intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006

Chia sẻ: Buiduong_1 Buiduong_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

139
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006

  1. 1 Luận văn Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006 Hà Nội - 2008
  2. 2 Môc lôc Trang 1 Mở đầu Chương 1: đường lối phát triển khoa học và công nghệ của Đảng thời kỳ 8 đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1996-2006) 1.1. Vai trò của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - x ã hội trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 8 1.2. Nhận thức và quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 15 1.3. Đường lối phát triển khoa học và công nghệ của Đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (1996-2006) 22 Chương 2: quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển 42 k hoa học và công nghệ giai đoạn 1996-2006 2.1. Đảng lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ 1996 đến 2000 42 2.2. Đảng lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 2001 đến năm 2006 58 2.3. Một số thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm trong quá trình Đ ảng lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 1996-2006 75 94 Kết luận 97 Danh mục tài liệu tham khảo
  3. 3 danh mục các chữ viết tắt : Ban Chấp hành Trung ương BCHTW CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá : Công nghệ thông tin CNTT : Công nghệ sinh học CNSH : Chủ nghĩa tư bản CNTB : Chủ nghĩa x ã hội CNXH : Chủ nghĩa xã hội khoa học CNXHKH GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo : Hệ thống chính trị HTCT : Khoa học và công nghệ KH&CN : Khoa học công nghệ KHCN : Khoa học, công nghệ và môi trường KH, CN và MT : Khoa học kỹ thuật KHKT : Khoa học - kỹ thuật KH-KT : Khoa học tự nhiên KHTN : Khoa học x ã hội KHXH : Khoa học x ã hội và nhân văn KHXH&NV : Kinh tế tri thức KTTT : Kinh tế - xã hội KT-XH : Lực lượng sản xuất LLSX : Nghiên cứu khoa học NCKH : Nghiên cứu khoa học và công nghệ NCKH&CN : Nghị quyết Trung ương NQTW : Phương thức sản xuất PTSX : Tư bản chủ nghĩa TBCN : Trung ương TW : Uỷ ban nhân dân UBND : Xã hội chủ nghĩa XHCN : Xã hội hoá XHH
  4. 4 mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống x ã hội loài người. Bước vào thế kỷ XXI, trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, giao thông vận tải, môi trường... đều có những biến đổi to lớn do tác động của cuộc cách mạng KH&CN. Cùng với việc xuất hiện những cơ hội mới cho sự phát triển thì nguy cơ tụt hậu về kinh tế, KH&CN, thông tin... sẽ là những thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhờ vận dụng nhanh chóng và sáng tạo những thành tựu mới nhất của KH&CN, cũng như tận dụng có hiệu quả làn sóng đ ổi mới công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học... nên cục diện hiện nay của nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới đã có sự thay đổi căn bản. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, trên quy mô toàn cầu, nhiều nước đã xây dựng cho mình cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng các thành tựu KH&CN, nhất là các công nghệ cao; các ngành d ịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với nền tảng là hoạt động xử lý thông tin; tri thức và quyền sở hữu trí tuệ đang được coi là tài sản quan trọng và quý báu nhất của mỗi quốc gia, sáng tạo là động lực của sự phát triển. Việt Nam quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, tiềm lực KH&CN còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, do đó quá trình CNH, HĐH đất nước tất yếu phải được tiến hành thông qua cách mạng KH&CN.
  5. 5 Nhận thức được vai trò to lớn của KH&CN đối với sự phát triển của đất nước, trước hết là sự phát triển của kinh tế - xã hội, trong quá trình lãnh đ ạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn rất quan tâm và đã đề ra một số nghị quyết về KH&CN (như Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị khoá IV; Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị khoá VI; Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị và Nghị quyết TW7 khoá VII...). Bước vào thời kỳ đ ẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, sự quan tâm của Đảng về KH&CN được thể hiện rõ nét trong các Nghị quyết của Đại hội lần thứ VIII và thứ IX của Đảng, nhất là trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. V ới sự quan tâm và lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với lĩnh vực KH&CN, từ sau năm 1996 đến nay, KH&CN Việt Nam đã có những b ước phát triển nhảy vọt, góp phần to lớn vào thắng lợi của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên: "Nền KH&CN nước ta phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH, còn thua kém so với nhiều nước trong khu vực" [16, tr.51]. Nguyên nhân chủ yếu là: Một số chủ trương của Đảng về KH&CN chưa được thể chế hoá đầy đủ, chưa được quán triệt trong hoạt động thực tế của các cấp chính quyền, các Bộ , ngành, địa phương; phương pháp quản lý nhà nước đối với KH&CN chưa đổi mới kịp thời; chậm tổng kết thực tiễn để phát hiện những vướng mắc nảy sinh trong lĩnh vực hoạt động KH&CN để đổi mới, thể chế hoá cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống... Tất cả đã làm cho hiệu quả tác động của các chủ trương, chính sách về KH&CN còn hạn chế, triển khai thiếu đồng bộ, đưa đến trình độ KH&CN nước ta còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
  6. 6 Đây cũng là mặt hạn chế và khó khăn lớn nhất trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta khi Việt Nam đ ã trở thành thành viên chính thức của WTO. Chính vì vậy , việc nghiên cứu, tổng kết về quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện Định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước là một vấn đề rất cần thiết, giúp chúng ta hiểu được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển KH&CN Việt Nam, thấy được những thành tựu và hạn chế của KH&CN Việt Nam, từ đó tìm ra những giải pháp chủ yếu cho việc nâng cao và phát triển tiềm lực KH&CN nước ta trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó giải pháp quan trọng hàng đầu là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khoa học - công nghệ. Với những lý do đó, tôi đã chọn vấn đề: "Đảng Cộng sản Việt Nam lónh đạo phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2006 " làm đề tài cho luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đ ã có nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận trong nước và quốc tế viết về KH&CN như: - PTS. Danh Sơn (chủ biên), Quan h ệ giữa phát triển khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế - xã h ội trong CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà N ội, 1999. - PTS. Trần Thanh Phương, Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đối với nền kinh tế các nước tư bản phát triển, một số gợi mở về thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, Luận án PTS Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996.
  7. 7 - PTS. Trần Thanh Phương, Tác động và những hệ quả kinh tế - xã hội của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với sự phát triển ngưỡng cửa năm 2000, Hà Nội. - Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Chiến lược CNH, HĐH đất nước và cách mạng công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. - GS.TS Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải, Tư duy khoa học trong th ời đại cách mạng khoa học công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, H à Nội, 1998. - V.V.Đênixốp, Nguyễn Duy Thông, Nguyễn Trọng Chuẩn, Cách mạng khoa học kỹ thuật và công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam, Nxb Tiến bộ, M, 1986. - B.Kêđrốp (chủ biên), Cách mạng khoa học, kỹ thuật và CNXH, N xb KHXH, Hà N ội, 1978. Một luận văn, luận án các chuyên ngành Quản lý kinh tế, Kinh tế chính trị, Kinh tế phát triển... có bàn đến vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của kinh tế - x ã hội cũng như việc ứng dụng các thành tựu của KH&CN hiện đại trong các lĩnh vực kinh tế, như: - Nguyễn Kim Phúc, Khoa học và công nghệ đối với phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005. - Nguyễn Đức Lợi, Vận dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sự phát triển nông nghiệp nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. - Cao Quang Xứng, Tiến bộ khoa học, công nghệ và tiến trình hình thành kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. - Nguyễn Minh Ngọc, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành thu ế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005.
  8. 8 Nhiều bài viết của nhiều tác giả được đăng tải trên các tạp chí như: - Đặng Ngọc Dinh, Vấn đề định h ướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 3/1998. - GS.VS Đặng Hữu, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khoa học - công nghệ, Tạp chí Cộng sản, số 8/1990. - GS.VS Đặng Hữu, Phát triển đất n ước bằng khoa học và công nghệ, Tạp chí Cộng sản, số 8/1991. Ngoài ra còn có những tài liệu dùng trong các lớp tập huấn giảng viên Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh các trường Đại học và Cao đẳng tổ chức hàng năm như: "Khoa học và công nghệ quá độ sang thế kỷ XXI và toàn cầu hoá" của GS.TSKH Vũ Đ ình Cự (2000); "Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam" của TS. Chu Văn Cấp (2003)... Nhưng tất cả đều mới chỉ đề cập đến vai trò của KH&CN đối với sự phát triển của kinh tế - x ã hội nói chung và của đất nước nói riêng, chưa có một công trình, một đề tài khoa học nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển KH&CN ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhất là trong giai đoạn từ 1996 đến năm 2006. Tuy nhiên để làm rõ những yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài này, luận văn có kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn quá trình nhận thức và lãnh đạo, chỉ đạo của TW Đảng, Chính phủ về p hát triển KH&CN từ 1996 đến 2006, qua đó khẳng định việc đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố q uyết định làm cho KH&CN trở thành động lực mạnh mẽ của sự nghiệp CNH, HĐH đ ất nước, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đ ất nước trong thời kỳ hội nhập.
  9. 9 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Trình bày có hệ thống đường lối, chủ trương phát triển KH&CN của Đ ảng từ 1996-2006, nêu rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng trong việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về KH&CN. - Nêu những kết quả nổi bật đã đạt được trên một số lĩnh vực KH&CN, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KH&CN thời kỳ CNH, HĐH đất nước. 4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển KH&CN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu quan điểm, đường lối của Đảng về KH&CN giai đoạn 1996-2006 và chứng minh trên một số lĩnh vực như nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn... 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận - Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. - Quan điểm, đường lối của Đảng về KH&CN trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. 5.2. Nguồn tư liệu - Các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh.
  10. 10 - Các văn kiện của Đảng về KH&CN, đặc biệt là các văn kiện Đại hội Đ ảng, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. - Các văn bản pháp luật của Nhà nước về KH&CN. - Các số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (nay là Bộ Khoa học và công nghệ). 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành như thống kê, so sánh, đồng đại, lịch đại, phân tích - tổng hợp ... 6. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn làm rõ những b ước phát triển trong tư duy và đường lối phát triển KH&CN của Đảng từ 1996-2006; làm rõ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực cụ thể như nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu và ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp... từ đó khẳng định những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo phát triển KH&CN. - Những kết quả của luận văn góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.
  11. 11 Chương 1 Đường lối phát triển khoa học và công nghệ của đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá đất nước (1996 - 2006) 1.1. Vai trò của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1.1. Theo quan điểm của các nhà kinh điển mác xít Khoa học là một hệ thống những tri thức chân thực về thế giới, được khái quát, đúc rút từ thực tiễn và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn, phản ánh những thuộc tính, kết cấu, những mối liên hệ bản chất của sự vật, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ bắt nguồn từ sản xuất, từ đấu tranh xã hội, từ nhu cầu khám phá và cải tạo thế giới của con người. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen đ ã đi đến nhận định: "... Như thế là ngay từ đầu, sự phát sinh và phát triển của các ngành khoa học đã do sản xuất quy định... " [31, tr.659]. Khoa học chân chính bắt nguồn từ những nhu cầu của đời sống xã hội và có sứ mệnh phục vụ con người, phục vụ xã hội, chính nhu cầu thực tiễn là động lực thúc đẩy khoa học phát triển. Ph.Ăngghen viết: "Nếu tro ng xã hội xuất hiện một nhu cầu kỹ thuật thì điều đó sẽ thúc đẩy khoa học tiến lên nhiều hơn một chục trường đại học" [34, tr.271]. Cùng với việc chỉ ra nguồn gốc, động lực phát triển của khoa học, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã coi khoa học "là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng" [30, tr.500]. Thiên chức của khoa học là đi tìm chân lý khách quan, khám phá bản chất của chính sự vật, là "nói bằng ngôn ngữ của chính bản thân sự vật", chỉ ra những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong của sự vật, cung cấp bức tranh chân thực về thế giới. Ph.Ăngghen đ ã chỉ rõ: "Giải thích những thuộc tính khác nhau ấy, tức là những thuộc tính mà chỉ những giác quan khác nhau mới thu nhận đ ược, dựng
  12. 12 mối liên hệ nội tại giữa chúng với nhau, đó chính là nhiệm vụ của khoa học..." [31, tr.723]. Nói đến khoa học là nói đến sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, tiếp cận chân lý, là quá trình nâng cao nhận thức đến một trình đ ộ mới. Ph.Ăngghen còn chỉ ra rằng: "Mỗi lần có một phát minh mang ý nghĩa thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó" [32, tr.409]. Có thể khái quát tư tưởng của các nhà kinh điển mác xít về khoa học ở những khía cạnh sau: - Thứ nhất, khoa học với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, ra đời khi xã hội có sự phân công lao động thành lao động chân tay và lao động trí óc; khoa học là kết quả tất yếu của phân công lao động xã hội, khoa học xuất hiện khi hoạt động nhận thức khách quan đã trở thành một loại công việc đặc thù của một số ít người, của một nhóm người hoặc một số tổ chức xã hội đặc biệt nào đó. Nội dung của khoa học chính là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan, nói cách khác, đối tượng của khoa học chính là thế giới khách quan, thực tại khách quan. Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của khoa học là tính khách quan của nó, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ một cá nhân hay một tập đoàn xã hội nào. Trong xã hội có giai cấp, tính khách quan của khoa học thường phù hợp với lợi ích của những giai cấp đang lên, những giai cấp đại diện cho một PTSX mới, cho một chế độ xã hội mới đang hình thành và phát triển. Khoa học ra đời, tồn tại và phát triển xuất phát từ những đòi hỏi, nhu cầu của hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất. Thực tiễn lao động sản xuất vừa là mục đích tối cao, vừa là nguồn gốc ra đời và là động lực phát triển của khoa học, ngược lại những tri thức khoa học càng phát triển và chính xác bao nhiêu thì càng đáp ứng tốt hơn đ òi hỏi của quá trình hoạt động thực tiễn, quá trình lao động sản xuất của con người.
  13. 13 - Thứ hai, khoa học có vai trò là một động lực của lịch sử, một lực lượng cách mạng, đồng thời cũng là một tác nhân, một lực lượng trong LLSX xã hội. Trong tác phẩm "Lược thảo ph ê phán khoa kinh tế chính trị" (viết năm 1843-1844), Ph.Ăngghen đã cho rằng: "khoa học thì ngày lại càng làm cho các lực lượng tự nhiên phải phục tùng loài người" [28, tr.774]. Khoa học đã thúc đẩy sản xuất phát triển, làm thay đổi bộ mặt thế giới một cách nhanh chóng. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, sở dĩ giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những LLSX nhiều hơn và đồ sộ hơn LLSX của tất cả các thế hệ trước gộp lại nhờ áp dụng những thành tựu khoa học trong việc chinh phục tự nhiên... Không chỉ khẳng định vai trò của khoa học trong việc thúc đẩy LLSX phát triển, C.Mác còn coi khoa học là lĩnh vực sản xuất trí óc, xem xét khoa học với tư cách là một thành tựu sản xuất độc lập và "khoa học gia nhập quá trình lao động với tư cách là một sức mạnh độc lập" [33, tr.525, 908]. Trong Phê phán khoa kinh tế chính trị (1857-1858), khi phân tích vai trò của khoa học trong việc làm biến đổi, thay thế các x ã hội khác nhau trong lịch sử, C.Mác đ ã nêu tư tưởng coi khoa học là một trong những mặt, nh ững hình th ức biểu hiện sự phát triển của LLSX. C.Mác viết: "Chỉ ri êng sự phát triển của khoa học - nghĩa là của hình thái c ủa cải căn bản nhất, vừa là sản phẩm, vừa là nhân tố sản xuất ra của cải - cũng đủ để làm cho c ác xã hội ấy tan rã" [35, tr.60 -61]. C.Mác còn nói rõ hơn tư tưởng coi khoa học là một LLSX, khi ông cho rằng: "Trong số lực lượng sản xuất ấy có cả sự phát triển của khoa học" [35, tr.358], hay "Có một lực lượng sản xuất khác mà tư b ản có được không mất khoản chi phí nào, - đó là sức mạnh của khoa học" [35, tr.483].
  14. 14 - Thứ ba, không chỉ thừa nhận khoa học là một lực lượng, một yếu tố thúc đẩy LLSX phát triển, C.Mác còn cho rằng, đến một giai đoạn phát triển nào đó, khoa học sẽ trở thành LLSX trực tiếp. C.Mác nhận định: "Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến [Wissew knowledge] đã chuyển hoá đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp" [35, tr.372]. Mác còn cho rằng: Để phát huy tác dụng của khoa học đối với sản xuất, để khoa học trở thành LLSX trực tiếp, thì phải có phát minh, sáng tạo, tiến bộ kỹ thuật để cách mạng hoá công cụ sản xuất, đồng thời người lao động phải có tri thức khoa học, có đủ năng lực áp dụng khoa học vào thực tiễn sản xuất. Hơn nữa, khoa học vốn là sản phẩm của tư duy, của trí tuệ, của lao động trí óc, muốn trở thành LLSX trực tiếp, khoa học phải cần đến hoạt động thực tiễn của con người. Trong Gia đ ình thần thánh, C.Mác đã chỉ rõ: "tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn" [29, tr.181]. Tư tưởng ở đây chính là tư tưởng khoa học, lý luận khoa học. Theo quan điểm của C.Mác, khoa học tự bản thân nó không thể tạo ra bất kỳ một tác độ ng nào, càng không thể chuyển hoá thành LLSX, mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người mới phát huy đ ược tác dụng, mới tạo thành sức mạnh vật chất. Nói về mối quan hệ giữa khoa học với tính cách là một hình thái ý thức xã hội với LLSX, trong lời nói đầu Góp phần phê phán trong pháp quyền của Hêghen, C.Mác đã viết: "Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng" [28, tr.580]. V.I.Lênin - người kế tục sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, người đã đứng ra bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ
  15. 15 nghĩa, đã thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của khoa học kỹ thuật đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga. Theo quan điểm của V.I.Lênin: - Phát triển khoa học, kỹ thuật là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng và củng cố chế độ kinh tế XHCN. - Phát triển khoa học, kỹ thuật là biện pháp quan trọng số một để nước Nga có thể đuổi kịp và vượt các nước TBCN, chỉ khi nào CNXH có năng suất lao động cao hơn năng suất lao động của CNTB thì mới có thể chiến thắng được CNTB. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò quan trọng của khoa học, kỹ thuật đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga, V.I.Lênin đã dành nhiều thời gian và tâm sức cho việc tìm biện pháp để phát triển khoa học, kỹ thuật cho quá trình xây d ựng CNXH. V.I.Lênin đã đề xuất một loạt các biện pháp phát triển khoa học, kỹ thuật trong điều kiện của CNXH: Một là, thực hiện điện khí hoá toàn quốc. Hai là, sử dụng đội ngũ chuyên gia tư sản và đào tạo đội ngũ chuyên gia công nông thông qua hai con đường: sử dụng đội ngũ chuyên gia từ xã hội cũ để lại; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia công nông. Ba là, học tập, tiếp thu, kế thừa những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của các nước tư bản, trong đó việc học tập các chuyên gia tư sản là vấn đề được V.I.Lênin hết sức coi trọng và đề cập trong nhiều tác phẩm. Đây là tư tưởng rất táo bạo và đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược thiên tài của V.I.Lênin. Tư tưởng của V.I.Lênin về vai trò của khoa học, kỹ thuật đối với công cuộc xây dựng CNXH có ý nghĩa to lớn trong xây dựng nền kinh tế nước Nga sau Cách mạng tháng Mười và sự nghiệp phát triển khoa học, kỹ thuật của Liên Xô sau này.
  16. 16 Tư tưởng của V.I.Lênin nói riêng, của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung về vai trò của khoa học, kỹ thuật có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với các nước đang xây dựng CNXH hiện nay trong việc nắm bắt thời cơ để thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. 1.1.2. Khoa học và kỹ thuật trong tư tưởng Hồ Chí Minh Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về khoa học và từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã nhận thức một cách sâu sắc ý nghĩa, vai trò to lớn của khoa học, kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Người coi "Thời đại của chúng ta bây giờ là thời đại vệ tinh nhân tạo, nghĩa là thời đại của khoa học phát triển mạnh, thời đại XHCN..." [37, tr.174]. Chính vì thế, Người khẳng định một cách dứt khoát rằng, cách mạng XHCN phải gắn liền với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật..., đồng thời Người cũng tin tưởng, CNXH cộng với khoa học chắc chắn sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho loài người nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. Khái quát thực trạng và những khó khăn to lớn của miền Bắc khi b ước vào thời kỳ quá độ, xét từ góc độ khoa học và kỹ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa được cải tiến nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều" [38, tr.77]]. Vì thế, "Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó. Khoa học là tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột và đấu tranh giữa con người với thiên nhiên" [38, tr.77]. Ngay từ khi miền Bắc triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1958-1960), cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc tiến hành cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá XHCN, coi cách mạng khoa học và kỹ thuật là then chốt.
  17. 17 Theo Người, trong chế độ XHCN, khoa học là tài sản chung của toàn dân chứ không phải của riêng một nhóm người nào. Tiến bộ của khoa học, kỹ thuật hướng về con người, bởi vì mục đích cao cả và đầy tính nhân văn của CNXH là giải phóng con người, phát triển con người toàn diện. Trong xã hội mới, những thành tựu của khoa học và kỹ thuật được sử dụng vì sự tiến bộ xã hội, vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân lao động. Nói về mối quan hệ biện chứng giữa khoa học, kỹ thuật với sản xuất và đời sống xã hội, trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội nghị phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho CNXH thắng lợi" [38, tr.78]. Có thể nói, tư tưởng về sự phát triển xã hội bằng biện pháp phát triển khoa học, kỹ thuật là một nét độc đáo, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi cho rằng, chúng ta phải dựa vào khoa học để tăng năng suất lao động, để cải thiện không ngừng đời sống nhân dân và bảo đảm cho sự thắng lợi của CNXH..., Người đã nhìn thấy ở khoa học, kỹ thuật một nguồn lực quan trọng của sự phát triển xã hội. Nhờ có tri thức khoa học, con người có thể hạn chế những sai lầm, lệch lạc mang nặng tính chủ quan, kinh nghiệm trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, và do vậy làm cho quá trình phát triển của xã hội ngày càng gần hơn, phù hợp hơn với quy luật khách quan. Vì thế, Người đòi hỏi cán bộ và nhân dân phải tích cực học tập, rèn luyện thói quen sinh hoạt và làm việc theo khoa học, "cái gì trái với khoa học chúng ta kiên quyết chống". Người còn đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục khoa học, kỹ thuật cho nhân dân, coi việc cung cấp tri thức khoa học, kỹ thuật là một nội dung cơ b ản của giáo dục. Người viết:
  18. 18 Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công [36, tr.81]. Đó cũng chính là một trong những hình thức căn bản để xã hội hoá tri thức khoa học, để khoa học thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hồ Chí Minh còn cho rằng: Việc áp dụng rộng rãi những thành tựu khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân nhằm đưa nước ta trở thành một nước văn minh, hiện đại là công việc rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh, công việc ấy không thể tiến hành m ột cách tùy tiện, thiếu sự kiểm tra, giám sát. Là một người đã từng đặt chân tới nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cả mặt tích cực, tiến bộ lẫn những mặt tiêu cực và hậu quả mà cuộc cách mạng này đưa lại. Chính vì vậy, Người đòi hỏi: những tri thức khoa học, kỹ thuật đem phổ biến phải thiết thực, chính xác; nếu chỉ phổ biến rồi bỏ mặc quần chúng, không quan tâm theo dõi họ có thực hiện được hay không, kết quả thực hiện tốt hay xấu, "như vậy là thiếu tinh thần trách nhiệm"... Tư tưởng này của Người có ý nghĩa rất sâu sắc, thấm đượm tinh thần của chủ nghĩa nhân văn: tất cả vì lợi ích chung, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người. Ngày nay, khi phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do sự lạm dụng khoa học, kỹ thuật vì những toan tính vụ lợi, ích kỷ của con người gây ra, chúng ta lại càng cảm nhận rõ hơn chiều sâu cũng như ý nghĩa vượt thời đại trong tư tưởng của Người.
  19. 19 Hơn nửa thế kỷ qua, nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ nước ta đã có những bước chuyển biến tích cực trên mọi phương diện và do vậy, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bối cảnh to àn cầu hoá và xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học, kỹ thuật và công nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, như là "chìa khoá" của sự phát triển xã hội, thì việc kế thừa và phát huy những tư tưởng đúng đắn của các nhà kinh điển mác xít và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của khoa học, kỹ thuật, lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, từng bước tiến lên một nền KH&CN hiện đại, đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sớm tạo ra "vũ khí" cho thắng lợi của cuộc đấu tranh xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu để đi lên CNXH. 1.2. Nhận thức và quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của khoa học và cô ng nghệ đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.2.1. Đường lối phát triển khoa học và công nghệ của Đảng thời kỳ trước đổi mới Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại phát triển với tốc độ rất nhanh chóng, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Bất cứ một quốc gia nào cũng phải điều chỉnh lại chiến lược của mình trong cuộc cạnh tranh hiện nay bằng việc phát triển các công nghệ mới, kể cả các nước phát triển nhất, mạnh nhất. Là một Đảng mác xít, từ khi thành lập đến nay, Đ ảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi cương lĩnh hành động của mình. Cơ sở lý luận để hình thành đường lối của Đảng về khoa học, kỹ thuật chính là những
  20. 20 tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như đã phân tích ở p hần trên. Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của khoa học, kỹ thuật lần đầu tiên được chính thức nêu lên trong Văn kiện Đại hội Đảng to àn quốc lần thứ III (9/1960): Đi đôi với cuộc cách mạng về tư tưởng, cần phải tiến hành cuộc cách mạng XHCN về văn hoá và kỹ thuật. Mục tiêu của cuộc cách mạng văn hoá và kỹ thuật là làm cho nhân dân lao động đông đảo có trình độ văn hoá vững vàng, nắm được những hiểu biết cần thiết về khoa học và kỹ thuật, và vận dụng được những hiểu biết đó vào công cuộc cải biến bộ mặt lạc hậu của văn hoá và kỹ thuật nước ta, xây dựng một nền văn hoá, khoa học và kỹ thuật hiện đại [20, tr.550]. Việc đưa ra quan điểm đó của Đảng là một tất yếu khách quan, phù hợp với bối cảnh lịch sử cụ thể của nước ta lúc bấy giờ. Sau khi hoà bình lập lại, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH trong điều kiện có nhiều khó khăn. Lịch sử để lại cho chúng ta một nền sản xuất nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, trình độ kỹ thuật sản xuất thấp kém, tư liệu lao động giản đơn, công cụ lao động phổ biến là thủ công, lao động chưa được tổ chức, phân công một cách hợp lý... Do đó muốn đi lên CNXH, chúng ta phải tạo ra được cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH. Đảng đã nhận thức được rằng, khoa học, kỹ thuật là không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta. Quan điểm này của Đảng được tiếp tục thể hiện trong Nghị quyết 157 của Ban Bí thư (khoá III), đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1976) nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò của khoa học, kỹ thuật đã đ ược nâng lên một bước. Sự nhìn nhận về vị trí, vai trò của khoa học, kỹ thuật đối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2