Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nuớc ngoài
lượt xem 12
download
Luận văn Tìm hiểu và hệ thống hóa các nội dung lí thuyết liên quan đến động từ và tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt. Bàn luận và kiến nghị một vài giải pháp đối với tiểu loại động từ này liên quan đến thiết kế tài liệu học tập và giảng dạy. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nuớc ngoài
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- ĐỖ THỊ TRANG KHẢO SÁT TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ CẢM NGHĨ – NÓI NĂNG QUA CÁC HỘI THOẠI TRONG CÁC TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI. LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội – 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------- ĐỖ THỊ TRANG KHẢO SÁT TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ CẢM NGHĨ – NÓI NĂNG QUA CÁC HỘI THOẠI TRONG CÁC TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI. LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60.22.02.40 Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Đinh Kiều Châu Hà Nội – 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Khảo sát động từ cảm nghĩ - nói năng qua các hội thoại trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài là công trình nghiên cứu của riêng tôi dựa trên sự góp ý của giảng viên hƣớng dẫn. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là xác thực, chƣa từng đƣợc công bố ở công trình khác. Hà Nội, tháng 8 năm 2016 Tác giả luận văn Đỗ Thị Trang
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói chung, các quý thầy cô khoa Ngôn ngữ học nói riêng đã giúp tôi trang bị những tri thức, tạo cho tôi môi trường, điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đến GS. TS Đinh Văn Đức, TS Đinh Kiều Châu – những người đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong cả học tập và cuộc sống. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp. Họ đã cổ vũ, động viên và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 3 2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4 3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 3. Tƣ liệu nghiên cứu: ....................................................................................... 5 4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 5 5. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 6 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7 Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................... 7 1.1. Dẫn nhập.................................................................................................. 7 1.2. Một số cơ sở lí thuyết về động từ tiếng Việt ........................................... 7 1.2.1. Khái niệm động từ ............................................................................ 7 1.2.2. Phân loại động từ ............................................................................. 9 1.2.3. Cương vị của động từ trong giao tiếp ............................................ 10 1.3. Tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt ................................ 10 1.3.1. Các quan niệm về tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt . 12 1.3.2. Đặc trưng của động từ cảm nghĩ – nói năng trong định hướng giao tiếp .......................................................................................... 17 1.4. Một số cơ sở lí thuyết liên quan đến dạy ngoại ngữ ............................. 18 1.5. Cơ sở lí luận về lí thuyết hội thoại ........................................................ 22 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT TIỂU LOẠI ĐỘNG TỪ CẢM NGHĨ –NÓI NĂNG TRONG CÁC TÀI LIỆU DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI .............................................................................................. 26 2.1. Một số nội dung liên quan đến khảo sát ............................................... 26 2.1.1. Tài liệu khảo sát .............................................................................. 26 1
- 2.1.2. Phạm vi khảo sát ............................................................................. 27 2.1.3. Tiêu chí nhận diện động từ cảm nghĩ – nói năng được sử dụng trong khảo sát ........................................................................................... 28 2.2. Kết quả khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ................................................. 29 2.2.1. Nhóm động từ cảm nghĩ .................................................................. 29 2.2.2. Nhóm động từ nói năng................................................................... 34 2.3 Định hƣớng giao tiếp động từ cảm nghĩ - nói năng .............................. 37 2.4. Phân loại động từ cảm nghĩ – nói năng theo ý nghĩa............................ 45 2.5. Phân tích một số động từ cảm nghĩ – nói năng nổi bật......................... 54 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀN LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............ 64 3.1. Một số bàn luận ..................................................................................... 64 3.2. Một số đề xuất ....................................................................................... 69 3.2.1. Từ góc độ thiết kế học liệu .............................................................. 69 3.2.2. Từ góc độ giảng dạy ....................................................................... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 93 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong nhiều năm gần đây việc giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đã từng bƣớc phát triển mạnh mẽ ở nƣớc ta, nhất là từ khi có công cuộc Đổi mới (1986) Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế và văn hóa quốc tế. Trong tình hình đó, tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ có nhu cầu cấp thiết về việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong công tác giảng dạy theo xu hƣớng hoàn thiện và chính quy hóa. Đối với giáo dục ngoại ngữ nói chung và việc giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ nói riêng, chƣơng trình và giáo trình luôn là hai khâu cốt lõi cần từng bƣớc cải tiến, tiếp cận theo hƣớng hiện đại và hội nhập. Theo đó, các vấn đề ngữ pháp thực hành đã trở thành nội dung quan yếu trong thiết kế học liệu cũng nhƣ công tác giảng dạy trên lớp. Các tài liệu giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài hiện có thƣờng thiết kế ngữ pháp theo hai hƣớng chính : - Theo trình tự cổ điển - Theo định hƣớng giao tiếp . Để có đƣợc một cách nhìn toàn diện cho vấn đề này thì tổ chức khảo sát và đánh giá một cách có hệ thống sự thể hiện ngữ pháp tiếng Việt qua các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện hành là việc làm cần thiết. Với mong muốn tham gia vào công việc chung đó trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn nội dung khảo sát là sự thể hiện của tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt từ bậc cơ sở đến bậc nâng cao làm nội dung nghiên cứu chính. Trong thực tế giao tiếp động từ cảm nghĩ – nói năng có một cƣơng vị rất quan trọng trong việc thể hiện các sự tình ngữ pháp, có tần số xuất hiện cao trong các bài học. Thiết nghĩ đây là một câu hỏi nghiên cứu rất đáng quan tâm mà chúng tôi đặt ra trong luận văn để đề tài có tính thời sự và thực tiễn. 3
- 2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Nhƣ đã nói ở trên, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng và sự thể hiện của tiểu loại động từ này trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện có (từ bậc cơ sở đến nâng cao) trên phƣơng diện lí thuyết và trên phƣơng diện thực hành. Từ đó, cố gắng đƣa ra các bàn luận và những kiến giải có tính đề nghị cho một giải pháp tƣơng lai trong thiết kế học liệu. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn sẽ hƣớng đến giải quyết các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau : - Tìm hiểu và hệ thống hóa các nội dung lí thuyết liên quan đến động từ và tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt . - Nhận diện các động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt (đã lựa chọn) - Phân loại các nhóm động từ cảm nghĩ – nói năng và đối chiếu chúng qua các tài liệu giảng dạy. - Miêu tả sự thể thực tế của tiểu loại động từ này trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt. (đã lựa chọn) - Bàn luận và kiến nghị một vài giải pháp đối với tiểu loại động từ này liên quan đến thiết kế tài liệu học tập và giảng dạy 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đây là một luận văn đƣợc thực hiện theo định hƣớng ngôn ngữ học ứng dụng (giáo dục ngôn ngữ ) dành cho một vấn đề rất cụ thể của tài liệu giảng dạy, nên để tiếp cận đƣợc một nội dung phù hợp luận văn đi theo hƣớng quy nạp. Các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng trong luận văn: 4
- - Thu thập tƣ liệu : tiến hành nhận diện (theo tiêu chí lí thuyết) và ghi chép danh sách các động từ cảm nghĩ nói năng xuất hiện trong phạm vi tài liệu nghiên cứu đã chọn. - Thống kê : qua kết quả thu thập tƣ liệu phƣơng pháp thống kê đƣợc áp dụng cho việc tính tần xuất nhằm làm rõ sự xuất hiện và phân bố của tiểu loại động từ này trong các tài liệu - Phƣơng pháp tổng hợp (tổng quan tài liệu) - Phân tích từ loại và phân tích cấu trúc ngữ pháp - Miêu tả từ loại và tiểu loại trên bình diện kết học và ngữ nghĩa 5. Tƣ liệu nghiên cứu: Hiện nay, trong thực tế giảng dạy tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu đƣợc đƣa vào sử dụng. Với đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài sau: 1. Nguyễn Việt Hƣơng,Tiếng Việt cơ sở (dành cho ngƣời nƣớc ngoài), quyển 1 và quyển 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010 2. Nguyễn Việt Hƣơng,Tiếng Việt nâng cao (dành cho ngƣời nƣớc ngoài), quyển 1 và quyển 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015 3. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Tiếng Việt (dành cho ngƣời nƣớc ngoài) trình độ A, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2007 4. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành tiếng Việt trình độ B, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2011 5. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành tiếng Việt trình độ C, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2001 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn này là một nghiên cứu trƣờng hợp trong toàn hệ thống biểu đạt ngữ pháp tiếng Việt trong tài liệu giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài. Trong luận văn, tác giả mong muốn : 5
- - Làm rõ cƣơng vị của tiểu loại động từ cảm nghĩ nói năng trong mối tƣơng quan với các tiểu loại khác trong tiếng Việt - Phân tích định lƣợng việc sử dụng tiểu loại này trong các tài liệu giáo khoa dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ - Hƣớng tới một giải pháp thực tế cho việc sử dụng có hiệu quả nhóm từ này trong việc truyền đạt ngữ pháp tiểu loại động từ này cho ngƣời học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ trên phƣơng diện kết học và nghĩa học 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo luận văn gồm có 3 chƣơng : Chƣơng 1 : Cơ sở lí luận Chƣơng 2 : Khảo sát tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài Chƣơng 3 : Một số bàn luận và đề xuất giải pháp 6
- PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Dẫn nhập Trong việc dạy và học tiếng của một ngôn ngữ thì việc nắm vững ngữ pháp của các từ loại là rất quan trọng, đặc biệt là từ loại động từ, bởi vì trong câu động từ là hạt nhân cơ bản biểu đạt các sự tình mà ngƣời học nắm đƣợc nó sẽ nắm đƣợc thông tin của câu . Động từ là một từ loại rất phức tạp bao gồm nhiều từ loại theo các hệ thống phân loại khác nhau. Luận văn này chúng tôi lựa chọn phạm trù động từ cảm nghĩ - nói năng để tiếp cận, khảo sát và đánh giá sự thể hiện chúng trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. 1.2. Một số cơ sở lí thuyết về động từ tiếng Việt 1.2.1. Khái niệm động từ Trƣớc khi bàn về động từ cảm nghĩ – nói năng thì phải nói đến cơ sở nền tảng của nó, chính là từ loại động từ. Trong tiếng Việt động từ đƣợc coi là một trong hai từ loại cơ bản, còn xét riêng về mặt ngữ pháp thì động từ - vị ngữ là trung tâm của các hoạt động ngữ pháp, chi phối các thành tố ngữ pháp tập hợp các vai nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa – ngữ dụng. Các sách truyền thống vẫn định nghĩa động từ nhƣ: “Động từ là từ loại chỉ hoạt động, trạng thái của các sự vật” (Diệp Quang Ban, 2005). Định nghĩa đó đúng nhƣng chƣa đủ, ngoài những động từ chỉ vận động trực tiếp của các sự vật còn có những động từ thể hiện hành động nói năng nên các hành vi nói năng và suy nghĩ đƣợc nói ra bởi ngƣời nói cũng là một vấn đề cần tìm hiểu. Trong câu, quan hệ ngữ pháp giữa danh từ và động từ rất đặc biệt bắt nguồn từ quan hệ ngữ nghĩa giữa hai từ loại này, trong đó động từ chỉ ra đặc trƣng quan trọng nhất của sự vật là vận động (Đinh Văn Đức – 1986) . Cũng nhƣ ngữ nghĩa của danh từ, ngữ nghĩa của động từ hình thành một 7
- mặt phản ánh nội dung thực tại, mặt khác động từ còn thể hiện cả các mối quan hệ giữa các khái niệm trong cách thức phản ánh. Các quan hệ này là cơ sở của ngữ pháp động từ. Đặc biệt là các ý nghĩa cú pháp trong câu. Từ loại là một nội dung quan trọng trong ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng Việt. Hầu hết các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đều đặt ra những yêu cầu cụ thể cho vấn đề từ loại. Đặc biệt đối với từ loại động từ, các tài liệu giảng dạy tiếng đã dành nhiều không gian để mô tả và luyện tập cho ngƣời học (trong quan hệ với việc đặt trong các phần bài học và thực hành qua bài tập). Cơ sở lý luận đầu tiên cho nghiên cứu ở đây là về từ loại, đó là: “những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa; theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định trong câu ’’ (Đinh Văn Đức – 1986). Từ loại thƣờng đƣợc chia thành 3 mảng lớn: thực từ, hƣ từ và tình thái từ. Chúng khác nhau về ý nghĩa, về đặc trƣng ngữ pháp và trong cách dùng. Trong thực từ thì đối lập danh – động và nòng cốt cấu trúc ngữ pháp của câu là quan trọng nhất. Khi ngƣời học tiếng Việt trên phƣơng diện câu/ phát ngôn thì bắt buộc họ phải quan tâm đúng mức đến đối lập này. Trong đối lập danh – động thì động từ có một cƣơng vị đặc biệt. Ở trong câu/ phát ngôn, trên phƣơng diện giao tiếp thì động từ là hạt nhân cú pháp, tập hợp rất nhiều quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp và từ đó nó chi phối các quan hệ ngữ dụng. Vấn đề bản chất của từ loại động từ trong nghiên cứu này phải đƣợc đặt trên 3 phƣơng diện: a. Động từ trong quan hệ với các từ loại nói chung. b. Động từ tiếng Việt với tƣ cách là vị ngữ trung tâm của câu c. Động từ tiếng Việt với những đặc điểm ngữ pháp của một ngôn ngữ đơn lập 8
- Trong vấn đề từ loại, 3 đặc điểm này trở thành trung tâm của các nghiên cứu, kể cả việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ. Xƣa nay các tài liệu giảng dạy tiếng Việt vẫn sử dụng định nghĩa truyền thống về động từ, coi động từ là từ loại chỉ hành động và trạng thái của các sự vật. Định nghĩa đó đúng nhƣng chƣa thật đầy đủ. Hiểu một cách rộng hơn về mặt lý luận thì động từ không chỉ có quan hệ với các sự vật mà ta trực giác tri nhận đƣợc (nhìn, sờ, thấy…), mà còn bao gồm các sự vật trừu tƣợng (đƣợc thể hiện bằng các danh từ) và các chủ thể phát ngôn (nhân vật), nhân xƣng. Theo đó thì các động từ cảm nghĩ – nói năng thuộc phạm vi chủ thể của các hành động đƣợc thực hiện bởi ngƣời nói và đƣợc xác định cƣơng vị thông qua việc phân loại động từ. 1.2.2. Phân loại động từ Công tác phân loại động từ trong tiếng Việt đã đƣợc nói đến từ nửa đầu thế kỉ XX, đặc biệt là công trình Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim (1940), kế theo đó, sự phân loại của tác giả Lê Văn Lý (1948), Emeno (1981), Thompson (1965) đã có nhiều gợi ý quan trọng. Đặc biệt là công trình phân loại động từ tiếng Việt của X.Buxtrov (1966), là một hệ thống phân loại rất điển hình và theo kiểu Đông Phƣơng học. Các tác giả về sau: Nguyễn Tài Cẩn (1975), Đinh Văn Đức (1986), Nguyễn Thị Quy (1995)…đã tiếp tục khơi sâu thêm vấn đề và đƣa ra những giải pháp bổ sung, những gợi ý quan trọng. Cũng nhƣ ở các thực từ nói chung, đặc trƣng ngữ pháp của mỗi động từ đƣợc quy định bởi bản chất ngữ pháp của bản thân nó và các mối tƣơng liên ngữ pháp của các từ đồng dạng về ngữ pháp đã hình thành nên các tiểu loại. Ngƣời ta thƣờng chia động từ thành các động từ nội động và ngoại động theo các quan hệ ngữ pháp (chuyển tác - không chuyển tác). Mặt khác, ngƣời ta chia động từ thành các lớp theo chức năng (động từ tình thái – động từ ngôn hành – động từ tổng hợp). Còn có thể phân loại động từ dựa vào ý nghĩa 9
- khái quát, theo đó ta có:(động từ hành động, động từ trạng thái, động từ chuyển động, động từ cảm nghĩ – nói năng, động từ tiếp thụ). Động từ cảm nghĩ – nói năng có một cƣơng vị ngữ pháp đặc thù trong số các tiểu loại đƣợc phân định về mặt ngữ nghĩa. Danh sách động từ cảm nghĩ – nói năng thƣờng gặp có thể tạm giới thiệu nhƣ: trông, nghe, nhìn, thấy, nghe nói, nói, nghĩ, nhận thấy, biết, kể, bảo, báo, bình luận, phàn nàn, nhớ, quên… 1.2.3. Cƣơng vị của động từ trong giao tiếp Theo quan điểm của Đinh Văn Đức (Ngữ pháp tiếng Việt- Từ loại, 1986), trong tiếng Việt, động từ là một trong hai từ loại cơ bản. Bản chất ngữ pháp của động từ đƣợc đặc trƣng bởi các phƣơng diện ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp. Về mặt số lƣợng, danh sách động từ ít hơn so với danh từ, điều đó có quan hệ bản chất với ý nghĩa của từ loại này: Danh từ biểu đạt các khái niệm về sự vật (và thực thể nói chung), còn động từ thì gắn với các khái niệm thuộc phạm trù vận động. Số lƣợng khái niệm của phạm trù thứ nhất lớn hơn của phạm trù thứ hai nhiều do chỗ danh sách các sự vật (và thực thể) lớn hơn danh sách các dạng vận động của chúng. Cũng theo Đinh Văn Đức, “ Động từ đã trở thành phƣơng tiện ngôn ngữ cơ bản để biểu đạt sự tình phát ngôn”. Nhƣ vậy, động từ rất quan trọng trong giao tiếp. Theo quan điểm của Nguyễn Kim Thản (Động từ trong tiếng Việt, 1977), động từ là một loại từ phức tạp nhất, sử dụng rộng rãi nhất, chiếm địa vị quan trọng hàng đầu trong hệ thống các loại từ của các ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, theo thống kê, số câu mà vị ngữ là động từ vào khoảng 88%, trong khi đó, số câu có vị nghữ tính từ chỉ chiếm 4%, và số câu có vị ngữ danh từ chỉ vào khoảng 8%. Ngoài ra, động từ trong tiếng Việt còn có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nữa. 1.3. Tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt Động từ cảm nghĩ – nói năng là một tiểu loại có vị trí đặc biệt trong hệ 10
- thống phân loại các động từ tiếng Việt. Xét trên bình diện ngữ nghĩa thì tiểu loại động từ này cũng chỉ ra các hình thái vận động nhƣng không phải là của các sự vật trong thế giới khách quan mà là các hành vi diễn ra trong thế giới chủ quan của ngƣời nói và các hành động giao tiếp do ngƣời nói thực hiện (nói, quát, kể, nghĩ, đoán, định … ). Do đặc tính này động từ cảm nghĩ – nói năng mang nhiều tính chất ngôn hành (ngữ vi), bởi vì nó đƣợc thực hiện bởi ngƣời nói và nhiều khi phát ngôn cũng đồng thời thực hiện luôn hành vi nói ấy. Động từ cảm nghĩ – nói năng là động từ biểu thị hành vi nói năng của ngƣời nói, thái độ của ngƣời nói đối với sự tình và các quan hệ tình thái liên quan. Động từ cảm nghĩ – nói năng có thể là động từ vô tác và cũng có thể là động từ chuyển tác, ngƣời ta có thể minh họa chúng trong nhiều phát ngôn. Xét trên phƣơng diện chức năng thì động từ cảm nghĩ – nói năng bao gồm 2 loại hành vi chính là: “nói và nghĩ’’. Chúng cũng tạo nên hai loại tập hợp: Nói là hành vi giao tiếp (nói, quát, kể, tuyên bố, kêu gọi …) đƣợc thực hiện bởi ngƣời nói và một phần ngay trong lúc nói, cho nên chúng cũng là động từ ngôn hành, ngữ vi. Nghĩ là hành động thực hiện bởi chủ thể phát ngôn trƣớc khi nói ra, hành vi này diễn ra trong hành động phản ánh và logic của ngƣời nói. Cả hai nhóm cảm nghĩ và nói năng vừa mang tính ngôn hành vừa mang tính tình thái, đó là nét ngữ pháp đặc thù rất lớn của tiểu loại này. Khi nghe một câu mà có động từ cảm nghĩ – nói năng, ngoài thông tin sự tình ta còn biết đƣợc ý định của ngƣời nói (toan, định, dám, quyết…) và biết đƣợc cả nhận định của ngƣời nói trong phát ngôn (lo, nghĩ, e dè, mừng, chừng…). Nội dung sự tình trong phát ngôn có động từ cảm nghĩ – nói năng thƣờng đƣợc thể hiện bằng mệnh đề và có thể nó chƣa xuất hiện (tôi mong rằng, tôi e rằng, tôi cho rằng, tôi muốn rằng, tôi dám, tôi định…). 11
- Trên phƣơng diện diễn trị thì các động từ cảm nghĩ - nói năng cũng có những tham tố biểu đạt sự tình, có các vai nghĩa và diễn trị: + Vai tác thể: chỉ chủ thể của hành động (ngƣời nói) thực hiện việc chuyển tác (mong mưa, sợ ốm, cần tiền…). + Vai hành thể: ngƣời nói hành động vô tác trong nói năng (tôi sợ rằng, tôi nghĩ rằng, tôi cho rằng, tôi đang lo, tôi đang mong…). + Vai động thể: ngƣời nói đang trải qua một quá trình (tôi băn khoăn, tôi dằn vặt, tôi luyến tiếc…). + Vai nghiệm thể: ngƣời nói chỉ ra trạng thái (tính khí, tâm trạng) và các động từ cảm nghĩ – biểu đạt. Trong chức năng vị ngữ các động từ cảm nghĩ – nói năng thƣờng thể hiện mục đích phát ngôn, cụ thể thể hiện nhận định đánh giá của ngƣời nói (ông hiểu cho tôi, tôi ưng, tôi không ưng cuốn sách này, tôi biết chắc chắn điều này…). Các động từ cảm nghĩ – nói năng luôn luôn gắn với các trạng thái và từ trạng thái ấy suy ra những nhận định: + Tôi hứa với anh bao giờ. + Ai bảo với anh thế. + Tôi nhớ ra rồi. Vì tính chất đa hợp nên động từ cảm nghĩ – nói năng là một hiện tƣợng rất phổ biến trên bình diện dụng ngôn kết hợp với ngữ nghĩa. Trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt, những đặc trƣng ngữ pháp này rất khó và phức tạp đối với ngƣời học. Khi dạy tiếng Việt cần phân biệt các động từ cảm nghĩ – nói năng theo năng lực của ngƣời học và nâng dần trình độ trong các bậc học. 1.3.1. Các quan niệm về tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt Hiện nay, có nhiều ý kiến về việc phân loại động từ cảm nghĩ – nói năng. Theo tác giả Phạm Thị Hòa trong bài viết Ngữ dụng học với nghiên cứu và 12
- giảng dạy tiếng Việt thì phần lớn các ý kiến tập trung vào các nhóm sau: Nhóm thứ nhất, dựa vào hình thức ngữ pháp: Hƣớng nghiên cứu này chủ yếu dựa vào khả năng kết hợp của từ mà phân xuất động từ nói năng. Đại diện cho hƣớng nghiên cứu này là các tác giả: Nguyễn Kim Thản, Bùi Minh Toán, Nguyễn Hữu Quỳnh, Hoàng Văn Thung, Diệp Quang Ban, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Anh Quế… Tác giả Nguyễn Kim Thản xếp động từ nói năng lẫn với các tiểu loại động từ khác: - Động từ tác động: Theo tác giả, động từ tác động biểu thị những hoạt động mà kết quả của chúng làm cho đối tƣợng khách quan phải thay đổi về trạng thái, tính chất hoặc vị trí trong không gian và thời gian, cùng những hoạt động mà kết quả của chúng làm cho đối tƣợng này sinh ra, tiếp tục tồn tại hay tiêu vong đi. Số lƣợng động từ tác động khá lớn. Phần nhiều những động từ này biểu thị những hoạt động cơ thể nhƣ: ăn, ẵm, ấn, bẻ, bó, bóp, bắt, cày, cắt, cấy, đá, đạp, đập, đè, gập, gò, hạ, hái, kèm, kết, làm, lợp, mở, mua, ném, nhặt, phá, quấn, quăng, rạch, rán, san, sẻ, tóm, thả, trồng, uống, ươm, vẽ, vò, xách, xẻ… Một phần nữa là những động từ biểu thị những hoạt động phi cơ thể và những hoạt động xã hội – chính trị nhƣ: ám ảnh, bóc lột, đàn áp, giam cầm, khen ngợi, thống trị… - Động từ nửa tác động: Động từ nửa tác động biểu thị những hoạt động chỉ chuyển tới đối tƣợng khách quan chứ không làm cho đối tƣợng đó phải thay đổi về trạng thái, tính chất hoặc vị trí trong không gian và thời gian, cũng không làm cho đối tƣợng nảy sinh ra hay tiêu vong đi. Một số động từ nửa tác động nhƣ: a dua, ám chỉ, bao hàm, bảo thủ, cậy, cúng, dự, dụi, đe, dọa, gạ, ganh tị, kế tiếp, mến, mặc kệ, nịnh,nghe, nhìn, phòng ngừa, ton hót, thích, theo, xem, yêu… - Động từ phát nhận: Những động từ này đƣợc chia thành nhóm động từ 13
- ban phát và nhóm động từ tiếp nhận. Một số động từ thuộc nhóm ban phát nhƣ: ban, bán, biếu, bố thí, bồi thường, bù, cấp, cho, cấp phát, dành, dâng, đưa, đút lót, đền, giao, gửi, nhường, hối lộ, phát, nộp, tặng, thí, trả… Một số động từ thuộc nhóm tiếp nhận như: giật, mượn, nợ, vay, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, ăn bớt, ăn quỵt, chiếm, cướp, đoạt, lấy, lĩnh, nhận… - Động từ có hạn chế: Tiểu loại động từ này thƣờng xuyên đòi hỏi phải có danh từ làm bổ ngữ. Những động từ này gồm có: gí, giắt, giúi, đính, tra, thọc, thục, thò, chui, xâu, xỏ, xen, điền, nhét, nhồi, vùi … - Động từ gây khiến: Động từ gây khiến biểu thị những hoạt động thúc đẩy, cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những hoạt động khác. Động từ gây khiến gồm có: bảo, bắt buộc, buộc, bắt, cản trở, cho phép, cổ vũ, cưỡng bức, cưỡng ép, dạy, dắt, dẫn, dìu, dìu dắt, đề nghị, đòi, đòi hỏi, cấm, giục, gọi, giúp, giúp đỡ, hướng dẫn, hô hào, kêu gọi, kích thích, khuyên nhủ, khuyên răn, khuyến khích, khuyên bảo, khuyên, lãnh đạo, mời, nài, nài ép, ngăn cản, sai, thúc, thúc đẩy, thúc ép, xin, thuyết phục, yêu cầu… Có bốn động từ gây khiến đƣợc dùng nhiều, đó là: cho, để (cho), khiến (cho), làm (cho). Chúng đƣợc xem là những động từ gây khiến chân chính. - Động từ đánh giá – nhận xét: Những động từ này biểu thị sự đánh giá, nhận xét đối tƣợng. Đó là những động từ: coi, gọi, lấy, nhận, thừa nhận, công nhận, xác nhận, xác định…. - Động từ xuất hiện – tồn tại – tiêu hủy: Những động từ này biểu thị sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu hủy của đối tƣợng. Đó là những động từ: có, còn, chết, hết, mất, mọc, nổi, nở, vọt, phọt, bật, trào, đâm, trổ, bật, học, phai, hiện, nảy, toát, xuất hiện… - Động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể: Những động từ này biểu thị những hoạt động do chủ thể gây ra và chuyển tới bộ phận cụ thể của cơ thể. Nhóm động từ này bao gồm một số từ nhƣ: bạnh, bấm, bíu, bước, cau, co, cúi, 14
- chau, chép (miệng), chìa, chợp, chớp, chổng, chúm, dang, dỏng (giỏng), há, hất, hếch, khuỵu, khom, kiễng, lắc, lè, liếc, lim dim, líu, máy (mắt), hích, mím, mấm, nắm, ngẩng, ngóc, ngoẹo, ngoảnh, ngước, nghển, nghiến, nhắm, ngửa, ngoác (ngoạc), nguẩy, ngoắt, nhăn, nháy, nhe, nheo, nhếch, nhệch, nhíu, nhoai , nhoài, nhoẻn, nhún, phưỡn, quắc, rít, ruỗi, rụt, rướn, sịu, tặc, ưỡn, vẫy, vênh, vểnh, với, vục, vươn, xõa, xòe, xua. Ngoài ra, còn một số động từ dùng riêng cho động vật như: quắp, quặp, cúp, cụp, húc, ngoe nguẩy, ve vẩy… - Động từ cảm nghĩ – nói năng: Những động từ này biểu thị sự hoạt động của trí não, của các cơ quan cảm giác và ngôn ngữ. Động từ cảm nghĩ – nói năng gồm có: bảo, bịa, biết, cãi, cảm thấy, chê, chối, cho (với nghĩa là nhận định), đinh ninh, đồn, e, hiểu, kể, kêu, khen, khoe, lo, mong, ngại, ngờ, ngỡ, nhìn, nói, nhớ, nghĩ, nhận định, nghe, phao, quên, sợ, thấy, thanh minh, tuyên bố, trả lời, trông, tưởng, tin, tiếc, xem… - Động từ không tác động: Động từ không tác động biểu thị những hoạt động không bao giờ chuyển tới đối tƣợng khách quan, không có liên hệ với đối tƣợng. Những động từ này gồm có: ấm ứ, ẩn náu, ấp úng, bò, càu nhàu, cằn nhằn, đứng, giẹp, lê la, lún, lảng vảng, lởn vởn, hí hoáy, hậm hực, ngã, ngáy, ngồi, ngủ, nằm, quằn quại, rón rén, sụt sùi… - Động từ - hệ từ: Động từ - hệ từ có tác dụng là cùng với danh từ làm thành phần bổ túc ngữ, đảm nhiệm chức năng vị ngữ của câu. Động từ - hệ từ gồm có: đâm (ra), hóa, hệt (như), làm, nên, như, sinh (ra), trở nên, trở thành, thành ra, y như (in như)… Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh cũng chia động từ nói năng vào 3 loại nhỏ: - Nhóm động từ ngoại hƣởng: nhìn, vay, khen ngợi… - Nhóm động từ gây khiến: làm (cho), để (cho), khuyên, bảo, yêu cầu, … - Nhóm động từ cảm nghĩ – nói năng: biết, bảo, nghĩ, hiểu, kêu, khen… Theo tác giả Phạm Thị Hòa, động từ gây khiến chỉ là một loại nhỏ trong 15
- loại động từ nói năng và động từ nói năng chỉ là một trong những loại của động từ ngoại hƣớng, động từ tác động. Cũng theo hƣớng này, tác giả Nguyễn Anh Quế xếp tất cả các động từ nói năng vào tiểu loại động từ ngoại hƣớng. Nhìn chung, hƣớng nghiên cứu thứ nhất vì quá coi trọng tiêu chí hình thức nên phần lớn các tác giả phân tán động từ nói năng vào các tiểu loại động từ khác không cùng cơ cấu nghĩa. Động từ nói năng đƣợc xếp vào các tiểu loại: động từ tác động, động từ hành động, động từ gây khiến, động từ cầu khiến, động từ cảm nghĩ – nói năng. Điều này cũng dẫn đến tình trạng rất nhiều động từ nói năng có những đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp giống nhau nhƣng lại xếp vào các bậc khác nhau. Nhóm thứ hai, dựa vào mô hình cấu trúc ngữ nghĩa của động từ cảm nghĩ – nói năng để phân biệt động từ nói năng và động từ cảm nghĩ. Đây là hƣớng nghiên cứu của các tác giả Hoàng Văn Thành, Đỗ Hữu Châu và một số tác giả khác. Nhóm thứ ba, nghiên cứu dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng, tiêu biểu là Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Thị Quy (1995), Hoàng Văn Vân (2002). Các tác giả này đã đề cập sơ lƣợc đến động từ cảm nghĩ – nói năng từ góc độ nghĩa học. Nhìn chung, nhóm tác giả này cũng đƣa ra đƣợc những miêu tả chính xác về động từ cảm nghĩ – nói năng. Tuy nhiên, các nghiên cứu của nhóm tác giả này cũng chƣa nêu bật đƣợc đặc trƣng ngữ nghĩa và ngữ pháp của động từ cảm nghĩ – nói năng tiếng Việt. Theo hƣớng nghiên cứu của nhóm thứ nhất, rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhập hai loại động từ nói năng và cảm nghĩ là một. Chúng tôi nghĩ, nên phân biệt động từ nói năng và động từ cảm nghĩ. Tuy nhiên, có một vấn đề ở đây là trong tiểu loại động từ cảm nghĩ – nói năng có một nhóm động từ thể hiện hành động bằng các giác quan. Chúng tôi nghĩ nên xếp nhóm động từ này vào 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 670 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 668 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 306 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 232 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 253 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 242 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 169 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 167 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 156 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 159 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 155 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 124 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn