LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ 1986 đến 2001
lượt xem 18
download
Nói đến vai trò của cán bộ, V.I.Lênin đã từng nói: Hãy cho tôi một đội ngũ những người Bôn sê vích, tôi sẽ làm đảo lộn nước Nga. Đảng NDCM Lào luôn luôn khẳng định: cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng và Chính phủ nước CHDCND Lào trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ 1986 đến 2001
- LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ 1986 đến 2001
- M ở đ ầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nói đến vai trò của cán bộ, V.I.Lênin đã từng nói: Hãy cho tôi một đội ngũ những người Bôn sê vích, tôi sẽ làm đảo lộn nước Nga. Đảng NDCM Lào luôn luôn khẳng định: cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng và Chính phủ nước CHDCND Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phụ nữ là một lực lượng xã hội rộng lớn, đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực xã hội, trong thực tế không có một công việc quan trọng nào của đất nước lại không có sự tham gia của phụ nữ. Trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức; trước yêu cầu, nhiệm vụ chính trị mới nặng nề, khó khăn và phức tạp, công tác cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đòi hỏi phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua, Đảng NDCM Lào đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện có nguyên tắc, Đảng đề ra chủ trương đường lối, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. vấn đề quan trọng nhất có tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối đó là công tác cán bộ. ở Lào hiện nay, các cấp, các ngành đều có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn. Để thực hiện thành công những chủ trương, đường lối của Đảng và phát huy vị trí, vai trò của cán bộ nữ, phải xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở các cấp, các ngành để phụ nữ chủ động thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình. Đại hội IV của Đảng NDCM Lào đã nêu rõ tình trạng cán bộ nữ: Hiện nay tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc thiểu số còn tương đối thấp trong các cơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành. Vì vậy, chúng ta vừa phải tích cực bồi dưỡng, đào tạo, vừa phải vận dụng tiêu chuẩn cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể trong việc bố trí cán bộ nữ và cán bộ các bộ tộc. Mặt khác, cán bộ
- nữ, cán bộ các bộ tộc phải phấn đấu vươn lên làm tròn nhiệm vụ được giao [2, tr.147]. Việc nghiên cứu quá trình Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng trong những năm đổi mới là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần tổng kết rút kinh nghiệm thiết thực để xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ 1986 đến 2001"làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Do tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề cán bộ, cán bộ phụ nữ và công tác cán bộ trong điều kiện mới, cho tới nay việc nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng nói chung và đội ngũ cán bộ nữ đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau. ở Việt Nam, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, tổng kết về công tác cán bộ dưới nhiều hình thức in sách, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đăng tạp chí, chẳng hạn như: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Bùi Thị Hồng Tiến: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở 1975-1993, luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội 1994... Ngoài ra trong những năm qua đã có một số luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng của học viên Lào viết về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ: Đệt Ta Kon Phi La Phăn Đệt, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Hà Nội, 2004; Khăm Phăn Phôm Ma Thặt, Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội, 2004. Về vai trò của cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ cũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu như: Ngô Thị Ngọc Anh, Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1975-1995 trong việc thực hiện chính sách cán bộ nữ, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội, 1995; Ních Khăm, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Hà Nội, 2003. Ngoài ra, cũng có nhiều luận văn thạc sĩ như: Nguyễn Thị
- Mão, Xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ trong công cuộc đổi mới hiện nay, Hà Nội, 1996; Nguyễn Thị Kim Dung: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ nữ trong công cuộc đổi mới (1986-1996), Hà Nội, 2000... Ngoài ra, cũng có nhiều người đề cập trong nhiều bài đăng trên các Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, Tạp chí Thông tin lý luận... Từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới ở Lào đến nay hầu như mọi Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đều đề cập đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Đặc biệt là Nghị quyết 7 (khóa V) 1994 của BCHTW về phát triển nguồn lực, Nghị quyết Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác cán bộ của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tháng 8 năm 1995 đã đề ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của công tác cán bộ đến năm 2000. Tuy nhiên, ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ mới được đề cập chủ yếu trong các văn kiện Đại hội Đảng, nhất là trong các văn kiện Đại hội IV, V,VI,VII và trong bài phát biểu của các lãnh tụ Đảng, Nhà nước và trong nội dung của các Hội nghị công tác tổ chức cán bộ đều có tổng kết, đánh giá và có chủ trương ở mức độ này hay mức độ khác về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Trong thực tế, vấn đề này vẫn rất mới mẻ, chưa được nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và rất ít công trình lý luận nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ nữ nói riêng. Đối với chuyên ngành Lịch sử Đảng, chưa có một luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nào viết về quá trình lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 1986 đến năm 2001. Lý do trên đã khuyến khích tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Hy vọng qua luận văn sẽ đóng góp được một số vấn đề cả về đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào những năm tiếp theo. 3. Mục đích, nhiệm vụ 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ năm 1986 đến năm 2001. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm bước đầu để tiếp tục phát triển đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa yêu cầu của sự nghiệp cách mạng hiện nay ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Trình bày tương đối có hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ nữ nói riêng và quá trình lãnh đạo của Đảng về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ năm 1986 đến năm 2001. - Phân tích thực trạng của đội ngũ cán bộ nữ trước đổi mới và đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới. - Rút ra những kinh nghiệm bước đầu từ thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ. - Phân tích những vấn đề đặt ra, nhiệm vụ và yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ nữ ở CHDCND Lào trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Từ mục đích và nhiệm vụ đặt ra trên đây, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ năm 1986 đến năm 2001, tức từ thời điểm mở đầu đổi mới đến Đại hội VII của Đảng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận - Căn cứ vào cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ nữ nói riêng. - Luận văn tham khảo kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học của tập thể và cá nhân các nhà khoa học trong những năm qua. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, đồng thời có kết hợp phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê tổng hợp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra trong luận văn. 6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- - Trình bày tương đối có hệ thống quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ nữ nói riêng. - Góp phần vào việc tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ năm 1986 đến năm 2001. - Rút ra những kinh nghiệm bước đầu có ý nghĩa thực tiễn về việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào nhằm nâng cao chất lượng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ trong những năm tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. Chương 1 đội ngũ cán bộ nữ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trước năm 1986 1.1. Khái quát đặc điểm lịch sử, văn hóa và tình hình kinh tế - xã hội Lào Cho đến nay, việc xác định cụ thể thời kỳ tiền sử của Lào vẫn chưa được làm rõ, tài liệu về thời kỳ này còn quá ít. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, một số nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số hiện vật của người cổ ở Tham Hang, Tham Phạ Lơi (tỉnh Sầm Nưa) và một số nơi khác cho thấy Lào cũng là một nơi mà con người đã có mặt từ hàng vạn năm trước đây. Do hoàn cảnh địa lý là một miền đất có địa hình phức tạp, núi cao, rừng rậm, sông ngòi nhiều thác và chảy xiết làm cho việc thông thương đi lại gặp nhiều khó khăn, những bộ lạc đã từng sống lâu đời, cũng như các bộ tộc từ nơi khác đến, thường sống ở các thung lũng, trên các cao nguyên, hay dọc các ven sông, suối, lập thành các bản, mường. Do đó, việc tập hợp các bộ lạc, bộ tộc lại với nhau tạo thành một quốc gia có phần muộn hơn so với các nước láng giềng như Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Phải đến thế kỷ XIV, Chậu Phạ Ngưm mới thống nhất đất nước lập nên Vương quốc Lạn Xạng (1353-1357). Đây là một quốc gia phong kiến thống nhất đầu tiên. Từ đó đến nay, con người ở đây đã lao động sáng tạo và phát triển không ngừng, đấu tranh với thiên nhiên và mọi trở ngại khác trong xã hội để xây dựng nước Lào. Mặc dù Lào ra đời
- và phát triển muộn hơn so với các quốc gia phong kiến khác ở khu vực cũng như trên thế giới, nhưng đó là những chặng đường lịch sử đấu tranh sinh tồn, phát triển đầy quyết liệt và hy sinh gian khổ. Sau triều đại Chậu Phạ Ngưm là triều đại Su Li Nha Vông Sa Thăm My Ka Lạt (1633-1690). Sau khi triều đại Su Li Nha Vông Sa bị suy yếu và tan rã (1690), Vương quốc Lạn Xạng rơi vào tình trạng loạn lạc, chia cắt, mất chủ quyền, bị các thế lực phong kiến Ava (Myanma) và Xiêm đô hộ cho tới năm 1893. Sau đó, nước Lào bị thực dân Pháp xâm lược hơn 60 năm (1893-1954) và hơn 20 năm (1954-1975) sống dưới chế độ thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, nhân dân các bộ tộc Lào nói chung và phụ nữ Lào nói riêng đã đấu tranh chống lại hai kẻ thù lớn của dân tộc và cuối cùng đã giành được thắng lợi một cách hòa bình và khai sinh ra nước CHDCND Lào vào ngày 2-12-1975. Từ đây trở đi, cách mạng Lào đã bước sang giai đoạn mới là giai đoạn bảo vệ và xây dựng đất nước, hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, tạo cơ sở vững chắc để từng bước tiến lên CNXH. Lào là một nước nằm ở phía Tây và Tây Bắc của bán đảo Đông Dương, nằm lọt trong lục địa Đông Nam á giữa vĩ độ 24 đến 23 độ bắc và kinh độ 100 - 108 độ đông. Diện tích là 236.800 km2. Lào có biên giới chung với các nước: phía Bắc giáp Trung Quốc (416 km); Tây Bắc giáp Mianma (230 km); phía Tây giáp Vương quốc Thái Lan 1835 km; phía Nam giáp Vương quốc Campuchia (492 km); phía Đông giáp CHXHCN Việt Nam (1957 km). Viêng Chăn là thủ đô của CHDCND Lào, có cầu Hữu Nghị qua sông Mê Kông và sự khơi thông đường sắt đi qua các cầu này sẽ nối Lào với hệ thống đường sắt của Thái Lan ở phía Tây và hành lang Đông Tây trong kế hoạch nối Thái Lan qua Nam Trung Lào và Việt Nam ra các cảng nước sâu của Việt Nam ở phía Đông, sẽ là những điều kiện để phát triển quan hệ kinh tế giữa Lào với Thái Lan và Việt Nam cũng như các nước trong khu vực và quốc tế. Do vị trí địa lý đặc biệt của mình, CHDCND Lào được coi như một "địa bàn trung chuyển" của Đông Nam á lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và ngược lại. Với vị trí này đã thúc đẩy ASEAN đẩy mạnh hợp tác với CHDCND Lào và là điều kiện thuận lợi để CHDCND Lào đẩy nhanh quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Địa hình của nước Lào phần lớn là núi cao và rừng rậm chiếm khoảng 85% diện tích lãnh thổ, độ cao trung bình là 200m đến 2.820m. Đặc tính núi đã tạo ra đặc điểm địa
- hình đa dạng và khá hiểm trở. Căn cứ vào địa hình, đất đai và khí hậu được phân chia thành hai mùa là mùa khô và mùa mưa; căn cứ vào địa hình nước Lào được chia làm 3 vùng lớn: Vùng đồi núi phía Bắc; vùng đồng bằng và đồi núi phía Tây; vùng cao nguyên ở Trung và Nam Lào. Lào chưa có đường giao thông nối liền từ Bắc đến Nam nên việc giao lưu hàng hóa và đi lại giữa các vùng, miền, các nơi rất khó khăn, sản phẩm ở những nơi thừa rất khó chuyển đến nơi thiếu. Hơn nữa, Lào không có biển do đó việc trao đổi buôn bán với các nước cũng gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã cản trở nhiều loại hàng nông nghiệp xuất khẩu, nhất là những loại có giá trị thấp. Mặc dù vậy, đối với CHDCND Lào, sông Mê Kông chạy dọc từ Bắc đến Nam với độ dài 1898 km, không chỉ là đường giao thông huyết mạch từ Bắc tới Nam mà còn là tiềm năng phát triển thủy lợi rất lớn. Đây là một thế mạnh trong tiềm năng phát triển kinh tế và hợp tác với khu vực. Lào nằm giữa các nước có nền kinh tế khá phát triển và có chế độ chính trị khác nhau như: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc... Do đó, ảnh hưởng về mặt chính trị và kinh tế cũng gây ra không ít khó khăn đối với việc hoạt động của công tác đảng, công tác cán bộ. Dân số nước CHDCND Lào ngày nay là 5.609.900, trong đó nữ là 2.813.589 (theo con số điều tra tháng 3 năm 2005). Mật độ dân số trung bình là 24 người/km2, bao gồm 49 bộ tộc cùng chung sống xen kẽ nhau có những phong tục tập quán, ngôn ngữ và trang phục khác nhau, trong đó người Lào Lùm chiếm đa số. Các bộ tộc đó sống rải rác ở 18 tỉnh thành, 140 huyện, 10.486 bản, 965.468 hộ gia đình, phân bố không đều: 85% sống ở nông thôn, dân thành thị có khoảng 15%. ở Lào, "nông nghiệp chiếm hơn 85% dân số và tổng sản phẩm nông nghiệp chiếm 60% của GDP" [21, tr.25], sức lao động chưa được khai thác và đưa vào sử dụng một cách thích đáng vào sản xuất. Tổng số lao động cả nước Lào trong năm 1998 có khoảng 2,183 triệu người và đến năm 2000 có khoảng 2,27 triệu người chiếm khoảng 48,0% dân số, trong đó lao động nữ là 1.231.230 người, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 1.852.686 người, chiếm 85,5%, trong đó lao động nông nghiệp nữ là 1.003.620 người, chiếm 54,17%; lao động trong lĩnh vực thương mại có 55.930 người, trong đó nữ có 22.801 người, trong lĩnh vực dịch vụ có 85.713 người, nữ 48.814 người... [23, tr.23].
- Trong những năm gần đây, tuy số người lao động trong các ngành đã bắt đầu có sự thay đổi lớn, nhưng về mặt chất lượng, trình độ văn hóa, kỹ thuật, tay nghề còn nhiều hạn chế. Công tác giáo dục, đào tạo chưa thành chiến lược và quan tâm đúng mức từ phía Nhà nước, năng lực quản lý kinh doanh còn non yếu. Tất cả những cái đó, là một trong những nguyên nhân cản trở việc mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm, Lào là một miền đất chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh lớn là ấn Độ và Trung Hoa. Người Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh này, từ đó đã xây dựng một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình. Đó là một nền văn hóa mang sắc thái và hòa đồng giữa ba loại nguồn gốc: Thay Lào, nguồn gốc Inđônêxia và nguồn gốc văn hóa Trung Quốc, trong đó nền văn hóa từ gốc Thay Lào có ảnh h ưởng mạnh nhất: "Cả ba loại văn hóa của dân tộc Thay Lào, gốc Inđônêxia, gốc Trung Quốc đều có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau và bổ sung cho nhau, trong đó sự ảnh hưởng của nền văn hóa của dân tộc Thay Lào là sâu rộng nhất nó đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của nền văn hóa thống nhất quốc gia Lào" [59, tr.33]. Nhân dân các bộ tộc Lào có lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm. Trong suốt thời kỳ đó, cơ sở tâm lý xã hội phổ biến là dựa trên đạo Phật đã phát triển, tồn tại và được nhân dân Lào tôn kính trong suốt gần 700 năm. Trong suốt thời gian đó, Phật giáo đã thấm sâu vào tư tưởng tình cảm và ý thức của nhân dân Lào để tạo nên một nền văn hóa dân tộc Lào thống nhất, vừa thấm đượm tính nhân từ của đạo Phật, vừa mang sắc thái bình yên của người Lào. Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của người Lào, từ nếp sống trong gia đình đến sự ứng xử xã hội và hoạt động kinh tế. Triết lý Đạo phật khuyên con người nên sống giản dị, không nên tham lam, phải cần cù, biết tự lập, dựa vào bản thân mình và tạo cho đời sau tốt hơn. Đức tính vốn có đó của người dân Lào rất phù hợp với chính sách tiết kiệm cho phát triển và làm nghĩa vụ với đất nước. Nếu có chính sách thích hợp, phát huy được truyền thống tốt đẹp này, nó sẽ trở thành động lực vô cùng quý báu trong công cuộc đổi mới, trong xây dựng và phát triển đất nước nói chung cũng như trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.
- CHDCND Lào là một nước có nền kinh tế tự nhiên đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, nhưng trong suốt mấy chục năm gần đây đã xuất hiện kinh tế nửa tự nhiên và một phần ở vùng đồng bằng dọc theo sông Mê Kông, vùng biên giới của đất nước đang phát triển theo cơ chế thị trường. Song, kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên là phổ biến. Đây cũng là một trở ngại cho công cuộc đổi mới ở Lào. Trong quá trình phát triển, CHDCND Lào gặp phải rất nhiều khó khăn và trở lực. Trong đó có sự trì trệ của cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp và tình trạng cơ sở hạ tầng nghèo nàn, thị trường nhỏ hẹp, nằm sâu trong nội địa và chưa thống nhất, nhân lực và vốn vật chất thiếu nghiêm trọng, khả năng chuyển đổi của nền kinh tế chậm chạp, tâm lý lối sống và tập quán của nhân dân các bộ tộc Lào gắn bó với thiên nhiên, trong khi đó các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu uy hiếp và gây mất ổn định. CHDCND vẫn là một trong những nước nghèo nàn và kém phát triển nhất trên thế giới. Sự nghèo nàn và kém phát triển của Lào biểu hiện trên các mặt lực lượng sản xuất, năng suất lao động, trình độ dân trí, mức sống thấp và đặc trưng nổi bật là nền kinh tế còn mang đậm tính chất tự nhiên và nửa tự nhiên. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường còn rất khó khăn. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tư duy và hành động của nhân dân và ĐNCB công chức của Đảng và Nhà nước. Đại hội IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc, bắt đầu từ đổi mới tư duy trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới là: chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, chuyển nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại. Qua việc thực hiện công cuộc cải tạo và đổi mới gần 20 năm, với sự quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế. Thành tựu nổi bật là nền kinh tế quốc dân liên tục phát triển lành mạnh trong những năm 1986-1990, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình 4,8%/năm và những năm 1991 - 1995 tăng 6,4%/năm [22, tr.3], năm 1998 tăng 4% [68, tr.73], và năm 2000 kinh tế phát triển 6,2%/năm [47, tr.11]. Cùng với sự tăng trưởng của xã hội thì các ngành kinh tế cũng đã có những phát triển tích cực. Tổng sản phẩm nông nghiệp năm
- 1997 tăng 4,9% và năm 1998 tăng 5,1%; tổng sản phẩm công nghiệp, năm 1997 tăng 12,3% và năm 1998 tăng 8,9%; tổng sản phẩm dịch vụ cũng đã tăng lên năm 1997 tăng 9,8% và năm 1998 tăng 10,6% [51, tr.1], [52, tr.2]. Giá trị sản lượng quy ra thóc năm 1985 là 1.396.000 tấn năm 1990 là 1.482.000 tấn, năm 1995 là 1.418.000 tấn và đến năm 1998 đạt được 1.675.000 tấn [69, tr.30]. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ. "Tỷ trọng nông, lâm nghiệp trong GDP từ 61,2% năm 1990 giảm xuống 51,3% năm 2000, công nghiệp và xây dựng từ 14,5% tăng lên 22,6; dịch vụ từ 24,3% tăng 26,1%" [23, tr.16]. "Năm 2003 - 2004 tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 6,5%, trong đó nông nghiệp 3,5%; công nghiệp 11,4%; dịch vụ 7,4%; GDP/người USD bằng 403" [65, tr.2]. Qua thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và VII của Đảng NDCM Lào, tuy đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào, nền kinh tế của cả nước đã từng bước vượt qua những thách thức gay gắt và đạt được những thành tựu lớn, có ý nghĩa quan trọng. Trong lĩnh vực giáo dục đã có tiến triển khá về số lượng và chất lượng. Trẻ em được vào trường mẫu giáo từ 8% trong năm 2000 lên 10% năm 2005; vào trường tiểu học tăng từ 77,3% lên 86%; vào trường phổ thông cơ sở: 54,3% và trường phổ thông trung học: 32,4%. Khoảng 85% số bản trong cả nước đã xây dựng được trường học. Hệ thống trường đại học quốc gia được mở rộng thêm ở hai trung tâm: tỉnh Chăm Pa Sắc và tỉnh Luông Pha Bang, cải cách nội dung giáo trình, phương pháp dạy và học, các trường dân lập ra đời và hoạt động có hiệu quả. Y tế cũng đã có bước phát triển: công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm, đầu tư nâng cấp và trang bị kỹ thuật y tế trong cả nước được 8 trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe, từng bước phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo hướng đa dạng hóa loại hình, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế cho các huyện vùng sâu vùng xa. Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực này, đến nay trong cả nước có phòng khám chữa bệnh của tư nhân tới 230 chỗ. Tất cả đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả của việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng, tỷ lệ tử vong của phụ nữ và trẻ sơ sinh đã giảm đi rõ rệt.
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tiếp tục phát triển, vừa tạo phong trào rèn luyện thân thể trong các tầng lớp nhân dân, vừa bồi dưỡng đào tạo đội ngũ vận động viên nâng cao thành tích thi đấu ở trong nước và quốc tế. Có đầu tư trong việc bảo tồn tôn tạo các khu di tích văn hóa nổi tiếng của quốc gia, địa phương, kết hợp việc phát triển kinh tế, khoa học công nghệ với việc bảo đảm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và an ninh quốc phòng. Việc xóa đói giảm nghèo trong 5 năm (2001 - 2005) đã giao đất, giao rừng cho nhân dân quản lý và sử dụng được 322.000 ha cho nhân dân 310 bản, phá khoảng 19.000 ha diện tích trồng thuốc phiện, thay đổi cơ cấu cây trồng được 30.000 ha, có 135.000 hộ gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói. 1.2. quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng nhân dân cách mạng Lào về xây dựng đội ngũ cán bộ nữ 1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ nữ 1.2.1.1. Khái niệm cán bộ Cán bộ là một danh từ được dùng rộng rãi trong hoạt động tổ chức và lãnh đạo của các Đảng Cộng sản cũng như trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày ở các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay. Theo sự dẫn giải của tập thể tác giả cuốn: "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (do PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2001) thì từ này xuất hiện trước tiên ở các nước phương Tây, sau đó được du nhập vào các nước khác, trong đó có các nước châu á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Nhất là ở Việt Nam, từ cán bộ được xuất hiện mấy chục năm gần đây và được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Theo các tác giả trên, nghĩa gốc của từ này là chỉ những người làm việc trong bộ máy chính quyền, có vai trò như là "bộ khung", là "nòng cốt" trong xã hội hay những người chỉ huy trong quân đội trong một tổ chức [19, tr.18]. Theo Từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 1999, cán bộ có hai nghĩa:
- - Là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong các cơ quan nhà nước, Đảng và đoàn thể. - Là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với những người bình thường không có chức vụ. Trong nghĩa thứ nhất, cán bộ được xem như là người làm hành chính công trong các cơ quan nhà nước, bao gồm cả những người có chức vụ hành chính cao nhất đến những người không có chức vụ hành chính nào, tất cả đều nằm trong bộ máy, có nghĩa vụ, trách nhiệm trong bộ máy nhà nước và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo ngạch lương nhất định do Nhà nước quy định. Trong trường hợp này cán bộ được đồng nhất với công chức. Theo nghĩa thứ hai, cán bộ được coi như là người có chức vụ và trách nhiệm cao hơn trong bộ máy tổ chức. Điều này phản ánh nghĩa gốc của từ cán bộ, bởi vì chính những người có chức vụ, trách nhiệm cao mới có vai trò là "nòng cốt", là "người chỉ huy" và đây chính là một góc độ trong cách hiểu thông thường. Nhưng trên thực tế cả hai nghĩa đó luôn quyện vào nhau và từ cán bộ không chỉ là đối tượng là các công chức nhà nước mà là toàn bộ những người làm việc trong hệ thống chính trị. Trước đây, trong chiến tranh, "cán bộ được coi là tất cả những người thoát ly, làm việc trong bộ máy chính quyền, đảng, đoàn thể, quân đội" [19, tr.18]. Hiện nay, mặc dù hoàn cảnh thực tế khác đi và trong nhận thức của con người cũng có nhiều đổi thay, nhưng trong cách hiểu thông thường nhất, từ "cán bộ", trước hết vẫn để phân biệt những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị nằm trong biên chế, của Nhà nước và hưởng lương từ ngân sách. Trong Pháp lệnh cán bộ, công chức Việt Nam năm 1998 đã xác định đối tượng là cán bộ, công chức bao gồm những người "trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước"; những người được bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên... trong các cơ quan nhà nước, đơn vị quân đội nhân dân và công an nhân dân [17, tr.5-6]. ở CHDCND Lào, theo Từ điển tiếng Lào xuất bản năm 1996, cán bộ cũng đồng nghĩa với công chức, nhà nước [67, tr.356]. Còn quan niệm về công chức thì được thể hiện rõ trong đối tượng của Nghị định 171 (1993), nay là Nghị định 82 (2003) của Thủ
- tướng Chính phủ về Quy chế công chức CHDCND Lào. Theo đó, tất cả những người làm việc trong biên chế của các tổ chức nhà nước, Đảng, quần chúng đều được gọi là công chức [37, tr.1]. Từ những điều nói trên cho phép chúng ta khẳng định rằng: cán bộ là một khái niệm dùng để chỉ những người công tác ở các cơ quan tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị, lực lượng vũ trang, nằm trong biên chế, cả những người giữ chức vụ lẫn những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ không giữ chức vụ. 1.2.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò phụ nữ Chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá cao vai trò, vị trí và khả năng của phụ nữ và cán bộ nữ. Theo các nhà kinh điển thì trong lịch sử nhân loại không có một phong trào nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ tham gia, bởi vì phụ nữ lao động là những người bị cùng khổ nhất trong tất cả những người bị áp bức, nên không bao giờ họ đứng ngoài và không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng chính bản thân họ. Trong thời kỳ công xã, thời nô lệ hay trong chế độ phong kiến, chế độ TBCN, phụ nữ sát cánh cùng nam giới chiến đấu để đánh đổ giai cấp bóc lột. Từ thực tiễn lao động đó Lênin đã khái quát: Không còn nghi ngờ gì nữa, ở nước ta, những tổ chức đó đã trở nên ngày càng nhiều hơn và bắt đầu thay đổi tính chất. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong giới phụ nữ công nông, số người tổ chức có tài, tức là những người biết tổ chức công việc một cách thực tiễn làm cho một số lớn người lao động và một số lớn hơn nữa những người tiêu dùng tham gia vào đó, mà không phải tốn nhiều lời, không bận rộn túi bụi, không tranh cãi, không ba hoa về kế hoạch, về hệ thống... tức là những mắc phải những bệnh mà những "nhà trí thức" tự phụ một cách lố lăng, hoặc những "người cộng sản" non nớt vẫn thường mắc phải, số người như thế đã có nhiều hơn con số mà chúng ta đã biết, nhưng chúng ta chưa chăm sóc đúng mức những mầm mống đó của cái mới [6, tr.28- 29]. Chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin, với học thuyết cách mạng và khoa học, đứng trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử mới tìm ra nguyên nhân đích thực của sự bất bình đẳng nam nữ, thấy được lực lượng và điều kiện cụ thể cùng
- với những biện pháp hiệu quả để giải phóng phụ nữ. Mỗi bước chuyển của lịch sử xây dựng, mỗi nấc thang tiến bộ của nhân loại đều in đậm công lao của phụ nữ, cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng của xã hội, vì sự phát triển của nhân loại. C.Mác lấy mức độ giải phóng phụ nữ để làm một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn minh của nhân loại, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn trong bài Phụ nữ quốc tế: "xem tư tưởng và việc làm của đàn bà, con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế nào" [13, tr.288]. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học cũng đã chỉ ra điều kiện, biện pháp để giải phóng phụ nữ. Xuất phát từ tình trạng bất bình đẳng quyền lợi về kinh tế, Ăngghen đã khẳng định: "Sự nghiệp giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể có được và mãi mãi không thể có được, chừng nào mà phụ nữ vẫn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất xã hội và còn phải bị bó hẹp trong công việc riêng tư của gia đình" [8, tr.506]. Lênin, người học trò xuất sắc của Mác - Ăngghen, đã kế tục và phát triển những quan điểm cách mạng của Mác - Ăngghen về vai trò của phụ nữ trong điều kiện giai cấp vô sản đã có chính quyền. Người đã viết nhiều, nói nhiều về phụ nữ và đã thực hành giải phóng phụ nữ ngay trên đất nước Nga Xô viết. Lênin đã vạch ra bản chất của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn tột cùng của nó là đã chứa đựng biết bao hiện tượng nghèo nàn, bị bóc lột và bị áp bức. Chế độ tư bản giống các chế độ nông nô là ở chỗ đều là kẻ bóc lột, mặc dầu hình thức bóc lột có khác nhau. Trong tất cả các nước văn minh, ngay cả những nước tiên tiến nhất, phụ nữ vẫn ở vào địa vị mà người ta gọi đúng là nô lệ gia đình. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga thành công (1917), chính quyền Xô viết được thành lập, Lênin đã chỉ rõ nhiệm vụ của chính quyền Xô viết là phải xóa bỏ sự hạn chế quyền lợi của người phụ nữ, thu hút lực lượng phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội, tham gia công việc quản lý nhà nước. Đây là cuộc cách mạng phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài và khó khăn, không thể dễ dàng và ảo tưởng. Lãnh tụ Lênin vạch rõ: Mặc dù có mọi luật lệ giải phóng, nhưng phụ nữ vẫn còn là nô lệ trong gia đình vì những công việc nội trợ còn đè nặng lên lưng họ, làm cho họ nghẹt thở, mụ mẫm, nhọc nhằn, ràng buộc họ vào bếp núc, vào con cái, lãng phí sức khỏe của họ vào công việc cực kỳ không cần thiết, làm cho họ đần độn, bị gò bó. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu giúp phụ nữ thoát ra khỏi tình
- trạng đó. Chỉ chừng nào chúng ta chuyển từ nền kinh tế nhỏ lên nền kinh tế công cộng và chế độ canh tác chung, thì phụ nữ mới có thể hoàn toàn giải thoát và giải phóng triệt để được [3, tr.26]. Lực lượng phụ nữ là một trong những nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Coi giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, đó là một trong những điểm để phân biệt cuộc cách mạng vô sản với các cuộc cách mạng xã hội khác. Lênin cho rằng: Chừng nào mà phụ nữ không những chưa được tự do tham gia đời sống chính trị nói chung mà cũng chưa được quyền gánh vác một công việc thường xuyên và chung cho cả mọi người, thì chừng ấy không những chưa nói đến chủ nghĩa xã hội được, mà cũng chưa thể nói đến ngay cả một chế độ dân chủ toàn vẹn và bền vững được [3, tr.73-74]. Lênin đã phát triển một cách sáng tạo quan điểm của Mác - Ăngghen về giải phóng phụ nữ trong điều kiện giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong việc tham gia lãnh đạo nhà nước và quản lý xã hội. Khi điều kiện cho phép, Lênin đã đề ra và thực hành nhiều biện pháp hữu hiệu để đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao trình độ cho phụ nữ có đủ khả năng tham gia quản lý nhà nước. Lênin cho rằng ngày nay đã có chính quyền công nông thì việc giáo dục chính trị cho phụ nữ lao động có một tầm quan trọng hàng đầu. Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao ngày càng có nhiều công nhân tham gia vào việc quản lý nhà nước. Trong khi tham gia quản lý phụ nữ sẽ học tập nhanh chóng và đuổi kịp nam giới. Học thuyết Mác - Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng đã chỉ ra nguyên nhân kinh tế của bất bình đẳng nam nữ mà biểu hiện đầu tiên là sự phân biệt đối xử giữa đàn ông với đàn bà; từ đó lên án, phê phán quan điểm phong kiến và tư sản đối với phụ nữ. Đồng thời, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một quá trình gắn liền với thắng lợi của CNXH và CNCS. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra những điều kiện để giải phóng phụ nữ: Một là, sự phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại cùng với sự nghiệp cách mạng giải phóng giai cấp công nhân. Hai là, đưa phụ nữ tham gia lao động sản xuất, có khả năng độc lập về kinh tế, có đóng góp về kinh tế chung trong gia đình và xã hội.
- Ba là, phụ nữ biết làm việc nước, tham gia các hoạt động xã hội và trực tiếp tham gia quản lý nhà nước. 1.2.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế thừa và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề phụ nữ và cán bộ nữ. Người đã đánh giá đúng vai trò và khả năng của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ là những người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên trong gia đình và nuôi dậy những mầm non của đất nước. Ngoài ra, phụ nữ còn có khả năng và trên thực tế đã trực tiếp đóng góp nhiều công sức xây dựng và bảo vệ đất nước. Địa vị kinh tế, chính trị, xã hội quy định quyền bình đẳng của phụ nữ. Vì vậy, điều căn bản có ý nghĩa quyết định cho sự bình đẳng của phụ nữ là phải giải phóng sức lao động của phụ nữ, tạo điều kiện để chị em tham gia lao động sản xuất, quản lý kinh tế, tham gia công tác xã hội cùng với nam giới. Người nghiêm khắc phê bình thái độ thành kiến, hẹp hòi của cán bộ lãnh đạo các cấp trong việc đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ. Tại Hội nghị cán bộ cao cấp Trung ương năm 1966, Người căn dặn: "Đặc biệt phải chú ý cất nhắc cán bộ phụ nữ vào các cơ quan lãnh đạo, nhất là các ngành hoạt động thích hợp với phụ nữ" [12, tr.21]. Người cho rằng phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý cũng làm tốt không thua kém gì nam giới. Cán bộ nữ hoàn toàn có đầy đủ tinh thần và khả năng tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp với phong trào chung. Đặc biệt cán bộ nữ có tác dụng trực tiếp rất mạnh đối với việc phát triển và thúc đẩy phong trào phụ nữ. Muốn có phong trào phụ nữ thì phải có cán bộ nữ. Ngược lại, phong trào phụ nữ phát triển nhanh hay chậm, thành quả đến mức độ nào là do cán bộ đóng vai trò quyết định. Cán bộ nữ là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng phụ nữ là những người tiên phong của phong trào phụ nữ, người thiết tha nhất với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Muốn giáo dục động viên phụ nữ phải có đội ngũ cán bộ nữ tốt và giỏi. Đối với cán bộ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình cảm đặc biệt, sự bao dung, độ lượng và chăm chút thương yêu. Người không dừng lại ở sự cảm thông, thương xót số phận của người phụ nữ, mà đã tìm ra căn nguyên của sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ, chỉ ra biện pháp để giải phóng người phụ nữ. Theo Người, giải phóng phụ nữ phải được
- thực hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng đem lại những quyền lợi vật chất, tinh thần đồng thời mở ra tương lai phát triển tốt đẹp cho chị em phụ nữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn căn dặn các cấp ủy đảng các ngành khi giao công việc cho phụ nữ phải căn cứ vào trình độ của từng người và hết sức giúp đỡ họ. Người cho rằng việc chị em phụ nữ tham gia vào các cơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành là nhiệm vụ Đảng phải quan tâm thường xuyên và đó cũng là biểu hiện cụ thể của ý thức, trình độ và năng lực thực hiện nam nữ bình đẳng về chính trị và xã hội. Trên cơ sở đánh giá đúng vai trò và khả năng của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. Chính Người đã mạnh dạn cất nhắc đề bạt cán bộ nữ vào sử dụng đúng sở trường và khả năng cán bộ nữ. Theo Người, muốn giải phóng phụ nữ một cách triệt để thì ngoài việc mang đến cho họ những quyền lợi và sự bình đẳng với nam giới cần phải đào tạo và bồi dưỡng họ trở thành những cán bộ giỏi có ích cho đất nước. Vì vậy, phải mạnh dạn cất nhắc, đề bạt cán bộ nữ. Nếu có cất nhắc phụ nữ nhưng chưa mạnh dạn tức là còn phần nào chưa coi trọng trí tuệ, tài năng của phụ nữ. Quan điểm của Người là tăng cường cán bộ nữ và đưa phụ nữ vào các cơ quan lãnh đạo, không phải là bênh vực chị em mà là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn lịch sử của cách mạng và từ chính khả năng, năng lực của cán bộ nữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng vào khả năng to lớn của phụ nữ, mạnh dạn cất nhắc và đề bạt cán bộ nữ, bởi vì Người nhận thấy cán bộ nữ có nhiều ưu điểm là "ít mắc bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí, không hay chè chén như một số cán bộ nam" [11, tr.165], đồng thời Người cũng chỉ ra những khuyết điểm của chị em cần khắc phục đó là hay có thái độ tự ti, ỷ lại, ngại đấu tranh phê và tự phê bình. Người khuyên chị em phải tự lực tự cường vươn lên, bản thân chị em phải cố gắng tranh thủ thời gian để học tập chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, cần kiệm xây dựng gia đình và làm tốt các công việc được giao. Chỉ có như vậy Đảng và Chính phủ mới sẵn sàng cất nhắc và giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Đây là quan điểm đúng trong việc sử dụng bố trí cán bộ nữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người coi trọng việc phát huy ưu điểm của cán bộ nữ, những ưu điểm đó xuất phát từ đặc điểm tâm lý, bản chất tốt đẹp của phụ nữ là cẩn thận, chu đáo, tiết kiệm trong tiêu
- dùng và có quan điểm quần chúng, gần gũi và hòa mình với phong trào quần chúng... Bố trí cán bộ nữ vào những vị trí, chức vụ phù hợp với khả năng thì chị em phụ nữ có điều kiện để phát huy và phát triển hết năng lực của mình. Người luôn luôn gắn liền đội ngũ cán bộ nữ với phong trào phụ nữ. Người sớm xác định giải phóng phụ nữ, giành quyền bình đẳng cho phụ nữ là một mục tiêu của cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng là phải động viên thu hút được toàn bộ lực lượng và tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội cùng tham gia góp sức thì cách mạng mới thắng lợi được. Bởi vì, cách mạng XHCN là cuộc cách mạng hoàn toàn mới, khác hẳn về chất so với các cuộc cách mạng trước nó. Mục đích là xóa bỏ hoàn toàn và triệt để mọi áp bức bóc lột, do đó càng phải thu hút lực lượng phụ nữ. Đây là tư tưởng vừa thể hiện sự kế thừa, vừa phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN. Đồng thời, còn thể hiện quan điểm nhân đạo và quan điểm kinh tế - xã hội đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa mà còn xuất phát từ một niềm tin vững chắc vào tinh thần yêu nước và khả năng lao động sáng tạo và những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ. Theo quan điểm của Người, nguyên nhân gây ra nỗi khổ cực của phụ nữ Việt Nam cũng như phụ nữ trên thế giới là do ách áp bức giai cấp và nô dịch dân tộc. Từ đó Người đã vạch ra con đường giải phóng phụ nữ, đó là con đường tham gia cách mạng để đánh đổ ách áp bức bóc lột. Khi đất nước đã giành được độc lập dân tộc, phụ nữ đã thoát khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân, cách mạng phải bắt tay ngay vào xây dựng cuộc sống mới, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh còn chỉ ra những điều kiện chủ yếu để giải phóng phụ nữ. Điều kiện đó không chỉ là phát triển của văn hóa, giáo dục mà phải thu hút phụ nữ, giúp đỡ họ tham gia vào các tổ chức kinh tế, lao động sản xuất có ích. Phụ nữ phải được giải phóng khỏi lao động bếp núc gia đình, phụ nữ phải trở thành lực lượng lao động của toàn xã hội. Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là một nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chính trị kiệt xuất đã tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp giải phóng phụ nữ và xây dựng, sử dụng đội ngũ cán bộ nữ. Người đã thu phục, động viên
- được cả phong trào phụ nữ to lớn và thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Tóm lại, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách nhất quán vị trí, vai trò của phụ nữ và đội ngũ cán bộ nữ trong các giai đoạn lịch sử của Đảng, đặc biệt là giai đoạn Đảng cầm quyền. Đảng với tư cách là lãnh tụ chính trị và là đội tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, trước hết phải đề ra được chủ trương, nghị quyết, đường lối chính trị đúng đắn. Để làm được việc đó, Đảng phải có những đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí thức và kinh nghiệm, có đạo đức cách mạng, nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện lịch sử cụ thể. 1.2.2. Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về xây dựng đội ngũ cán bộ nữ Trải qua mấy chục năm xây dựng, trưởng thành và lãnh đạo cách mạng, Đảng NDCM Lào đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến năm 2001. Đảng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong đó bài học về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng là bài học rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào trong quá trình của cách mạng, đồng thời nó luôn luôn mang tính thời sự nóng hổi về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong đó, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là một nội dung không thể tách rời trong công tác cán bộ của Đảng và yêu cầu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ, cũng như phát triển phong trào phụ nữ. Đại hội IV của Đảng NDCM Lào là Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới đất nước đã khẳng định: Cùng với sự chuyển biến của cách mạng từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến sang xây dựng một chế độ xã hội mới, phụ nữ nước ta đã được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột. Nhưng vì tàn dư của xã hội cũ, như phong tục, tập quán lạc hậu còn rất nặng nề trong đời sống xã hội ta, nên việc giải phóng phụ nữ một cách triệt để, thực hiện nam nữ bình đẳng còn là vấn đề cần được tiếp tục giải quyết, trong đó Hội Phụ nữ đóng vai trò quan trọng, có nhiệm vụ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay
103 p | 916 | 141
-
LUẬN VĂN: Luân chuyển cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý ở tỉnh Xiềng Khoảng nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay
98 p | 350 | 65
-
LUẬN VĂN: Chính sách đối ngoại trong điều kiện hội nhập quốc tế của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
100 p | 236 | 60
-
LUẬN VĂN:Đảng Cộng sản Việt Nam lónh đạo cải cách nền hành chính nhà
126 p | 197 | 42
-
LUẬN VĂN: Những nhân tố và giải pháp bảo đảm việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
16 p | 188 | 33
-
LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho lãnh đạo quân dân tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh từ 1973 đến 1975
91 p | 220 | 25
-
LUẬN VĂN: Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ 1986-2001
109 p | 141 | 25
-
LUẬN VĂN: Những nhân tố bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng ở Quảng Bình hiện nay
96 p | 125 | 24
-
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
108 p | 148 | 21
-
LUẬN VĂN: Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
78 p | 112 | 21
-
Luận văn: HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ (GIAI ĐOẠN 1997 – 2007)
96 p | 139 | 20
-
LUẬN VĂN:Đảng bộ Liên khu IV lónh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến
95 p | 99 | 16
-
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
95 p | 77 | 13
-
Luận án Tiến sĩ: Phương thức lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay
215 p | 54 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Xử lý tài liệu tại thư viện Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào
133 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Tổ chức, hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo
182 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Vai trò của báo Pasaxôn Lào trong sự nghiệp xây dựng nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
93 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn