Tiểu luận môn Lịch sử xuất bản sách: Tổng quan về hoạt động xuất bản sách ở Hoa Kỳ hiện nay
lượt xem 11
download
Tiểu luận sẽ làm rõ một số vấn đề về ngành xuất bản và cấu trúc, quy mô, tốc độ tăng trưởng… của nó. Ngành xuất bản ngày càng mở rộng với nhiều hoạt động chứ không chỉ có hoạt động xuất bản sách. Khác với Việt Nam, hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động trực thuộc ngành xuất bản nói riêng phát triển độc lập, không phụ thuộc vào hỗ trợ của Chính phủ. Mỗi doanh nghiệp hoạt động xuất bản cần có những chiến lược phát triển cụ thể để đảm bảo chất lượng, đảm bảo phát triển kịp thời trong môi trường công nghiệp hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Lịch sử xuất bản sách: Tổng quan về hoạt động xuất bản sách ở Hoa Kỳ hiện nay
- HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ XUẤT BẢN SÁCH Đề tài: Tổng quan về hoạt động xuất bản sách ở Hoa Kỳ hiện nay Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Mai Dung Họ và tên: Lê Minh Châu Mã số sinh viên: 195802004 Chuyên ngành: Xuất Bản Điện Tử Tháng 6, 2020 1
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH Ở HOA KỲ ........................... 4 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất bản sách ở Hoa Kỳ ....................................... 4 1.1. Mô hình kinh tế .............................................................................................................. 4 1.2. Thị trường người tiêu dùng ............................................................................................ 5 1.3. Các yếu tố khác ảnh hưởng hoạt động xuất bản tại Hoa Kỳ .......................................... 5 2. Một số thống kê về hoạt động xuất bản sách tại Hoa Kỳ.................................................. 6 2.1. Sự phát triển của hoạt động xuất bản sách tại Hoa Kỳ................................................... 6 2.2. Các tập đoàn, doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong ngành xuất bản sách .......... 6 2.3. Một số Hiệp hội Xuất bản tại Hoa Kỳ............................................................................ 7 CHƯƠNG II: PHÂN LOẠI CÁC TẬP ĐOÀN, DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH Ở HOA KỲ ......................................................................................................... 8 1. Cách phân loại các tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động xuất bản sách ở Hoa Kỳ .......... 8 1.1. Phân loại theo hình thức xuất bản .................................................................................. 8 1.2. Phân loại các tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động xuất bản sách tại Hoa Kỳ theo hình thức sản phẩm sách .................................................................................................................... 8 2. Số liệu thống kê của từng dòng sách theo cách phân loại trên....................................... 10 2.1. Số liệu chung ................................................................................................................ 10 2.2. Dòng sách tự xuất bản .................................................................................................. 10 2.3. Dòng sách xuất bản theo tập đoàn, doanh nghiệp ........................................................ 11 CHƯƠNG III: QUY TRÌNH XUẤT BẢN SÁCH TẠI HOA KỲ.............................................. 13 1. Khái quát quy trình xuất bản sách tại Hoa Kỳ ............................................................... 13 1.1. Xuất bản qua các nhà xuất bản ..................................................................................... 13 1.2. Xuất bản độc lập........................................................................................................... 14 1.3. Nhận định chung .......................................................................................................... 16 2. Các vị trí nhân sự quan trọng trong quy trình xuất bản sách tại Hoa Kỳ .................... 16 2.1. Đại diện pháp lí cho tác giả (Literary Agent)............................................................... 16 2.2. Đội ngũ đọc thử (ARC Testers) ................................................................................... 16 2.3. Đội ngũ quảng bá truyền thông .................................................................................... 18 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 21 PHỤ LỤC “GÓI QUẢNG CÁO” – “PROMO PACKAGE” ................................................ 23 2
- PHẦN MỞ ĐẦU Hoa Kỳ là một quốc gia với nền công nghiệp phát triển nhanh và tiên tiến nhất trên thế giới. Với sự phát triển không ngừng nghỉ của kĩ thuật, ngành Xuất bản nói chung và hoạt động Xuất bản Sách nói riêng tiếp tục giữ vững vị thế trong thị trường công nghiệp nội địa và ngoại thương. Để tìm hiểu về cấu trúc, quy mô tổ chức của ngành xuất bản cũng như các nhà xuất bản tại đây, em lựa chọn đề tài “Tổng quan về hoạt động xuất bản sách ở Hoa Kỳ hiện nay” với đối tượng chính là các doanh nghiệp xuất bản sách ở Hoa Kỳ. Với phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc gia và các nước lân cận, trong khoảng thời gian từ 2015 đến nay, tiểu luận sẽ làm rõ một số vấn đề về ngành xuất bản và cấu trúc, quy mô, tốc độ tăng trưởng… của nó. Ngành xuất bản ngày càng mở rộng với nhiều hoạt động chứ không chỉ có hoạt động xuất bản sách. Khác với Việt Nam, hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động trực thuộc ngành xuất bản nói riêng phát triển độc lập, không phụ thuộc vào hỗ trợ của Chính phủ. Mỗi doanh nghiệp hoạt động xuất bản cần có những chiến lược phát triển cụ thể để đảm bảo chất lượng, đảm bảo phát triển kịp thời trong môi trường công nghiệp hiện nay. Em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô để bài tiểu luận của em thêm hoàn thiện, đồng thời giúp em có thêm kinh nghiệm để hoàn thành tốt hơn trong những nhiệm vụ học tập sắp tới. 3
- CHƯƠNG I KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH Ở HOA KỲ 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất bản sách ở Hoa Kỳ Mỗi hoạt động xuất bản sách ở các quốc gia đều phụ thuộc vào một số yếu tố nhất định. Các yếu tố này có thể chi phối toàn bộ ngành xuất bản, hoặc đơn thuần quyết định sự phát triển và tốc độ phát triển của ngành xuất bản nói chung và hoạt động xuất bản sách nói riêng. Mô hình kinh tế và thị trường người tiêu dùng là hai yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của hoạt động xuất bản sách. 1.1. Mô hình kinh tế Mô hình kinh tế ở Hoa Kỳ đã luôn là thị trường tự do. Đây là một hệ thống trao đổi kinh tế không chịu sự kiểm soát của nhà nước, trong đó thuế, kiểm tra chất lượng, hạn ngạch và các hình thức can thiệp kinh tế tập trung khác của chính phủ không tồn tại hoặc tham gia tối thiểu vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì thị trường tự do đại diện cho một chuẩn mực không thực sự tồn tại trong xã hội hiện nay, ta chỉ có thể tiếp cận gần đúng với lý tưởng này và phân loại thị trường theo mức độ điều tiết từ nhiều đến ít. Các nhà phê bình kinh tế cho rằng một số thất bại của các ngành kinh tế cần đến sự can thiệp và hỗ trợ của chính phụ. Tuy nhiên, thị trường mở có thể khiến các doanh nghiệp đối kháng trong cùng ngành hợp tác với nhau, sáp nhập thành một tập đoàn lớn, hình thành tính độc quyền. Ta có thể thấy, với mô hình kinh tế như trên, ngành xuất bản nói chung và hoạt động sách nói riêng không phụ thuộc nhiều vào chính phủ mà phụ thuộc vào chính thị hiếu người tiêu dùng. Không hề có bất kì quy chuẩn cho quy mô của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản sách – chỉ cần họ 4
- thực hiện đủ nghĩa vụ báo cáo hàng năm và có đủ khả năng hoạt động là có thể thực hiện xuất bản sách và trở thành một nhà xuất bản/in ấn/phân phối. 1.2. Thị trường người tiêu dùng Trong khi mọi người luôn cho rằng đọc sách chỉ là thú tiêu khiển giết thời gian, đặc biệt là trong thế hệ trẻ, các khảo sát với người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã cho thấy điều ngược lại. Tỉ lệ người đọc sách ở quốc gia này tăng từ 72% đến 78% trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2016. Một khảo sát thực hiện vào năm 2016 cho thấy khoảng 80% người trả lời độ tuổi từ 18 đến 29 đọc ít nhất một cuốn sách trong thời gian 12 tháng trở lại đây, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi. 73% người tham gia khảo sát trong độ tuổi từ 30 đến 49 đọc ít nhất một cuốn sách trong năm vừa qua. Tỉ lệ người đọc trong độ tuổi từ 50 đến 64 là 70%, trong khi chỉ có 67% người từ 65 tuổi trở lên đọc sách trong 12 tháng gần đây. Về khía cạnh học vấn, những người đọc sách ở Hoa Kỳ có khả năng cao hơn trong việc lấy bằng đại học hoặc theo học các bậc học tương đương – tỉ lệ lần lượt là 86% và 81%. Phụ nữ Mỹ đọc nhiều hơn nam giới một chút khi 68% nam giới tham gia khảo sát đọc ít nhất một cuốn sách trong 12 tháng, so với 77% phụ nữ trả lời cùng câu hỏi. Một khảo sát gần đây hơn, thực hiện bởi Trung tâm Nghiên Cứu Pew vào đầu năm 2019, đã cho thấy 27% người trưởng thành không đọc bất cứ quyển sách nào trong một năm trở lại đây. 1.3. Các yếu tố khác ảnh hưởng hoạt động xuất bản tại Hoa Kỳ Một số yếu tố khác đang ảnh hưởng tới hoạt động xuất bản sách ở Mỹ là gia tăng về mua hàng trực tuyến trên, sự phát triển của hoạt động xuất bản độc lập (tự xuất bản) và hoạt động in theo yêu cầu (on-demand printing). Mạng Internet đã đem đến cách mua sách thay thế, ảnh hưởng trực tiếp và sâu 5
- sắc tới các hiệu sách truyền thống. Một số điểm mua sách trực tuyến phổ biến tại Hoa Kỳ như Amazon đã có kinh nghiệm trong việc bán hàng và đã đánh bật và thậm chí xóa bỏ những đại lý sách truyền thống như Công ty Borders nổi tiếng một thời. Ngày nay, một số tác giả cũng đã nắm giữ vai trò của nhà xuất bản và tự phát hành sản phẩm của chính họ. Họ bắt đầu tự quản lí từng giai đoạn sản xuất và cung cấp sản phẩm cho các bên kinh doanh. In theo yêu cầu (On-demand printing) chỉ việc sản xuất sách theo số lượng độc giả đặt hàng. Phương thức này thường dành cho những đầu sách chất lượng cao, yêu cầu in ấn với điều kiện cao và chi phí đắt đỏ. 2. Một số thống kê về hoạt động xuất bản sách tại Hoa Kỳ 2.1. Sự phát triển của hoạt động xuất bản sách tại Hoa Kỳ Trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2020, hoạt động xuất bản sách ở trong một xu hướng phát triển lùi khi bị thay thế bởi các phiên bản điện tử; thêm vào đó là lợi nhuận ngành, theo doanh thu trước thuế và các khoản vay, đã được dự tính trước là sẽ giảm dần trong thời gian này. Mặc dù thị trường giáo dục và trường học tiếp nhận sự phát triển lớn mạnh, việc giảm mạnh doanh thu bởi các dòng sách khác đã ảnh hưởng cục bộ tới việc đọc sách. Tuy đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của công nghiệp sách điện tử, khi doanh thu đang dần tăng lên khi công nghệ trở nên phổ biến trong đời sống con người; theo các số liệu thực tế, trung bình, sự phát triển của hoạt động xuất bản sách trong 5 năm trở lại đây là -1,8% 2.2. Các tập đoàn, doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong ngành xuất bản sách Bốn doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất là tập đoàn Bertelsmann, nắm giữ nhà xuất bản Penguin Random House; tập đoàn Pearson với nền tảng 6
- học tập lớn nhất thế giới, tập đoàn Simon & Schuster với nhà xuất bản Simon & Schuster và nhà xuất bản HarperCollins. 2.3. Một số Hiệp hội Xuất bản tại Hoa Kỳ Hiệp hội Xuất bản Quốc gia (Regional Publisher Associations) Hiệp hội Phát hành Sách Quốc gia (American Book Seller Association) Hiệp hội Các nhà xuất bản Quốc gia (Association of American Publishers) Cục Lưu trữ Quốc gia (American Society for Indexing) Hiệp hội Các nhà xuất bản của các trường Đại học (Association of American University Presses) Hội đồng khảo thí Sách Thiếu nhi (Children’s Book Council) Hiệp hội xuất bản sách Thiên chúa giáo (Christian Publishers Association) Cộng đồng Xuất bản điện tử Quốc tế (International Digital Publishing Forum) 7
- CHƯƠNG II PHÂN LOẠI CÁC TẬP ĐOÀN, DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH Ở HOA KỲ 1. Cách phân loại các tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động xuất bản sách ở Hoa Kỳ Hoạt động xuất bản sách ở Hoa Kỳ thường được phân loại theo quy mô của tập đoàn, doanh nghiệp. Ngoài các tập đoàn, doanh nghiệp lớn tham gia hoạt động xuất bản, tại Hoa Kỳ cũng rất phổ biến hình thức tự xuất bản của các tác giả với đại diện pháp lý và sự hỗ trợ của các nhà in. Trong các tập đoàn, doanh nghiệp xuất bản sách tại Hoa Kỳ, ta phân loại theo hình thức của sản phẩm sách chứ không phân loại theo nội dung sách. Bởi lẽ, các tập đoàn và doanh nghiệp xuất bản sách tại quốc gia này có quy mô lớn, đảm nhiệm nhiều mảng đề tài cho nhiều đối tượng với nhiều mục đích khác nhau. 1.1. Phân loại theo hình thức xuất bản Hiện nay, có hai hình thức xuất bản chính là xuất bản thông qua các đại diện pháp lý và tập đoàn, doanh nghiệp, nhà xuất bản và tự xuất bản thông qua các nhà in độc lập. Ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về các tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động xuất bản sách trong phần tiếp theo. Các số liệu thống kê và các hoạt động của hai hình thức này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở các phần sau. 1.2. Phân loại các tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động xuất bản sách tại Hoa Kỳ theo hình thức sản phẩm sách Các sản phẩm sách được chia làm 4 phần chính: Sách giấy (Book), Sách điện tử (E-Book), Sách nói (Audio Book) và Truyện tranh (Comic). 8
- Dưới đây là bảng tổng hợp số lượng các tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động xuất bản sách tại Hoa Kỳ được phân loại theo hình thức sản phẩm sách được đề cập ở trên: Phân loại các tập đoàn, doanh nghiệp theo hình thức sản phẩm 350 293 300 224 250 200 150 100 50 15 6 0 Sách giấy (Book) Sách điện tử (E-book) Sách nói (Audio Book) Truyện Tranh (Comic) Số lượng tập đoàn/doanh nghiệp Trong những năm gần đây, xuất bản sách đã mở rộng thị phần cho một bộ phận mới là sách điện tử hay gọi khác là sách dưới dạng trực tuyến, có thể đọc được trên máy tính hay các thiết bị cầm tay như máy Kindle, iPad, Nook hay các ứng dụng trên điện thoại như iBook, Google Play Books… Mặc dù công nghệ và phương thức truyền tải này còn mới mẻ so với chiều dài lịch sử của sách giấy, nhưng chúng đang dần thay đổi cục diện ngành xuất bản nói chung và hoạt động xuất bản sách nói riêng. Người đọc dần có thói quen tiếp cận với sách bất cứ đâu, bất cứ lúc nào đều có thể thanh toán và mang theo trong một thiết bị gọn nhẹ, chưa kể những tiện ích trong giao diện khi người đọc có thể lựa chọn cỡ chữ, phông chữ và cách trình bày… Trong nhiều khía cạnh thị trường, sách điện tử đã dần thay thế các loại sách phổ thông như sách bản mềm bình dân (mass market paperback). 9
- Công nghệ cũng đã là tiền đề cho sự ra đời một xu hướng mới trong việc xuất bản độc lập của cộng đồng các tác giả mới. Số hóa các sản phẩm và nền tảng mạng xã hội cho phép các tác giả rút ngắn quá trình phát hành như các nhà xuất bản truyền thống, và có lúc thậm chí thuê và tuyển chọn một đội ngũ biên tập, thiết kế và truyền thông riêng. Ảnh hưởng và sự phát triển lâu dài của xu hướng này vẫn còn phải chờ đợi sự phản hồi của thị trường trong thời gian tiếp theo. 2. Số liệu thống kê của từng dòng sách theo cách phân loại trên 2.1. Số liệu chung DOANH THU SÁCH NĂM 2019 THEO HÌNH THỨC SÁCH (ĐƠN VỊ TÍNH: TỈ ĐÔ LA MỸ) Tháng 8 Tháng 8 Tỉ lệ 2019 2018 thay đổi Sách bìa cứng $230.7 $232.5 -0.8% Sách bìa mềm & các bản in bình dân* $243.1 $264.0 -7.9% Sách điện tử $86.3 $93.0 -7.3% Sách nói (nghe trực tuyến) $43.9 $41.5 5.7% Sách nói (nghe qua CD) $2.4 $2.7 -10.8% Sách tương tác cho thiếu nhi $17.5 $14.7 19.4% Các loại sách khác $37.2 $37.5 -0.9% Tổng cộng $661.2 $685.9 -3.6% *Mass Market: các bản in với kích thước nhỏ hơn và thiết kế đơn giản, giá rẻ 2.2. Dòng sách tự xuất bản Với cả hình thức bản mềm (sách điện tử) và bản cứng (sách giấy), các dòng sách tự xuất bản đang ngày càng phát triển do các lựa chọn in ấn và phát hành ngày càng dễ dàng tiếp cận tới các tác giả độc lập. Tự xuất bản đã trở thành một lựa chọn sáng suốt cho nhà văn ở mọi thể loại để bỏ qua những quy 10
- trình dài dòng để có được hợp đồng từ những tập đoàn, doanh nghiệp xuất bản lớn. Tính tới năm 2017, đã có hơn 1 triệu đầu sách tự xuất bản với cả hai hình thức bản mềm (sách điện tử) và bản cứng (sách giấy). Dựa trên báo cáo định kỳ hàng năm của Smashwords – tập đoàn xuất bản sách điện tử độc lập lớn nhất Hoa Kỳ, chỉ riêng trên nền tảng của họ đã có khoảng 507.000 sách điện tử được xuất bản từ 142.000 tác giả độc lập. Các nhà văn độc lập tự chịu trách nhiệm cho quá trình quảng bá và phân phối sách của chính họ. Không có sự giúp đỡ của các nhà xuất bản lớn, họ phải nỗ lực làm việc cho từng quyển sách được bán ra. Hình thức in theo yêu cầu (Print on Demand) giúp các tác giả độc lập in sách giấy theo số lượng đơn đặt hàng, loại bỏ việc phải đầu tư vào việc in trước sách với số lượng lớn. Sự xuất hiện của các nền tảng như Smashwords và Amazon đã khiến quảng bá và phân phối trực tuyến dễ dàng hơn với các tác giả độc lập. Một số các nghiên cứu đã ước tính, cho tới tháng 2 năm 2017, các đầu sách tự xuất bản chiếm đến 40% tổng doanh thu của tất cả lượt tải về sách điện tử. 2.3. Dòng sách xuất bản theo tập đoàn, doanh nghiệp 2.2.1. Sách giấy và sách điện tử Hầu hết mọi người đều đọc sách điện tử trên các thiết bị số của mình trong thời đại hiện nay, nhưng ngạc nhiên thay, doanh thu sách điện tử đang giảm dần. Các số liệu thu thập trong tháng 12 năm 2018 cho thấy doanh thu của chúng là 771 triệu đô la Mỹ từ tháng 1 đến tháng 9 cùng năm. Cùng kì năm 2017 con số đó là 800 triệu đô la Mỹ. 11
- Trong khoảng đầu năm 2019, doanh thu sách điện tử tiếp tục giảm, xuống gần 5% với tổng doanh thu là 244 triệu đô la Mỹ trong 3 tháng đầu năm. Con số này thấp hơn 10 triệu đô so với cùng kì năm 2018. Dựa trên số liệu trong bản báo cáo Statshot công bố tháng 8 năm 2019, sách giấy bán được trong tháng đó chiếm khoảng 80% tổng số sách bán ra, trong đó sách giấy bao gồm sách bìa mềm, sách bìa cứng và các sản phẩm sách tương tác cho thiếu nhi. Trong nửa đầu năm 2019, doanh thu các loại sách đều giảm với tổng số lượng là khoảng 675 triệu quyển sách in được bán trên toàn Hoa Kỳ. Ngoại lệ duy nhất là dòng sản phẩm sách tương tác cho thiếu nhi, tăng 19% doanh thu so với cùng kì năm trước. 2.2.2. Sách nói Doanh thu của sách nói đang tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Đây là xu hướng sách phát triển nhất trong 7 năm trở lại đây. Theo báo cáo công bố tháng 6 năm 2019 bởi Hiệp Hội Xuất bản Sách nói, doanh thu sách nói tăng gần 25% trong khoảng từ năm 2017 đến 2018 và đạt được gần 1 tỷ đô la Mỹ. Hầu hết sách nói được bán trực tuyến. Hơn 90% sách nói được tải xuống từ trên mạng Internet. Có khoảng 44.500 sách nói được sản xuất trong năm 2018, tăng 5% so với năm trước đó. 12
- CHƯƠNG III QUY TRÌNH XUẤT BẢN SÁCH TẠI HOA KỲ 1. Khái quát quy trình xuất bản sách tại Hoa Kỳ 1.1. Xuất bản qua các nhà xuất bản Quy trình xuất bản sách ở Hoa Kỳ thường được diễn ra như sau: bản thảo sách được đại diện pháp lý (Literary Agent) của tác giả gửi đến phòng biên tập xuất bản. Dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng biên tập hoặc giám đốc biên tập, phòng biên tập sẽ đánh giá bản thảo, xem xét các chi tiết với tác giả và chuẩn bị bản thảo để sản xuất. Sau khi bản thảo được chỉnh sửa và được sự cho phép của biên tập viên, nó được chuyển đến phòng sản xuất. Phòng sản xuất sách có nhiệm vụ đưa một bản thảo trở thành một quyển sách – với bố cục và các chi tiết đúng theo yêu cầu cơ bản của một đầu sách. Người biên tập soạn thảo là người chỉnh sửa văn bản – bao gồm các lỗi chính tả, ngữ pháp, văn phong và khả năng truyền đạt cơ bản của văn bản. Một khi các chi tiết của sách đã hoàn thành đầy đủ, sách sẽ sẵn sàng để được in ấn và xuất bản. Bộ phận marketing, bộ phận phát hành và bộ phận sản xuất sẽ cùng nhau làm việc để ấn định số lượng sách in ra, cỡ sách, hình thức sách (bìa cứng hay bìa mềm) và những tiểu tiết khác. Đối với sách điện tử, đây là khâu quyết định sách sẽ xuất hiện trên những nền tảng đọc sách trực tuyến nào trên thị trường. Khi sách đang trong quá trình sản xuất, phòng quảng cáo sẽ thuê những người hoạch định truyền thông để đăng tải thông tin về sách ở các tạp chí, các tờ báo và thương thảo kế hoạch với các nhà bán lẻ, các thư viện để đưa sản phẩm tới thị trường. Với các tác phẩm có tiềm năng bán chạy, đội ngũ nhân 13
- viên có thể sắp xếp các buổi họp báo trên các phương tiện truyền thông (đài phát thanh, kênh truyền hình…) và các buổi trả lời phỏng vấn để tác giả luôn xuất hiện trong công chúng. Ở Mỹ, các doanh nghiệp làm về xuất bản đa dạng về quy mô, có thể là một văn phòng với một đội nhân viên hay một tập đoàn lớn với hàng nghìn người ở các phòng ban. 1.2. Xuất bản độc lập Với quá nhiều quy trình tuyển chọn và thay đổi, các tác giả muốn lựa chọn những phương án khác hiệu quả hơn, không mất quá nhiều thời gian, công sức và thù lao trong suốt cả quá trình làm việc với rất nhiều nhân công. Tự xuất bản (Xuất bản độc lập) ngày càng phổ biến tại Hoa Kỳ, đặc biệt là sách điện tử và sách nói – những sản phẩm có thể dễ dàng phát hành trực tuyến toàn cầu. Nhưng, để đảm bảo chất lượng và không mất bản quyền của chính tác phẩm mình tạo ra, tác giả với nhiều đầu sách độc lập bán chạy James Altucher chia sẻ với các đồng nghiệp quy trình xuất bản hiệu quả tối đa với 5 bước cơ bản. Một là, xây dựng thương hiệu cá nhân từ chính các mạng xã hội, các cộng đồng đọc sách cùng chủ đề. Để có thể tìm kiếm các độc giả tương lai, mỗi tác giả cần lựa chọn các nền tảng số thích hợp, xây dựng một cộng đồng nhỏ phù hợp với đối tượng đích của sản phẩm mình sắp phát hành. Hai là, quá trình chỉnh sửa bản thảo, chọn lựa mẫu bìa và tiêu đề. Sau khi hoàn thành xong bản thảo đầu tiên của tác phẩm, tác giả sẽ gửi tác phẩm cho người biên tập và hiệu đính cho mình. Khi làm việc với nhà xuất bản, các tác giả không phải tự mình thực hiện khâu xây dựng thương hiệu hay các tiểu tiết trong khâu biên tập. Tuy nhiên, xuất bản độc lập tạo điều kiện cho các nhà 14
- văn được lựa chọn đội ngũ những người mình tin tưởng để hoàn thành công việc này. Thiết kế bìa sách cũng như lựa chọn tiêu đề cũng là những hoạt động quan trọng để có thể gây ấn tượng tốt với độc giả ngay từ cái nhìn đầu tiên. Công đoạn này có thể khó khăn hơn và tốn nhiều thời gian tìm kiếm hơn nhưng các tác giả thường sẽ được trực tiếp tham gia cùng với các biên tập viên để giúp tác phẩm hoàn thiện nhất có thể. Ba là, sản xuất các ấn phẩm kèm theo và lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông quảng bá sản phẩm. Các ấn phẩm kèm theo có thể là sách điện tử (nếu tác giả làm sách giấy) và sách nói cũng như các áp phích, đồ lưu niệm và các mẩu chuyện nhỏ dành riêng cho một số lượng độc giả giới hạn. Trong lúc thực hiện các ấn phẩm này, các tác giả thường có cái nhìn đa chiều hơn về tác phẩm chính thức của mình và có thể tìm tỏi, chỉnh sửa cho sản phẩm có chiều sâu hơn. Từ đó các chiến dịch quảng bá sản phẩm sẽ thuận lợi hơn bởi những điều tác giả đã đặt ra từ đầu, nay được cân nhắc và hoàn chỉnh để đánh đúng tâm lý đối tượng đích và thu lại lợi nhuận phù hợp nhất cho bản thân. Bốn là, liên hệ nhà in/các nền tảng phát hành sách để xuất bản sản phẩm. Hiện nay, tại Mỹ, việc tìm kiếm một nhà in hay phân phối sách cho Amazon không còn là một công việc khó khăn. Các tác giả có thể sử dụng CreateSpace (thuộc sở hữu của Amazon) để đưa sản phẩm sách giấy hay sách điện tử, sách nói trực tuyến… bày bán trên trang web chính thức của Amazon (Kindle) để mọi người có thể bắt đầu đọc thử, đặt trước và đặt mua. Các nền tảng khác như Google Play Books hay Nook… cũng có những quy trình tương tự với thời gian xét duyệt nhanh chóng. Cuối cùng, năm là, làm chủ hoàn toàn bản quyền sách để có thể xuất bản sách ở các thứ tiếng khác nhau trên toàn cầu. Ở Mỹ có một số văn phòng pháp lý hoạt động chuyên về bản quyền toàn cầu và các tác giả chỉ cần liên hệ 15
- và làm việc với họ để có thể đảm bảo quyền lợi của bản thân cũng như khả năng đưa tác phẩm tới công chúng toàn cầu. 1.3. Nhận định chung Mỗi quy trình xuất bản đều có những lợi ích và hạn chế riêng. Vì thế, tùy vào tác phẩm, mục đích và quy mô phát hành, mỗi tác giả cần lựa chọn hình thức xuất bản hợp lý và làm việc với những đội ngũ phù hợp. 2. Các vị trí nhân sự quan trọng trong quy trình xuất bản sách tại Hoa Kỳ 2.1. Đại diện pháp lí cho tác giả (Literary Agent) Đại diện pháp lí, hay còn gọi là người đại diện tác giả, là người trung gian giữa tác giả sách và những bên có tiềm năng sở hữu tác phẩm như các nhà xuất bản hay nhà sản xuất phim. Về cơ bản, các đại diện bán một sản phẩm: những đứa con tinh thần của người họ đại diện. Hiện tại, có khoảng 13.230 đại diện và quản lý tài chính cho các tác giả, nghệ sĩ, ca sĩ và vận động viên nổi tiếng trên toàn nước Mỹ. Đại diện pháp lí cho tác giả văn học chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ so với các nhóm khác. 2.2. Đội ngũ đọc thử (ARC Testers) Đội ngũ đọc thử là những người được đọc những bản thảo của tác phẩm trước khi được phát hành. ARC là viết tắt của Advance Readers Copy – bản đọc trước của những người đọc chuyên nghiệp. Tác giả có thể nhận được những lời góp ý từ đội ngũ này để hoàn thiện tác phẩm trước khi phát hành chính thức. 16
- (nguồn: Instagram) 17
- Ngoài ra, việc gửi đi một số lượng bản thảo ARC giới hạn tới những người có ảnh hưởng trong cộng đồng đọc sách cũng nhằm mục đích quảng bá và thu lại những phản hồi, nhận xét đầu tiên về tác phẩm trong công chúng. Những người có ảnh hưởng ở đây là các bookstagrams (những người viết về sách và đăng tải trên mạng xã hội Instagram), booktuber (những người thảo luận về sách trên nền tảng xem video trực tuyến lớn nhất thế giới – Youtube), bloggers (những người viết về sách và đăng tải trên các trang web wordpress hoặc các trang web cá nhân)… Điều này dẫn đến đội ngũ tiếp theo cũng vô cùng quan trọng hiện nay trong quá trình phát hành sách. 2.3. Đội ngũ quảng bá truyền thông Theo James Altucher, đây là thời đại xuất bản 3.0 với nhiều thay đổi. Thời đại 1.0 là khi các tác giả hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà xuất bản để có thể phát hành các sản phẩm của mình. Thời đại 2.0 là khi các tác giả dần tự chủ trong quá trình in ấn nhưng chưa thực sự có những đột phá trong việc phát hành và các thành tựu đạt được qua các sản phẩm sách. Hiện nay, việc phát hành sách không còn cần phụ thuộc đến bất cứ khâu trung gian nào với những tiện ích của công nghệ và sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội. Đây chính là nền tảng cho thời đại xuất bản 3.0 không chỉ là việc tự chủ trong in ấn mà là tự chủ trong toàn bộ quá trình sản xuất và phát hành. Các tác giả hoàn toàn có quyền lựa chọn đội ngũ quảng bá truyền thông cho riêng mình, sao cho phù hợp với đối tượng đích của tác phẩm. Các nhà xuất bản tại Mỹ đang thực hiện cơ chế mở với việc sử dụng thêm các công ty truyền thông để hỗ trợ đưa sách tới gần hơn với công chúng. Tương tự như đội ngũ đọc thử ARC, các tác giả hoàn toàn có thể liên hệ với những người có tầm ảnh hưởng đề đề ra các chiến lược truyền thông phù hợp, đem lại lợi ích cho cả hai phía. Những blogger này có thể tổ chức những giveaway trên mạng xã hội cho những người trong cùng cộng đồng 18
- đọc. Đây là hình thức tặng sách ngẫu nhiên cho độc giả bằng cách theo dõi các kênh của tác giả và các người nổi tiếng, chia sẻ thông tin phát hành với bạn bè. Tác giả cũng như nhà phát hành sách sẽ đưa ra một số lượng sách tặng nhất định để tạo một nền tảng người đọc vững chắc cho các sản phẩm tiếp theo, và thậm chí những người đó có thể trở thành những người đọc thử ARC tiếp theo. Trước đây em đã được tham dự một dự án quảng cáo cho cuốn “Charmed Souls” của Abbi Glines (Xuất bản 2019 tại Mỹ). Đính kèm trong phần phụ lục là “Gói quảng cáo” (“Promo Package”) cho cuốn sách này – một ví dụ điển hình cho một chiến dịch quảng cáo dựa vào các bạn đọc và những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội. 19
- KẾT LUẬN Nhìn chung, Hoa Kỳ là một quốc gia có ngành xuất bản phát triển mạnh mẽ với nhiều cải tiến, thay đổi liên tục trong suốt thời gian gần đây. Hiểu được những thông tin cơ bản nhất về ngành xuất bản nói chung và hoạt động xuất bản sách nói riêng, ta hoàn toàn có thể cải thiện và phát triển quy mô của hoạt động xuất bản trong Việt Nam sử dụng những cách làm hiệu quả trong các khâu biên tập, sản xuất, truyền thông và phát hành các ấn phẩm sách đọc, sách điện tử, sách nói, sách tương tác cho trẻ nhỏ… Từ năm 2015 tới nay, Hoa Kỳ tuy có nhiều cải tiến nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong quá trình thay đổi cơ cấu ngành với sự xuất hiện của các sản phẩm điện tử và các phương tiện truyền thông, các kênh phân phối trực tuyến. Nhưng, có thể nói, quốc gia này đã và đang vận dụng những yêu điểm và lợi thế của mình để thúc đẩy hoạt động xuất bản sách đi lên. Là sinh viên năm nhất, dù còn thiếu kinh nghiệm và cần phải học hỏi nhiều, sau khi nghiên cứu và hoàn thành bài tiểu luận trên, em tự nhận thấy bản thân cần phải cố gắng học hỏi, chăm chỉ và hoàn thiện mình hơn, rút kinh nghiệm và ứng dụng những gì mình đã học để phát triển bản thân và sau này là cho ngành xuất bản và hoạt động xuất bản sách của nước nhà. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Việt Nam
9 p | 1352 | 136
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên
116 p | 44 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên
284 p | 43 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử tại các Trường Trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
160 p | 39 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử - Địa lý theo hướng tích hợp ở các trường THCS huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
124 p | 36 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
194 p | 32 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên
280 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý dạy học môn Lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường THCS thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
111 p | 23 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 4, 5 ở trường Tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực
123 p | 39 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Dạy học tích hợp lịch sử, Địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên
27 p | 31 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên
29 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
129 p | 31 | 5
-
Luận văn thạc sĩ: Xây dựng nội dung hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
98 p | 45 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí cho học sinh tiểu học tỉnh Phú Yên
27 p | 79 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Phương pháp dạy học theo chủ đề trong chương trình Lịch sử lớp 11 (Vận dụng ở trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh)
126 p | 36 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Phương pháp dạy học theo chủ đề trong chương trình Lịch sử lớp 11 (Vận dụng ở trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh)
17 p | 21 | 2
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc
26 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn