intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:277

16
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc" có bố cục gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; Chương 2: Cơ sở khoa học của việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc; Chương 3: Yêu cầu và biện pháp vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ VI VĂN THẢO VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHU VỰC PHÍA BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ VI VĂN THẢO VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHU VỰC PHÍA BẮC Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Giáo dục Chính trị Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng Người hướng dẫn khoa học 2: TS Dương Văn Khoa HÀ NỘI – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài "Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc" là công trình nghiên cứu của tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn từ PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng và TS Dương Văn Khoa. Luận án của tôi đã được thực hiện dựa trên việc khảo sát và điều tra thực tế và không có bất kỳ công trình nào khác đã công bố những kết quả tương tự. Tác giả Vi Văn Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Khoa LLCT - GDCD, Trường ĐHSP Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã được sự giúp đỡ quý báu từ cá nhân, cơ quan. Đầu tiên, tôi muốn bày tỏ lòng tri ân đến tập thể giảng viên hướng dẫn gồm PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng và TS Dương Văn Khoa. Sự nhiệt tình và hướng dẫn của thầy đã đóng góp quan trọng vào quá trình thực hiện luận án của tôi. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm, thầy cô Khoa LLCT - GDCD, Trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận án. Gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô bộ môn LLCT và các bạn sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc đã nhiệt tình và hỗ trợ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và TNSP. Tôi cũng muốn cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Hà Nội, tháng năm 2024 Tác giả Vi Văn Thảo
  5. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Viết đầy đủ BCH Ban Chấp hành CMVN Cách mạng Việt Nam DH Dạy học ĐC Đối chứng GV Giảng viên KTDH Kĩ thuật dạy học LSĐCSVN Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam LLCT Lý luận chính trị SV Sinh viên SĐKT Sơ đồ kiến thức SĐH Sơ đồ hóa SĐHKT Sơ đồ hóa kiến thức TNSP Thực nghiệm sư phạm TN Thực nghiệm
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................4 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................. 5 6. Đóng góp của luận án ...............................................................................................5 7. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................6 8. Cấu trúc của luận án .................................................................................................6 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...............................................................................................................8 1.1. Những nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT trong DH nói chung ...................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ..................................................8 1.1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước ................................................ 15 1.2. Những nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT trong DH LLCT nói chung và DH môn LSĐCSVN nói riêng ..........................................................................................26 1.2.1. Những nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT trong DH LLCT nói chung ...... 26 1.2.2. Những nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN .......29 1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của những tài liệu đã công bố được luận án kế thừa và nhiệm vụ tiếp tục giải quyết ................................................................ 31 1.3.1. Khái quát những nghiên cứu được luận án kế thừa .........................................31 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết ........................................................ 32 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHU VỰC PHÍA BẮC .......................................................................................................36 2.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 36
  7. 2.1.1. Quan niệm về vận dụng PP SĐHKT trong DH nói chung ..............................36 2.1.2. Quan niệm về vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ................... 38 2.1.3. Phân loại SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ................................................ 40 2.1.4. Đặc điểm môn LSĐCSVN đối với việc vận dụng PP SĐHKT trong DH cho SV ............................................................................................................................... 45 2.1.5. Những ưu điểm, hạn chế và điều kiện để vận dụng hiệu quả PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ...................................................................................................47 2.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ...53 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 55 2.2.1. Khái quát thực trạng việc DH môn LSĐCSVN ở các trường đại học, cao đẳng...55 2.2.2. Điều tra thực trạng việc vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc ................................................................. 57 Chương 3. YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHU VỰC PHÍA BẮC .................................................................................................................72 3.1. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc khi vận dụng PP xây dựng SĐKT và sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ...........................................................................72 3.1.1. Những yêu cầu chung khi vận dụng các PP xây dựng SĐKT và sử dụng SĐHKT .......................................................................................................................72 3.1.2. Một số yêu cầu khác khi vận dụng PP sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ..................................................................................................................77 3.2. Vận dụng phương pháp xây dựng SĐKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc ....................................................................... 78 3.2.1. Tìm hiểu chương trình, xác định cấu trúc và mối quan hệ của các đơn vị kiến thức trong môn LSĐCSVN ........................................................................................78 3.2.2. Xác định, lựa chọn các công cụ, phần mềm và kĩ thuật để xây dựng SĐKT . 79 3.2.3. Lập quy trình và xây dựng SĐKT theo đúng quy trình .................................. 81 3.2.4. Hệ thống SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ................................................ 84 3.3. Vận dụng PP sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV các trường
  8. đại học Y tế khu vực phía Bắc ................................................................................. 105 3.3.1. Nghiên cứu định hướng về hình thức, PP sử dụng các SĐHKT đã được tác giả luận án xây dựng ...................................................................................................... 105 3.3.2. Sử dụng SĐHKT chuẩn bị kế hoạch dạy - học ..............................................111 3.3.3. Sử dụng SĐHKT chuyển giao nhiệm vụ học tập cho SV theo mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với DH dự án .............................................................................115 3.3.4. Sử dụng SĐHKT trong tổ chức các hoạt động DH trên lớp ......................... 119 3.3.5. Hướng dẫn sinh viên sử dụng SĐHKT trong các hoạt động học tập ngoài lớp . 141 3.3.6. Sử dụng SĐHKT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV ............. 146 Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................153 4.1. Một số yêu cầu, điều kiện cơ bản để tiến hành TNSP ......................................153 4.2. Kế hoạch TNSP .................................................................................................154 4.2.1. Mục đích, đối tượng và địa bàn TNSP .......................................................... 154 4.2.2. Chuẩn bị nội dung, các thiết bị và tài liệu cho TNSP ................................... 155 4.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ..........................................................................164 4.3.1. Phương pháp tổ chức và đánh giá TNSP .......................................................164 4.3.2. Triển khai TNSP .............................................................................................166 4.4. Đánh giá kết quả TNSP .....................................................................................167 4.4.1. Đánh giá về mặt định lượng ...........................................................................167 4.4.2. Đánh giá về mặt định tính ..............................................................................175 4.4.3. Tổng hợp ý kiến GV và SV về thực nghiệm sư phạm .................................. 176 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................186 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 2 PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tần suất áp dụng SĐHKT trong tự học, tự nghiên cứu, ôn tập ................65 Bảng 2.2. Sự hưởng ứng của GV về sử dụng PP SĐHKT trong DH ........................65 Bảng 2.3. Tính tích cực của GV trong đổi mới PPDH ..............................................67 Bảng 2.4. Mức độ sử dụng PP SĐHKT trong DH .................................................... 69 Bảng 3.2. Số lượng SĐHKT được tác giả luận án xây dựng trong DH môn LSĐCSVN ..................................................................................................................84 Bảng 3.3. Định hướng về hình thức, PP sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN theo giáo trình môn học ........................................................................................... 105 Bảng 3.3a. Hướng dẫn vận dụng mô hình kĩ thuật KWLH trong dạy học ............. 131 Bảng 3.3b. Ví dụ về vận dụng mô hình KWLH – Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN (2-1930) trong dạy học ..............................................................................132 Bảng 4.1. Nhận thức của SV qua bài kiểm tra trước TNSP ....................................161 Bảng 4.2. Nhận thức của SV qua bài kiểm tra sau TNSP (đợt 1) ........................... 162 Bảng 4.3. Nhận thức của SV qua bài kiểm tra sau TNSP (đợt 2) ........................... 163 Bảng 4.10. Sự cần thiết của vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ..... 176 Bảng 4.11. Nội dung có thể xây dựng SĐKT và sử dụng PP SĐHKT ................... 177 Bảng 4.12. Mức độ đáp ứng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN .................... 177 Bảng 4.13. Hạn chế trong xây dựng SĐKT và sử dụng PP SĐHKT ......................177 Bảng 4.14. Đề xuất của GV khi sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ...... 178 Bảng 4.15. Tác dụng của PP SĐHKT đối với GV .................................................. 178 Bảng 4.16. Biện pháp sử dụng PP SĐHKT hiệu quả nhất ...................................... 179 Bảng 4.17. Ưu tiên sử dụng các PPDH của GV ......................................................179 Bảng 4.18. Mức độ hứng thú và động cơ học tập của SV ...................................... 179 Bảng 4.19. Khả năng phát triển năng lực, phẩm chất của SV khi sử dụng PP SĐHKT .....................................................................................................................180 Bảng 4.20. Mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên khi sử dụng PP SĐHKT .......181 Bảng 4.21. Khả năng hiểu bài của SV khi sử dụng PP SĐHKT .............................181 Bảng 4.22. Khả năng ghi chép bài của SV .............................................................. 182 Bảng 4.23. Khả năng ghi nhớ bài của SV khi về nhà ..............................................182
  10. Bảng 4.24. Khả năng ghi nhớ của SV khi DH với PP SĐHKT so với PP thông thường .......................................................................................................................183 Bảng 4.25. Mức độ hứng thú của SV khi sử dụng PP SĐHKT .............................. 183
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ về việc vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ..............40 Hình 2.2. SĐHKT những sự kiện có tính chất bước ngoặt của CMVN ................... 42 Hình 2.3. Sơ đồ về tính tất yếu của công cuộc đổi mới đất nước (12-1986) ............43 Hình 2.4. Sơ đồ về Đại hội thứ II của Đảng (2-1951) ...............................................44 Hình 2.5. Ưu điểm của PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN ...............................47 Hình 2.6. Sơ đồ về Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) .......................................55 Hình 3.1. Sơ đồ về XD và củng cố CQ sau CM T8 năm 1945 ................................. 74 Hình 3.2. Sơ đồ về ý nghĩa của việc thành lập ĐCSVN được trình bày trên bảng đen bằng PP thủ công - truyền thống ................................................................................79 Hình 3.3. Sơ đồ về thời cơ của CM T8 năm 1945 được ........................................... 80 Hình 3.4. Quy trình - các bước xây dựng SĐKT trong DH môn LSĐCSVN .......... 81 Hình 3.5. Sơ đồ về ra đời ba tổ chức cộng sản (1929) .............................................. 85 Hình 3.6. Sơ đồ về Hội nghị thành lập ĐCSVN (đầu năm 1930) .............................86 Hình 3.7. Sơ đồ về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với CMVN (1920-1945) ........87 Hình 3.8. Sơ đồ về sự giống và khác nhau giữa hai văn kiện đầu tiên của Đảng năm 1930 ............................................................................................................................ 88 Hình 3.9. Sơ đồ về phong trào cách mạng 1930 - 1931 do ĐCSVN lãnh đạo ......... 89 Hình 3.10. Sơ đồ về PTDC 1936 – 1939 do Đảng lãnh đạo ..................................... 90 Hình 3.11. Sơ đồ về Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) .....................................91 Hình 3.12. Sơ đồ khái quát về sự lãnh đạo của Đảng trong thời kì 1945-1954 ....... 92 Hình 3.13. Sơ đồ về các biện pháp của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản (1945-1946) ..................................................... 93 Hình 3.14. Sơ đồ về cuộc KC toàn quốc chống TDP bùng nổ ..................................94 Hình 3.15. Sơ đồ về sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc KC chống Mỹ .....................95 Hình 3.16. Sơ đồ về CM miền Bắc (1954-1960) ...................................................... 97 Hình 3.17. Sơ đồ về Đảng lãnh đạo CMNM thực hiện thành công cuộc CM DTDCND (1954–1975) ............................................................................................. 98 Hình 3.18. Sơ đồ về chủ trương, kế hoạch lãnh đạo của Đảng trong cuộc Tổng tiến
  12. công và nổi dậy Xuân 1975 ....................................................................................... 99 Hình 3.19. Sơ đồ về Đảng lãnh đạo cả nước XD và BVTQ XHCN (từ năm 1975 đến nay) ...........................................................................................................................100 Hình 3.20. Sơ đồ về Đại hội VI (12-1986) ..............................................................101 Hình 3.21. Sơ đồ về các mốc Đại hội Đảng toàn quốc từ năm 1986 đến năm 2021.....102 Hình 3.22. Sơ đồ về Đại hội VII (1991) .................................................................. 103 Hình 3.24. Sơ đồ về Đại hội XI (2011) ................................................................... 104 Hình 3.25. Sơ đồ về kế hoạch dạy học của GV .......................................................112 Hình 3.26. Sơ đồ về nội dung kiến thức cơ bản của chương 1 ............................... 115 Hình 3.27. Sơ đồ về Đảng lãnh đạo GPDT (1930 – 1945) ..................................... 116 Hình 3.28. Sơ đồ về Đại hội lần thứ XIII của ĐCSVN (2021) ...............................118 Hình 3.29. Sơ đồ về yêu cầu cần đạt đối với SV trong thực hiện dự án .................118 Hình 3.30. Sơ đồ về sự kiện lịch sử có liên quan đến CM T8 1945............................. 120 Hình 3.31. Sơ đồ về Đại hội XII (2016) ..................................................................122 Hình 3.32. Sơ đồ về Hội nghị thành lập ĐCSVN (đầu năm 1930) .........................124 Hình 3.33. Sơ đồ về ý nghĩa đối với sự ra đời ĐCSVN (đầu năm 1930) ............... 126 Hình 3.34. Sơ đồ về Đảng lãnh đạo CMVN thời kì 1930 - 1945 ........................... 128 Hình 3.35. Sơ đồ về định hướng kết quả trình bày SP dự án ..................................129 Hình 3.36. Sơ đồ về CLCT đầu tiên của ĐCSVN (đầu năm 1930) ........................ 130 Hình 3.37. Sơ đồ về LCCT (10-1930) .....................................................................134 Hình 3.38. Sơ đồ về Đại hội lần thứ VI (12-1986) của ĐCSVN ............................ 138 Hình 3.39. Sơ đồ về vai trò quyết định nhất của MB ..............................................140 Hình 3.40. Sơ đồ về tính tất yếu của CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam ................ 141 Hình 3.41. Sơ đồ về KPKT, cải tạo XHCN ở MB (1954-1960) ............................. 143 Hình 3.43. Sơ đồ khuyết để SV thực hiện NVHT ...................................................147 Hình 3.44. Sơ đồ về ĐCSVN ra đời và đấu tranh giành CQ .................................. 148 Hình 3.45. Sơ đồ về sự chuyển hướng của CMMN (1954-1960) ...........................149 Hình 3.46. Sơ đồ về đường lối KC chống Mỹ của Đảng (1965-1975) ...................150 Hình 4.1. Sơ đồ về KPKT, cải tạo XHCN ở MB (1954-1960) ............................... 156
  13. Hình 4.2. Sơ đồ về phát triển thế tiến công của CMMN (1961 – 1965).......................157 Hình 4.3. Sơ đồ về sự chuyển biến của CMMN (1954-1960) ................................ 158 Hình 4.4. Đảng lãnh đạo CMVN đi đến mùa xuân toàn thắng, thống nhất đất nước (1975) ....................................................................................................................... 159 Hình 4.5. Sơ đồ về ý nghĩa, kinh nghiệm của Đảng trong cuộc KC chống Mỹ ..... 160
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Hiện nay, giáo dục hiện đại đang đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã thúc đẩy việc cải cách giáo dục để hội nhập quốc tế, trong đó bao gồm việc thay đổi phương pháp dạy học (PPDH). Ở Việt Nam, Đảng đã xác định rõ rằng cần thiết phải tiến hành một quá trình Đổi mới mạnh mẽ trong nội dung giáo dục đại học và sau đại học, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và cấu trúc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Sự tập trung vào việc phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội được coi là ưu tiên hàng đầu, nhằm từng bước tiếp cận với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Một góc nhìn khác, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước đang phát triển vào năm 2030, và điều này đặt ra yêu cầu cần có nguồn nhân lực chất lượng. Vì vậy, việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong đào tạo đại học là vấn đề cấp thiết hiện nay. 1.2. PP SĐHKT là PP trực quan có ưu thế lớn trong DH, nhất là các môn thuộc lĩnh vực xã hội, trong đó có môn LSĐCSVN. Đặc biệt, khi dụng công nghệ thông tin (CNTT) như sử dụng các phần mềm tin học canva, mindmap,… trong xây dựng sơ đồ kiến thức (SĐKT) nhằm hệ thống hóa kiến thức là rất cần thiết. Đây là một PPDH ổn định, có khả năng khái quát, hệ thống và tóm tắt kiến thức trở nên ngắn gọn, tạo biểu tượng sâu sắc và trực quan cao. Ngoài ra, còn có khả năng truyền tải lượng lớn thông tin trong một thời gian ngắn, giúp người học dễ hiểu, tiếp thu, lĩnh hội và làm chủ kiến thức và phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực và phẩm chất cần thiết cho người học. Vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN chưa thật sự rõ nét. Bởi PP SĐHKT trong DH nói chung, DH các môn khoa học xã hội và nhân văn nói riêng được nghiên cứu từ rất lâu và khá nhiều, nhất là kết quả những công trình nghiên cứu về vận dụng nó trong DH các môn học,… đã khái quát về quan điểm, quy trình xây dựng và sử dụng SĐHKT, điều kiện vận dụng.
  15. 2 Tuy nhiên, vấn đề của luận án mà chúng tôi xác định thì chưa có một nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu toàn diện và cụ thể, vì vậy trên cơ sở xác định những nội dung, phương pháp (PP) liên quan tới môn học, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu, phục vụ DH bộ môn. 1.3. LSĐCSVN là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo tại các trường đại học. Đây là một môn học vô cùng quan trọng, cung cấp cho SV những kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, môn học còn nhằm nuôi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm đối với quê hương và đất nước. Tuy nhiên, đây là môn học mang tính chính trị, vừa cụ thể, vừa trừu tượng, khô khan, khối lượng kiến thức lớn gây khó khăn cho giảng viên (GV) trong việc tuyền tải thông tin và SV trong việc lĩnh hội, làm chủ tri thức, việc học tập của SV đang gặp nhiều khó khăn và rào cản…Chính vì vậy, đổi mới PPDH trong dạy học bộ môn là cần thiết, trong đó vận dụng phương pháp SĐHKT là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng dạy học. 1.4. Khu vực phía Bắc có nhiều trường đại học Y tế với đặc thù riêng, có thể vận dụng PPDH mới, trong đó có thể vận dụng PP SĐHKT. Mục tiêu của các trường đại học trong lĩnh vực y tế là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân. Lĩnh vực này có tính đặc thù cao, trực tiếp liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người, và được xã hội quan tâm đặc biệt, đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện nhiều dịch bệnh toàn cầu. Vì vậy, mục tiêu của các trường không chỉ là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn vững vàng, mà còn phải có năng lực và phẩm chất đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra. Trong thời gian gần đây, với sự quan tâm đặc biệt đến cải cách giáo dục đại học, các trường đã thành công trong việc đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho cả đất nước. Trong dạy học môn LSĐCSVN, giảng viên (GV) của các trường đã có những đổi mới về PPDH, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là PPDH của một bộ phận GV còn mang tính hình thức, lạc hậu, tinh thần học tập của không ít SV vẫn còn mang tính đối phó, dẫn đến những mục tiêu dạy học nhằm đạt được cho người học còn hạn chế. Có nhiều biện pháp để khắc phục những hạn chế trên, nhất
  16. 3 là vận dụng PP SĐHKT, trong đó có ứng dụng CNTT để xây dựng SĐKT và sử dụng SĐHKT. Qua thực tiễn tìm hiểu PPDH môn LSĐCSVN tại các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc, tác giả chọn khu vực này làm đối tượng nghiên cứu chính. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc” làm đề tài Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành LL và PPDH bộ môn GDCT. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN (PP xây dựng SĐKT và PP sử dụng SĐHKT), tác giả sẽ đề xuất biện pháp vận dụng PP xây dựng SĐKT (được cụ thể hóa bằng một hệ thống SĐKT phục vụ DH môn LSĐCSVN); đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng những SĐKT đã xây dựng ở trên theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho SV năm thứ 2, năm thứ 3 ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tìm hiểu lý luận về PP SĐHKT trong DH nói chung, DH môn LSĐCSVN nói riêng. - Khảo sát, điều tra thực trạng DH môn LSĐCSVN ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc; thực tiễn của việc vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN. - Tìm hiểu chương trình môn LSĐCSVN dành cho SV các trường ĐH, cao đẳng để xác định nội dung cơ bản cần xây dựng SĐKT phục vụ DH bộ môn. - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp vận dụng PP xây dựng SĐKT và PP sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. - Xây dựng KHBD và tổ chức TNSP để kiểm chứng về tính chính xác của việc vận dụng các biện pháp đã nêu trong luận án.
  17. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình vận dụng PP xây dựng SĐKT và PP sử dụng SĐHKT (cách thức sử dụng những SĐKT đã được tác giả xây dựng) trong DH môn LSĐCSVN cho SV (năm thứ 2 và năm thứ 3) ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 nhóm chính, cụ thể là: Về lý luận dạy học bộ môn: Nghiên cứu lý luận về PP xây dựng SĐKT và biện pháp sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN. Trên cơ sở PP xây dựng SĐKT, đề xuất các biện pháp vận dụng việc sử dụng SĐHKT để góp phần đổi mới PP, nâng cao chất lượng DH bộ môn. Về nội dung kiến thức áp dụng: Kiến thức môn LSĐCSVN dành cho SV các trường đại học. Tác giả chọn nội dung II chương 2 “Lãnh đạo xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, GPMN, thống nhất đất nước (1954–1975)” để xây dựng kế hoạch DH và tổ chức TNSP. Về địa bàn điều tra, khảo sát và TNSP: Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát ở 10 trường đại học Y tế khu vực phía Bắc1; chọn TNSP ở 4 trường là Học viện Quân y, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng và Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở PP luận của luận án dựa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục LLCT cho thế hệ trẻ nói chung, SV các trường đại học nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 1 Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam, Đại học Y Hà Nội; Học Viện Quân y, Đại học Dược Hà Nội; Đại học Y tế công cộng, Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương, Đại học Y dược Thái Bình, Đại học Y dược Hải Phòng, Đại học Y dược Thái Nguyên.
  18. 5 Đề tài nghiên cứu của luận án thuộc ngành Giáo dục học, chuyên ngành LL và PPDH bộ môn GDCT, nên tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó tập trung vào 4 nhóm PP đặc trưng: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu (Tâm lý học, LL và PPDH các bộ môn,…), tiến hành phân tích những công trình nghiên cứu về vận dụng PP SĐHKT có liên quan đến đề tài; nghiên cứu giáo trình môn LSĐCSVN để khai thác nội dung kiến thức làm cơ sở cho việc xây dựng SĐKT và đề xuất biện pháp sử dụng SĐHKT trong DH bộ môn LSĐCSVN. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành các PP điều tra, khảo sát thông qua bảng hỏi đối với GV và SV; dự giờ, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với chuyên gia, GV, SV. Kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất PP xây dựng và PP sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN. Nhóm phương pháp TNSP: Tiến hành TNSP toàn phần thông qua xây dựng KHBD và tổ chức TNSP có vận dụng các biện pháp sử dụng SĐHKT; việc TNSP được thực hiện ở 4 trường là Học viện Quân Y, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng và Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương. Nhóm phương pháp toán học thống kê, xử lý số liệu: Tác giả sử dụng PP toán học thống kê số liệu và xử lý số liệu sau khi điều tra, khảo sát, TNSP. Những số liệu thống kê và xử lý sẽ giúp tác giả đánh giá về định lượng. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số PP nghiên cứu khác như logic, lịch sử, lịch đại và đồng đại, tiếp cận liên ngành,… 5. Giả thuyết khoa học Nếu GV có nhận thức đúng đắn về lý luận và PPDH, trong đó có PP xây dựng sơ đồ; vận dụng đúng quy trình PP xây dựng SĐKT và biện pháp sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN (như tác giả đã đề xuất, bảo đảm đúng các yêu cầu cơ bản được trình bày trong luận án ở chương 3) sẽ góp phần đổi mới PP và nâng cao chất lượng DH môn LSĐCSVN ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. 6. Đóng góp của luận án Luận án sẽ có những đóng góp cơ bản về lý luận và thực tiễn sau đây:
  19. 6 - Xây dựng được cơ sở lý luận (có tính hệ thông) về việc vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV các trường đại học, cao đẳng. - Phác họa được bức tranh chân thực về xây dựng SĐKT và sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN của GV và SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc (thông qua số liệu về điều tra, khảo sát tình hình). - Đề xuất được PP xây dựng SĐKT, đồng thời cụ thể hóa bằng một hệ thống SĐKT phục vụ DH môn LSĐCSVN cho SV năm thứ 2, năm thứ 3 ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc; Những SĐKT do tác giả xây dựng được chia sẻ rộng rãi cho GV và SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc để phục vụ việc DH hiệu quả. - Đề xuất được các biện pháp sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV năm thứ 2 và năm thứ 3 tại các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Những đề xuất này đã được kiểm chứng qua kết quả TNSP tại 4 trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. 7. Ý nghĩa của đề tài Luận án được hoàn thành có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn: Về ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung, làm phong phú lý luận dạy học bộ môn môn LLCT, đặc biệt là vận dụng PP xây dựng SĐKT và PP sử dụng SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN. Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được vận dụng vào thực tiễn DH môn LSĐCSVN; là nguồn tài liệu tham khảo cho các NCS, HVCH và SV khi học chuyên ngành LL&PPDH bộ môn GDCT; GV nghiên cứu và giảng dạy các môn LLCT nói chung, môn LSĐCSVN nói riêng cũng có thể tham khảo về cách xây dựng SĐKT và biện pháp sử dụng SĐHKT. Giáo viên dạy môn Lịch sử,… ở các trường phổ thông. Và những ai quan tâm đến đổi mới PPDH cũng có thể tìm hiểu tham khảo. Đối với tác giả luận án: Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp bản thân nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng PP SĐHKT trong DH nói chung, môn LSĐCSVN nói riêng, vận dụng kết qua nghiên cứu vào thực tiễn DH môn học này ở trường Đại học Công nghệ Đông Á - nơi tác giả đang công tác. 8. Cấu trúc của luận án
  20. 7 Gồm Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được cấu trúc gồm 4 chương nội dung: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên liên quan đến đề tài. Chương 2. Cơ sở khoa học của việc vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Chương 3. Yêu cầu và biện pháp vận dụng PP SĐHKT trong DH môn LSĐCSVN cho SV các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Chương 4. Thực nghiệm sư phạm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2