intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn cao học Giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam

Chia sẻ: Trinh Van Truong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:134

252
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môi trường kinh doanh càng mở rộng bao nhiêu sẽ càng có sự tham gia của nhiều thành viên kinh tế bấy nhiêu. Toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ càng mở rộng bao nhiêu sẽ càng có sự tham gia của nhiều thành viên kinh tế bấy nhiêu. Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới sẽ làm cho các doanh nghiệp ngành may mặc ở các quốc gia khác nhau vẫn có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau không chỉ ở sản phẩm đầu ra mà còn ở việc cung cấp các nguồn lực đầu vào. Nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn cao học Giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam

  1. Luận văn cao học Giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam
  2. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam Mục lục Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... 4 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 1. Tính c ấp thiết của đề tài .................................................................................................................... 5 2. Mục đích nghiên c ứu .......................................................................................................................... 6 3. Đ ối tư ợng và phạm vi nghiên c ứu ................................................................ ................................ .... 6 4. Phương pháp nghiên c ứu .................................................................................................................. 6 5. Đóng góp c ủa luận văn ....................................................................................................................... 7 6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................................................... 7 7. L ời cảm ơn ................................ ................................ ........................................................................... 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY VIỆT NAM ................................ ................................ .......... 9 1.1. Giới thiệu tổng quan về ng ành may Việt Nam ........................................................................... 9 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................... 9 1.1.2. Đặc điểm ngành may Việt Nam ....................................................................... 12 1.1.3. Tiềm năng kinh tế và phát triển ................................ ................................ ........ 15 1.2. Doanh nghi ệp may Việt Nam ................................ ...................................................................... 17 1.2.1. Quy mô doanh nghiệp may Việt Nam .............................................................. 17 1.2.2. Mô hình tổng thể một doanh nghiệp may Việt Nam ................................ ........ 19 1.3. Tình tr ạng ứng dụng công nghệ thông tin trong c ác doanh nghiệp may Việt Nam ............ 22 1.3.1. Các giai đoạn đầu tư công nghệ thông tin của các doanh nghiệp ....................... 22 1.3.2. Thực trạng ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp may Việt Nam .................. 23 1.4. Doanh nghi ệp may Việt Nam khi hội nhập WTO - T hách thức và nhu c ầu giải pháp công nghệ thông tin toàn diện. ................................ ................................ ................................ ....................... 30 1.4.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp may Việt Nam khi hội nhập WTO ..................... 30 1.4.2. Thách thức đối với các doanh nghiệp may Việt Nam khi hội nhập WTO ......... 30 1.4.3. Nhu cầu công nghệ thông tin của các doanh nghiệp may Việt Nam trong thực hiện các giải pháp ...................................................................................................... 35 CHƯƠNG 2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN..................................................................... 36 2.1. Cơ s ở khoa học của đề tài ............................................................................................................. 36 2.1.1. Khoa học quản lý nguồn lực doanh nghiệp ....................................................... 36 2.1.2. Hoạch định nguồn lực và phát triển doanh nghiệp ............................................ 37 2.1.3. Hệ thống thông tin nguồn lực doanh nghiệp ..................................................... 39 2.1.4. Hệ thống các giải pháp ERP của quốc tế và nội địa .......................................... 43 2.2. Các khái niệm c ơ b ản ................................ ................................ ................................ .................... 45 2.2.1. Nguồn lực doanh nghiệp .................................................................................. 45 2.2.2. Tài nguyên doanh nghiệp ................................ ................................ ................. 46 2.2.3. Hoạch định doanh nghiệp ................................ ................................ ................. 47 2.2.4. Hệ thống quản trị doanh nghiệp ................................ ................................ ........ 48 2.2.5. Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) ................................ ................. 48 2.2.6. Các khái niệm cơ bản của ERP dệt may ........................................................... 50 2.2.7. Các chức năng của hệ thống ERP ..................................................................... 55 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ERP CHO NGÀNH MAY VIỆT NAM ........................................................ 60 3.1. Tổng quan về giải pháp ERP cho ng ành may Việt Nam ................................ .......................... 60 3.2. Giải pháp chi tiết cho ng ành may Việt Nam ................................ ................................ .............. 64 3.2.1. Giải pháp quản trị đặt hàng .............................................................................. 64 3.2.2. Giải pháp quản lý sản xuất ............................................................................... 69 3.2.3. Giải pháp quản trị kho ................................ ................................ ...................... 77 NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 2/134
  3. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam 3.2.4. Giải pháp quản trị bán hàng.............................................................................. 81 3.2.5. Giải pháp lao động tiền lương .......................................................................... 85 3.2.6. Giải pháp quản trị tài sản cố định ..................................................................... 91 3.2.7. Giải pháp kế toán tổng hợp............................................................................. 100 3.2.8. Giải pháp triển khai ................................ ................................ ........................ 116 3.3. Đánh giá giải pháp ERP đề ra ................................................................ ................................ ... 125 3.3.1. Những lợi ích khi thực hiện giải pháp đem lại ................................................ 125 3.3.2. Tiềm năng thị trường và tiềm năng phát triển của giải pháp ............................ 127 KẾT LUẬN ................................ ................................ ................................ .................... 130 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ .................... 133 NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 3/134
  4. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam Danh mục các từ viết tắt STT Từ viết tắt Giải nghĩa Công nghệ thông tin 1 CNTT Nguyên phụ liệu 2 NPL Enterprise Resource Planning- Hệ hống hoạch định nguồn lực 3 ERP doanh nghiệp Bill of Material: Cấu trúc sản phẩm, nguyên phụ liệu 4 BOM Cơ sở dữ liệu 5 CSDL General Ledger: Sổ cái tổng hợp 6 GL 7 EU European Union- Liên minh châu Âu World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới mà Việt 8 WTO Nam là thành viên thứ 150. Các chu ẩn mực kế toán Việt Nam 9 VAS Các chu ẩn mực kế toán quốc tế 10 IAS Bộ tiêu chuẩn ISO do Tổ chức Tiêu chu ẩn hóa quốc tế (ISO) b an hành lần đầu năm 1987. Đây là bộ tiêu chuẩn về quản lý 11 ISO chất lượng, quy tụ kinh nghiệm quốc tế và được nhiều quốc gia áp dụng. Customer Relationship Management- Hệ thống quản lý mối 12 CRM quan hệ khách hàng. Supply Change Management – Hệ thống quản lý chuỗi cung 13 SCM ứng Công nghệ thông tin 14 CNTT CAD Các phần mềm thiết kế tự động 15 CAM Phương thức tính giá trong vật tư, kho, thương mại quốc tế 16 FOB Phương thức tính giá trong vật tư, kho, thương mại quốc tế 17 CIF Phương thức tính giá trong vật tư, kho 18 LIFO Phương thức tính giá trong vật tư, kho 19 FIFO Doanh nghiệp 20 DN Việt Nam 21 VN NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 4/134
  5. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường kinh doanh càng mở rộng bao nhiêu sẽ càng có sự tham gia của nhiều thành viên kinh tế bấy nhiêu. Toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ càng mở rộng bao nhiêu sẽ càng có sự tham gia của nhiều thành viên kinh tế bấy nhiêu. Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới sẽ làm cho các doanh nghiệp ngành may mặc ở các quốc gia khác nhau vẫn có thể cạnh tranh trực tiếp với nhau không chỉ ở sản phẩm đầu ra mà còn ở việc cung cấp các nguồn lực đầu vào. Nhiều đối thủ cạnh tranh ở nhiều nước và khu vực khác nhau, với trình đ ộ nhận thức khác nhau lại cùng cạnh tranh với nhau sẽ mang lại bức tranh cạnh tranh rất nhiều màu sắc. Chính bức tranh cạnh tranh đa màu này tất yếu dẫn đến tính bất ổn ngày càng cao của môi trường kinh doanh:”Nhìn ra phía trước chúng ta chỉ thấy một thế giới của sự hỗn loạn và bất định. Một thế giới của sự thay đổi ngày càng nhanh. Một thế giới mà ở đó nền kinh tế sẽ không còn dựa vào đất đai, tiền bạc mà dựa vào vốn trí tuệ và thông tin. Một nơi mà cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và thị trường trở nên tàn nhẫn …Một nơi mà khách hàng sẽ tiếp cận vô hạn với sản phẩm, dịch vụ và thông tin. Một nơi mà m ạng lưới thông tin sẽ còn quan trọng hơn cả quốc gia. Và là một nơi mà bạn sẽ hoạt động kinh doanh theo sát thời gian thực hoặc sẽ chết.” (Nguồn: Rowan Gibson- Tư duy lại tương lai, NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh- 2002). N gành may mặc Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trên thương trường quốc tế và nội địa. Hội nhập với nền kinh tế thế giới đ òi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế cạnh tranh. Mà để có điều đó thì doanh nghiệp cần phải có năng lực tổng thể đảm bảo hoạt động tốt nhất trong nền kinh tế tri thức và thông tin bùng nổ hiện nay. Do đó nhu cầu bức thiết có một giải pháp công nghệ thông tin hoàn thiện ứng dụng quản lý tổng thể mọi nguồn lực doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể sử dụng và phối hợp NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 5/134
  6. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam một cách tối ưu nhất các nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều giải pháp hoạch định nguồn lực ERP cho các doanh nghiệp đặc biệt là ngành may nhưng chưa thành công. Đứng trước vấn đề đó cần có một giải pháp hoạch định nguồn lực ERP mang tính đặc thù cho ngành may đáp ứng quản trị một cách tổng thể các nguồn lực và phối hợp tối ưu nhất các nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển của do anh nghiệp. Là một học viên ngành hệ thống thông tin khoa công nghệ thông tin và nhiều năm hoạt động trong ngành giải pháp phần mềm quản lý sản xuất kinh doanh đ ã ấp ủ mong có một giải pháp hoàn thiện cho hoạch định nguồn lực ngành may Việt Nam. Do đó tôi đã chọn đề tài giải pháp ERP cho do anh nghiệp ngành may Việt Nam với hi vọng đưa ra một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực một cách đồng bộ, khoa học và tối ưu nhất. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào doanh nghiệp may Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đ ưa ra bộ khung giải pháp hoạch định nguồn lực (ERP- Enterprise Resource Planning) tổng thể và tối ưu nhất cho doanh nghiệp ngành may Việt N am. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Hệ thống nguồn lực và kế hoạch khai thác nguồn lực, quản trị nguồn lực của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành may Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: duy vật biện chứng, phân tích thống kê kết hợp với khái quát hoá, tham khảo kinh nghiệm giải pháp NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 6/134
  7. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam ho ạch định nguồn nhân lực thành công khác. . . làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận văn K hái quát, phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguồn lực các doanh nghiệp ngành may Việt Nam hiện nay. Chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân cơ bản và những vấn đề phải giải quyết. Đ ề xuất giải pháp hoạch định nguồn lực tổng thể và tối ưu cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam và chi tiết xây dựng và thực hiện triển khai giải pháp ERP tại doanh nghiệp. 6. Kết cấu của luận văn Tên đề tài: “Giải pháp ERP cho doanh nghiệp ngành may Việt Nam” Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm: Phần mở đầu C hương 1: Tổng quan về ngành may Việt Nam C hương 2: Các khái niệm cơ bản C hương 3: Giải pháp ERP cho ngành may Việt Nam Phần kết luận 7. Lời cảm ơn Trong quá trình nghiên cứu giải pháp ERP cho ngành may Việt Nam tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn tận tình của PGS-TS Ngô Quốc Tạo - V iện Công nghệ thông tin- V iện khoa học & công nghệ V iệt Nam, các thầy cô trong bộ môn Hệ thống thông tin, khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia H à Nội đã giúp tôi định hướng phương pháp, kiến thức và kỹ năng. Các bạn bè, các đồng nghiệp tham gia triển khai giải pháp ERP ở các công ty FPT, Tinh Vân, Thiên Nam, các anh chị làm quản lý ở các công ty may 10 và công ty may X20 ở H à Nội và công ty may Việt -Hàn ở NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 7/134
  8. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam Thái Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát nghiệp vụ quy trình thực tế , thiết kế giải pháp. Cơ quan hiện nay tôi đang công tác là Ngân hàng thực hành - Học viện Ngân hàng và các cơ quan cũ nơi tôi đ ã từng công tác đ ã tạo điều kiện về thời gian giúp tôi đảm bảo hoàn thành luận văn. Đ ể ho àn thành bản luận văn này, tôi có sử dụng các số liệu của công ty may 10, các số liệu trên các tạp chí PCworld Việt Nam, tại chí tin học và đời sống, tập đoàn dệt may Việt Nam Vinatex và một số định hướng giải pháp ERP của O racle, A-Z Solution. Đ ây là giải pháp lớn và phức tạp nên do kiến thức thực tiễn và lý luận còn nhiều hạn chế nên giải pháp đưa ra trong luận văn có thể còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè và các đồng nghiệp để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 8/134
  9. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY VIỆT NAM 1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành may Việt Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển H ai nhu cầu cơ bản nhất của con người là ăn và m ặc. Người nghèo chỉ mong kiếm đủ ăn đủ mặc, và hai kho ản này cũng chiếm gần hết thu nhập của họ. Trong những nước nghèo, nơi mà đa số người dân còn vất vả với những nhu cầu cơ b ản nhất, nông nghiệp và ngành may cũng là hai khu vực kinh tế hàng đầu. Và trong các nước công nghệ phát triển, hai ngành này tuy đã trở thành thứ yếu, với những tỷ lệ khiêm tốn trên dân số lao động và tổng sản lượng quốc gia, song vẫn giữ vị trí quan trọng trong tâm lý công chúng, khiến các tác động của họ có ảnh hưởng rất lớn so với thực lực kinh tế. Do đó, tuy không được công luận chú ý đến bằng nông nghiệp, ngành may vẫn là m ột đề tài quan trọng trong các quan hệ ngoại thương và thương thuyết về thương mại quốc tế từ nhiều năm nay và nó cũng là một trong những ngành công nghiệp phát triển trọng tâm của các nước đang phát triển với mục đích giải quyết nguồn nhân lực trẻ dôi dư không có việc làm. Trở lại với lịch sử hình thành và phát triển của ngành may nói chung ta thấy có một số mốc lịch sử quan trọng sau: May là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài người đ ã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh là nguyên liệu may đầu tiên của con người. Sau đó sợi len xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà và sợi bông ở ven sông Indus (Ấn Độ). Trong thời kỳ cổ đại, may dệt cũng tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng và sinh hoạt kinh tế: các dân tộc sống về chăn nuôi dùng len (Lưỡng H à, Trung Đông và Trung Á), vải lanh phổ biến tại Ai Cập và miền Trung Mỹ, vải bông tại Ấn Độ và lụa (tơ tằm) tại Trung Quốc. Các dân tộc Inca, Maya, Tolteca, v.v. tại châu Mỹ thì dùng các sợi chuối và sợi thùa. Theo NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 9/134
  10. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam K inh Thi của Khổng Tử, tơ tằm được tình cờ phát hiện vào năm 2640 trước Công nguyên. Sau khi vua Phục Hy, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, khuyến khích dân chúng trồng dâu nuôi tằm, tơ lụa trở thành một ngành phồn thịnh, một trong những hàng hoá đầu tiên trao đổi giữa Đông và Tây. Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc là nước duy nhất sản xuất và xuất khẩu lụa và tơ tằm. Con Đường Tơ Lụa, còn được truyền tụng đến ngày nay, không chỉ là địa bàn của các nhà buôn mà còn mở đường cho các luồng giao lưu văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, và cả các cuộc viễn chinh binh biến. Tuy các kỹ thuật may dệt đ ã mau chóng đạt mức độ tinh vi, có khi thành cả nghệ thuật, nhưng trong suốt 5 ngàn năm, con người vẫn chỉ dùng các nguyên liệu tự nhiên, lấy từ cây cỏ như các sợi bông, sợi đay, sợi gai dầu, sợi lanh, hay từ thực vật như da, sợi len, tơ tằm, v.v. Vì thế sản xuất bị giới hạn, vải vóc vẫn là sản phẩm quí, những y phục gấm vóc dành cho giai cấp quí tộc, thượng lưu, đại đa số dân chúng chỉ mặc vải thô, quanh quẩn với một vài màu mè kiểu cọ. Mãi đến giữa thế kỷ 18, với cuộc cách mạng kỹ nghệ bên Anh và sự ra đời của các máy dệt cơ khí hoá, chạy bằng hơi nước, ngành dệt mới thật sự ra khỏi sản xuất thủ công để trở thành một kỹ nghệ. Tuy nhiên, con người vẫn còn lệ thuộc vào thiên nhiên, và nhiều nhà khoa học ở Âu Châu tìm tòi cách làm ra một loại sợi nhân tạo có thể sản xuất hàng loạt, với giá rẻ. Phải đợi đến năm 1884, một người Pháp, bá tước Hilaire Bernigaud de Chardonnet mới phát minh một cách chế tạo tơ nhân tạo, sau 6 năm nghiên cứu, song song với nhà khoa học Louis Pasteur, để tìm cách khắc phục các bệnh dịch tàn phá các cơ sở nuôi tằm. Năm 1889, ông Chardonnet trưng bày tại Hội chợ triển lãm thế giới Paris một máy kéo sợi nhân tạo và những tấm lụa nhân tạo đầu tiên. Năm sau, ông khánh thành nhà máy sợi nhân tạo, bắt đầu sản xuất năm 1892. Nhưng lúc ấy các phương pháp chưa hoàn chỉnh và giá thành còn cao nên phải đợi đến đầu thế kỷ 20, cơ sở này mới hoạt động với qui mô lớn và thành công. NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 10/134
  11. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam Ô ng Chardonnet được coi như cha đẻ của kỹ nghệ sợi hoá học là chữ gọi chung cho các sợi nhân tạo và sợi tổng hợp. Mục đích của ông khi tìm cách làm tơ nhân tạo là để b ình dân hoá vải vóc, để bất cứ ai cũng có thể có được những bộ quần áo lụa là cho tới lúc ấy chỉ dành cho một thiểu số. Ông đã thành công hơn dự kiến vì kỹ nghệ phát sinh từ các sáng chế của ông đã dẫn đến cả một cuộc cách mạng trong may mặc, biến thời trang thành một hiện tượng quần chúng trong mọi nước. Ngành may từ đó cũng phát triển ngày càng nhanh, cùng với đà tiến triển của kinh tế và thương mại. Từ 1889 đến 1939, phải sau 50 năm sản lượng sợi hoá học trên thế giới mới đạt mức 1 triệu tấn một năm, nhưng chỉ 12 năm sau đã tăng gấp đôi, và cứ thế tăng vọt. Năm 1900, trên thế giới có 1,6 tỷ người, tiêu thụ 3,8 triệu tấn sợi, hầu như toàn bộ là các sợi tự nhiên - bông (81%) và len (19%)-, số sợi hoá học dưới 1000 tấn. Năm 1975, thế giới tiêu thụ 26 triệu tấn sợi, trong đó 50% bông, 6% len và 44% sợi hoá học. Như thế, chỉ trong 3 phần tư thế kỷ, số lượng tiêu thụ đã nhân lên 4,3 lần cho sợi bông, 2,2 lần cho sợi len, và 11 000 lần cho sợi hoá học. Mức tăng trưởng phi thường này tuy thế khựng lại sau năm 1973, vì cuộc khủng hoảng về dầu lửa và giai đoạn kinh tế suy thoái sau đó. Ngoài ra, vì dầu hoả là nguyên liệu chính của sợi hoá học, khuynh hướng thay thế các sợi tự nhiên bằng sợi hoá học cũng chậm lại và ngày nay sợi tự nhiên, chủ yếu là bông, vẫn tồn tại trên thị trường, và sợi hóa học chỉ chiếm đa số với khoảng 60% . Sản phẩm của ngành may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón v.v. m à còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kí sợi vải), vòng đ ai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì, và nói chung mọi vật liệu dùng đ ể đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng. Có NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 11/134
  12. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam thể hiểu tại sao ngành may đ ã đi liền với sự phát triển của các nước công nghiệp, cùng với sắt thép là hai ngành vừa được ưu tiên thừa hưởng những phát minh kỹ thuật vừa là đ ộng cơ chuyển biến cả nền kinh tế từ thủ công sang công nghiệp trong thời kỳ cách mạng kỹ nghệ. Điều này cũng giải thích tại sao các nước công nghiệp vẫn quyết tâm bảo vệ ngành may nội địa trước sự cạnh tranh của các nước nghèo, từ thập niên 1970 trở đi, khi các nước này tập trung xây dựng ngành này thành trọng điểm của chiến lược phát triển. Và tại sao đó cũng là m ột trong những mối tranh chấp căng thẳng từ nhiều năm trong quan hệ thương mại giữa các nước giàu và nghèo. (Nguồn: Tập đoàn d ệt may Việt Nam ) 1.1.2. Đặc điểm ngành may Việt Nam Trong những năm 1990, hàng may chiếm khoảng một nửa xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, nhưng chỉ khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999, do tầm quan trọng và đà phát triển cho tới lúc ấy của xuất khẩu các hàng sơ cấp như thủy hải sản và cà phê. Tuy thế, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu may cao hơn tỷ lệ của tổng xuất khẩu cả nước, với con số trung bình hàng năm là 38% từ 1990 đến 2000. So với hàng dệt, hàng may mặc tăng nhanh hơn và chiếm đa số xuất khẩu của to àn ngành. Phần của hàng d ệt trong tổng số xuất khẩu may của Việt Nam là 12%, rất thấp so với tỷ lệ tương đương của xuất khẩu thế giới (44%). Một lý do là đa số hàng dệt được tiêu thụ trong nước, ho ặc là để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, hoặc để đáp ứng nhu cầu may mặc nội địa. Năm 1996, tỷ lệ xuất khẩu trên sản xuất chỉ là 11,3% cho hàng dệt , nhưng lên đến 84% cho hàng may mặc. Từ 1987, các xí nghiệp quốc doanh được "cởi trói" khỏi các ràng buộc của kế hoạch Nhà nước tuy vẫn có nhiệm vụ đóng góp vào ngân sách quốc gia. Cùng lúc, Việt Nam cho phép nước ngoài đầu tư vào một số ngành, kể cả may . N hưng cuộc cải cách không diễn ra đồng loạt cho tất cả mà vào những thời điểm khác nhau. Một xí nghiệp quốc doanh địa phương tại Hà Nội vẫn còn NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 12/134
  13. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam phải theo kế hoạch trung ương cho đến năm 1992, ngược lại một xí nghiệp quốc doanh khác cũng tại Hà N ội đã phải tự mình tìm kiếm thị trường và đầu tư ngay từ năm 1986. Trong khuôn khổ chương trình cải cách, một số xí nghiệp quốc doanh được cổ phần hoá. Năm 1995, công ty Vinatex được thành lập, sát nhập tất cả các xí nghiệp quốc doanh trung ương, và hiện nay gồm 42 công ty và m ột số xí nghiệp xuất nhập khẩu phụ thuộc. Năm 2000, Vinatex chiếm khoảng 30% sản xuất may và 40% xuất khẩu của ngành. Phần còn lại do các xí nghiệp quốc doanh địa phương, các công ty tư nhân và công ty nước ngoài. Một vấn đề trong việc nghiên cứu tình hình may ở V iệt Nam là các số liệu nhiều khi rất khác nhau tuỳ theo các nguồn, các sai biệt một phần vì các công ty liên doanh lúc thì đ ược coi là quốc doanh lúc thì được xem là tư nhân. Một điểm đáng để ý là các công ty dệt quốc doanh cũng tham gia tích cực xuất khẩu hàng may mặc: họ dệt vải, xuất khẩu một ít, còn lại bao nhiêu dùng để sản xuất quần áo rồi xuất khẩu. Ngược lại, đa số các công ty may mặc nước ngoài không dùng vải nội địa mà nhập thẳng nguyên liệu từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Hiện nay, 70% sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công, 30% còn lại là bán gia công. Vì phụ thuộc tới 80% vào nguyên, phụ liệu nước ngoài, hàng may Việt Nam bị đội giá tới 20 - 30%. Trong xu hướng giảm giá của may thế giới, thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ càng yếu thêm vì vẫn tiếp tục bị áp đặt hạn ngạch và phải cộng chi phí này vào giá thành sản phẩm. Mặt khác, lương nhân công của Việt Nam, ít ra là trong các xí nghiệp quốc doanh, không thấp hơn lương nhân công ở Trung Q uốc bao nhiêu: lương trung bình của 5 xí nghiệp quốc doanh lớn tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 là 98,8 đô-la một tháng, so với 105 đô-la vào tháng 6.2002 trong 3 công ty H ồng Kông tại Thượng Hải. Ngo ài ra các chi phí giao dịch ở Việt Nam cũng rất cao. Một số khó khăn mà ngành may Việt Nam gặp phải hiện nay là thứ nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao, thường khan hiếm. Do đặc điểm ngành NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 13/134
  14. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam may thường yêu cầu một số nhân lực có trình đ ộ nhưng do có thể do mức thu nhập hạn chế, nên ngành may (quy mô nhỏ) thường rất khó kiếm được người. N gược lại, đội ngũ công nhân lại thường xuyên thay đổi chỗ làm, khi có nơi tuyển với mức thu nhập cao hơn. Điều này đã gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sau khi tuyển ng ười và đào tạo trở thành công nhân lành nghề, thì lại tiếp tục chuyển dịch sang doanh nghiệp khác. Do vậy, việc đào tạo thêm tay nghề cho công nhân, thường rất ít khi đặt ra đối với ngành may , nhất là ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Đồng thời, sự dịch chuyển của lực lượng công nhân sang các công ty khác đã ảnh hưởng đến tiến độ và năng suất của công ty may .Thứ hai là bản quyền, mẫu mã thường chưa được doanh nghiệp ngành may chú trọng. Ngoài trừ một số doanh nghiệp lớn, hầu hết vẫn chưa chú trọng nhiều về điều này. Thứ ba là nguồn nguyên phụ liệu, do phải lệ thuộc rất nhiều vào nước ngoài.Thứ tư là chính sách không ổn định của N hà nước hiện nay. Một số doanh nghiệp ngành may cũng gặp khó khăn về mặt bằng, công tác giao thuê đất vẫn còn một số bất cập. Doanh nghiệp ngành may kiến nghị Nhà nước cần có một môi trường chính sách ổ n định để có thể giúp doanh nghiệp hoạch định một chiến lược phát triển lâu dài. Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể tập trung phát triển cho hiện tại mà không thể xây dựng định hướng chiến lược dài hạn. Thứ năm là các doanh nghiệp ngành may cũng đang gặp khó khăn về ‘rào cản kỹ thuật” khi xuất sang một số nước. Do vậy,doanh nghiệp nhận thức rằng, sau khi gia nhập WTO, mặc dù có thuận lợi rất lớn là được bãi bỏ hạn ngạch, tuy nhiên những công ty may vẫn chịu nhiều sức ép về phía rào cản kỹ thuật (ví dụ như hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải đạt một số tiêu chuẩn như lao động sạch, trách nhiệm x ã hội, an ninh sản xuất …). Thực tế cho thấy, mặc dù một số công ty may vẫn đang cố gắng xây dựng tiêu chuẩn SA8000, nhưng vẫn còn bị vướng về giờ công làm việc của công nhân. Nếu theo thực hiện theo quy định của NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 14/134
  15. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam SA8000 thì mức thu nhập lại không thỏa mãn người lao động trong xí nghiệp may. 1.1.3. Tiềm năng kinh tế và phát triển Theo thống kê của Tổ chức WTO, kim ngạch hàng dệt trao đổi trên thế giới trong năm 2006 là 250 tỷ đô la Mỹ, tức 2,4 % mậu dịch hàng hoá và 3,2 % mậu dịch hàng công nghiệp. Cho hàng may mặc, các con số tương đương là 350 tỷ đô-la, 3,2 % mậu dịch hàng hoá và 4,3 % mậu dịch hàng công nghiệp. N hững tỷ số này khiêm tốn vì hàng may , tuy cơ bản và cần thiết cho mọi mặt của đời sống như đã nói ở trên, nhưng vì đã trở thành phổ biến, thậm chí tầm thường, do đó ít giá trị, trừ một số sản phẩm cao cấp dành cho các ứng dụng chuyên môn. Một lý do khác là sự cạnh tranh từ các nước nghèo có nhân công rẻ đ ã kéo giá thành xuống, khiến mức tăng trưởng đo bằng trị giá của thương mại may thấp hơn mức tăng trưởng về lượng. Sự phân bổ theo luồng thương mại cho thấy hoạt động trong khu vực lớn hơn là từ vùng này sang vùng khác. Trong năm 2006, các trao đổi vải sợi giữa các nước châu Á đạt 50 tỷ đô-la, và giữa nội bộ các nước Tây Âu là 60,5 tỷ đô - la, hai con số cao hơn gấp bội các trao đổi liên vùng như xuất khẩu của Tây Âu về khối Đông Âu-Liên Xô cũ (14 tỷ), Á Châu về Tây Âu (13 tỷ), Á Châu về Bắc Mỹ (15 tỷ) và Bắc Mỹ về châu Mỹ la tinh (10 tỷ). Về phía hàng may mặc cũng tương tự: nội bộ Tây Âu (80 tỷ đô-la), nội bộ Á Châu (40 tỷ), Á Châu về Bắc Mỹ (50 tỷ), Á Châu về Tây Âu (32 tỷ), châu Mỹ la tinh về Bắc Mỹ (19,7 tỷ), và khối Đông Âu-Liên X ô cũ về Tây Âu (15 tỷ). (Nguồn : Tập đoàn dệt may Việt Nam) Tây Âu và Á Châu cũng dẫn đầu khi phân bổ theo vùng. Cho hàng dệt, trong năm 2006, Tây Âu chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu thế giới và 35% nhập khẩu, Á Châu chiếm 44% xuất khẩu và 29% nhập khẩu, trước xa Bắc Mỹ (9% xuất khẩu và 12% nhập khẩu). Các vùng khác như khối Đông Âu -Liên NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 15/134
  16. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam Xô cũ, châu Mỹ la tinh, châu Phi và Trung Đông đều có những tỷ số chỉ một vài phần trăm cho cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. V ề may mặc, Tây Âu và Á Châu cũng thống trị thị trường như thế. Tây  u chiếm 30 % xuất khẩu và 41% nhập khẩu, Á Châu 45% xuất khẩu nhưng chỉ 13% nhập khẩu, và Bắc Mỹ ngược lại, nhập (31%) gấp 6 lần xuất (5%). Thị phần của các vùng kia lại càng ít ỏi hơn, châu Mỹ La tinh khá nhất cũng chỉ chiếm 10% xuất và 4% nhập. Q ua các con số này, có thể nói trong mậu dịch quốc tế về hàng may , Tây Âu, Á Châu và Bắc Mỹ đóng vai trò chính. Đối với Việt Nam năm 2006 xuất khẩu hàng may VN đạt 5,8 tỉ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của V inatex chiếm trên 1,7 tỉ USD. N hưng do chủ yếu làm gia công hoặc làm hàng FOB sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu nên kim ngạch nhập khẩu của ngành may cũng... xấp xỉ kim ngạch xuất khẩu (khoảng 5,65 tỉ USD). Trong đó, nhập vải 52%, nguyên phụ liệu 34%, sợi 10%, bông xơ 4%. Đ ặc biệt, năm 2006, một số doanh nghiệp (DN) cổ phần do thiếu vốn, ngại rủi ro nên đã chuyển từ phương thức sản xuất FOB sang sản xuất gia công, khiến lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu càng tăng cao. Lợi nhuận thu về từ xuất khẩu không là bao. K hắc phục điểm yếu trên, năm 2007, ngành may phải đẩy mạnh công tác đầu tư, tăng tỉ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Cụ thể, liên doanh, liên kết với các nhà đ ầu tư chiến lược quốc tế trong lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu; tập trung vào thiết kế mẫu mã, xây d ựng thương hiệu cho từng DN và cho cả quốc gia. Hiện tại, một số thương hiệu may VN đã được đăng ký và tạo dấu ấn trên thị trường xuất khẩu và nội địa, như Vee Sendy (Việt Tiến), Novelty (Nhà Bè), F-House (Phương Đông), Jump & Bloom (Hanosimox), Pharaon (May 10), Mollis (Phong Phú)... Thị trường xuất khẩu may VN cũng được điều chỉnh để giảm bớt những biến động từ những rào cản. Cụ thể là đẩy mạnh xúc tiến thương mại sang các thị trường truyền thống và thị NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 16/134
  17. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam trường mới để giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ (chiếm dưới 50%), tăng thị trường EU, Nhật lên trên 40%, khai thác thị trường mới trên 10%... V iệt Nam đang xếp hạng 16/153 nước xuất khẩu may và phấn đấu lọt trong tốp 10 nước xuất khẩu may hàng đầu trên thế giới. Để đạt được mục tiêu đó kế hoạch phát triển ngành may Việt Nam trong các năm tới đã được hoạch định và đề ra các chỉ tiêu cơ bản như sau: - Về sản xuất: Đến năm 2010, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 80.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 120.000 tấn; sợi các loại 300.000 tấn; vải lụa thành phẩm 1.400 triệu mét vuông; dệt kim 500 triệu sản phẩm; may mặc 1.500 triệu sản phẩm. - V ề kim ngạch xuất khẩu: đến năm 2010: 8.000 đến 9.000 triệu đô la Mỹ. - V ề sử dụng lao động: Đến năm 2010: Thu hút 4,0 đến 4,5 triệu lao động. - Về tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên sản phẩm may xuất khẩu: Đến năm 2010: Trên 75% - Về vốn đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư phát triển ngành may Việt Nam giai đoạn 2006-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty May Việt N am khoảng 9.500 tỷ đồng.Tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bông đ ến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng. (Nguồn: Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam 2000-2010) 1.2. Doanh nghiệp may Việt Nam 1.2.1. Quy mô doanh nghiệp may Việt Nam Số doanh nghiệp may Việt Nam hiện tại đến đầu năm 2007 khoảng 2500 doanh nghiệp trong đó có khoảng 50 doanh nghiệp nhà nước 300 doanh nghiệp cổ phần hoá, 1500 doanh nghiệp tư nhân, 650 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. X ét trên quy mô, phần lớn các doanh nghiệp may Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Nếu phân theo tiêu chí lao đ ộng thì có tới 80% doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, theo vốn thì có tới 90% dưới 5 tỷ đồng. Hiệu quả NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 17/134
  18. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam chính của ngành may là tạo ra một triệu việc làm cho lao động công nghiệp và trên một triệu lao động tiểu thủ công nghiệp. May cũng là m ột ngành sản xuất xoá đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn. V ới quy mô vừa và nhỏ như vậy, nếu không liên kết với một số doanh nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này cũng khó tồn tại, chưa nói tới việc cạnh tranh quốc tế. Thực tế này đã được minh chứng trong tiến trình xoá bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam tại thị trường Canada trước đây và thị trường EU từ đầu năm ngoái. Cứ xoá bỏ hạn ngạch đến đâu thì hàng may Việt N am m ất hoặc giảm thị phần đến đó vì các doanh nghiệp thiếu những nhà quản trị giỏi, thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường và năng suất lao động lại thấp…nên không thể cạnh tranh ngang bằng với Bangladesh, Srilanca, Thái Lan, Indonesia, càng khó để cạnh tranh được với các cường quốc may . Từ khi chế độ hạn ngạch giữa các thành viên WTO xoá bỏ (1/1//2005) thì tốc độ tăng xuất khẩu hàng may của Trung Quốc không những đ ã đe doạ ngành công nghiệp may các nước nhập khẩu lớn mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều nước xuất khẩu may khác, trong đó có Việt Nam. 6 tháng đầu năm 2005, xuất khẩu may của Việt Nam liên tục giảm. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch sang thị trường Mỹ chỉ đạt 783 triệu USD, giảm gần 10% so cùng kỳ năm 2004. Tốc độ tăng trưởng năm 2005 của toàn ngành còn khoảng 10% so với mức 20% của các năm trước. Điều gây sốc lớn lại chính là sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU vì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể tận dụng cơ hội xoá bỏ hạn ngạch với EU. V ới quy mô như trên cùng với những áp lực to lớn của xu thế toàn cầu hoá thương mại cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đang đặt ngành may Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lớn. Dù Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương m ại thế giới (WTO), trong những năm tới ngành may vẫn chưa thể phát triển nhanh và cạnh tranh được với nhiều nước xuất khẩu. May Việt Nam vẫn chưa thể cất cánh như một số chuyên gia NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 18/134
  19. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam phân tích thị trường đã nhận định, nếu các doanh nghiệp chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ hơn trong cung cách tổ chức sản xuất kinh doanh của mình. 1.2.2. Mô hình tổng thể một doanh nghiệp may Việt Nam - Quy trình sản xuất tổng thể một doanh nghiệp may Việt Nam: Tiêu thụ Đan Thiết kế Thành Định phẩm & Tạo sợi Sản xuất nhuộm mức sợi mẫu Đánh Nguyên Thành Giá p hẩm giá tiêu liệu sợi Sản xuất Đan kim thành vải thụ sản Đơ n Gia Thành Đơ n phẩm hàng công hàng gia sản xuất đan công nội đ ịa May sản Tiêu thụ xuất thành Nhuộm p hẩm thành phẩm áo nội địa qu ần & xuất khẩu Tiêu thụ Thành p hẩm vải nhu ộm Hình 1. Quy trình sản xuất tổng thể của một doanh nghiệp may (Nguồn:Tập đoàn dệt may Việt Nam) NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- § HQG Hµ Néi Trang sè 19/134
  20. LuËn v¨n cao häc Gi¶i ph¸p ERP cho doanh nghiÖp ngµnh may ViÖt Nam - Sơ đồ cơ cấu tổ chức mẫu một doanh nghiệp may BAN GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kế hoạch Kế toán Kinh doanh Quản lý chất Kỹ thuật Thiết bị Nhân sự Quản trị Quản lý kho lượng Công ty 3 Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 3 Công ty 1 Công ty 2 Hình 2. Sơ đồ tổ chức công ty dệt may NguyÔn V¨n Thuû- HÖ thèng th«ng tin - K12T2- §H C«ng nghÖ- §HQG Hµ Néi Trang sè 20/134
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2