intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Bác sĩ nội trú: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được can thiệp động mạch vành qua da ở Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên

Chia sẻ: Tiêu Kính Đằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

51
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm: mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp được can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên. Đánh giá sự thay đổi về hình thái, chức năng tâm thu thất trái và kết quả kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch sau can thiệp 3 tháng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Bác sĩ nội trú: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được can thiệp động mạch vành qua da ở Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN VĂN LINH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyeen ngành : Nội khoa Mã số : NT 62.72.20.50 LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.NGUYỄN TRỌNG HIẾU THÁI NGUYÊN – NĂM 2015
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do tôi thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong thời gian học bác sĩ nội trú Bệnh viện khóa K6 (2012-2015), Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ công trình nào của các tác giả khác. Các số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Văn Linh
  3. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá nhân, các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới: Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo bộ phận sau đại học Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Toàn thể các Thầy, các Cô trong Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng– Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, giảng viên Bộ môn Nội – Người thầy đã có những tư vấn định hướng ngay từ khi tôi mới bắt đầu học BSNTBV. PGS.TS Dương Hồng Thái- Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. TS .Nguyễn Trọng Hiếu – Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, phó trưởng Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên - Người thầy trực tiếp hướng dẫn, đã dành rất nhiều thời gian công sức tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
  4. iii TS .Phạm Kim Liên, TS.Lưu Thị Bình, cùng các thầy cô giáo khác trong Bộ môn Nội đã giảng dạy, tạo cho tôi những điều kiện tốt nhất trong quá trình trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô những nhà khoa học trong hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu và khoa học để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể nhân viên khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên, cùng tập thể thầy cô và nhân viên Viện Tim mạch Việt Nam, Viện Tim Hà Nội đã giảng dạy, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ cùng những người thân trong gia đình, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015. Nguyễn Văn Linh
  5. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACC : Trường môn tim mạch Hoa kỳ (American College of cardiology) ADA : Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ (American Diabetic Association) AHA : Hội tim mạch Hoa kỳ (American Heart Association) ASE : Hội siêu âm tim mạch Hoa kỳ (American Society Echocardiography) BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) BN : Bệnh nhân CABG : Bắc cầu nối chủ vành (Coronary Artery Bypass Grafting) CCS: : Hội tim mạch Canada (Canadian Cardiology Society) CCU : Đơn vị cấp chăm sóc mạch vành (Coronary care unit) CVD : Bệnh tim mạch (Cardiovascular disease) CHD : Bệnh động mạch vành (Coronary heart disease) ESH : Hội tăng huyết áp Châu Âu (European Society of Hypertension) ESC : Hội tim mạch Châu Âu (European Society of Cardiology)
  6. v EF : Phân suất tống máu (Ejection fraction) Dd : Đường kính thất trái cuối thì tâm trương Ds : Đường kính thất trái cuối thì tâm thu ĐMV : Động mạch vành ĐTNKOĐ : Đau thắt ngực không ổn định ĐTĐ : Đái tháo đường HDL-C : Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng cao (High density lipoprotein cholesterol) HCMVC : Hội chứng mạch vành cấp HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương LDL-C : Lipoprotein Cholesterol tỉ trọng thấp (Low density lipoprotein cholesterol) LAD : Động mạch liên thất trước (Left anterior descending) LCX : Động mạch mũ trái (Left circumflex artery) LV : Thất trái (Left ventricle) LVEF : Phân suất tống máu của thất trái (Left ventricular ejection fraction) LVEDD : Đường kính thất trái cuối thì tâm trương (Left ventricular end diastolic diameter) LVESD : Đường kính thất trái cuối thì tâm thu (Left ventricular end systolic diameter) MSCT :Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (Multislice computer tomography).
  7. vi NMCT : Nhồi máu cơ tim NMCTSTC : Nhồi máu cơ tim có ST chênh NMCTKSTC : Nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên PCI : Can thiệp động mạch vành qua da (Percutaneous coronary intervention) PAD : Bệnh động mạch ngoại vi (Peripheral arterial disease) RCA : Động mạch vành phải (Right coronary artery) RLNT : Rối loạn nhịp tim SPECT : Xạ hình cắt lớp (Single photon emission computed tomography) THA : Tăng huyết áp TT : Thất trái Vd : Thể tích thất trái cuối thì tâm trương Vs : Thể tích thất trái cuối thì tâm thu YTNC : Yếu tố nguy cơ WHO : Tổ chức Y tế thế giới WPW : Hội chứng Wolf- Parkinson- White
  8. vii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................... 3 1.1.Đại cương về hội chứng mạch vành cấp ........................................... 3 1.2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành và kiểm soát ......... .8 1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hội chứng mạch vành cấp .... 12 1.4. Các biện pháp điều trị sau can thiệp động mạch vành qua da ....... 26 1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân HCMVC, hình thái, chức năng thất trái sau can thiệp động mạch vành qua da. ............................................................ 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 30 2.2. Thời gian và địa điểm..................................................................... 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 31 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu chính ........................................................ 31 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 33 2.6. Phương tiện nghiên cứu ................................................................. 45 2.7. Sơ đồ nghiên cứu…………………………………………………46 2.8. Xử lý số liệu: .................................................................................. 47 2.9. Đạo đức nghiên cứu ....................................................................... 47 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 50 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 50 3.2 Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng .................................... 50 3.3 Kết quả kiểm soát các yếu tố nguy cơ, sự thay đổi của hình thái, chức năng tâm thu thất trái sau can thiệp. ............................................. 59 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................... 64
  9. viii 4.1 Bàn luận về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng mạch vành cấp ....................................................................................... 64 4.2 Kết quả kiểm soát một số YTNC, sự thay đổi về hình thái, chức năng thất trái sau can thiệp .................................................................... 71 KẾT LUẬN ........................................................................................... 77 1. Về một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nổi bật của các bệnh nhân HCMVC. ...................................................................................... 78 2. Kết quả kiểm soát các YTNC , sự thay đổi hình thái và chức năng thất trái sau can thiệp............................................................................. 79 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 81
  10. ix DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Giải phẫu động mạch vành trái ............................................... 4 Hình 1.2.Giải phẫu động mạch vành phải ............................................... 6 Hình 2.1. Cách tính Vd, Vs theo Teicho.lz…………………………...41 Hình 2.2. Cách tính Vd, Vs theo Simpson……………………………41
  11. x DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tỉ lệ các yếu tố nguy cơ ................................................ 50 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tỉ lệ các vị trí nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ .......... 54 Biểu đồ 3.3 Chỉ số EF trước và sau can thiệp ................................................ 58 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân có RLCH lipid máu trước và sau can thiệp .... 60 Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi EF sau can thiệp ..................................................... 63
  12. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt hậu quả của các YTNCvà ý nghĩa của việc kiểm soát ............11 Bảng 1.2. Đánh giá kết quả theo thang điểm TIMI ....................................... 16 Bảng 1.3. Liên quan điểm TIMI và tỷ lệ các biến cố chính(tử vong, NMCT, tái can thiệp mạch) ............................................................................ 17 Bảng 1.4. Cách đánh giá của AHCPR ............................................................ 17 Bảng 1.5. Cách cho điểm theo thang điểm GRACE ..................................... 18 Bảng 1.6. Đánh giá nguy cơ theo thang điểm GRACE ................................. 18 Bảng 1.7. Vị trí của nhồi máu cơ tim và tiên lượng ....................................... 19 Bảng 1.8. Chỉ định PCI và CABG ................................................................. 23 Bảng 2.1. Phân loại chỉ số khối cơ thể theo WHO 2000 dành cho người châu Á ............................................................................................................ 33 Bảng 2.2. Định nghĩa và phân độ tăng huyết áp theo ESC 2013 và FNC VIII ................................................................................................................. 33 Bảng 2.3. Tiêu chuẩn về phân độ cơn đau thắt ngực theo hội tim mạch Canada ............................................................................................................ 34 Bảng 2.4. Tiêu chuẩn về phân độ Killip ở bệnh nhân HCMVC .................... 34 Bảng 2.5. Tiêu chuẩn xác định rối loạn chuyển hóa lipid trong máu theo ESC/ESH 2013 ............................................................................................... 35 Bảng 2.6. Tiêu chuẩn về đích cần đạt của của bilan lipid máu ở bệnh nhân HCMVC theo ESC 2013 ....................................................................... 35 Bảng 2.7. Phân loại tần suất tống máu tâm thu thất trái EF theo ACC/AHA 2013 ............................................................................................. 36 Bảng 2.8. Tiêu chuẩn về các hình thái vận động của cơ tim trên siêu âm tim................................................................................................................... 36 Bảng 2.9. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tổn thương của động mạch vành .... 37 Bảng 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu ........................................ 48 Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi, giới của nhóm nghiên cứu ................................ 48
  13. xii Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp .............................................................. 49 Bảng 3.4. Đặc điểm về thể trạng của 2 nhóm ................................................ 49 Bảng 3.5. Số lượng các yếu tố nguy cơ của nhóm nghiên cứu trước can thiệp ................................................................................................................ 50 Bảng 3.6. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu ..................................... 51 Bảng 3.7. Đặc điểm về một số triệu chứng thực thẻ trước can thiệp ............. 52 Bảng 3.8. Đặc điểm trị số huyết áp, tần số tim trung bình của các bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp ...................................................................... 52 Bảng 3.9. Đặc điểm suy tim theo phân độ killip của nhóm nghiên cứu ........ 53 Bảng 3.10. Kết quả xét nghiệm máu của nhóm nghiên cứu .......................... 53 Bảng 3.11. Đặc điểm về nhịp tim trên điện tâm đồ ....................................... 54 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thời gian đến viện và rối loạn nhịp tim ........ 55 Bảng 3.13. Vị trí tổn thương động mạch vành............................................... 55 Bảng 3.14. Mức độ tổn thương LAD của nhóm nghiên cứu ......................... 56 Bảng 3.15. Mức độ tổn thương LCX của nhóm nghiên cứu.......................... 56 Bảng 3.16. Mức độ tổn thương RCA của nhóm nghiên cứu ......................... 57 Bảng 3.17. Số lượng ĐMV bị tổn thương của nhóm nghiên cứu .................. 57 Bảng 3.18. Đặc điểm rối loạn vận động thành tim trên siêu âm của các bệnh nhân hội chứng vành cấp ....................................................................... 58 Bảng 3.19. Thay đổi về hành vi hút thuốc của các đối tượng có hút thuốc sau can thiệp ................................................................................................... 59 Bảng 3.20. Phân độ tăng huyết áp sau can thiệp của nhóm nghiên cứu ........ 59 Bảng 3.21. Tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện về bilan lipid máu, HbA1C, huyết áp sau can thiệp .................................................................................... 60 Bảng 3.22. Bilan lipid máu, HbA1C trước và sau can thiệp.......................... 61 Bảng 3.23. Kết quả kiểm soát một số YTNC sau can thiệp .......................... 61 Bảng 3.24. Sự thay đổi đường kính thất trái của bệnh nhân hội chứng vành cấp sau can thiệp ĐMV qua da 3 tháng................................................. 62
  14. xiii Bảng 3.25. Sự thay đổi thể tích thất trái của bệnh nhân hội chứng vành cấp sau can thiệp ĐMV qua da 3 tháng ......................................................... 62 Bảng 3.26. Chỉ số EF trung bình sau can thiệp của các bệnh nhân có EF giảm trước can thiệp ....................................................................................... 63
  15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh động mạch vành có xu hướng gia tăng nhanh chóng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là một trong nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [18], [15]. Hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) là tình trạng thiếu máu cơ tim cấp tính do tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn nhánh động mạch vành (ĐMV) nuôi dưỡng vùng cơ tim đó. Hội chứng mạch vành cấp bao gồm : Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (NMCTSTC), nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên (NMCTKSTC) và đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKOĐ) [30], [67]. Các thể bệnh này của HCMVC đều có cơ chế bệnh sinh là sự nứt hay vỡ của mảng xơ vữa dẫn đến thành lập huyết khối gây tắc mạch máu dẫn đến biến cố thiếu máu cục bộ cấp tính [60]. Nứt vỡ mảng xơ vữa gây tắc hoàn toàn ta có NMCT có ST chênh lên, gây tắc không hoàn toàn ta có bệnh cảnh của NMCT không có ST chênh lên. Sự gia tăng của HCMVC nói riêng và bệnh lý tim mạch nói chung được lý giải bởi sự gia tăng các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch như: hút thuốc lá, đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu…[49], [65], [71]. Có ba phương pháp để tái tưới máu cho bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp là can thiệp động mạch vành qua da ( PCI), bắc cầu nối chủ vành (CABG), dùng thuốc tiêu sợi huyết. Can thiệp động mạch vành qua da là phương pháp hiện đại, được coi là một trong những lựa chọn hàng đầu giúp tái thông mạch máu để cứu sống bệnh nhân bị HCMVC [27]. Không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, thừa cân béo phì sẽ tiếp tục làm tăng nguy cơ tái hẹp stent cũng như đòi hỏi phải tái lưu thông mạch máu (đặt lại stent, nong bóng phủ thuốc, bắc cầu nối chủ vành, dùng thuốc tiêu huyết khối) và các biến cố tim mạch khác (đột tử, suy tim, tai biến mạch não…) sẽ tăng lên [4], [52], [53], [81], [83], [85], do đó việc kiểm soát
  16. 2 các yếu tố nguy cơ có vai trò hết sức quan trọng, để có các biện pháp kiểm soát cụ thể trước tiên ta cần xác định thực trạng kiểm soát của các yếu tố nguy cơ. Siêu âm tim là một thăm dò quan trọng đã được Hội tim mạch Hoa Kỳ, Hội siêu âm tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng trong chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp, phát hiện biến chứng cấp tính, đánh giá hình thái, chức năng thất trái sau tái tưới thông mạch máu [7], [31]. Việc đánh giá chức năng tim sau can thiệp động mạch vành qua da có ý nghĩa quan trọng trong tiên lượng cũng như chiến lược điều trị vì suy tim là một trong những biến chứng gây tử vong lớn nhất của các bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp [64]. Can thiệp mạch vành đã được tiến hành tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên (ĐKTƯTN) từ năm 2011 nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch và hình thái, chức năng tim ở bệnh nhân sau can thiệp mạch vành. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được can thiệp động mạch vành qua da ở Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp được can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên. 2. Đánh giá sự thay đổi về hình thái, chức năng tâm thu thất trái và kết quả kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch sau can thiệp 3 tháng.
  17. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về hội chứng mạch vành cấp Hội chứng mạch vành cấp là tình trạng thiếu máu cơ tim cấp tính do tắc nghẽn một phần hay toàn bộ nhánh động mạch vành nuôi dưỡng vùng cơ tim đó; HCMVC bao gồm: NMCT có ST chênh, NMCT không ST chênh và ĐTNKOĐ [16], [30]. 1.1.1. Dịch tễ Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ và các nước châu Âu. Ước tính ở Mỹ có 1 triệu bệnh nhân nhập viện mỗi năm vì NMCT cấp và khoảng 200000 -300000 bệnh nhân tử vong hàng năm vì NMCT cấp. Ở Việt Nam số bệnh nhân NMCT tăng lên nhanh chóng qua các năm. Nếu như những năm 1950, NMCT là bệnh rất hiếm gặp thì hiện nay hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện. Tại viện tim mạch Việt Nam số lượng bệnh nhân NMCT cấp nhập viện đã tăng từ 2% (2001) lên 7% (2007) trong tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú, nếu tính chung cả hội chứng mạch vành cấp thì con số này còn cao hơn nữa. Những tiến bộ trong trong chẩn đoán và điều trị đã giúp làm giảm đáng kể tỷ vong do hội chứng mạch vành cấp gây ra. Sự ra đời của đơn vị cấp cứu mạch vành (CCU) những năm 1960, tiếp đến là những thuốc tiêu huyết khối những năm 80 và hiện nay là can thiệp động mạch vành cấp cứu và tiến bộ về các thuốc phối hợp đã làm cho tỷ lệ tử vong giảm đáng kể cụ thể với NCMT cấp 30% như trước đây [15]. Qua thống kê trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy số lượng bệnh nhân HCMVC ngày càng tăng nhanh. Vì vậy hội chứng mạch vành cấp không chỉ là vấn đề y tế mà còn là vấn đề xã hội cần được quan tâm.
  18. 4 1.1.2. Đặc điểm giải phẫu hệ động mạch vành [15] Cơ tim được nuôi dưỡng bởi 2 động mạch vành (ĐMV) đó là ĐMV trái và ĐMV phải. ĐMV trái xuất phát từ lá vành trái của động mạch chủ và ĐMV phải xuất phát từ lá vành phải. Thực tế, ĐMV trái lại tách ra 2 nhánh lớn là nhánh liên thất trước (LAD) và nhánh mũ ( LCx). Do vậy người ta thường gọi là 3 thân ĐMV để nuôi tim.Động mạch vành được xếp vào nhóm động mạch tận vì chúng là nguồn duy nhất cung cấp máu cho tim và có ít nhánh nối với nhau, vì vậy khi bị hẹp hay tắc sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới cơ tim. * Động mạch vành trái Động mạch vành trái xuất phát từ xoang Valsava trước trái, sau khi chạy một đoạn ngắn giữa động mạch phổi và động mạch và nhĩ trái nó chia đôi thành động mạch liên thất trước và động mạch mũ. Đoạn động mạch ngắn trước khi chia đôi của động mạch vành trái được gọi là thân chung động mạch vành trái. Hình 1.1. Giải phẫu động mạch vành trái [13]. + Thân chung động mạch vành trái: Bình thường có độ dài khoảng 1mm đến 25mm (trung bình 10mm) rất ít trường hợp không có thân chung (trừ
  19. 5 trường hợp động mạch mũ và độnh mạch liên thất trước sinh ra riêng biệt từ hai thân ở động mạch chủ). + Động mạch liên thất trước (LAD): Chạy dọc theo rãnh liên thất trước về phía mỏm tim, phân thành những nhánh vách và nhánh chéo. Khoảng 37% các trường hợp có nhánh trung gian xuất phát từ thân chung động mạch vành trái chạy giữa động mạch mũ và động mạch liên thất trước được coi như là nhánh chéo thứ nhất. - Những nhánh vách chạy vuông góc với bề mặt qủa tim, cung cấp máu cho cơ vách liên thất những nhánh này có số lượng và kích thước rất thay đổi. - Những nhánh chéo chạy trên bề mặt của quả tim cung cấp máu cho vùng trước bên và các cơ nhú trước bên của thất trái có từ 1 đến 3 nhánh chéo. - Động mạch liên thất trước cấp máu cho khoảng 45-55% thất trái gồm : thành trước bên, mỏm tim và vách liên thất. + Động mạch mũ (LCX): Chạy trong rãnh nhĩ thất trái cho 2 đến 3 nhánh bờ cung cấp cho thành bên thất trái. Động mạch mũ cấp máu khoảng 15% đến 25% thất trái (trừ trường hợp động mạch mũ ưu năng khi đó động mạch sẽ cung cấp khoảng 40-50% lưu lượng máu cho thất trái). * Động mạch vành phải (Right coronary artery-RCA) Xuất phát từ xoang Valsava trước phải, chạy trong rãnh nhĩ thất phải, ở đoạn gần nó cho nhánh vào nhĩ phải (động mạch nút xoang) và thất phải (động mạch nón) rồi đi vòng ra bờ phải của tim, đi tới đầu sau của rãnh liên thất sau rồi chia đôi làm hai nhánh: động mạch liên thất sau và nhánh quặt ngược thất trái.
  20. 6 Hình 1.2.Giải phẫu động mạch vành phải [13]. - Các nhánh động mạch vành phải: + Động mạch nón: Thường xuất phát từ rất gần đi về hướng trước bên đường ra thất phải. + Động mạch nút xoang: Thường là nhánh thứ 2 của động mạch vành phải, đi ra phía sau rồi tới phần trên của vách liên nhĩ và thành sau giữa của tâm nhĩ phải để cấp máu cho nút xoang và tâm nhĩ phải. + Động mạch thất phải: Cấp máu cho phía trước thất phải. + Động mạch nút nhĩ thất: Cấp máu cho nút nhĩ thất. + Động mạch liên thất sau: Cấp máu cho thành dưới vách liên thất và cơ nhú giữa của van hai lá. + Động mạch quặt ngược thất trái: Chạy sang phía thất trái cấp máu cho phía sau dưới thất trái (cấp máu cho 25-35% tâm thất trái).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2