LUẬN VĂN: Bàn về kế toán khấu hao tài sản cố định
lượt xem 20
download
Trong xu thế hội nhập ngày nay của thế giới đòi hỏi các nước phải tự tìm cách thích nghi để có thể phát triển, điều này không chỉ mang lại cho đất nước chúng ta những cơ hội mà theo đó cũng là những thách thức khiến chúng ta phải không ngừng đổi mới,cập nhật và học hỏi từ các nước khác nhưng cũng cần xem xét kỹ đặc điểm của riêng mỗi đất nước từ đó chọn lọc một cách phù hợp để quản lý và đưa đất nước tiến lên. Để phát triển đất nước, một...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Bàn về kế toán khấu hao tài sản cố định
- LUẬN VĂN: Bàn về kế toán khấu hao tài sản cố định
- A - LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập ngày nay của thế giới đòi hỏi các nước phải tự tìm cách thích nghi để có thể phát triển, điều này không chỉ mang lại cho đất nước chúng ta những cơ hội mà theo đó cũng là những thách thức khiến chúng ta phải không ngừng đổi mới,cập nhật và học hỏi từ các nước khác nhưng cũng cần xem xét kỹ đặc điểm của riêng mỗi đất nước từ đó chọn lọc một cách phù hợp để quản lý và đưa đất nước tiến lên. Để phát triển đất nước, một điều tất yếu là phải có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định. Góp một phần quan trọng trong công cuộc đổi mới kinh tế là việc hoàn thiện chế độ kế toán, nhằm giúp nhà nước quản lý tốt hơn tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc phát triển kinh tế không thể thiếu việc đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật.Và trong một doanh nghiệp,đó chính là việc đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) – một trong những nhân tố hết sức quan trọng ,tham gia trực tiếp, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.Tuy nhiên theo thời gian và dưới tác động của các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài,những tài sản này có xu hướng bị giảm giá trị và mất dần giá trị sử dụng. Vì vậy , mọi tài sản trong Doanh nghiệp đều phải được theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao hợp lí, phù hợp với chế độ kế toán của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách khoa học hợp lý và nhất quán đảm bảo có lợi cho doanh nghiêp vừa không gây biến động lớn về giá thành của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Là một sinh viên kế toán ,nhận thức được tầm quan trọng đó em momg muốn đóng góp một phần ý kiến của mình trong đề tài : " Bàn về kế toán khấu hao tài sản cố định ". Nhằm mục đích hiếu sâu sắc vể vấn đề nghiên cứu để có thể ứng dụng một cách hiệu quả trong công việc sau này.
- Nội dung đề án gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lí luận về khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp Việt Nam Phần II: Chế độ tài chính và kế toán khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp Việt Nam Phần III: Thực trạng và một số kiến nghị áp dụng hợp lí vấn đề khấu hao TSCĐ trong chế độ tài chính, kế toán khấu hao CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHẤU HAO TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1. Khái niệm ,đặc điểm và phân loại tài sản cố định 1.1.1 Khái niệm TSCĐ Các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh phải có các nguồn lực. Trong đó tài sản là nguồn lực không thể thiếu, là một trong những điều kiện ban đầu để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là tài sản có giá trị lớn thời gian sử dụng dài và tài sản được coi là tài sản cố định phải đủ 4 tiêu chuẩn sau: -Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó -Nguyên giá tài sản cố định đó phải được xác định một cách tin cậy -Thời gian sử dụng ước tính phải trên 1 năm -Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành 1.1.2 Đặc điểm TSCĐ TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, do vậy nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần vào chi phí hoạt động kinh doanh dưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn đầu tư. Khác với những đối tượng lao động khác, TSCĐ hầu như giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
- Như vậy, việc nhận định tài sản cố định là cơ sở doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao.
- 1.1.3 Phân loại tài sản cố định trên góc độ khấu hao -Tài sản cố định đang sử dụng -Tài sản cố định không sử dụng nữa -Tài sản cố định nâng cấp -Tài sản cố định đang sửa chữa 1.2. Khái niệm và phân loại hao mòn tài sản cố định 1.2.1. Khái niệm Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mòn là một hiện tượng khách quan, làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ cho đến khi TSCĐ bị lạc hậu, lỗi thời không thể sử dụng được nữa 1.2.2 Phân loại hao mòn 1.2.2.1 Hao mòn hữu hình Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát, bị ăn mòn, bị hư hỏng.. Hao mòn hữu hình thể hiện dưới hai dạng: - Thứ nhất: Hao mòn hữu hình dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng - Thứ hai: Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm hơi nước, không khí...) không phụ thuộc vào việc sử dụng Do có sự hao mòn hữu hình nên TSCĐ mất dần giá trị và gía trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một TSCĐ khác 1.2.2.2 Hao mòn vô hình Là sự giảm giá trị TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm TSCĐ của doanh nghiệp trở nên lạc hậu. Trong thực tế TSCĐ có thể bị mất giá do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân cơ bản có thể là: - Thứ nhất: TSCĐ cũ có thể bị mất giá do TSCĐ mới được sản xuất ra với giá cả như cũ nhưng có năng lực sản xuất cao hơn - Thứ hai: TSCĐ cũ bị mất giá do TSCĐ mới được sản xuất ra có công suất bằng TSCĐ cũ nhưng giá lại rẻ hơn
- - Thứ ba: TSCĐ cũ có thể bị mất giá do sản phẩm của chúng sản xuất ra không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thông thường đối với những TSCĐ có hình thái vật chất thì bị cả hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và vô hình. Còn đối với TSCĐ không có hình thái vật chất thì chỉ bị hao mòn vô hình như: Thị quyền bị giảm giá do mất uy tín kinh doanh; đất đai bị giảm giá do môi trường kinh doanh thay đổi; các bản quyền, phát minh bị mất giá do bị lạc hậu… 1.3 Khấu hao TSCĐ 1.3.1 Khái niệm Khấu hao TSCĐ là quá trình tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ. Khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã bị hao mòn. 1.3.2 Phân biệt giữa khấu hao và hao mòn Chỉ tiêu Khấu hao TSCĐ Hao mòn TSCĐ Khái niệm Là việc tính toán và phân bổ một cách Là sự giảm dần giá trị sử có hệ thống nguyên giá của tài sản cố dụng và giá trị của TSCĐ định vào chi phí sản xuất, kinh doanh do tham gia vào hoạt trong thời gian sử dụng của TSCĐ động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật…trong quá trình hoạt động của TSCĐ Khấu hao TSCĐ chính là sự biểu Về mặt tài hiện bằng tiền của phần giá trị chính TSCĐ đã hao mòn
- Về mặt kinh Biện pháp chủ quan, trích dần giá trị Hiện tượng khách quan tế TSCĐ vào chi phí kinh doanh nhằm làm giá trị và giá trị sử thu hồi vốn đầu tư hay các chi phí đã dụng của tài sản bị giảm đầu tư vào TSCĐ để tái tạo lại TSCĐ dần và cuối cùng bị loại khi nó bị hỏng bị lạc hậu bỏ Về mặt thuế Khấu hao là một khoản chi phí được Hao mòn không được ghi khóa trừ vào lợi nhuận chịu thuế, tức là được nhận vào chi phí kinh tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ. doanh của doanh nghiệp. Về mặt kế Khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá Hao mòn TSCĐ không toán TSCĐ được ghi nhận. 1.3.3. Tại sao phải khấu hao TSCĐ,khấu hao và ý nghĩa của nó với các đối tượng khác nhau 1.3.3.1 Khấu hao tài sản cố đinh trên góc độ nhà đầu tư,người quản lý doanh nghiệp Đối với nhà đầu tư,hơn ai hết họ hiểu được tầm quan trọng của khấu hao + Nó được coi là 1 khoản thu dưới góc độ đầu tư bởi vì ban đầu DN phải bỏ ra 1 lượng tiền lớn để đầu tư vào công ty để tạo những TSCĐ ban đầu,hàng năm trích khấu hao chính là việc thu hồi dần khoản đầu tư ban đầu này đến khi thu lại được hoàn số vốn ban đầu bỏ ra.Mặt khác trong quá trình sản xuất kinh doanh lại tạo ra dòng thu hàng năm tạo lên lợi nhuận của dn .Do đó khấu hao tài sản cố đinh chính là khoản thu về dưới góc độ đầu tư Là nhà đầu tư đương nhiên quan tâm đến chuyện khi nào thì thu hồi lại vốn đã bỏ ra.Vốn cố định sẽ được thu hồi dĩ nhiên là từ tiền thu về bán hàng. Và ta cũng thấy khấu hao TSCĐ được tính vào giá thành như là 1 khoản chi phí. Nhưng thực tế chi phí lúc đó - lúc sản xuất sản phẩm - DN không phải bỏ ra nữa. Như vậy nó đã nằm trong giá bán như là 1 khoản thu hồi đầu tư ban đầu chứ không phải là 1 khoản chi phí. + Khấu hao là chi phí kinh doanh, do đó, nó làm giảm trách nhiệm pháp lý của người kinh doanh bằng cách giảm thuế thu nhập của họ. đồng thời vì là một khoản chi
- phí,nó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lợi nhuận,thu nhập chịu thuế và từ đó ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với người kinh doanh và nhà đầu tư , nhất là trong các công ty cổ phần,các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán + Khấu hao không chỉ thể hiện sự hao mòn của TS mà còn đại diện cho sự lỗi thời của TS đó,vì vậy tính chi phí khấu hao cũng giúp nhắc nhở các doanh nghiệp cần phải xem xét việc thay thế tài sản theo định kỳ khi họ mang ra hoặc trở nên lỗi thời để có sản xuất kinh daonh có lãi trong tương lai + Khấu hao làm giảm giá trị thực của một tài sản nhưng lại làm tăng giá trị một tài sản khác tương ứng,nói cách khác,khấu hao là một phương tiện tài trợ cho doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp hình thành quỹ tái tạo TSCĐ 1.3.3.2 Khấu hao TSCĐ trên góc độ quản lý Nhà Nước Đối với nhà nước ,khấu hao tài sản cố định cũng không kém phần quan trọng + Khấu hao được ban hành thành luật,được áp dụng để nhà nước quản lý việc trích và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp.Tùy từng thời kỳ,phù hợp với chính sách kinh tế và tình hình chung ,qua những quy định về khấu hao ,nhà nước có thể hỗ trợ,khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ làm ăn hiệu quả.thúc đâỷ kinh tế phát triển hay han chế những nnghành phát triển quá nóng... + Nhà nước cũng là một nhà đầu tư trên bình diện cả nền kinh tế.Vì vậy mục tiêu hoàn vốn đầu tư và tăng lợi nhuận cũng là những mối quan tâm hàng đầu.Việc hoàn vốn đầu tư của “ nhà đầu tư Nhà Nước “ thể hiện trong việc tính khấu hao những tài sản cố định trong các công ty nhà nước cũng như các công ty cổ phần có vốn đầu tư cảu Nhà nước.Hiện nay nhà nước khuyến khích cổ phần hóa toàn phần các doanh nghiệp,để bảo toàn vốn của nhà nước trong các công ty này,dĩ nhiên nhà nước cũng áp dụng khấu hao.đặc biệt trong điều kiện của một nước có tỷ lệ lạm phát khá cao + Khấu hao cũng là một khoản chi phí,được tính trực tiếp vào thu nhâp chịu thuế của doanh nghiệp.Khấu hao phát sinh cũng làm giảm thu nhập chịu thuế,từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thuế cũng như tác động đến các nguồn thu từ thuế.
- CHƯƠNG II CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN VỀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Phương pháp trích khấu hao cuả Việt Nam Doanh nghiệp được chọn phương pháp khấu hao phù hợp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn nên là phương pháp cho phép doanh thu và chi phí phù hợp. Nếu doanh thu được tạo bởi chính một tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu dụng không thay đổi thì phương pháp khấu hao nên chọn là khấu hao theo đường thẳng, ngược lại nếu doanh thu hoặc thấp hơn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ thì phương pháp nên áp dụng là phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian. Việc chọn phương pháp khấu hao như thế nào là quyền của doanh nghiệp nhưng phải phù hợp với quy định của Nhà nước, pháp luật Việt Nam quy định. Hiện nay các doanh nghiệp được phép áp dụng 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ là phương pháp đường thẳng, phương pháp khấu hao theo sản lượng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. 2.1.1 Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng 2.1.1.1 Nội dung Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ trung bình hàng năm = –––––––––––––––––––––––––– của TSCĐ Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao trung = Khấu hao phải trích cả năm bình hàng tháng 12 2.1.1.2 Các chú ý + Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ
- giá trị còn lại trên sổ kế toán thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ. + Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó. + Trong trường hợp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. 2.1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm - Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều chi phí khấu hao cho các kỳ. khi nâng cao năng suất của TSCĐ sẽ làm cho chi phí khấu hao trong 1 đơn vị sản phẩm giảm ,tăng hiệu quả kinh tế. - Nhược điểm: không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí do mức độ hoạt động khác nhau trong các thời kỳ 2.1.2 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản xuất 2.1.2.1 Nội dung Số lượng sản Mức trích khấu hao Mức trích khấu hao = phẩm sản xuất X bình quân tính cho trong tháng của TSCĐ trong tháng một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ bình quân tính cho = –––––––––––––––––––––––––– một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế 2.1.2.2 Các chú ý
- -Trường hợp công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải tính lại mức trích khấu hao của TSCĐ. - Điều kiện áp dụng phương pháp + Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm; + Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định; + Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế 2.1.2.3 Ưu điểm và nhược điểm - Ưu điểm: Khi tiến hành sử dụng TSCĐ thì mới trích khấu hao. Mức trích khấu hao tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất vì vậy có tác dụng thúc đẩy khả năng tăng năng suất trong sản xuất. Phương pháp này có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất - Nhược điểm: Chỉ ứng dụng được với những TSCĐ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.Và sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ 2.1.3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 2.1.3.1 Nội dung Giá trị còn lại của Tỷ lệ khấu hao Mức trích khấu hao hàng X = TSCĐ nhanh năm của TSCĐ Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu Tỷ lệ khấu hao tài sản cố Hệ số khao nhanh = định theo phương pháp X điều chỉnh (%) đường thẳng Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t 4 năm) 1,5
- Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ 2.1.3.2 Các chú ý - chỉ áp dụng với TS mới 100% - chỉ áp dụng với sản phẩm ứng dụng cồng nghệ cao cần nhanh chóng đổi mới 2.1.3.3 Ưu điểm ,nhược điểm - ưu điểm :Thu hồi vốn nhanh, hạn chế được sự mất giá do hao mòn vô hình gây ra. Có thể hoãn chi phí thuế thu nhập DN trong những năm đàu sp - nhược điểm: Đối với những sản phẩm hoặc loại hình kinh doanh mà tiêu thụ chậm sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy TSCĐ hoạt động phải đạt năng suất cao. 2.1.4 Một số lưu ý khi xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định 2.1.4.1 TSCĐ hữu hình -Trường hợp kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ phải xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh,đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. 2.1.4.2 TSCĐ vô hình -Doanh nghiệp tự xác định nhưng tối đa không quá 20 năm. -Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định. 2.2 Một số quy định về khấu hao TSCĐ - Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao, hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Không trích khấu hao với TSCD dùng cho hoat động phúc lợi - DN có thể rút ngắn thời gian khấu hao so với khung thời gian quy định với điều kiện không quá 2 lần so với thời gian tối thiểuvà DN không có lãi
- - TSCD tăng hoặc giảm vào ngày nào thì sẽ trích hoặc thôi trích từ ngày đó(nguyên tắc tính khấu hao theo ngày) - Đối với quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được tính khấu hao. Số KHTSCĐ phải trích Số KHTSCĐ đã trích trong tháng + trong tháng = Số KHTSCĐ tăng trong tháng - Số KHTSCĐ giảm trong tháng 2.3. Hạch toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định 2.3.1. Nguyên tắc tính khấu hao -Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây: + TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. + TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất. + TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính). + TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. + TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng). + TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao. + TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. + TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.
- - Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định quy định tại điểm 2.2 mục IV phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. - Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý. -TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. - Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. - Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
- - Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyết định nhưng phải đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện. - Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách kế toán không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thời gian không quá 10 năm. Thời điểm bắt đầu phân bổ vào chi phí là thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). - Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp. 2.3.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 214 "hao mòn tài sản cố định" - Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định (nhượng bán, thanh lý …). - Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố 2.3.3 Phương pháp hạch toán Định kỳ (tháng, quý…) trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí kinh doanh: Nợ TK 627 (6274: Chi tiết theo từng phân xưởng):Khấu hao TSCĐ dùng cho các phân xưởng sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nợ TK 641 (6414): Khấu hao TSCĐ sử dụng cho tiêu thụ hàng hoá dịch vụ.
- Nợ TK 642 (6424): Khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp Có TK 214 (chi tiết theo từng tiểu khoản): Tổng số khấu hao phải trích trong kỳ. Cụ thể như sau: - Trường hợp vào cuối năm tài chính, khi doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao (chủ yếu đối với TSCĐ vô hình), nếu có mức chênh lệch với số khấu hao trong năm cần tiến hành điều chỉnh. Nếu mức khâu hao mới cao hơn mức khấu hao đã trích, số chênh lệch tăng được ghi bổ xung vào chi phí kinh doanh như khi trích khấu hao bình thường. Ngược lại, nếu mức khấu hao phải trích nhỏ hơn số đã trích khoản chênh lệch giảm được ghi giảm chi phí kinh doanh như sau: Nợ TK 214: Số chênh lệch giảm Có các TK liên quan (627,641, 642…) - Trường hợp tăng giá trị hao mòn do đánh giá lại tài sản: Nợ TK 412: Ghi giảm chênh lệch giá Có TK 214: Ghi tăng giá trị hao mòn - Trường hợp giảm giá trị hao mòn do đánh giá lại tài sản: Nợ TK 214: Ghi giảm giá trị hao mòn Có TK 412: Ghi tăng chênh lệch giá - Trường hợp được cấp, chuyển đến, đối với đơn vị phụ thuộc Nợ TK 211, 213 (chi tiết tiểu khoản): Nguyên giá TSCĐ Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh theo giá trị còn lại. Có TK 214: Giá trị hao mòn (nếu có) - Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ. +) BT1: Xoá sổ TSCĐ nhượng bán, thanh lý Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 811: Giá trị còn lại Có TK 211, 213 (chi tiết tiểu khoản): Nguyên giá TSCĐ. +) BT2: Phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ và số thu hồi về thanh lý TSCĐ.
- Nợ TK 111, 112: Thu bằng tiền Nợ TK 152, 153: Thu hồi vật liệu, dụng cụ nhập kho Nợ TK 131, 138: Phải thu ở người mua Có TK 711: Giá bán TSCĐ hoặc thu nhập về thanh lý. Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp (nếu có). +) BT3: Tập hợp chi phí nhượng, bán thanh lý TSCĐ Nợ TK 811: Tập hợp chi phí nhượng bán, thanh lý Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK liên quan (111, 112, 331, 334…) - Trường hợp khấu hao hết đối với TSCĐ hữu hình và vô hình Nợ TK 214 (2141, 2143): Hao mòn TSCĐ Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ - Trường hợp giảm TSCĐ do chuyển thành công cụ dụng cụ nhỏ. Nếu giá trị còn lại nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết vào chi phí kinh doanh 1 lần, còn giá trị còn lại lớn sẽ đưa vào chi phí để phân bổ dần vào chi phí kinh doanh. Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Tính vào chi phí bán hàng Nợ TK 642: Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 242: Giá trị còn lại chưa phân bổ (nếu giá trị còn lại lớn) Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ. - Trường hợp góp vốn liên doanh bằng TSCĐ Những TSCĐ gửi đi góp vốn liên doanh do không thuộc quyền sử dụng và quản lý của doanh nghiệp nữa nên được coi như khấu hao hết giá trị 1 lần phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn (do khi góp vốn phải đánh giá lại TSCĐ) được ghi vào tài khoản 412 "chênh lệch đánh giá lại tài sản". Nợ TK214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 222: Giá trị vốn góp liên doanh dài hạn
- Nợ TK 128: Giá trị vốn góp liên doanh ngắn hạn Nợ (hoặc Có) TK 412: Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị vốn góp. Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ vốn góp. - Trường hợp trả lại vốn góp cho các bên tham gia liên doanh. Nợ TK 411 (chi tiết vốn liên doanh): Giá trị còn lại theo thoả thuận Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ (hoặc có) TK 412: Phần chênh lệch nếu có Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ trao trả - Trường hợp phát hiện TSCĐ thiếu và chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 214: Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 138 (1381): Giá trị thiếu chờ xử lý Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ Khi có quyết định xử lý. Nợ TK 111, 1388, 334,…: Cá nhân phải bồi thường, hoặc trừ lương Nợ TK liên quan (411, 415, 811, …): Quyết định ghi tăng chi phí khác hay giảm nguồn vốn . Có TK 138 (1381): Giá trị đã xử lý - Trường hợp trao đổi TSCĐ tương tự (doanh nghiệp dùng TSCĐ của mình để trao đổi lấy TSCĐ có cùng công dụng, tính năng, mục đích sử dụng.. của đơn vị khác). +) Trường hợp TS đem trao đổi được đánh giá tăng so với GTCL của TCSĐ trên sổ sách: Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ nhận về - chênh lệch tăng của TSCĐ đem trao đổi Nợ TK 214 :Giá trị hao mòn TSCĐ đem trao đổi Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ đem trao đổi Có TK 111, 112, 331: Số tiền phải trả thêm (nếu có) +) Trường hợp TS đem trao đổi được đánh giá giảm so với GTCL của TCSĐ trên sổ sách:
- Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ nhận về Nợ TK 214 :Giá trị hao mòn TSCĐ đem trao đổi Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ đem trao đổi Có TK 111, 112, 331: Số tiền phải trả thêm (nếu có) - Trường hợp trao đổi TSCĐ không tương tự. +) BT1: Xoá sổ TSCĐ đem trao đổi Nợ TK 811: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ +) BT2: Giá trị trao đổi của TSCĐ đem trao đổi (do thoả thuận) Nợ TK 131: Giá TSCĐ đem trao đổi (giá có thuế) Có TK 711: Giá chưa thuế Có TK3331: Thuế GTGT phải nộp +) BT3: Giá mua của TSCĐ nhận về Nợ TK 211, 213 - Nguyên giá TSCĐ nhận về Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 131: Tổng giá thanh toán của tài sản nhận về +) BT4: Nếu giá của TSCĐ đem trao đổi lớn hơn giá của TSCĐ nhận về ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 Ngược lại, nếu giá của TSCĐ nhận về lớn hơn giá của TSCĐ đem trao đổi ghi: Nợ TK 131 Có TK 111, 112 - Trường hợp TSCĐ thuê tài chính +) Trong quá trình sử dụng TSCĐ thuê tài chính kế toán phải tiến hành khấu hao TSCĐ thuê vào chi phí kinh doanh từng kỳ hạch toán. Nợ TK 627, 641, 642
- Có TK 214 (2142): Khấu hao TSCĐ thuê tài chính. +) Khi kết thúc hợp đồng: - Nếu trả lại TSCĐ thuê tài chính Nợ TK 214 (2142): Nguyên giá TSCĐ đi thuê Có 212: Giá trị hao mòn luỹ kế - Nếu bên đi thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê + BT1: Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ thuê Có TK 212: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ thuê tài chính + BT2: kết chuyên giá trị hao mòn Nợ 214 (2142): Giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuê tài chính Có 214 (2141, 2143): Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ - Đối với TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp kinh phí dự án, khi thanh lý, nhượng bán: Nợ TK 466: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ Có TK 211, 213… Nguyên giá TSCĐ 2.3.4. Trình tự hạch toán 2.3.4.1. Hạch toán chi tiết Sổ sách kế toán gồm: Thẻ TSCĐ và sổ chi tiết tài sản + Thẻ TSCĐ: được lập để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng quý, hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. + Sổ chi tiết TSCĐ: có thể mở để theo dõi cho một loại TSCĐ hoặc mở cho một bộ phận (phân xưởng, phòng ban) của doanh nghiệp. Sau khi phân loại TSCĐ theo tiêu thức do doanh nghiệp lựa chọn xác định đúng đối tượng ghi TSCĐ là TSCĐ riêng lẻ hay hệ thống TSCĐ; ghi mà sổ cho TSCĐ, sau đó kế toán ghi vào thẻ TSCĐ, mỗi loại TSCĐ ghi một thẻ và vào sổ chi tiết TSCĐ, mỗi tài sản ghi một dòng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng Hội An
26 p | 480 | 121
-
Luận văn Thạc sĩ: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bê tông Thịnh Liệt
116 p | 473 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bê tông Thịnh Liệt
116 p | 211 | 57
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV in tài chính
128 p | 140 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán thu, chi tại Văn phòng Tỉnh ủy Nam Định
117 p | 49 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ thiết bị và dịch vụ kỹ thuật Cotechco
120 p | 37 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH in Hồ Gươm
177 p | 71 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Dầu công nghiệp Tectyl
130 p | 39 | 11
-
Luận văn BÀN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
74 p | 137 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Traphaco
15 p | 112 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả dịch vụ viễn thông tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel
15 p | 74 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần CAVICO Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng
15 p | 80 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các công ty may thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng
18 p | 37 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán quản trị chi phí xây lắp tại Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào
103 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
16 p | 51 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Hà Đông
130 p | 18 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vận dụng kế toán quản trị tại Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng
104 p | 2 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các công ty thuộc hiệp hội tấm lợp Việt Nam
10 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn