Luận văn:CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH GIA LAI
lượt xem 70
download
Tỉnh Gia Lai với trên 70% dân cư sống ở nông thôn và hầu hết hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy đời sống bà con đã phần nào được cải thiện, song vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu chuyển đổi theo hướng thị trường, song vẫn chưa đáp ứng các mục tiêu: khai thác có hiệu quả tiềm năng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn:CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH GIA LAI
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN ANH HÙNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2013
- Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thế Giới Phản biện 1: TS. Nguyễn Thanh Liêm Phản biện 2: TS. Hà Ban . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 02 tháng 3 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Gia Lai với trên 70% dân cư sống ở nông thôn và hầu hết hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy đời sống bà con đã phần nào được cải thiện, song vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu chuyển đổi theo hướng thị trường, song vẫn chưa đáp ứng các mục tiêu: khai thác có hiệu quả tiềm năng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất, giải phóng sức lao động nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động, nâng cao sản lượng hàng hóa quy mô lớn. Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Gia Lai” được lựa chọn nghiên cứu là thực tế khách quan và là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định rõ sự bất hợp lý và những nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Gia Lai phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời kỳ CNH - HĐH và xu thế hội nhập Quốc tế hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhất là cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2011- 2020. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Về không gian: Nghiên cứu, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. * Về thời gian: Các số liệu, tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng địa bàn nghiên cứu được thu thập chủ yếu trong khoảng thời
- 2 gian từ năm 2007 đến năm 2011. Phần định hướng tham khảo các tài liệu về mục tiêu, phương hướng phát triển đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện bằng cách tiếp cận các khung lý thuyết và mô hình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Gia Lai. Bên cạnh vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu, luận văn cũng kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh và phân tích. 4.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích - Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế. - Một số chỉ tiêu khác. 5. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Gia Lai. Chương 3: Những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Gia Lai. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận các nội dung nghiên cứu trước đây có liên quan đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để có thể khái quát những nội dung về cơ sở lý luận đối với cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp a. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế của mỗi nước. Các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao. b. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống theo những định hướng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống đó từ một trạng thái nhất định tới trạng thái phát triển tối ưu để đạt được hiệu quả mong muốn, thông qua sự điều khiển có ý thức của con người, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan.
- 4 1.2. SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1.2.1. Khái quát chung về sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hoá khác với kinh tế tự cấp tự túc, do sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá đã xoá bỏ tính bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ cả hai điều kiện là có sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Kinh tế nông nghiệp là một chu trình khép kín mà các khâu của quá trình tái sản xuất liên quan chặt chẽ với nhau từ sản xuất đến chế biến và dịch vụ. Vì vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn cần được hiểu trong mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Do đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp phản ánh các mối quan hệ được xác lập theo một tỷ lệ cân đối cả về số lượng và chất lượng giữa các khâu của quá trình tái sản xuất nông nghiệp. Trong đó, khâu sản xuất nông nghiệp là khâu quyết định, nhưng khâu chế biến cũng rất quan trọng, vì nó làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, với tư cách là cầu nối giữa sản xuất và chế biến, dịch vụ vừa cung cấp lại vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất và người chế biến. Duy trì các mối quan hệ tỷ lệ giữa sản xuất - chế biến - dịch vụ không những đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp diễn ra bình thường mà còn làm tăng giá trị tổng sản lượng nông nghiệp,
- 5 tăng giá trị sản xuất hàng hóa và nhất là tăng giá trị nông sản xuất khẩu. 1.2.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Thực hiện quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở bất kỳ quốc gia nào cũng bắt đầu từ một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Cơ cấu đó phải đảm bảo khai thác tối ưu lợi thế và khả năng của mỗi nước, mỗi vùng miền phù hợp với quá trình và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự biến đổi có mục đích dựa trên cơ sở phân tích các căn cứ lý luận và thực tiễn cùng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp cần thiết để chuyển đổi từ một cơ cấu bất hợp lý sang một cơ cấu hợp lý hơn nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần thực hiện đồng bộ các nội dung trong quá trình chuyển dịch để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và bền vững, bao gồm: chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành; chuyển dịch cơ cấu vùng; cơ cấu thành phần kinh tế tham gia trong nông nghiệp và cơ cấu kỹ thuật. 1.2.4. Tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt thách thức, trong đó có thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp nông nghiệp. Nếu không có những biện pháp hỗ trợ tích cực, đa số các mặt hàng nông sản Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với thị trường trong nước và quốc tế, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập quốc dân và nhất là đến đời sống dân cư Việt Nam.
- 6 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Vốn Hiện nay, do thu nhập của người dân ngày càng tăng, sản phẩm tiêu dùng của họ cũng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng. Việc đầu tư cho nông nghiệp sẽ làm tăng năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.3.2. Tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ Trong nền kinh tế nước ta hiện nay đặc biệt các vùng kinh tế nông nghiệp, vấn đề quan trọng phải nhanh chóng và không ngừng thay đổi kỹ thuật và công nghệ lạc hậu; phá thế độc canh cây lúa, một số vùng đưa công nghệ sinh học để nâng cao năng suất lao động vì nền kinh tế nước ta đòi hỏi phải có những loại hàng hóa nông thủy sản có chất lượng cao, đa dạng phong phú. Nhu cầu đó không chỉ đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. 1.3.3. Thị trường và trình độ phát triển của kinh tế thị trường Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó luôn là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế và đặc biệt nó làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và biến đổi giữa các ngành kinh tế, nói đến thị trường là nói đến nhu cầu của con người cần được thỏa mãn thông qua thị trường. Hơn nữa ở nước ta lượng dân cư tương đối lớn tập trung ở vùng nông thôn nên nó đã tạo ra một thị trường sôi động với các hàng hóa nông sản có giá trị kinh tế cao, rất gần gũi và quen thuộc đối với đời sống hàng ngày của con người, nếu mức thu nhập của nhân dân cao tạo sức mua lớn thị trường nông thôn; đồng thời cũng phụ
- 7 thuộc vào việc nền kinh tế xây dựng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào? Và điều hết sức quan trọng là phải giải quyết được vấn đề cơ bản của thị trường: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? 1.3.4. Lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên khí hậu Nước ta có lợi thế mở rộng kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại hàng không, hàng hải và dịch vụ. Tuy vậy, việc khai thác các yếu tố này phục vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Thông thường ở mỗi giai đoạn phát triển, người ta tập trung khai thác các tài nguyên có lợi thế, trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn và ổn định, như vậy sự đa dạng và phong phú tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nhân tố phải tính đến trong quá trình hoạch định cơ cấu. 1.3.5. Yếu tố kinh tế - xã hội Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan nhưng sự hình thành và chuyển đổi nhanh hay chậm, hợp lý hay không hợp lý lại do sự tác động chủ quan của con người. Hay nói cách khác nhân tố con người có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách bởi lẽ nếu không có đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao làm đầu tàu trong nghiên cứu, ứng dụng, triển khai công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc lực lượng lao động trong nông nghiệp không được đào tạo, chuyển giao công nghệ thì không thể nói đến tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
- 8 1.4. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 1.4.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của một số nước a. Kinh nghiệm của Nhật Bản Ngay từ những năm 50, trong chính sách khôi phục kinh tế, chính phủ Nhật Bản đã coi trọng sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng, sớm tìm được hướng đi và bước đi thích hợp cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, nhất là chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Đến nay, Nhật Bản đã có một nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại, có một cơ cấu hợp lý. Từ đó chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm từ Nhật Bản. b. Kinh nghiệm của Trung Quốc Hiện nay Trung Quốc là một nước có nhiều điểm tương đồng với nước ta. Trên bước đường chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy việc nghiên cứu những thành công của Trung Quốc trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế về nông thôn ở nước ta là việc làm cần thiết, để đạt được kết quả như hiện nay, Trung Quốc đã trải qua nhiều khó khăn phức tạp. Từ đó chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm từ Trung Quốc. c. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan là một nước nằm trong khu vực với nước ta, có diện tích canh tác 19,62 triệu ha. Đến nay đã trở thành một nước phát triển trong khu vực mặc dù hàng chục năm trước Thái Lan cũng chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu. Từ đó chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm từ Thái Lan.
- 9 1.4.2. Bài học kinh nghiệm a. Bài học về xác lập chế độ sở hữu và quản lý b. Về xây dựng các chính sách khuyến khích sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp c. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH GIA LAI 2.1. NHỮNG TIỀM NĂNG CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH GIA LAI 2.1.1. Các tiềm năng về tự nhiên Gia Lai là một tỉnh miền núi, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có quỹ đất phong phú và màu mỡ nhất là đất đỏ bazan. Đây là điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Gia Lai 2.1.2. Nguồn lực kinh tế – xã hội - Dân số: Năm 2011 dân số của tỉnh Gia Lai là 1.322.027 người, trong đó, dân số nông thôn là 933.644 người, chiếm trên 70% dân số toàn tỉnh. - Lao động: Năm 2011, tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 771.928 người, chiếm 58% dân số toàn tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% tổng số lao động. Tổng số lao động trong nông nghiệp là 612.295 người chiếm khoảng 80% tổng số lao động toàn tỉnh, có vị trí quan trọng trong sản xuất.
- 10 - Về giao thông: Gia Lai có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội với hệ thống giao thông đi đến các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, là điều kiện thuận lợi có thể phát triển mạnh giao lưu kinh tế, có tác động ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn. - Đất đai: Do tính chất đặc trưng của đất đai và khí hậu, tỉnh Gia Lai có thể bố trí một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao; xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có quy mô lớn với những sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh. 2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TỈNH GIA LAI THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Gia Lai a. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Gia Lai chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm nhanh tỷ trọng nông - lâm - thủy sản đồng thời tăng dần ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 46,6% năm 2007 xuống 43,97% năm 2011; Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng và đạt 31,25% tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế năm 2011. Tuy nhiên, ngành dịch vụ tỷ trọng có xu hướng giảm và chiếm tỷ lệ 24,78% tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế năm 2011. Xét theo hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, tỷ trọng ngành phi nông nghiệp ngày càng lớn dần trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tăng từ 53,4% năm 2007 lên 56,03% năm 2011, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 46,6% năm 2007 xuống còn 43,97% năm
- 11 2011. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai khối ngành sản xuất vật chất và sản xuất sản phẩm dịch vụ lại không theo chiều hướng tiến bộ như vậy. Tỷ trọng nhóm các ngành sản xuất vật chất đang ở mức cao, chiếm khoản 74,45% so với 25,55% của nhóm các ngành sản xuất phi vật chất vào năm 2007. Đến năm 2011, tỷ trọng nhóm ngành sản xuất vật chất là 75,22% và sản xuất phi vật chất là 24,78%. b. Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu theo thành phần kinh tế của tỉnh Gia Lai đang chuyển dịch theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng nhanh và gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn - nhà hàng, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế ngoài quốc doanh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, manh mún, vốn và lao động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Khu vực kinh tế nhà nước giảm về số lượng nhưng phần đóng góp vào GDP của tỉnh vẫn chiếm phần lớn và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế Nhà nước chưa cao, đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có đóng góp cho GDP của tỉnh và xuất khẩu nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ và mới chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp. 2.2.2. Thực trạng cơ cấu và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh Gia Lai a. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
- 12 - Nông nghiệp thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành nông nghiệp và có xu hướng giảm trong những năm qua. Năm 2007 tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp thuần là 96,28% thì đến năm 2011 tỷ trọng là 94,14%. - Lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ trong toàn ngành, về cơ cấu có xu hướng tăng qua các năm và giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2007 tỷ trọng ngành lâm nghiệp chiếm 3,53% đến năm 2011 tỷ trọng chiếm 5,46%. - Ngành thủy sản có cơ cấu chiếm rất thấp trong toàn ngành, năm 2007 tỷ trọng ngành thủy sản chiếm 0,19% và đến năm 2011 tỷ trọng chiếm 0,40%. Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã có những bước phát triển khá, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH và theo hướng sản xuất hàng hoá là chủ yếu, mang lại giá trị kinh tế cao và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn Gia Lai nói riêng. b. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thuần Trong ngành nông nghiệp thuần thì ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng lớn. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chưa đáp ứng được cho kinh tế nông nghiệp phát triển, giá trị sản xuất trồng trọt luôn chiếm rất cao, trong khi đó chăn nuôi của tỉnh Gia Lai được xem là có lợi thế lớn, nhất là chăn nuôi đại gia súc chiếm tỷ trọng thấp và hoạt động dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé không đáp ứng được việc phục vụ cho ngành nông nghiệp * Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt
- 13 Cơ cấu cây trồng và giá trị sản xuất phát triển nhanh, theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung các cây công nghiệp. Các mô hình sản xuất mới cũng được hình thành cả về số lượng và qui mô. Các vùng sản xuất cây lương thực có qui mô ngày càng được mở rộng, hình thành ngày càng rõ nét hơn một số ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh và tạo thị phần của mình trên thị trường cả nước. - Cây lương thực, thực phẩm: Các loại cây lương thực phát triển đều trong các năm, trong đó lúa tăng nhanh về sản lượng. Các loại cây trồng liên tục tăng về năng suất và sản lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Cây công nghiệp hàng năm: Diện tích và năng suất các loại cây công nghiệp ngắn ngày tăng liên tục trong những năm qua làm tăng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nói chung và các loại cây công nghiệp ngắn ngày nói riêng, trong đó đặc biệt là cây mía trên địa bàn tỉnh. - Cây công nghiệp lâu năm: Diện tích và sản lượng các loại cây công nghiệp dài ngày tăng liên tục trong những năm qua làm tăng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nói chung và các loại cây công nghiệp dài ngày nói riêng, trong đó đặc biệt là cây cà phê và cây cao su trên địa bàn tỉnh. * Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi Giữ vai trò là ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế của Gia Lai, lại có lợi thế đất tự nhiên và đồng cỏ rộng. Khai thác lợi thế này, nông dân tự bỏ vốn, các dự án Nhà nước đầu tư phát triển tổng gia súc có trọng tâm; tạo sự đa dạng về cơ cấu vật nuôi như trâu, bò, heo, dê, cừu, gia cầm...
- 14 Việc phát triển nhanh số lượng và chất lượng đàn trong chăn nuôi đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, tăng thu nhập cho nông dân, tăng thu ngân sách Nhà nước. Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng đàn còn góp phần hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý trong chăn nuôi của tỉnh. * Dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp Giá trị sản xuất ngành dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai trong những năm qua đạt tốc độ phát triển tương đối và tăng qua các năm. Như vậy cho thấy dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng phát triển nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Những kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trong thời gian qua của Gia Lai Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã đạt được những thành tựu khả quan, cụ thể như sau: - Về quy mô và tốc độ của chuyển dịch: Nhìn chung cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Bước đầu khai thác hợp lý tiềm năng và lợi thế của từng ngành, từng vùng. - Về tác động của sự chuyển dịch: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đã làm cho đóng góp của ngành nông nghiệp trong kinh tế của tỉnh tăng nhanh, góp phần quan trọng trong ổn định tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. 2.3.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết Mặc dù đã đạt được những thành tựu, song quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Gia Lai theo hướng sản xuất hàng hóa vẫn còn những hạn chế:
- 15 - Trong những điều kiện của những năm trước đây, sự chuyển dịch và phát triển kinh tế dựa trên cơ sở tập trung khai thác các ngành mũi nhọn, các vùng có tiềm năng là đúng hướng. Song trong điều kiện mới có một số nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch đã có sự biến động. Vì vậy, cần phải có sự bổ sung, điều chỉnh thường xuyên và kịp thời, nhất là vấn đề về thị trường. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Gia Lai theo hướng sản xuất hàng hóa trong những năm qua chuyển dịch còn chậm. - Trình độ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp thấp. - Về lao động nông nghiệp, phần lớn là có trình độ thấp và lệ thuộc nặng vào mùa vụ nên năng suất lao động trong nông nghiệp thấp. Những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi như trên đã phần nào làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm, không khai thác hết lợi thế và cơ hội của tỉnh, các khó khăn và thách thức còn nhiều. CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA TỈNH GIA LAI 3.1. QUAN ĐIỂM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TỈNH GIA LAI THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Là tỉnh miền núi, có quy mô diện tích lớn, có vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp toàn Tây Nguyên, có nhiều lợi thế và tiềm năng to lớn về phát triển nông nghiệp toàn diện, nhưng cũng
- 16 có những hạn chế khá cơ bản về điều kiện tự nhiên, nên cần phải được ưu tiên tập trung đầu tư để có thể tiếp tục phát triển sản xuất với tố độ tăng trưởng cao, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. 3.1.2. Mục tiêu Trong giai đoạn từ 2011-2020 ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn được xác định là ngành sản xuất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Với mục tiêu đó, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng tập trung theo vùng chuyên canh lớn với tỷ suất hàng hóa cao, phục vụ tối đa cho nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt đối với sản phẩm của cây công nghiệp lâu năm, những sản phẩm mang tính chiến lược của tỉnh cũng như quốc gia. 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TỈNH GIA LAI 3.2.1. Ngành nông nghiệp a. Phương hướng và mục tiêu phát triển Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến. Giảm đáng kể tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp – nông thôn. b. Dự báo tăng trưởng và cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp là ngành với vai trò chủ đạo trong phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
- 17 Thời kỳ 2011-2020, cây công nghiệp dài ngày vẫn đóng vai trò quyết định chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp. * Dự báo cơ cấu Năm 2011 cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là trồng trọt chiếm 90,15%, chăn nuôi chiếm 9,66%, dịch vụ chiếm 0,19%. Dự báo tỷ lệ trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ năm 2015 là 88% - 9,9% - 2,1%; năm 2020 là 80% - 15% - 5%. c. Dự báo chỉ tiêu sản xuất chăn nuôi Phấn đấu đạt mục tiêu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, cũng như trong nội bộ sản xuất ngành nông nghiệp. Với mục tiêu tới năm 2015 cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 9,9% và chiếm 15% vào năm 2020. 3.2.2. Ngành ngư nghiệp Để có thể thực hiện được tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh gia đoạn 2011 – 2015 là 16,3% và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 18,4%. Dự kiến diện tích đất nuôi trồng thủy sản bố trí tới năm 2020 đạt 15.000 ha trong đó nuôi kết hợp 7.500 ha. Hình thức sản xuất chính là nuôi trồng, kết hợp với khai thác để tạo ra sản lượng ngày càng lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. 3.2.3 Ngành lâm nghiệp Hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh trong thời kỳ từ nay đến năm 2020: - Bảo vệ nghiêm ngặt đất rừng hiện có, khoanh nuôi trồng mới từ đất chưa sử dụng, chuyển dịch đất trống và đất nông nghiệp trong vùng có chất lượng kém sang trồng cao su. - Đẩy mạnh công tác trồng rừng, kết hợp với khoanh nuôi và bảo vệ rừng, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 khoảng 54% trong tổng diện tích tự nhiên. Phòng cháy rừng có hiệu quả.
- 18 - Tăng cường khai thác lâm sản một cách hợp lý. 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TỈNH GIA LAI THỜI GIAN TỚI 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch - Phát triển các ngành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp một cách toàn diện trên cơ sở tập trung khai thác các lợi thế so sánh. - Tạo thế cân bằng và vững chắc giữa nông nghiệp – lâm nghiệp; giữa trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ nông nghiệp, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến. - Phát triển các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tiến hành song song với phát triển nông thôn theo hướng CNH – HĐH. - Xây dựng nền sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững và có tính cạnh tranh cao, trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. - Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn. - Nhà nước cần tạo điều kiện để không ngừng củng cố và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế trong các trang trại. 3.3.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn - Về thủy lợi: Củng cố nâng cấp các công trình hiện có ở các vùng sản xuất lương thực và các vùng trồng cây công nghiệp, thay thế thiết bị cũ đã lạc hậu, công suất thấp, hệ thống hóa kênh mương, áp dụng công nghệ tưới ngầm, tưới phun. - Về giao thông nông thôn: Đầu tư, nâng cấp các tuyến liên xã chính đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa, gắn phát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
55 p | 717 | 186
-
Luận văn: Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
39 p | 346 | 122
-
LUẬN VĂN: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
31 p | 477 | 82
-
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thực trạng và giải pháp
111 p | 226 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội huyện Ninh Giang - Hải Dương đến năm 2010
99 p | 176 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
134 p | 123 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Gia Lai
101 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị
119 p | 12 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
94 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
112 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
117 p | 24 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2020
26 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột
93 p | 5 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
117 p | 15 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh
27 p | 54 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
121 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2020
99 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn