intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay" nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa truyền thông, luận án bước đầu xây dựng khung lý thuyết, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử của Đảng; từ đó khuyến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản nói riêng và trong hoạt động báo chí nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGỌC VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGỌC VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 9229040 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. VŨ THỊ PHƯƠNG HẬU HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Thị Phương Hậu. Các số liệu thống kê, trích dẫn trong luận án bảo đảm độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Kim Ngọc
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7 1.2. Cơ sở lý luận về văn hóa truyền thông 23 Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 57 2.1. Khái quát về các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 57 2.2. Khảo sát, nhận diện văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 63 2.3. Những ưu điểm và hạn chế văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 96 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 107 3.1. Những yếu tố tác động đến văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 107 3.2. Phương hướng xây dựng văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 119 3.3. Các giải pháp nâng cao văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới 126 KẾT LUẬN 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 161
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PVS Phỏng vấn sâu TCCSĐT Tạp chí Cộng sản điện tử Tr. Trang
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên 79 Bảng 2.2. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên 79 Bảng 2.3. Trình độ sử dụng các thiết bị tin học và internet của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên 80 Bảng 2.4. Các nội dung được độc giả quan tâm khi đọc các ấn phẩm Tạp chí Lý luận chính trị 88 Biểu đồ 2.1. Lượt truy cập của độc giả từ tháng 1-2020 đến tháng 6-2021 87 Sơ đồ 1.1. Khung phân tích văn hóa truyền thông của các Tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 53
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiến bộ về khoa học và công nghệ, nhất là những đột phá công nghệ số (digital technology) ba thập niên qua đã đưa đến những chuyển mang tính cách mạng trong sản xuất, lưu giữ, truyền bá, sử dụng thông tin, thúc đẩy hình thành và phát triển các phương tiện truyền thông mới. Sự thay đổi lớn cả về số lượng và chất lượng các phương tiện truyền thông khiến quá trình truyền tải văn hóa đến công chúng được tối ưu hóa cả về tốc độ, tính năng và tính đa dạng của phương thức truyền thông, mang lại những nội dung và hình thức mới trong tổ chức sản xuất, truyền bá, sử dụng và quản trị thông tin. Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng thiết yếu, với chức năng hàng đầu là thông tin mọi mặt đời sống xã hội, là công cụ tư tưởng chính trị sắc bén tuyên truyền, tập hợp, giáo dục và định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội, là phương tiện, phương thức giao tiếp, liên kết, giám sát và phản biện xã hội… Trong xã hội thông tin và toàn cầu hóa hiện nay, báo chí - truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi quốc gia, dân tộc. Báo chí là công cụ tư tưởng, chính trị của Đảng và Nhà nước, đồng thời là một sản phẩm văn hóa có tác động sâu rộng trong quần chúng. Báo chí, truyền thông có quan hệ mật thiết với văn hóa, là sản phẩm văn hóa, nhưng đồng thời cũng là một phương thức quan trọng phổ biến, lưu truyền, sáng tạo và thúc đẩy phát triển văn hóa. Còn văn hóa khi đã thẩm thấu vào hoạt động báo chí, truyền thông sẽ gia tăng giá trị của các chủ thể cùng quá trình hoạt động, tạo động lực cho sự phát triển. Hoạt động báo chí không chỉ là hoạt động chính trị - xã hội hay nghề nghiệp, mà còn là một hoạt động mang đậm tính văn hóa. Vì vậy, cần nhận diện đúng bản chất của văn hóa truyền thông, vai trò của văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí. Văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí là nền tảng cơ bản bảo đảm hoạt động báo chí truyền thông giữ vững bản chất, phương hướng của nền báo chí cách mạng, thực hiện đúng sứ mệnh, tôn chỉ, mục đích mà mỗi cơ quan báo chí đã tự đặt ra cho mình; là “thể chế mềm” ràng buộc nghĩa vụ của nhà báo với trách nhiệm xã hội, liêm chính nghề nghiệp, làm cho mỗi tác phẩm báo chí thật sự là một công trình mang tầm văn hóa; là phong cách tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn độc giả, gắn độc giả với sản phẩm báo chí bằng cả tình cảm và trách nhiệm. Tất cả cùng tham dự vào
  8. 2 định hình hệ sinh thái văn hóa truyền thông góp phần thúc đẩy bồi đắp tri thức, cải tạo thực tiễn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giao lưu và tiếp biến văn hóa, vì một thế giới tốt đẹp hơn. Chỉ thị số 22 - CT/TW ngày 17-10-1997 của Bộ chính trị yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan báo chí xuất bản: “Phải đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng, có trách nhiệm hình thành dư luận xã hội lành mạnh, góp phần tăng cường đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị và tinh thần trong nhân dân. Không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, nghề nghiệp, từng bước hiện đại hóa” [34, tr.470]. Những năm qua, các cơ quan báo chí, truyền thông, trong đó có các Tạp chí điện tử của Đảng như: Tạp chí Cộng sản sản điện tử, Tạp chí Tuyên giáo điện tử, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử…, đã phát huy vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, truyền bá, giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức về mọi mặt cho các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội; tích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các hiện tượng tiêu cực, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; góp phần lưu giữ và truyền bá các giá trị văn hóa - nhân văn của dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, văn hóa truyền thông của các Tạp chí điện tử của Đảng cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Một số Tạp chí chưa định hình rõ bản sắc văn hóa truyền thông của riêng mình, có mặt, có nội dung chưa bám sát tôn chỉ, mục đích; tính đa giá trị của văn hóa truyền thông chưa thể hiện rõ; tri thức chứa đựng trong thông tin ở nhiều tác phẩm chưa đúng tầm với tính chất tạp chí Đảng; tính sắc bén, tính thuyết phục trong thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng chính trị, thu hút sự quan tâm của bạn đọc còn hạn chế. Tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại còn chậm; nguồn lực đầu tư hạn hẹp. Hầu hết phóng viên, biên tập viên chủ yếu vừa làm tạp chí in, vừa làm tạp chí điện tử, chưa qua đào tạo kỹ năng làm báo chí điện tử chuyên nghiệp... Thậm chí ở một số chuyên mục, tác phẩm tạp chí điện tử vẫn có biểu hiện “báo hóa tạp chí”. Trong khi đó, tình hình khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị ráo riết thực hiện âm
  9. 3 mưu “diễn biến hòa bình”, hoạt động chống phá dưới nhiều hình thức khác nhau. Mạng xã hội trở thành không gian chiến lược mà các thế lực thù địch lợi dụng chống phá nhằm gây nhiễu loạn thông tin, thúc đẩy “tác động chuyển hóa” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Nhiều vấn đề mới, khó phát sinh trong thực tiễn đòi hỏi cần được lý giải thấu đáo bằng lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn qua các bài viết đăng tải trên báo chí truyền thông chính thống thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước. “Báo chí dù của thể chế chính trị nào, là báo chí tư nhân hay của chính phủ thì cũng nhằm đến mục đích lợi ích. Cũng chính vì vậy mà các giai cấp, nhà nước, các tổ chức, cá nhân nhà hoạt động chính trị đều phải nắm lấy báo chí, dùng làm công cụ, phương tiện để truyền bá ý thức hệ tư tưởng tiến bộ, cách mạng cho công chúng; cổ vũ, động viên họ làm theo”[119]. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí, truyền thông, trong đó có các Tạp chí điện tử của Đảng rất cần có định hướng và giải pháp cải tiến trên nhiều phương diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền trong tình hình mới. Việc nghiên cứu văn hóa truyền thông của các Tạp chí điện tử của Đảng cần được nghiên cứu ở cả phạm vi chiều rộng lẫn mức độ chiều sâu. Xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thông sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển các tạp chí điện tử của Đảng trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, hội tụ và hướng đến xu thế truyền thông đa nền tảng. Nghiên cứu này càng có ý nghĩa cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh các cơ quan báo chí, truyền thông đang tiến hành kiện toàn tổ chức, cơ cấu lại theo định hướng quy hoạch báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, nghiên cứu sinh đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa truyền thông, luận án bước đầu xây dựng khung lý thuyết, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử của Đảng; từ đó khuyến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản nói riêng và trong hoạt động báo chí nói chung.
  10. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về văn hóa truyền thông để làm cơ sở cho việc xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở lý luận, xây dựng khung phân tích về văn hóa truyền thông của các Tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. - Khảo sát và phân tích thực trạng văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử của Đảng; đánh giá những ưu điểm, hạn chế; nêu rõ những vấn đề đặt ra trong xây dựng văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. - Phân tích các yếu tố tác động và khuyến nghị một số giải pháp cơ bản nâng cao văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử của Đảng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Luận án nghiên cứu văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử của Đảng trên các phương diện: giá trị của sản phẩm truyền thông, văn hóa của chủ thể truyền thông; văn hóa tiếp nhận, phản hồi thông tin của bạn đọc, kênh truyền thông. + Đối tượng khảo sát, nghiên cứu: một số tạp chí điện tử của Đảng. Trong phạm vi của luận án, nghiên cứu sinh lựa chọn ba tạp chí điện tử: Tạp chí Cộng sản điện tử, Tạp chí Tuyên giáo điện tử, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử (phiên bản tiếng Việt) để tiến hành khảo sát. Tạp chí Cộng sản điện tử thuộc Tạp chí Cộng sản; Tạp chí Tuyên giáo điện tử thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương; Tạp chí Lý luận chính trị điện tử thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là các Tạp chí gắn liền với từng cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị của Đảng. + Về thời gian: Từ thời điểm thành lập các tạp chí điện tử của Đảng cho đến nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhất là phép biện chứng duy vật; các quan điểm lý luận và thực tiễn của Đảngvề công tác tư tưởng, lý luận và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam.
  11. 5 4.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Trong luận án này, NCS sử dụng cách tiếp cận liên ngành kết hợp với cách tiếp cận chuyên ngành. Cụ thể, NCS đã sử dụng tri thức và phương pháp của các ngành văn hóa học, xã hội học văn hóa, báo chí học, khoa học lý luận chính trị,… để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm: Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Trên cơ sở tài liệu được thu thập, các thao tác được sử dụng chủ yếu trong phương pháp này là tiến hành kiểm tra, sàng lọc, phân loại, xử lý, phân tích, đánh giá, tổng hợp hóa và dữ liệu hóa để sử dụng cho từng nội dung nghiên cứu, làm cơ sở rút ra các kết luận khoa học về lý luận cũng như thực tiễn văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử của Đảng. Phương pháp phỏng vấn sâu: Thao tác cụ thể của phương pháp này là thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn sâu với các câu hỏi mở dành cho các đối tượng là thành viên Ban Biên tập, Lãnh đạo các Ban chuyên môn, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, bạn đọc của các tạp chí điện tử của Đảng xung quanh nội dung về văn hóa truyền thông. NCS đã tiến hành phỏng vấn sâu 22 người, trong đó có 5 cán bộ của các Tạp chí, 8 cộng tác viên, 9 độc giả [Xem Phụ lục 2 đến Phụ lục 11]. Trên cơ sở ý kiến trả lời phỏng vấn sâu, NCS đã tiến hành phân tích, làm sáng tỏ các giả thuyết khoa học đặt ra trong luận án. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích số liệu: Thao tác cụ thể ở đây là tiến hành khảo sát trực tuyến trên internet, thu thập báo cáo của 3 tạp chí điện tử trong phạm vi khảo sát qua các giai đoạn hình thành và phát triển, định hình các bảng biểu thống kê, phân tích các số liệu thu thập được. Phương pháp so sánh: Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được từ khảo sát trực tuyến, phỏng vấn sâu, ý kiến chuyên gia, từ các báo cáo thống kê, từ quan sát tham dự, luận án đã so sánh những điểm tương đồng, khác biệt, những điểm mạnh, điểm yếu của văn hóa truyền thông ba tạp chí điện tử của Đảng đã lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu. Kết quả so sánh này sẽ là cơ sở để rút ra các kết luận khoa học và đề xuất các giải pháp sát hợp với tình hình thực tiễn. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử của Đảng ở cấp độ luận án tiến sĩ. Luận án xây dựng khung lý thuyết về
  12. 6 văn hóa truyền thông ở các tạp chí lý luận chính trị điện tử của Đảng trong thời gian qua, làm rõ những kết quả đã đạt được, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao văn hóa truyền thông ở các tạp chí điện tử của Đảng trong thời gian tới. Về lý luận: - Luận án xây dựng khung lý thuyết về văn hóa truyền thông, đưa ra những đặc điểm cơ bản nhận diện văn hóa truyền thông trong hoạt động báo chí, đồng thời góp phần làm phong phú hơn những vấn đề lý luận về văn hóa truyền thông. Về thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực trạng văn hóa truyền thông ở các tạp chí điện tử, khuyến nghị một số giải pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện văn hóa truyền thông trong hoạt động của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản nói riêng và trong hoạt động báo chí cả nước nói chung. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong xây dựng văn hóa truyền thông ở các tạp chí điện tử của Đảng và các cơ quan báo chí truyền thông khác. Là tài liệu tham khảo cho sinh viên các học viện, trường đại học đào tạo chuyên ngành văn hóa, báo chí truyền thông và cả các đối tượng quan tâm. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương như sau: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận của luận án. - Chương 2. Thực trạng văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. - Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao văn hóa truyền thông của các tạp chí điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Nghiên cứu về văn hóa truyền thông Vấn đề văn hóa truyền thông trên thế giới khởi đầu được nghiên cứu và chủ yếu đề cập trong xã hội tư bản ở các nước phương Tây từ nửa sau của thế kỷ XX. Văn hoá truyền thông (Media Culture) được các nhà nghiên cứu mô tả là toàn bộ những tác động và sự định hướng tư tưởng của các phương tiện truyền thông. Các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, quảng cáo, internet, các phương tiện truyền thông mới… đã có tác động, ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội và hoạt động truyền thông. Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong quản trị xã hội, giữ gìn và phát triển văn hóa, do các phương tiện truyền thông đại chúng tác động và ảnh hưởng đến nhiều người mà chứa đựng trong đó là các giá trị văn hóa. Nghiên cứu truyền thông và vai trò của nó trong việc xây dựng các giá trị văn hóa, sự lưu hành các giá trị biểu tượng chính là trọng tâm của nghiên cứu văn hóa. Văn hóa truyền thông không chỉ tập trung vào các khía cạnh văn hóa của bất kỳ phương tiện truyền thông nào mà còn chú trọng đến tính kinh tế của hoạt động truyền thông. Văn hóa truyền thông giúp củng cố quyền bá chủ và quyền lực của các nhóm chính trị, văn hóa và kinh tế cụ thể. Các nghiên cứu về văn hóa truyền thông cho rằng, các ý thức hệ và tư tưởng chính trị ẩn chứa trong cả lĩnh vực giải trí của truyền thông đại chúng, với niềm tin rằng văn hóa truyền thông truyền tải các ý thức hệ, củng cố các cấu trúc áp đặt của giai cấp, giới tính và chủng tộc thông qua đại diện phổ biến. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ truyền thông trong xã hội đang làm thay đổi những quan niệm của con người với xã hội và tự nhiên, trong việc tiếp nhận những tri thức mới. Tác động cả tích cực và tiêu cực của các phương tiện truyền thông đại chúng làm thay đổi hành vi, quan điểm, cách sống của con người trong những cộng đồng khác nhau. Chiều hướng tích cực thể hiện ở nhận thức các giá trị tốt đẹp và thúc đẩy dân chủ lành mạnh. Chiều hướng tiêu cực hiểu hiện ở việc thương mại hóa tin tức, quảng cáo mà không quan tâm đến sự thật có thể gây hậu quả xấu cho xã hội, hay những thực hành phi đạo đức chịu ảnh hưởng, tác động chi phối bởi các nhóm quyền lực…
  14. 8 Văn hóa truyền thông với tư cách là một lĩnh vực học thuật liên quan đến nội dung, hình thức, lịch sử, hiệu ứng và ý nghĩa chính trị của các phương tiện và công nghệ khác nhau, là một phần quan trọng không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Năm 1974, Raymond Williams xuất bản cuốn sách: “Truyền hình: Công nghệ và hình thức văn hóa” (Television: Technology and Cultural form). Nội dung cuốn sách đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình. Trong nghiên cứu này, Raymond Williams không chỉ tiếp cận truyền hình từ góc độ công nghệ, kỹ thuật mà còn đi sâu phân tích ảnh hưởng của truyền hình với nền tảng văn hóa của đời sống xã hội hiện đại. Cuốn sách “Phản thuyết Châu Âu là Trung tâm: Đa văn hóa và truyền thông” (Unthinking Eurocentrism: Multiculturalism and the Media), [1994] của Robert Stam đưa ra những quan điểm, luận giải mang tính phê phán thuyết trung tâm châu Âu dựa trên phân tích tác động của truyền thông đối với đại chúng và xem truyền thông là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi văn hóa. Cuốn “Văn hóa truyền thông” (Media Culture) [1995] của Douglas Kellner đã đề cập đến những vấn đề văn hóa - xã hội, trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa văn hóa truyền thông với chính trị - xã hội, tác giả nhấn mạnh đến tác động của văn hóa truyền thông đến độc giả từ đó lan tỏa đến toàn xã hội. Các văn bản văn hóa truyền thông không chỉ là phương tiện của ý thức hệ, hay thuần túy là giải trí. Thay vào đó, chúng là những tác phẩm phức tạp thể hiện các diễn ngôn chính trị xã hội. Do đó, văn hóa truyền thông khiến các cá nhân tuân thủ tổ chức xã hội, nhưng nó cũng cung cấp các nguồn lực có thể trao quyền cho các cá nhân chống lại xã hội đó. Vì văn hóa truyền thông được cấu thành và tạo thành động lực chính trị - xã hội lớn hơn, nên nó phản ánh bản chất của xã hội đương đại, chính trị và cuộc sống hàng ngày. Các công nghệ mới và các phương tiện truyền thông mới xuất hiện đã thay đổi các mô hình của cuộc sống hàng ngày. Công nghệ mới và máy tính đã thay thế nhiều công việc và tạo ra những ngành nghề, việc làm mới, cung cấp các hình thức truy cập thông tin mới với nhiều sự lựa chọn hơn, nhiều khả năng tự chủ hơn về văn hóa và nhiều cơ hội cho các can thiệp của văn hóa và ý tưởng thay thế. Các phương tiện truyền thông đã tác động đến văn hóa, là nền tảng cho sự phân phối và phổ biến văn hóa. Tác giả lập luận rằng, một số văn bản truyền thông văn hóa nâng cao các quan điểm tư tưởng cụ thể có thể được xác định bằng cách liên quan các văn bản với chính trị.
  15. 9 Cuốn “Văn hóa truyền thông hậu hiện đại” (Postmodern media culture) của Jonathan Bignell [2000], đề cập đến các tác giả như Marshall McLuhan, Fredric Jameson, Jean Baudrillard, với ý tưởng đa dạng của họ về mối quan hệ giữa văn hóa với truyền thông, văn hóa truyền thông hậu hiện đại. Mục đích là để chỉ ra rằng hậu hiện đại là một cấu trúc rời rạc phụ thuộc vào việc trích dẫn các loại đối tượng cụ thể, có thể là văn bản, thể chế, khán giả hoặc cách khái niệm hóa các khía cạnh khác của văn hóa truyền thông. Tác giả cho rằng một nền văn hóa truyền thông hậu hiện đại gắn với sự phát triển của công nghệ, hình ảnh kỹ thuật số và thực tế ảo với kết nối máy tính; các video, hệ thống thực tế ảo và phương tiện tương tác như CD- ROM, trải nghiệm giải trí mới… định hình lại thói quen của khán giả. Các đối tượng của văn hóa truyền thông hậu hiện đại, dù được coi là văn bản, công nghệ hay phương thức quan hệ khán giả, có chức năng là mối quan hệ giao tiếp giữa con người, các mối quan hệ của văn hóa với quyền lực chính trị và kinh tế. Sự hội tụ của văn bản với đồ họa, hình ảnh quang học, chuyển động và âm thanh trong các sản phẩm đa phương tiện cho thấy khả năng của kỹ thuật số biến đổi và tích hợp các phương tiện truyền thông, khác biệt so với trước đây. Tác giả cũng đưa ra những dự báo về một xã hội ngày càng bị chi phối bởi truyền thông và thông tin, một thế giới trong đó các công nghệ và phương tiện truyền thông mới có mặt ở khắp nơi và trong đó con người hợp nhất với các công nghệ và mất quyền kiểm soát của chính họ và môi trường công nghệ mới của họ. Nick Stevenson trong cuốn: "Hiểu biết về văn hóa truyền thông, lý thuyết xã hội và truyền thông đại chúng" (Understanding Media Culture Social Theory and Mass Communication) [2002] đã cung cấp một cách nhìn tổng quan toàn diện mà các lý thuyết xã hội cố gắng lý thuyết hóa tầm quan trọng của phương tiện truyền thông trong xã hội đương đại. Trên cơ sở đó phát triển các lý thuyết gần đây liên quan đến phương tiện truyền thông mới và xã hội thông tin, cũng như khán giả và lĩnh vực công cộng, những hiểu biết về văn hóa truyền thông. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các cuộc tranh luận thường xoay quanh sự liên kết giữa truyền thông đại chúng, dân chủ và chủ nghĩa tư bản, tầm quan trọng của một xã hội thông tin và sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới, sự phát triển của các công nghệ mới và các hình thức văn hóa. Tác giả cũng đặt vấn đề về sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới, phát triển của công nghệ Internet, truyền hình kỹ thuật số và không gian mạng,
  16. 10 toàn cầu hóa các nền văn hóa truyền thông gây ra những lo ngại về sự chuyển đổi bản sắc xuyên quốc gia, quốc tế, khu vực và địa phương. Năm 2002, Jostenim Gripsrud xuất bản cuốn: "Hiểu biết về văn hóa truyền thông" (Understanding Media Culture) đã trình bày một cách khá hệ thống về cấu trúc của hoạt động truyền thông đại chúng. Một số khía cạnh văn hóa truyền thông cũng được Jostenim Gripsrud bàn đến trong công trình này như: công chúng truyền thông, phương tiện truyền thông đại chúng, ứng dụng khoa học công nghệ… Tác giả cho rằng, quá trình của hoạt động truyền thông đại chúng như một hiện tượng văn hóa tổng thể. Dưới sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan, hiện tượng văn hóa này vừa là sản phẩm của môi trường văn hóa có tính lịch sử cụ thể, vừa tác động lên chính diện mạo của đời sống văn hóa, xã hội đó. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng của phương tiện truyền thông và sự khác biệt về xã hội, lối sống và khẩu vị tiếp nhận thông tin của các đối tượng khác nhau. Phương tiện truyền thông hiện đại đã góp phần vào sự phân chia rõ rệt hơn giữa các nhóm tuổi và các thế hệ đầu thế kỷ XX. Cuốn “Nghiên cứu truyền thông và văn hóa - các công trình tiêu biểu” (Media and Cultural Studies-Keyworks) [2006] của Meenakshi Gigi Durham & Douglas M.Kellner) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tiêu biểu hiện nay trong nghiên cứu văn hóa, truyền thông và xã hội; phân tích những ảnh hưởng của truyền thông với văn hóa đương đại. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những cách tiếp cận mới về văn hóa và các hiện tượng văn hóa bằng góc nhìn mới và những rào cản tư tưởng trong văn hóa truyền thông. Những lý thuyết và phương pháp gợi mở cấu trúc, ý nghĩa và giá trị, trào lưu tổ chức văn bản truyền thông, cách thức truyền thông và văn hóa truyền thông. Các bài viết cũng gợi mở những hướng nghiên cứu mới về truyền thông và văn hóa truyền thông, dự báo về sự đòi hỏi những phân tích lý thuyết mới trong nghiên cứu truyền thông và văn hóa trong thời đại mới, đặc biệt là tác động của công nghệ truyền thông mới tới văn hóa và xã hội. Công trình “Phương tiện truyền thông đại chúng và sự biến đổi văn hóa” (2010) của Triệu Dũng, giáo sư trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, nghiên cứu sự biến động trong đời sống văn hóa thẩm mỹ Trung Quốc thời hiện đại. Theo tác giả, văn hóa truyền thông là hình thức văn hóa xuất hiện sau khi văn hóa đại chúng phát triển đến một giai đoạn mới và liên tục phát triển. Phương tiện truyền
  17. 11 thông mới đã tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ về văn hóa, chuyển từ văn hóa thẩm mỹ sang văn hóa tiêu dùng, từ tri thức phân tử sang tri đạo phân tử, từ văn hóa quần chúng cách mạng đến văn hóa đại chúng thương nghiệp rồi đến văn hóa hỗn tạp của thanh niên, từ văn hóa truyền hình học thuật đến văn hóa truyền hình vui chơi giải trí... Sự kết hợp giữa tri thức phân tử và phương tiện truyền thông đã làm xuất hiện loại tri thức gắn với truyền hình, làm đơn giản hóa những tư tưởng sâu sắc, những vấn đề phức tạp. Cùng với sự phổ biến của sách điện tử, máy tính, internet… phương thức tư duy và hành vi sáng tác cũng thay đổi mạnh mẽ. Truyền thông kỹ thuật số ngày càng phát triển, việc thu thập, xử lý tài liệu, đọc sách, sao chép các văn bản cũng biến đổi rất lớn theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Kho tàng tri thức trở nên đồ sộ, không giới hạn về không gian do vậy khối lượng kiến thức thu được rất nhanh chóng, tiện ích, tuy nhiên năng lực dung nạp, tiêu thụ thông tin có hạn nên nhiều khi biến chúng ta vô tình trở thành “nô lệ của thông tin”. Theo tác giả, phương tiện truyền thông hiện đại tác động làm biến đổi văn hóa, trong đó nguyên nhân sâu xa nhất là sự phát triển của khoa học công nghệ. Sự biến đổi văn hóa do ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đại chúng không phải là hiện tượng cá biệt của riêng một quốc gia nào, mà là hiện tượng có tính chất toàn cầu. Khẳng định thêm cho nhận định này, cuốn sách “Điểm mới của văn hóa truyền thông” của tác giả Tần Chí Hy (2010), cho rằng chủ nghĩa tiêu dùng đang lây lan nhanh chóng, chi phối, hình thành một ý thức hệ mới. Từ đó quan niệm về giá trị và lối sống bị đảo lộn, dẫn đến có nguy cơ làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống. Theo tác giả, từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, hình ảnh nhân vật trên truyền thông của Trung Quốc đã có sự thay đổi. Thay vào việc truyền thông tập trung phản ánh các gương điển hình lao động sản xuất, anh hùng văn hóa như trước kia là hình ảnh của các thần tượng tiêu dùng, như các ngôi sao điện ảnh, ca sĩ, diễn viên, cầu thủ bóng đá, các doanh nhân nổi tiếng, các chính trị gia… Do vậy, xét về góc độ nào đó, chức năng của truyền thông đã thay đổi, giải trí trở thành chức năng nổi bật trên truyền thông. Nội dung biểu đạt giờ đây không còn tập trung ở ngôn ngữ mà hình ảnh thị giác đóng vai trò chủ đạo, với sự giúp sức của kỹ thuật và công nghệ. Bài viết “Toàn cầu hóa, văn hóa truyền thông Đông Á và công chúng của họ” (Globalization, East Asian media culture and their public) đăng trên Tạp chí
  18. 12 Truyền thông châu Á (2010) của GS. Koichi Iwabuchi, Đại học Monash, Australia đề cập đến sự phát triển của sản xuất văn hóa truyền thông Đông Á và đồng sản xuất, lưu thông và tiêu thụ truyền thông liên Á. Sự phát triển sản xuất văn hóa, lưu thông và kết nối trong và ngoài khu vực đã thách thức các luồng văn hóa truyền thông xuyên quốc gia không đồng đều, tạo nên sự phân cấp. Sự gia tăng của sản xuất văn hóa truyền thông châu Á và các kết nối liên châu Á không phục vụ lợi ích công cộng ở địa phương, quốc gia và xuyên quốc gia, đặc biệt là về việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa không đồng đều mà trong đó thị trường đã chi phối sâu sắc sản xuất, lưu thông và tiêu thụ văn hóa truyền thông. Tác giả cho rằng, các quốc gia đang hỗ trợ các hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa truyền thông xuyên quốc gia, các nhà nghiên cứu bắt buộc phải kiểm tra chặt chẽ hơn sự không đồng đều, bất bình đẳng và bên lề trong mạng lưới văn hóa đại chúng liên châu Á và hợp tác xuyên quốc gia với các chủ thể xã hội khác nhau để cùng phát triển theo những cách dân chủ và đối thoại hơn. Bàn về vấn đề các phương tiện truyền thông là tác nhân thúc đẩy toàn cầu hóa văn hóa, trong bài viết “Toàn cầu hóa văn hóa thông qua các phương tiện truyền thông” (Globalization of culture through the media) (2022), Marwan M. Kraidy, Đại học Pennsylvania, Mỹ, đã cho rằng toàn cầu hóa văn hóa gắn liền với các phương tiện truyền thông quốc tế. Quan điểm về toàn cầu hóa văn hóa tiếp cận ở góc độ toàn bộ nền văn hóa thế giới đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hóa phương Tây, mà chủ yếu là Mỹ. Nhờ công nghệ truyền thông hiện đại như truyền hình vệ tinh, internet đã tạo ra dòng chảy ổn định của hình ảnh xuyên quốc gia, kết nối khán giả trên phạm vi toàn thế giới. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về văn hóa truyền thông đã tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau, là tài liệu tham khảo có giá trị, cung cấp cách nhìn so sánh giữa các quốc gia và khu vực, giữa nước phát triển và nước đang phát triển, kể cả các chính thể khác nhau. Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về văn hóa truyền thông chưa nhiều, vì đây cũng là một vấn đề khá mới mẻ. Cuốn sách: "Những vấn đề văn hóa báo chí truyền thông" (1997) của Phạm Ngọc Trung là công trình tập hợp các bài viết về văn hóa, báo chí và truyền thông. Trong đó không có bài viết nào đi sâu nghiên cứu về văn hóa truyền thông hay đề cập đến văn hóa truyền thông như một
  19. 13 thành tố của nền văn hóa trong xã hội mà chỉ có một số nội dung nghiên cứu có liên quan đến văn hóa, báo chí và truyền thông, là những lĩnh vực rất rộng lớn. Luận án tiến sĩ xã hội học của Trần Hữu Quang “Truyền thông đại chúng và công chúng trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh” [2000], dưới góc nhìn xã hội học, tác giả đã tiến hành khảo sát các mô thức tiếp nhận truyền thông đại chúng của các giới công chúng, trong đó, nêu quan điểm về sự thay đổi trong cách quan hệ của người dân đối với các phương tiện truyền thông đại chúng có thể là một trong những kênh góp phần tạo ra những mô hình văn hóa mới và từ đó là những động lực xã hội mới cho quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới tập trung nghiên cứu mô thức tiếp nhận truyền thông đại chúng của giới công chúng đối với báo in, truyền hình, đài phát thanh mà chưa đề cập đến tác động của các phương tiện truyền thông mới hay báo chí điện tử. Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu là thái độ đối với truyền thông của các nhóm công chúng do vậy công trình này cũng chưa đề cập đến văn hóa của những người làm truyền thông. Một số công trình của các tác giả chủ yếu nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và truyền thông, vai trò của truyền thông đại chúng, biến đổi văn hóa, xã hội đang diễn ra ở Việt Nam dưới tác động của các phương tiện truyền thông, từ những thay đổi trong tâm lý và nhận thức thẩm mỹ, kích thích khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đến những thay đổi trong sinh hoạt chính trị, hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, khả năng lưu trữ, chia sẻ và tương tác với thông tin. Những tác phẩm có nội dung liên quan đến vấn đề này như: "Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay" của Trần Ngọc Tăng [2001]; "Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa xã hội" của Lê Thanh Bình [2005]; “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội”[2008], Bài viết “Truyền thông văn hóa và văn hóa truyền thông” của Nguyễn Thị Minh Thái [2015]; “Phương tiện truyền thông xã hội với giới trẻ Việt Nam” của Lê Hải [2017]... Các nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ các góc độ tiếp cận đa ngành của báo chí truyền thông, lịch sử, triết học, văn hóa, xã hội học và mới chỉ bàn luận ở một số khía cạnh có liên quan đến văn hóa truyền thông. Năm 2008, tại hội thảo "Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa" do trường Đại học Mỹ thuật, Viện Mỹ thuật tổ chức tại Hà Nội, trong bài viết: "Ảnh hưởng của văn hóa truyền thông đối với mỹ cảm của giới trẻ Việt Nam hiện nay"
  20. 14 của Phạm Trung đã nhìn nhận truyền thông như một hiện tượng văn hóa có tác động mạnh đến mỹ cảm của giới trẻ, cụ thể là đến thị hiếu nghệ thuật của giới trẻ, nhìn nhận những hiện tượng văn hóa đại chúng có liên hệ chặt chẽ với truyền thông đại chúng. Ngày nay thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách, báo, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, internet… công chúng không chỉ nhận được các thông điệp mà xu hướng tương tác ngày càng mạnh, họ tham gia nhiều hơn vào quá trình sáng tạo ra các sản phẩm thông tin. Cuốn sách "Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam" [2008] của tác giả Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh đến bối cảnh phát triển khoa học công nghệ đã gia tăng sức ảnh hưởng của công nghệ thông tin hiện đại, làm nên sức mạnh của truyền thông đại chúng. Sự lớn mạnh của truyền thông đại chúng đã tạo nên những biến đổi về văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi ngóc ngách của trái đất nơi chúng ta đang sống. Một thế giới ảo đan xen với thế giới thực, một không gian tương tác tối đa trong mọi mối quan hệ xã hội, các khoảng cách không gian và thời gian trở nên tương đối. Điều đó có nghĩa là nền văn hóa hiện đại xét trên một phương diện nào đó, chính là sản phẩm của văn hóa truyền thông hiện đại. Trong bài viết “Văn hóa truyền thông trên báo chí” (Tạp chí Lý luận chính trị, số 3-2008), Nguyễn Văn Dững cho rằng văn hóa truyền thông trên báo chí, tức là văn hóa giao tiếp đại chúng có một sức mạnh. Từ cách tiếp cận này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của chủ thể hoạt động báo chí trong việc hình thành văn hóa truyền thông. Nhà báo, nhà truyền thông trước hết phải là nhà văn hóa. Tiếp đến là văn hóa của cơ quan báo chí và diện mạo của sản phẩm báo chí. Nghiên cứu này đã đánh giá được vai trò của văn hóa truyền thông trên báo chí và chỉ ra được các thành tố cấu thành văn hóa truyền thông là tính văn hóa của nhà báo, cơ quan báo chí, giá trị sản phẩm báo chí. Tuy nhiên, tác giả chưa đánh giá vị trí, vai trò của công chúng và công nghệ truyền thông, những thành tố quan trọng của văn hóa truyền thông. Bài viết “Phân tích xu hướng văn hóa - truyền thông thế giới và đề xuất kiến nghị cho Việt Nam”(2010), của Lê Thanh Bình, đã tổng kết về các xu hướng cơ bản của văn hóa - truyền thông thế giới, tác động đến nhiều mặt đời sống thế giới đương đại, kể cả vấn đề giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và ngoại giao văn hóa. Tác giả cũng phân tích về sự biến đổi của văn hóa dưới tác động của truyền thông đại chúng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2