intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Tổ chức, hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của VPTW trong điều kiện nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, chức danh Chánh VPTW và Bí thư Đảng bộ VPTW, luận án đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động VPTW hiện nay. Qua đó, đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động VPTW nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của VPTW.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Tổ chức, hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHOUNXAY PHOMMYXAY TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN NHẤT THỂ HÓA MỘT SỐ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHOUNXAY PHOMMYXAY TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN NHẤT THỂ HÓA MỘT SỐ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Vũ Đức Đán 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu HÀ NỘI, NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Nghiên cứu sinh PHOUNXAY PHOMMYXAY
  4. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính quốc gia (Hà Nội, Việt Nam), tôi đã hoàn thành luận án “Tổ chức, hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo”. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới 02 nhà khoa học hướng dẫn là PGS.TS. Vũ Đức Đán và PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu. Tôi gửi lời cảm ơn trân trọng tới lãnh đạo Học viện Hành chính quốc gia, lãnh đạo Ban Quản lý đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo tại Học viện Hành chính quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, góp ý về chuyên môn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi gửi lời cảm ơn tới cán bộ, công chức Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã giúp đỡ trong quá trình tác giả thu thập số liệu thực tiễn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã chia sẻ, hỗ trợ về tài liệu, động viên về tinh thần trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận án
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ...................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 4 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 5 6. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 6 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 7 8. Cấu trúc của Luận án..................................................................................... 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 8 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC ........................................................................... 8 1.1.1. Ở ngoài nước ........................................................................................... 8 1.1.2. Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ....................................................... 11 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ........................................................................................ 12 1.2.1. Ở ngoài nước ......................................................................................... 12 1.2.2. Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ....................................................... 20 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................... 22 1.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 22 1.3.2. Những vấn đề cần triển khai ................................................................. 24 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 25 Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN NHẤT THỂ HÓA MỘT SỐ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO ....... 26 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN PHÒNG ............................................. 26 i
  6. 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của văn phòng ..................................................... 26 2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng .......................................... 31 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của văn phòng ....................... 35 2.2. VẤN ĐỀ NHẤT THỂ HÓA MỘT SỐ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ................................................. 40 2.2.1. Một số khái niệm ................................................................................... 40 2.2.2. Ưu điểm, hạn chế của việc nhất thể hóa chức danh lãnh đạo ............... 44 2.2.3. Một số chức danh lãnh đạo nhất thể hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ................................................................................................................... 47 2.3. NHỮNG YÊU CẦU, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN NHẤT THỂ HÓA MỘT SỐ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO ....... 48 2.3.1. Những yêu cầu về tổ chức, hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo ................................................................................................................... 48 2.3.2. Những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo .......................................................................................... 55 2.3.3. Những tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo ................................................................. 59 2.4. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO......................... 62 2.4.1. Kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của một số Văn phòng trung ương ... 62 2.4.2. Giá trị tham khảo cho Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào ......................................................................................................... 69 ii
  7. Kết luận chương 2 ........................................................................................... 71 Chương 3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN NHẤT THỂ HÓA MỘT SỐ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO HIỆN NAY ......................................................................................................................... 73 3.1. GIỚI THIỆU VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VÀ VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ....................................................................... 73 3.1.1. Giới thiệu Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào .... 73 3.1.2. Giới thiệu Văn phòng Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào87 3.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN NHẤT THỂ HÓA MỘT SỐ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO HIỆN NAY ....................................... 93 3.2.1. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào ................................................................................................ 93 3.2.2. Các đơn vị trực thuộc Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào ......................................................................................................... 95 3.2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào ...................................................................... 98 3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN NHẤT THỂ HÓA MỘT SỐ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO HIỆN NAY ........................... 102 3.3.1. Công tác tổ chức, cán bộ ..................................................................... 102 3.3.2. Công tác tham mưu, tổng hợp ............................................................. 106 3.3.3. Công tác văn thư, lưu trữ .................................................................... 110 3.3.4. Công tác lễ tân, đối ngoại, phối hợp hoạt động với các văn phòng ở trung ương và địa phương ............................................................................. 113 3.3.5. Công tác quản lý kinh phí, tài sản ....................................................... 115 iii
  8. 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................. 117 3.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả trong tổ chức và hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng ................................................ 117 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng .................................. 124 Kết luận chương 3 ......................................................................................... 128 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN NHẤT THỂ HÓA MỘT SỐ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO HIỆN NAY ..................................................... 130 4.1. QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO....................... 130 4.1.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động Văn phòng Trung ương phải gắn với phương hướng, nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng ............ 130 4.1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động Văn phòng Trung ương phải gắn với sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ...................................................... 133 4.1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động Văn phòng Trung ương phải gắn với năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ....................................................... 134 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG ĐIỀU KIỆN NHẤT THỂ HÓA MỘT SỐ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO ..... 135 4.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Văn phòng Trung ương................... 135 4.2.2. Hợp nhất Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào với Văn phòng Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ........................ 137 4.2.3. Hoàn thiện cơ chế làm việc theo hướng tăng cường mối quan hệ giữa Văn phòng Trung ương Đảng với các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và các địa phương ..................................................................................................... 142 iv
  9. 4.2.4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào ........................................................... 147 4.3.5. Hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật và tăng cường công tác hậu cần cho Văn phòng Trung ương Đảng................................................................. 154 Kết luận chương 4 ......................................................................................... 158 KẾT LUẬN ................................................................................................... 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 161 v
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BCHTW: Ban chấp hành Trung ương 2. CBCC: Cán bộ, công chức 3. CBCC VPTW: Cán bộ, công chức Văn phòng Trung ương 4. CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân 5. NDCM: Nhân dân cách mạng 6. VPCP: Văn phòng Chính phủ 7. VPTW: Văn phòng Trung ương vi
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ 1. Bảng 3.1: Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào giai đoạn 2012-2016…………98 2. Sơ đồ 3.1. VPTW trong hệ thống chính trị của CHDCND Lào………76 3. Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy Văn phòng Trung ương Đảng...................96 4. Sơ đồ 4.1. Bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng và Chủ tịch nước………………………………………………………………….142 vii
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn phòng là bộ phận quan trọng của mỗi cơ quan, tổ chức, đây là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp cho lãnh đạo, là bộ phận cầu nối giữa lãnh đạo đơn vị với các đơn vị chức năng trong và ngoài tổ chức. Để đảm bảo chức năng này được thực hiện thì công tác tổ chức và hoạt động của văn phòng cần phải được hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Tham mưu là hiến kế, kiến nghị, đề xuất, đưa ra các ý tưởng, sáng tạo có cơ sở khoa học, các sáng kiến, phương án tối ưu, những chiến lược, sách lược và các giải pháp hữu hiệu cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc đặt ra và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, hàng năm của cơ quan, đơn vị đạt kết quả cao nhất. Công tác tham mưu có vị trí đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, quản lý và điều hành công việc của tất cả các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, văn phòng còn có chức năng hậu cần của tổ chức, đây là chức năng không kém phần quan trọng so với hai chức năng cơ bản trên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác này còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết bởi những vấn đề về tổ chức, hoạt động của văn phòng là hết sức phức tạp. Văn phòng Trung ương (VPTW) Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào (sau đây gọi tắt là Văn phòng Trung ương có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW), trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. VPTW là đầu mối phối hợp, điều hoà chương trình công tác của đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí Thường trực Ban Bí thư và Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện quy chế làm việc và chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tham gia tổ chức 1
  13. phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các hội nghị BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hội nghị do Bộ Chính trị, Ban Bí thư triệu tập; các cuộc làm việc của đồng chí Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư. Giúp Thường trực Ban Bí thư xử lý công việc hằng ngày của Đảng. Cơ cấu tổ chức sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động VPTW. Sự hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp và hậu cần của VPTW. Chất lượng hoạt động của VPTW có tác động đến hoạt động chung của cả bộ máy Đảng NDCM Lào. Nâng cao chất lượng tham mưu của VPTW là nhằm nâng cao năng lực hoạt động của văn phòng để đảm nhận nhiệm vụ chính trị giai đoạn mới, giúp Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với sự nghiệp cách mạng toàn diện một cách hiệu quả và thiết thực. Thực hiện chủ trương nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo, ở CHDCND Lào đã tiến hành nhất thể hóa một số chức danh. Mặc dù có chủ trương, đã thực hiện trên thực tế nhưng hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể vấn đề nhất thể hóa chức danh lãnh đạo. Về mặt lý luận, cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu hoặc đề cập. Do đó, vấn đề nhất thể hóa chức danh lãnh đạo ở CHDCND Lào là một vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa có cơ sở lý luận vững chắc. Về mặt thực tiễn, lịch sử của VPTW đã có giai đoạn dài hợp nhất với Văn phòng Chính phủ (từ năm 1976 - 1992) để thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp việc chung cho BCHTW và Chính phủ. Có thể thấy, vấn đề nhất thể hóa đã được thực hiện trong lịch sử. Hiện nay vấn đề nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở CHDCND Lào đang tiến hành và bước đầu có những kết quả tốt đẹp. Nhất thể hóa đem lại sự thống nhất, tập trung trong tổ chức, điều hành công việc của Đảng và quản lý của Nhà nước, điều này góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước cũng như kiện toàn các chức danh lãnh đạo Đảng. Để 2
  14. thực hiện tốt vấn đề này thì vị trí, vai trò cũng như chức năng, nhiệm vụ của VPTW cần được hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng tham mưu. Chính vì vậy yêu cầu về tổ chức và hoạt động của VPTW đóng vai trò then chốt. Thông qua tổ chức của VPTW, có thể tìm ra được những giải pháp hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động. Trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo giữa Đảng và Nhà nước vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết không chỉ ở cấp Trung ương mà còn ở cấp địa phương. Ở Trung ương hiện nay Chủ tịch nước và Tổng Bí thư là một đồng chí đảm nhiệm, thế nhưng lại tồn tại hai văn phòng: Văn phòng Chủ tịch nước và VPTW. Điều này có vẻ có sự trùng lặp, tuy nhiên 2 văn phòng thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau, Văn phòng Chủ tịch nước tham mưu nhiệm vụ của Nhà nước, còn VPTW tham mưu nhiệm vụ của Đảng. Trong những năm qua, được sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, VPTW đã có nhiều đổi mới hoạt động, thu được những kết quả trên các mặt công tác để hoàn thành sứ mệnh lịch sử quan trọng của mình, giành nhiều thành công lớn. Nhưng so với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị đặt ra thì còn nhiều vấn đề cần được xử lý tốt hơn, kịp thời hơn. Vì thế, việc nâng cao vai trò tham mưu của VPTW là cần thiết, khách quan. Do vậy, tác giả chọn vấn đề “Tổ chức, hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của VPTW trong điều kiện nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, chức danh Chánh VPTW và Bí thư Đảng bộ VPTW, luận án đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động VPTW hiện nay. Qua đó, đề xuất một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động VPTW nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của VPTW. 3
  15. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những công trình có liên quan đền tổ chức và hoạt động của văn phòng để tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đã đạt được những kết quả gì, còn vấn đề nào chưa nghiên cứu liên quan đến VPTW. - Xây dựng khung lý thuyết về tổ chức và hoạt động của VPTW trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo. - Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của VPTW hiện nay, tìm ra ưu điểm, hạn chế tác động kết quả hoạt động của VPTW, nguyên nhân của ưu, hạn chế để khắc phục. - Đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của VPTW hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cách thức tổ chức và hoạt động của VPTW trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung Luận án nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và sự hoạt động của VPTW trong bối cảnh nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước và một số chức danh khác. - Phạm vi không gian và thời gian Luận án nghiên cứu trong phạm vi VPTW và Văn phòng Chủ tịch nước của CHDCND Lào từ Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX (nhiệm kỳ 2011 - 2016) đến đại hội lần thứ X (nhiệm kỳ 2016 - 2020) và định hướng cho những nhiệm kỳ tiếp theo. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận 4
  16. Luận án nghiên cứu vấn đề trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cayxon Phomvihan; quan điểm của Đảng NDCM Lào về hệ thống chính trị. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Điển hình là các phương pháp dưới đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua các phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tri thức đã có trong các tài liệu về tổ chức và hoạt động của bộ máy văn phòng; nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài trong và ngoài nước gắn với những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể để đưa ra các luận cứ lý luận của vấn đề nghiên cứu; nghiên cứu, đánh giá các báo cáo tổng kết về tổ chức và hoạt động của bộ máy văn phòng để làm sáng tỏ phần thực trạng. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: + Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của VPTW và một số văn phòng khác để làm rõ thực trạng tổ chức và hoạt động của VPTW thời gian qua. + Thu thập, hệ thống hóa và phân tích số liệu để góp phần phát hiện những vấn đề về tổ chức và hoạt động của văn phòng. - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia về tổ chức bộ máy, về văn phòng; trao đổi trực tiếp với một số nhà quản lý của văn phòng cấp trung ương của CHDCND Lào; trao đổi trực tiếp với một số thầy cô giáo của Học viện Hành chính quốc gia Việt Nam về vấn đề tổ chức và hoạt động của văn phòng. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Giả thuyết khoa học VPTW là cơ quan tham mưu, giúp việc cho BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và đồng chí Tổng bí thư. Nếu VPTW có cơ cấu tổ chức hợp lý, 5
  17. hoạt động khoa học thì công tác tham mưu, giúp việc sẽ hiệu quả hơn, chất lượng hơn. Trong bối cảnh nhất thể hoá chức danh Tổng Bí thư và chức danh Chủ tịch nước, VPTW càng cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động để phù hợp với tình hình thực tiễn. 5.2. Câu hỏi nghiên cứu Một là, việc nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo có những ưu điểm và hạn chế gì? Hai là, việc tổ chức và hoạt động của VPTW gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong điều kiện nhất thể hóa chức danh một số chức danh lãnh đạo? Ba là, để VPTW hoạt động hiệu quả trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo thì cần làm gì? 6. Những đóng góp mới của đề tài Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về lý luận và thực tiễn về VPTW. Kết quả nghiên cứu có những đóng góp mới sau: 6.1. Về mặt lý luận - Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống vấn đề lý luận về văn phòng, xây dựng được khung lý thuyết về tổ chức và hoạt động của VPTW. - Chỉ ra được những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của VPTW trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo. - Nêu được một số giá trị tham khảo cho VPTW trong việc tổ chức và hoạt động. 6.2. Về mặt thực tiễn - Căn cứ vào khung lý thuyết về văn phòng, luận án phân tích, đánh giá một cách toàn diện, hệ thống về thực trạng tổ chức và hoạt động của VPTW Đảng NDCM Lào. 6
  18. - Xác định quan điểm và giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của VPTW Đảng NDCM Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học về tổ chức và hoạt động của văn phòng. - Các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần bổ sung thể chế về tổ chức và hoạt động của VPTW. - Các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ cung cấp cho VPTW một số giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của VPTW. - Các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là tài liệu phục vụ giảng dạy và tham khảo cho vấn đề tổ chức và hoạt động của văn phòng ở nước CHDCND Lào. 8. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2. Cơ sở khoa học về tổ chức, hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo Chương 3. Thực trạng tổ chức, hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo hiện nay Chương 4. Quan điểm và giải pháp nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong điều kiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo hiện nay 7
  19. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1.1.1. Ở ngoài nước - Cuốn sách "Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Đào Trí Úc (Chủ biên) [14]. Trên cơ sở khái quát về mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới, tác giả nêu sự khác biệt và tính phổ quát về nhà nước pháp quyền. Xây dựng nhà nước pháp quyền là yêu cầu, giá trị cơ bản của chế độ dân chủ, tạo nên sự đồng thuận xã hội. Tác giả chỉ ra những đặc điểm của nhà nước pháp quyền, những đặc trưng của nhà nước pháp quyền Việt Nam, đồng thời đề xuất mô hình tổng thể tổ chức cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam. - Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công “Tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nguyễn Hồng Diên [1]. Công trình đã nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động của chính quyền cấp tỉnh theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Luận án cũng đã tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trong thời gian qua và đánh giá việc tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Để góp phần vào việc tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp tỉnh, luận án đã đưa ra một số quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ các giải pháp trên, luận án đã đưa ra mô hình tổ chức chính quyền tỉnh, đã đề xuất mô hình tổng thể về tổ chức chính quyền tỉnh trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận án cũng chỉ dừng lại trong việc đổi 8
  20. mới tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh, chưa làm rõ về cơ cấu bộ máy hành chính các cấp; chưa đề ra hướng cải cách mang tính cụ thể; chưa làm rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền. - Cuốn sách “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam”, Đặng Xuân Phương [12]. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm, tính chất, vai trò, chức năng nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ, đồng thời đã nêu lên cơ cấu tổ chức và hình thức tổ chức hoạt động, cơ chế làm việc của bộ, cơ quan ngang bộ. Tác giả đã nêu thực tiễn về tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ, những bất cập, hạn chế về tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm cải cách hành chính của một số nước trên thế giới, đa đưa ra một số phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ ở Việt Nam trong cải cách hành chính, một vấn đề quan trọng của tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. - Cuốn “Tổ chức sự kiện theo chuẩn mực văn hóa”, Nguyễn Văn Hậu [5]. Cuốn sách được kết cấu thành 3 phần, có sự liên kết chặt chẽ thành một thể thống nhất để làm rõ cho vấn đề về tổ chức sự kiện theo chuẩn mực văn hóa trong các cơ quan nhà nước hiện nay. Phần một của cuốn sách đề cập tới các vấn đề chung về tổ chức sự kiện theo chuẩn mực văn hóa hành chính. Qua đó cho chúng ta góc nhìn cơ bản toàn diện về công tác tổ chức sự kiện hiện nay như tên gọi, lịch sử hình thành, vai trò, ý nghĩa, cũng như các loại sự kiện, nội dung, quy trình,… Phần hai tác giả đi vào nội dung quản lý nhà nước về đảm bảo chuẩn mực văn hóa trong tổ chức sự kiện. Trong phần này tác giả cho thấy tầm quan trọng của vấn đề xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với việc đảm bảo chuẩn mực văn hóa trong tổ chức sự kiện; vấn đề xây dựng bộ máy, nhân sự 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2