Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế Gò Đen
lượt xem 40
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế gò đen', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế Gò Đen
- Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh rượu đế Gò Đen
- LỜI CẢM TẠ. Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và đơn vị. Tác giả xin trân trọng gửi lời cám ơn đến: - TS. Trần Tiến Khai, giảng viên Khoa Kinh tế phát triển trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. - Tập thể viên chức, giáo viên Khoa Kinh tế phát triển. - Tập thể viên chức, giáo viên Khoa Sau Đại học. Tác giả xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo Sở Công Thương Long An. - Các hộ sản xuất-kinh doanh rượu ở khu vực Gò đen. - Cục Thống kê tỉnh Long An. - Các anh, chị Lớp Cao học Kinh tế phát triển (Fulbright)- Khoá 3 Đã tạo điều kiện cho tác giả thu thập dữ liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành luận văn. Vì kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những đóng góp của mọi người để đề tài hoàn thiện hơn. T .p Hồ Chí Minh, ngày tháng 6 năm 2010 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Huỳnh Thị Thuý
- MỤC LỤC CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu………………………………………………........1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………..............................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát…………………………………………….............2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………..........2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………….......2 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu chính…………………………...............................2 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể……………………………………..............2 1.4 Giả thiết nghiên cứu……………………………………………………..............3 1.4.1 Các nhân tố bên trong của các cơ sở SX rượu thủ công khu vực Gò Đen ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề thủ công truyền thống này...............................................................................................................................3 1.4.2 Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của nghề thủ công truyền thống này..........................................................................................................3 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………..………….......3 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………….....................3 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu………………………………………….................4 1.6 Cấu trúc của báo cáo, nội dung cơ bản của các chương……………...................4 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN.........................................6 2.1 Cơ sở lý thuyết......................................................................................................6 2.1.1 Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế.......................................................6 2.1.2 Hệ thống các khái niệm về ngành nghề TTCN ......................................8 2.1.3 Vai trò của ngành nghề TTCN................................................................9 2.2 Tổng quan kinh nghiệm phát triển ngành nghề nông thôn.................................10 2.2.1 Ngoài nước............................................................................................10 2.2.2 Trong nước............................................................................................12
- CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................18 3.1 Phương pháp tiếp cận..........................................................................................18 3.1.1Tiếp cận hệ thống...................................................................................18 3.1.2 Tiếp cận trong – ngoài..........................................................................18 3.2 Khung phân tích..................................................................................................18 3.3 Các chỉ tiêu quan sát, phân tích...........................................................................19 3.4 Phương pháp lấy mẫu..........................................................................................20 3.4.1 Mô tả mẫu.............................................................................................20 3.4.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................21 3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.................................................21 3.5 Dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập thông tin............................................21 3.5.1 Dữ liệu thứ cấp......................................................................................21 3.5.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................21 3.6 Phương pháp phân tích........................................................................................22 3.7 Công cụ phân tích...............................................................................................22 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................23 4.1 Tổng quan về nghề sản xuất rượu đế Gò Đen.....................................................23 4.1.1 Khái quát về lịch sử địa danh Gò Đen..................................................23 4.1.2 Điều kiện tự nhiên.................................................................................24 4.1.3 Điều kiện xã hội...................................................................................26 4.1.4 Quy trình sản xuất rượu........................................................................29 4.2 Đánh giá các nhân tố bên ngoài............................................................................33 4.2.1 Các chính sách của Nhà nước ..............................................................34 a. Chính sách của trung ương.........................................................................34 b. Chính sách của địa phương (tỉnh Long An)...............................................35 4.2.2 Nhu cầu được hỗ trợ của các cơ sở SX- KD rượu đế Gò đen...............36
- 4.3 Đánh giá các nhân tố bên trong ..........................................................................43 4.3.1 Phân tích chi phí- doanh thu.......................................................................43 4.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất- kinh doanh..............................................48 4.3.3 Các nhân tố khác...................................................................................50 4.4 Hiệu quả và vai trò của nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen .............55 4.4.1 Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế........................................................55 4.4.2 Giải quyết việc làm và tăng thu nhập....................................................55 4.4.3 Hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch.....................................................56 4.5 Phân tích SWOT đối với nghề sản xuất rượu Gò Đen........................................55 4.5.1 Điểm mạnh............................................................................................56 4.5.2 Điểm yếu...............................................................................................56 4.5.3 Cơ hội....................................................................................................56 4.5.4 Thách thức.............................................................................................57 4.6 Kết luận chương..................................................................................................57 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH........................................59 5.1 Kết luận về phương pháp nghiên cứu.................................................................59 5.2 Kết luận về các phát hiện của đề tài....................................................................60 5.3 Đề xuất các khuyến nghị.....................................................................................61 5.3.1 Các nghiên cứu tiếp theo.......................................................................61 5.3.2 Các gợi ý chính sách...............................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................68 Mục lục……………………………………………………………………………....i Danh mục các bảng biểu…………………………………………………...……......v Thuật ngữ viết tắt……………………………………………………………...…....vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm……………………………………..25 Bảng 2. Thuế TTĐB của sản phẩm bia, rượu……………………………………........34 Bảng 3. Giá bán lẻ.....................................................................................................39 Bảng 4. Giá bán sỉ.....................................................................................................39 Bảng 5. Phân nhóm theo DT số liệu cục Thống kê và DT 06,07,08 ..................... …44 Bảng 6. DT bình quân ………………………………………….............................45 Bảng 7. DT bình quân từ hèm……………………………………………................ 45 Bảng 8. Vốn cố định …………………………………………………………............46 Bảng 9. Vốn lưu động………………………………………….......................... ....47 Bảng 10. Chi phí bình quân……………………………………………………..……..47 Bảng 11. Lợi nhuận bình quân………………………………………………...... …...48 Bảng 12. Lương bình quân/LĐ …………………………………………...............48 Bảng 13. Lợi nhuận/DT……………………………………………..........................49 Bảng 14. Lợi nhuận/Vốn lưu động…………………………………….....................49 Bảng 15. Lợi nhuận/Vốn cố định………………………………………….................50 Bảng 16. Tỷ suất lợi nhuận thực……………………...............................................50 Bảng 17. Tương quan DT, CP, lợi nhuận và học vấn năm 2008..............................53 Khung phân tích………………………………………………………………............19 Quy trình sản xuất…………………………………………………………...…………29 Hộp 1. Dù thật hay giả rượu vẫn là chất độc……………………………………........32 Hộp 2. Hầu hết rượu thủ công đều là rượu độc…………………………………........33 Hình 1. Những bảng hiệu bán rượu đế Gò Đen dọc theo QL1.................................01 Hình 2: Cơ sở SX rượu của chị Thảo (ở ấp 2, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức) ............28 Hình 3: Ông Trị SX mẻ rượu mới và kiểm tra chất lượng.......................................31 Hình 4: Ai biết được trong số can rượu này, can nào có nhiều thuốc rầy.................32 Hình 5: Vừa SX rượu thủ công vừa chăn nuôi..........................................................57 Bản đồ 1. Vị trí tỉnh Long An trong các tỉnh Nam bộ. Bản đồ 2: Bản đồ hiện trạng ngành nghề nông thôn (năm 2008) Bản đồ 3: Bản đồ quy hoạch ngành nghề nông thôn
- THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CCKT Cơ cấu kinh tế CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CP Chi phí DN Doanh nghiệp DT Doanh thu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam KT Kinh tế KT-XH Kinh tế- xã hội KV Khu vực LĐ Lao động LN Lợi nhuận OTOP One Tambon One Product OVOP One Village One Product QL 1A Quốc lộ 1A r Hệ số tương quan hạng SP Sản phẩm SX Sản xuất SX-KD Sản xuất- kinh doanh TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TB Trung bình TTCN Tiểu thủ công nghiệp VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
- CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Long An cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) hơn 300 năm, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nông thôn đã hình thành và phát triển như: nghề thủ công mỹ nghệ: chạm trổ gỗ mỹ nghệ; thêu ren, dệt chiếu, v.v; nghề chế biến nông sản: bánh tráng, bún, sản xuất (SX) rượu thủ công,v.v; nghề TTCN: đóng tàu xuồng, làm trống, nghề rèn, v.v. Ngành nghề TTCN đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nông thôn Việt Nam. Ngành nghề TTCN vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, vừa tạo dấu ấn bản sắc văn hoá các vùng, miền qua các sản phẩm (SP) truyền thống. Với xu thế hội nhập thế giới, SP TTCN ngoài yếu tố truyền thống còn phải tinh tuý, đa dạng đáp ứng tiêu chuẩn của ngành, quốc gia và quốc tế. Ngành nghề TTCN của Long An như nghề dệt chiếu Long Định, nghề SX rượu thủ công khu vực Gò Đen, nghề làm trống xã Bình Lãng (huyện Tân Trụ) v.v. tạo ra SP giá trị cao, tinh xảo. Rượu đế Gò Đen nổi tiếng với truyền thống SX lâu đời. Hiện nay những người SX rượu thật đang lao đao vì rượu giả, rượu kém chất lượng, không ít điểm đề bán rượu Gò Đen (dọc theo Quốc lộ 1A qua huyện Bến Lức) nhưng chất lượng bên trong chưa được kiểm định. Đây thực sự là thách thức đối với những ai quan tâm đến thương hiệu rượu đế Gò Đen. Để nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen sản 1 Hình 1. Những bản hiệu bán rượu đế Gò Đen dọc theo QL1 xuất kinh doanh (SX-KD) có tổ chức, khắc phục được những tồn tại cơ bản về mẫu mã, chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ, v.v thì nghề này mới phát triển ở mức độ cao hơn. Vì vậy, rất cần thiết có nghiên cứu để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến SX- KD nghề sản xuất rượu thủ công khu vực Gò Đen sẽ là cơ sở khoa học tin cậy cho các cấp chính quyền hoạch định và lựa chọn chính sách hỗ trợ. 1 Kiến Văn (2008), ‘Rượu đế Gò Đen: Ai quen mới dám uống’) http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/05/783583. Vietnamnet, ngảy: 59’ 17/05/2008 (GMT+7), tham khảo ngày 20/3/2009. Những bản hiệu bán rượu đế Gò Đen dọc theo QL1 (khu vực Gò Đen, huyện Bến Lức)- liệu có mấy người bán rượu thật?. Ảnh K.Văn
- Do hạn chế về thời gian, tác giả chỉ nghiên cứu nghề nấu rượu thủ công khu vực Gò Đen ở xã Phước Lợi, Long Hiệp, Mỹ Yên thuộc huyện Bến Lức. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến SX- KD rượu thủ công khu vực Gò Đen (xã Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp), huyện Bến Lức, tỉnh Long An. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng hoạt động nghề SX rượu thủ công khu vực Gò Đen (xã Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp), huyện Bến Lức, tỉnh Long An. - Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế- kỹ thuật- xã hội đến SX- KD nghề nghiên cứu. - Gợi ý một số giải pháp phát triển nghề SX rượu thủ công đáp ứng quy định Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và thị hiếu người tiêu dùng để nghề này không bị mai một. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu chính - Nghề truyền thống rượu đế Gò Đen đang ở trong tình trạng nào? (Phát triển, ổn định, suy giảm). - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển của nghề nghiên cứu? 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể - Các nhân tố bên trong của các cơ sở, hộ gia đình (gọi chung là cơ sở) SX- KD ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển nghề nghiên cứu? - Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển nghề nghiên cứu? 1.4 GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 1.4.1 Các nhân tố bên trong của các cơ sở SX rượu thủ công khu vực Gò Đen ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề thủ công truyền thống này. Các nhân tố cụ thể là: - Vốn (tiền mặt, thiết bị)
- - Nhân lực (lao động gia đình, thuê) - Kỹ năng (liên quan đến nhân lực): tay nghề, bí quyết công nghệ, đổi mới công nghệ, khả năng đáp ứng quy định về tổ chức SX,VSATTP của Nhà nước. - Yếu tố cạnh tranh của SP: sản lượng tiêu thụ, khách hàng, thương hiệu sản phẩm. 1.4.2 Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của nghề thủ công truyền thống này Chính sách của trung ương - Các chính sách về VSATTP - Các chính sách về tổ chức quản lý sản xuất và quản lý nghề. - Chính sách về thuế Chính sách của địa phương (tỉnh Long An). - Hỗ trợ về thể chế (UBND tỉnh, Sở, Ban ngành, Hội nghề nghiệp). - Hỗ trợ vốn (từ các định chế về tài chính); ứng dụng khoa học, công nghệ. Các yếu tố thị trường gồm: sản lượng tiêu thụ, khách hàng, thương hiệu SP. 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở SX- KD rượu đế Gò Đen (xã Phước Lợi, Mỹ Yên, Long Hiệp). - Hệ thống chính sách của trung ương và địa phương liên quan đến nghề nghiên cứu. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát 40 cơ sở SX- KD rượu thủ công. - Phạm vi không gian: xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp (Bến Lức). - Phạm vi thời gian: Tổng quan thực trạng SX- KD rượu thủ công ở xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, sử dụng số liệu khảo sát các cơ sở SX-KD nêu trên giai đoạn 2006- 2008.
- 1.6 CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO, NỘI DUNG CƠ BẢN CÁC CHƯƠNG Luận văn có 17 bảng, 1 khung phân tích, 1 quy trình sản xuất, 2 hộp, 2 bản đồ, 5 hình ảnh. Luận văn có 71 trang, 5 chương. 5 chương của luận văn được cấu trúc như sau: Chương 1 (Đặt vấn đề) giới thiệu sự cần thiết của nghiên cứu nghề SX rượu thủ công xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp thuộc khu vực Gò Đen, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nghề này. Ngoài ra, chương này còn giới thiệu đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2 (Cơ sở lý thuyết và thực tiễn) tập trung vào các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu gồm các khái niệm và vai trò của ngành nghề TTCN. Trong chương cũng nêu tổng quan những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển ngành nghề TTCN và những nhận định của tác giả về các mô hình liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 3 (Phương pháp nghiên cứu) giới thiệu cách tiếp cận khi nghiên cứu đề tài, gồm: tiếp cận trong -ngoài, tiếp cận hệ thống. Đồng thời chương này cũng giới thiệu khung phân tích, các chỉ tiêu quan sát, phương pháp lấy mẫu, thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp phân tích và công cụ phân tích. Chương 4 (Kết quả và Thảo luận) tập trung đánh giá tổng quan nghề SX- KD rượu thủ công ở xã Mỹ Yên, Phước Lợi, Long Hiệp, đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển của nghề nghiên cứu. Chương 5 (Kết luận và gợi ý chính sách) xuất phát từ những đánh giá thực trạng SX-KD rượu khu vực Gò Đen, tác giả sẽ đánh giá về phương pháp nghiên cứu, các phát hiện của đề tài đồng thời đề xuất các nghiên cứu tiếp theo và các gợi ý chính sách.
- CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế (CCKT) của nhà kinh tế học Hollis Chenery, Giáo sư Đại học Havard Mỹ cho rằng: Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng dần tương ứng với GNP/người tăng dần (Đinh Phi Hổ 2,2006, trang 120-121). Đặc trưng của từng giai đoạn phát triển kinh tế (KT) chính là cơ cấu GDP và sự thay đổi giai đoạn từ thấp lên cao khi sự thay đổi cơ cấu GDP theo hướng tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm dần và GNP/người tăng dần. Mô hình chuyển dịch CCKT của Hollis Chenery có thể hiểu là kiểu bình quân, không phải là mô hình phát triển chung cho mọi quốc gia. Điều này là do nền KT mỗi nước có sự khác biệt về qui mô, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ, sự lựa chọn chiến lược và chính sách, v.v nên mỗi nước có sự khác biệt trong tốc độ phát triển và mô hình chuyển dịch CCKT. Ngoài ra, các yếu tố giống nhau giữa các nước cũng có thể khác nhau theo thời gian. i. Sự chuyển dịch CCKT theo ngành a) Hai xu hướng lớn chuyển dịch CCKT theo ngành đang diễn ra trên thế giới: - Chuyển dịch từ khu vực (KV) sản xuất vật chất sang KV dịch vụ. Xu hướng này thường diễn ra ở các nước có nền KT phát triển cao, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại. - Chuyển dịch trong nội bộ KV sản xuất vật chất, chủ yếu là chuyển dịch cơ cấu từ KV nông nghiệp sang KV công nghiệp. Xu hướng này chủ yếu ở các nước đang phát triển, gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. b) Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, mở cửa nền KT và do tác động của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, chúng ta có thể thực hiện cùng một lúc hai bước chuyển dịch CCKT trên. 2 Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, trang 120-122
- Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành KT đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp từ 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, đến năm 2010 ước còn 15- 16%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 36,7% năm 2000, 41% năm 2005 và đến năm 2010 ước sẽ tăng đến 41-43%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 2000 là 38,7%; năm 2005 là 38,1% và năm 2010 ước đạt khoảng 41- 42% 3. Trong nội bộ cơ cấu KT nông nghiệp, nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH. Tỷ trọng giá trị SX công nghiệp KV nông thôn tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu LĐ nông thôn theo hướng ngày càng tăng nhanh các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ thuần nông giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trước hết là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, giảm LĐ trong nông nghiệp. ii. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Long An Giai đoạn 2001-2005, CCKT chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng KV nông nghiệp (42,6%) giảm (-5,4%), và tăng dần tỷ trọng KV công nghiệp-xây dựng (27,9%) tăng (+5,4%), riêng KV thương mại-du lịch tăng rất ít (29,5%). Giai đoạn 2006-2010, CCKT: KV nông nghiệp- công nghiệp và xây dựng- thương mại và dịch vụ theo tỷ lệ 26%- 43%: 31% (cả nước tương ứng: 13,5-14%, 45%, 41- 41,5%). Những năm tới, mục tiêu phát triển ngành nghề TTCN của Long An là tạo sự chuyển dịch CCKT nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp- TTCN- dịch vụ theo hướng đa dạng hoá ngành nghề TTCN để bố trí lại LĐ, khai thác tối đa lợi thế về nguồn nguyên liệu, truyền thống sản xuất và du lịch. 2.1.2 Hệ thống các khái niệm về ngành nghề TTCN Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4, cơ quan quản lý ngành nghề nông thôn phạm vi cả nước, ngành nghề TTCN được định nghĩa bằng các khái niệm sau: 3 Đảng cộng sản Việt Nam: Dự thảo các văn kiện trình đại hội X của Đảng, tháng 9/2005, Tr.87 4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và JICA (Nhật Bản). (2003). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn.
- i. Nghề thủ công Nghề thủ công có thể sử dụng máy, hoá chất và các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp trong một số công đoạn nhất định nhưng phần quyết định chất lượng và đặc trưng của SP vẫn làm bằng tay. Nguyên liệu của nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên, công cụ SX thường là công cụ cầm tay đơn giản. ii. Thủ công mỹ nghệ Thủ công mỹ nghệ là nghề thủ công làm ra các SP mỹ nghệ hoặc SP tiêu dùng được tạo hình và trang trí tinh xảo giống như SP mỹ nghệ. Ở SP mỹ nghệ, chức năng văn hóa, thẩm mỹ trở nên quan trọng hơn chức năng sử dụng thông thường. iii. Nghề thủ công truyền thống Nghề thủ công truyền thống là nghề thủ công có quá trình hình thành và phát triển qua nhiều đời thợ (vài chục đến vài trăm năm), với những SP có tính cách riêng biệt được nhiều người biết, hàm chứa yếu tố văn hoá đặc trưng của một nhóm người gắn với địa phương, khu vực. Đây là lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. iv. Ngành nghề TTCN Ngành nghề TTCN là lĩnh vực SX bao gồm nghề thủ công và các cơ sở SX công nghiệp nhỏ có nguồn gốc từ nghề thủ công phát triển. 2.1.3 Vai trò của ngành nghề TTCN Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các ngành nghề TTCN có vai trò rất quan trọng đối với khu vực nông thôn vì: i. Tạo việc làm cho người lao động Các cơ sở thủ công đã thu hút LĐ nông nghiệp vào quá trình SX. Ngành nghề TTCN tạo việc làm cho khoảng 30% LĐ nông thôn. Một cơ sở chuyên ngành nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 LĐ; mỗi cơ sở ngành nghề có 2-6 LĐ. ii. Góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động Thu nhập của LĐ TTCN cao hơn khoảng 2-4 lần so với thu nhập của LĐ nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. iii. Góp phần phát triển nông thôn và kinh tế địa phương
- Các SP TTCN đa dạng, phong phú phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nơi có ngành nghề TTCN phát triển thường hình thành nên trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá, tạo nên sự đổi mới trong nông thôn. iv. Góp phần tăng giá trị hàng hoá, dịch vụ tại địa phương Với quy mô nhỏ, phân bố khắp vùng nông thôn, ngành nghề TTCN sản xuất ra khối lượng hàng hoá lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn. v. Góp phần phát huy thế mạnh nội lực của địa phương Ngành nghề TTCN phát triển sẽ tạo ra đội ngũ LĐ có tay nghề cao, tận dụng nguồn nguyên liệu, vốn và có điều kiện đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. vi. Góp phần hạn chế tự do di dân Dịch chuyển LĐ là hiện tượng tất yếu trong quá trình CNH, HĐH. Sức ép việc làm và thu nhập sẽ thúc đẩy người nông dân di dân. Sự phát triển ngành nghề TTCN sẽ góp phần hạn chế tự do di dân vì tạo việc làm ổn định cho người LĐ vii. Góp phần bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc của địa phương, hình thành thương hiệu quốc gia Ngành nghề TTCN tồn tại hàng trăm năm tạo ra những SP thủ công mỹ nghệ vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị phi vật thể. Nghề trống Bình Lãng (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) có gần 150 năm tồn tại và phát triển5. Qua nghiên cứu, nghề trống Bình Lãng được đánh giá chất lượng tầm Đông Nam Á. viii. Góp phần thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Áp dụng khoa học, kỹ thuật nghề thủ công dần chuyển lên công nghiệp nhỏ, rồi công nghiệp. Ngành nghề TTCN cung cấp cho công nghiệp nhiều SP có nét đặc sắc riêng. SP thủ công giúp định hướng phong cách SP công nghiệp. 5 Hội Văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam, tỉnh Long An. (2004). Làng nghề trống Bình An, huyện Tân Trụ. Tân An: Công ty cổ phần in Phan Văn Mãng.
- 2.2 TỔNG QUAN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN 2.2.1 Ngoài nước i. Chương trình mỗi làng một nghề (One Village One Product) ở Nhật 6 Năm 1979, ông Morihiko Hiramatsu, lãnh đạo quận Oita, đề xuất chương trình mỗi làng một nghề (OVOP) ở Oita. Năm 1980, chương trình OVOP được giới thiệu ở 58 tỉnh, thành trong cả nước. Chương trình OVOP hỗ trợ kỹ thuật và quảng bá SP tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với tinh thần hoạt động địa phương nhưng suy nghĩ toàn cầu. Sản phẩm OVOP của Oita chiếm 28% thị phần trong nước, gồm SP thủ công mỹ nghệ, dệt may, thực phẩm chế biến,v.v. Năm 2002, làng Yufuin (thuộc quận Oita) có 810 sản phẩm OVOP. SP của OVOP tăng về số lượng cũng như giá trị: năm 1980 có 143 SP, trị giá 35,9 tỷ yên và năm 2001 có 336 SP, trị giá 141 tỷ yên. Thành công của OVOP là tạo việc làm, tăng thu nhập, tận dụng nguồn nguyên liệu, LĐ, v.v tạo điều kiện phát triển du lịch, ngoại thương, thương mại, giao thông. Quận Oita có hai nơi nghỉ dưỡng sức với suối nước nóng nổi tiếng là Beppu và Yufuin. Mỗi năm, hơn 13,8 triệu du khách đến Beppu và Yufuin. Du lịch phát triển, đường hàng không giữa Oita- Seoul, Oita - Shanghai được trang bị hoàn hảo từ năm 1992 đến 2002. Ngoài ra, Oita còn trao đổi SP OVOP với Triều Tiên, Trung Quốc. Mô hình OVOP thành công ở Nhật7, sau đó, OVOP phát triển nhiều nơi trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Cambodia, Laos, v.v và lan rộng đến Mỹ (tiểu ban Los Angeles và Louisiana). Ông Morihiko Hiramatsu nhận giải thưởng “ The 1995 Ramon Magsaysay”, được xem là giải Nobel hoà bình Châu Á về những đóng góp cho sự phát triển và độc lập kinh tế của những nước Châu Á. ii. Chương trình mỗi làng một nghề (One Tambon One Product) ở Thái Lan 8 Dựa vào mô hình OVOP, Thủ tướng Thái Lan, ông Thaksin Shinawatra phát động chương trình mỗi làng một nghề (OTOP) ở Thái Lan giai đoạn 2001-2006. 6 Oita OVOP international Exchange promotion committee. OVOP movement, http://www.ovop.jp/en/index.html 7 Special Events, National Conference on “One Village, One Product” Movement. http://www.apo-tokyo.org/speceven/arc0030introduction.htm 8 Background About OTOP. http://www.thai-otop-city.com/background.asp
- Chương trình OTOP hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào SX, quảng bá SP cho các doanh nghiệp (DN) địa phương. SP của OTOP gồm SP thủ công mỹ nghệ, vải lụa, cotton, đồ gốm, đồ gia dụng, v.v. OTOP tạo việc làm, tăng thu nhập cho người LĐ, bảo tồn và phát triển nền văn hoá địa phương. Thái Lan có 36 ngàn nhóm OTOP, mỗi nhóm từ 30-3.000 LĐ. Nhật và Thái Lan liên kết hỗ trợ chương trình OTOP. Chương trình hỗ trợ sản phẩm OTOP ở Nhật, thành lập Uỷ ban OTOP, v.v. Hình thức hỗ trợ: giới thiệu SP OTOP ở Nhật từ 3/2002; chuyên gia thủ công Nhật đến Thái Lan để tìm kiếm/ phát triển những SP OTOP phù hợp thị trường Nhật; tổ chức hội thảo tìm hiểu thị trường Nhật; quảng bá SP, v.v. 2.2.2 Trong nước Mô hình phát triển nghề thủ công truyền thống từ các tỉnh thành trong nước. i. Nghề sản xuất tinh bột của tỉnh Đồng Nai (UBND tỉnh Đồng Nai-Sở Công nghiệp9, 2005) Sau năm 1954, nghề SX tinh bột chuyển từ các tỉnh trung du Bắc bộ vào Nam. Nguyên liệu chính là lúa, bắp, khoai mì, dong riềng và cây có bột khác. SP là bánh mì, bánh tráng, bánh phở, mì sợi, bún, miến. Toàn tỉnh, năm 2003 có 178 cơ sở, năm 2005 có193 cơ sở. Doanh thu (DT) năm 2003, 2005 đạt 71,196 và 81,249 tỷ đồng. Tăng trưởng năm 2004 là 106,81% so với năm 2003; năm 2005 là 106,84% so với năm 2004. SX tinh bột, miến sợi chủ yếu bằng thủ công. Hiện nay một số cơ sở ở Tân Biên (huyện Thống Nhất) đã sử dụng cơ khí vào một số công đoạn trong quá trình chế biến, vì vậy năng suất LĐ có thể gấp 10 lần LĐ thủ công. Thị trường tiêu thụ ở địa phương là chính, có xuất khẩu uỷ thác qua các công ty của thành phố Hồ Chí Minh. Nghề chế biến tinh bột sử dụng LĐ gia đình là chủ yếu. Số LĐ từ 2- 4 LĐ/cơ sở. Thu nhập từ 700 ngàn đến 900 ngàn đồng/LĐ/tháng. 9 UBND tỉnh Đồng Nai-Sở Công nghiệp. (2005), Đề án Khôi phục và phát triển ngành nghề TTCN truyền thống tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010.
- Chế biến tinh bột gây ô nhiễm môi trường (mùi hôi của nước thải). Hiện nay, có một số DN lớn đầu tư hệ thống xử lý nước thải (hệ thống lắng lọc). Các chính sách hỗ trợ cho ngành nghề TTCN của Đồng Nai phát triển, gồm: Về vốn: các cơ sở TTCN được vay vốn ưu đãi của tỉnh, nguồn từ kinh phí khuyến công của tỉnh: hỗ trợ 50% lãi suất ngân hàng trong năm đầu và không quá 30 triệu đồng /dự án/năm đầu tư thiết bị sản xuất SP mới, mở rộng SX, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, v.v. Về mặt bằng sản xuất: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp để các ngành nghề TTCN có thể tập trung vào SX. - Về đào tạo: Các cơ sở ngành nghề TTCN được tham gia các lớp học khởi sự DN, đào tạo nghề theo kế hoạch khuyến công hàng năm của tỉnh. - Về chính sách thuế: Các cơ sở TTCN được miễn thuế thu nhập DN theo quy định của Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003. - Về thị trường, xúc tiến thương mại: Các cơ sở TTCN được tham gia quảng bá SP qua các hội chợ, triễn lãm, qua mạng Internet theo kế hoạch khuyến công hàng năm của tỉnh. ii. Nghề SX bột, hủ tiếu ở Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp (UBND tỉnh Đồng Tháp-Sở Công nghiệp10, 2005) Nghề SX bột, hủ tiếu Sa Đéc hình thành và phát triển hơn 100 năm, tạo việc làm cho hàng ngàn LĐ, ổn định cuộc sống cho 812 hộ gia đình. Giá trị SX hàng năm khoảng 214 tỷ đồng. Nguồn nguyên liệu chính là tấm gạo. SP chính là bột và chuỗi SP từ nguyên liệu bột như hủ tiếu, bánh tráng, bột gạo, bột nếp, v.v.Thị trường của SP bột Sa Đéc chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh. Hiện nay, công ty cổ phần Bích Chi và công ty TNHH Hoà Hưng ở Sa Đéc chế biến thực phẩm từ bột để xuất khẩu. Đa số các cơ sở đã chuyển dần từ thủ công sang bán cơ khí sử dụng máy xay bột ly tâm; một số cơ sở đã cải tiến dùng thùng inox để bảo quản tốt chất lượng bột. SX bột thường kết hợp chăn nuôi heo (thức ăn là bột cặn, nước bột). Bình quân mỗi cơ sở SX bột chăn nuôi khoảng 50 con heo. Trong quá trình chăn nuôi, nguồn nước 10 UBND tỉnh Đồng Tháp-Sở Công nghiệp (2005), Quy hoạch phát triển ngành nghề và làng nghề TTCN tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010.
- thải và phân làm ô nhiễm môi trường. Giải pháp về xử lý môi trường là mỗi hộ tự trang bị hầm Biogas. Các chính sách hỗ trợ cho ngành nghề TTCN của Đồng Tháp phát triển, gồm: - Về vốn: Tăng vốn tín dụng ưu đãi, vốn chương trình kích cầu của Nhà nước cho các cơ sở TTCN nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ. - Nguồn nhân lực: Hỗ trợ đào tạo nghề, khởi sự DN theo kế hoạch khuyến công hàng năm của tỉnh. - Về đầu tư hạ tầng nông thôn: Ngân sách tỉnh đầu tư phát triển giao thông nông thôn và hỗ trợ Quỹ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các làng nghề. - Hình thành trung tâm trưng bày giới thiệu SP TTCN : Chuẩn bị hình thành hai trung tâm giới thiệu SP TTCN tại thị xã Cao Lãnh và Sa Đéc. - Tổ chức hình thành đơn vị đầu mối SX-KD hàng TTCN : Vận động thành lập các hiệp hội, hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, v.v để có đơn vị đầu mối giúp các cơ sở tiếp cận thị trường, tổ chức SX và tiêu thụ SP. - Về xúc tiến thương mại: Hỗ trợ các cơ sở ngành nghề TTCN tham gia hội chợ triễn lãm SP Phổ biến các thông tin về công nghệ, thiết bị phục vụ ngành nghề TTCN - iii. Rượu Bầu Đá (xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) 11, 12 ,13 Rượu Bầu Đá được SX ở thôn Bầu Đá, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, Bình Định. Nguyên liệu chính là gạo và nước (từ các suối ngầm tại làng này) Vào năm 1947- 1948, một số hộ gia đình ở Bầu Đá mời ông Hương Lễ Nghè (nghệ nhân nổi tiếng SX rượu) dạy nghề SX rượu. Từ đây họ truyền nghề cho nhau, đến nay 40 hộ gia đình xóm Bàu Đá có 38 hộ chuyên nghề SX rượu . Hiện nay, xóm rượu Bầu Đá vẫn giữ công thức cổ truyền từ chọn nguyên liệu, loại men, kỹ thuật ủ, dụng cụ nấu, v.v. 11 Minh Hạnh (2007), Rượu Bầu Đá: Thật giả khó phân, 25/10/2007 http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/du-lich-thi-truong/Ruou_Bau_Da_That_gia_kho_phan/, tham khảo ngày 15/01/2009 12 Lan Anh (2008), Tạp chí khoa học công nghệ, Cội nguồn rượu Bàu Đá http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=707&TS_ID=64, tham khảo ngày 20/12/2008 13 Vũ Đình Thung (2008), ‘ Rượu Bàu Đá, còn đâu hương vị xưa?‘ http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/2008/12/16407.html, tham khảo ngày 20/12/2008
- QL 1A đoạn đường qua Bình Định dài chừng 100 km- từ phường Bùi Thị Xuân (Quy Nhơn) đến Tam Quan (Hoài Nhơn)- hầu như chỗ nào cũng bày bán rượu Bàu Đá nhưng chất lượng chưa được kiểm định. Thành lập Hội SX- KD rượu Bầu Đá để có cơ sở pháp lý đăng ký nhãn hiệu tập thể, là cơ sở ngăn chặn rượu kém chất lượng ảnh hưởng đến thương hiệu rượu Bầu Đá, lấy lại thương hiệu đã mất cho Bình Định (Công ty Thực phẩm Minh Anh (Đà Nẵng) được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu " rượu Bầu Đá"). Để phát triển làng nghề rượu Bầu Đá gắn với du lịch, UBND tỉnh Bình Định đầu tư 300 triệu đồng xây dựng một số đoạn đường bê tông vào xóm Cù Lâm; đầu tư xây dựng mô hình, khôi phục men rượu, dụng cụ nấu rượu truyền thống. Về lâu dài, xã sẽ xây dựng Bầu Đá thành một cảnh quan du lịch, giới thiệu SP. iv. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nghề TTCN nông thôn Từ cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy nhóm nhân tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến SX-KD của ngành nghề TTCN. Nhóm nhân tố bên ngoài: tác động của chính sách Nhà nước và chính quyền địa phương gồm phương thức tác động trực tiếp và phương thức tác động gián tiếp. - Thứ nhất, phương thức tác động trực tiếp bằng cách dùng vốn ngân sách cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào SX, quảng bá SP, đào tạo nguồn nhân lực, v.v. - Thứ hai, phương thức tác động gián tiếp gồm: các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề TTCN, bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, môi trường thông tin đa dạng, đầy đủ, chính xác, kịp thời; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, nước, thông tin khoa học công nghệ, giáo dục, v.v) là điều kiện thiết yếu để phát triển ngành nghề TTCN Nhóm nhân tố bên trong: Các yếu tố nội tại của các cơ sở SX-KD ngành nghề TTCN, gồm: nhân lực, vốn, công nghệ, thiết bị, tổ chức quản lý SX, giá trị tinh thần của SP, v.v. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương nếu các cơ sở TTCN liên kết SX, khắc phục được những tồn tại cơ bản về mẫu mã, chất lượng, giá thành, vốn, thị trường tiêu thụ, v.v thì ngành nghề TTCN sẽ góp phần thúc đẩy chuyển
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN”
47 p | 245 | 78
-
Luận văn:Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo xuất phát từ các đơn vị Ngành điện trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam
104 p | 206 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên – Nghiên cứu điển hình tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng GDC Hà Nội
24 p | 188 | 30
-
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực và tạo động lực
26 p | 139 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Nam Bình Dương
143 p | 26 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
88 p | 32 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kế toán tại các ủy ban nhân dân phường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
134 p | 30 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ
112 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công ty dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
154 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
107 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
156 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phố Núi
114 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự cam kết của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam
117 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bến Cát
118 p | 10 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ kê khai, nộp thuế điện tử của cá nhân cho thuê tài sản tại thành phố Vũng Tàu
104 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn phòng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
121 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
95 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn