LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 79
download
Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân (GCND) Việt Nam thông qua tổ chức của mình với những tên gọi khác nhau (Nông Hội đỏ, Hội Nông dân Việt Nam) đã luôn luôn chứng tỏ là một lực lượng đông đảo, trung thành với Đảng, liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân, đấu tranh kiên cường, bất khuất, cống hiến to lớn và quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay
- LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân (GCND) Việt Nam thông qua tổ chức của mình với những tên gọi khác nhau (Nông Hội đỏ, Hội Nông dân Việt Nam) đã luôn luôn chứng tỏ là một lực lượng đông đảo, trung thành với Đảng, liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân, đấu tranh kiên cường, bất khuất, cống hiến to lớn và quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc. Bộ Chính trị Khóa VI ban hành Quyết định số 42-QĐ/TW ngày 1 tháng 3 năm 1988 về đổi tên Hội liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Đồng thời, nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết của GCND Việt Nam, Bộ Chính trị đã quyết định lấy ngày 14-10-1930 làm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, GCND ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình trong khối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Nghị quyết Đại hội X của Đảng, khi đề ra nhiệm vụ phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đã khẳng định: “Đối với giai cấp nông nhân, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”1. Để đạt điều đó phải xây dựng giai cấp nông nhân vững mạnh. Điều này chỉ có thể đạt hiệu quả khi có sự lãnh đạo của Đảng. Đánh giá vị trí, tầm quan trọng của GCND, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khoá X nhấn mạnh: Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vị trí quan trọng, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong công cuộc đổi mới, GCND Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Những đóng góp ấy đã khẳng định vị trí, vai trò và sức mạnh to lớn của GCND trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Song trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhanh, GCND Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất to lớn. Tình trạng trạng thất nghiệp, lao động không ổn định, điều 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, Hà N ội, 2006, tr . 118. .
- kiện làm việc ít được cải thiện, tai nạn lao động gia tăng… Bên cạnh đó, điều kiện sinh hoạt tinh thần cũng rất thiếu thốn. Nông dân lao động không có thời gian, điều kiện sinh hoạt, học tập nâng cao nhận thức chính trị và trình độ mọi mặt. Do vậy, trình độ học vấn của một bộ phận nông dân còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; ý thức chính trị, hiểu biết pháp luật còn rất hạn chế. Có một bộ phận nông dân sống thiếu lý tưởng, niềm tin, sa vào các tệ nạn xã hội, giảm lòng tin và sự gắn bó với Đảng và Hội Nông dân. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân cơ bản là những năm qua, Đảng và Nhà nước chưa quan tâm thoả đáng đến xây dựng, phát huy vai trò GCND, đặc biệt, sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề xây dựng GCND còn nhiều điểu cần được quan tâm hơn, từ nhận thức về vai trò, nội dung, phương thức lãnh đạo xây dựng GCND đến sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong tổ chức thực hiện; từ sự định hướng của Đảng về chủ trương, chính sách xây dựng GCND đến chiến lược về xây dựng và phát triển GCND hiện đại… Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, mà trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng phải coi trọng lãnh đạo xây dựng GCND. Song việc nghiên cứu tìm giải pháp cho vấn đề này vãn còn là một khoảng trống khá lớn. Vì thế, việc triển khai thực hiện đề tài cấp bộ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay thực sự là vấn đề cần thiết và cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xây dựng và vận động GCND đáp ứng yêu cầu của cách mạng là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược được Đảng coi trọng lãnh đạo trong mọi thời kỳ cách mạng, với những chủ trương, giải pháp phù hợp, đem lại kết quả to lớn. Trong công cuộc đổi mới, nhất là những năm gần đây, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thu hút những cơ quan, nhà khoa học nghiên cứu, trong đó, nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề xây dựng GCND và Đảng lãnh đạo xây dựng GCND: a. Các văn kiện của Đảng, của Nhà nước và của Hội Nông dân Việt Nam 1.Nghị quyết số 05 - NQ/HNTW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tiếp tục đổi mới và phát triển KT-XH nông thôn, ngày 10 tháng 6 năm 1993.
- 2.Chỉ thị 59-CT/TW, ngày 15-12-2000 của Bộ Chính trị khoá VIII “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. 3.Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 khóa IX Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010. 4.Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa IX Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. 6. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khoá X về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. 7. Chỉ Thị Số 26 /2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 09 tháng 10 năm 2001 Về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. b. Sách, Báo, Tạp chí 1.Ban Dân vận Trung ương, Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 2.Vũ Oanh, Nông nghiệp và nông thôn trên con đường CNH, HĐH và hợp tác hóa, dân chủ hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. 3.Nguyễn Thanh Bạch, Chính sách và giải pháp cho nông dân, nông nghiệp và nông thôn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 1-1999. 4.Phạm Xuân Dũng, Một số vấn đề về lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6-2000. 5. Nguyễn Sinh Cúc, Thực trạng và giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 25-2002. 6. Vũ Ngọc Kỳ, GCND và Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản tháng 10/2005. 7. Vũ Ngọc Kỳ, Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Tham luận tại Đại hội Đảng lần thứ X. 8. Nguyễn Đức Triều, GCND là lực lượng hùng hậu trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Báo Nhân dân, ngày 9-10-2000.
- 9. Nông Đức Mạnh, bài phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khóa X. c. Đề tài nghiên cứu khoa học Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học KHBĐ 12: Công tác vận động nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1999. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học nêu trên, gồm các bài viết chọn lọc trong các cuộc hội thảo vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn của nhiều đồng chí lãnh đạo, quản lí, cán bộ nghiên cứu khoa học và chỉ đạo thực tiễn của nhiều cơ quan trung ương và địa phương. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đề tài làm rõ thực trạng công tác vận động nông dân từ 1986 gắn với việc nghiên cứu một số vấn đề lí luận, làm rõ ưu điểm, khuyết điểm của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như thực trạng GCND. Mặt khác, nội dung của đề tài cũng tập trung làm rõ yêu cầu cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân; dự báo những xu hướng phát triển trong 10 năm tiếp theo; đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động nông dân trong tình hình gồm: làm rõ trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng các cấp trong việc chăm lo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với nông dân; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nông dân về ý thức chính trị, nâng cao dân trí; phát huy vai trò của Hội Nông dân trong công tác vận động nông dân; quan tâm xây dựng cơ sở vật chất đối với nông nghiệp, nông thôn… Các chuyên đề được quan tâm: Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn (PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc), Thực trạng tổ chức đảng ở cơ sở nông thôn, những giải pháp để lãnh đạo cuộc vận động nông dân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (PTS. Lê Văn Yên), Xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam - thực trạng và giải pháp (PTS. Đàm Văn Thọ), Công tác giáo dục – đào tạo đối với nông dân, những giải pháp để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn (PGS, PTS. Đặng Quốc Bảo), Những vấn đề cơ bản và cấp bách cần giải quyết về nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Ninh Thuận (Chamalea Điêu), Một số vấn đề vận động nông dân trong thời kỳ đổi mới ở tỉnh Trà Vinh (Trần Quang Thiện), Phối hợp với chính quyền và các ngành để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội và phong trào nông dân.
- d. Luận văn, luận án: 1.Lê Kim Việt, Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước", Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. 2.Đặng Trí Thủ, Công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Luận văn thạc sĩ chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005. 3.Giang Văn Phục, Công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. 4.Phạm Đức Hóa, Nâng cao chất lượng công tác vận động nông dân của các Đảng bộ xã ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. Các luận văn, luận án trên đã làm rõ cơ sở lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề nông dân và công tác vận động nông dân; đánh giá đúng thực trạng nông dân và công tác vận động nông dân Đảng bộ một số tỉnh, tìm ra một số nguyên nhân của thực trạng ấy. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tóm lại, các công trình khoa học nêu trên đã đề cập nhiều nội dung với các độc độ khác nhau, có những đóng góp quan trọng đối với sự lãnh đạo về xây dựng GCND của Đảng. Tuy nhiên, tùy theo mục đích, yêu cầu của từng công trình, nên các nhà khoa học chưa có điều kiện luận bàn sâu về các vấn đề cụ thể về Đảng lãnh đạo xây dựng GCND. Hầu hết các công trình nghiên cứu đề cập chưa trực tiếp đi sâu luận bàn về phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với GCND, chưa chỉ rõ nội dung lãnh đạo gồm những vấn đề gì? trách nhiệm của các cấp uỷ đảng trong việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với GCND. Trong đó, lãnh đạo phát huy vai trò của hội nông dân các cấp và các loại hình hợp tác xã, tổ hợp tác trong việc góp phần xây dựng GCND vững mạnh chưa được cụ thể hoá, chưa coi trọng tổng kết thực tiễn.
- Còn ít các công trình nghiên cứu về GCND Việt Nam trước những thách thức mới, nhất là khi nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Một vấn đề rất cần thiết với việc lãnh đạo xây dựng GCND là đặc điểm của GCND Việt Nam hiện nay chưa được làm rõ. Các công trình nghiên cứu còn nghiêng về nghiên cứu lý thuyết. Nên việc áp dụng các giải pháp đó đối với các cấp ủy địa phương còn khó khăn, lúng túng. Việc ban hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng GCND còn có điểm chưa thực sự chú ý đến các chính sách cụ thể đối với nông dân từng vùng, miền. Chưa có được những dự báo có độ tin cậy cao về sự biến đổi trong GCND Việt Nam để làm cơ sở để hoạch định chủ trương, chính sách mới phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trên đây, đề tài sẽ kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đó, phát triển và đưa ra những kết luận, cung cấp những luận cứ để đánh giá đúng thực trạng GCND, thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng GCND ở nước ta, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân; đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng GCND Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu. 3.Mục tiêu của đề tài Làm rõ cơ sở lý luận về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng GCND trong giai đoạn hiện nay; đánh giá đúng thực trạng Đảng lãnh đạo xây dựng GCND, chỉ ra nguyên nhân; đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng GCND Việt Nam hiện nay. 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài khảo sát, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng GCND Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 5. Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát nông nghiệp, nông thôn từ 1986 đến nay. - Phân tích vai trò, đặc điểm của GCND Việt Nam. - Trên cơ sở quan niệm, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng về xây dựng GCND, đánh giá thực trạng sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng GCND từ 1986 đến nay.
- - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng GCND Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử - lôgic: Phương pháp này cho phép đi sâu phân tích sự biến đổi, phát triển của GCND trong những năm vừa qua, đánh giá, nhận xét được ưu, khuyết điểm của GCND hiện nay. + Phương pháp điều tra, khảo sát và tổng kết thực tiễn về GCND; sự lãnh đạo xây dựng GCND của Đảng trong thời kỳ đổi mới. + Phương pháp so sánh: So sánh với tính chất, quy mô, cơ cấu, bản chất và các giải pháp xây dựng GCND của các nước, các khu vực… Từ đó rút ra những đặc điểm chung, phổ biến và đặc thù, tìm kiếm những giá trị tham khảo cho nghiên cứu tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với việc xây dựng GCND ở Việt Nam. + Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra thái độ của các nhóm xã hội đối với vị trí, vai trò và sự biến đổi của GCND. Kết quả điều tra là căn cứ cho việc nhận diện vị trí, vai trò, bản chất của GCND Việt Nam hiện nay, nhận xét mặt tích cực và hạn chế của một số chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước về GCND, đề ra các giải pháp mang tính cụ thể hơn. + Phương pháp thống kê và một số phương pháp mang tính bổ trợ khác (khoa học kinh tế, khoa học pháp lý, khoa học quản lý,…). 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài + Về mặt lý luận, đề tài góp phần làm rõ vai trò, đặc điểm của GCND hiện nay. Đặc biệt, đề tài nghiên cứu chuyên sâu về góc độ Đảng lãnh đạo xây dựng GCND, do đó khung lý thuyết của đề tài sẽ tập trung định nghĩa và xác định nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo xây dựng GCND, cụ thể hóa nội dung, ph ương thức lãnh đạo vấn đề này đối với từng đối tượng: Nhà nước, Hội Nông dân, các đoàn thể chính trị - xã hội, các trung tâm khuyến nông… Xác định trách nhiệm cụ thể của tổ chức đảng các cấp trong lãnh đạo xây dựng GCND.
- Vận dụng khung lý thuyết vào khảo sát, đánh giá thực trạng Đảng lãnh đạo xây dựng GCND, đề tài sẽ bổ sung một hệ tiêu chí nhận dạng, đánh giá việc Đảng lãnh đạo xây dựng GCND. Những đề xuất về quan điểm, giải pháp đổi mới sự Đảng lãnh đạo xây dựng GCND của Đảng trong giai đoạn hiện nay. + Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho hoạt động thực tiễn lãnh đạo xây dựng GCND của Đảng. Khi được xã hội hóa, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng lãnh đạo xây dựng và vận động GCND của cán bộ, đảng viên, cấp uỷ và tổ chức đảng các cấp. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và trường chính trị các địa phương về Đảng lãnh đạo xây dựng GCND trong giai đoạn hiện nay. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương 7 tiết.
- Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái quát về nông nghiệp, nông thôn nước ta từ 1986 đến nay Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nông dân nước ta luôn luôn là lực lượng chủ lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn coi trọng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Với chủ trương "Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu"; "lấy nông nghiệp làm khâu đột phá", "lấy nông thôn là địa bàn trọng điểm", Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về đổi mới nông nghiệp, nông thôn và phát huy cao vai trò làm chủ và sức sáng tạo của nông dân. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000 - 2007 đã có 34 nghị định và quyết định về chính sách đầu tư hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành và thực hiện. Những chủ trương, chính sách đó đã nhanh chóng đi vào đời sống nông dân, được nông dân rất hoan nghênh, hưởng ứng; tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước trong GCND, khơi dậy các tiềm năng thế mạnh của từng hộ gia đình, từng địa phương, từng vùng sinh thái; làm cho nông nghiệp, kinh tế và đời sống nông dân, nông thôn phát triển có tính đột phá. Thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông thôn liên tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, KT-XH, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Nghị quyết Trung ương bảy khóa X đánh giá “Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng KT-XH được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn. Hệ thống chính trị (HTCT) ở nông thôn được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững”1. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 121-122.
- Thành tựu về phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói, giảm nghèo là một trong những thành tựu kinh tế nổi bật của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tuy vậy, hiện nay đang xuất hiện nhiều thách thức mới trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quá trình cống nghiệp hoá đất nước. Đặc biệt, sau khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, tạo cơ hội, thời cơ cho sự phát triển của đất nước, song cũng là thách thức lớn đối với kinh tế nước ta nói chung, nông nghiệp, nông dân và nông thôn nói riêng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới. Điều này thể hiện khá rõ trong ba năm đầu gia nhập WTO (2006 - 2009). Để tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, cần phải xem xét, đánh giá đúng tình hình nông nghiệp, nông thôn làm cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển GCND đến năm 2020. 1.1.1. Những thành tựu chủ yếu Sau gần 25 năm đổi mới, việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp là chính sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường thế giới và khu vực dựa trên cơ sở đơn vị sản xuất là kinh tế nông hộ ở khu vực nông thôn đã đạt được những thành tự mới. Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ trước đổi mới. Từ một nền nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp lương thực là chủ yếu, đã từng bước chuyển thành nền nông nghiệp đa canh, có tỷ suất hàng hoá ngày càng cao trong nền kinh tế quốc dân, gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Nông nghiệp nước ta đã bước đầu mang tính chất của một nền nông nghiệp hàng hoá từng bước đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước với nhu cầu cao hơn và có lượng lớn nông sản, thuỷ sản xuất khẩu. Những chuyển biến quan trọng đó thể hiện ở: Thứ nhất, nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả với cơ cấu ngày càng hợp lý và và coi trọng áp dụng thành tựu khoa học công nghệ. Cả nước đã hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá quy mô lớn, chuyên canh và thâm canh cao, như: cây chè ở miền núi phía Bắc, lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng; cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ; cây cà phê và cao su ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, thuỷ sản ở Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long... Các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung đó, đã cung cấp nông sản hàng hoá và xuất khẩu trong những năm qua và là biểu hiệu của sự hình thành phát triển nền nông nghiệp hàng hoá lớn, khác hẳn thời kỳ trước đổi mới. Trong nhiều năm
- liền tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản được duy trì và phát triển với giá trị gia tăng đạt bình quân 3,71%/năm, giá trị tổng sản lượng tăng bình quân 5,24%/năm. Theo số liệu thống kê, đến năm 2008, tổng sản lượng cây có hạt đạt 43,258 triệu tấn (tăng gần 10 triệu tấn so với năm 2000). Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008 theo giá so với năm 1994 là 156. 6819 tỉ đồng1. Bình quân lương thực đầu người đạt 470 kg, an ninh lương thực được đảm bảo; mỗi năm nước ta xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo, với kim ngạch trên 1 tỉ USD, cao hơn giai đoạn 1996 - 2000 là 13,8% về lượng và 14,4% về giá trị. Về chăn nuôi: Chăn nuôi vẫn phát triển với tốc độ khá cao 7 – 8%/năm. Sản lượng thịt hơi năm 2007 đạt 4,6 triệu tấn, tăng 22% so với năm 2000. Sản xuất thức ăn công nghiệp tăng mạnh, đến nay có 241 nhà máy, tổng công suất 7,8 triệu tấn, tăng hơn 38% so với năm 2001.Chăn nuôi công nghiệp theo mô hình gia trại, trang trại đang thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện đã đứng hàng nhất, nhì thế giới, trong đó hạt tiêu thứ nhất, gạo, cà phê thứ 2, hạt điều, cao su tự nhiên thứ 3, thuỷ sản đạt kim ngạch trên 3,363 tỷ USD năm 2006, nhiều loại nông sản xuất khẩu được các trường khó tính như Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, Singapore... chấp nhận. Năm 2006, lượng gạo thơm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã tăng gấp hơn 2 lần năm 2005. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2009 ước tăng 3% so với năm 2008; trong đó, nông nghiệp tăng 2,2%, lâm nghiệp tăng 3,8%, thủy sản tăng 5,4%. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 43,33 triệu tấn, tăng 24 nghìn tấn (0,1%) so với năm 2008; trong đó sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn, vượt mức kỷ lục của năm 2008 là 0,4%; chủ yếu do tăng diện tích gần 40 nghìn ha. Diện tích rừng trồng mới tập trung, năm 2009 ước đạt 212 nghìn ha, tăng 12 nghìn ha (5,9%) so với năm 20082. Ngành thuỷ sản tăng trưởng với tốc độ cao 8 - 12%/năm. Năm 2008 diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước đạt 1052,6 nghìn ha, tăng 4113 nghìn ha so với năm 2000; bình quân mỗi năm mở thêm 74 nghìn ha. Tổng sản lượng thủy sản năm 2009 tăng 5,3% so với năm 2008; trong đó đánh bắt tăng 6,6% và nuôi trồng tăng 4,2%. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản đánh bắt tăng nhanh so với các năm trước do thời tiết thuận lợi và thị trường tiêu thụ khá ổn định4. Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng nhanh, năm 2008 đạt 115. 527 tỷ đồng (tăng hơn 4 lần so với năm 2000), 1 http://www. gso. gov. vn/default. aspx?tabid=430. 2 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2009, Tài liệu phục vụ họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 05 tháng 01 năm 2010. 3 http://www. gso. gov. vn/default. aspx?tabid=430. 4 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2009, Tài liệu phục vụ họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 05 tháng 01 năm 2010.
- Theo Tổng cục Thống kê, tổng diện tích có rừng đến 31/12/2008 là 13118,8 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 10348,6 ngàn ha, rừng trồng 2770,2 ngàn ha1. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tiếp tục được quan tâm thực hiện. Bước đầu ngăn chặn được tình trạng phá rừng trái phép. Chất lượng rừng được nâng lên, tỉ lệ che phủ rừng năm 2006 đạt 38%, năm 2008 là 38,7%. Cùng với việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng, nhiều nơi đã khai thác kinh doanh tổng hợp (du lịch sinh thái), phát triển chế biến lâm sản, tạo nhiều việc làm mới và tăng thu nhập cho người làm rừng. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp đã chuyển mạnh theo hướng phát triển kinh tế hộ và trang trại phù hợp với yêu cầu giải phóng sức sản xuất, thích ứng với cơ chế thị trường. Năm 2006 cả nước có trên 113,7 nghìn trang trại hoạt động trong các lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh lâm nghiệp. Các trang trại là đơn vị sản xuất nông sản hàng hoá lớn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Do đó, cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có thị trường, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản, giá trị gia tăng ngành trồng trọt giảm từ 69% năm 2000 xuống 63% năm 2007, tương ứng giá trị gia tăng chăn nuôi, thuỷ sản tăng từ 22% lên 25%. Trong trồng trọt, tỉ lệ đóng góp của hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả tăng lên. Việc áp dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp có tiến bộ đáng kể: Khoa học kỹ thuật phục vụ nông nghiệp đã đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hoá gắn với xuất khẩu. Công nghệ sinh học, tưới tiêu, làm đất, phân bón, bảo quản sau thu hoạch... ngày càng tiến bộ và đã góp phần tích cực vào thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi theo yêu cầu thị trường. Năng suất lúa của Việt Nam những năm gần đây đã gấp 2 lần của Thái Lan, Philippines và vượt cả Indonesia... nhờ ứng dụng công nghệ sinh học và phân bón. Tỷ lệ đất nông nghiệp được tưới tiêu của Việt Nam cao hơn nhiều so với Thái Lan và Philippines2. Trong trồng trọt và chăn nuôi: việc áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình "3 giảm, 3 tăng", IPM, GAP được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, giống mới, thức ăn công nghiệp và phương pháp chăn nuôi kiểu công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học được phổ biến ngày càng rộng hơn. Trong thuỷ sản, công nghệ sinh sản nhân tạo một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao là những biểu hiện của cuộc cách mạng 1 http://www. gso. gov. vn/default. aspx?tabid=430. 2 http://www. hids. hochiminhcity. gov. vn/Hoithao/VNHOC/TB9/cuc. pdf
- thực sự trong nuôi trồng thuỷ sản. Công nghệ mới được áp dụng trong các nghề khai thác như đánh bắt cá ngừ, câu cá mực, điều chỉnh kích thước mắt lưới trong khai thác để bảo vệ nguồn lợi; áp dụng công nghệ làm lạnh nước biển để bảo quản cá, tôm và các sản phẩm khai thác sau thu hoạch... Trong lâm nghiệp, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển chọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom được đưa vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, nhiều diện tích rừng kinh tế được trồng bằng giống mới. Tỉ lệ rừng trồng tăng từ 50% bình quân vào những năm 1990 lên trên 80%. Trong chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngoài việc chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, còn tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng nguyên liệu và các cơ sở sơ chế, bảo đảm chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong thuỷ lợi, nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng và quản lý, như công nghệ bê tông đầm lăn, kè bản nhựa, van nhựa tổng hợp, đập xà lan di động, đập cao su, bơm di động trên ray, công nghệ điều khiển từ xa trong quản lý, điều hành các công trình thuỷ lợi. . Cơ khí hoá nông nghiệp có bước tiến bộ: Đến năm 2007, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỉ lệ cơ giới hoá cao, như: làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước 85%, tuốt lúa 83,6%; xay xát lúa gạo đạt 95%; phát triển mạnh máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (trong năm 2005, 2006 tăng trên 10%). Tổng công suất tàu, thuyền đánh bắt thuỷ sản năm 2006 đạt 5,8 triệu CV; công suất trung bình máy tàu tăng từ 17,5 CV/tàu (năm 1990) lên 60,6 CV/tàu (năm 2006). Năng suất và giá trị sản xuất trong nông nghiệp tăng nhanh: Do được ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, trực tiếp là giống cây trồng, vật nuôi, nên hầu hết các cây trồng, vật nuôi đều đạt năng suất và chất lượng cao hơn các năm trước. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác ngày càng tăng. Nếu năm 2002 giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt trên 17 triệu đồng/ha, năm 2007 đạt 29,2 triệu đồng/ha/năm (tăng gần gấp đôi); vùng đồng bằng sông Hồng đạt mức cao nhất (38,5 triệu đồng/ha, tăng 35%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (đạt 10,6 triệu đồng/ha, tăng 19% so với năm 2002). Xuất hiện nhiều cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm, một số huyện đạt trên 50 triệu đồng. Ví dụ trồng cà rốt ở một số huyện của tỉnh Bắc Ninh trên 100 triệu/ha; một số tỉnh đạt bình quân trên 40 triệu đồng/ha như Hải Dương, An Giang... .
- Tỉ suất hàng hoá và xuất khẩu tăng nhanh: Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã làm tăng nhanh tỉ trọng sản phẩm hàng hoá (gạo 20%, cà phê 95%, cao su 85%, chè 75%, hạt điều 90%, hồ tiêu 98%). Giá trị xuất khẩu các loại nông, lâm sản tăng nhanh, bình quân 16,85%/năm, một số có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới như: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm đồ gỗ, thuỷ sản... Riêng năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 12,5 tỉ USD. Đến nay đã có 5 mặt hàng xuất khẩu đạt mức trên 1 tỉ USD/năm là thuỷ sản, cà phê, gạo, cao su, đồ gỗ. Thị trường xuất khẩu mở rộng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản tăng cao cả về lượng và giá. Theo các cam kết của WTO về mở cửa thị trường, xuất khẩu nông sản theo hướng tăng chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm đi đôi với xoá dần sự bảo hộ của Nhà nước về xuất khẩu các mặt hàng này đã được thực hiện khá tốt trên phạm vi toàn ngành từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu, đã đứng vững trên thị trường cũ đồng thời mở rộng vào các thị trường mới để góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hoá bằng đẩy mạnh xuất khẩu. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực không chỉ giữ vững vị trí hàng nhất, nhì thế giới về số lượng mà bước đầu vươn tới cả chất lượng, giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ hai, hình thức tổ chức sản xuất ở nông nghiệp, nông thôn được đổi mới, từng bước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn. Về tổ chức sản xuất: Kinh tế hộ tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 2006 cả nước có 10,46 triệu hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giảm 766 nghìn hộ, giảm 6,8% so với năm 2001). Về quy mô sử dụng đất, bình quân một hộ nông nghiệp sử dụng 0,63 ha đất sản xuất nông nghiệp (tăng 12% so với năm 2001); 1 hộ thuỷ sản sử dụng 0,66 ha đất nuôi trồng thuỷ sản (tăng 16% so với năm 2001). Thực hiện "dồn điền đổi thửa", số thửa bình quân/hộ giảm, nhiều nơi giảm còn 4 - 5 thửa. Nhiều hộ có kinh nghiệm và sản xuất nông nghiệp có lãi đã thuê, mượn thêm đất sản xuất. Năm 2007 có 19% hộ thuê, mượn đất so với 3,6% năm 2004. Kinh tế trang trại phát triển theo hướng đa dạng và hiệu quả hơn: Đến cuối năm 2008 cả nước có 120699 trang trại so với 57069 năm 20001; trong đó, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 50%; hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chiếm 20,4% số trang trại cả nước. Xu hướng từ năm 2001 đến nay tăng mạnh trang trại chăn nuôi, thuỷ sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Quy mô trang trại ngày càng mở rộng, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu sản xuất; là mô hình sản xuất hàng hoá có hiệu quả, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. 1 http://www. gso. gov. vn/default. aspx?tabid=430.
- Kinh tế hợp tác có chuyển biến tích cực: Về tổ hợp tác, cả nước hiện có 837. 500 tổ hợp tác, đáp ứng một phần nhu cầu dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Nhiều tổ hợp tác mới được thành lập ở các vùng, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Một số tổ hợp tác đã huy động được vốn của các thành viên tham gia xây dựng hạ tầng (nhất là thuỷ lợi), mua sắm máy móc, thiết bị làm dịch vụ sản xuất cho hộ thành viên và nông dân trong vùng. Hợp tác xã nông nghiệp, đã cơ bản chuyển đổi các hợp tác xã có trước đây và phát triển một số hợp tác xã mới theo Luật Hợp tác xã. Thống kê năm 2008, cả nước 7592 hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp. Các hợp tác xã nông nghiệp đã chú trọng đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ và phát triển một số loại hình kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều hợp tác xã đã có tiến bộ rõ nét so với năm 2000. Năm 2005 có 88,77% số hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có lãi (năm 2000 là 66,6%). Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ sản xuất bình quân 1 hợp tác xã nông nghiệp đạt 41,4 triệu đồng, tăng 39,4% so với năm 2000. Những kết quả nêu trên, là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Năm 2007 trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước, công nghiệp và dịch vụ chiếm gần 80%, riêng ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 60%. Ở nhiều địa phương thuần nông trước đây, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch khá nhanh theo hướng công nghiệp hoá, tỉ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ trong GDP ngày càng tăng. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn tăng từ 17,34% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tăng từ 4.574 cơ sở năm 2001 lên 11.238 cơ sở năm 2005 (tăng gấp 2,5 lần). Đã hình thành và phát triển nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dịch vụ, cụm công nghiệp, làng nghề ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn thời kỳ 2001 - 2006 nhanh và rõ hơn so với trước. Tỉ lệ hộ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm 9,87%, tỉ lệ hộ công nghiệp và dịch vụ tăng lên 8,78%; trong đó, đồng bằng sông Hồng chuyển dịch nhanh nhất, tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,46 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000. Tổng lao động đang làm việc ở khu vực nông thôn hiện chiếm 75% lao động cả nước, trong đó số đang làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và thuỷ sản là 25,3 triệu người, chiếm 55,7% tổng lao động xã hội; hàng năm số lao động chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp khoảng 22 - 25 vạn lao động. Thứ ba, kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn được tăng cường.
- Về thuỷ lợi: đã xây dựng được nhiều hồ chứa kết hợp thuỷ điện, nhất là vùng miền Trung và Tây Nguyên. Trong giai đoạn 2001 - 2005, năng lực tưới đã tăng thêm 575 ngàn ha, năng lực tiêu tăng thêm 235 ngàn ha. Đã kiên cố hoá trên 15. 000 km kênh mương. Thanh Hoá, Nghệ An, Tuyên Quang, Sơn La… là những địa phương thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá kênh mương theo phương châm: “Trung ương, địa phương; nhà nước và nhân dân cùng làm”. Năng lực quản lý vận hành hệ thống thuỷ lợi được củng cố và tăng cường. Hệ thống thuỷ lợi cả nước được vận hành do 100 công ty thuỷ nông với tổng số 22.569 cán bộ, công nhân viên và 12.000 hợp tác xã, tổ hợp tác. Vùng ven biển đã tăng cường xây dựng hệ thống các cống đập ngăn mặn, giữ ngọt, nhiều công trình đã đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long tập trung thực hiện chương trình kiểm soát lũ, phát triển thuỷ lợi, giao thông và dân cư. Bước đầu thực hiện các công trình thuỷ lợi ven biển phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, gắn ngọt hoá với việc nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và tận dụng, khai thác thuỷ sản mùa lũ. Về hệ thống đê, từ năm 2000 đến nay đã tập trung thực hiện tu bổ, củng cố đê biển, đê sông từ cấp III trở lên; cứng hoá mặt đê kết hợp giao thông và phòng chống lũ; trồng tre chắn sóng bảo vệ đê. Về giao thông nông thôn: Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", giao thông nông thôn có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngoài việc phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn, các địa phương đã tích cực huy động các nguồn lực tham gia xây dựng các cống qua đường, nâng cấp và xã hội hoá hệ thống đường nội bộ xã, liên thôn, xoá cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long... Đến năm 2007 cả nước có 8790 xã có đường ô tô đến được trụ sở UBND xã, chiếm 96,9% tổng số xã (năm 1994 là 87,9% và năm 2001 là 94,2%); trong đó, có 8488 xã (chiếm 96,6%) có đường ô tô đi lại được quanh năm, và có 6356 xã (chiếm 70%)… góp phần thu hút các nhà đầu tư về nông thôn, tạo công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác. Điện nông thôn: Đến cuối năm 2006, mạng lưới quốc gia đã cấp điện cho 525/536 huyện, đạt 97,95%; 10. 522 xã, phường đạt 96,8% và 93,34% số hộ, trong đó hầu hết các xã có giá điện lưới thấp hơn 700 đồng/kwh. Năm 2007 có tới 98,9% số xã, 92,4% số thôn có điện (trong đó 87,8% số thôn có điện lưới quốc gia) và tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện đó lên tới 94,2%1. 1 http://www. hids. hochiminhcity. gov. vn/Hoithao/VNHOC/TB9/cuc. pdf
- Nhà ở nông thôn: Cùng với kinh tế phát triển, những năm qua nhà ở nông thôn đã được đầu tư xây dựng mới một cách nhanh chóng. Đến nay, đã có 16% hộ có nhà kiên cố, 57,6% nhà bán kiên cố; nhiều xã, thôn ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng miền Trung đã cơ bản hoàn thành việc "xoá" nhà tranh tre, nứa lá; vùng đồng bằng sông Cừu Long cơ bản hoàn thành việc "xoá" nhà tạm, nhà dột nát... nhiều huyện, xã ở miền Bắc và miền Trung đã cơ bản "ngói hoá" nhà ở. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến nay đã xây dựng trên 1.100 cụm, tuyến dân cư, bố trí được 108 ngàn hộ dân có nơi cư trú an toàn trong mùa lũ. Trường học, lớp học: Hệ thống trường học các cấp ở nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển, đến năm 2007 có 88,3% số xã có trường mẫu giáo/mầm non, 99,3% số xã có trường tiểu học, 90,8% số xã có trường trung học cơ sở (năm 1994 là 76,6%, năm 2001 là 84,4%), 10,8% số xã có trường trung học phổ thông (năm 1994 là 7%, năm 2001 là 8,5%). Điểm tiến bộ về giáo dục tiểu học là số trường bình quân 1 xã 1,44 trường. Việc mở thêm các điểm trường ở các thôn, đã tạo điều kiện thuận lợi để học sinh không phải đi học xa, giảm được tình trạng học sinh bỏ học. Các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo phát triển, mở rộng đến cấp thôn, đến nay có 54,5% số thôn có lớp mẫu giáo, 16,1% số thôn có nhà trẻ1. Trạm y tế: Đến năm 2007, có 9013 xã có trạm y tế, chiếm 99,3% tổng số xã và tăng 128 xã so với năm 2001.Bình quân 1 trạm y tế xã có 0,63 bác sỹ và 1 vạn dân có 1 bác sỹ (năm 2001 các con số tương ứng là 0,51 và 0,8). Khu vực nông thôn có 3964 trạm y tế xã, chiếm 44%, đó được xây dựng kiên cố2. Văn hoá, thể thao: Việc phát triển cơ sở hạ tầng văn hoá, thể thao đã được quan tâm hơn. Tới năm 2006, đã có 30,6% số xã có nhà văn hoá; 9,7% xã có thư viện; 43,8% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng và 57,6% xã có trụ sở kiên cố. Đồng thời 85,5% xã có điểm bưu điện văn hoá. Nhiều xã đã bố trí đất làm sân vận động, nơi luyện tập thể thao cho thanh thiếu niên. Thông tin liên lạc: Ngành Bưu chính - Viễn thông đã phát triển được hơn 11.000 điểm phục vụ thông tin liên lạc; trong đó có 2.390 bưu cục đảm bảo 91% xã được chuyển phát báo chí đến trong ngày. Đến năm 2007, khu vực nông thôn có 7757 xã, chiếm 85,5% số xã có điểm bưu điện văn hoá (năm 2001 là 71,9%). Tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hoá được nối mạng internet đạt 20,7%. Ngoài ra khu vực nông thôn còn có 2022 xã, chiếm 22,3%, có trạm bưu điện xã. Cả hai loại hình điểm bưu điện văn hoá xã và trạm bưu điện 1 http://www. hids. hochiminhcity. gov. vn/Hoithao/VNHOC/TB9/cuc. pdf 2 http://www. hids. hochiminhcity. gov. vn/Hoithao/VNHOC/TB9/cuc. pdf
- xã về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc ở khu vực nông thôn. Những năm gần đây trên địa bàn xã phát triển nhanh các điểm dịch vụ internet tư nhân phục vụ nhu cầu truy cập thông tin của nhân dân, đến năm 2007 đó có 2952 xã (chiếm 32,5%), với 7752 điểm internet tư nhân, bình quân 1 xã có 0,85 điểm. Số hộ có máy điện thoại (cố định/di động) là 2,924 triệu hộ, chiếm 21,2% số hộ, tăng 15,9% so năm 2001; bình quân cứ 4,7 hộ thì có 1 hộ có máy điện thoại. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Đến năm 2007 có 70% dân cư nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh (trong đó khoảng 30% người dân được dùng nước đạt tiêu chuẩn 09 của Bộ Y tế); 12% số xã có hệ thống thoát nước thải chung; 28% xã có tổ chức thu gom rác thải và 51% người dân nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Thứ tư, về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đến năm 2007, có 100% xã, thị trấn; 97% cơ quan hành chính và 88% doanh nghiệp nhà nước đã triển khai và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở theo tinh thần các nghị quyết của Trung ương. Chủ trương "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" được tổ chức khá đa dạng, với nhiều hình thức phong phú, công khai, minh bạch ở nông thôn, trong đó tập trung trên một số mặt như: công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng; chuyển dịch cơ cấu sản xuất; huy động sự đóng góp của người dân; hỗ trợ nhân dân khi bị lũ lụt bão, tai nạn; phát triển văn hoá, tinh thần của người dân ở nông thôn... Do đó, đã bước đầu phát huy sức sáng tạo, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, từng bước cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cường đoàn kết, xây dựng đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng đi vào chất lượng, góp phần quan trọng làm chuyển biến phương thức lãnh đạo, công tác điều hành, quản1ý và lề lối làm việc của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; nâng cao thêm tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức trên địa bàn; tạo dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở và tăng cường sự đồng thuận trong xã hội. Thứ năm, về an ninh, trật tự ở nông thôn: Mặc dù tình hình chính trị trên thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp; kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn những khó khăn, xã hội có những bức xúc, nhưng nhìn chung tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn vẫn được giữ vững. Nông dân tham gia tích cực trong việc vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, vừa phối hợp với các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự an ninh trên địa bàn, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả các hành động phá hoại sản
- xuất, giữ gìn vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia, nhất là khu vực biên giới, hải đảo và trên các vùng biển. Người dân nông thôn vẫn giữ được truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khó khăn và đóng góp cho đất nước. Tình đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo và các vùng, miền tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Thứ sáu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xoá đói, giảm nghèo đạt thành tựu lớn. Do sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống nông dân ở đa số các vùng được cải thiện rõ rệt. Từ năm 1996 đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng lên hơn 2,7 lần (năm 2006, bình quân đạt 6,1 triệu đồng/người, theo giá hiện hành); thu nhập bình quân 1 hộ nông thôn đạt 26,1 triệu đồng, tăng 11,3 triệu đồng (tăng 75,8% so với năm 2002). Nhờ thu nhập của hộ nông dân tăng, nên vốn tích luỹ trong dân tăng khá; năm 2006 vốn tích luỹ bình quân 1 hộ nông thôn là 6,7 triệu đồng (tăng 3,5 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2001). Nông nghiệp vẫn là nguồn thu lớn nhất của hộ gia đình ở nông thôn; năm 2006 có đến 68% hộ ở nông thôn dựa chủ yếu vào sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, tiếp đến là các hộ làm dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, tương ứng là 15% và 11%. Nhờ thu nhập của người dân tăng nên điều kiện sinh hoạt của hộ nông thôn ngày càng được cải thiện, nhất là về nhà ở, mua sắm vật dụng lâu bền, phương tiện đi lại và các vật dụng đắt tiền. Chiến lược xoá đói, giảm nghèo được thực hiện từ những năm 2000, thông qua nhiều chính sách và các chương trình cụ thể. Đến nay, về cơ bản, nước ta đã xoá được đói. Công tác giảm nghèo được tập trung đẩy mạnh, hướng vào các đối tượng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm nhanh, từ 66,4% năm 1993, 45,5% năm 1998, 35,6% năm 2002, 27,5% năm 2004 xuống còn 18% năm 2007, mặc dù chuẩn nghèo đã tăng lên. Xoá đói, giảm nghèo nhanh là thành tựu lớn của nước ta được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Do đa số người nghèo sống ở nông thôn nên phát triển nông nghiệp có giai đoạn đã đóng góp tới 80% thu nhập tăng thêm giúp các hộ thoát nghèo. Thực hiện chủ trương xã hội hoá, cùng với việc mở mang mạng lưới y tế công, hệ thống khám, chữa bệnh tư nhân được hình thành và phát triển, góp phần quan trọng vào chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Hầu hết các xã có sổ khám bệnh cho người nghèo, nhiều bệnh dịch được phát hiện và khống chế kịp thời. Năm 2006, tỉ lệ người được khám, chữa bệnh là 38,1% (cao gấp 2,07 lần năm 2002); có 51,6% cư dân nông thôn có bảo hiểm y tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong tình hình hiện nay
101 p | 767 | 192
-
LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại trong những năm đổi mới từ 1991 đến 2001
137 p | 484 | 118
-
Tiểu luận môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam: Vận dụng quan điểm phát huy nguồn nhân lực của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Việt Nam hiện nay
34 p | 445 | 77
-
LUẬN VĂN: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006
119 p | 210 | 61
-
LUẬN VĂN:Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đường lối đối
144 p | 195 | 53
-
LUẬN VĂN:Đảng Cộng sản Việt Nam lónh đạo cải cách nền hành chính nhà
126 p | 197 | 42
-
Luận văn Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006
112 p | 139 | 23
-
Tiểu luận Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Liên hệ với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay
35 p | 69 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và sự vận dụng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay
250 p | 94 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1965 đến 1975
176 p | 22 | 12
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc
277 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
200 p | 16 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
22 p | 10 | 5
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Xây dựng Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn hiện nay
27 p | 53 | 4
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới từ năm 2006 đến năm 2016
27 p | 62 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015
12 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1965 đến 1975
27 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn