Luận văn: Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương. Trình bày một bản hợp đồng ký giữa công ty nước ta với công ty nước ngoài mà sinh viên biết
lượt xem 42
download
Trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa thương nhân của các quốc gia với nhau đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, ngày nay nó có vị trí quan trọng bậc nhất trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Một hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu. Sự phát triển thương mại trên thế giới luôn đi liền với tranh chấp thương mại, bởi thế, khi ký kết và thực hiện hợp đồng các doanh nghiệp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương. Trình bày một bản hợp đồng ký giữa công ty nước ta với công ty nước ngoài mà sinh viên biết
- Luận văn Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương. Trình bày một bản hợp đồng ký giữa công ty nước ta với công ty nước ngoài mà sinh viên biết
- LỜI NÓI ĐẦU Trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa thương nhân của các quốc gia với nhau đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, ngày nay nó có vị trí quan trọng bậc nhất trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Một hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu. Sự phát triển thương mại trên thế giới luôn đi liền với tranh chấp thương mại, bởi thế, khi ký kết và thực hiện hợp đồng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn phải lưu ý những đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng mua bán ngoại thương. Một doanh nghiệp khi tham gia vào thi trường thế giới rộng lớn cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng mua bán. Quan tâm nhiều đến vấn đề ký kết hợp đồng sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những tranh chấp, thiệt hại không đáng có. Do vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm hợp đồng mua bán ngoại thương là một trong những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn cấp bách và mang tính thời sự. Có nghiên cứu các đặc điểm đó thì các doanh nghiệp mới có kiến thức pháp lý vững vàng để tham gia vào kinh thương mại quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu góp phần tăng hiệu quả xuất nhập khẩu. Từ những lý do trên nên em đã chon đề tài “Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương. Trình bày một bản hợp đồng ký giữa công ty nước ta với công ty nước ngoài mà sinh viên biết”. Phần I KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG MUA BÁN
- NGOẠI THƯƠNG 1. Khái niệm hợp đồng mua bán ngoại thương Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên, trong đó người bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiền ngang giá trị hàng hóa bằng các phương thức thanh toán quốc tế. 2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương Trong thực tiễn thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán ngoại thương được phân chia thành một số dạng, tùy theo tính chất giao hàng hoặc tùy theo hình thức thanh toán tiền hàng. * Theo tính chất giao hàng Theo tính chất giao hàng người ta chia thành: - Hợp đồng giao hàng một lần qui định tới một thời hạn nhất định trong hợp đồng, một bên phải giao cho bên kia một số lượng hàng hóa mà các bên đã thỏa thuận. - Hợp đồng giao hàng định kỳ qui định một số lượng hàng hóa đã được thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giao một cách thường xuyên (định kỳ) trong thời hạn của hợp đồng. Thời hạn đó có thể ngắn (khoảng một năm) và dài (trung bình 5 - 10 năm, có thể lên tới 15 - 20 năm). * Theo hình thức thanh toán tiền hàng Theo hình thức này người ta chia thành: - Hợp đồng thanh toán bằng tiền qui định việc thanh toán tiền hàng bằng một đồng tiền nhất định - Hợp đồng thanh toán bằng hàng hóa là hợp đồng trong đó việc bán một số hàng hóa đồng thời liên kết với việc mua một hàng hóa khác và không có thanh toán ngoại tệ. Phần II
- ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG Hợp đồng mua bán ngoại thương là loại văn bản giao dịch chủ yếu, quan trọng nhất và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Hợp đồng mua bán ngoại thương là loại hợp đồng mua bán, vì vậy, nó có những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác. Sự khác nhau giữa hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng mua bán nói chung là ở chỗ, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài). Tính chất quốc tế của loại hợp đồng mua bán này được thể hiện qua một trong các dấu hiệu sau đây: 1. Đặc điểm về chủ thể tham gia ký kết Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương là thương nhân thường trú có trụ sở thương mại đặt ở các quốc gia khác nhau. Thương nhân có thể là thể nhân hoặc pháp nhân. Thương nhân thường được xác định theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch. Nếu thể nhân muốn ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương cần phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch. Thương nhân là tổ chức phải có tư cách pháp nhân. 2. Đặc điểm về đối tượng Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hóa được phép chuyển qua biên giới, hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và ngược lại thep qui định của pháp luật. 3. Đặc điểm về đồng tiền thanh toán Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể là ngoại tệ đối với một bên, là ngoại tệ, hoặc nội tệ đối với cả hai bên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương là nội tệ đối với hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Như vậy, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng, nó có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc có thể là đồng tiền của một nước thứ ba miễn sao sự lựa chọn đồng tiền thanh toán đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
- 4. Đặc điểm về cơ quan giải quyết tranh chấp Theo nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế, các bên kí kết hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương. Thông thường người ta qui định thành một điều khoản trong hợp đồng. Nếu các bên không ghi trong hợp đồng về điều khoản trọng tài hay tòa án thì họ vẫn có quyền thỏa thuận lựa chọn bất cứ một cơ quan trọng tài hay một tòa án nào đó để giải quyết tranh chấp, thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. 5. Đặc điểm về trình tự ký kết hợp đồng Trình tự ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương rất đa dạng, phong phú hơn và có những điểm khác so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. a. Hình thức ký kết Đối với hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu các bên gặp nhau trực tiếp để thỏa thuận và ký kết sẽ rất tốn kém về tiền bạc và thời gian nhiều hơn so với trường hợp đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Vì vậy, hình thức ký kết hợp đồng gián tiếp thường được sử dụng phổ biến hơn hình thức ký kết hợp đồng trực tiếp. Hình thức ký kết hợp đồng gián tiếp được thông qua thư tín, fax, telex, đơn chào hàng, đơn chấp nhận hàng, đơn đặt hàng v.v.. b. Chào hàng Về phương diện pháp lý, đó là đề nghị của một bên (người mua hay người bán) gửi cho bên kua biểu thị ý muốn bán hoặc muốn mua một mặt hàng nhất định. Một đơn chào hàng phải đảm bảo những tiêu chuẩn pháp lý nhất định theo qui định của pháp luật như điều kiện có hiệu lực của đơn chào hàng, nội dung của nó của gồm các điều khoản chủ yếu của một hợp đồng, trong đơn chào hàng phải nêu rõ thời gian có hiệu lực và điều kiện hủy bỏ đơn chào hàng. Chào hàng phải được gửi đến đích danh cho một hoặc nhiều người với nội dung rõ ràng về tên hàng, số lượng, phẩm chất, quy cách và giá cả của hàng hóa. Chào hàng có hai loại:
- - Chào hàng tự do (chào hàng không cam kết) là loại chào hàng gửi cho nhiều bạn hàng cùng một lúc. Nó không ràng buộc trách nhiệm người phát ra đơn chào hàng, họ có quyền sửa đổi, rút lại bất cứ lúc nào trước khi có sự chấp nhận chào hàng. Việc người được chào hàng chấp nhận hoàn toàn các điều kiện của chào hàng tự do không có ý nghĩa là hợp đồng đã được ký kết. Muốn có hợp đồng đòi hỏi phải có sự chấp nhận của người phát ra đơn chào hàng. - Chào hàng cố định (chào hàng có cam kết) là việc người chào bán một lô hàng bị ràng buộc vào lời đề nghị của mình. Trong thời gian này nếu người mua chấp nhận vô điều kiện chào hàng đó thì coi như hợp đồng đã được ký kết. Nếu như trong đơn chào hàng cố định, người chào hàng không nói rõ thời gian có hiệu lực thì thời hạn được tính theo thời hạn hợp lý tùy theo tính chất loại hàng, tùy theo độ xa cách giữa người bán và người mua và tùy theo tập quán của từng nước. c. Chấp nhận chào hàng Là sự trả lời chào hàng và có tính chất ràng buộc tùy theo tính chất của chào hàng và chấp nhận chào hàng. Nếu chấp nhận chào hàng hoàn toàn (vô điều kiện) theo nội dung một chào hàng tự do, thì chấp nhận chào hàng mới chỉ là chào hàng mới. Nếu chấp nhận chào hàng có bổ sung vào nội dung của chào hàng cố định, thì chấp nhận chào hàng cũng trở thành chào hàng mới. Nếu chấp nhận chào hàng hoàn toàn nhất trí (vô điều kiện) với nội dung của chào hàng cố định thì hợp đồng mua bán ngoại thương coi như được ký kết. Một đơn chấp nhận chào hàng muốn có hiệu lực về mặt pháp luật phải thỏa mãn những điều kiện sau: - Phải được chính người chào hàng chấp nhận - Phải đồng ý toàn bộ và vô điều kiện mọi điều khoản của đơn chào hàng - Phải chấp nhận trong thời hạn có hiệu lực của đơn chào hàng - Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ra đơn chào hàng Hợp đồng được coi là ký kết khi:
- - Các bên có mặt trực tiếp ký vào hợp đồng - Chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng phải gửi trong thời gian có hiệu lực của chào hàng (trường hợp chào hàng cố định). - Chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng phải được người chào hàng chấp nhận (trường hợp chào hàng tự do). d. Xác định ngày và nơi ký hợp đồng the phương thức chào hàng và chấp nhận Việc xác định ngày ký hợp đồng rất quan trọng vì nó liên quan đến việc xác định thời hạn giao hàng, chuyển rủi ro xảy ra cho hàng hóa còn lưu tại kho người bán nếu đấy là hàng đặc định hay là hàng đồng loạt đã được đặc định hóa. 6. Đặc điểm về pháp luật Do hợp đồng mua bán ngoại thương là loại hợp đồng có yếu tố nước ngoài, nên luật áp dụng cho loại hợp đồng này phức tạp hơn so với luật áp dụng cho hợp đồng mua bán trong nước, gồm: a. Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế là nguồn luật quốc tế nhất của tư pháp quốc tế. Các điều ước quốc tế có tác dụng chủ đạo và trực tiếp đối với các hoạt động ngoại thương là các điều ước quốc tế về trao đổi hàng hóa, về thanh toán, viện trợ, vay nợ, về điều kiện giao hàng v.v.. + Đối với những điều ước quốc tế mà nước ta chính thức tham gia, thì các quy phạm của các điều ước quốc tế đó có giá trị pháp lý cao hơn các quy phạm pháp lý khác. Nếu hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết trên cơ sở một điều ước quốc tế đó có thể làm cho quan hệ hợp đồng được bảo đảm, duy trì, thay đổi hợp đồng hoặc hủy bỏ những điều khoản nào của hợp đồng trái những qui định của điều ước đó. Tuy nhiên, các điều ước quốc tế cũng có những quy phạm tùy ý vào các bên đương sự được phép tự thỏa thuận trong các vấn đề mà các quy phạm tùy ý đó đề cập. + Đối với những điều ước quốc tế mà nước ta chưa chính thức tham gia, nhưng khi ký kết hợp đồng mua bán các bên lại dẫn chiếu đến, thì theo nguyên tắc phải hiểu đây là điều khoản thỏa thuận tự chọn mà hai bên ký
- hợp đồng phải coi trọng và tuân thủ. Nhưng các bên không được áp dụng những quy phạm trái luật quốc gia. Chính vì vậy, cần hết sức chú ý khi dẫn chiếu các điều ước quốc tế để khỏi đưa vào hợp đồng những điều khoản của điều ước quốc tế trái với luật nước mình. b. Luật quốc gia Như đã trình bày ở phần trên, chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương là những người có quốc tịch khác nhau nên luật của bất cứ quốc gia nào được vận dụng và quan hệ hợp đồng đều có thể là luật nước ngoài đối với bên này hoặc đối với bên kia. Khi áp dụng luật quốc gia để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương cần đặc biệt chú trọng vấn đề luật của những nước nào sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến việc lựa chọn các quy phạm nào của luật quốc gia để áp dụng và giá trị của luật nước ngoài khi áp dụng vào mối quan hệ hợp đồng. + Luật nước người bán: Trong thực tiễn thương mại quốc tế, các bên đương sự của hợp đồng thường có xu hướng áp dụng luật nước người bán để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương. + Luật nơi đang ký hợp đồng: Pháp luật của nhiều nước có qui định một cách nữa để chỉ ra nguồn luật áp dụng đó là luật nơi ký hợp đồng, vì người ta quan niệm rằng khi cùng nhau ký kết hợp đồng ở đâu thì các bên đương sự phải biết luật nơi đó và chấp nhận áp dụng luật nơi đó nếu như trong hợp đồng không có qui định gì khác. + Luật nơi thực hiện nghĩa vụ: Trong một số trường hợp người ta còn chấp nhận áp dụng luật nơi thực hiện nghĩa vụ với quan niệm là các bên đương sự thực hiện nghĩa vụ ở đâu, thì phải hiểu luật nơi đó, và phải tôn trọng pháp luật nơi đó (điều này cần đặc biệt lưu ý trong trường hợp đấu thầu). Việc am hiểu pháp luật nơi có liên quan có ý nghĩa rất to lớn về mặt thực tiễn, vì rất nhiều trường hợp pháp luật và tập quán có liên quan lại khác xa nhau. + Luật quốc tịch: Việc xác định năng lực pháp lý và năng lực hành vi của các cá nhân (thể nhân) cũng như xác định địa vị pháp lý của các pháp nhân được qui định rất khác nhau theo luật của từng nước. Vấn đề cần
- lưu ý là cần xác định chính xác quốc tịch của pháp nhân, vì trong hệ thống luật tư bản chủ nghĩa có một số cách xác định quốc tịch khác nhau. + Luật lựa chọn: Các bên đương sự có thể chọn bất cứ luật nước nào để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Điều quan trọng chủ yếu là khi chọn luật phải biết thật cụ thể luật mà mình chọn, đồng thời cũng cần phải tìm hiểu xem pháp luật nước nào cho phép áp dụng luật nước ngoài, nước nào hạn chế và nước nào cho phép áp dụng luật nước ngoài với điều kiện không được trái với pháp luật quốc gia. c. Tập quán thương mại Trong quan hệ buôn bán quốc tế, tập quán thương mại giữ một vai trò khá quan trọng, mặc dù nó có thể không được đề cập chính thức trong các văn bản giao dịch nhưng trên thực tiễn mỗi khi có tranh chấp, các tập quán thương mại lại được dẫn chiếu để áp dụng. Tập quán thương mại là thói quen thương mại được công nhận, khi nó đáp ứng được 3 yếu tố sau: + Là một thói quen phổ biến, được áp dụng thường xuyên, có tính chất ổn định; + Về từng vấn đề và ở từng địa phương đó là thói quen độc nhất; + Là một thói quen có nội dung rõ ràng, được các bên có liên quan chấp nhận. Khi sử dụng tập quán thương mại, chúng ta cần chú ý đến giá trị pháp lý của chúng, vì có sự khác biệt cơ bản giữa các hệ thống pháp luật của các nước về giá trị pháp lý của tập quán nói chung và tập quán thương mại nói riêng. Đại đa số các hệ thống pháp luật tư sản đều coi tập quán pháp là nguồn luật chính, thậm chí có giá trị cao hơn luật quốc gia mặc dù các tập quán pháp đó không được ghi nhận trong văn bản pháp luật chính thức. Khi sử dụng tập quán để xác định quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương, cần lưu ý rằng, tập quán thương mại chỉ được áp dụng khi: + Hai bên đã thỏa thuận qui định là sẽ áp dụng một tập quán nào đó trong hợp đồng;
- + Vấn đề phát sinh không được điều chỉnh bằng các điều khoản của hợp đồng và luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng cũng không có quy phạm nào điều chỉnh vấn đề này. d. Tư pháp và án lệ Trong các quan hệ tư pháp quốc tế nói chung và trong quan hệ ngoại thương nói riêng thực tiễn tư pháp có vị trí rất quan trọng vì mỗi khi xảy ra tranh chấp người ta thường viện dẫn các bản án, các phán quyết đã có trước đây và coi như mẫu mực. Sở dĩ thực tiễn tư pháp - án lệ có vai trò quan trọng như vậy, vì nhìn chung, các tranh chấp ngoại thương thường tập trung vào một số vấn đề có nhiều trường hợp giống nhau nên cơ quan xét xử thường tham khảo các phán quyết cũ và có khi căn cứ vào các phán quyết này để xét xử vụ tranh chấp mới. Ngoài ra, khi phải xử lý một vụ tranh chấp nào đó, người ta thường phải tham chiếu nhiều ngành luật. Để giảm nhẹ những khó khăn phức tạp trong việc nghiên cứu, cơ quan xét xử có thể sử dụng các án lệ tương tự. Xu hướng vận dụng án lệ thường gặp trong thực tiễn của các nước tư bản. Chính vì vậy, khi giao dịch với thị trường quốc tế ta cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của án lệ. e. Pháp thuyết Pháp thuyết là các quan điểm, ý kiến của các nhà lý luận pháp luật chuyên nghiệp trên cơ sở tổng hợp nghiên cứu riêng và các quan điểm - ý kiến ấy được công bố trên các văn bản được phát hành một cách rộng rãi hay đăng lên các tạp chí chính luận. Trên thực tế hầu như bao giờ cũng có các trường hợp, nhiều pháp thuyết khác nhau về cùng một vấn đề, một hiện tượng, nên việc lựa chọn vận dụng pháp thuyết nào để giải quyết tranh chấp là việc không đơn giản. Vì vậy, trong giao dịch buôn bán trên thị trường quốc tế việc tìm hiểu pháp thuyết, biết vận dụng các pháp thuyết một cách đúng đắn là một yêu cầu quan trọng. 7. Đặc điểm về nội dung hợp đồng Theo điều 50 của Luật thương mại Việt Nam, nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương bắt buộc phải có 6 điều khoản chủ yếu, nếu thiếu một trong 6 điều khoản chủ yếu thì hợp đồng coi như vô hiệu.
- - Điều khoản về tên hàng - Điều khoản về số lượng - Điều khoản về quy cách, phẩm chất hàng hóa - Điều khoản về giá cả - Điều khoản về phương thức thanh toán - Điều khoản về địa điểm, phương tiện và thời hạn giao nhận hàng Và em cũng xin nêu ra thêm một số các điều khoản thường lệ sau: - Điều khoản thỏa thuận về điều kiện cơ sở giao hàng - Điều khoản về trách nhiệm lập hồ sơ chứng từ cho hàng hóa - Điều khoản về bảo hành - Điều khoản về khiếu nại - Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng. - Điều khoản về trọng tài. Sau khi ký kết hợp đồng, các bên tham gia ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Trong quá trình thực hiện, các bên phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thực hiện hợp đồng, cũng như tuân theo luật quốc gia, tuân theo luật quốc tế mà vẫn bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên.
- HỢP ĐỒNG MUA VÀ BÁN GẠO Số 018/VNF-GL 2000 Giữa: GALLUCK LIMITED Phòng A. 3/F, Causeway Tower, 16-22 Đường Causeway Vịnh Causeway HONGKONG Tel: 8153084, 8955992; Fax: 5764980 Telex: 61355 WSGTC HK (Dưới đây được gọi là Người mua) Và: Công ty Xuất Nhập khẩu Lương thực Hà Nội 40, đường Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam Tel: 82576771 Telex: 411526 - VNF VT Địa chỉ điện tín: VINAFOOD HANOI (Dưới đây được gọi là Người bán) Hai bên cùng đồng ý về hợp đồng mua và bán gạo với các điều kiện như sau: 1. Hàng hóa: Gạo trắng Việt Nam 2. Quy cách phẩm chất: - Tấm: 35% là tối đa - Thủy phần: Tối đa 14,5% - Tạp chất: Tối đa 0,4% - Gạo vụ mùa 1998-1999 3. Số lượng: 100.000 MT trên dưới 5% theo sự lựa chọn của người bán 4. Giá cả: 124 USD một MT (tịnh) giao hàng tháng 4 6/2000 a. Lót hàng, cót tính vào khoản của chủ tàu (Người mua) b. Chi phí kiểm diện ở trên cầu cảng được tính vào tài khoản của Người bán (Do Người bán chịu) c. Chi phí kiểm kiện trên tàu được tính vào tài khoản của Người mua (Chủ tàu) d. Tất cả các khoản thuế xuất khẩu ở nước xuất xứ do Người bán chịu
- e. Tất cả các khoản thuế nhập, thuế khác ở nước đến v.v.. và ở các nước bên ngoài Việt Nam sẽ được tính vào tài khoản của Người mua 5. Thời hạn giao hàng: 20 - 25 ngày sau khi mở L/C 6. Bao bì: Gạo phải được đóng trong bao đay đơn mới trọng lượng tịnh mỗi bao 50 kg, khoảng 50,6 kg cả bì, khâu tay ở miệng bao bằng chỉ đay xe đôi thích hợp cho việc bốc vác và vận tải đường biển; Người bán sẽ cung cấp 0,2% bao đay mới miễn phí ngoài tổng số bao được xếp lên tàu. 7. Bảo hiểm: Người mua sẽ phải chịu 8. Kiểm tra và xông khói hàng hóa: a. Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở cảng xếp hàng có tính chung thẩm và chi phí do Người bán chịu. b. Việc xông khói hàng hóa phải được thực hiện trên boong tàu sau khi hoàn thành việc bốc hàng với các chi phí do Người bán chịu. Nhưng các khoản chi tiêu do đội thủy thủ ở trên bờ trong thời gian xông khói gồm cẩ các chi phí về ăn uống, chỗ ở và đi lại ở khách sạn chủ tàu phải chịu. c. Thời gian xông khói không tính là thời gian xếp hàng. 9. Các điều khoản về xếp hàng: a. Người mua sẽ thông báo ETA của con tàu và các nội dung chi tiết của nó 15 ngày (sau khi tàu nhổ neo) và thuyền trưởng sẽ thông báo ETA của tàu, khối lượng sẽ được xếp lên tàu và những thông tin cần thiết khác 72/48/24 giờ trước khi tàu đến cảng xếp hàng b. Thời gian xếp hàng bắt đầu tính từ 1h trưa nếu NOR được trao trước buổi trưa và từ 8h sáng của ngày làm việc tiếp theo nếu như NOR được trao vào buổi chiều trong giờ làm việc, trong trường hợp tàu đợi để thả neo vì cảng tắc nghẽn thì thời gian xếp hàng được tính sau 72 giờ kể từ khi trao NOR c. Tốc độ xếp hàng: 800 MT mỗi ngày làm việc liên tục 24h thời tiết cho phép làm việc, chủ nhật, ngày nghỉ được trừ ra thậm chí nếu có sử dụng, trên cơ sở có ít nhất 4 đến 5 hầm tầu/ hầm hàng làm việc bình thường và tất cả cần cẩu/cần trục và cuộn dây tời sẵn sàng trong trạng thái tốt, nếu ít hơn thì tính theo tỉ lệ. d. Người bán sẽ thu xếp một địa điểm bỏ neo an toàn tại một cảng an toàn cho con tàu có sức chứa từ 10.000 MT - 20.000 MT để bốc hàng e. Khoảng thời gian từ 17h chiều thứ bảy và ngày trước một ngày nghỉ cho đến 8h sáng của ngày làm việc tiếp theo không tính là thời gian xếp hàng thậm chí có sử dụng
- f. Trước khi trao NOR, con tàu phải có giấy phép quá cảng, ngay sau khi tàu cập (bỏ neo), thuyền trưởng sẽ yêu cầu Vinacontrol kiểm tra các hầm tầu/hầm hàng và cấp giấy chứng nhận các hầm tầu/hầm hàng sạch khô, không có các tác nhân gây hại và thích hợp để chở lương thực và những chi phí như vậy sẽ được tính vào tài khoản của chủ tầu và thời gian không tính là thời gian xếp hàng. g. Phạt xếp hàng chậm/thưởng xếp hàng nhanh nếu có, sẽ theo như mức qui định trong hợp đồng thuê tàu chuyến; nhưng tối đa là 4.000/ 2.000 USD một ngày hoặc tính theo tỷ lệ và phải được giải quyết (thanh toán) trực tiếp giữa người mua và người bán trong vòng 90 ngày kể từ ngày ký B/L. h. Để có được những chứng từ giao hàng như: - Các hóa đơn thương mại - Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì - Giấy chứng nhận xuất xứ Bên có trách nhiệm phải thông báo các chi tiết về giao hàng bằng điện tín /telex/ Fax trong vòng 24h sau khi hoàn thành giao hàng. Vận đơn sẽ được cấp ngay sau khi hoàn thành việc giao hàng và trước khi xông khói và được giao ngay cho Người mua để mua bảo hiểm. i. Trong trường hợp hàng hóa đã sẵn sàng để xếp lên tàu như đã được dự định trong hợp đồng này nhưng Người mua không chỉ định tàu để bốc hàng thì tất cả rủi ro, thiệt hại, những chi phí có liên quan đến hàng hóa do người mua chịu trên cơ sở đòi bồi thường thực tế của Người bán; ngược lại, nếu không có hàng để bốc lên con tàu đã được chỉ định ở cảng bốc hàng, thì cước khống sẽ do Người bán trả trên cơ sở bản đòi bồi thường thực tế của Người mua và Người mua sẽ xuất trình những chứng từ sau cho Vietcombank để nhận P.B (thời gian được tính từ 20 - 25 ngày kể từ ngày mở L/C) - NOR có chữ ký của người bán - Biên bản được ký giữa thuyền trưởng và người bán xác nhận rằng con tàu được chỉ định đã đến cảng xếp hàng để nhận số hàng trong hợp đồng nhưng người bán không có hàng để bốc lên tàu. - Xác nhận của Vietcombank. 10. Thanh toán a. Sau khi ký kết hợp đồng này, Người mua hoặc Người bán được Người mua chỉ định (SHYE LIAN (HK) MANUFACTURING CO. LTD hoặc người được chỉ định khác) sẽ telex đề nghị người bán mở P.B với 1% tổng giá trị LC tại Vietcombank Hà Nội trong vòng 2
- ngày Người bán sẽ mở P.B và thông báo cho Người mua, sau đó, 4 ngày sau khi nhận được xác nhận của Vietcombank, Người mua sẽ lập tức mở một LC được xác nhận, không hủy ngang bằng điện tín phù hợp với hợp đồng này tại ngân hàng quốc tế hạng nhất thanh toán ngay bằng T.T.R có thể chấp nhận được đối với 40.000 MT cho Vinafood Hanoi hưởng qua ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Đối với 60.000 MT Người bán cũng chấp nhận rằng Người mua hoặc người được Người mua chỉ định sẽ mở một thư tín dụng thanh toán ngay có thể chuyển nhượng được không hủy ngang bằng điện báo phù hợp với hợp đồng này có thể chấp nhận với chuyển tiền bằng điện. Trong trường hợp Người bán yêu cầu xác nhận L/C, L/C sẽ được xác nhận cho Người bán hưởng. Trong trường hợp bốn ngày kể từ ngày Người mua nhận được xác nhận của Vietcombank, nhưng L/C không được mở thì Người bán sẽ thu hồi P.B từ Vietcombank và sau đó hợp đồng này tự động được xóa bỏ. Người bán sẽ thu hồi P.B trên cơ sở xuất trình các chứng từ vận tải cho Vietcombank b. Việc xuất trình những chứng từ sau đây cho ngân hàng ngoại thương Việt Nam, được thanh toán trong vòng 3-5 ngày làm việc của ngân hàng sau khi nhận được bức telex đã được kiểm tra từ Vietcombank chứng tỏ rằng những chứng từ này đã được kiểm tra phù hợp với các điều khoản của L/C - Một bộ đầy đủ vận đơn sạch đã xếp hàng lên tàu ba bản gốc có ghi "Cước phí trả sau" - Hóa đơn thương mại làm thành ba bản - Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở cảng bốc hàng sẽ có giá trị pháp lý cuối cùng được làm thành 06 bản - Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại Việt Nam cấp được làm thành 06 bản - Giấy chứng nhận hàng hóa được xông khói do người (cơ quan Việt Nam) có thẩm quyền cấp, được làm thành 06 bản - Giấy chứng nhận vệ sinh do cơ quan Việt Nam có thẩm quyền cấp được làm thành 06 bản - Những chi tiết thông báo gửi hàng bằng điện tín/Telex/Fax trong vòng 24h sau khi hoàn thành việc bốc hàng. 11. Bất khả kháng:
- Điều khoản bất khả kháng của Phòng Thương mại quốc tế (ICC ấn phẩm số 421) theo hợp đồng này được kết hợp thành 01 bộ phận trong hợp đồng này. 12. Trọng tài: Bất cứ sự khác biệt và/hoặc tranh chấp nào phát sinh từ và trong quan hệ với hợp đồng này mà không được giải quyết bằng thương lượng sẽ phải đưa ra xử theo luật và tập quán trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế ở Paris hoặc những nơi khác do hai bên thỏa thuận. 13. Các điều khoản khác: Bất cứ sự sửa đổi điều khoản và điều kiện nào của hợp đồng này phải được hai bên thỏa thuận bằng văn bản. Hợp đồng này được làm thành 06 bản gốc tiếng Anh, 03 bản cho mỗi bên. Hợp đồng này phụ thuộc vào xác nhận cuối cùng của người mua bằng telex (18 tháng 6/2000 là muộn nhất). Được làm ở Hà Nội, ngày 9 tháng 6/2000. Người bán Người mua Giám đốc Giám đốc điều hành (đã ký đóng dấu) (đã ký) Nguyễn Đức Eddy.S.Y.Chan
- KẾT LUẬN Vấn đề nâng cao hiểu biết về các nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế đặc biệt là việc ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương có ý nghĩa vô cùng quan trọng không những đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay mà còn rất cần thiết phải trang bị những kiến thức này cho những sinh viên khối kinh tế chúng em và đặc biệt là những sinh viên sắp tốt nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam, trong những năm qua công tác ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương đã được chú trọng nhiều hơn trước, đã đưa ra được nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của việc ký kết Hợp đồng xuất nhập khẩu, tạo ra sự chắc chắn về mặt pháp lý, hạn chế những mặt rủi ro về mặt tài chính và những tác động xấu do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh, tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, tổ chức công tác kế toán tại công ty Xây dựng số 1 - thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội
29 p | 525 | 123
-
LUẬN VĂN: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xe máy- xe đạp Thống Nhất
24 p | 256 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
29 p | 252 | 42
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
24 p | 202 | 36
-
Tiểu luận: Trình bày đặc điểm của một bản .hợp đồng kinh tế Chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể
18 p | 142 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam và giải pháp phòng ngừa
112 p | 114 | 17
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp đồng lao động qua thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên tỉnh Quảng Trị
28 p | 150 | 17
-
Nghiên cứu đặc điểm các tổ hợp song tiết Hán Việt (có đối chiếu với tiếng Hán)
18 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ: Vân dụng phương pháp tích hợp dạy chủ điểm “Lễ hội” trong sách Tiếng Việt lớp 3 ở Bến Tre
151 p | 86 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
15 p | 84 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư
26 p | 115 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn chia buồn tiếng Việt
132 p | 34 | 8
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật bón phân đối với một số dòng lúa cực ngắn ngày cho tỉnh Nghệ An
230 p | 48 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đồng phân hủy sinh học kỵ khí hỗn hợp bùn bể phốt, bùn hoạt tính dư và chất thải giàu hữu cơ để sinh khí Metan
96 p | 45 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm văn xuôi Nam Cao sau 1945
127 p | 22 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm của khu hệ bướm ngày tại vườn quốc gia Cát Bà, phục vụ công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên côn trùng
84 p | 14 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2023
111 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn