intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn “Các tài liệu liên quan đến hệ thống KSNB hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam”

Chia sẻ: Nguyen Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

514
lượt xem
271
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa năm 1981: “KTNB là một chức năng đánh giá độc lập được thiết lập trong một tổ chức để đánh giá và kiểm tra các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó. Hoạt động KTNB được xem là một dịch vụ hỗ trợ cho chính tổ chức đó”

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn “Các tài liệu liên quan đến hệ thống KSNB hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam”

  1. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân Luận Văn Đề Tài: Các tài liệu liên quan đến hệ thống KSNB hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm 1- K13KKT6 1
  2. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân Mục lục LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ KTNB VÀ HOẠT ĐỘNG KTNB.......................................... 3 Các khái niệm và vai trò của hệ thống kiểm toán nội bộ: ............................................... 3 Các khái niệm: ............................................................................................................ 3 2. Vai trò: .................................................................................................................... 4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm toán nội bộ: ............................................................... 4 Theo quan điểm của IFAC: ............................................................................................. 4 Môi trường kiểm soát:................................................................................................. 4 Hệ thống kế toán: ........................................................................................................ 5 Theo COSO:.................................................................................................................... 5 PHẦN II: MỘT SỐ TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN KTNB ............................................... 6 VIỆC TỔ CHỨC TÍN DỤNG BÁO CÁO THEO ĐIỀU 13 ............................................ 30 Nội dung báo cáo: ......................................................................................................... 30 Thời gian gửi chương trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ và báo cáo định kỳ, đột xuất.. 32 Trách nhiệm báo cáo: .................................................................................................... 32 II. THỰC HIỆN ĐIỀU 14 ................................................................................................. 33 PHẦN III. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI VIỆT NAM ............................. 34 Những thành tựu về phát triển của hệ thống kiểm toán VN ......................................... 35 2. Những hạn chế của hệ thống kiểm toán VN ............................................................. 37 PHẦN IX: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ................................................................................................................. 38 1. Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ ..................................................................... 38 2. Một số ý kiến đề xuất để hoàn thiện hơn hệ thống KSNB........................................ 39 LỜI KẾT ........................................................................................................................... 42 Nhóm 1- K13KKT6 2
  3. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán đã hình thành và phát triển ở Việt Nam trong hơn mười lăm năm qua, trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Ở Việt Nam, kiểm toán nội bộ ra đời vào năm 1996, đánh dấu bằng Nghị định 59-CP ngày 3/10/1996 của Chính Phủ. Tuy nhiên chỉ đến ngày 28/10/1997, quy chế kiểm toán nội bộ mới được ra đời bằng quyết định 832-TC/QĐ/CĐKTcủa Bộ tài chính. Mãi tới ngày 22/12/1998 Bộ tài chính mới có thông tư hướng dẫn 171/1998/TT-BTC thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay,ở Việt Nam kiểm toán nội bộ đã triển khai hầu hết ở các doanh nghiệp có quy mô lớn. Một số doanh nghiệp tổ chức rất có hiệu quả, tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số doanh nghiệp chỉ thực hiện mang tính hình thức, chưa hiểu hết sự cần thiết của KTNB cũng như các thông tư, quyết định sử dụng trong công tác KTNB tại doanh nghiệp. Vì thế hôm nay nhóm chúng em tìm hiểu đề tài: “Các tài liệu liên quan đến hệ thống KSNB hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam”. PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ KTNB VÀ HOẠT ĐỘNG KTNB Các khái niệm và vai trò của hệ thống kiểm toán nội bộ: Các khái niệm: - Định nghĩa năm 1947: “KTNB là hoạt động đánh giá độc lập trong một tổ chức về công tác kế toán, tài chính và các công tác khác của tổ chức đó. Hoạt động KTNB được xem như là các dịch vụ mang tính bảo vệ và xây dựng hỗ trợ cho ban giám đốc” - Định nghĩa năm 1981: “KTNB là một chức năng đánh giá độc lập được thiết lập trong một tổ chức để đánh giá và kiểm tra các hoạt động kinh doanh của tổ chức đó. Hoạt động KTNB được xem là một dịch vụ hỗ trợ cho chính tổ chức đó” - Định nghĩa năm 1999: “KTNB là hoạt động đưa ra sự đảm bảo và tư vấn Nhóm 1- K13KKT6 3
  4. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân mang tính độc lập và khách quan được thiết kế nhằm mang lại giá trị và tăng cường hoạt động của một tổ chức. KTNB trợ giúp một tổ chức đạt được các mục tiêu của mình thông qua phương pháp tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và tăng cường tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, của hệ thống kiểm soát nội bộ. 2. Vai trò: - Chức năng kiểm tra và thẩm định: Xác định độ tin cậy của các số liệu và thông tin đã được công bố, xác định tính đúng đắn và trung thực của các biểu mẫu, sổ sách phản ánh tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh; - Chức năng tư vấn rủi ro: Đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, qua đó đưa ra nhận xét về tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cũng như những rủi ro tiềm ẩn. Dựa vào kết quả đánh giá và kết luận, kiểm toán đề xuất những giải pháp thích hợp. - Kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách, v.v so với luật và các qui định của cơ quan quản lý nhà nước. Tại các TCTD, kiểm soát nội bộ là tổng thể hệ thống các văn bản và các qui định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo. Cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh trong qui trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng. Tại Việt Nam, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại các NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập so với hệ thống kiểm toán nội bộ của các ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học và so với các chuẩn mực kiểm toán nội bộ. Phần lớn các ngân hàng chất lượng cán bộ kiểm tra, kiểm toán còn nhiều bất cập, chưa có quy trình hướng dẫn thực hiện công việc kiểm toán. Hệ thống các văn bản về hoạt động kiểm tra, kiểm toán còn nhiều bất cập như: Chưa phân định rõ các khái niệm liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ; trong các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán chưa cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ trong hệ thống giám sát nội bộ; các luật và văn bản dưới luật đều quy định bộ máy kiểm toán nội bộ trực thuộc tổng giám đốc, trong khi tổng giám đốc và ban điều hành đều là đối tượng của kiểm toán nội bộ. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm toán nội bộ: Theo quan điểm của IFAC: Môi trường kiểm soát: Là những yếu tố của công ty ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo ra môi trường mà trong đó toàn bộ thành viên của Nhóm 1- K13KKT6 4
  5. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân công ty nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ví dụ, nhận thức của các nhà quản lý về liêm chính và đạo đức nghề nghiệp, về việc cần thiết phải tổ chức bộ máy hợp lý, về việc phân công, ủy nhiệm rõ ràng, về việc ban hành bằng văn bản các nội quy, quy chế, quy trình kinh doanh ... Một môi trường kiểm soát tốt sẽ là nền tảng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kế toán: Hệ thống tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm: - Hệ thống chứng từ kế toán - Hệ thống sổ kế toán - Hệ thống tài khoản kế toán - Hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán Trong đó quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Mục đích của một hệ thống kế toán của một tổ chức là sự nhận biết, thuthập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của tổchức đó, thỏa mãn chức năng thông tin và kiểm tra của hoạt động kế toan. 1.1. Thủ tục kiểm soát: Các thủ tục kiểm soát được các nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: -Nguyên tắc phân công phân nhiệm -Nguyên tắc bất kiêm nhiệm -Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn Theo COSO: 2.1 Môi trường Kiểm soát: Tạo ra nền tảng cho các cấu phần khác của Hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc thiết lập các chính sách kiểm soát trong công ty 2.2.Đánh ra rủi ro kiểm soát: Nhận biết và phân tích các rủi ro liên quan đến mục tiêu kinh doanh của công ty. 2.3 Hoạt động kiểm soát: Toàn bộ các chính sách và thủ tục được thực hiện nhằm trợ giúp ban giám đốc công ty phát hiện và ngăn ngừa rủi ro để đạt được mục tiêu kinh doanh 2.4.Hệ thống thông tin, giao tiếp: Là hệ thống trợ giúp việc trao đổi thông tin, mệnh lệnh và chuyển giao kết quả trong công ty, nó cho phép từng nhân viên cũng nhưng từng cấp quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 2.5.Hoạt động kiểm soát: là một quá trình đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, trợ giúp xem xét hệ thống kiểm soát có được vận hành một cách trơn chu, hiệu quả. Nhóm 1- K13KKT6 5
  6. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân PHẦN II: MỘT SỐ TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN KTNB QUY CHẾ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DNNN Quy chế kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Nhà nước đươc ban hành theo quyết định 832 TC/QĐ/TĐKT tháng 10/1997 của Bộ tài chính nhằm đưa ra những nguyên tắc cơ bản về vị trí, trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước. Quy chế này là cơ sở để bộ phận kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước xây dựng quy chế hoạt động của mình phù hợp với quy định nhà nước và yêu cầu của đơn vị. Để hướng dẫn các doanh nghiệp nhà nước thưc hiện quy chế trên và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ, Bộ tài chính đã ban hành thong tư 52/1998/TT-BTC ngày 16/4/1998 sau đó thong tư này được thay thế bằng thông tư 171/1998/TT_BTC ngày 22/12/1998cuar Bộ tài chính Dưới đây là toàn văn của quy chế kiểm toán nội bộ ban hành kèm theo quyết định832/TC/QĐ/CĐ kiểm toán và thông tư 171/1998/TT-BTC. Lưu ý rằng có một số nội dung của quyết định 832 được điều chỉnh bởi thông tư 171 BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1997 QUY CHẾ KIỂM TOÁN NỘI BỘ ( Áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước ) ( Ban hành kèm theo Quyết định số 832 TC/QĐ/CĐ kiểm toán, ngày 28/10/1997 của Bộ trưởng Bộ tài chính) NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 – Số liệu kế toán, báo cáo tài chính của doanh nghiep là căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh,tình hình thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, với các bên lien quan của doanh nghiệp. Nhóm 1- K13KKT6 6
  7. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân Điều 2 – Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, trung thực, hợp lý của các số liệu kế toán và các thong tin trong báo cáo tài chính đã đươc công bố. Điều 3 – Doanh nghiệp phải thương xuyên tổ chúc kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính, về sự đảm bảo an toàn tài sản của doanh nghiệp; về chấp hành luật pháp, chính sách chế đooj của nhà nước, cung như của các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của ban giám đốc doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp (kể cả đối với công ty cổ phần, lien doanh mà số vốn góp của doanh nghiệp Nhà nước chiếm trên 50%). Điều 4 – Dựa vào quy chế này, doanh nghiệp xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả ở doanh nghiệp và các đơn vị thành viên. Điều 5 – Phạm vi thực hiện của kiểm toán nội bộ 1. Kiểm toán các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp và của các đơn vị thành viên. 2. Kiểm toán tuân thủ. 3. Kiểm toán hoạt động. Điều 6 – Kiểm toán nội bộ có 3 chức năng: kiểm tra, xác nhận, đánh giá. Kiểm toán nội bộ có các nhiệm vụ sau: 1. kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; 2. Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thong tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình kí duyệt. 3. Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc 4. biệt sự tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính,kế toán, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, của ban giám đốc doanh nghiệp. 5. phát hiện những sơ hở,gian lận, yếu kém trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp nhằmcair thiện hệ thống quản lý, điều hành của doanh nghiệp. Nhóm 1- K13KKT6 7
  8. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân Điều 7 – Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán nội bộ phải lập báo cáo kiểm toán, đề xuất các kiến nghị và biện pháp sử lý các sai phạm (nếu có). Báo cáo kiểm toán nội bộ đươc gửi cho Hội đồng quản trị, ban giám đốc và trình bày trước hội nghị công nhân viên chức của doanh nghiệp hoặc đại hội cổ đông. Báo cáo tài chính hang năm của doanh nghiệp phải có báo cáo kiểm toán nội bộ đính kèm. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, PHƯƠNG PHÁP CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ Điều 9 – Nội dung công việc của kiểm toán nội bộ 1. Kiểm toán hoạt động _ kiểm tra việc huy động, phân phối sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực (nhân lưc, vật lực, hang hóa, tài sản, tiền vốn,lợi thế kinh doanh…) của doanh nghiệp. _ Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất,kinh doanh, phân phối và sử dụng thu nhập, kết quả bảo toàn và phát triển vốn. _Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Kiểm toán tính tuân thủ _ Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp,chính sách,chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lí của nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, nghị quyết,quyết định, quy chế của hội đồng quản trị, của ban giám đốc. _ Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như của khâu công việc, của từng biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ. _ Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, các chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, đến lưu trữ tài liệu kế toán … 3. Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị Nhóm 1- K13KKT6 8
  9. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân - Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ , khách quan, tính tin cậy của báo cáo tài chính: báo cáo kế toán quản trị trước khi ( Tổng) Giám đốc ký duyệt và công bố; - Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, kế toán quản trị : đua ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động sản xuất , kinh doanh nhằm đảm báo sự hợp lý và hiệu quả. Điều 10 – Trình tự các bước công việc cần thiết của một cuộc kiểm toán nội bộ 1. Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp kiểm toán . - Lập chương trình kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi và thời gian tiến hành kiểm toán nội bộ; - Xác định quy mô cuộc kiểm toán; phương pháp, cách thức tiến hành kiêm toán, biện pháp tổ chức thực hiện; tổ chức lực lượng kiểm toán ( bao gồm kiểm toán viên trong, ngoài doanh nghiệp và các nhân viên chuyên môn cần huy động). 2. Công tác chuẩn bị kiểm toán - Nghiên cứu các văn bản, tài liệu liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhiệm vụ kế hoạch và các điều kiện, biện pháp, các chính sách, quy định của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh sẽ kiểm toán. Sơ bộ đánh giá những thay đổi về điều kiện và môi trường hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp; - Tìm hiểu chính sách, quy định mới và các chủ trương, biện pháp phát sinh trong kế toán, kiểm toán; Giám đốc doanh nghiệp. Việc lưu hành và công bố báo cáo kiểm toán nội bộ tùy theo tính chất kiểm toán và do Chủ tich Hội đồng quản trị, (Tổng) giám đốc quyết định. Riêng báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị được đính kèm báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi lưu hành. 3. Thực hiện việc kiểm toán Nhóm 1- K13KKT6 9
  10. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân - Trong quá trình kiểm toán viên nội bộ phải xem xét, thu thập và đánh giá các bằng chứng cần thiết có liên quan, kể cả các bằng chứng bên ngoài doanh nghiệp… - Xem xét, đánh giá về việc thực hiện các chính sách, quy định trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp. - Đánh giá khả năng sai sót, nhầm lẫn, gian lận đối với từng loại nghiệp vụ, từng hoạt động kinh tế. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro của các nghiệp vụ phát sinh trong nội bộ daonh nghiệp. - Thực hiện phân tích, khảo sát các khoản mục chính, khảo sát bổ sung các chi tiết; xem xét các sự kiện tiếp sau, đánh giá kết quả cuộc kiểm toán - Các bước tiến hành thực hiện cuộc kiểm toán phải theo đúng quy trình của một cuôc kiểm toán và các bước tiến hành kiểm toán phải được ghi nhận trên tài liệu, hồ sơ kiểm toán . 4. Kết thúc cuộc kiểm toán 4.1. Khi kết thúc cuộc kiểm toán Kiểm toán viên nội bộ phải lập báo cáo kiểm toán; Báo cáo kiểm toán phải trình bày đầy đủ các nội dung và kết quả kiểm toán theo mục tiêu, yêu cầu đã đề ra cho từng cuộc kiểm toán; xác nhận tính đầy đủ, hợp lý của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị hàng năm trước khi trình duyệt; đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý các sai sót, gian lận, các vi phạm , nêu các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. 4.2. Phúc tra kết quả kiểm toán là công việc tiếp sau cuộc kiểm toán nhằm kiểm tra lại việc triển khai thực hiện những kiến nghị xử lý và những giải pháp đã nêu trong báo cáo kiểm toán ở các bộ phận quản lý, điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp. - Xem xét các báo cáo, tài liệu, hồ sơ kiểm toán trước đó ( nếu có ) kể cả các tài liệu bên ngoài doanh nghiệp cs liên quan đến cuộc kiểm toán; tóm tắt các thông tin cần phải kiểm tra trong quá trình kiểm toán sắp tới; thu thập và Nhóm 1- K13KKT6 10
  11. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân chuẩn bị các mẫu, các chương trình, các chỉ dẫn cho cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành. Báo cáo kiểm toán được gửi cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, cho ( Tổng ) Điều 11 – Phương pháp tiến hành kiểm toán nội bộ Tùy theo tính chất của cuộc kiểm toán, kiểm toán vên phải lựa chọn và áp dụng những phương pháp, thủ tuc j kiểm toán phù hợp với mục tiêu và yêu cầu kiểm toán. Thủ tục và phương pháp kiểm toán được lựa chọn và áp dụng gốm quan sát, kiểm kê thực tế, xác minh xem xét; đối chiếu văn bản, tài liệu, chế độ luật lệ; thu thập và đánh giá các bằng chứng tính toan, so sánh, phân tích, kiểm tra trên máy tính; tổng hợp, lựa chọn thông tin, xác minh nguyên nhân và mức độ liên quan của từng nguyên nhân; dự toán, dự báo xu hướng, khả năng các bước kiểm tra, và các bước kiểm tra, đánh giá khác mà kiểm toan viên xét thấy cần thiết phải tiến hành trong từng trường hợp cụ thể KIỂM TOÁN VIÊN NỘI BỘ Điều 12 – Người được bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ làm kiểm toán viên nội bộ phải có dủ các tiêu chuẩn sau: 1. Các phẩm chất trung thực, khách quan, chưa có tiền án và chưa bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản tri kinh doanh; 2. Đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh; 3. Đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao làm kiểm toán viên. 4. Đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toan, kiểm toán nội bộ theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ tài chính và được cấp chứng chỉ. Điều 13 – Bổ nhiệm chức danh kiểm toán viên nội bộ Nhóm 1- K13KKT6 11
  12. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân Kiểm toán viên nội bộ do Tổng Giám đốc, Giám đốc trực tiếp bổ nhiệm và bãi nhiệm. Kiểm toán viên nội bộ đã bị bãi nhiệm do vi phạm pháp luật không được bổ nhiệm lại. Kiểm toán viên tuyệt đối không được đảm đương trách nhiệm điều hành hay quản lý kinh doanh ở doanh nghiêp. Điều 14 – Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ 1. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được Tổng Giám đốc và Giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước ( Tổng ) Giám đốc về chất lượng, về tính trung thực , hợp lý của báo cáo kiểm toán và về những thông tin tài chính, kế toán đã được kiểm toán. 2. Trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán, các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước. 3. Kiểm toán viên phải khách quan, đề cao tính độc lập trong hoạt đông kiểm toán. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp. 4. Tuân thủ nguyên tắc bảo mật các số lieu, tài liệu đã được kiểm toán( loại trừ các trường hợp có yêu cầu của tòa án, hoặc nghĩa vụ liên quan đến tiêu chuẩn nghiệp vụ) Điều 15- Quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ 1. Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Không bị chi phối hoặc can thiệp khi thực hiện hoạt đông kiểm toán và trình bày ý kiến trong báo cáo tài chính. 2. Có quyền yêu cầu các bộ phận, cá nhân được kiểm toán và bộ phận có liên quan cung cấp thông tn, tài liệu phục vụ công tác kiểm toán. 3. Được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ do cá nhân tiến hành, hoặc chịu trách nhiệm thực hiện theo nhiệm vụ kiểm toán được giao. 4. Nêu các ý kiến đè xuất, các giả pháp, kiến nghi, các ý kiến tư vấn cho việc cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; ngăn ngừa các sai sót gian lận, các việc làm sai trái trong doanh nghiệp… Nhóm 1- K13KKT6 12
  13. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân 5. Được bảo lưu ý kiến đã trình bày trong báo cáo kiểm toán nội bộ, được quyền đè nghị cơ quan chức năng của Nhà nước xem xét lại quyết định của (Tổng) Giám đốc về bãi nhiệm kiểm toán viên TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ Điều 16 – Bộ máy kiểm toán nội bộ 1. Các doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được tổ chức thành phòng, ban, hoặc nhóm, tổ công tác trực thuộc ( Tổng ) Giám đốc doanh nghiệp. Bộ máy kiểm toán nội bộ, gồm: Trưởng phòng kiểm toán nội bộ. Phó trưởng phòng kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên nội bộ. Số lượng kiểm toán nội phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, địa àn hoạt động, số lượng các đơn vị thành viên tính chất phức tạp của công việc, yêu cầu quản lý kinh daonh và trình độ, năng lực nghề nghiệp của kiểm toán. Ở các tập đoàn sản xuất ( Tổng công ty, liên hiệp các xí nghiệp…) phải tổ chức phòng ( ban) kiểm toán nội bộ có đủ lực lượng và năng lực để kiểm toán trong đơn vị và các đơn vị thành viên. 2. Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp ( kể cả phòng kế toán – tài chính ); chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của ( Tổng ) Giám đốc doanh nghiệp. Theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ, ( Tổng ) Giám đốc có thể cử chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác trong doanh nghiệp, hoặc thuê chuyên gia bên ngoài ( nếu cần thiết ) tham gia một số nội dung hoặc toàn bộ một cuộc kiểm toán. Điều 17 – Trưởng phòng kiểm toán nội bộ Đứng đầu phòng (ban) kiểm toán nội bộ là trưởng phòng (hoặc trưởng ban) kiểm toán nội bộ doanh nghiệp. Nhóm 1- K13KKT6 13
  14. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân Trưởng phòng ( hoặc trưởng ban) kiểm toán nội bộ do tổng dám đốc bổ nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản của tổng cục. cục quản lý vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ là người ký, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và trước pháp luật về báo cáo kiểm toán nội bộ. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ có trách nhiệm và quyền hạn: 1. chủ động xây dựng kế hoạch và lập chương trình kiểm toán hằng năm. 2. tổ chức các cuộc kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp theo nhiệm vụ kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được tổng dám đốc phê duyệt. 3. quản lý, bố trí, phân công công việc cho kiểm toán viên và thực hiện các biện pháp đào tạo và huấn luyện kiểm toán viên, đảm bảo không ngừng nâng cao trình độ và năng lực của kiểm toán viên và bộ máy kiểm toán nội bộ. 4. đề xuất với tổng giám đốc về việc đề bạt, bổ nhiệm,khen thưởng, kỹ luật đối với kiểm toán viên nội bộ. 5. đề nghị trưng tập các kiểm toán viên ở các đơn vị thành viên hoặc chuyên viên các bộ phận khác lien quan trong doanh nghiệp để thực hiện các cuộc kiểm toán khi cần thiết. 6. kiến nghị các thay đổi về chính sách, đường lối, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. 7. khi phat hiện các hiện tượng vi phạm pháp luật hoặc những quyết định trái với chủ trương, chính sách chế độ phải có trạhs nhiệm báo cáo các cấp có thẩm quyền đưa ra các giải pháp để quyêt kip thời. Điều 18 – Bộ máy kiểm toán nội bộ ở doanh nghiệp co các đơn vị trực thuộc - Đối với đơn vị thành viên trong tổng công ty, liên hiệp xí nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, hoặc bố trí 1 số nhân viên kiểm toán nội bộ để thực hiện kiểm toán nội bộ Nhóm 1- K13KKT6 14
  15. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân - Đối với doanh nghiệp thành viên trực thuộc hoặc phụ thuộc không có tư cách pháp nhân: tùy theo mức độ quy mô kinh doanh, địa bàn hoat dộng mà có thể bổ nhiệm kiểm toán hoạt độngtruwcj tiếp tại đơn vị trực thuộc, phụ thuộc. - Các kiểm toán nội bộ hoạt động ở doanh nghiệp thành viên có tư cách pháp nhân độc lập đều trực thuộc trực tiếp hay gián tiếp bộ máy kiểm toán nội bộ của đơn vị cấp trên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 19 – quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1998. Căn cứ vào quy chế này các tổng công ty nhà nước tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ của tổng công ty và từng công ty thành viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướn mắc cầ phản ánh về bộ tài chính để thống nhất giải quyết. những vấn đề xét thấy không phù hợp phản ánh kịp thời về bộ tài chính đẻ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 52/1998/TT-BTC ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 1998 Nhóm 1- K13KKT6 15
  16. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân THÔNG TƯ Hướng dẫn bộ máy kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước Thi hành nghị định số 59/cp ngày 3/10/1996 của chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, bộ tài chính đã có quyết định số 832/TC/CĐKT ngày 28/10/1997 ban hành quy chế kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp nhà nhà nước. để thực hiện tốt công tác kiểm toán nội bộ tại doanh ngiệp, bộ tài chính hướng dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước như sau: A. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước bao gồm doanh nghiệp hoạt dộng sx kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích, các tổng công ty, lien hiệp xí nghiệp, doanh nghiệp hạch toán độc lập khác đều phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ đủ năng lực để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định tại 832/TC/QĐ/CĐ KT ngày 28/10/1997 của bộ trưởng bộ tài chính. 2. Thông tư này hướng dẫn cụ thể về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ đối với từng loại doanh nghiệp nhà nước. các nội dung khác, thực hiện theo quy định của quy chế kiểm toán nôi bộ ban hành theo quyết định số 832/TC/QĐ/CĐ KT ngày 28/10/1997 của bộ trưởng bộ tài chính. B. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1.Tổ chức bộ máy kiểm toán nôi bộ tại các doanh nghiệp nhà nước là tổng công ty liên hiệp xí nghiệp( sau đây gọi tắt là tổng công ty) Bộ máy kiểm toán nội bộ của tổng công ty được tổ chức như sau: tại tổng công ty là phòng kiểm toán nội bộ, tại các công ty thành viên thì tùy thuộc vào quy mô sxkd. Địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán,trình độ năng lực của kiểm toán viên có thể tổ chức thành tổ, nhóm kiểm toán nội bộ. I. Phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty: 1.1 phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty được tổ chức độc lập với các phòng ban chức năng khác của tổng công ty và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giám đốc. biên chế của phòng từ 3-5 người Nhóm 1- K13KKT6 16
  17. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân 1.2 đứng đầu phòng kiểm toán nội bộ tổng công ty là trưởng phòng kiểm toán nội bộ do tổng giám đốc bổ nhiệm. trường phòng kiểm toán nội bộ và các kiểm toán viên không được kiêm nhiệm các công việc quản lý và điều hành trong tổng công ty. 1.3 trưởng phòng kiểm toán nội bộ tổng công ty phải có các tiêu chuẩn sau đây: - Có đủ tiêu chuẩn là kiểm toán viên nội bộ quy định tại điều 12 quy chế kiểm toán nội bộ ban hành theo quyêt đinh số 832/TC/QĐ/CĐ KT ngày 28/10/1997 của bộ trưởng bộ tài chính. - Có khả năng tổ chức, điều hành hoạt dộng kiểm toán nội bộ Tổng công ty: 1.4. Trình tự thủ tục bổ nhiệm trưởng phòng kiểm toán nội bộ tổng công ty Tổng công ty phải có hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trưởng phòng kiểm toán nội bộ gửi tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, hồ sơ gồm: - Công văn đề nghị bổ nhiệm trưởng phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan người được bổ nhiệm - Bản sao văn bằng tốt nghiệp ĐH chuyên nghành kinh tế, tài chính, kế toán hoặc quản trị kinh doanh và chứng chỉ đã qua chương trình huấn luyện nghiệp vụ kiểm toán nội bộ của người được bổ nhiệm. Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN có trách nhiệm xem xét trả lời bằng văn bản Căn cứ ý kiến thoả thuận bằng văn bản của tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN, tổng giám đốc tổng công ty ra quyết định bổ nhịêm trưởng phòng kiểm toán nội bộ. 1.5. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ Tổng công ty bị bãi nhiệm nếu vi phạm một trong các trường hợp - Vi phạm luật pháp, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lý của nhà nước các nghị quyết, quyết định của HĐQT, ban giám đốc, bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên. Nhóm 1- K13KKT6 17
  18. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân - Không trung thực, khách quan, bao che hoặc cố ý làm sai lệch kết quả kiểm toán nội bộ. - Trong quá trình công tác xét thấy không đủ năng lực tổ chức, điều hành công tác kiểm toán nội bộ tổng công ty. Quyết định bãi nhiệm Trưởng phòng kiểm toán nội bộ do Tổng giám đốc ký và phải gửi đến tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN. 1.6. Chi phí hoạt động của phòng kiểm toán nội bộ kể cả tiền lương và phụ cấp của trưởng phòng và các kiểm toán viên được tính vào chi phí quản lý của Tổng công ty. Trưởng phòng và kiểm toán viên được xếp lương cơ bản theo nghạch bậc viên chức nhà nước và hưởng lương, thưởng theo chế độ phân phối tiền lương, tiền thưởng trong DN nhà nước do chính phủ quy định gắn với hiệu quả hoạt động của DN 1.7. Phòng kiểm toán nội bộ của tổng công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Giúp lãnh đạo Tổng công ty đánh giá việc thực hiện các quy chế nội bộ, kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, thực thi công tác tài chính kế toán, chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ của nhà nước, các nghị quyết, quyết định của HĐQT và ban giám đốc. - Thông qua công tác kiểm toán nội bộ đề xuất với lãnh đạo tổng công ty các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm chế độ tài chính kế toán của nhà nước. - Bồi dưỡng, hướng dẫn chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm toán viên trong Tổng công ty - Tổ chức kiểm toán tại cơ quan tổng công ty và các đơn vị thành viên theo kế hoạch kiểm toán do tổng giám đốc phê duyệt. Kiểm tra, xử lý, tổng hợp kết quả kiểm toán nội bộ của tổng công ty và các đơn vị thành viên. 2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại DN thành viên tổng công ty: Nhóm 1- K13KKT6 18
  19. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân 2.1 Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc cần kiểm toán tại các đơn vị thành viên có thể tổ chức thành tổ kiểm toán nội bộ hoặc nhóm kiểm toán nội bộ với biên chế từ 2-3 người. - Đối với DN thành viên Tổng công ty hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân phải tổ chức tổ(hoặc nhóm) KTNB độc lập do giám đốc DN trực tiếp chỉ đạo - Đối với đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty thì tuỳ đặc điểm từng đơn vị, phòng kiểm toán NB của tổng công ty có thể trực tiếp thực hiện công tác KT hoặc có thể bố trí kiểm toán viên hoạt động trực tiếp tại đơn vị phụ thuộc. 2.2. Số lượng KTV của tổ hoặc nhóm KTNB do giám đốc DN quyết định. Đứng đầu tổ hoặc nhóm KTNB là tổ trưởng (Hoặc nhóm trưởng) Do giám đốc DN thành viên bổ nhiệm, tổ trưởng hoặc nhóm trưởng và các kiểm toán viên NB hoạt động độc lập không kiêm nhịêm các công việc khác trong DN. 2.3. Tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhịêm, bãi nhiệm tổ hoặc nhóm trưởng KTNB thực hiện theo quy định như việc bổ nhiệm, bão nhiệm trưởng phòng kiểm toán tổng công ty nhưng do giám đốc DN thành viên quyết định. Trường hợp bổ nhiệm phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cục quản lý vốn và tài sản nhà nứoc tại DN nơi DN đóng trụ sở chính. 2.4 Chi phí hoạt động của tổ hoặc nhóm KTNB kể cả tiền lương và phụ cấp của KTV được tính vào chi phí QL của DN 2.5. Tổ theo nội dung quy định tại quy chế kiểm toán NB còn chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của phòng KTNB tổng công ty và tham gia các cuộc kiểm toán do phòng kiểm toán NB tổng công ty tổ chức. II. Tổ chức bộ máy kiểm toán NB tại các DN độc lập DN độc lập( không phải thành viên tổng công ty) phải tổ chức bộ máy KTNB theo hình thức tổ hoặc nhóm KTNB trực thuộc giám đốc như các DN thành viên của Tổng công ty quy định ở điểm 2 mục 1 nói trên C. ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH Nhóm 1- K13KKT6 19
  20. BTN: Kiểm Toán Nội Bộ GVHD: ThS Nguyễn Thị Khánh Vân 1. Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các DN có trách nhiệm triển khai tổ chức tập huấn nghiệp vụ về kiểm toán cho các DN nhà nước trong quý II và III năm 1998, theo dõi, kiểm tra việc thành lập tổ chức bộ máy KTNB trong các DN nhà nước. 2. Trong quý IV năm 1998, các DN nhà nước phải tổ chức xong bộ máy kiểm toán NB đủ điều kiện kiểm toán BCTC năm 1998 của DN Các cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN và các DN nhà nước có trách nhiệm thi hành thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vường mắc đề nghị phản ánh kịp thời về bộ tài chính để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Thứ trưởng TRẦN VĂN TÁ BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tụ do – Hạnh phúc Nhóm 1- K13KKT6 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2