intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam" là tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết về nợ xấu và đề xuất giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng NGUYỄN ANH VŨ
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Anh Vũ Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thủy Hà Nội - 2021
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong nghiên cứu khoa học. Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Vũ
  4. 4 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian triển khai nghiên cứu, tôi đã hoàn thành nội dung luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Luận văn được hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân tác giả mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Thu Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại thương cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và quá trình thực hiện luận văn này. Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn để tôi có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Vũ
  5. 5 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................3 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................8 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................9 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..........................................................................10 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...........................................11 PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...........................19 1.1 Tổng quan về nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại....................................19 1.1.1 Khái niệm nợ xấu ..................................................................................19 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ...............................................................21 1.1.3 Tác động của nợ xấu .............................................................................23 1.2 Các nhân tố ảnh hướng tới nợ xấu tại Ngân hàng thương mại ................24 1.2.1 Các nhân tố thuộc về bản thân các Ngân hàng thương mại ..................24 1.2.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô .....................................................................26 1.3 Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại ..............................................26 1.3.1 Vai trò của quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại .........................26 1.3.2 Quy trình chung quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại ................27 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nợ xấu ..................................32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .....................................................................................35 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ...........35 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .........35
  6. 6 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................35 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................37 2.1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2020 .......39 2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ... ..................................................................................................................44 2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ...........................................................................................44 2.2.2 Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 46 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ..............................................................................................................57 3.1 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................57 3.1.1 Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu ................................................57 3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................59 3.1.3 Mô hình nghiên cứu ..............................................................................61 3.1.4 Kiểm định mô hình ...............................................................................61 3.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ..............................................................63 3.2.1 Thống kê mô tả biến nghiên cứu ..........................................................63 3.2.2 Ma trận tương quan ...............................................................................64 3.2.3 Kết quả hồi quy .....................................................................................65 3.2.4 Kết quả kiểm định mô hình ..................................................................66 3.2.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...............................................................68 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ...................................72
  7. 7 4.1 Định hướng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................................................................................................................72 4.1.1 Định hướng chung trong hoạt động tín dụng ........................................72 4.1.2 Định hướng riêng trong việc quản lý nợ xấu ........................................72 4.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..........................................................73 4.3 Một số kiến nghị .......................................................................................77 4.3.1 Đối với Ngân hàng nhà nước ................................................................77 4.3.2 Đối với Chính phủ ................................................................................77 4.4 Đóng góp của luận văn .............................................................................79 4.5 Một số hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................80 KẾT LUẬN ..............................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83 PHỤ LỤC: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................... i
  8. 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam DPRR Dự phòng rủi ro GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ thế giới IRB Internal Rating Based Approach: Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ LGD Loss Given Default: Tổn thất do vỡ nợ NIM Net Interest Margin: Thu nhập lãi cận biên NPL Non-Performing Loan: Nợ xấu NHNN Ngân hàng nhà nước OLS Ordinary Least Square: Hồi quy bình phương nhỏ nhất ROE Return On Equity: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SWIFT Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication: Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TMCP Thương mại cổ phần XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VietinBank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VPBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng World Bank Ngân hàng thế giới
  9. 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2011-2020 .......................................39 Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2011-2020 .................................40 Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011-2020..........42 Bảng 2.4: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV ...................48 Bảng 2.5: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng tổ chức tại BIDV ....................48 Bảng 2.6: Trích lập DPRR của BIDV giai đoạn 2011-2020 ................................53 Bảng 2.7: Xử lý nợ bằng quỹ DPRR của BIDV giai đoạn 2011-2020 ................54 Bảng 3.1: Các yếu tố được sử dụng trong nghiên cứu .........................................58 Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ....................................................63 Bảng 3.3: Ma trận tương quan giữa các biến .......................................................64 Bảng 3.4: Kết quả mô hình hồi quy .......................................................................65 Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả kiểm tra VIF các biến .............................................66 Bảng 3.6: Kiểm định tự tương quan giữa các biến ..............................................67 Bảng 3.7: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................................67 Bảng 3.8: So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước .......................69
  10. 10 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Bộ máy quản lý của BIDV .....................................................................37 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của BIDV ......................................................................38 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức tại các chi nhánh BIDV ...............................................39 Hình 2.4: Tiền gửi khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020 .........................41 Hình 2.5: Cho vay khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020..........................42 Hình 2.6: Thực trạng nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020 ..............................44 Hình 2.7: Cơ cấu nợ xấu tại BIDV giai đoạn 2011-2020 .....................................45 Hình 2.8: Tình hình nợ xấu tại một số ngân hàng giai đoạn 2011-2020 ............46 Hình 2.9: Quy trình cấp tín dụng BIDV ...............................................................51 Hình 2.10: Thu nhập khác từ xử lý nợ xấu của BIDV giai đoạn 2011-2020......55
  11. 11 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Mục tiêu của bài nghiên cứu là đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc thù ngân hàng đến nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông qua dữ liệu kinh tế vĩ mô và dữ liệu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chịu tác động bởi cả nhân tố vĩ mô và nhân tố đặc thù ngân hàng. Theo đó, nợ xấu hiện tại của các Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chịu tác động ngược chiều với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nhưng cùng chiều với nợ xấu trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng GDP. Qua đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nợ xấu. Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước, Chính phủ để tăng cường khả năng quản lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng.
  12. 12 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng và được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng của một quốc gia hoạt động lành mạnh sẽ là tiền đề để các nguồn lực tài chính được phân bổ và sử dụng một các hiệu quả nhất, từ đó giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên, khi hoạt động của các ngân hàng gặp trục trặc có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Những rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể tạo ra các ảnh hưởng dây chuyền, kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống. Lịch sử đã chứng kiến nhiều vụ ngân hàng sụp đổ với quy mô lớn và những hậu quả mà nó gây ra như cuộc Đại khủng hoảng giai đoạn 1929-1933, khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 diễn ra đã gây ảnh hưởng hoạt động của hàng loạt doanh nghiệp kéo theo các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong hoạt động của các ngân hàng. Trong số các rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và gây ảnh hưởng nặng nề nhất đối với các ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với các khoản nợ xấu, đó là các khoản nợ không có khả năng sinh lời hay không có khả năng thu hồi. Việc xây dựng các chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, quản lý để ngăn ngừa phát sinh nợ xấu cũng như các biện pháp để xử lý nợ xấu trở thành một trong nhưng mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Thực tế hoạt động cho thấy mặc dù BIDV đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế và giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng nợ xấu vẫn khá cao trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (tỷ lệ nợ xấu trung bình tại các ngân hàng Việt Nam năm 2019 là 1,5% trong khi đó tại BIDV là 1,75%). Nợ xấu năm 2020 tại BIDV là 21.369 tỷ đồng trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) là 16.525 tỷ đồng. Chính vì vậy yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải tìm ra các nhân tố ảnh hưởng dến nợ xấu để từ đó có các biện pháp quản lý nợ xấu một cách hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung đạt hiệu quả cao với mức độ rủi ro thấp nhất, góp phần nâng cao uy tín và lợi thế của ngân
  13. 13 hàng. Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” đã được lựa chọn cho luận văn tốt nghiệp của tôi. 2. Tổng quan tình hình ngiên cứu Vấn đề nợ xấu và quản lý nợ xấu thu hút được nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hậu quả trực tiếp của tỷ lệ nợ xấu tăng cao tại ngân hàng là việc ngân hàng phá sản cũng như là các ngân hàng trước khi phá sản luôn có mức nợ xấu rất cao. Do đó đã có nhiều nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới nhắm đến nợ xấu, các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu, hoạt động quản lý nợ xấu để từ đó có các giải pháp giúp ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu. ❖ Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu bàn luận về nguyên nhân gây ra nợ xấu tại ngân hàng. Các nghiên cứu này đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu tại nhiều khu vực trên thế giới dựa trên việc nghiên cứu dữ liệu các các ngân hàng thương mại trong khu vực đó trong một giai đoạn cụ thể. Berger và DeYoung (1997) nghiên cứu tác động của một số yếu tố như chất lượng khoản vay, hiệu quả chi phí, mức vốn hóa của ngân hàng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu; sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại tại Mỹ trong giai đoạn 1985-1994. Sử dụng phương pháp nhân quả Granger tiêu chuẩn, kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao là do quản lý chi phí kém hiệu quả và rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng. Salas và Saurina (2002) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985-1997 để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng lên tỷ lệ nợ xấu. Thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng GDP, quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều với nhau. Rajan và Dhal (2003) nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Ấn Độ trong giai đoạn 2003-2008. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy quy mô ngân hàng tác động ngược chiều đến nợ xấu. Hippolyte Fofack (2005) dựa trên dữ liệu của các quốc gia khu vực Sahara
  14. 14 Châu Phi phân tích, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại khu vực này. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yêu tố lãi suất thực, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và thu nhập lãi cận biên (NIM) có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Podpiera & Weill (2008) nghiên cứu dựa trên dữ liệu của các ngân hàng tại Cộng hòa Séc trong giai đoạn 1994-2005 và tập trung đề cập đến các yếu tố đặc thù của ngân hàng. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả đã chỉ ra các đặc điểm của ngân hàng như vốn, quản lý hiệu quả chi phí, đa dạng hoạt động tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn… có ảnh hưởng đến nợ xấu. Louzis et al (2010) phân tích dữ liệu của hệ thống ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 2003-2009. Nghiên cứu đã sử dụng các biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát cùng các yếu tố nội tại ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu quá khứ, quy mô ngân hàng… Inekwe Murumba (2013) dựa trên dữ liệu trong giai đoạn 1995-2009 để tìm ra mối quan hệ giữa nợ xấu và GDP thực tại Nigeria. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa nợ xấu và GDP thực tại hệ thống ngân hàng Nigeria. Marijana Curak, Sandra Peur và Klime Poposki (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu thông qua dữ liệu của 69 ngân hàng tại 10 quốc gia khu vực Đông Nam Châu Âu trong giai đoạn 2003-2010. Thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu. Ahlem Selma Messai & Fathi Jouini (2013) dựa trên dữ liệu của 85 ngân hàng tại 3 quốc gia Châu Âu là Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha, bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu đã cho thấy nợ xấu có biến động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng GDP và biến động cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực và tỷ lệ dự phòng nợ xấu. S.Prasanth (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Ấn Độ dự trên dữ liệu trong giai đoạn 2015-2019. Thông qua phương pháp hồi quy tuyến tính bội, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ vốn vay trên tiền gửi, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn có ảnh hưởng đến nợ xấu. Sanju Kumar (2021) đánh giá tác động của tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản, hệ số an toàn vốn, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP và lạm phát đến nợ xấu dựa trên dữ liệu các ngân hàng thương mại lớn tại Nepal
  15. 15 trong gia đoạn 2015-2019. Sử dụng phương pháp hồi quy bội, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. ❖ Các nghiên cứu trong nước Trong nước, vấn đề nợ xấu cũng là mối quan tâm của các ngân hàng và là đề tài nghiên cứu của nhiều học giả. Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau: Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạm phát và tăng trưởng GDP có tác động đến nợ xấu, nợ xấu có ảnh hưởng đến nợ xấu của năm tiếp theo và quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên dữ liệu trong giai đoạn 2007-2014 của các ngân hàng. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khả năng sinh lời và tăng trưởng kinh tế là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trong khi đó nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018) nghiên cứu tác động của các yếu tố đến nợ xấu dựa trên mẫu là 204 ngân hàng thương mại của 8 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nợ xấu cao là do tác động của nợ xấu trong quá khứ, tỷ suất lợi nhuận thấp, tăng trưởng tín dụng thấp, vốn chủ sở hữu cao và quy mô ngân hàng lớn. 3. Khoảng trống nghiên cứu Như vậy, mặc dù vấn đề nợ xấu, các nhân tố tác động đến nợ xấu và việc quản lý nợ xấu đã được quan tâm bởi khá nhiều nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới, nhưng khi đi sâu vào nội dung, tác giả nhận thấy các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của cả hệ thống các ngân hàng thương mại tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu tại một ngân hàng cụ thể. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, tác giả lựa chọn cách tiếp cận đánh giá nợ xấu, hoạt động quản lý nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại một ngân
  16. 16 hàng cụ thể. Tác giả lựa chọn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đối tượng nghiên cứu do đây là một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất trong hệ thống các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 4. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết về nợ xấu và đề xuất giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu như sau: (i) Hệ thống cơ sở lý thuyết về nợ xấu và quản lý nợ xấu (ii) Tổng quan tình hình nghiên cứu về nợ xấu tại Việt Nam và trên thế giới (iii) Phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2020 (iv) Áp dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất xác định các nhân tố tác động đến nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (v) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 5. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, câu hỏi đặt ra trong luận văn như sau: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2020? Các giải pháp cần đưa ra để quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là gì? 6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. • Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thực hiện nghiên cứu: - Về không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Về thời gian: Luận văn thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian từ Quý
  17. 17 IV/2011 – Quý IV/2020 và đưa ra các đề xuất, kiến nghị đối với hoạt động quản lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tìm kiếm, tổng hợp các nghiên cứu (tạp chí, báo cáo khoa học…) của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến nợ xấu và quản lý nợ xấu. Phân tích, đánh giá, chọn lọc thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính quý của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giai đoạn Quý IV/2011 – Quý IV/2020. Dựa trên số liệu thứ cấp, tác giả xử lý, tính toán dữ liệu các biến của mô hình theo công thức. Phương pháp định lượng: Trên cơ sở kết quả thu thập và xử lý dữ liệu, sử dụng phương pháp định lượng là mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 8. Ý nghĩa của đề tài • Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận văn được kỳ vọng mang lại một số ý nghĩa khoa học như sau: ✓ Hệ thống hóa một cách toàn diện và tổng quát cơ sở lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại. ✓ Đánh giá thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ✓ Ứng dụng mô hình nghiên cứu định lượng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại ngân hàng. • Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở giúp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đề ra chiến lược và các giải pháp thực tiễn nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân hàng; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và vị thế của
  18. 18 Ngân hàng trong hệ thống các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 5 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 4: Đề xuất một số giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
  19. 19 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại 1.1.1 Khái niệm nợ xấu Nợ xấu (non-performing loan - NPL) thông thường được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể bị quá hạn hoặc bị nghi ngờ về khả năng trả nợ. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu (NPL) được định nghĩa là các khoản cho vay mà (1) các khoản thanh toán lãi hoặc gốc quá hạn từ 90 ngày trở lên; hoặc (2) các khoản thanh toán lãi từ 90 ngày trở lên được vốn hóa (tái đầu tư vào nợ gốc), tái cấp vốn hoặc quay vòng (thanh toán chậm theo thỏa thuận); hoặc (3) có bằng chứng để phân loại khoản nợ là nợ xấu ngay cả khi không có khoản thanh toán quá hạn trên 90 ngày, ví dụ như bên vay nộp đơn phá sản. Số tiền được ghi nhận là nợ xấu là toàn bộ giá trị khoản vay được ghi trên bảng cân đối kế toán chứ không phải chỉ là số dư nợ bị quá hạn”. (IMF-Fincancial Soundness Indicators Compilation Guide 2019, trang 59) Theo Khoản 8 Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. (Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Điều 3) Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 thì nợ nhóm 3, 4 và 5 được định nghĩa như sau: • Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời
  20. 20 gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi: - Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng; - Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng; - Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng; (v) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra; (vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; (vii) Nợ phải được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này. • Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; (vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này. • Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0