intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

140
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bước vào thế kỷ XXI, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang có tác động ngày càng sâu sắc và rộng khắp trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy, nhiều nước phát triển và đang phát triển đã chú trọng, tăng cường đầu tư vào khoa học và công nghệ, đồng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005

  1. LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỷ XXI, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang có tác động ngày càng sâu sắc và rộng khắp trên thế giới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy, nhiều nước phát triển và đang phát triển đã chú trọng, tăng cường đầu tư vào khoa học và công nghệ, đồng thời tập trung xây dựng và triển khai chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ quốc gia. Việt Nam “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa…” [30, tr.61]. Vì vậy, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (năm 1960), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Tiếp tục định hướng cho sự phát triển của khoa học và công nghệ, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6-1991) nêu rõ: Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Các chiến lược khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Sử dụng có hiệu quả và tăng nhanh tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật đi đôi với phát triển giáo dục và văn hóa, nâng cao dân trí … Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu [30, tr.134]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu lên 5 đặc điểm tình hình thế giới, trong đó xác định: Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển nhanh với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền
  3. kinh tế và đời sống xã hội. Các nước đều có cơ hội để phát triển. Tuy nhiên do ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường thuộc về các nước phát triển, khiến các nước chậm phát triển và đang phát triển đang đứng trước những thách thức to lớn [19, tr.16]. Bên cạnh đó, Đại hội nêu rõ: Phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nắm bắt các thành tựu khoa học và công nghệ chuyển giao vào Việt Nam. Bước đầu phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao về điện tử, thông tin, sinh học, vật liệu mới và tự động hoá. Nâng tỉ lệ đổi mới thiết bị trong các ngành sản xuất mỗi năm từ 10% trở lên. Tranh thủ tối đa công nghệ tiến bộ, từng bước đưa công nghệ nước ta đạt tới trung bình của khu vực. Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái [19, tr.37-38]. Nhận thức được vai trò to lớn của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhiều Nghị quyết chuyên đề nhằm tăng cường và phát triển công tác khoa học và công nghệ như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX)… Hải Phòng là thành phố Cảng, là đô thị loại 1 – trung tâm cấp quốc gia. Trong nhiều năm qua, thành phố không ngừng vươn lên phát triển về mọi lĩnh vực. Thực hiện đường lối phát triển đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII xác định mục tiêu phát triển của thành phố đến năm 2010 là: ...xây d ựng Hải Phòng trở thành một thành phố Cảng v ăn minh, hiện đại, cửa chính thông ra biển và trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thuỷ sản ở miền Bắc, có kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo; khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng phát triển, quốc phòng an ninh vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân [ 51, tr.223]. Như vậy, song song với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, công tác khoa học và công nghệ cũng được Đảng bộ thành phố chú trọng.
  4. Với vị trí địa lý và đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, nguồn lực, Hải Phòng có lợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và dịch vụ. Đặc biệt với ưu thế cảng biển hiện nay và trong tương lai, thành phố giữ vai trò to lớn đối với xuất khẩu của vùng Bắc Bộ, có điều kiện tiếp nhận và ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Như vậy, do có sự quan tâm phát triển khoa học và công nghệ của Đảng bộ thành phố, cùng với ưu thế sẵn có, ngành khoa học và công nghệ Hải Phòng ngày càng có sự khởi sắc, song cũng gặp không ít những khó khăn, hạn chế. Mặc dù Hải Phòng là nơi có tiềm năng chất xám khá dồi dào nhưng còn thiếu nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao, là nơi tiếp nhận nhanh những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhưng những hoạt động khoa học và công nghệ chưa thực sự là những cơ quan tư vấn mạnh về khoa học và công nghệ, chưa thực sự là cầu nối giữa khoa học và công nghệ với sản xuất và đời sống... Chính vì vậy, việc nghiên cứu, rút ra những kinh nghiệm về phát triển khoa học và công nghệ là vô cùng cần thiết, giúp chúng ta thấy được những thành tựu cũng như hạn chế và đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ ở Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong xu thế hội nhập quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề khoa học và công nghệ đã được Đảng ta coi trọng, từ đó đã trở thành vấn đề nghiên cứu của nhiều tác giả. Nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về khoa học và công nghệ Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2000, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tiến hành tổ chức biên soạn và xuất bản một số sách: Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1996-2000, Hà Nội, 2001; Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2001, Hà Nội, 2002; Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2002, Hà Nội, 2003; Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2003, Hà Nội, 2004; Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2004, Hà Nội, 2005. Nội dung cơ bản của các cuốn sách đề cập tới là những chuyển biến và thành tựu quan trọng trong hoạt động khoa học và công nghệ từng năm. Đồng thời trình bày một cách khái quát phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong năm tới. Từ đó gợi mở viễn cảnh phát triển khoa học và công nghệ trong thời gian 5 năm tiếp theo.
  5. Cùng nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: V.V. Đênixốp, Nguyễn Duy Thông, Nguyễn Trọng Chuẩn, Cách mạng khoa học kỹ thuật và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Tiến bộ, 1986; Đặng Ngọc Dinh, Công nghệ năm 2000 đưa con người về đâu; Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1992; Vũ Đình Cự, Khoa học và công nghệ - lực lượng sản xuất hàng đầu, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1996; PTS. Danh Sơn, Quan hệ giữa phát triển khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế – xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.v.v… Bên cạnh đó, đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về khoa học và công nghệ, trong đó các tác giả tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, một số công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với khoa học và công nghệ của cả nước và một số tỉnh như: Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Đức Lợi nghiên cứu về "Vận dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong sự phát triển nông nghiệp nước ta", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000; Luận văn thạc sĩ kinh tế của Cao Quang Xứng: "Tiến bộ khoa học và công nghệ và tiến trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam ", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003; Luận Văn Thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Văn Vinh: "Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ 1986 đến 2002", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003; Gần đây nhất là Luận văn thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Thị Bích Liên nghiên cứu đề tài: "Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006", Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008. Cùng với các sách, luận văn, luận án nghiên cứu về khoa học và công nghệ, các tạp chí nghiên cứu khoa học cũng có nhiều bài viết bàn về vấn đề này như: "Tạo lập và phát triển thị trường khoa học – công nghệ ở nước ta" của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 11-2004; "Đóng góp của khoa học – công nghệ vào nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp" của Nguyễn Thị Hường, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 2-2005; "Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của khoa học đối với sự phát triển kinh tế – xã hội" của Ngô Ngọc Thắng, Tạp chí Lý luận Chính trị, số
  6. 11-2007; "Khoa học và công nghệ đang thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế – xã hội" của tác giả Minh Đường, Tạp chí Cộng Sản số 789 (tháng 7-2008). Bên cạnh đó, đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về vai trò của khoa học và công nghệ cũng như việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ đối với sản xuất ở Hải Phòng: "Kỷ yếu hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng giai đoạn 1996 – 2000" của Sở Khoa học, công nghệ và Môi trường thành phố Hải Phòng, tháng 12/2001; "45 xây dựng và phát triển (1959-2004)" của Sở Khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng, năm 2004; "Những giải pháp để phát triển và thu hút nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố" của TS. Bùi Thanh Tùng, Tạp chí Khoa học và kinh tế, số 80, tháng 4+5/2008 ; "Ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp Hải Phòng năm 2008: Bước đột phá mới" của Văn Huy, Thông tin Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Số 1 – 2009... Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về khoa học và công nghệ, tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đối với công tác khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005” để nghiên cứu. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn - Mục tiêu: Luận văn nghiên cứu về qúa trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm về công tác phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Nhiệm vụ: + Làm rõ đường lối phát triển khoa học và công nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2000. + Làm rõ những chủ trương, chính sách của thành phố Hải Phòng về công tác phát triển khoa học và công nghệ.
  7. + Làm rõ thực trạng khoa học và công nghệ của thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Phân tích những kết quả đạt được về công tác phát triển khoa học và công nghệ do Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo. + Nêu lên những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng để từ đó góp phần tăng cường, nâng cao chất lượng khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: + Hệ thống những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương, chính sách của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đối với công tác phát triển khoa học và công nghệ. + Các đề tài nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ ở Hải Phòng. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2005. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn * Cơ sở lý luận: - Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đường lối, chính sách của Đảng về công tác khoa học và công nghệ. * Nguồn tài liệu: - Các tác phẩm kinh điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh bàn về vấn đề khoa học. - Các văn kiện, các Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết Hội nghị, các Chỉ thị, các Chương trình hành động của Trung ương Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước. - Các Nghị quyết, Chương trình hành động, Chỉ thị của Thành uỷ, các báo cáo tổng kết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Sở Khoa học và công nghệ Hải Phòng.
  8. - Các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn của tập thể, cá nhân đã được công bố liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lịch sử và lôgic - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Hệ thống hoá toàn bộ những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về công tác phát triển khoa học và công nghệ. - Làm rõ hơn về những kết quả đạt được trong công tác phát triển khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng giai đoạn 1996 – 2005. - Cung cấp những luận cứ khoa học, góp phần vào việc hoạch định đường lối, chính sách nhằm nâng cao chất lượng khoa học và công nghệ cuả thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết.
  9. Chương 1 QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN 2000 1 .1. ĐI ỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH K INH T Ế - X Ã HỘI CỦA H ẢI P HÒNG 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Hải Phòng là thành phố trẻ, song là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng. Là một trung tâm công nghiệp lớn của đất nước, lại là nơi đầu sóng ngọn gió, Hải Phòng có những đóng góp không nhỏ trong quá trình xây dựng đất nước, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. * Về vị trí địa lý: Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha, chiếm 0,45% diện tích tự nhiên của cả nước. Hải Phòng nằm ở toạ độ địa lý: 20030’39” – 21001’15” vĩ độ Bắc và 106023’39” – 107008’39” kinh tuyến đông. Ranh giới hành chính Hải Phòng giáp 3 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng. Phía Bắc giáp Quảng Ninh – khu công nghiệp than lớn nổi tiếng của cả nước; Phía Tây giáp Hải Dương; Phía Nam giáp Thái Bình gần 40 km theo dòng sông Hoá - một nhánh của sông Luộc. Phía Đông là 125 km đường bờ biển chạy hướng Đông Bắc - Tây Nam từ cửa Lạch Huyền đến cửa Thái Bình, mở rộng đón gió Vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không. * Về địa hình, địa mạo: Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp. Phía Bắc Hải phòng có dáng dấp của một vùng
  10. trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. Ở Hải Phòng, đồi núi chiếm 15% diện tích của thành phố, chủ yếu là các dải đồi núi sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ. Cấu tạo địa chất gồm các loại đá cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng tây bắc - đông nam từ đất liền ra biển. * Biển, bờ biển và đảo Hải Phòng: Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi. Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng tây bắc - đông nam. Vùng biển Hải Phòng có nhiều đảo lớn nhỏ, nối liền với vùng đảo và quần đảo Hạ Long – Quảng Ninh nổi tiếng. Lớn nhất là đảo Cát Bà, đồng thời đây cũng là đảo lớn thứ hai trong Vịnh Bắc Bộ, sau đảo Cái Bầu thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngoài Cát Bà, Hải Phòng còn có những đảo nhỏ như Cát Hải, Hòn Dáu, Long Châu. Xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ - một vị trí tiền tiêu, nơi đầu sóng ngọn gió trong Vịnh Bắc Bộ, cách thành phố 136 km về phía Tây Bắc, đảo chủ yếu là đồi thấp dưới 50m. Biển là yếu tố địa lý tự nhiên đặc sắc nhất của Hải Phòng, là nhân tố tác động thuờng xuyên đến nhiều quá trình xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hưởng quan trọng đến nhiều hoạt động trong xã hội. Đồng thời, biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương. * Về khí hậu: Hải Phòng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, gần chí tuyến Bắc với đặc điểm của một thành phố đồng bằng ven biển có nhiều hải đảo nên khí hậu Hải Phòng chịu sự chi phối trực tiếp của biển và phân hoá thành khí hậu ven biển của vùng đất liền và khí hậu biển của vùng đảo ngoài khơi. Riêng tại đảo Cát Bà còn có sự phân hoá tiểu khí hậu từ khu vực bến bãi ven biển và các thung áng, núi đá vôi có rừng
  11. nguyên sinh. Nhưng khí hậu Hải Phòng chủ yếu vẫn là nóng và ẩm, với chế độ khí hậu nhiệt đới thuần tuý. Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa, nhất là sự xâm nhập mạnh của không khí cực đới trong mùa đông nên khí hậu Hải Phòng bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng và mùa đông lạnh. Tuy nhiên, gió biển thường thổi sâu vào đất liền từ 20 đến 30 km nên ở Hải phòng ít có hiện tượng lạnh quá hoặc khô nóng quá như các tỉnh đồng bằng và trung du khác. * Sông Hải Phòng: Hải Phòng có hệ thống sông phong phú, dày đặc, mật độ trung bình 0,6 – 0,8 km trên 1 km2. Với 16 sông chính tỏa rộng khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài 300 km, trong đó bao gồm sông Thái Bình, dài 35 km, Sông Cấm dài trên 30 km, Sông Đá Bạch - Bạch Đằng, dài hơn 32 km, sông Hàn nằm ở phía Đông Bắc huyện Thuỷ Nguyên, … Từ Phả Lại - nơi hợp lưu giữa sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam (sông Thương và sông Lục Nam là nguồn của sông Thái Bình), các dòng sông chảy trên độ dốc ngày càng nhỏ và sông Thái Bình đã tạo ra mạng lưới chi lưu các cấp như sông Kinh Môn, Lạch Tray, Kinh Thầy, Văn Úc, Đa Độ… đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính. * Về tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản: Do đặc điểm lịch sử địa chất Hải Phòng ít có dấu vết hoạt động macma nên cho đến nay chưa phát hiện thấy những mỏ khoáng sản lớn ở Hải Phòng. Tuy nhiên, cũng có một số mỏ cỡ vừa và nhỏ có giá trị phục vụ cho nhu cầu công nghiệp địa phương. Các loại khoáng sản kim loại: Sa khoáng ven biển là nét đặc trưng cho sắc thái biển, được phát hiện ở khu bờ biển Cát Hải và Tiên Lãng, thuộc loại hình sa khoáng tổng hợp của các nguyên tố biển, chủ yếu là Titan và Ziacôn. Ngoài ra còn có những biểu hiện khoáng hoá trên đảo Bạch Long Vĩ gặp dưới dạng kết hạch Xiđêrit, mỏ sắt ở Dưỡng Chính thuộc xã Chính Mỹ, Thuỷ Nguyên. Khoáng sản phi kim loại có mỏ Cao Lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên); Mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng); Đá vôi phân bố chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; Mỏ quaczit và tectit ở một số núi thuộc Đồ Sơn; phốt phát ở đảo Bạch Long Vĩ; Nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng)…
  12. Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quý hiếm của Hải Phòng với gần 1000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao nh ư tôm rang, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư… là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Nguồn nước biển mặn cao và ổn định ở một số vùng biển Cát Hải, Đồ Sơn dùng để sản xuất muối phục vụ cho công nghiệp hoá chất địa phương và Trung ương cũng như đời sống của nhân dân. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với độ rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên đất của Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phì sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình cao cấp xen nhau và nhiều đồng trũng. Bên cạnh đó, do những biến động của thời tiết có ảnh hưởng không tốt đến đất đai, cây trồng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng trọt. Tài nguyên rừng của Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây… Khu rừng nguyên sinh Cát Bà có nhiều loại thảo mộc quý hiếm được xếp loại thực vật cần bảo vệ và nhiều loại cây dược liệu được giới y học trong nước và nước ngoài quan tâm. Rừng còn có nhiều loại chim như hoạ mi, khiếu, vẹt, hải âu… Thú quý trên đảo có khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc bong đỏ, mèo rừng, nhím… đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loài thú quý hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà. Có thể nói, với ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã tạo cho mảnh đất Hải Phòng những cơ hội phát triển thuận lợi, góp phần đưa Hải Phòng trở thành một thành phố công nghiệp, đô thị loại I của đất nước, một cục tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm phát triển kinh tế biển – đảo, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng – an ninh. 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
  13. Hải Phòng là thành phố cảng, trung tâm kinh tế, công nghiệp, th ương mại, dịch vụ, du lịch của vùng Duyên hải Bắc bộ, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và cả nước, đồng thời là một đô thị có vị trí quốc phòng trọng yếu; một trong các cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đặc biệt, năm 2003, Hải Phòng được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1 cấp quốc gia. Từ đó, vị thế, vai trò của Hải Phòng tiếp tục được củng cố và nâng cao. Ngày 05/8/2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 32/NQ–TƯ về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Đây là một văn kiện có tính cương lĩnh, định hướng bước đi của thành phố Hải Phòng trong thế kỷ XXI. Ngay từ đầu những năm 1990, Hải Phòng được Trung ương xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Nền kinh tế Hải Phòng chuyển dịch theo hướng lấy kinh tế đối ngoại làm mũi nhọn đã vượt qua khó khăn và có những khởi sắc về công nghiệp, nông nghiệp, đầu tư và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng được tăng cao, lạm phát được đẩy lùi. Đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh, trật tự, trị an được đảm bảo. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp được thay thế bằng cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, thành phố sắp xếp lại sản xuất, đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; các lĩnh vực: công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được ưu tiên đầu tư. Từ năm 1996 đến năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 23,45%/năm, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 50% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Bên cạnh đó, nông nghiệp, thuỷ sản cũng bắt đầu có bước phát triển khá. Nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Hải Phòng phát triển hơn trước. Đến năm 2000 có 87 dự án có hiệu lực, với số vốn đăng ký trên 1,3 tỷ đô la Mỹ. Hoạt động sản xuất tăng gấp 3 lần thời kỳ 1991 – 1995. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 10 năm 1996 – 2000 đạt 10,3%, cơ cấu kinh tế của thành phố đã chuyển dịch đúng hướng. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, thế mạnh của công nghiệp, thương mại, du lịch ngày
  14. càng được phát huy, hoạt động hướng vào xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng, đô thị, nông thôn và hải đảo được xây dựng và cải tạo rõ rệt. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra phương hướng phát triển kinh tế – xã hội đất nước, đây là bước mở đầu quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm – Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng bộ thành phố Hải Phòng, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng đoàn kết, phát huy tốt tiềm năng lợi thế, đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, khắc phục những khó khăn và giành được những kết quả khá toàn diện. Kinh tế Hải Phòng có sự tăng trưởng với tốc độ khá cao, lớn hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tốc độ GDP hàng năm tăng, bình quân trên 10%/năm. Năm 2005 đạt 11%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, thủy sản, dịch vụ tăng nhanh. Ngành công nghiệp ngày càng phát triển nhanh và đồng đều, giá trị sản xuất liên tục tăng. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như: đóng mới và sửa chữa tàu thủy, cán thép, xi măng, cấu kiện thép, giày dép, sơn, chế biến thủy sản được quan tâm đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Các khu công nghiệp Nomura, Đình Vũ, cụm công nghiệp Vĩnh Niệm có nhiều chuyển biến tích cực. Cảng là một trong những thế mạnh của Hải Phòng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, sản lượng hàng hóa thông qua cảng tăng nhanh. Năm 2001 sản lượng đạt 8,75 triệu tấn, năm 2002 đạt 10,3 triệu tấn, năm 2003 đạt 10,5 triệu tấn. Nông nghiệp, nông thôn phát triển tương đối toàn diện, các ngành chăn nuôi và dịch vụ, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác không ngừng tăng nhanh. Kinh tế trang trại khá phổ triển, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một số vùng chăn nuôi rau quả được hình thành. Hầu hết các hộ dân sống ở vùng nông thôn được sử dụng điện lưới, đời sống văn hóa, tinh thần không ngừng nâng cao. Kinh tế du lịch được thành phố quan tâm, đảo Cát Bà và Đồ Sơn được tăng cường đầu tư, nâng cấp từng bước, đã trở thành trung tâm du lịch lớn. Công tác quản lý và phát triển đô thị
  15. được tăng cường, bộ mặt đô thị Hải Phòng có sự chuyển biến rõ rệt, công tác quy hoạch của thành phố có nhiều tiến bộ. Quản lý và bảo vệ môi trường được tăng cường, góp phần giảm bớt tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Hải Phòng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển. Đây là lợi thế cơ bản của Hải Phòng gồm cảng, nguồn lợi biển và du lịch. Kinh tế biển của Hải Phòng phát triển khá toàn diện, hơn hẳn các địa phương ven biển khác ở miền Bắc. Đặc điểm này đã, đang và sẽ là một trong những yếu tố quan trọng chi phối định hướng phát triển khoa học và công nghệ của thành phố trên nhiều lĩnh vực. Công tác quản lý và phát triển đô thị có những chuyển biến rõ nét. Sự nghiệp phát triển văn hóa – xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm. Trong 5 năm 2001 – 2005, thành phố giải quyết cho gần 19 vạn lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 5,9% vào năm 2005. Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt gần 80%, hạ tỉ lệ đói nghèo xuống còn 3%, vượt kế hoạch 0,5%, xây dựng 6.500 nhà tranh vách đất. Mặt bằng dân trí, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước, bộ mặt nông thôn ngoại thành và hải đảo có nhiều khởi sắc. Chính trị xã hội ổn định, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và việc xây dựng phòng thủ được củng cố một bước vững chắc. Công tác giáo dục – đào tạo có những chuyển biến tích cực. Quy mô giáo dục – đào tạo tiếp tục ổn định và phát triển, số học sinh các cấp, các bậc học đều tăng. Ngoài trường quốc lập, thành phố mở rộng các mô hình đào tạo: bán công, dân lập, tư thục. Năm 2001, thành phố đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục ngày càng được tăng cường, gần 100% số xã có trường học cao tầng, trên 30% số trường đạt chuẩn quốc gia, không còn tình trạng học 3 ca. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được triển khai mạnh mẽ ở các cấp học, bậc học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tính đến năm 2005, thành phố có gần 3 vạn giáo viên, trong đó có trên 100 tiến sĩ, trên 1000 thạc sĩ,
  16. 20 giáo sư, phó giáo sư. Công tác đào tạo nghề được đầu tư phát triển, chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng lên. Công tác xã hội hoá phát triển mạnh và đúng hướng. Các hoạt động văn hoá, y tế, thể dục thể thao phát triển khá vững về quy mô và chất lượng. Các chương trình y tế quốc gia phát huy tác dụng, công tác y tế cơ sở được tăng cường đầu tư, chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được coi trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ và các tổ chức cơ sở đảng được củng cố và nâng cao; công tác kiểm tra, công tác tổ chức và công tác cán bộ có tiến bộ; đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành về chất lượng chính trị và năng lực... Những thành tựu về kinh tế - xã hội chính là nguồn lực quan trọng để khoa học và công nghệ có điều kiện phát triển. Cùng với việc thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng về công tác phát triển khoa học và công nghệ, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm đưa khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của thành phố. 1.1.3. Thực trạng khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng những năm 1986 - 1996 Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hải Phòng bước vào thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế, văn hóa và xã hội. Tháng 10/1986, Hải Phòng tiến hành Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX đề ra phương hướng và nhiệm vụ phát triển thành phố trong thời kỳ mới, đó là cần phải đẩy mạnh đổi mới tư duy, đổi mới mạnh mẽ cách nghĩ, cách làm, đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực. Trong đó, Đảng bộ thành phố quan tâm đến đổi mới phát triển khoa học và công nghệ. Do đó, trong 10 năm đổi mới (1986 – 1996), khoa học và công nghệ thành phố đã đạt được những thành tựu ban đầu: Về khoa học xã hội và nhân văn: thành phố đã lựa chọn một số vấn đề mang tính cấp bách, qua đó đã bước đầu đóng góp luận cứ khoa học cho việc hoạch định một số chủ trương phát triển kinh tế – xã hội.
  17. Công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn được tổ chức chặt chẽ, từ năm 1986 đến năm 1996, thành phố thực hiện Chương trình xây dựng con người mới, đồng thời tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học, trong đó tập trung đề xuất một số mô hình, giải pháp đổi mới hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, quản lý nhà nước, giáo dục - đào tạo, quốc phòng an ninh, công tác tôn giáo. Các đề tài nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực như: giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, hoạt động văn hóa, xã hội, nghiên cứu lịch sử, giáo dục thanh, thiếu niên, phòng chống tội phạm... Năm 1986, Ủy ban khoa học và kỹ thuật (nay được đổi tên thành Sở Khoa học và công nghệ) đã hình thành 3 tổ chuyên viên quản lý các hoạt động nghiên cứu, triển khai khoa học và kỹ thuật, trong đó có một tổ chuyên quản lý các hoạt động về khoa học xã hội. Do vậy, từ năm 1987, nhiều Ban, ngành, bộ phận trong cơ quan Đảng và Chính quyền thành phố như Hội đồng Lịch sử, Cục Thống kê, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Ban Tổ chức Thành ủy, ... đều tham gia đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học với nội dung phong phú hơn, chuyên sâu hơn. Năm 1988, Ủy ban khoa học và kỹ thuật thành phố được đổi tên thành Ban Khoa học và kỹ thuật và thành lập phòng Khoa học xã hội với chức năng giúp Trưởng Ban Khoa học và kỹ thuật quản lý các hoạt động khoa học xã hội toàn thành phố. Trong đó tập trung nghiên cứu đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp đẩy mạnh công tác khoa học xã hội, hướng dẫn xây dựng, tổng hợp và quản lý các hoạt động khoa học xã hội về các mặt, đóng góp ý kiến và đôn đốc thực hiện các biện pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ và tổ chức quản lý công tác khoa học xã hội ở các ngành, tham gia quản lý, quy hoạch đội ngũ cán bộ khoa học xã hội. Các hoạt động khoa học xã hội và nhân văn ngày càng khởi sắc và có bước tiến rõ rệt. Các đề tài nghiên cứu, thực nghiệm khoa học xã hội đã được nâng lên về quy mô, phạm vi tác động với nhiều nội dung như: Xây dựng mô hình phòng thủ vững chắc về quốc phòng và an ninh, mô hình tổ chức và hoạt động văn hóa trên địa bàn xã. Cùng nhiều sách được xuất bản về khoa học xã hội nhân văn: Địa chí Hải Phòng (tập I), Lược khảo đường phố Hải Phòng...
  18. Về khoa học tự nhiên: thành phố tổ chức nghiên cứu, điều tra về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường Hải Phòng, góp phần tạo cơ sở khoa học, cung cấp dữ liệu xây dựng chiến lược, quy hoạch và các dự án phát triển kinh tế – xã hội. Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ trong 10 năm 1986 - 1996 chú trọng vào việc nghiên cứu ứng dụng, tập trung giải quyết một số vấn đề do thực tế đặt ra, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thủy sản, năng lượng, bưu chính – viễn thông và y tế. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhiều đề tài khoa học nghiên cứu hiện trạng môi trường, các hệ sinh thái chính ở Hải Phòng, thẩm định báo cáo tác động môi trường của các dự án sản xuất kinh doanh, đề ra một số chính sách, giải pháp để kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường: Thu thập hệ thống số liệu điều tra cũ về nguồn lợi biển và ven biển, đất, khoáng sản, điều kiện khí hậu, thủy văn; Nghiên cứu tình hình xói lở vùng cửa sông Văn Úc; Triển khai một phần việc xây dựng bản đồ gốc địa hình, địa chất công trình thành phố... Công tác xây dựng và phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ b ước đầu được quan tâm. Một bộ phận cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật được bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ, tin học. Hệ thống nghiên cứu – triển khai, dịch vụ – tư vấn khoa học và công nghệ, kiểm định, kiểm nghiệm đang dần được kiện toàn. Thông tin khoa học và công nghệ đã góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu thông tin khoa học và công nghệ đa dạng, đồng thời tích cực chuẩn bị xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ của thành phố. Quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ được kiện toàn về hệ thống tổ chức và hoàn thiện một bước về cơ chế quản lý, tạo sự chuyển biến tích cực và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường. Về quản lý tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng: Trong giai đoạn bắt đầu công cuộc đổi mới, thành phố ở trong tình trạng khủng hoảng cho nên thị trường tự do phát triển mạnh, các hoạt động của Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng bị ảnh hưởng nhiều, song vẫn thu được một số kết quả, đó là mở rộng phạm vi kiểm tra đo lường sang các lĩnh vực giao nhận lớn, các điểm mua bán vàng bạc tư nhân, các điểm bán xăng dầu, đo
  19. lường điện. Đồng thời, số sản phẩm quản lý chất lượng sản phẩm hàng năm có từ 50 đến 80 sản phẩm, thông qua các đợt kiểm tra các sản phẩm thuộc diện quản lý chất lượng sản phẩm của thành phố, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường có phần giảm bớt. Về quản lý sở hữu công nghiệp, đặc biệt là về bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích được duy trì. Hoạt động quản lý sáng kiến hướng vào việc nghiên cứu, phổ biến triển khai các sáng kiến có giá trị qua tổng kết của Bộ, ngành Trung ương như: giải pháp tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu đạt giải cao trong các Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Đạt được kết quả trên, trước hết là do đường lối đúng đắn của Đảng và việc triển khai có kết quả một số chủ trương, chính sách của Trung ương về phát triển khoa học và công nghệ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Cơ chế quản lý kinh tế, quản lý khoa học và công nghệ bước đầu được đổi mới tạo nhu cầu bức thiết phải triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Các nguồn lực khoa học – công nghệ tuy nhỏ bé và còn nhiều hạn chế nhưng đã bước đầu phát huy tác dụng tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ ở Hải Phòng trong 10 năm 1986 – 1996 còn những yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương, đó là trình độ công nghệ thấp, tốc độ đổi mới chậm, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ còn mang nặng tính tự phát, công tác kiểm tra, giám sát, giám định công nghệ nhập bất cập, ảnh hưởng không tốt đến năng suất, chất lượng sản phẩm và môi trường. Nhiều vấn đề nảy sinh trong công cuộc đổi mới ở địa phương chưa có luận cứ khoa học vững chắc để giải đáp. Còn thiếu những dự báo khoa học cho nhiều vấn đề kinh tế – xã hội bức xúc. Công tác quản lý môi trường yếu kém cả về năng lực lẫn điều kiện triển khai. Ý thức bảo vệ môi trường chung của các tầng lớp nhân dân còn thấp; Đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ còn nhiều bất cập về kiến thức năng lực thực tiễn, nhất là phương pháp luận khoa học, thông tin công nghệ, ngoại ngữ chuyên ngành, còn thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi về khoa học quản lý, về lập và thẩm định dự án, về pháp luật, công nghệ và nhiều lĩnh vực khác. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ khoa học – công nghệ còn nhiều mặt yếu kém, tình trạng hẫng hụt là phổ biến. Cơ cấu và phân bố cán bộ khoa học
  20. – công nghệ còn mất cân đối và chưa hợp lý. Đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhất là trước yêu cầu phát triển các khu công nghiệp mới và các liên doanh với nước ngoài. Lý giải về nguyên nhân yếu kém, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 4 (khóa XI) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 (khóa VIII) về phát triển khoa học - công nghệ thành phố đến năm 2000 ban hành ngày 18 tháng 3 năm 1997 nêu rõ: Nhiều cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của khoa học – công nghệ trong quá trình xây dựng, phát triển thành phố; chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác khoa học – công nghệ, việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về khoa học và công nghệ chưa nghiêm túc. Đầu tư tài chính của thành phố cho khoa học – công nghệ còn thấp, chưa đạt mức tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nh ư Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khóa VI) và Chỉ thị 33 của Ban Thường vụ Thành uỷ (khoá IX) quy định. Những năm gần đây mức đầu tư cho khoa học – công nghệ thường dưới 1%, năm 1996 có 0,57% tổng chi ngân sách. Các cơ sở sản xuất chưa đầu tư đúng mức kinh phí cho nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ. Việc tổ chức nghiên cứu và xây dựng chiến lược khoa học – công nghệ, chiến lược bảo vệ môi trường còn chậm. Do thiếu nhiều điều kiện cơ bản như phương pháp luận, tiền vốn, thông tin, kinh nghiệm, nên việc đánh giá, lựa chọn, tiếp nhận chuyển giao công nghệ còn lúng túng. Vai trò giám định, phản biện trong khoa học – công nghệ còn bị xem nhẹ. Cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa học – công nghệ chưa phù hợp, thiếu đồng bộ. Mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng. Chưa có cơ chế khuyến khích cán bộ khoa học, thu hút nhân tài, huy động mọi nguồn lực cho phát triển khoa học – công nghệ. Quản lý khoa học – công nghệ còn yếu kém. Quản lý các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học còn mang tính hành chính, dàn trải; nhiều đề tài khoa học – công nghệ chưa thiết thực. Việc áp dụng kết quả của các đề tài, chương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2