng ở chân, bụng, mõm, v.v.. b) Các yếu tố ngoại cảnh Điều kiện sống cũng làm ảnh hưởng đến đặc điểm ngoại hình của lợn do đấu tranh, tồn tại và thích nghi. Ví dụ, lợn rừng có thân hình thanh chắc, chân khỏe, mõm dài và thường có răng nanh dài, các yếu tố này sẽ giúp lợn rừng có thể di chuyển linh hoạt, tìm kiếm, đào bới và săn mồi để tồn tại trong môi trường tự nhiên. Ngoài ra, nhiệt độ và cường 6
- độ chiếu sáng của môi trường sống cũng làm thay đổi màu sắc lông da của lợn. 1.1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng 1.1.2.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá trên rất nhiều chỉ tiêu, các chỉ tiêu đó được phân ra ba nhóm là: số lượng con, khối lượng lợn con và thời gian. Tuy nhiên, các nhóm chỉ tiêu này có mối tương quan nhất định với nhau. Vì vậy, trong công tác giống lợn các nhà di truyền chọn giống chỉ quan tâm tới một số tính trạng năng suất nhất định mà theo họ là các chỉ tiêu có tầm quan trọng kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Từ năm 1980, Legault đã cho rằng trong các trại chăn nuôi lợn hiện đại, số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không chỉ tính trên một số lứa đẻ nhất định mà được tính chung trong toàn bộ thời gian sử dụng của một lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm quan trọng tương đối của các thành phần cấu thành chỉ tiêu số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm lần lượt là: số con đẻ ra trong một lứa, tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, khoảng cách lứa đẻ (thời gian mang thai + thời gian lợn con bú sữa + thời gian từ cai sữa đến phối giống có chửa lứa tiếp theo). Tuy nhiên, đến nay người sản xuất chăn nuôi lại quan tâm đến một chỉ tiêu tổng quát hơn, đó là tổng khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm là bao nhiêu khi thời gian cai sữa được cố định (thường là 21 ngày), đây mới là mục tiêu cuối cùng mà họ 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên
267 p | 363 | 107
-
Luận án phó tiến sỹ " Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác xã trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa "
28 p | 393 | 100
-
Luận văn tiến sỹ kinh tế: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh bắc ninh từ 1986 đến nay
194 p | 163 | 63
-
Luận án tiến sỹ " Nghiên cứu khả năng cố định đạm của đậu phộng trên đất xám bằng phương pháp đồng vị đánh dấu 15N "
27 p | 184 | 46
-
Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh vật xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn
142 p | 150 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chuyển hóa rong biển, phế thải nông nghiệp chứa carbohydrate thành ethanol sử dụng xúc tác sinh học
155 p | 126 | 29
-
Luận văn tốt nghiệp: Đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây
89 p | 96 | 25
-
Luận án phó tiến sỹ " Nghiên cứu di truyền và lai các đột biến chín sớm giống lúa 8A ( IR 2070 -199.3.6.6 ) tạo giống mới "
28 p | 123 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên
27 p | 199 | 21
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Duyên hải miền Trung
14 p | 57 | 9
-
Luận án Tiến sỹ Địa lý: Xác lập cơ sở địa lý học phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Gia Lai
230 p | 77 | 9
-
Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam
0 p | 74 | 9
-
Luận án Tiến sỹ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2000-2010
198 p | 32 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Phát triển mối liên kết kinh tế giữa NN Thủ đô Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận
14 p | 49 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam
0 p | 100 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chuyển hóa rong biển, phế thải nông nghiệp chứa carbohydrate thành ethanol sử dụng xúc tác sinh học
21 p | 85 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính của vi khuẩn Escherichia coli phân lập từ ngan bệnh và biện pháp phòng, trị
28 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn