Luận văn CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
lượt xem 14
download
Khi xem xét trên giác độ cạnh tranh hay độc quyền tức là xem xét hành vi của thị trường, các nhà kinh tế chia thị trường như sau : Thị trường cạnh tranh hoàn hoả, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm có cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn. Khi phân loại thị trường, các nhà kinh tế sử dụng các tiêu thức cơ bản sau : Số lượng người bán và người mua : Đây là tiêu thức rất quan trọng xác định cấu trúc thị trường. Trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
- Luận văn CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
- I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH: 1. Khái niệm : 2. Phân loại thị trường : K hi xem xét trên giác độ cạnh tranh hay độc quyền tức là xem xét hành vi của thị trường, các nhà kinh tế chia thị trường như sau : Thị trường cạnh tranh ho àn hoả, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm có cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn. K hi phân lo ại thị trường, các nhà kinh tế sử dụng các tiêu thức c ơ b ản sau : Số lượng người bán và người mua : Đây là tiêu thức rất quan trọng xác định cấu trúc thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền có nhiều người bán và người mua. Mỗi người trong số họ chỉ bán (Hoặc mua) một phần rất nhỏ trong lượng cung thị trường. Trong thị trường độc quyền bán thì một ngành chỉ có một người bán (Người sản xuất) duy nhất. Trong thị trường độc quyền mua chỉ có một người mua duy nhất. Trong thị trường độc quyền mua chỉ có một người mua duy nhất. Trong thị trường độc quyền bán tập đoàn chỉ có một vài người bán, còn trong thị trường độc quyền mua tập đoàn chỉ có một số người mua. Loại sản phẩm : Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm đồng nhất, trong thị trường cạnh tranh độc quyền sản phẩm khác nhau. Trong thị trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống nhau hoặc khác nhau một ít. Trong thị trường đọc quyền sản phẩm là đồng nhất. Sức mạnh thị trường của người bán và người mua. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, người bán và người mua không có ảnh hưởng đến giá thị trường của sản phẩm, nghĩa là họ không có sức mạnh thị trường. Trong thị trường độc quyền bán ( mua ) họ có ảnh hưởng đến rất lớn đến giá thị trường sản phẩm. Trong thị trường độc quyền tập đoàn, người bán ( mua ) có ảnh hưởng đến giá thị trường của sản phẩm ở một mức độ nào đó. Các trở ngại gia nhập thị trường : Trong thị trường cạnh tranh ho àn hảo các trở ngại gia nhập thị trường là rất thấp. Ngược lại, trong thị trường độc quyền bán ( mua ) tập đoàn có những trở ngại đáng kể đối với việc gia nhập thị trường. Chẳng hạn trong các ngành sản xuất ô tô luyện kim … việc xây dựng nhà máy mới là rất tốn kém. Đó chính là trở ngại lớn đối với việc gia nhập thị trường. Còn trong đ iều kiện độc quyền thì việc gia nhập thị trường là cực kì khó khăn. Hình thức cạnh tranh giá : Trong cạnh tranh hoàn hảo không có sự cạnh tranh phi giá. Trong cạnh tranh độc quyền cũng như trong độc quyền tập đoàn, các nhà sản xuất sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi giá như quảng cáo, phân biệt sản phẩm. Các nhà độc quyền cũng quảng cáo để thu hút thêm khách hàng.
- 2.1 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo : Khái niệm : Thị trường cạnh tranh hoàn h ảo là thị trường trong đó các hãng đều nhỏ bé nên không ảnh hưởng gì đ ến giá cả thị trường. Có nghĩa là không cần biết sản phẩm được sản xuất d Đ ặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo : - Có nhiều người mua người bán độc lập với nhau. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi có nhiều người mua va người bán mà mỗi người trong số họ hành động độc lập với tất cả những người khác. Số người bán vào mua được gọi là nhiều khi những giao dịch b ình thường của một người mua hoặc người bán không ảnh hưởng gì đến giá mà ở đó các giao dịch được thực hiện. - Tất cả các đơn vị hàng hoá trao đổi được coi là giống nhau. Dễ nhận thấy trong các thị trường thực tế có đặc trưng này. Chẳng hạn thị trường than đá thuộc cùng một cấp chất lượng hoặc thị trường xăng mỗi đơn vị là bản sao y hệt của một đơn vị bất kì khác. Bởi vậy, người mua không bao giờ phải quan tâm họ mua các đơn vị sản phẩm đó của ai. - Tất cả người mua và bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc trao đổi. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi tất cả người bán và mua đều có liên hệ với tất cả những người trao đổi tiềm năng, biết tất cả các đặc trưng của các mặt hàng trao đổi, biết tất cả giá mà người bán đ òi và người mua trả. Mọi người có liên hệ mật thiết với nhau và thông tin giữa họ là liên tục - Không có gì cản trở việc họ gia nhạp và rút khỏi thị trường. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở mỗi thời điểm mỗi người đều phải được tự do trở thành người bán ho ặc người mua, đựoc tự do gia nhập thị trường và được trao đổi ở cùng một mức giá mà những người trao đổi hiện hành. Tương tự, nó đòi hỏi không có trở ngại nào ngăn không cho một người nào đó không là người mua hoặc là người bán trong thị trường và vị thế rút lui khỏi thị trường. Đặc trưng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo : - Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản phẩm của mình ở mức giá thị trường đang thịnh hành, nếu doanh nghiệp đặt giá cao hơn gia thị trường thì doanh nghiệp đó không bán được sản phẩm nào vì người tiêu dùng sẽ mua của người khác. Theo nghĩa đó, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, tức là không có khả năng kiểm soát giá thị trường đối với sản phẩm của mình bán. Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung thị trường vì thế doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng hoặc giá trên thị trường. - Các doanh nghiệp cạnh tranh riêng lẻ có thể bán hết sản lượng của m ình ở giá thị trường đang thịnh hành, Đây là một đặc trưng nổi bật của việc không có sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh không có ảnh hưởng độc lập đến giá thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước đường cầu nằm ngang đối với sản lượng của mình. Cần phân biệt đường cầu thị trường và đường cầu mà một doanh nghiệp cụ thể phải đối mặt. Đường cầu thị trường luôn là một đường dốc xuống dưới. Sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh ho àn hảo : Giả định tối đa hoá lợi nhuận thường được sử dụng trong kinh tế vi mô vì nó mô tả hành động của doanh nghiệp
- một cách chính xác ở một mức độ hợp lí và tránh được những phức tạp không cần thiết khi phân tích. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu quyết định sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của một doanh nghiệp bất kì dù doanh nghiệp này hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay không mà doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến giá thị trường. V ì lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí nên tìm ra sản lượng tối đa hoá lợi nhuận ta phải phân tích chi phí và doanh thu của nó. Tổng doanh thu là : TR = Pq. Tổng chi phí cũng phụ thuộc vào sản lượng do đó lợi nhuận của doanh nghiệp là : pi = TR (q) – TC (q). Để tối đa hoá lợi nhuận khi doanh nghiệp sẽ chọn sản lượng sao cho chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng sản lượng là lớn nhất
- 2. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo Hành vi cạnh tranh có các đặc trưng cơ bản sau: - Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng của m ình ở mức giá thị trường đang thịnh hành, nếu doanh nghiệp đặt giá cao hơn thì doanh nghiệp sẽ không bán được tý nào vì người tiêu dùng sẽ mua của người khác. Theo nghĩa đó, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn h ảo không có sức mạnh thị trường, tức là không có khả năng kiểm soát giá thị trường đối với sản phẩm mình bán. Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung thị trường, vì thế doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng hoặc giá trên thị trường. - Các doanh nghiệp cạnh tranh riêng lẻ có thể bán hết sản lượng của mình ở giá thị trường đang thịnh hành. Đây là đặc trưng nổi bật của việc không có sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh không có ảnh hưởng độc lập đến giá thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có sản lượng quá nhỏ so với dung lượng thị trường do đó các quyết định sản lượng của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến giá. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đứng trước đường cầu nằm ngang đối với sản lượng của mình. Cần phân biệt đường cầu, thị trường và đường cầu mà một doanh nghiệp cụ thể phải đối mặt. Đường cầu thị trường luôn là một đường dốc xuống dưới. Hình V.1a biểu thị trường cầu doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo còn hình V.1b là đường cầu thị trường. Giá (P) Giá (P) d Sản lượng (q) Sản lượng Q Hình(a) Đường cầu của doanh nghiệp cạnh(tranh V.1. b) hoàn hảo và đường cầu thị trường
- 3. Sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo Giả định tối đa hoá lợi nhuận thường đ ược sử dụng trong kinh tế vi mô vì nó mô tả hành vi của doanh nghiệp một cách chính xác ở một mức độ hợp lý và tránh được những phức tạp không cần thiết khi phân tích. Ta hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu quyết định sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của một doanh nghiệp bất kỳ dù doanh nghiệp này hoạt động trong thị trường cạnh tranh ho àn hảo hay trong một thị trường nào đó mà doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến giá. Vì lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh nghiệp thu và chi phí nên để tìm ra sản lượng tối đa hoá lợi nhuận ta phải phân tích doanh thu và chi phí của nó. Tổng doanh thu là TR = P.q. Tổng chi phí cũng phụ thuộc vào sản lượng. Do đó lợi nhuận của doanh nghiệp là: (q) = TR(q) - TC(q) Đ ể tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp sẽ chọn sản lượng sao cho chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng sản lượng là lớn nhất. Hình V.2 cho thấy đường tổng doanh thu là đường thẳng, vì với một mức giá đã cho, tổng doanh thu tỷ lệ thuận với sản lượng. Chi phÝ , TC(q) TR(q) doanh thu, l î i nhuË n B q0 0 q* S l î ng (q) ¶n (q) Độ dốc của nó là doanh thu cận biên. Độ dốc này cho thấy tổng doanh thu tăng thêm bao nhiêu khi sản lượng tăng th êm một đơn vị. V ì có chi phí cố định và chi phí biến đổi nên tổng chi phí không phải là đường thẳng. Độ dốc của nó là chi phí cận biên - cho thấy tổng chi phí tăng bao nhiêu thì sản lượng tăng thêm 1 đơn vị. TC(q) dương hạn. Ở các mức sản lượng thấp, lợi nhuận âm ( < 0) vì doanh thu không đủ để bù đắp chi phí. Doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên nói lên
- rằng tăng sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận, khi sản lượng tăng lợi nhuận có thể dương (với q > q0) và tăng cho đến tận khi sản lượng đạt tới q*. Ở đó doanh thu cận biên b ằng chi phí cận biên, q* là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận. Khoảng cách thẳng đứng giữa đường TR và đường TC, (đoạn AB) ở điểm này là lớn nhất nói cách khác, (q) đạt điểm cực đại của nó. Sau mức sản lượng q*, doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên, lợi nhuận giảm, điều này phản ánh tổng chi phí tăng nhanh hơn tổng doanh thu. Ta cũng có thể chứng minh quy tắc này bằng đại số như sau: = TR - TC đ ạt cực đại ở điểm mà một đ ơn vị sản lượng gia tăng làm cho không thay đổi, nghĩa là /q = 0 TR TC q q q mà TR/q = MR. TC/q = MC. Do đó ta kết luận rằng lợi nhuận đạt cực đại khi: MR(q) = MC(q) Vì doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo gặp đường cầu nằm ngang nên đường cầu mà doanh nghiệp gặp cũng chính là đường doanh thu bình quân và doanh thu cận biên. Dọc đường cầu này doanh thu cận biên bằng giá. Vì MR = P nên quy tắc tối đa hoá lợi nhuận đối với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là MC(q) = P Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn Hình V.3 cho thấy đường cầu (D) mà doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo gặp và các đường tổng chi phí b ình quân (ATC), chi phí biến đổi bình quân (AVC) và chi phí cận biên (MC) của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo tối đa hoá lợi nhuận ở q* vì ở đó MC = P. N ếu doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng q1, ở đó MC < P thì doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng. Diện tích gạch chéo giữa q 1 và q* là phần lợi nhuận bị mất do chỉ sản xuất ở q1...
- MC ATC Gi¸ Lî i nhuË bÞmÊ n t Lî i nhuË bÞmÊ n t v×q1 < q* v×q2 < q* D C B AVC q1 q2 q* S l î ng ¶n Hình V.3. Doanh nghiệp cạnh tranh thu được lợi nhuận dương Ở mức sản lượng cao hơn, chẳng hạn q2, ở đó MC > MR, như vậy giảm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận vì tiết kiệm được phần chi phí vượt quá phần tăng trong tổng doanh thu. Diện tích gạch chéo giữa q* và q2 là lợi nhuận bị mất do sản xuất ở q2. Hình này còn cho ta thấy lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. Khoảng cách AB là hiệu số giữa giá và tổng chi phí bình quân ở mức sản lượng q*, đó là lợi nhuận bình quân (lợi nhuận tính trung bình cho một đ ơn vị sản lượng). Đoạn BC là tổng sản lượng sản xuất ra. Vì thế diện tích hình chữ nhật ABCD là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong ngắn hạn không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có lãi. Hình V .4 cho thấy một tình huống trong đó chi phí cố định quá cao làm cho tổng chi phí bình quân tăng nhanh nhưng chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên vẫn giữ nguyên. Ở sản lượng tối ưu q*, giá thấp hơn tổng chi phí bình quân, như vậy đoạn AB là khoản lỗ bình quân. Hình chữ nhật ABCD bây giờ biểu thị tổng thua lỗ. Trường hợp này doanh nghiệp có hai sự lựa chọn trong ngắn hạn: Sản xuất hoặc đóng cửa (ngừng) sản xuất tạm thời. Doanh nghiệp có thể sản xuất và chịu lỗ trong ngắn hạn vì doanh nghiệp hy vọng rằng sẽ kiếm được lợi nhuận trong tương lai, khi
- giá của sản phẩm tăng hoặc chi phí sản xuất giảm. Trong hai phương án trên doanh nghiệp sẽ chọn phương án nào có lợi hơn. ATC Gi¸ MC D AR = MR = P C B AVC F E q* S l î ng ¶n Hình V.4 Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo chịu lỗ Trong hình V.4 ta thấy nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng q* doanh nghiệp sẽ bị lỗ một khoản bằng diện tích hình chữ nhật ABCD, nếu doanh nghiệp đóng cửa sản xuất doanh nghiệp sẽ mất toàn bộ chi phí cố định là diện tích hình chữ nhật ABCD. Vì AE là chi phí cố định bình quân vì thế doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất thì sẽ bị mất ít hơn là đóng cửa sản xuất. Như vậy chi phí cố định không liên quan đến quyết định sản lượng của doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng lại là yếu tố quyết định đối với việc xem xét có nên dời bỏ ngành trong dài hạn hay không. 4. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo Đường cung của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng nào ở mỗi mức giá. Như ta đã thấy, các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ tăng sản lượng đến điểm mà ở đó giá bằng chi phí cận biên, và sẽ đóng cửa nếu giá nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân. Vì thế, với những mức sản lượng dương (q > 0) đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là một phần của đường chi phí cận biên cắt đường chi phí biến đổi bình quân ở đ iểm chi phí biến đổi bình quân tối thiểu nên đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường chi phí cận biên trên điểm chi phí biến đổi bình quân tối thiểu. Gi¸ MC AC AVC
- Hình V.5 Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo V ới bất kỳ mức giá nào lớn hơn chi phí biến đổi bình quân, sản lượng tối đa hoá lợi nhuận được đọc trực tiếp trên hình V.5. Ví dụ, ở giá P1 lượng cung sẽ là q1, ở giá P2 lượng cung sẽ là q2. V ới những giá thấp hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu sản lượng tối ưu bằng không. Đường cung ngắn hạn của các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo dốc lên do sự có mặt của quy luật hiệu suất giảm dần đối với một hoặc nhiều yếu tố sản xuất. G iá thị trường tăng sẽ làm cho các doanh nghiệp trong ngành tăng sản lượng. Giá cao hơn làm cho phần sản lượng gia tăng có lãi và làm tăng tổng lợi nhuận, vì giá đó áp dụng cho tất cả các đ ơn vị sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. 5. Đường cung ngắn hạn của thị trường Đường cung ngắn hạn của thị trường cho thấy số lượng sản phẩm mà ngành sẽ sản xuất trong ngắn hạn ở mỗi mức giá. Sản lượng của ngành là tổng lượng cung của tất cả các doanh nghiệp. Vì thế đường cung thị trường là tổng chiều ngang của các đường cung của các doanh nghiệp. Thặng dư sản xuất trong ngắn hạn Một khái niệm tương tự thặng dư dùng được áp dụng cho các doanh nghiệp. N ếu chi phí cận biên tăng dần thì giá của sản phẩm sẽ cao hơn chi phí cận biên đối với mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra trừ đơn vị cuối cùng. Như vậy doanh nghiệp thu được thặng dư từ tất cả các đơn vị, trừ đơn vị cuối cùng. Thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm trên đường cung và nằm dưới đường giá. Hình V.6a biểu thị
- thặng d ư sản xuất của một doanh nghiệp, hình V.6b biểu thị thặng dư sản xuất trên thị trường. Gi¸ Gi¸ MC AVC A B P* Ps PS C D q* S¶n l î ng Q* S l î ng ¶n (a) (b) Hình V.6 Thặng dư sản xuất 6. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn Trong dài hạn doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào, bao gồm cả quy mô nhà máy. Doanh nghiệp có thể bắt đầu sản xuất (nghĩa là gia nhập ngành) hoặc đóng cửa sản xuất (nghĩa là rút khỏi ngành). Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo ta giả định rằng các doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc dời bỏ ngành mà không có một hạn chế pháp lý hoặc một chi phí đặc biệt nào. Hình V.7 cho thấy cách thức mà m ột doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo ra quyết định về sản lượng tối đa hoá lợi nhuận trong dài hạn. Các đ ường tổng chi phí bình quân ngắn hạn (SAC) và chi phí cận biên ngắn hạn (SMC) là đủ thấp để doanh nghiệp thu đ ược lợi nhuận d ương được cho bởi diện tích hình chữ nhật ABCD, bằng việc sản xuất sản lượng q1, ở đó chi phí cận biên ngắn hạn bằng giá bán p 1 và bằng doanh thu cận biên (MR). Đường chi phí b ình quân dài hạn (LAC) phản ánh sự có mặt của hiệu suất tăng của quy mô cho đến mức sản lượng q2 và hiệu suất giảm của quy mô ở những mức sản lượng lớn hơn q2. Đường chi phí cận biên dài hạn (LMC) cắt đường chi phí bình quân dài hạn (LAC) ở q2 - điểm tối thiểu của chi phí bình quân dài hạn. Gi¸ LMC LAC SAC SMC A E D P1 = MR C B F G
- Hình V.7 Lựa chọn sản lượng trong d ài hạn N ếu doanh nghiệp tin rằng giá thị trường sẽ ở mức P1 thì nó sẽ mở rộng quy mô của nhà máy để sản xuất mức sản lượng q3, ở đó LMC = P1. Khi sự mở rộng kết thúc thì lợi nhuận b ình quân của doanh nghiệp sẽ tăng từ AB đến EF, và tổng lợi nhuận sẽ tăng từ ABCD lên EFGD. Sản lượng q3 tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lưu ý rằng giá trị thị trường cao hơn thì lợi nhuận doanh nghiệp thu được cũng cao hơn. Tương tự, khi giá thị trường giảm từ P1 đến P2 thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống bằng không. 7. Cân bằng cạnh tranh dài hạn Giá cân bằng dài hạn ban đầu của sản phẩm là P1 ở hình V.8b (xác định ở giao đỉnh của đường cung S1 và đường cầu D). Hình V.8a cho thấy rằng các doanh nghiệp thu được lợi nhuận dương vì chi phí bình quân dài hạn tối thiểu bằng giá P2 (ở sản lượng q2). Khoản lợi nhuận dương này khuyến khích các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, làm cho đường cung dịch chuyển đến S2. Cân bằng dài hạn xảy ra ở giá P2. Vì doanh nghiệp thu được lợi nhuận bằng không, không có động cơ khiến các doanh nghiệp gia nhập hoặc rút khỏi ngành. S2 Gi¸ Gi¸ LMC LAC S1 P1 P1 P2 P2 q1 q2 q1 q2 S l î ng ¶n S l î ng ¶n a) b)
- Hình V.8 Cân b ằng cạnh tranh dài hạn Như vậy, cân bằng dài hạn xảy ra khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành tối đa hoá được lợi nhuận, không có doanh nghiệp nào có động cơ gia nhập hoặc rút khỏi ngành vì tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều thu được lợi nhuận bằng không, giá của sản phẩm ở mức mà lượng cung của ngành b ằng lượng cầu của tất cả những người tiêu dùng. III. ĐỘC QUYỀN Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu độc quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán là một thị trường trong đó chỉ có một người bán nhưng có nhiều người mua. Độc quyền mua là một thị trường trong đó có nhiều người bán nhưng chỉ có một người mua. 1. Độc quyền bán a) Nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán Một doanh nghiệp có thể chiếm được vị trí độc quyền bán nhờ một số nguyên nhân cơ b ản sau: - Đ ạt được tính kinh tế của quy mô, yếu tố quan trọng quyết định cấu trúc thị trường là sản lượng ở mức quy mô tối thiểu có hiệu quả so với cầu của thị trường. Q uy mô tối thiểu có hiệu quả là sản lượng m à tại đó đ ường chi phí bình quân dài hạn của một doanh nghiệp ngừng đi xuống. Như vậy nếu một doanh nghiệp đạt được tính kinh tế của quy mô thì việc mở rộng sản lượng của nó sẽ loại bỏ được các đối thủ và cuối cùng sẽ là người bán duy nhất trên thị trường nếu mức sản lượng có chi phí bình quân dài hạn tối thiểu của nó là đủ lớn để đáp ứng cầu thị trường. - Bắng phát minh sáng chế (bản quyền). Luật về bằng phát minh sáng chế (bản quyền) cho phép các nhà sản xuất có được vị trí độc quyền bán về một sản phẩm hoặc một quy trình công nghệ mới trong một khoảng thời gian nhất định.
- - Kiểm soát các yếu tố (đầu vào) sản xuất. Một doanh nghiệp có thể chiếm được vị trí độc quyền bán nhờ quyền sở hữu một loại đầu vào (nguyên liệu) để sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó. - Quy định của Chính phủ. Một doanh nghiệp có thể trở thành đ ộc quyền hợp pháp nếu nó là người duy nhất được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm dịch vụ nào đó. Chẳng hạn đường sắt Việt Nam, Bưu điện Việt Nam... b) Đường cầu và doanh thu cận biên trong độc quyền bán Là người sản xuất duy nhất đối với một loại sản phẩm, nhà độc quyền bán có vị trí độc nhất trên thị trường. Nhà độc quyền bán có sự kiểm soát toàn diện đối với số lượng sản phẩm đưa ra bán. Nhưng điều này không có nghĩa là nó muốn đặt giá cao bao nhiêu cũng được vì mục đích của nó là tối đa hoá lợi nhuận. Đặt giá cao sẽ có ít người mua và lợi nhuận thu được sẽ ít hơn. Vì là người duy nhất bán một hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể trên thị trường, nhà độc quyền bán đứng trước đường cầu thị trường - một đường cầu dốc xuống dưới về phía phải. Đ ường cầu thị trường chính là đường doanh thu bình quân (AR) của doanh nghiệp. Khi đường cầu dốc xuống thì giá và doanh thu bình quân luôn lớn hơn doanh thu cận biên vì tất cả các đơn vị đều được bán ở cùng một giá. Tăng lượng bán thêm một đơn vị thì giá phải giảm xuống, như vậy tất cả các đơn vị bán ra đều phải giảm giá chứ không phải chỉ một đơn vị bán thêm. Đường doanh thu cận biên vì thế luôn nằm dưới đường cầu, trừ điểm đầu tiên, như mô tả ở hình V.9. Giá D MR Sản lượng Hình V.9 Đường cầu và doanh thu cận biên c) Quyết định sản lượng của Nhà độc quyền
- Ở phần II ta thấy một doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận phải sản xuất mức sản lượng sao cho doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. Lời giải này cũng đ ược áp dụng cho bài toán sản lượng của nhà độc quyền bán. Ở hình V.10, đường cầu thị trường D là đường doanh thu bình quân của doanh nghiệp. Đường doanh thu cận biên và các đường chi phí bình quân và cận biên cũng đã đ ược biểu thị trong hình này. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên ở sản lượng Q*. Từ đường cầu ta tìm ra giá tương ứng P* của mức sản lượng Q* này. Gi¸ MC AC P1 P* P2 D Q1 Q* Q2 S l î ng ¶n Hình V.10 Tối đa hoá lợi nhuận của Nhà độc quyền bán Làm thế nào để biết Q* là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận? Giả sử sản lượng nhỏ hơn Q1 chẳng hạn, lúc đó giá tương ứng sẽ là P1. Như biểu thị trên hình doanh thu cận biên (MR) cao hơn chi phí cận biên (MC). Nếu nhà độc quyền bán sản lượng nhiều hơn Q 1 một ít thì sẽ thu thêm được lợi nhuận bổ sung (MR - MC) và nhờ đó tổng lợi nhuận tăng. Nhà độc quyền bán có thể tăng sản lượng để tăng tổng lợi nhuận cho đến tận sản lượng Q*, ở đó lợi nhuận bổ sung từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm bằng không. Như vậy sản lượng nhỏ hơn (Q1) không phải là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận, ngay cả khi sản lượng đó cho phép nhà độc quyền bán đặt giá cao hơn. N ếu sản xuất mức sản lượng Q 1 tổng lợi nhuận của nhà đ ộc quyền bán sẽ nhỏ hơn mức cực đại một khoản bằng phần gạch chéo dưới đường MR và trên đường MC, giữa Q 1 và Q2. Tương tự, sản lượng lớn hơn, Q2 chẳng hạn, cũng không phải là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận, ở sản lượng Q 2 này chi phí cận biên MC cao hơn doanh thu cận biên MR, do đó nếu nhà độc quyền bán sản xuất ít đi
- một ít thì lợi nhuận thu được sẽ tăng thêm (MC - MR). Nhà độc quyền có thể làm cho lợi nhuận tăng thêm nữa bằng việc giảm bớt phần sản lượng phía sau Q*, phần lợi nhuận tăng thêm do sản xuất Q* chứ không phải Q2 là phần diện tích gạch chéo nằm d ưới đường MC và trên đường MR, giữa Q* và Q2. Quy tắc ngón tay cái vè định giá Như ta đã biết, để tối đa hoá lợi nhuận, nhà độc quyền bán phải sản xuất mức sản lượng mà tại đó MR = MC. Ta có: TR (PQ) MR = = Q Q PQ + QP P = =P+Q Q Q P 1 P = P(1+ x ) = P(1+ ) Q Ed Q Đ ặt MR = MC ta được: P(1+1/Ed) = MC MC P= 1 + 1 /Ed Trong độc quyền bán không có đường cung. Nói cách khác, không có mối quan hệ 1:1 giữa giá và sản lượng. Bởi vì quyết định sản lượng của Nhà độc quyền phụ thuộc không chỉ vào chi phí cận biên mà còn vào hình dáng của đ ường cầu. Do đó, sự dịch chuyển của đường cầu không kéo theo một loạt các mức giá và các mức sản lượng như với đường cung cạnh tranh hoàn hảo. Trong độc quyền bán, sự dịch chuyển của cầu có thể dẫn đến thay đổi giá mà sản lượng không thay đổi, như biểu thị ở hình V.11a, hoặc sự thay đổi trong sản lượng mà giá không đổi, như biểu thị ở hình V.11b, hoặc thay đổi trong cả sản lượng cả giá. Gi¸ Gi¸ MC MC P1 P1 = P2 D2 A1 D1 MR2 P2 D2 D1 M1 r MR2
- Hình V.11 Sự chuyển dịch của cẩu dẫn đến giá thay đổi hoặc lượng thay đổi chứ không phải cả hai Sức mạnh độc quyền Sự khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền bán là doanh nghiệp độc quyền bán có sức mạnh thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải đặt giá bằng chi phí cận biên còn doanh nghiệp độc quyền bán đặt giá cao hơn chi phí cận biên. Vì thế sức mạnh độc quyền bán được đo bằng chỉ số Lerner, gọi là mức độ của sức mạnh độc quyền Lerner (do Abba Lerner đưa ra năm 1934). P - MC L= 0L1 P Mất không từ sức mạnh độc quyền Vì sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng sản xuất ra thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo nên ta dễ thấy người tiêu dùng bị thiệt hại còn người sản xuất thì được lợi. Nhưng nếu coi phúc lợi của người tiêu dùng và của người sản xuất như nhau thì cả người tiêu dùng và người sản xuất tính thành một tổng thể sẽ không được lợi bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Có thể thấy điều này khi so sánh thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được tạo ra trong ngành cạnh tranh hoàn hảo và trong ngành độc quyền bán. Hình V.12 cho thấy nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì giá và sản lượng sẽ là Pc và Qc. Nếu thị trường là độc quyền bán thì giá và sản lượng là Pm và Qm. Như vậy so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì thị trường độc quyền bán tạo ra phúc lợi ít hơn một phần thặng dư tiêu dùng (diện
- tích A) và thặng dư sản xuất (diện tích B) bị mất do chỉ sản xuất ở mức sản lượng Qm. Phần phúc lợi bị mất gọi là mất không. Gi¸ Pm MC A Pc B D S l î ng ¶n Qm Qc MR Hình V.12 Mất không từ sức mua độc quyền 2. Độc quyền mua Ở phần trên ta đ ã tập trung vào phía người bán của thị trường. Bây giờ ta quay lại phía người mua. Một số khái niệm: Độc quyền mua đề cập tới thị trường trong đó chỉ có một người mua, độc quyền mua tập đ oàn là một thị trường trong đó chỉ có một số người mua. Khi thị trường có một hoặc một số người mua thì người mua có sức mạnh độc quyền mua. Đó là khả năng thay đổi giá của hàng hoá. Nó cho phép người mua có thể mua hàng hoá ở mức giá thấp hơn giá thịnh hành trong thị trường cạnh tranh. Khi ra quyết định mua bao nhiêu hàng hoá người mua cũng áp dụng nguyên lý cận biên - mua hàng hoá cho đến số lượng mà đơn vị mua cuối cùng đêm lại giá trị bổ sung, hay lợi ích, đúng bằng chi phí trả cho đơn vị cuối cùng đó. Như ta đ ã biết, đường cầu của một cá nhân biểu thị giá trị cận biên (hay ích lợi cận biên), là một hàm số của số lượng mua. V ì thế đường giá trị cận biên là đường cầu về hàng hoá. Nhưng chi phí cận biên của việc mua thêm một đơn vị hàng hoá phụ thuộc vào người mua có sức mạnh độc quyền mua hay không. Khi người mua không có sức mạnh độc quyền mua (người bán cạnh tranh) thì họ phải chấp nhận giá sẵn có trên thị trường, vì thế chi tiêu cận biên (ME) và chi tiêu bình quân (AE) là không đổi và bằng nhau, số lượng mua được xác định bằng
- việc đặt giá bằng giá trị cận biên (đường cầu). Điều này hoàn toàn tương tự như người bán cạnh tranh (Pc Qc). Khi người mua có sức mạnh độc quyền mua (người mua độc quyền) thì đường cung thị trường là đường chi tiêu bình quân (AE) của nhà độc quyền mua. Chi tiêu bình quân tăng, nếu chi tiêu cận biên nằm trên chi tiêu bình quân. Nhà độc quyền mua số lượng Qm mà ở đó các đ ường chi tiêu cận biên (ME) và giá trị cận biên (ME) (cầu) cắt nhau (hình V.13). Giá trả cho một đơn vị là P *m được xác định từ đường chi tiêu bình quân (cung). Gi¸ ME Pc S = AE A P* m B D * S l î ng ¶n Qm Qc Hình V.13 Người mua độc quyền
- Sức mạnh độc quyền cũng gây ra mất không là diện tích A và B (tương tự như sức mạnh độc quyền bán). Đ ịnh giá với sức mạnh thị trường Tất cả các chiến lược định giá mà ta sẽ xem xét có một điểm chung đó là những cách chiếm thặng dư của người tiêu dùng và chuyển sang cho người sản xuất. Phân biệt giá (gọi tắt của phân biệt đối xử bằng giá). Phân biệt giá hoàn h ảo (còn gọi là phân biệt giá cấp một). Nếu có thể đặt cho mỗi khách hàng một giá thì doanh nghiệp sẽ đặt cho mỗi khách hàng một mức giá tối đa mà khách hàng đó sẵn sàng trả cho mỗi đ ơn vị mua, ta gọi giá tối đa này là giá đặt trước của người tiêu dùng. Việc đặt cho mỗi khách hàng một mức giá bằng giá đặt trước của họ được gọi là phân biệt giá hoàn hảo. Hình V.14 cho thấy nếu doanh nghiệp đặt cho mỗi khách hàng một giá bằng giá đặt trước của họ thì việc mở rộng đến sản lượng Qc sẽ có lợi. Khi chỉ một giá được đặt ra là Pm thì lợi nhuận biến đổi (chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi) của doanh nghiệp là diện tích nằm giữa đường doanh thu cận biên và đường chi phí cận biên. Bằng việc phân biệt giá hoàn hảo, lợi nhuận này sẽ được mở rộng thành diện tích nằm dưới đường cầu và đường chi phí cận biên. Gi¸ MC Pm Pc D MR Qc S l î ng ¶n Hình V.14 Phân biệt giá hoàn hảo Phân biệt giá cấp hai. Trong một số thị trường, mỗi người tiêu dùng mua nhiều đơn vị hàng hoá trong một khoảng thời gian đã cho và cầu của người tiêu dùng giảm dần theo số đơn vị đã mua. Khi sự tiêu dùng tăng lên thì sự sẵn sàng thanh toán của họ giảm dần. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể phân biệt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
82 p | 1101 | 482
-
Đề tài "Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện"
82 p | 866 | 472
-
Luận văn: "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK Thiết bị điện ảnh - truyền hình”.
107 p | 902 | 402
-
Luận văn: Thực trạng sử dụng vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
83 p | 634 | 205
-
Luận văn tốt nghiệp: Các biện pháp nâng cao công tác quản trị bán hàng đối với sản phẩm maty tính xách tay tại công ty TNHH Tin Học Nước Việt
73 p | 651 | 203
-
Đề tài: Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị bán hàng tại công ty Giầy Thượng Đình
39 p | 564 | 177
-
Luận văn: " Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền "
39 p | 341 | 113
-
LUẬN VĂN:Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm
78 p | 178 | 70
-
Luận văn thạc sĩ: Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ vận hành bảo dưỡng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí
92 p | 437 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp "Phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính kế toán và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK THIẾT BỊ ĐIỆN ẢNH - TRUYỀN HÌNH”
107 p | 203 | 45
-
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam
16 p | 119 | 34
-
Luận văn:Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền
27 p | 201 | 28
-
Lý luận lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Cty Da Giày Hà Nội - 3
7 p | 148 | 28
-
Luận văn: Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các DN thương mại NN & C.ty kinh doanh thép vật tư Hà Nội
66 p | 106 | 25
-
luận văn:Các biện pháp nâng cao động lực cho cán bộ công nhân viên chức trong nhà xuất bản xây dựng
54 p | 101 | 24
-
Luận văn: Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vật liệu Xây dựng Bưu điện
82 p | 167 | 24
-
Luận văn thạc sĩ: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và tư vấn thiết kế của công ty CP tư vấn Xây Dựng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
104 p | 134 | 22
-
Luận văn: Phân tích đánh gái chỉ tiêu lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận của công ty Hoá chất vật liệu điện và vật tư khoa học kỹ thuật ( CEMACO )
28 p | 122 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn