Tiểu luận môn Lịch sử các học thuyết kinh tế nâng cao: Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
lượt xem 14
download
Tiểu luận trình bày khái niệm điều tiết thu nhập và hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của các học thuyết trước Các Mác; những thành tựu của các học thuyết trước Các Mác về quy luật điều tiết thu nhập; ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Lịch sử các học thuyết kinh tế nâng cao: Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập - Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- PHẦN MỞ ĐẦU Nghiên cứu về lịch sử các học thuyết kinh tế luôn là một trong những công việc đầu tiên đối với những ai muốn tìm hiểu về kinh tế học. Cũng như vậy, “Lịch sử các học thuyết kinh tế nâng cao” là môn học chuyên ngành đầu tiên của các học viên cao học Kinh tế chính trị K25 chúng tôi, sau khi học xong 2 môn chung là Triết học Mác – Lênin và Ngoại ngữ. Đây là một môn khoa học xã hội nghiên cứu hệ thống các quan điểm về kinh tế của các giai cấp, các trường phái trong các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử. Như các môn học khác, sau khi học xong môn học, chúng tôi sẽ có một bài tiểu luận môn học, với môn học này, đề tài tiểu luận của tôi là: “Những thành tựu nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn”. Với đề tài tiểu luận này, tôi tìm hiểu với cấu trúc mục lục như sau: MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG I.KHÁI NIỆM ĐIỀU TIẾT THU NHẬP VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỌC THUYẾT TRƯỚC CÁC MÁC: 1. Khái niệm “điều tiết thu nhập”: Ngày nay, chúng ta có thể hiểu “điều tiết thu nhập” là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với
- nền kinh tế. Thuế thu nhập cá nhân điều tiết trực tiếp thu nhập nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của cá nhân bị giảm, làm cho cầu hàng hóa, dịch vụ giảm và sẽ tác động đến sản xuất. Đối với nước ta, trong tương lai, khi mà diện đánh thuế được mở rộng, vai trò điều tiết thu nhập của thuế thu nhập cá nhân sẽ được phát huy có hiệu quả hơn. Ta có thể hiểu khái niệm “điều tiết thu nhập” như sau: “Điều tiết thu nhập là một dạng phân phối lại, khi quá trình phân phối không mang lại lợi ích cho đời sống của nhân dân thì việc điều tiết là điều đương nhiên. Điều tiết giúp cho quá trình phân phối được hoàn thiện hơn, tuy nhiên, các vấn đề trong xã hội luôn biến động không ngừng, chính vì vậy, việc điều tiết lại rất quan trọng và cần có nhiều thời gian để việc điều tiết được toàn dân chấp nhận, bởi khi một luật ra đời thì có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề được đặt ra và cần có thời gian để giải quyết. Vì thế ta phải tìm hiểu về phân phối khi đó ta mới biết được rằng phân phối đã làm được những gì và điều tiết mang lại những ích lợi gì khi mà việc phân phối không đạt hiệu quả. Phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một vấn đề vô cùng quan trọng để tạo ra động lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định tình hình kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ở góc độ vấn đề tiểu luận này, chúng ta sẽ chỉ ra những thành tựu của các học thuyết trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập. Như vậy, vấn đề điều tiết thu nhập của các học thuyết trước C. Mác được thể hiện rõ ở các trường phái: kinh tế chính trị học cổ điển, kinh tế chính trị tầm thường và kinh tế chính trị tiểu tư sản. Ta sẽ lần lượt tìm hiểu về các trường phái này. 2. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của các học thuyết trước C. Mác: 2.1. Kinh tế chính trị học cổ điển: 2.1.1. Lịch sử ra đời: Kinh tế chính trị cổ điển (hay trường phái kinh tế học cổ điển) là một trong những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn còn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay. Xu hướng tư tưởng của trường phái cổ điển bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ XVII và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XIX. Kinh tế chính trị cổ điển ra đời trong bối cảnh:
- Về kinh tế, sự phát triển của công trường thủ công, đặc biệt là ngành dệt, sau đó là ngành công nghiệp khai thác, sự trỗi dậy của lực lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, đẩy hoạt động buôn bán và cho vay xuống hàng thứ yếu. Khi trọng tâm của kinh tế được chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất trực tiếp, thì các luận thuyết của chủ nghĩa trọng thương cũng bị mất sức thuyết phục. Giai cấp tư sản ngày càng nhận thấy muốn làm giàu, phải sử dụng lao động làm thuê, lao động làm thuê là nguồn gốc thật sự của sự giàu có. Từ đó, có nhiều vấn đề kinh tế mới nảy sinh đòi hỏi phải được giải thích. Về xã hội, sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến, cách mạng tư sản diễn ra ở Hà Lan, ở Anh rồi lan rộng ra các nước châu Âu khác, tạo ra tình hình mới về kinh tế và chính trị. Cần phải luận giải cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Về tư tưởng, những thành tựu khoa học tiến bộ như triết học duy vật, toán học, vật lý học… có tác dụng đấu tranh phá bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, tạo điều kiện cho tư tưởng kinh tế mới của giai cấp tư sản phát triển, trong đó có tư tưởng kinh tế của trường phái cổ điển. Kinh tế chính trị học cổ điển là học thuyết kinh tế của giai cấp tư sản trong thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu về nguồn gốc của sự giàu có và cách thức làm tăng của cải trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Người đại diện đầu tiên và được xem là thủy tổ của trường phái cổ điển là William Petty (1623 – 1687), người Anh với những công trình khoa học của ông chuyên về lĩnh vực thuế, hải quan và thống kê. Ông là người được Các Mác đánh giá cao qua các phát minh khoa học kinh tế. Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm Adam Smith (1723 – 1790), David Ricardo (1772 – 1823), John Stuart Mill (1806 – 1873). Quan điểm của họ, giống như các nhà nghiên cứu trước đó, là khoa học về sự giàu có và cách thức nhân rộng của cải lên. 2.1.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị học cổ điển: Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà kinh tế của trường phái cổ điển chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn đầu hay nghiên cứu những vấn đề của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn
- tự do cạnh tranh. Điểm xuất phát trong nội dung nghiên cứu của họ là phạm trù lao động. Nhờ đó, các nhà kinh tế của trường phái cổ điển đã biến kinh tế chính trị thành một môn khoa học thực sự. Lần đầu tiên các nhà kinh tế của trường phái cổ điển xây dựng hệ thống phạm trù, quy luật của nền kinh tế thị trường, như: giá trị, giá cả, cung, cầu, lưu thông, cạnh tranh, tiền công, lợi nhuận, thuế, địa tô… Trong đó, phạm trù giá trị được xem là mấu chốt của phân tích kinh tế, là gốc rễ để phát sinh các phạ trù kinh tế khác; và phạm trù giá trị trao đổi là trung tâm của nghiên cứu kinh tế. Lần đầu tiên trường phái kinh tế chính trị cổ điển áp dụng phương pháp trừu tượng hóa trong nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế để tìm ra các mối quan hệ nhân quả, vạch ra bản chất và các quy luật vận động của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; đề xuất áp dụng các phương pháp: logic, trừu tượng hóa, nguyên nhân – kết quả, suy diễn, quy nạp trong nghiên cứu kinh tế. Đây là những phương pháp nghiên cứu khoa học và tiến bộ. Bằng hệ thống phạm trù, quy luật kinh tế đã được xây dựng, kinh tế chính trị cổ điển đã đặt nền móng cho khoa học kinh tế sau này. Các nhà kinh tế của trường phái cổ điển ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế. Tư tưởng cơ bản của họ là tự do sản xuất, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, tôn trọng quy luật kinh tế và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Những quan điểm lý luận của các nhà kinh tế chính trị cổ điển chưa thật nhất quán, còn trộn lẫn giữa các xu hướng tư tưởng, một mặt là khoa học muốn đi sâu vào bản chất các hiện tượng, quá trình kinh tế, mặt khác lại tầm thường chỉ dùng ở việc liệt kê, mô tả hời hợt các hiện tượng bề ngoài rồi đưa ra kết luận thiếu căn cứ. Học thuyết còn mang tính chất siêu hình, phi lịch sử. 2.2. Kinh tế chính trị học tầm thường: 2.2.1. Lịch sử ra đời: Đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, cuộc khủng hoảng kinh tế 1825 mở đầu cho các cuộc khủng hoảng có chu kỳ. Sau nước Anh, phương thức sản xuất TBCN cũng được xác lập ở các nước khác. Từ năm 1830, sự thống trị về chính trị của giai cấp tư sản được xác lập ở Anh và Pháp, nhưng giai cấp vô sản cũng ngày càng lớn mạnh, phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác, nay mang tính chất chính trị, đe dọa sự tồn tại của CNTB.
- Việc xuất hiện những hình thái khác nhau của CNXH không tưởng tiêu biểu là Saint Simon, M. Fourier và R. Owen đã phê phán kịch liệt chế độ tư bản gây tiếng vang trong giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản cần có một lý luận để chống lại CNXH không tưởng và bảo vệ CNTB. Trước bối cảnh đó, kinh tế chính trị tầm thường xã hội đã biểu hiện sự phản ứng của giai cấp tư sản đối với phong trào cách mạng và những tư tưởng của CNXH không tưởng. 2.2.2. Đặc điểm của kinh tế chính trị học tầm thường: Thứ nhất, nếu các nhà kinh tế học tư sản cổ điển đã tìm toàn bộ hiện thực và nội tại của những quan hệ sản xuất trong xã hội tư sản thì KTCT tầm thường chỉ xem xét hệ thống hóa các hiện tượng bề ngoài, không nghiên cứu bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế. Thứ hai, nếu KTCT cổ điển với phương pháp duy vật (tuy còn siêu hình), xem xét khách quan các hiện tượng nghiên cứu, vạch ra quy luật vận động của nền sản xuất, thì KTCT học tầm thường lại duy tâm chủ quan. Xuất phát từ chỗ bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản, biện hộ cho CNTB một cách có ý thức. 2.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản: 2.3.1. Lịch sử ra đời: Kinh tế chính trị tiểu tư sản ra đời và tồn tại ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX trong bối cảnh: Cách mạng công nghiệp nổ ra, nền công nghiệp bằng máy móc ra đời. Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa, trong đó giai cấp vô sản ngày càng phụ thuộc vào giai cấp tư sản. Sự bần cùng, thất nghiệp, tình trạng sản xuất vô chính phủ, phân hóa xã hội có xu hướng ngày càng tăng lên ở các nước công nghiệp phát triển. Ở các nước mới bước vào cách mạng công nghiệp, nền sản xuất nhỏ còn chiếm ưu thế, thì những mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt hơn. Đây là miếng đất làm nảy sinh kinh tế chính trị tiểu tư sản. 2.3.2. Đặc điểm lý luận: Kinh tế chính trị tiểu tư sản là một trường phái muốn phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tiểu tư sản. Những người thuộc trường phái này cho rằng chủ nghĩa tư bản là chèn ép, làm phá sản người sản xuất nhỏ, là nguyên nhân gây ra nạn bần cùng và thất nghiệp. Họ đề nghị chuyển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa về với sản xuất nhỏ.
- Đặc điểm nổi bật trong lý luận của họ là đã áp dụng phương pháp chủ quan trong phê phán chủ nghĩa tư bản; chuyển việc nghiên cứu vào các quan hệ đạo đức, phẩm hạnh, phẩm giá con người thay cho các quy luật kinh tế khách quan đã được kinh tế chính trị cổ điển tôn trọng. Họ phê phán chủ nghĩa tư bản theo quan điểm tiểu tư sản. Đại biểu của trường phái này là Sismondi (1773 – 1842) và Proudhon (1809 – 1865) NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁC HỌC THUYẾT TRƯỚC CÁC MÁC II. VỀ QUY LUẬT ĐIỀU TIẾT THU NHẬP: 1. Lý luận về tiền công: 1.1. Kinh tế chính trị học cổ điển: 1.1.1. William Petty (1623 – 1687): Lý thuyết về tiền công của William Petty được xây dựng trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động. Ông coi lao động là hàng hóa, tiền lương là giá cả tự nhiên của lao động. Petty lấy lý luận giá trị làm cơ sở cho lý luận về tiền công. Ông không định nghĩa phạm trù tiền công mà chỉ nêu lên quan điểm về mức tiền công. Ông cho rằng, tiền công không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Mức tiền công cao thì công nhân sẽ uống rượu say và không muốn làm việc. Muốn bắt họ làm việc thì phải hạ mức tiền công xuống mức tối thiểu. Ông kịch liệt phản đối những trường hợp tăng mức tiền công quá cao. Sở dĩ như vậy bởi vì trong thời đại của Petty, nhà tư bản chưa có thể bắt công nhân lệ thuộc vào công nhân (lệ thuộc vào cung trên thị trường lao động) mà phải dựa vào sự ủng hộ của nhà nước. Ông là người luận chứng cho việc đề nghị phải có đạo luật cấm tăng mức tiền công. William Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết “Quy luật sắt về tiền lương”. Ông xem xét tiền công trong mối quan hệ với lợi nhuận, giá cả các tư liệu sinh hoạt với cung – cầu về lao động trên thị trường. Theo ông, nếu mức tiền công cao thì lượng lợi nhuận giảm và ngược lại; nếu giá cả của lúa mì tăng lên thì sự bần cùng của công nhân cũng tăng lên (tức là tiền công tỷ lệ nghịch với giá lúa mì); số lượng lao động tăng lên thì mức tiền công sẽ giảm xuống. William Petty đã nêu được cơ sở khoa học của tiền công là giá trị các tư liệu sinh hoạt cho công nhân.
- 1.1.2. Adam Smith (1723 – 1790): Smith có nhiều điểm đúng đắn về lý luận. Ông cho rằng trong xã hội nguyên thủy, tiền công được xác định bởi năng suất, vì ở giai đoạn khởi đầu ấy, “khi mà chưa có sự chiếm hữu đất đai và tích lũy vốn, toàn bộ sản phẩm làm ra thuộc về người lao động. Họ chẳng có chủ đất mà cũng chẳng có chủ xưởng để chia sẻ phần sản phẩm”. Nhưng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tiền công là thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần giá trị mà lao động của công nhân tạo ra. Cơ sở để xác định mức tiền công là số lượng giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi nổi công nhân và gia đình họ. Ông nghiên cứu mức bình thường của tiền lương và chỉ ra giới hạn tối thiểu của nó. Theo ông, nếu tiền lương thấp hơn mức tối thiểu này thì thảm họa cho sự tồn tại của dân tộc. Adam Smith đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương. Trước hết, ông cho rằng, tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Tiền lương thấp hơn mức tối thiểu chỉ có ở những nước đang diễn ra sự suy thoái về kinh tế. Chẳng hạn, ở Ấn Độ lúc bấy giờ có tiền lương thấp hơn mức tối thiểu, ở Trung Quốc tiền lương chỉ cao hơn mức tối thiểu không đáng kể, vì ở đó nền kinh tế đang bị đình trệ. Còn ở các nước có nền kinh tế phát triển mạnh thì tiền lương lớn hơn mức tối thiểu. Phần lớn hơn này do định mức tiêu dùng, truyền thống văn hóa, tập quán dân tộc… quy định. Trong một nước, nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương phụ thuộc vào đặc điểm lao động của con người, điều kiện làm việc, tính chất công việc, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp. Ông đã thấy được mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa chủ và thợ, mâu thuẫn giai cấp trong vấn đề tiền công, đã phát hiện ra rằng: “Người thợ muốn có càng nhiều tiền công càng hay, nhưng người chủ lại muốn trả công càng ít càng tốt. Thợ kết hợp với nhau để đòi tăng lương; chủ kết cũng hợp với nhau để hạ tiền công lao động”. Nếu Petty đề nghị trả tiền công thấp hơn mức tối thiểu, thì Smith tán thành trả tiền công cao. Theo ông, tiền công không thể hạ thấp quá giới hạn nhất định, phải bảo đảm cho công nhân cuộc sống để họ lao động. Phải để cho “những người nuôi xã hội nhận được một số thức ăn, quần áo và nhà ở khả dĩ có thể chịu được”. Một xã hội không thể “phồn vinh và hạnh phúc nếu một bộ phận rất lớn những thành viên của nó nghèo nàn và khổ sở”. Ông đã chứng minh
- có sức thuyết phục rằng tiền công cao là sự cổ vũ, khuyến khích sự cần cù và tính siêng năng, và theo bản chất của con người, sự cần cù siêng năng lại càng cao khi khuyến khích vật chất lại càng lớn. “Khi nhận được tiền công cao, người thợ làm việc tích cực, chăm chỉ và khẩn trương hơn khi nhận được tiền công thấp”. Smith nghiên cứu tiền công trong cơ chế thị trường. Cho rằng, có hai yếu tố quyết định mức tiền công là cầu về lao động và giá cả trung bình của các tư liệu sinh hoạt thiết yếu. Lượng cầu về lao động quyết định mức tư liệu sinh hoạt, giá cả quy định số tiền công mà công nhân nhận được. Từ luận điểm này, Smith phân biệt sự khác nhau giữa tiền công danh nghĩa với tiền công thực tế. Sự khác nhau đó là do tính chất dễ chịu hay khó chịu của công việc, mức độ khó khăn và đắt đỏ trong việc dạy nghề, tính chất thường xuyên hay không thường xuyên của công việc, mức độ tín nhiệm, khả năng thành đạt và tình hình di chuyển lao động. Ông chỉ ra mức tiền công trung bình ở mỗi nước hay mỗi địa phương là do trình độ phát triển kinh tế, trình độ văn minh và tính chất đặc biệt của kết hợp lao động và tư bản. Smith không chỉ nghiên cứu tiền công ở tầm vi mô (sự lựa chọn quyết định giữa chủ và thợ), mà còn nghiên cứu nó cả ở tầm vĩ mô. Ông cho rằng, mức tăng thu nhập và vốn của mỗi nước là điều kiện để tăng quy mô tiền công, làm tăng thêm cầu thuê mướn thêm lao động. Nhu cầu này không tăng, nếu của cải quốc dân không tăng. Mức tiền công cao trong những năm phồn vinh, thấp trong những năm suy thoái. Tiền công tăng tất yếu làm cho giá nhiều mặt hàng cũng tăng theo bằng cách tăng phần cấu thành tiền công trong giá hàng và cho đến nay có xu hướng làm giảm mức tiêu thụ ở trong nước và ở nước ngoài. Tuy vậy, việc tăng tiền công vốn có xu hướng làm tăng năng suất lao động khiến cho một lượng lao động ít hơn có thể làm ra một lượng sản phẩm nhiều hơn. Điều này lại thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Ngoài ra, mức tiền công cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự điều chỉnh của luật pháp. 1.1.3. David Ricardo (1772 – 1823): David Ricardo phát triển quan điểm Adam Smith về những thu nhập lần đầu của ba giai cấp cơ bản trong xã hội. Lý thuyết thu nhập của ông được xây dựng trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động. Ông cho rằng, lao động là hàng hóa, tiền công là giá cả của lao động. Ông viết: “Lao động, giống như các hàng hóa khác có thể mua và bán, có thể tăng
- giảm về số lượng, cũng như có giá tự nhiên và giá thị trường. Giá cả tự nhiên của lao động là giá cần thiết cho phép người lao động tồn tại và duy trì nòi giống mà không gây nên bất cứ sự gia tăng hay suy giảm nào”. Ông phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả của thị trường lao động. Giá cả tự nhiên của lao động tăng lên khi giá cả lương thực và các tư liệu sinh hoạt khác tăng lên, và hạ xuống khi giá cả những thứ đó hạ xuống. Giá cả tự nhiên của lao động còn phụ thuộc vào phong tục tập quán tiêu dùng của nhân dân. Theo tiến trình phát triển của xã hội, giá cả tự nhiên của lao động có chiều hướng tăng lên. “Giá thị trường của lao động là giá thực sự trả cho lao động trên cơ sở hoạt động bình thường của cung tương xứng với cầu; lao động đắt khi khan hiếm và rẻ khi dư thừa”. Giá cả thị trường của lao động chịu ảnh hưởng bởi quan hệ cung – cầu về lao động. Tuy có sự biến động, nhưng giá cả thị trường của lao động sẽ phù hợp với giá cả tự nhiên của lao động. Nếu không kể đến sự thay đổi trong giá trị của tiền, thì mức tiền công lên xuống do hai nguyên nhân: Một là, do sự thay đổi trong quan hệ cung và cầu về lao động; Hai là, do những biến động trong giá cả của những hàng hóa mà người ta dùng tiền công để mua. Theo Ricardo, việc đánh giá mức tiền công cao hay thấp phải căn cứ vào số lượng tư liệu sinh hoạt tối thiểu mà tiền công đem lại cho anh ta, chứ không phải dựa vào quy mô tiền công. Nhưng ông chủ trương trả tiền công thấp, chỉ đủ những tư liệu sinh hoạt ở mức tối thiểu và cho rằng tiền công thấp là quy luật tự nhiên trong mọi xã hội. Chỉ trong điều kiện đặc biệt thuận lợi, khả năng tăng lực lượng sản xuất mới vượt khả năng tăng dân số, còn trong điều kiện bình thường, với đất đai hạn chế và sự giảm sút hiệu quả của đầu tư bổ sung, sẽ làm cho của cải tăng chậm hơn dân số. Khi đó, cơ chế điều tiết tự phát sẽ hoạt động. Điều đó sẽ kìm hãm tốc độ tăng dân số. Ông ủng hộ quan điểm của William Petty về quy luật sắt về tiền công. Mặt khác, ông cũng thừa nhận rằng công nhân nhận được mức tiền công quá ít là một nguy cơ lớn. Việc thay lao động của con người bằng máy móc đem lại những tổn thất rất lớn cho lợi ích của giai cấp công nhân. Ông ủng hộ việc nhà nước không can thiệp vào hoạt động của thị trường lao động, phê phán sự giúp đỡ đối với người nghèo, vì theo ông, làm như vậy sẽ ngăn cản hoạt động của quy luật tự nhiên. 1.2. Kinh tế chính trị học tầm thường:
- 1.2.1. Thomas Robert Malthus (1766 – 1844): Malthus đã sử dụng yếu tố tầm thường trong học thuyết của Adam Smith tức là việc quy định tỷ giá lao động. Theo Malthus, tiền công là chi phí về lao động sống. Tiền công giảm là do dân số tăng lên nên tăng cung về lao động 1.2.2. Jean Baptiste Say (1767 – 1832): Lợi dụng yếu tố tầm thường của Smith khi coi tiền công, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc cấu thành giá trị hàng hóa, kết hợp với lý thuyết giá trị ích lợi (tính hữu dụng) của mình, Say đưa ra lý thuyết “Ba nhân tố sản xuất” và “Ba nguồn thu nhập”. Theo Say, tham gia vào sản xuất có ba yếu tố: lao động, tư bản và ruộng đất. Mỗi nhân tố đó đều có công phục vụ, mà cái gì tạo ra sự phục vụ đều là sản xuất. Do đó, không chỉ có lao động, mà cả tư bản và tự nhiên đều tạo ra giá trị. Cả ba yếu tố đều có công phục vụ: lao động tạo ra tiền công, tư bản tạo ra lợi nhuận, ruộng đất tạo ra địa tô. Vì vậy, phải có quyền nhận được thu nhập tương xứng: công nhân nhận được tiền công, nhà tư bản hưởng lợi nhuận, địa chủ nhận được địa tô. Từ sự phân tích đó, ông khẳng định, tiền công của công nhân tương ứng với phần đóng góp của công nhân vào giá trị sản phẩm, lao động của công nhân giản đơn, thô kệch thì sẽ thu được tiền lương thấp hơn lợi nhuận và ngược lại. Từ đó cho rằng, ai cũng được hưởng phần thu nhập, không ai bóc lột ai. Chỉ có tư bản cho vay mới là bóc lột. 1.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản – Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842): Sismondi theo quan điểm của A. Smith, coi tiền công phụ thuộc vào tích lũy tư bản và số lượng công nhân, cung – cầu về lao động. Đồng thời, ông lại theo quan điểm của kinh tế chính trị tầm thường, khi cho rằng tiền công và sự tăng dân số có quan hệ trực tiếp với nhau; từ đó khẳng định thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên. Ông chống lại luận điểm cho rằng việc dùng máy hơi nước làm giảm nhu cầu lao động ở ngành này, nhưng lại tăng nhu cầu lao động ở ngành khác. 2. Lý luận về lợi nhuận: 2.1. Kinh tế chính trị học cổ điển:
- 2.1.1. Adam Smith (1723 – 1790): Smith đã chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. Theo ông, lợi nhuận là “phần khấu trừ thứ hai từ sản phẩm của người lao động”. Nó không chỉ xuất hiện trong nông nghiệp (điều mà chủ nghĩa trọng nông đã vạch ra), mà còn có cả trong ngành công nghiệp. Đây là phát hiện đúng và là thành tựu cao nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển vì đã nêu lên được quan hệ kinh tế cơ bản nhất trong xã hội tư bản. Các Mác đã đánh giá cao phát hiện này, cho rằng “Smith đã nắm được nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư”. Smith còn cho rằng mức lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc vào những nguyên nhân làm giảm hay tăng tiền công, mức độ cạnh tranh hay độc quyền trên thị trường và tình trạng tăng, giảm của cải của xã hội. Ông đã thấy xu hướng hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân do tác động cạnh tranh giữa các ngành và khuynh hướng tỷ suất lợi nhuận giảm sút do khối lượng tư bản đầu tư tăng lên. Từ quan điểm trên, Smith cho rằng lợi tức là một phần của lợi nhuận, được đẻ ra từ lợi nhuận. Lợi tức của tư bản đi vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận thuần túy và do mức lợi nhuận thuần túy quyết định. 2.1.2. David Ricardo (1772 – 1823): Ricardo không có ý định truy tìm nguồn gốc của lợi nhuận mà chỉ đi tìm các yếu tố ảnh hưởng đến nó mà thôi. Điều này dễ hiểu, bởi vì học thuyết kinh tế mà ông xây dựng nhằm bảo vệ lợi ích các nhà tư bản công nghiệp, nên không muốn phân tích nguồn gốc thật sự của lợi nhuận từ giá trị lao động, mà ông lại cho rằng nó là một thuộc tính cố hữu của tư bản, có trước và nằm ngoài quá trình sản xuất ra giá trị. Mặc dù vậy, ta có thể thống qua một số luận điểm của ông về giá trị, về mối quan hệ giữa các thu nhập “tiền công thấp chỉ là một tên gọi khác đi đôi với các lợi nhuận cao”, để khẳng định rằng ông đã hiểu lợi nhuận là kết quả lao động, là phần giá trị lao động do công nhân tạo ra ngoài tiền công. Ricardo giải thích không đúng yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, cho rằng do độ màu mỡ của đất đai ngày càng giảm sút, nên nhà tư bản phải chi phí một lượng lao động ngày càng lớn hơn để sản xuất ra số lương thực cần thiết phụ thêm, làm cho tiền công tăng và lợi nhuận bị giảm. Việc tích lũy tư bản có ảnh hưởng gì tới lợi nhuận? Theo Ricardo, nó sẽ không làm giảm lợi nhuận một cách lâu dài, vì tư bản cuối cùng sẽ tìm được
- những bàn tay cần thiết cho nó. Tư bản tăng lên thì công việc do tư bản thực hiện cũng tăng theo cùng một tỷ lệ. Thành công quan trọng trong hệ thống lý luận của Ricardo là luận giải đúng quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Ông xuất phát từ hai giả định cổ điển về nền kinh tế thị trường: Các nhà tư bản luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận và tư bản có thể dịch chuyển hóa tỷ suất lợi nhuận trong điều kiện tự do cạnh tranh. Trên cơ sở đó, Ricardo cho rằng: “Cái khát khao không cùng của các nhà tư bản là rời bỏ chỗ có ít lợi nhuận sang chỗ có nhiều lợi nhuận hơn tạo nên một khuynh hướng mạnh mẽ san bằng tỷ suất lợi nhuận ở mọi nơi, hay là cố định chúng ở một tỷ lệ nhất định cho phép, theo dự tính của các bên, loại trừ mọi lợi thế có hoặc dự tính là có khả năng xuất hiện trong một ngành nào đó”. Với mức tỷ suất lợi nhuận được san bằng, các nhà tư bản trong mọi lĩnh vực đều nhận được mức “lợi nhuận thông thường” hay “lợi nhuận bình quân”. 2.2. Kinh tế chính trị tầm thường: 2.2.1. Thomas Robert Malthus (1766 – 1844): Malthus cho rằng chi phí để tạo ra hàng hóa gồm chi phí mua lao động vật hóa, chi phí mua lao động sống và lợi nhuận tư bản ứng trước. Như vậy, lợi nhuận là khoản dôi ra ngoài chi phí lao động sống, tách lợi nhuận ra khỏi lao động sống. Ông khẳng định lợi nhuận không liên quan đến lao động của công nhân, nó được coi như một yếu tố cấu thành của giá trị. Công nhân không tạo ra lợi nhuận cho nhà tư bản, không bị tư bản bóc lột. Theo Malthus, lợi nhuận không thể xuất hiện trong việc trao đổi giữa các nhà tư bản. Malthus nhận định trong phạm vi khả năng những người đảm nhiệm sản xuất (tức là nhà tư bản và công nhân) không thể tìm ra lượng cầu có khả năng thanh toán phần lượng cung do lợi nhuận đại biểu. Do đó, tình trạng thừa hàng hóa sẽ xuất hiện. Xã hội chỉ có nhà tư bản và công nhân thì không thể tránh khỏi tai họa đó. Theo Malthus, lối thoát của CNTB là phải tăng mức tiêu dùng của giai cấp không sản xuất như quý tộc, tăng lữ, nhân viên Nhà nước… những người chỉ mua, không bán, “những người thứ ba” phải hoang phí hơn để tạo nên lượng cầu đầy đủ cho nhà tư bản. 2.2.2. Jean Baptiste Say (1767 – 1832):
- Trong lịch sử, cho đến thời của Say, đã có ba quan niệm về lợi nhuận: Một là, lợi nhuận do lưu thông tạo ra, là kết quả của việc mua rẻ, bán đắt; Hai là, lợi nhuận do sự tiết dục, nhịn ăn tiêu của nhà tư bản; Ba là, lợi nhuận là hiệu suất đầu tư do tư bản mang lại. Say ủng hộ quan niệm thứ ba và cho rằng đầu tư thêm tư bản vào sản xuất, thì sẽ làm tăng thêm sản phẩm, tăng thêm giá trị. Máy móc tham gia vào sản xuất cũng làm tăng thêm giá trị, tăng lợi nhuận. Từ đó, ông giải thích lợi nhuận dựa vào hiệu suất đầu tư của tư bản. Say phân biệt nhà tư bản với nhà kinh doanh. Theo ông, nhà tư bản chính là người có tư bản cho vay để thu lợi tức, còn nhà kinh doanh là người mạo hiểm, dám chấp nhận nguy hiểm trong cuộc chơi. Họ vay tư bản, thuê nhân công, sản xuất ra hàng hóa bán trên thị trường. Vì vậy, họ cũng lao động như công nhân, lợi nhuận mà họ thu được cũng giống tiền công của công nhân. Đó là một hình thức đặc biệt của tiền công mà nhà tư bản tự trả cho mình. Cho rằng, chỉ có lợi tức của kẻ sở hữu tư bản mới là con đẻ của bản thân tư bản. Say cho rằng, tiến bộ kỹ thuật có vai trò đặc biệt. Việc sử dụng máy móc đem lại “hậu quả” tốt lành không chỉ cho giai cấp tư sản mà còn cho cả giai cấp công nhân. Tuy trong thời kỳ đầu, việc sử dụng máy móc mới gây ra “điều bất tiện” là gạt bỏ một bộ phận công nhân, khiến cho họ “tạm thời” không có việc làm, nhưng về sau do việc sử dụng máy móc tăng lên, việc làm cũng tăng lên. Việc sử dụng máy móc sẽ làm ra sản phẩm có giá rẻ hơn, công nhân là người “có lợi nhất” và điều này cũng làm cho lợi nhuận tăng lên. Thực chất, Say muốn chứng minh sự hòa hợp lợi ích giữa nhà tư bản và người lao động. 2.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842): Sismondi phát triển quan điểm của Adam Smith, coi lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ tư vào giá trị sản phẩm và cho rằng đó là khoản thu nhập không lao động, là kết quả của sự cướp bóc công nhân, là tai họa kinh tế của giai cấp vô sản. Từ đó cho rằng, việc san bằng lợi nhuận chỉ đạt được bằng cách phá hủy những tư bản cố định bằng sự tiêu vong của công nhân trong các ngành bị suy sụp. 3. Lý luận về địa tô:
- 3.1. Kinh tế chính trị học cổ điển: 3.1.1. William Petty (1623 – 1687): Theo ông, địa tô là số chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm tiền công và tiền giống. Trong phân tích về địa tô, William Petty một mặt, đã đồng nhất nó với lợi nhuận; mặt khác, lại cho rằng đó là kết quả của sự bóc lột. Thực ra, ông không rút ra được lợi nhuận của kinh doanh ruộng đất, không trực tiếp đề cập đến vấn đề bóc lột. Nhưng theo phân tích logic của ông, chúng ta có thể rút ra được kết luận rằng, công nhân chỉ nhận được tiền công tối thiểu, số còn lại là lợi nhuận của địa chủ. Logic bên trong của quan niệm đó là sự thừa nhận có bóc lột. Từ luận điểm này, Mác nhận xét công lao của Petty là đã dự đoán đúng bản chất của giá trị thặng dư, là người đầu tiên nêu ra mầm mống của lý luận về bóc lột theo lối tư bản chủ nghĩa. 3.1.2. Adam Smith (1723 – 1790): Smith có nhiều luận điểm đúng đắn và khoa học về địa tô. Theo ông, địa tô do chế độ độc quyền về đất mà có, nó là: (1) Khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động, là kết quả của việc bóc lột người sản xuất trực tiếp; (2) Giá phải trả cho việc sử dụng đất, nó là giá cao nhất mà người thuê có khả năng trả trong những điều kiện đất đai hiện nay. Hai luận điểm đó đã phải ánh được mối quan hệ giữa ba giai cấp: địa chủ, tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp trong quan hệ ruộng đất tư bản chủ nghĩa. Smith đã chứng minh quan hệ giữa địa tô và giá cả nông phẩm. Cho rằng, quy mô địa tô nhiều hay ít là kết quả của giá cả nông phẩm. Địa tô phụ thuộc vào tình hình giá cả nông phẩm có vượt quá số tiền đủ để bù lại tiền công và lợi nhuận hay không. Theo ông, dân số tăng lên kéo theo yêu cầu về nông phẩm tăng làm cho giá nông phẩm “bao giờ cũng có một số dư nào đó dành cho địa tô của người chủ ruộng”. Vì vậy, địa tô là kết quả của giá cả nông phẩm cao chứ không phải là nguyên nhân của giá cả cao. Smith đã phân biệt hai hình thái của địa tô: địa tô trên những đất có màu mỡ và địa tô do vị trí của đất. Cho rằng mức địa tô đương nhiên là giá độc quyền. Các yếu tố độc quyền liên quan đến việc xác định địa tô là độ màu mỡ và vị trí của đất. Đất thích hợp với một sản phẩm đặc biệt đều có có độc quyền.
- Như vậy, ông đã biết đến địa tô chênh lệch. Tuy nhiên, ông không chỉ ra được địa tô chênh lệch do thâm canh mà có mặc dù đã phân biệt địa tô với tiền thuê ruộng, cho rằng trong tiền thuê ruộng có địa tô và lợi tức của tư bản đã chi phí vào việc cải thiện đất đai. 3.1.3. David Ricardo (1772 – 1823): Với quyền sở hữu đất đai, địa chủ cho thuê và thu tiền sử dụng đất, gọi là địa tô. Theo Ricardo, địa tô là phần sản phẩm của đất đai được trả cho địa chủ về việc sử dụng những lực lượng đầu tiên và chưa bị phá hoại của đất đai. Khi giải thích nguồn gốc của địa tô, Ricardo xuất phát từ lý luận giá trị lao động. Ông phê phán J.B.Say coi địa tô là do sự phục vụ có tính chất sản xuất của ruộng đất. Theo ông, địa tô là bộ phận của sản phẩm lao động, là một phần giá trị do lao động tạo ra, là một hình thức phái sinh của lợi nhuận. Nó là kết quả của phân phối lại. Sở dĩ xuất hiện địa tô như vậy “chỉ vì đất đai có giới hạn về lượng và không đồng đều về chất, vì tiến trình phát triển dân số đã buộc người ta phải canh tác trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn, vị trí giao thông bất tiện hơn, người ta mới phải trả tiền cho việc sử dụng đất”. Việc trả loại tiền này là do tồn tại chế độ tư hữu về ruộng đất. Như vậy, chỉ có những mảnh đất màu mỡ và gần đường giao thông, địa chủ mới thu được địa tô này. Ricardo đã giải thích đúng cơ sở của địa tô chênh lệch I và cho rằng nó là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà những người thuê ruộng phải nộp trả địa chủ. 3.2. Kinh tế chính trị học tầm thường Jean Baptiste Say (1767 – 1832): Theo Say, địa tô là khoản thu nhập chính đáng của địa chủ vì ruộng đất cũng tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, ruộng đất tạo ra địa tô. 3.3. Kinh tế chính trị tiểu tư sản Đại biểu là Sismondi (1773 – 1842): Sismondi cho rằng, địa tô là kết quả của sự cướp bóc công nhân. Ông phê phán quan điểm của David Ricardo cho rằng ruộng đất xấu không có địa tô và khẳng định ruộng xấu cũng phải nộp địa tô do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất quy định. Ông đã thừa nhận địa tô tuyệt đối. III. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Ý nghĩa lý luận:
- Nghiên cứu những thành tựu trong nghiên cứu trước C. Mác về quy luật điều tiết thu nhập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc xác định thu nhập của mỗi yếu tố sản xuất sẽ được xác định như thế nào. Hay nói cách khác, theo cách tiếp cận vĩ mô, tiêu dùng và tiết kiệm chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng thu nhập. Các lý thuyết điều tiết thu nhập đã luận giải nguồn gốc của bất bình đẳng và sự nghèo đói trong xã hội, cho rằng đó là do quy luật tất yếu của thị trường cạnh tranh. Mặc dù có những hạn chế, sai lầm, nhưng với tư cách là các trường phái khoa học trong lịch sử, với những tư tưởng tiến bộ, các học thuyết trước C. Mác là cơ sở, nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác. Việc nghiên cứu về quy luật điều tiết thu nhập giúp cho việc mở rộng và nâng cao hiểu hiểu biết về nền kinh tế thị trường, trang bị những kiến th ức c ần thiết cho việc nghiên cứu, xây dựng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, chiến lược kinh doanh… Tín hiệu thị trường là cơ sở để người sản xuất đầu tư vào đâu thu được nhiều lợi nhuận, tích cực mở rộng sản xuất và đứng vững trong cạnh tranh. Nó sàng lọc được yếu tố người và vật trong nền kinh tế. Trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập, đổi mới tư duy kinh tế có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để có thể nhận thức và phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của các chính sách kinh tế đã và đang được thực hiện tại nhiều quốc gia. Từ đó mới có thể đề xuất để hoạch định, nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2. Liên hệ thực tiễn: Các học thuyết của trường phái kinh tế chính tị tư sản cổ điển cho rằng, phân công lao động sẽ làm tăng hiệu suất lao động, tăng năng suất lao động, từ đó làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến phân công lao động là trao đổi hàng hóa trên thị trường, mức độ phân công lao động phụ thuộc vào quy mô thị trường. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, vấn đề phân công lao động là thước đo trình độ phát triển của nền kinh tế đó, ở đâu có phân công lao động thì ở đó có một nền kinh tế phát triển. Phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đang hướng theo quan điểm này, không chỉ
- phân công lao động trong phạm vi quốc gia, mà phân công lao động đã và đang hướng ra phạm vi quốc tế, nhằm khai thác tối đa mọi nguồn lực ở mọi nơi. Ở nước ta, phân công lao động đã diễn ra một cách rộng rãi, để phát triển kinh tế thị trường không chỉ về chiều rộng mà còn cả về chiều sâu, giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Nước ta có điều kiện để phát triển kinh tế thị trường là tài nguyên, nguồn lực con người… là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế thị trường. Vận dụng tư tưởng tự do kinh tế của Adam Smith có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể kinh tế trong việc cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Các chủ thể kinh tế phải luôn tự đổi mới kỹ thuật, trang thiết bị, mẫu mã, chất lượng sản phẩm… làm cho thời gian lao động cá biệt của mình thấp hơn thời gian lao động xã hội để thu được lợi nhuận nhiều, tiếp tục mở rộng sản xuất. So với các nước phát triển trên thế giới, trình độ kỹ thuật của nước ta còn thấp kém, trình độ lao động chưa cao, tính năng động của các chủ thể kinh tế còn yếu. Vì vậy, phát triển kinh tế thị trường để thừa nhận tính đồng bộ của nền kinh tế: thị trường vốn, tiền tệ, thị trường sức lao động, thị trường chứng khoán… Chúng ta phải thừa nhận tự do kinh doanh, sự bình đẳng của các chủ thể trong nền kinh tế, khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói giảm nghèo, có tích lũy nội bộ. Tuy nhiên, cũng cần có cái nhìn khách quan, khoa học về cơ chế thị trường. Không nên tuyệt đối hóa vai trò của thị trường trong việc điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả. Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, Việt Nam đã xác định được mục tiêu phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Phát triển bền vững là một khái niệm không còn mới, trong đó đòi hỏi quá trình phát triển chú trọng tới cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Đây mặc dù là tầm nhìn chung của nhân loại nhưng tùy theo điều kiện từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển, nhu cầu và năng lực thực hiện phát triển bền vững không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau. Về vấn đề điều tiết thu nhập hiện nay, chúng ta không thể bỏ qua việc điều tiết thu nhập cá nhân. Nhà nước thông qua công cụ là thuế đánh vào thu
- nhập cá nhân của người dân để điều tiết nền kinh tế khi mà có những cá nhân lại có mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với những cá nhân khác. Mặt khác, việc đánh thuế vào các cá nhân này tạo ra cho nhà nước một khoản thu nhập mà từ đó có thể chi tiêu cho những vấn đề khác cần thiết cho xã hội chẳng hạn như là: trợ cấp, học bổng, xây nhà tình thương, xóa đói giảm nghèo… Nhìn chung, hiện nay các chính phủ sử dụng chủ yếu 2 công cụ là tín dụng chính sách lãi suất ngân hàng và chính sách thuế, nhưng đặc biệt là công cụ thuế. Những hình thức phân phối, điều tiết thu nhập ở Việt nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH xuất phát từ yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và tự đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước mà chúng ta vận dụng nhiều hình thức thu nhập. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức xã hội khác nhau. Nhà nước thừa nhận và đảm bảo bằng pháp luật không chỉ sở hữu toàn dân, nhà nước mà cả sở hữu tư nhân về tiền vốn, của cải để dành và các tài sản hợp pháp khác. Phù hợp với mỗi thành phần kinh tế, mỗi hình thức sở hữu là một hình thức phân phối thu nhập nhất định. Mặc dù các hình thức phân phối thu nhập của nước ta không tồn tại biệt lập với nhau mà đan xen với nhau và hợp thành cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, nhưng chưa thực hiện phân phối thu nhập theo một hình thức mà phải thực hiện nhiều hình thức. Chỉ có vậy mới giải phóng được năng lực sản xuất, khai thác triệt để mọi tiềm năng kinh tế của đất nước nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở nước ta. Trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế này, có nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia. Mỗi thành phần kinh tế có phương thức tổ chức sản xuất – kinh doanh khác nhau. Ngay trong mỗi thời kỳ kể cả thành phần kinh tế nhà nước cũng có các phương thức kinh doanh khác nhau. Vì vậy, không thể có một hình thức phân phối thu nhập thống nhất mà phải có nhiều thành phần khác. Việc điều tiết thu nhập đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện nay của đất nước sẽ là động lực mạnh thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện đời sống nhân dân. Ngược lại, điều tiết thu nhập không đúng sẽ không đảm bảo lợi ích kinh tế không công bằng, chênh lệch quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất. Như vậy, điều tiết thu nhập ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và vấn đề xã hội, đặc biệt là công bằng xã hội. Đứng trước tình hình đó, những thành tựu của các học thuyết kinh tế trước C.Mác về quy luật điều tiết thu nhập được Đảng và Nhà nước phát huy, bên cạnh đó, trước những hạn chế của các học thuyết
- này, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách nhằm phát huy vai trò, động lực của phân phối thu nhập đối với nền kinh tế đất nước: Một là, Nâng cao vai trò điều tiết của nhà nước đối với phân phối thu nhập Hai là, các giải pháp chống chủ nghĩa bình quân Ba là, hoàn thiện các chính sách tiền công, tiền lương và phân phối lại thu nhập.
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] GS.TS. Mai Ngọc Cường, Lịch sử các học thuyết kinh tế. Cấu trúc hệ thống. Bổ sung. Phân tích và nhận định mới, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005 [2] PGS.TS. An Như Hải, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế nâng cao, Viện Kinh tế chính trị học, Hà Nội, 2014. [3] GS.TS. Phạm Quang Phan – PGS.TS. An Như Hải, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011 [4] PGS.TS. Trần Bình Trọng, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2003.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Việt Nam
9 p | 1351 | 136
-
Tiểu luận: Nhôm lịch sử hình thành và ứng dụng của nhôm
22 p | 753 | 108
-
Bài tiểu luận môn pháp luật đại cương: Trình bày và so sánh các kiểu pháp luật trong lịch sử
11 p | 1388 | 76
-
Tiểu luận môn học Kinh tế học văn hóa: Nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở thành phố Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đăk Lăk
59 p | 413 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên
284 p | 178 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên
116 p | 38 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên
284 p | 41 | 13
-
Tiểu luận môn Lịch sử xuất bản sách: Tổng quan về hoạt động xuất bản sách ở Hoa Kỳ hiện nay
27 p | 65 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử tại các Trường Trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
160 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
124 p | 35 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên
280 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
194 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
111 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường Tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực
123 p | 38 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên
29 p | 16 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên
27 p | 76 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Phương pháp dạy học theo chủ đề trong chương trình Lịch sử lớp 11 (Vận dụng ở trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh)
17 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn