intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Đảng lãnh đạo công tác vận động giai công nông dân trong những năm 1996 - 2006

Chia sẻ: Buiduong_1 Buiduong_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

155
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng giai cấp vô sản muốn giành thắng lợi thì nhất thiết phải thu hút được nông dân, lôi cuốn họ tham gia vào con đường cách mạng vô sản. Liên minh công nông là điều kiện tiên quyết để cách mạng vô sản giành thắng lợi. Nếu không thực hiện được liên minh này, đặc biệt ở một nước đại đa số dân cư là nông dân thì cách mạng khó có thể thành công. Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Đảng lãnh đạo công tác vận động giai công nông dân trong những năm 1996 - 2006

  1. 1 Luận văn Đảng lãnh đạo công tác vận động giai công nông dân trong những năm 1996 - 2006
  2. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng giai cấp vô sản muốn giành thắng lợi thì nhất thiết phải thu hút được nông dân, lôi cuốn họ tham gia vào con đường cách mạng vô sản. Liên minh công nông là điều kiện tiên quyết để cách mạng vô sản giành thắng lợi. Nếu không thực hiện được liên minh này, đặc biệt ở một nước đại đa số dân cư là nông dân thì cách mạng khó có thể thành công. Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác quần chúng, rất coi trọng công tác dân vận, trong đó có công tác vận động nông dân. Công tác vận động nông dân là nhiệm vụ chiến lược của Đảng. Không phải chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mới lôi kéo nông dân, mà trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng, Đảng phải vận động, thu hút nông dân về phía mình. Trong quá trình lãnh đ ạo, nhất là những năm gần đây (1996-2006), Đ ảng cộng sản Việt Nam luôn vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận nói chung, công tác vận động nông dân nói riêng vào từng điều kiện cụ thể của từng địa phương. Nhờ vậy, phong trào nông dân không ngừng phát triển, đời sống của nông dân từng bước đ ược cải thiện, lòng tin của nông dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa được tăng cường, thúc đẩy sự nghiệp cách mạng không ngừng tiến lên. Vì vậy, công tác vận động nông dân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng có thể coi đó là công tác sống còn của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có lúc, có nơi công tác vận động nông dân chưa được thực hiện tốt. Nhiều nơi chưa nhận thức đầy đủ vị trí,vai trò của nông dân, nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự coi trọng công tác vận động nông dân. V ì vậy, phong trào nông dân phát triển chưa mạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới cũng như của sự nghiệp công
  3. 3 nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên địa b àn nông thôn đang nảy sinh những vấn đề phức tạp cần đ ược giải quyết. Ở không ít nơi, niềm tin của nông dân đối với Đảng, chính quyền giảm sút nghiêm trọng, phong trào nông dân phát triển chưa mạnh. Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ những yếu kém trong công tác vận động nông dân của Đảng. Không ít nơi chính quyền chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của nông dân, nông nghiệp, nông thôn, chưa thực sự coi trọng công tác vận động nông dân. Tình trạng đùn đẩy, ỷ lại, hoặc lúng túng về nội dung và phương thức trong công tác vận động nông dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào nông dân, đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương. Điều này xuất phát bởi những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, đòi hỏi Đảng ta và cả hệ thống chính trị phải phân tích tình hình, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động nông dân thực hiện các chính sách của Đ ảng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài "Đảng lãnh đạo công tác vận động giai công nông dân trong những năm 1996 - 2006" làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Công tác vận động nông dân thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề nông dân và công tác vận động nông dân. Tuy nhiên, tùy từng góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các công trình khoa học có những cách tiếp cận, giải quyết khác nhau. Đáng chú ý một số công trình sau đây: - “Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay” của Ban Dân vận Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, H à Nội 2000 , đề cập đến quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cũng như những quan điểm, chính sách, giải pháp vận động nông dân trong giai đoạn hiện nay.
  4. 4 - “Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Việt Nam (1930- 1995)” của Hội Nông dân Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998 , tái hiện bức tranh toàn cảnh và có hệ thống về phong trào nông dân và Hội nông dân qua các thời kỳ lịch sử, từ đó nêu bật chủ trương nhất quán, chính sách đúng đắn của Đảng ta đối với nông dân. - “Phát huy vai trò của giai cấp nông dân và Hội nông dân Việt Nam trong th ời kỳ công nghiệp hoá, hiện điện hoá” của Hội nông dân Việt Nam, tập kỷ yếu hội thảo, Hà Nội 2001, bao gồm các bài viết về thực trạng và những giải pháp về nông dân, nông nghiệp, nông thôn. - “Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá” của Vũ Oanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, đề cập đến đường lối, chủ trương chính sách trong mỗi Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. - “Công tác vận động nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Trung ương H ội nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà N ội 1999, tổng kết thực tiễn công tác vận động nông dân từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới đến nay gắn với việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận, làm rõ những ưu khuyết điểm của các chủ trương, chính sách và công tác vận động nông dân trong thời gian qua, thực trạng tình hình nông dân. - “Một số vấn đề nông nghiệp nông thôn, nông dân ở các nước và Việt Nam” của Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Hà Nội, 2000, giới thiệu về vai trò của nông dân, nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và nông dân Việt Nam trong tiến trình lịch sử, từ đó thấy đ ược những giá trị của người nông dân trong xã hội. - ''Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước'', Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Lê Kim Việt,
  5. 5 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001, trình bày thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân và công tác vận động nông dân. Nêu lên một số phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng công tác vận động nông dân trong thời kỳ mới. - “Nông dân, nông nghiệp và nông thôn luôn là lực lượng quan trọng tạo n ên sự hưng thịnh của dân tộc” của Nông Đức Mạnh, Nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001. - “Nông dân nước ta với hành trang hội nhập WTO” của Hoàng Diệu Tuyết, Tạp chí Công sản, chuyên đề cơ sở, số 6-2007... Nhìn chung các công trình, bài viết nêu trên đề cấp đến các khía cạnh khác nhau, với mức độ khác nhau về công tác vận động nông dân của Đảng. Song, chưa có công trình nào nghiên cứu về “Đảng lãnh đ ạo công tác vận động giai cấp nông dân trong những năm 1996 - 2006”. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn đi sâu nghiên cứu làm rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác vận động giai cấp nông dân trong thời kỳ đ ẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 1996 - 2006, những thành quả đạt được, những hạn chế, vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm trong công tác vận động giai cấp nông dân của Đảng. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về công tác vận động giai cấp nông dân. - Làm rõ thực trạng công tác vận động nông dân trong giai đoạn đ ẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 1996-2006. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế, từ đó bước đầu đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo công tác vận động giai cấp nông dân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
  6. 6 4.1. Đối tượng của luận văn: Nghiên cứu hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng v à Nhà nước về công tác vận động giai cấp nông dân và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác vận động giai cấp nông dân của Đảng trong những năm 1996-2006. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo công tác vận động giai cấp nông dân trong những năm 1996-2006. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác vận động giai cấp nông dân. 5.2. Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, điều tra khảo sát thực tiễn. Đồng thời luận văn cũng sử dụng phương pháp xử lý số liệu thống kê. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Trình bày một cách tương đối có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo, tổ chức công tác vận động giai cấp nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 1996 - 2006. Rút ra một số kinh nghiệm trong công tác vận động giai cấp nông dân của Đảng. Góp phần vào việc nghiên cứu giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương 5 tiết.
  7. 7
  8. 8 Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG GIAI CẤP NÔN G DÂN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996-2001) 1.1 . ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM 1.1.1. Đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam Việc tìm hiểu đ ặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đúng nội dung, hình thức và phương pháp vận động nông dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác vận động nông dân trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, việc xác định một giai cấp, một tầng lớp x ã hội phải căn cứ vào địa vị kinh tế - x ã hội, điều kiện lao động, tính chất sở hữu về tư liệu sản xuất, môi trường sống và các quan hệ khác... C.Mác cho rằng: “Tiểu nông là một khối quần chúng đông đảo mà tất cả các thành viên đều sống trong một hoàn cảnh như nhau, nhưng lại không nằm trong những mối quan hệ nhiều mặt đối nhau" [51 , tr.264]. Theo V.I.Lênin, giai cấp nông dân "là giai cấp của những người sở hữu nhỏ ". Ở nước ta, trong các văn bản đầu tiên của Đảng đã dùng từ “dân cày” để chỉ giai cấp nông dân. Có nhiều quan niệm khác nhau về nông dân. Theo Đại từ điển tiếng Việt, nông dân là “Người lao động sống bằng nghề làm ruộng” [67, tr.917], còn theo từ điển Chủ nghĩa Cộng sản khoa học thì “Nông dân - một giai cấp chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở sở hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng lao động của chính mình...” [66, tr.227]. Gần đây, có một số công trình nghiên cứu đ ưa ra khái niệm nông dân một cách phù hợp hơn như: “nông dân được coi là những người nuôi mình với tư cách là người lao động, trồng trọt trên đất đai và sống
  9. 9 trong những làng mạc nhỏ bé”, hoặc “nông dân ở nước ta hiện nay là những người sống lâu đời ở thôn (làng, bản, ấp) lấy sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng) làm nguồn sống chính dưới hình thức hộ gia đình” [6, tr.8]. Từ một số định nghĩa trên cho thấy rằng, nói đến giai cấp nông dân là nói đến một bộ phận dân cư lao động chiếm gần 80% dân số và gần 75% lao động trong xã hội, là lực lượng lớn gắn liền với sản xuất nông nghiệp, có cuộc sống và thu nhập từ lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, do quá trình phát triển của các lĩnh vực kinh tế, sự đa dạng của các ngành nghề sản xuất dẫn tới sự xáo trộn dân cư mà trong thực tế ở Việt Nam hiện nay có nhiều người tham gia lao động sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp, cùng sống ở nông thôn nhưng họ không phải là nông dân. V í d ụ như: Giáo viên, bác sỹ, cán bộ công chức về hưu... ho ặc do chính sách phát triển kinh tế trang trại, hiện nay có một số cư dân đô thị, cán bộ công chức Nhà nước mua đất lập các trang trại, tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, nhưng họ cũng không phải là nông dân thuần tuý. Căn cứ vào cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thống, các điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sống và lao động... có thể khái quát một số đặc điểm giai cấp nông dân Việt Nam như sau: Một là, nông dân Việt Nam là những người sản xuất nhỏ, cần cù, chịu khó trong lao động, sống mộc mạc, giản dị, thật thà chất phát, có tư duy trực quan cụ thể. Nông dân Việt Nam gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, tự cung, tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên. Do ruộng đất chật hẹp cộng với thời tiết khắc nghiệt, người nông dân phải vất vả một nắng hai sương, quanh năm lam lũ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để kiếm bát cơm manh áo đ ủ sống nuôi thân. Điều kiện lao động và cuộc sống cực nhọc đ ã hình thành ở người nông dân tính cần cù, chịu khó, chịu khổ, tiết kiệm. Nhu cầu, ước mơ của họ giản dị. Họ luôn mong có cuộc sống yên bình, đủ ăn, đủ mặc, con cái đ ược
  10. 10 học hành, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Khi một lực lượng xã hội nào đó đáp ứng được nhu cầu của họ, mang lại cuộc sống ấm no cho họ, họ sẵn sàng đi theo. Do gắn liền vời nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lúa nước, phụ thuộc vào thiên nhiên và tự cung, tự cấp mà tư duy của nông dân Việt Nam mang nặng lối tư duy trực quan, cụ thể. Trong hoạt động thường có tính tự do, tuỳ tiện, thiếu năng động, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ và bảo thủ, chỉ lo vun vén cá nhân. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, người nông dân, đặc biệt là nông dân miền Bắc có nhiều bỡ ngỡ, kiến thức và tư duy kinh tế thị trường còn hạn chế. Họ quen sống với kinh nghiệm, thói quen đã tồn tại lâu đời, ngại thay đổi cung cách làm ăn, thiếu mạnh dạn, năng động trong sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, d o điều kiện sống, lao động, địa vị kinh tế, chính trị, xã hội, giai cấp nông dân Việt Nam không có hệ tư tưởng riêng, hành động tự phát. Chính vì vậy, họ không có khả năng tự giải phóng khỏi áp bức, bất công, khỏi đói nghèo, lạc hậu và xây dựng một chế độ xã hội mới. Khi phân tích đặc điểm giai cấp nông dân nói chung, V.I. Lênin rất nhấn mạnh đến tính hai mặt của họ. Theo V.I. Lênin, một mặt, họ là người lao động. Mặt khác, họ là người đầu cơ. Là người lao động, nông dân là người bạn trung thành của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân cần và có thể phải liên minh với giai cấp nông dân. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nông dân Việt Nam trong lịch sử có thể thấy rằng, đại bộ phận nông dân Việt Nam là bần cố nông, ruộng đất chật hẹp, manh mún, quanh năm làm không đủ ăn, họ là lực lượng đi làm thuê, bị thực dân, đế quốc, phong kiến và cả giai cấp tư sản dân tộc bóc lột nặng nề. Vì vậy, nông dân Việt Nam, kể cả tầng lớp trung nông rất ít có khả năng đầu cơ. Từ khi có Đảng, giai cấp nông dân luôn luôn đi theo Đảng, gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Giai cấp nông dân Việt Nam, tuy là giai cấp tư hữu nhỏ nhưng thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta cho thấy, d ưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
  11. 11 V iệt Nam thì khả năng cách mạng của giai cấp nông dân Việt Nam là rất lớn. Chỉ dưới sự lãnh đ ạo của Đảng, các phong trào nông dân mới mang tính chất chính trị và có phương hướng chính trị rõ rệt. Người nông dân mới ý thức được vai trò của mình đối với đất nước. Đảng và giai cấp công nhân cần khơi dậy khả năng đó, nắm lấy quyền lãnh đ ạo nông dân, nâng cao ý thức chính trị cho họ, liên kết chặt chẽ phong trào cách mạng của giai cấp nông dân với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và các tầng lớp khác trong xã hội. Đồng thời, chỉ d ưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nông dân Việt Nam mới được giải phóng khỏi đói nghèo, lạc hậu. Hai là, nông dân Việt Nam có tinh thần cộng đồng cao, sống trọng tình, trọng nghĩa, trọng đạo đức. Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm mưa lũ, hạn hán, thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, người nông dân phải liên kết chặt chẽ với nhau để đắp đ ê, chống hạn, chống chọi lại với thiên nhiên. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam là quốc gia liên tục có các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, từ phong kiến phương Bắc đến thực dân, đế quốc phương Tây. Dân tộc Việt Nam nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng luôn luôn phải đo àn kết, chung sức, chung lòng để đấu tranh chống lại ngoại xâm, bảo vệ giang sơn, Tổ quốc, bảo vệ xóm làng, đồng thời cũng là bảo vệ cuộc sống của chính mình. Trải qua bao cuộc chiến tranh, nông dân là những người phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Vì vậy, họ luôn đề cao những giá trị tinh thần, tôn trọng tình cảm, các giá trị đạo đức. Trong quan hệ ứng xử, người nông dân luôn luôn lấy tình cảm, đạo đức làm chuẩn mực để đánh giá, phán xét hành vi của người khác. Tình cảm gia đình, dòng tộc, xóm làng là cơ sở tạo nên tính cộng đồng bền chặt và lối sống trọng tình, trọng nghĩa ở người nông dân Việt Nam. Tính cộng đồng đã liên kết người nông dân thành một khối thống nhất “tối lửa tắt đèn có nhau”, “lá lành đùm lá rách”, ''một con ngựa đau cả tàu
  12. 12 không ăn cỏ''... Nhờ có tính cộng đồng cao mà mỗi người, mỗi gia đình nông dân và làng xã Việt Nam đã vượt qua những khó khăn thử thách là nguồn sức mạnh để giai cấp nông dân tồn tại, đứng vững trước bao thăng trầm, biến cố trong lịch sử dân tộc và phát triển. Tuy nhiên, tính cộng động của nông dân Việt Nam bị giới hạn trong khuân khổ làng xã có tính chất nhỏ hẹp, cục bộ và khép kín, nó cũng chứa đựng trong đó những nhân tố tiêu cực. Sống trong xã hội cộng đồng làng xã khép kín, người nông dân ít có điều kiện tiếp xúc với thế giới văn minh ngoài làng. Tư duy của họ thường bảo thủ và kinh nghiệm chủ nghĩa. Một sự thay đổi khác lạ khó dung nạp và hoà nhập với cộng đồng dân cư trong làng. Tính cộng đồng cũng dễ làm nảy sinh lối sống nặng tình, nhẹ lý, trọng lệ hơn trọng luật, tư tưởng cào b ằng, bình quân, bè phái cục bộ, làm hạn chế khả năng chủ động, sáng tạo và ý chí cá nhân của người nông dân. Sống trong cộng đồng làng, vai trò cá nhân dễ bị lu mờ, bị hoà lẫn với cộng đồng, họ ít nhạy bén và thiếu linh hoạt. Đồng thời, nó cũng làm nảy sinh tư tưởng đố kỵ lẫn nhau, không muốn người khác hơn mình. Do tác động của cơ chế mới, cơ chế thị trường, của cách mạng khoa học kỹ thuật và nhiều nhân tố khác, mặt tiêu cực của tính cộng đồng đã giảm bớt nhưng dấu ấn của nó vẫn còn in đậm trong đời sống xã hội nông thôn hiện nay. Điều đó , đang làm hạn chế rất lớn tới việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, không phù hợp với nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác lãnh đ ạo, quản lý ở các địa phương... Ba là, nông dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, một lòng một dạ đi theo Đảng, gắn bó với Đảng và giai cấp công nhân, là bạn đồng minh trung thành của giai cấp công nhân. Phân tích đặc điểm của giai cấp nông dân nói chung, C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I. Lênin đã chỉ ra những yếu điểm của nông dân là tính hay dao động, ngả nghiêng và ý thức giác ngộ chính trị không cao. Ph.Ăngghen cho rằng:
  13. 13 “phần lớn người nông dân chỉ tỏ ra là một nhân tố chính trị bằng thái độ lãnh đạm của họ”. Chính sự thiếu nhạy bén chính trị, hay dao động ngả nghiêng, khả năng liên kết cách mạng của giai cấp nông dân không cao, nông dân là giai cấp dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào nông dân. Theo V.I. Lênin “cuộc khởi nghĩa của nông dân bị đè b ẹp vì đó là cuộc khởi nghĩa do quần chúng thiếu hiểu biết, thiếu giác ngộ phát động, một cuộc khởi nghĩa không có những chính sách chính trị dứt khoát và rõ ràng, nghĩa là không yêu sách thay đổi chế độ chính trị" [47, tr.240]. Nhưng trong lịch sử dân tộc, giai cấp nông dân Việt Nam luôn luôn là chủ lực quân trên mặt trận đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Họ là những chủ nhân đầu tiên khai phá mở mang bờ cõi, tạo nên những giá trị bản sắc văn hoá Việt Nam. Nông dân Việt Nam có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc, có tình cảm xóm làng b ền chặt. Lúc cách mạng gặp khó khăn, nông dân luôn là chỗ dựa tin cậy của Đảng, che chở, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ cán bộ. N gay cả khi Đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ có sai lầm, khuyết điểm, nông dân sẵn sàng đấu tranh nhưng là đấu tranh để bảo vệ sự trong sạch của Đảng, làm cho Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh hơn. Đó tuyệt nhiên không phải là cuộc đấu tranh đối kháng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Đây là điểm khác biệt giữa nông dân Việt Nam với nông dân ở một số nước trên thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp nông dân đã đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và các tầng lớp tiến bộ, yêu nước trong xã hội. Các phong trào yêu nước của nông dân luôn luôn hỗ trợ đắc lực cho phong trào công nhân, giai cấp nông dân luôn kề vai, sát cánh với giai cấp công nhân trong mọi giai đoạn cách mạng. Sự gắn bó chặt chẽ, liên minh
  14. 14 vững chắc giữa giai cấp nông dân với giai cấp công nhân đội ngũ trí thức là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta. Như vậy, với những yếu tố trên càng khẳng đ ịnh đặc điểm riêng của giai cấp nông dân Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc. Những đặc điểm đó, làm cơ sở, nền tảng cho việc khẳng vai trò của giai cấp nông dân trong quá trình hoạt động của Đảng. 1.1.2. Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng Từ thời xa xưa, các triều đại phong kiến đã nhận thấy vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân. Nguyễn Trãi đã từng nói: “Nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Trong dân gian Việt Nam từ xưa đã có câu: “Quan nhất thời dân vạn đại”... Trong xã hội phong kiến “dân” chủ yếu là nông dân. Vì vậy, các triều đại phong kiến đã có nhiều biện pháp thu phục, lôi cuốn nông dân, khoan thư sức dân, xoa dịu các cuộc đấu tranh của nông dân nhằm phục vụ cho mục đích thống trị của m ình. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, giai cấp nông dân có vai trò rất quan trọng. Nông dân là những chủ nhân đầu tiên khai phá đất đai, mở mang bờ cõi, lập nên non sông đất nước Việt Nam hôm nay. Lịch sử đã ghi nhận nông dân là những người đầu tiên khai phá đ ất hoang, quai đê, lấn biển, xây dựng các làng, thôn ấp, bản, các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trải qua cuộc sống lao động hàng nghìn năm, nông dân Việt Nam đã xây dựng nhiều công trình lịch sử văn hoá có giá trị. Họ đã góp phần quan trọng sáng tạo nên những giá trị vật chất tinh thần và truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Nông dân cũng là lực lượng đấu tranh mạnh mẽ chống sự đồng hoá của các thế lực ngoại bang, tạo nên những giá trị và bản sắc văn hoá Việt Nam. Những giá trị văn hóa dân tộc còn giữ được đến ngày nay là có sự đóng góp to lớn của giai cấp nông dân. Nông dân Việt Nam với lòng yêu nước thương nòi sâu sắc và chí khí kiên cường, quả cảm, sẵn sàng chiến đấu đến cùng chống giặc ngoại xâm, bảo
  15. 15 vệ nền độc lập, tự do của đất nước. Trước khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, các cuộc đấu tranh chống lại các thế lực ngoại xâm, giành và giữ vững nền độc lập dân tộc chủ yếu là do giai cấp nông dân đảm nhiệm. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất chiến đấu trên trận tuyến chống quân thù. Mọi thăng trầm của dân tộc, mọi nguy nan của đất nước đều có mặt giai cấp nông dân. Nông dân là người đóng góp của cải, xương máu nhiều nhất cho vinh quang của dân tộc Việt Nam hôm nay. Họ không chỉ bảo vệ lợi ích cho bản thân họ, mà còn b ảo vệ lợi ích cho cả dân tộc. Trong những lúc đất nước lâm nguy, giai cấp phong kiến Việt Nam vẫn phải dựa vào lực lượng của giai cấp nông dân. Khi chưa có Đảng Cộng sản Việt Nam, các phong trào yêu nước của giai cấp nông dân là một bộ phận quan trọng nhất, là chỗ dựa chủ yếu cho các phong trào yêu nước của giai cấp công nhân và các tầng lớp khác trong xã hội.Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, nông dân luôn luôn là lực lượng đông đảo và hùng hậu nhất, giữ vai trò cực kỳ quan trọng, có sức tác động và ảnh hưởng trực tiếp nhất đến toàn bộ tiến trình lịch sử, đến sự hưng vong của cả dân tộc. “Vị trí của nông dân quyết định cả phong trào của dân tộc” như đồng chí Lê Duẩn đã từng khẳng định. Trong quá trình cách mạng dưới sự lãnh đ ạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp nông dân đóng vai trò hết sức to lớn. Một là, cùng với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân là chủ lực quân của cách mạng, là lực lượng xung kích, chủ yếu trên mặt trận chống đế quốc, phong kiến, giành chính quyền và giữ vững nền độc lập, tự do cho dân tộc, hoà bình cho đất nước. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời, giai cấp nông dân Việt Nam đ ã tập hợp dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng. Nhiều phong trào nông dân yêu nước như Xô Viết Nghệ -Tĩnh, phong trào nông dân Nam Bộ, Trung Bộ ... đã vùng lên chống lại bọn phong kiến cường hào, bọn thực dân đế quốc, hỗ trợ cho phong trào công nhân lớn mạnh. Các phong trào nông dân
  16. 16 cùng với phong trào công nhân đã tạo ra những cao trào cách mạng rộng lớn, nhờ đó mà Đảng và nhân dân ta đã giành được chính quyền về tay nhân dân. Nông dân là lực lượng quan trọng góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Ở Việt Nam, trong điều kiện của một nước nông nghiệp lạc hậu, vấn đề dân tộc, thực chất là vấn đề nông dân, giải phóng dân tộc thực chất là giải phóng nông dân, cách mạng giải phóng dân tộc thực chất là cuộc cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo” [52, tr.38]. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi mà chúng ta đã giành được thực chất là thắng lợi của “đội quân nông dân mặc áo lính”, thắng lợi của toàn dân đánh giặc, chủ yếu là của nông dân. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, thực chất đó chẳng những không thay đổi mà còn được tô đậm thêm, rạng rõ hơn bao giờ hết. Nông dân Việt Nam không những đóng góp sức người mà còn cung cấp của cải vật chất, công sức cho cách mạng. Những phong trào “Hũ gạo kháng chiến”, “Vườn không nhà trống”, khẩu hiệu ''Tất cả cho tiền tuyến. Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Thi đua tăng gia sản xuất, mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt”... đã trở thành tình cảm, lương tâm và hành động cách mạng của mỗi người nông dân Việt Nam. Đánh giá vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III năm (1960) của Đ ảng khẳng định: “Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về thực chất là cuộc cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo” [29, tr.20]. Có thể nói, thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là thắng lợi của giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hai là, giai cấp nông dân là lực lượng quan trọng trong khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức. Cùng với giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức,
  17. 17 giai cấp nông dân là chủ lực quân trong công cuộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Trong suốt quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dân luôn sát cánh với giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức, tạo nên khối liên minh vững chắc, là nền tảng của cách mạng nước ta, là chỗ dựa tin cậy của Đảng và chính quyền cách mạng. Mối quan hệ giữa giai cấp nông dân với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức nước ta có nét đặc thù. Ngoài mối quan hệ giữa các giai cấp có cùng chung mục đích đánh đổ kẻ thù chung, nó còn chứa đựng trong đó mối quan hệ ruột thịt gia đình, quê hương. Đại đa số công nhân, trí thức nước ta có nguồn gốc, quan hệ với nông dân, với mỗi làng quê. Đó là cơ sở xã hội bền vững của khối liên minh công nông trí thức ở nước ta. Mối quan hệ liên kết giữa giai cấp nông dân với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức là mối quan hệ bình đẳng, cùng chung trách nhiệm, cùng chung mục đích và lợi ích. Đó là mối quan hệ dựa vào nhau, tin cậy lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp nông dân có vai trò, vị trí quan trọng, góp phần đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và phát triển đất nước. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn nhận được sự giúp đỡ, che chở của giai cấp nông dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nông dân ở nhiều địa phương đã đóng góp ý kiến vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước của chính quyền các cấp. Sự năng động, sáng tạo của nông dân ở nhiều nơi đã góp phần hình thành đường lối đổi mới của Đảng, làm thay đổi tư duy quản lý kinh tế - xã hội ở nước ta. Nông dân còn tích cực tham gia đ ấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, làm cho đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn. Không ít cán bộ, đảng viên xuất thân từ nông dân nhưng đ ã giữ những cương vị chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Trong đội ngũ đảng viên của Đảng hiện nay, tuyệt đại đa số đảng viên
  18. 18 cũng xuất thân từ nông dân. Họ đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (năm 1999) của Hôi Nông dân Việt Nam khẳng định: Trong công cuộc đổi mới đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện, giai cấp nông dân có bước trưởng thành về nhiều mặt, kinh tế - xã hội nông thôn có bước phát triển mới. Chính sự khởi sắc của kinh tế nông thôn trong những năm qua đóng vai trò to lớn, bảo đảm sự ổn định và phát triển của đất nước trong điều kiện khó khăn gay gắt do thiên tai và khủng hoảng kinh tế khu vực gây ra [36, tr.15]. Mặc dù tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm mọi cách chống phá cách mạng, lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân, nhưng giai cấp nông dân vẫn một lòng tin và theo Đảng, vẫn là chỗ dựa tin cậy của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là nhân tố hết sức quan trọng bảo đảm cho sự ổn định chính trị của đất nước, tạo tiền đề cho đất nước đi lên trong thời kỳ mới. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nông dân vẫn là lực lượng chủ yếu cung cấp lương thực, thực phẩm cho to àn xã hội, là nguồn chủ yếu cung cấp lao động cho các ngành kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông nghiệp chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, góp phần giải quyết vấn đề vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp và ứng dụng khoa học - công nghệ. Giai cấp nông dân vẫn là chủ lực quân xung kích trên mặt trận kinh tế, tiến công vào khoa
  19. 19 học kỹ thuật, vào đói nghèo và lạc hậu. Vì vậy, “công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trực tiếp của giai cấp nông dân liên minh với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước” [56, tr.15]. 1.1.3. Thực trạng công tác vận động giai cấp nông dân của Đảng trước năm 1996 Xuất phát từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”, các lãnh tụ của cách mạng vô sản rất coi trọng công tác vận động, tập hợp quần chúng. Theo C.Mác và Ph.Ăng ghen, giai cấp vô sản không thể tự giải phóng được mình, nếu không giải phóng toàn thể xã hội và muốn giải phóng mình, giải phóng to àn xã hội thì giai cấp vô sản phải “liên hiệp lại”, phải “thân thiện với toàn xã hội và hoà mình với to àn xã hội, được xã hội thấy và thừa nhận là đ ại biểu chung của toàn xã hội... là khối óc và trái tim của toàn xã hội” [50 , tr.30], V.I. Lênin nhấn mạnh: Toàn bộ công tác thường xuyên, hàng ngày, hiện tại của tất cả các tổ chức và tất cả các nhóm của đảng ta, tức là công tác tuyên truyền cổ động và tổ chức, đ ều phải hướng vào việc củng cố và mở rộng mối quan hệ với quần chúng. Công tác ấy khi nào cũng cần thiết, nhưng ở thời kỳ cách mạng thì hơn lúc nào hết, càng không thể coi là đủ được [48, tr.5]. V ận dụng sáng tạo những quan điểm, tư tưởng của C.Mác , Ph.Ăngghen và V.I. Lênin về công tác vận động quần chúng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác vận động nói chung và vận động nông dân nói riêng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho” [53 , tr.698]. Công tác dân vận là một trong những vấn đế lớn của cách mạng Việt Nam.
  20. 20 Từ những dẫn giải nêu trên, có thể hiểu: Công tác dân vận nông dân của Đảng là một hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ cách mạng, ý thức chính trị nông dân, tập hợp, thu hút nông dân và tổ chức các phong trào nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là quá trình xác lập mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng luôn quan tâm tới giai cấp nông dân, coi giai cấp này là chủ lực quân cách mạng, khẳng định vai trò của giai cấp nông dân thông qua Chỉ thị số 05-CTLTW ngày 24 -3-1987 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khoá VI) xác định chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức và Hội nông dân Việt Nam từ Trung ương đến cơ sở. Đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp nông dân đối với sự nghiệp cách mạng: Nông dân nước ta chiếm đại bộ phận dân số, có truyền thống yêu nước và cách mạng vẻ vang, dưới sự lãnh đ ạo của Đảng, nông dân đ ã có những cống hiến to lớn và quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay [56, tr.9]. Bên cạnh đó Hội nghị lần thứ 8B (1990) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) xác định: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân chúng ta cần tiếp tục phát huy khả năng to lớn của các giai cấp, các tầng lớp nông dân, tạo nên sức mạnh của cộng đồng dân tộc... Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân là giai cấp công nhân, nông dân lao động và trí thức xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhằm thực hiện và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân [16, tr.11]. Đồng thời Đại hội đ ại biểu toàn quốc lần thứ VII(1991) của Đảng khẳng định: “Chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nông dân; giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân... động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2