Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên
lượt xem 5
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên" khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL cho SV ngành Giáo dục Tiểu học, đề tài xác định nội dung, hệ thống tiêu chí đánh giá và đề xuất các biện pháp sư phạm hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường Đại học Tây Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ THÚY AN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGUYỄN MẠNH HƯỞNG HÀ NỘI – 2022
- Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hưởng Phản biện 1: PGS. TS. Hà Thị Thu Thủy Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Phản biện 2: PGS. TS. Kiều Văn Hoan Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: TS. Đoàn Nguyệt Linh Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi....giờ …… ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- i CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI [1]. Nguyễn Mạnh Hưởng, Lê Thị Thúy An (2017), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử cho học sinh bậc tiểu học theo hướng phát triển năng lực, Tạp chí Thiết bị giáo dục Số 157, 28-30&90. [2]. Nguyễn Mạnh Hưởng, Lê Thị Thúy An (2017), Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học trong môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, Tạp chí Thiết bị giáo dục Số 158, 41-43. [3]. Trần Thị Thùy Trang, Lê Thị Thúy An (2018), Vận dụng những ưu điểm của mô hình VNEN để dạy học học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên, Tạp chí khoa học trường Đại học Tây Nguyên Số 31, 106- 110. [4]. Lê Thị Thúy An, Đinh Thị Kiều Loan, Lê Thị Kim Tuyến (2019),Vận dụng sơ đồ (Graph) trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí khoa học trường Đại học Tây Nguyên, Số 36, 100-105. [5]. Thi Thuy An Le, Thi Anh Mai Nguyen, Thi Tam Bui, Thi Diu Luu, Thi Kieu Loan Dinh (2021), Applying Mind Map in Teaching History in Primary School- Case Study of Dak Lak Province, Vietnam, Journal of Nonformal Education, 7(1), 119-126. [6]. Thi Anh Mai Nguyen, Thanh Thuy Hoang, Thi Thuy An Le, Thi Diu Luu, Quang Hung Le, Thi Thanh Hien Nguyen, Van Chien Nguyen (2020), Developing the competence of organizing experiential activities for pre- service teachers –The case in Vietnam, International Journal of Psychosocial Rehabilitation, 24 (05), 2788-2799. [7]. Thi Tam Bui, Giang Thien Huong Duong, Manh Hung Kieu, Trong Luong Pham, Thi Anh Mai Nguyen, Thi Diu Luu, Thi Thuy An Le, Van Chien Nguyen (2020), Application of Project-based Learning for Primary Teachers-
- ii A New Direction in Professional Training at Pedagogical Universities and Colleges in Vietnam, International Journal of Psychosocial Rehabilitation, 24(04), 7169-7179. [8]. Ngoc Hai Tran, Huong Manh Nguyen, Hong-Tham Thi Dinh, Thuy-An Thi Le, Bich-Loan Thi Do, Hieu Thi Ngo, Duc Minh Tran, Hung Van Bui (2021), Information and Communication Technology application in pre-service teacher training programs in Vietnamese universities, Psychology Education Journal. 58(1), 895-910. [9]. Nguyen Manh Huong, Le Thi Thuy An, Nguyen Thi Phuong Thanh, Nhu Thi Phuong Lan, Chu Thi Mai Huong, Mai Van Nam (2021), Formulation and development of it ability for students in primary school, vietnam through history and geography subjects. Ilkogretim Online - Elementary Education Online, 20(4), 2439-2447. [10]. Le Thi Thuy An, Tran Thi Thuy Trang, Nguyen Manh Huong (2020), Establishing the capacity of applying information technology in teaching History and Geography for Undergraduates of Primary Education, Tay Nguyen University, Proceedings of the 1st International Conference on Innovation in Learning Instruction and Teacher Education – ILITE 1, University of Education publishing house. [11]. Nguyen Manh Huong, Le Thi Thuy An (2021), Applying the TPACK model to instruct pre-service teacher of Primary Education to design lesson plans of subjects of History and Geography – case study of Tay Nguyen University, Proceedings of the 2nd international conference on: Innovation in Learning Instruction and Teacher Education – ILITE 2, University of Education publishing house.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu thế kỉ XXI, công nghệ thông tin (CNTT) đã làm cho thế giới phát triển với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Khoa học công nghệ đã làm cho thế giới thay đổi căn bản mọi hoạt động, cách con người sống, giao tiếp và làm việc [23, 115]. CNTT trong dạy học được quan tâm và phát triển mạnh mẽ như một xu thế tất yếu nhằm đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế tri thức và được coi là “chìa khóa” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục [109]. Với những tiện ích đa năng, CNTT được xem như một công cụ sắc bén, một phương tiện hữu hiệu để tạo nên sự đột phá trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử và Địa lí nói riêng. Bài giảng Lịch sử, Địa lí có ứng dụng CNTT góp phần tạo không khí học tập hào hứng, giúp học sinh (HS) được rèn luyện các kĩ năng, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, bồi dưỡng niềm say mê, hứng thú và ý thức tự giác trong học tập, nghiên cứu, hình thành những tình cảm lành mạnh, trong sáng với tri thức bộ môn, có nhận thức và hành động đúng đắn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở phổ thông và các cơ sở đào tạo giáo viên (GV) còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Khu vực Tây Nguyên, nơi cư trú của 47 dân tộc có mặt bằng kinh tế, xã hội thấp hơn nhiều vùng trong cả nước, vấn đề đó càng khó khăn hơn. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học nói chung, dạy học bộ môn Lịch sử và Địa lí (LS&ĐL) ở trường tiểu học nói riêng, cũng như việc đào tạo giáo viên tiểu học (GVTH) . Đảng và Nhà nước khẳng định: “CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển” [9] , “là động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy – học, kiểm tra – đánh giá trong giáo dục và đào tạo” [99], đồng thời đặt ra những yêu cầu với giáo dục đại học – nơi cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường NL tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” nêu rõ với các cơ sở giáo
- 2 dục ĐH cần đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư [101]. Ứng dụng CNTT trong dạy học được quy định là một trong những năng lực (NL) chuyên môn, nghiệp vụ mà người GV trong đó có GVTH cần đạt theo Chuẩn nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 [17]. Trong bối cảnh mới đã thay đổi vai trò của người GV, như một sứ mệnh tất yếu, GV cần áp dụng các đổi mới công nghệ vào quá trình dạy và học. Với GV không chỉ là ứng dụng CNTT mà cần sở hữu NL CNTT trong dạy học. Điều này đòi hỏi các trường đại học (ĐH) có ngành sư phạm cần phải trang bị cho sinh viên (SV) NL ứng dụng CNTT để dạy học ngay trong quá trình đào tạo, đảm bảo cho SV ra trường có thể đáp ứng và làm tốt chức năng, nhiệm vụ của người GV trong thời đại mới. Trường Đại học Tây Nguyên (được thành lập năm 1977) là trường sớm nhất của khu vực Tây Nguyên đào tạo trình độ đại học ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH). Từ 1997 đến nay, Nhà trường đã đào tạo hơn 2000 SV (SV) ngành GDTH ra trường và công tác ở hầu khắp các Tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và nhiều nơi trên toàn quốc. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi Trường ĐH Tây Nguyên đào tạo ra đội ngũ SV các ngành nói chung, ngành GDTH nói riêng có NL về CNTT đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và đổi mới giáo dục cũng như thực tiễn dạy học của khu vực Tây Nguyên. Năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học môn LS&ĐL nói riêng là một trong những NL nghề nghiệp quan trọng của GVTH để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thực tiễn giáo dục của Việt Nam. Vì vậy, việc trang bị NL ứng dụng CNTT cho SV ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH) để dạy học môn LS&ĐL phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu hướng chung của thế giới là rất cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường ĐH Tây Nguyên” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên
- 3 ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, mã số 62.14.01.11. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí và những biện pháp sư phạm nhằm hình thành NL này để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo GVTH. 2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài liên quan đến lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, nội dung kiến thức áp dụng và địa bàn khảo sát, thực nghiệm. Trong đó, tập trung khảo sát, thực nghiệm chủ yếu ở Khu vực Tây Nguyên và ĐH Tây Nguyên – Trường Đại học duy nhất của Khu vực Tây Nguyên đào tạo GVTH trình độ ĐH (Từ 1997 – 9/2018). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL cho SV ngành Giáo dục Tiểu học, đề tài xác định nội dung, hệ thống tiêu chí đánh giá và đề xuất các biện pháp sư phạm hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường Đại học Tây Nguyên. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến NL, hình thành NL ứng dụng CNTT trong dạy học của GV, SV sư phạm nói chung và NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL của GV, SV ngành GDTH nói riêng. - Khảo sát, điều tra thực tiễn dạy học môn LS&ĐL ở các trường Tiểu học khu vực Tây Nguyên và thực tiễn hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường ĐH Tây Nguyên. - Phân tích, đánh giá chương trình đào tạo ngành GDTH ở trường ĐH Tây Nguyên với việc hình thành NL ứng dụng CNTT cho SV để dạy học nói chung, dạy học môn LS&ĐL nói riêng.
- 4 - Xác định những yêu cầu, cơ sở và xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá khung NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL của SV ngành GDTH. - Xây dựng nội dung chương trình và đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường ĐH Tây Nguyên. - Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi của các biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm, nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác giáo dục, đào tạo nói chung; đào tạo GVTH nói riêng. Bên cạnh đó, luận án cũng tham khảo các tài liệu của các nhà tâm lí học, giáo dục học và giáo dục lịch sử có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2. Cùng với việc tuân thủ các nguyên tắc nghiên cứu khoa học nói chung, do nội dung và tính chất của đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu 4 nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục sau: Nhóm nghiên cứu lý thuyết, nhóm nghiên cứu thực tiễn, thực nghiệm sư phạm và toán học thống kê. 5. Giả thuyết khoa học Công tác đào tạo giáo viên tiểu học ở trường ĐH Tây Nguyên đã có những thành tích nhất định, song SV tốt nghiệp vẫn gặp rào cản khi tích hợp CNTT trong dạy học môn LS&ĐL. Việc hình thành NL ứng dụng CNTT sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVTH để dạy học môn LS&ĐL, hoàn thành mục tiêu dạy học nếu xác định được nội dung khung NL, tiêu chí đánh giá và xác định được các biện pháp sư phạm hình thành NL ứng dụng CNTT phù hợp. 6. Đóng góp của luận án - Khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc hình thành NL ứng dụng CNTT cho SV ngành GDTH trong dạy học nói chung, môn LS&ĐL nói riêng. - Cung cấp bức tranh toàn diện về NL ứng dụng CNTT của SV ngành GDTH ở trường Đại học Tây Nguyên trong học tập, thực tập sư phạm và NL ứng dụng CNTT của GV trong dạy
- 5 học môn LS&ĐL ở các trường tiểu học trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá khung NL và nội dung các Mô-đun hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường ĐH Tây Nguyên. - Đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường ĐH Tây Nguyên; tiến hành thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận, khuyến nghị. 7. Ý nghĩa của đề tài 7.1. Ý nghĩa lí luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm hệ thống lí luận về các vấn đề về ứng dụng CNTT và hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL đào tạo GV nói chung, đào tạo GVTH nói riêng. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong quá trình đào tạo trang bị NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL cho SV/học viên ngành GDTH tại trường ĐH Tây Nguyên và bồi dưỡng GVTH về NL này. Đồng thời kết quả nghiên cứu về vấn đề hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL là tài liệu tham khảo cho giảng viên các trường Cao đẳng, ĐH có đào tạo GVTH và tài liệu tham khảo cho học viên cao học, nghiên cứu sinh… chuyên ngành SP Lịch sử, Địa lí, GDTH khi tìm hiểu về vấn đề trang bị kiến thức, kĩ năng, NL ứng dụng CNTT để dạy học Lịch sử, Địa lí.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên ngành sư phạm Đề tài tìm hiểu những công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về năng lực ứng dụng CNTT trong giáo dục và hình thành năng lực ứng dụng CNTT cho sinh viên ngành sư phạm. 1.2. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên/sinh viên ngành Giáo dục tiểu học trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 1.2.1. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên/sinh viên tiểu học trong dạy học nói chung 1.2.2. Những nghiên cứu về hình thành năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên/sinh viên Tiểu học trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí 1.3. Khái quát những nghiên cứu liên quan đến đề tài và vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 1.3.1. Khái quát những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án được tiếp thu Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu đã tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, trong dạy học môn LS&ĐL nói riêng và khẳng định NL CNTT là một trong những NL cốt lõi cần trang bị cho người học trước hết là GV, SV sư phạm trong thế kỉ XXI. Thứ hai: Các nghiên cứu chỉ ra những yếu tố có ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT của GV và coi việc trang bị NL ứng dụng CNTT cho SV sư phạm trong quá trình đào tạo là yêu cầu cấp thiết. Thứ ba: Các khung NL đưa ra bởi các tổ chức quốc tế UNESCO, ISTE… đặc biệt là khung NL ứng dụng CNTT dành cho GV của UNESCO là cơ sở cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam xây dựng các tiêu chuẩn, các khung NL công nghệ trong dạy học cho GV, cho SV sư phạm phù hợp với điều kiện khách quan, chủ quan của mỗi nước, mỗi chuyên ngành đào tạo.
- 7 Thứ tư: Để trang bị, nâng cao NL tích hợp CNTT cho GV, SV sư phạm phải cần các biện pháp vĩ mô mang tính quốc tế, chính sách của từng quốc gia, của hệ thống giáo dục, cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo đến chương trình cụ thể gắn với từng môn học để tác động đến thái độ, niềm tin tích cực với công nghệ, năng cao kĩ năng, kinh nghiệm tích hợp công nghệ. Thứ năm: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để trang bị NL ứng dụng CNTT cho GV/SV sư phạm không nên là các khóa học đơn lẻ về công nghệ. Các khóa học cần đi theo trình tự: Kiến thức chuyên môn (môn học) (CK), kiến thức phương pháp sư phạm (PK), kiến thức về công nghệ (TK) và sự tích hợp các yếu tố trong tình huống dạy học cụ thể của từng môn học (TPACK). Khung TPACK được coi là lời giải cho bài toán khi tích hợp CNTT trong giảng dạy phù hợp với đặc thù của từng môn học. Thứ sáu: Ở trong nước đã có nhiều nghiên cứu về khung NL ứng dụng CNTT, cùng các biện pháp đưa ra để hình thành và phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV Sư phạm Hóa, Toán, Tiếng Anh, Tin học, SV sư phạm, GVTH… Đây là cơ sở quan trọng để tác giả luận án nghiên cứu và vận dụng sáng tạo vào đề tài. Thứ bảy: NL ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử, địa lí tuy chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng nhiều công trình đã chỉ rõ tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của việc ứng dụng trong dạy học lịch sử, địa lí. Qua nghiên cứu tổng quan những công trình thế giới và trong nước liên quan đến đề tài luận án, trong công trình kế thừa những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất: Những những vấn đề lí luận chung về phương pháp dạy học và phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học môn Lịch sử, Địa lí nói riêng. Thứ hai: Các khung NL ứng dụng CNTT cho GV của UNESCO, mô hình tích hợp công nghệ, nội dung, sư phạm TPACK là những tiêu chuẩn, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và trang bị NL CNTT cho GV, SV để chúng tôi kế thừa trong đề tài luận án, đảm bảo vừa đáp ứng thực tiễn giáo dục Việt
- 8 Nam, song vẫn đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo thế giới. Thứ ba: Với các khung NL ứng dụng CNTT, cùng các biện pháp đưa ra để hình thành và phát triển NL ứng dụng CNTT cho SV Sư phạm Hóa, Toán, Tiếng Anh, Tin học, SV sư phạm, GVTH… đã được nghiên cứu, thực nghiệm, kiểm nghiệm trong thực tiễn giáo dục Việt Nam là cơ sở quan trọng để tác giả luận án nghiên cứu và vận dụng phù hợp với đặc thù đối tượng, chuyên ngành đào tạo, môn học trong đề tài luận án của mình. Thứ tư: Những vấn đề lí luận về ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử, Địa lí; phương pháp dạy học phù hợp đặc thù bộ môn là những cơ sở lí luận vững chắc cho đề tài khi xây dựng khung NL và đề xuất biện pháp trang bị NL ứng dụng CNTT cho SV ngành GDTH để dạy học môn LS&ĐL. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết Thứ nhất, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ: NL, công nghệ thông tin, NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu các xu hướng ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo; mục tiêu dạy học môn LS&ĐL bậc tiểu học; chuẩn nghề nghiệp GVTH; nội dung chương trình môn LS&ĐL trong chương trình 2018; yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phân tích vai trò, ý nghĩa của hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL và lí giải sự cần thiết cần hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH. Thứ hai, đánh giá chung về thực tiễn NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL của GVTH và thực trạng hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường ĐH Tây Nguyên từ kết quả điều tra, khảo sát. Từ đó, luận án nêu ra những vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết. Thứ ba, nghiên cứu xác định các thành phần, biểu hiện của NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường ĐH Tây Nguyên. Trên cơ sở đó xây dựng bộ công cụ đánh giá NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH.
- 9 Thứ tư, đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH ở trường ĐH Tây Nguyên; thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
- 10 Chương 2 HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC – NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Quan niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 2.1.1.1. Công nghệ thông tin và đặc điểm của công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo Trong văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 về hợp nhất Luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017, CNTT được định nghĩa là “tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số thông qua các tín hiệu số”. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục có một số đặc điểm sau: Tính hiệu quả, tính đa phương tiện, tính trực quan sinh động, tính tích hợp cao. Bên cạnh một số đặc điểm trên, ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục còn một số đặc điểm là tính đồng bộ, tính thông minh và phụ thuộc vào điện năng [23]. 2.1.2.2. Quan niệm về ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn LS&ĐL cần phải hướng tới việc hình thành, bồi dưỡng kiến thức (lịch sử, địa lí); giáo dục ý thức, thái độ học tập tích cực, chủ động, tự giác; rèn luyện các kĩ năng trong học tập bộ môn thông qua ứng dụng CNTT (quan sát, lập bảng biểu, thống kê, phân tích,…). 2.1.2. Quan niệm về hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học 2.1.2.1. Năng lực và hình thành năng lực Tiếp cận NL ở góc độ NL hợp phần, NL gồm: (1) Hợp phần, là các lĩnh vực chuyên môn tạo nên NL; (2) Thành phần, là các NL hoặc kỹ năng bộ phận tạo nên mỗi hợp phần; (3)
- 11 Hành vi, là bộ phận được chia tách (biểu hiện cụ thể) từ mỗi thành phần NL. * Hình thành năng lực Để hình thành và phát triển NL cho người học đòi hỏi quá trình dạy học ở trường ĐH không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ trang bị đơn lẻ kiến thức, kĩ năng, thái độ mà phải hợp nhất các thành tố qua xây dựng các nhiệm vụ học tập tạo cơ hội cho người học trải nghiệm, biến kiến thức lí thuyết thành hiểu biết thực sự của SV ngay trong quá trình đào tạo. 2.1.2.5. Hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL được xác định là khả năng thực hiện các nhiệm vụ dạy học môn LS&ĐL một cách có hiệu quả trong điều kiện cụ thể trên cơ sở huy động tổng hợp các yếu tố kiến thức, kĩ năng về chuyên môn, phương pháp sư phạm, kiến thức về công nghệ và thái độ tích cực với công nghệ”. Tuy vậy đó không phải là sự kết hợp “cơ học”, đơn lẻ của các thành phần về kiến thức, kĩ năng, phương pháp sư phạm và công nghệ mà sự “tích hợp” giữa các thành phần để hình thành NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL. 2.1.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề nghiên cứu 2.1.3.1. Các xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo CNTT trong giáo dục đào tạo theo 2 xu hướng chính: (1) CNTT là một nội dung dạy học và (2) CNTT là công cụ (phương tiện) dạy học. Theo tác giả Nguyễn Chí Thanh và Tôn Quang Cường (2020) [88] đã đưa ra 5 xu thế công nghệ trong giáo dục hiện nay. Cụ thể như sau: (1) Nền tảng số cho giáo dục (Digital education platform) (2) Người học số (Digital learner) (3) Người dạy số (Digital teacher/educator) (4) Học liệu số (Digital learning resources) (5) Môi trường học tập số (Digital learning environment)
- 12 2.1.3.2. Mục tiêu dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở bậc Tiểu học 2.1.3.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học 2.1.3.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và năng lực tin học của học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 2.1.3.5. Chương trình môn Lịch sử và Địa lí trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Bậc tiểu học) 2.1.3.6. Một số phần mềm thông dụng thường được giáo viên tiểu học khai thác để hỗ trợ hoạt động dạy học, giáo dục 2.1.4. Các thành phần năng lực ứng dụng CNTT cần hình thành để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học Trên cơ sở những phân tích về NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL là sự tích hợp các yếu tố kiến thức, kĩ năng chuyên môn và công nghệ, đồng thời dựa trên các căn cứ về chuẩn nghề nghiệp GVTH, chương trình môn LS&ĐL bậc tiểu học, yêu cầu cần đạt/chuẩn đầu ra chương trình đào tạo tại trường ĐH Tây Nguyên, nghiên cứu xác định các NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL gồm 4 nội dung/thành phần: (1) Hểu/biết về ứng dụng CNTT trong dạy học môn LS&ĐL; (2) Xây dựng kế hoạch bài dạy môn LS&ĐL với sự hỗ trợ của CNTT; (3) Tổ chức hoạt động dạy học môn LS&ĐL với sự hỗ trợ của CNTT và (4) Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để dạy học môn LS&ĐL với sự hỗ trợ của CNTT. 2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học 2.1.5.1. Vai trò Việc trang bị NL ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học môn LS&ĐL nói riêng cho SV ngành GDTH có vai trò quan trọng: SV ngành GDTH được trang bị NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL góp phần tích cực vào thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục.
- 13 Việc SV được trang bị NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Hình thành NL ứng dụng CNTT cho GV cũng sẽ yếu tố có ảnh hưởng lớn đến góp phần hình thành, phát triển NL CNTT, Tin học cho HS. 2.1.5.2. Ý nghĩa Việc hình thành NL ứng dụng CNTT cho SV để dạy học môn LS&ĐL có ý nghĩa to lớn về: kiến thức, kĩ năng, thái độ. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 2.2.2. Thực tiễn năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên 2.2.3. Thực tiễn hình thành năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên Nghiên cứu điều tra 20 GgV tổ bộ môn Giáo dục Tiểu học, Giáo dục học; 240 SV ngành GDTH – ĐH Tây Nguyên; 36 GV khối 4, 5 của các Trường tiểu học có hướng dẫn SV trường ĐH Tây Nguyên kiến tập, thực tập sư phạm và 223 GV đang công tác chủ yếu tại các Trường tiểu học của 05 tỉnh Tây Nguyên về việc tình hình NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL. (i) Việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, dạy học môn LS&ĐL nói riêng của GVTH ở khu vực Tây Nguyên bên cạnh những kết quả đạt được còn khá nhiều hạn chế. Điều kiện cơ sở vật chất là rào cản lớn nhất đến việc tích hợp công nghệ trong lớp học. Điều kiện vật chất, kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kinh nghiệm với công nghệ của SV ngành GDTH. Đây là thực tiễn cần chú ý để xem xét các thành phần năng lực phù hợp với điều kiện đặc thù của SV ngành GDTH nói chung và của khu vực Tây Nguyên nói riêng. (ii) GVTH đều đánh giá cao sự cần thiết và nhu cầu cao với hình thành NL ứng dụng CNTT trong dạy học môn LS&ĐL trong đào tạo GVTH.
- 14 (iii) Nhà trường – Cơ sở đào tạo, người dạy dạy (giảng viên, GV hướng dẫn thực tập sư phạm) và chính bản thân người học đều có những ảnh hưởng rất lớn đến NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL. Trong đó, yếu tố từ phía người là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình hình thành hình thành NL cho SV. (iv) Về phía trường Nhà trường đã có nhiều đổi mới trong quá trình đào tạo, xác định mục tiêu, sứ mệnh, tuy nhiên trước những yêu cầu của tình hình mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đổi mới giáo dục phổ thông, các hoạt động, các khóa đào tạo, bồi dưỡng GgV, SV về ứng dụng công nghệ thông tin còn rời rạc, thiếu hệ thống. (v) Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học Tây Nguyên thường xuyên được cập nhật, rà soát, điều chỉnh, tuy vậy cơ cấu nội dung chương trình đào tạo còn chưa hợp lí giữa kiến thức đại cương và kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức khoa học nghiệp vụ, thiếu thời lượng thực hành ở các học phần phương pháp dạy học, trong đó có dạy học môn LS&ĐL. Nội dung chương trình đào tạo về ứng dụng CNTT cho SV chưa cập nhật kịp về kĩ năng dạy học trực tuyến đặc biệt trong bối cảnh Covid-19). (vi) Đội ngũ GgV nói chung, GgV dạy các học phần về ứng dụng CNTT, lịch sử và địa lí cho SV ngành GDTH nói riêng thiếu chủ động, tích cực đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá SV trong đó có ứng dụng CNTT thực hiện các nhiệm vụ học tập. GgV chưa kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức dạy học: Face to face, Blended learning, E-learning… trong quá trình giảng dạy. Nhiều GgV chưa ứng dụng CNTT trong dạy học, để SV “dạy theo cách họ được dạy” sẽ rất khó. GgV cũng chưa chú ý hỗ trợ SV trang bị NL CNTT phù hợp đặc thù môn học, trong đó có NL ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL. Song đây là yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất đến NL ứng dụng CNTT của SV. (vii) SV ngành GDTH ở trường ĐH Tây Nguyên có chất lượng đầu vào cao, có tinh thần cầu thị, tích cực song thiếu về cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật (máy tính cá nhân…) phục vụ cho hoạt động học tập. Bên cạnh đó, còn 01 bộ phận SV vẫn
- 15 chưa nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng CNTT để dạy học môn LS&ĐL nên chưa chú trọng trang bị NL ứng dụng CNTT cho bản thân.
- 16 Chương 3 XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN 3.1. Yêu cầu cần đạt/chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên 3.1.1. Yêu cầu cần đạt/chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo GV tiểu học 3.1.2. Chương trình đào tạo giáo viên tiểu học ở một số trường Sư phạm trong cả nước và Trường Đại học Tây Nguyên Trước yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0, Trường Đại học Tây Nguyên đã chú trọng đầu tư trang thiết bị và đưa các nội dung tin học vào chương trình đào tạo đảm bảo SV sư phạm tiểu học có trình độ và kĩ năng công nghệ cơ bản để khai thác các nguồn tài nguyên lưu trữ trên mạng, biết sử dụng các phần mềm công cụ thông dụng và các phần mềm dạy học cho tiểu học. 3.2. Xác định khung năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Đại học Tây Nguyên 3.2.1. Một số yêu cầu khi xây dựng khung năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học * Tính khoa học * Tính khách quan * Tính thực tiễn * Tính toàn diện 3.2.2. Quy trình xây dựng khung năng lực ứng dụng CNTT để dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong đào tạo giáo viên tiểu học Khung NL ứng dụng CNTT dành cho SV ngành GDTH để dạy học môn LS&ĐL được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước: (1) Tìm hiểu tài liệu có liên quan làm căn cứ để xây dựng khung NL; (2) Đề xuất các thành phần NL; (3) Xác định biểu hiện của mỗi thành phần NL; (4) Xin ý kiến chuyên gia và tiến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn