intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Trình bày đặc điểm của một bản .hợp đồng kinh tế Chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

141
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: trình bày đặc điểm của một bản .hợp đồng kinh tế chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Trình bày đặc điểm của một bản .hợp đồng kinh tế Chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể

  1. Tiểu luận: Luật kinh tế. Tiểu luận Trình bày đặc điểm của một bản hợp đồng kinh tế. Chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể
  2. Tiểu luận: Luật kinh tế. MỞĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp được thành lập ngày một nhiều hơn góp phần tăng thêm của cải cho xã hội và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp nhờ có bản lĩnh vững vàng, nhậy bén trong kinh doanh, có kiến thức sâu rộng trong sản xuất và am hiểu pháp luật đã thành công trên thương trường. Tuy nhiên trên thực tế không ít xí nghiệp, công ty kinh doanh đã không có hiệu quả, ngay cả các xí nghiệp, công ty có tên tuổi trước đây cũng gặp không ít khó khăn, nhiều đơn vị thua lỗ dẫn tới phá sản. Từ phân tích những kết quả kinh doanh thực tế cho thấy, những thất bại kinh doanh trên thương trường, không ít những nguyên nhân dẫn đến thất bại,phá sản lại bắt đầu từ khâu đàm phán, soạn thảo và ký kết các bản hợp đồng kinh tế. Để tránh những sai lầm mà các doanh nghiệp đã mắc phải vàđây cũng chính là lý do để em đi đến nghiên cứu đề tài “Trình bày đặc điểm của một bản hợp đồng kinh tế. Chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể”. Do hiểu biết của em có hạn nên bài tiểu luận này của em sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, mong quý thày, cô giúp đỡđể bài tiểu luận này của em được hoàn trỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
  3. Tiểu luận: Luật kinh tế. PHẦNNỘIDUNG I. KHÁINIỆM, NỘIDUNGVÀHÌNHTHỨCCỦAMỘTBẢNHỢPĐỒNGKINHTẾ. 1. KháI niệm hợp đồng kinh tế. Trong khoa học pháp lý, kháI niệm hợp đồng kinh tếđược biểu hiện theo hai nghĩa. - Theo nghĩa khách quan, hợp đồng kinh tế là tổng hợp những quy phạm pháp luật đIũu chỉnh các quam hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế( còn gọi là chếđộ hợp đồng kinh tế hay pháp luật về hợp đồng kinh tế ) là một chếđịnh pháp luật đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa, chếđộ hợp đồng kinh tế quy đinh cac nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế, tư cách chủ thể tham gia hợp đồng kinh tế, thủ tục trình bày tự ký kết hợp đồng kinh tế ,các đIũu kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế cũng như các nguyên tắc và nội dung thực hiện hợp đồng kinh tế , các đIều kiện và giảI quyết hậu quả của viêc thay đổi , huỷ bỏ, đình chỉ hơp đồng kinh tế trách nhiệm do vi pham hợp đồng kinh tế. Cùng với sự phat triển nền kinh tế, sự thayđổi của cac quan hệ kinh tế , chếđộ hợp đồng kinh tếđược Nhà nước quy định cùng thay đổi và phát triển theo. - Theo nghĩa chủ quan hợp đồng kinh tế là sự thoả thuân bằng văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực huện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoảthuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch quả mình.
  4. Tiểu luận: Luật kinh tế. Thực chất hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ký kết tự nhiên, bình đẳng, được xác lập và thông qua hình thức là văn bản.Nhưng nó khác hẳn với hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế có những đặc điểm riêng c ủa nó. 2. Nội dung của một bản hợp đồng. Nội dung của một bản hợp đồng kinh tế xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thểđối với nhau, quyết định tính hiện thực và hiệu lực pháp lý của hợp đồng kinh tế. Vì vậy, yêu cầu nội dung của một bản hợp đồng kinh tế phải hợp pháp, có khả năng thực hiện, các điều khoản quy định phải cụ thể, rõ ràng, phải khảng định được ý chính của các bên ký kết hợp đồng. 3. Hình thức của hợp đồng. Hợp đồng kinh tếđược ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch: công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. Hợp đồng kinh tếđược ký kết bằng văn bản được hiểu làđại diện hợp pháp của các bên cùng ký tên vàđóng dấu (nếu có) vào bản hợp đồng. Hợp đồng kinh tếđược ký kết bằng tài liệu giao dịch là tổng hợp các văn bản giao dịch giữa các bên thể hiện đầy đủ các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, chữ ký của đại diện hợp pháp và con dấu (nếu có) của các bên. II. NHỮNGĐẶCĐIỂMCỤTHỂCỦAMỘTBẢNHỢPĐỒNGKINHTẾ. Cơ cấu chung trong 1 bản hợp đồng. Thông thường văn bản hợp đồng thường gồm 4 phần chính: - Phần mởđầu - Phần thông tin về chủ thể hợp đồng. - Phần nội dung hợp đồng
  5. Tiểu luận: Luật kinh tế. - Phần ký kết hợp đồng Nhiều trương hợp hợp đồng có kèm theo một hoặc nhiều phụ lục hợp đồng. 1. Phần mởđầu. Phần mởđầu là một phần của hợp đồng.Tuỳ thuộc vào loại hợp đồng mà các bên soạn thạo hợp đồng cho phù hợp. Có 2 loại mởđầu khác nhau cho 2 chủng loại hợp đồng, đó là: Hợp đồng ký kết giữa các cơ quan, tổ chức đơn vị của Việt Nam và hợp đồng ký kếtgiữa một bên là tổ chức cơ quan cuả Việt Nam với nước ngoài. a. Phần mởđầu của hợp đồng ký kết của các cơ quan và tổ chức của Việt Nam bao gồm những nội dung sau: - Quốc hiệu: Quốc hiệu là tên nước và chếđộ chính trị của Nhà nước, Quốc hiệu là tiêu đề cần thiết cho tiêu đề văn bản mà nội dung của nó mang tính pháp lý. Công văn số 103VP ngày12/8/1976 của phủ Thủ tướng quy định về việc ghi Quốc hiệu mới trên văn bản của Nhà nước ta như sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - tự do - hạnh phúc Quốc hiệu được viết chính giữa 2/3 bên phảI trang đầu tiên của hợp đồng. b. Số và ký hiệu của hợp đồng: Số và ký hiệu hợp đồng thường ghi dưới tên văn bản hoặc ở góc trái của văn bản. Số của hợp đồng được đánh cho từng năm, bắt đầu từ ngày 1/1 của năm đó, có thểđánh chung cho tất cả các hợp đồng màđơn vị mình soạn thảo. Nếu xét theo số lượng hợp đồng soạn thảo hằng năm không lớn lắm cũng có thể cho từng chủng loại hợp đồng. Phần ký kết hợp đồng thường là chữ viết tắt của tên chủng loại hợp đồng. Ví dụ: Hợp đồng số 15HĐMB98.(số ký hiệu của hợp đồng mua bán hàng hóa: 15 là số thứ tự của hợp đồng, HĐMB là tên của hợp đồng mua bán
  6. Tiểu luận: Luật kinh tế. hàng hóa, 98 là năm ký kết hợp đồng), nhiều doanh nghiệp còn ghi cả tên loại đối tượng hợp đồng, như: Hợp đồng số; 121/HĐMB/ST/98 (số ký hiệu hợp đồng mua bán sắt thép năm 1998). c. Tên hợp đồng. tên hợp đồng thường lấy theo chủng loại cụ thể kèm theo đối tượng của hợp đồng vàđược ghi chữ to đậm ở chính giữa phía dưới quốc hiệu. Tên hợp đồng thường lấy theo chủng loại cụ thể kèm theo đối tượng của hợp đồng vàđược ghi to đậm ở chính giữa ngay dưới Quốc hiệu. d. Những căn cứ xác lập. Khi soạn thảo hợp đồng phải nêu những văn bản pháp quy của Nhà nước quy định, như luật, pháp lệnh nghịđịnh, quyết định, nghị quyết… Phải nêu tất cả các văn bản hướng dẫn của các ngành, địa phương đièu chỉnh lĩnh vực hoạt động đó hoạt đối tượng hoạt động, trong trường hợp các bên ký kết dựa trên văn bản hợp đồng đã có hiệu lực, hoặc văn bản có trước đó thì cần phải ghi vào phần căn cứ. Việc ghi căn cứ xác lập hợp đồng có tác dụng người soạn thoả văn bản cũng như người ký kết hợp đồng phải có trách nhiệm ký kết đúng theo pháp luật theo cam kết của các bên. e. Địa điểm ký hợp đồng: làđịa danh của nơi các bên đàm phán, soạn thảo, ký hợp dồng, địa danh cần ghi cụ thẻ theo sự phân chia ranh giới hành chính hiện hành Vídụ :các bên ký kết hợp đồng tại văn phòng một công ty đóng trên địa bàn thành phố hà nội, thì thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng thông thường đươc thể hiện như sau. Hôm nay ngày 18 tháng8 năm 1998
  7. Tiểu luận: Luật kinh tế. Tại văn phòng Công ty trách nhiệm hữu hạn Quang Hưng huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 1-2 Phần mởđầu của hợp đồng ký kết giữa một bên là tổ chức của Việt Nam với một bên là tổ chức là nước ngoài thông thương cũng giống như phần mởđầu của hợp đồng giữa các tổ chức của Việt Nam. Tuy nhiên có một sốđiểm khác như: không có quốc hiệu, trong phần căn cứ xác lập hợp đồng là phần bên chọn luật áp dụng cho hợp đồng, hay tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân các bên. 2. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng ký kết giữa các tổ chức của Việt Nam với nhau cũng như giữa một bên là tổ chức của Việt Nam với một bên tổ chức là nước ngoài đều bao gồm các phần quy định dưới đây, tuy nhiên những thông tin về chủ thể là tổ chức nước ngoài thì căn cứ theo pháp luật của nước tổ chức đó mang quốc tịch, hoặc theo công ước quốc tế. a. Tên chủ thể ký kết hợp đồng: Cần gi đúng tên trong giấy phép thành lập hợp pháp của chủ thểđể loại trừ khả năng bị lừa đảo, bạn nên kiểm tra tư cách pháp nhân hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh của đối tác, kiểm tra sự hoạt động thực tế của đối tác bằng các tra cứu sổ theo dõi các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, bịđình chỉ hoạt động hoặc đang trong thời gian chờ giải thể. Những cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân mới được tham gia ky kết hợp đồng. Vì vậy, nếu đơn vị có tư cách pháp nhân, uỷ quyền cho giám đốc chi nhánh ký kết hợp đồng thì phải ghi tên của đơn vị uỷ quyền. Ví dụ: Ngân hàng Công thương Việt Nam uỷ quyền cho giám đốc chi nhánh Ngân hàng quận Hoàn Kiếm ký kết hợp đồng thi chủ thể hợp đồng là Ngân hàng
  8. Tiểu luận: Luật kinh tế. công thương Việt nam vi chi nhánh Ngân hàng quận Hoàn kiếm không có tư cách pháp nhân.
  9. Tiểu luận: Luật kinh tế. b. địa chỉ của chủ thể hợp đồng. địa chỉ của chủ thể hợp đồng làđịa chỉ của trụ sở chính của pháp nhân. yêu cầu ghi rõ số nhà, đường phố, xóm ấp, phường, xã, quận, huyện, tỉnh, thành phố. Việc ghi địa chỉ chính sác tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tìm nhau trao đổi công việc, cũng như giúp cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ của mình. c.Điện thoại, telex, Fax. Trong nền kinh tế thị trường việc thông tin nhanh tróng cũng làđiều kiện đầu tiên giúp các bên kinh doanh thuận tiện.Việc ghi điện thoại, telex, Fax giúp các bên trao đổi thông tin nhanh tróng hơn, giảm bớt chi phíđi lại, trừ những trường hợp cần thiết. d. Số tài khoản và tên Ngân hàng giao dịch. đây là những thông tin cần thiết giúp việc thanh toán hợp đồng, đồng thời tạo điều kiện cho các bên kiểm tra khả năng tài chính của nhau. e. Người đại diện ký kết hợp đồng. pháp luật hiện hành quy định mỗi bên chỉ cần một đại diện hợp pháp ký kết hợp đồng. Đại diện hợp pháp có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền. Trong trường hợp người được uỷ quyền ký kết hợp đồng thì phải ghi rõ thời gian uỷ quyền, chức vụ của người ký giấy uỷ quyền, số giấy uỷ quyền. 3. phần nội dung của văn bản hợp đồng. Nội dung của văn bản hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể hợp đồng. để thuận tiện cho việc nghiên cứu vàáp dụng vào cuộc sống khoa học pháp lý chia nội dung của hợp đồng kinh tế thành 3 điều khoản:
  10. Tiểu luận: Luật kinh tế. a. Điều khoản thường lệ. Là những điều khoản mà nội dung của nóđãđược quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Những nội dung này các bên có thểđưa vào hợp đồng nhằm khảng định lại hoặc làm tăng tầm quan trọng của nó hoặc cụ thể hoá, nhưng không đ được chái quy định của pháp luật. Như các điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng kinh tế quy định tại điều 13 Nghịđịnh số 17/HĐBT ngày 16/1/1990. nếu trong hợp đồng kinh tế không ghi sự thoả thuận về mức tiền phạt, khi có vi phạm hợp đồng kinh tế và tranh chấp về tiền phạt thi mức phạt được áp dụng điều 13 Nghịđịnh số 17/HĐBT ngày16/1/1990. b.Điều khoản chủ yếu. Là những điều khỏan căn bản nhất của hợp đồng, nên bắt buộc các bên phải thoả thuận ghi vào văn bản của hợp đồng. Nếu thiếu những điều khoản này thi coi như hợp đồng kinh tế chưa được ký kết. Phần nội dung của hợp đồng bao gồm: - đối tượng của hợp đồng - Chất lượng chủng loại quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc; Giá cả; bảo hành; điều kiện ngiệm thu, giao nhận; phương thức thanh toán; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; chuyển nhượng hợp đồng; giải quyết tranh chấp; các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Các điều khoản khác liên quan trực tiếp đến đặc điểm đến từng loại hợp đồng kinh té có thể làđiều khoản chủ yếu của từng loại hợp đồng đó. c- Điều khoản tuỳ ghi.
  11. Tiểu luận: Luật kinh tế. là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của Nhà nước hoặc đã có quy định của Nhà nước nhưng các bên chưa được phép tận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên mà không chái với pháp luật. Ví dụ.điều khoản về thưởng vật chất khi thực hiện hợp đồng xong trước thời hạn hoặc điều khoản thanh toán bằng tiền đồng Việt nam nhưng được bảo đảm bằng USD. Phầ 4. Phần ký kết hợp đồng. a. Số lượng bản hợp đồng cần ký kết. Căn cứ vào nhu cầu của các bên ký kết hợp đồng mà thoả thuận số lượng bản hợp đồng cho phù hợp. Điều quan trọng là các bản hợp đồng phải đảm bảo nội dung giống nhau và có giá trị pháp lý như nhau. b. Chữ ký của các bên. Mỗi bên chỉ cần một người ký vào văn bản hợp đông, người đó chính làđại diện hợp pháp của các bên ghi trong phần “phần thông tin về chủ thể hợp đồng”.Những người ký nhiều chữ ký khác nhau nên lưu ý ký chữ kýđãđăng ký, thông báo không chấp nhận chữ ký tắt, chữ ký mới thay đổi.Đối với những cán bộđược uỷ quyền, thì chữ ký của họ phải giống chữ ký trong giấy chứng minh nhân dân hoặc chữ ký trong giấy uỷ quyền. c. Đóng dấu của các bên. Thông thường hợp đồng ký kết giữa các đơn vị của Việt nam với nhau thì có dấu đóng lên trên chữ ký của đại diện ký kết hợp đồng. Dấu của đơn vịđược đóng trùm lên phần chữ kýđểđảm bảo văn bản không lằm trên giấy có dấu không chỉ (dấu đóng trước khi ký). 5. Phụ lục hợp đồng và các văn bản bổ sung hợp đồng.
  12. Tiểu luận: Luật kinh tế. Ngoài văn bản hợp đồng chúng ta thương gặp phụ lục hợp đồng và các văn bản bổ sung cho hợp đồng ký kết.
  13. Tiểu luận: Luật kinh tế. a. Phụ lục hợp đồng. Việc lập văn bản phụ lục hợp đồng được áp dụng trong trường hợp các bên chủ thể hợp đồng cần chi tíêt và cụ thể hóa các điều khoản hợp đồng mà trong hợp đồng không thể hoặc không nên ghi chi tiết, cụ thể trong hợp đồng vì có thể nó làm phức tạp hoặc loãng nội dung của hợp đồng. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hóa số 1192 HĐMB/97 Công ty Biti’s (Bên A) hạn cho Công ty thương mại tổng hợp của Hà Nội(Bên B) 140000 đôi dép các loại, tổng giá trị là 6.300.000.000 đồng Vịêt Nam. Trong số 14000 đôi dép bao gồm nhiều loại, kích cỡ khác nhau nên tại điều một của văn bản hợp đồng mua bán hàng hóa số 1192/HĐMB/97 chỉ ghi cho Bên A bán cho Bên B 14000 đôi dép các loại tổng giá trị là 6.300.000.000 đồng Việt Nam). Kiểu dáng, kích cỡ, mầu sắc quy định trong phụ lục hợp đồng số 01/PLHĐ. Nguyên tắc chung là phụ lục hợp đồng được ký kết cùng thời điểm với hợp đồng và nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng. b. Văn bản điều chỉnh hợp đồng: Trong quá trình thực hiên hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận xắc lập văn bản bổ sung những điều khỏan của hợp đồng đã ký kết như: thay đổi, bổ sung nội dung các điều khoản của hợp đồng đang thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế của các bên. Ví dụ, khi ký kết hợp đồng các bên thoả thuận thời gian hoàn thành công trình là một năm kể từ ngày ký kết hợp đồng, do quá trình thi công gặp nhiều trở ngại khách quan hai bên đã trao đổi và thoả thuận kéo dài thời gian bàn giao công trình thêm 6 tháng nữa. Trong trường hợp đó hai bên phải lập văn bản điều chỉnh hợp đồng.
  14. Tiểu luận: Luật kinh tế. Văn bản điều chỉnh hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồng. Văn bản điều chỉnh có cơ cấu như văn bản hợp đồng kinh tế, cụ thể như sau: - Quốc hiệu. - Tên văn bản điều chỉnh hợp đồng. - Số văn bản nếu có. - Thời gian địa điểm lập văn bản điều chỉnh hợp đồng. - Những thông tin cần thiết về các chủ thể hợp đồng. - Lýdo lập văn bản điều chỉnh hợp đồng. - Nội dung của văn bản điều chỉnh hợp đồng. - Cam kết của các bên. - Phậm viđiều chỉnh và thời hạn có hiệu lực của văn bản điều chỉnh hợp đồng. - Ký vàđóng dấu văn bản cóđiều chỉnh hợp đồng. Những người đại diện hợp pháp của các chủ thể hợp đồng có quyền ký văn bản điều chỉnh hợp đồng. c. Sự khác nhau giữa phụ lục hợp đồng với văn bản điều chỉnh hợp đồng. Mặc dù phụ lục hợp đồng và văn bản điều chỉnh hợp đồng đều là một phần của hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồng, nhưng chúng có những đặc điểm khác biệt nhau. - Phụ lục hợp đồng được soạn thảo cùng thời điểm với hợp đồng chính còn văn bản điều chỉnh hợp đồng được soạn thảo trong quá trình thực hiện hợp đồng (hợp đồng chính đã có hiệu lực). - Cơ cấu của văn bản điều chỉnh hợp đồng tương tự như cơ cấu của hợp đồng; còn cơ cấu của văn bản phụ lục hợp đồng đơn giản hơn văn bản điều chỉnh
  15. Tiểu luận: Luật kinh tế. hợp đồng. Phần căn cứ của phụ lục hợp đồng không cần ghi các văn bản pháp quy điều chỉnh loại hợp đồng đó, mà chỉ cần ghi căn cứ vào điều khoản của hợp đồng chính . III. NHỮNGĐIỀUCẦNCHÚÝKHISOẠNTHẢOVĂNBẢNHỢPĐỒNG. Tuỳ thuộc vào đối tượng của hợp đồng mà người soạn thảo có thể dùng dơn vịđo lường hợp phát của Nhà nước như: kg, tạ, tấn, cái, chiếc, kw, kv, A, m, m2, m3, tấn/kg, giơ, ngày, tháng, v. v để xác định số lượng của đối tượng của hợp đồng. Trong trường hợp dùng phương pháp tính trọng lượng thi phải ghi cả trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì.Để tạo điều kiện thuận tiện cho các bên thực hiện hợp đồng có thể thoả thuận tỷ lệ dung sai về số lượng, như: 3000 tấn (cộng, trừ 10%) trong trường hợp cần thiết có thể quy định Bên bán hoặc Bên mua được sử dụng tỷ lệ dung sai đó. - Khi soạn thảo về số lượng hàng hóa bạn cũng cần lưu ýđến tỷ lệ hao hụt, tuy nhiên không phải hàng hóa nào cũng bị hao hụt, và không phải trong bất kỳ hợp đồng nào cũng phải quy định vềđiều khoản về tỷ lệ hao hụt của hàng hóa. Để hiểu rõđiều này chúng ta hay tìm hiểu vấn đề khái niêm hao hụt. Hao hụt chính là lượng giảm bớt tự nhiên về trọng lượng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.Giảm bớt tự nhiên phụ thuộc vào đặc tính của hàng hóa, điều kiện tự nhiên, điều kiện kỹ thuật. Lượng giảm tự nhiên nhiều hay ít phụ thuộc từng loại hàng, khoảng cách vận chuyển, thời gian bảo quản, số lần xếp dỡ. Vì vậy, để hạn chế số lượng giảm tự nhiênở mức thấp nhất chúng ta nghiên cứu tìm loại phương tiện vận tải, cách bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển cho phù hợp với hàng hóa.
  16. Tiểu luận: Luật kinh tế. KẾTLUẬN Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hợp đồng kinh tế cũng như giúp các nhà doanh nghiệp giải quyết vướng mắc trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ký kết tự nhiên, bình đẳng, được xác lập và thông qua hình thức là văn bản.Nhưng nó khác hẳn với hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế có những đặc điểm riêng của nó. Vi vậy, khi ký kết hay soạn thoả một bản hợp đồng ta phải nghiên cứu và tìm hiểu loại họp đồng đó có phù hợp với điều kiện kinh tế, có phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp hiện hành hay không. Một người doanh nhân không phải chỉ giỏi về lãnh đạo, cóđầu óc suy đoán tốt mà còn phải am hiêu tinh tường về pháp luật vàđây cũng chính là chìa khoáđể dẫn tới thành công và tránh được những phần thua thiệt trong khi ký kết hợp đồng vàđặc biệt là bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
  17. Tiểu luận: Luật kinh tế. TÀILIỆUTHAMKHẢO 1. Giáo trình Luật kinh tế hai. 2. Giáo trình ngoại thương. 3. Báo ngoại thương. 4. Báo thương mại.
  18. Tiểu luận: Luật kinh tế. MỤCLỤC Mởđầu ............................................................................................................... 1 Phần nội dung ................................................................................................... 2 I. Khái niệm, nội dung va hình thức của một bản hợp đồng.......................... 2 1. Khái niệm của một bản hợp đồng............................................................ 2 2. Nội dung của một bản hợp đồng ............................................................. 3 3. Hình thức của một bản hợp đồng ............................................................ 3 II. Những đặc điểm cụ thể của một bản hợp đồng kinh tế ............................. 3 1. Phần mởđầu ............................................................................................ 4 2. Thông tin về chủ thể hợp đồng................................................................ 6 3. Phần nội dung của văn bản hợp đồng ...................................................... 7 4. Phần ký kết hợp đồng ............................................................................. 9 5. Phụ lục hợp đồng và các văn bản bổ sung hợp đồng ............................... 9 III. Những điều cần chúý khi soạn thảo văn bản .......................................... 12 Kết luận........................................................................................................... 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2