Luận văn: HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ (GIAI ĐOẠN 1997 – 2007)
lượt xem 20
download
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trải qua các thời kì, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh công nông. Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng “hữu khuynh” và “tả khuynh” đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội”...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ (GIAI ĐOẠN 1997 – 2007)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN TUẤN CƢỜNG HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ (GIAI ĐOẠN 1997 – 2007) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN TUẤN CƢỜNG TRẦN TUẤN CƢỜNG HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ --HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ NGHIỆP ((GIAIĐOẠN 1997 – 2007)) GIAI ĐOẠN 1997 – 2007 Chuyên ngành ::Lịch sử Việt Nam Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Mããsố ::60. 22 . .54 M số 60. 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỊCH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA H: TS:. TS. NGUYỄN XUÂN MINH GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ỌC NGUYỄN XUÂN MINH Thái Nguyên, tháng- 01 năm 2010 Thái Nguyên 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1997.............. 7 1.1- Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Thái Nguyên. ........................................... 7 1.1.1- Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 7 1.1.2- Điều kiện xã hội: ............................................................................................ 12 1.2 - Sự hình thành và phát triển của Hội Nông dân Thái Nguyên qua các thời kì. ........ 13 CHƢƠNG 2: HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ CNH – HĐH (1997 – 2007) ........................................................................................................ 22 2.1. Một số vấn đề lí luận chung về CNH – HĐH ......................................................... 22 2.2. Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong thời kì CNH - HĐH.................................... 33 2.2.1. Củng cố, phát triển tổ chức Hội các cấp. .......................................................... 33 2.2.2. Tuyên truyền, vận động hội viên áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật để phát triển sản xuất. ........................................................................................................... 35 2.2.3. Tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo ..................................................... 43 2.2.4. Tham gia cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ”. ............................................................................................................ 48 2.2.5. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng nông thôn mới. .............................. 49 CHƢƠNG 3: VỊ TRÍ, VAI TRÒ HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG SỰ NGHIỆP CNH - HĐH ............................................................................... 52 3.1 Vị trí của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên .............................................................. 52 3.2 Vai trò của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 53 3.2.1 Vai trò tổ chức, giáo dục, vận động hội viên nông dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội. ....................................................................... 53 3.2.2 Vai trò tổ chức, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân sản xuất, nâng cao đời sống ............................................................................................ 55 3.2.3 Vai trò tổ chức, động viên nông dân xây dựng nông thôn mới .......................... 59 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 64 PHỤ LỤC.................................................................................................... 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt tự 1 ATK An toàn khu Ban chấp hành trung ương 2 BCH TW Công nghiệp hoá 3 CNH CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 4 Chủ nghĩa xã hội 5 CNXH HĐH Hiện đại hoá 6 Hợp tác xã 7 HTX Nhà xuất bản 8 Nxb Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em UBDSGĐ & TE 9 Vườn, ao, chuồng 10 VAC Xã hội chủ nghĩa 11 XHCN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trải qua các thời kì, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh công nông. Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng “hữu khuynh” và “tả khuynh” đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội” [78, tr.18]. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đã dành một chương viết về tổ chức của nông dân, phân tích hết những nỗi tủi nhục, cực khổ của giai cấp nông dân và Người đã vạch ra lối thoát: “Nếu dân cày Việt Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng” [73, tr.310 ]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động nông dân đã mở ra một định hướng đúng đắn để Đảng và Nhà nước ta khai thác hết tiềm lực to lớn của giai cấp này. Trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội IX của Đảng đã đề ra mục tiêu: “Đối với giai cấp nông dân, ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò giai cấp nông dân tr ong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông thôn; thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, tiêu thụ nông sản hàng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội; phát huy lợi thế từng vùng, giúp đỡ vùng khó khăn; phân bổ dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới ...” [39, tr.125]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Vận dụng Nghị quyết Đại hội IX, Đảng và Nhà nước đề ra những chủ trương và chính sách phù hợp để phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng nông thôn mới và đã mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn không ngừng chuyển biến với sự đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm... Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện tốt việc chăm lo những lợi ích thiết thực của nông dân về dân sinh, dân trí và dân chủ, ngày càng khắc sâu thêm lòng tin của nông dân với Bác Hồ, với Đảng, Nhà nước và chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chúng ta cần phải làm tốt công tác vận động nông dân tham gia thực hiện tất cả những nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò chủ lực của nông dân. Thái Nguyên có khoảng 76,08% số dân nông thôn [64, tr.25]. Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên là một tổ chức chính trị - xã hội có số hội viên khá đông. Trong thời kì CNH - HĐH, Hội có nhiều phong trào thi đua, nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Việc nghiên cứu Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 10 năm (1997 - 2007) góp phần làm rõ vai trò của nông dân Việt Nam nói chung và nông dân tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong sự nghiệp CNH - HĐH. Việc nghiên cứu Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997-2007 không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà cả về thực tiễn. Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi rất mong muốn và hi vọng góp phần cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho việc học tập giảng dạy, nghiên cứu lịch sử địa phương. Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi chọn vấn đề: “Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong thời kì CNH - HĐH (giai đoạn 1997-2007)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề nông dân từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều cách nhìn từ các góc độ khác nhau. Cuốn “Hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân để xoá đói giảm nghèo” (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000) của tác giả Lê Trọng đã trình bày về tình trạng và nguyên nhân đói nghèo của Việt Nam; chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo; lập kế hoạch làm ăn của hộ nông dân đói nghèo; hạch toán giá thành đơn giản và phân tích kế hoạch làm ăn của hộ nông dân đói nghèo. Trong cuốn “Những mô hình kinh tế hộ nông dân miền núi đi lên sản xuất hàng hóa” (Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1996), tác giả Nguyễn Trần Trọng đã trình bày và nhận xét một cách khái quát về cách làm giàu của các hộ nông dân các tỉnh phía Bắc, đưa ra những giải pháp và kiến nghị với Nhà nước, các cấp, các ngành nhằm giúp nông dân phát triển sản xuất. Trong cuốn “ Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá ” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004) của tác giả Lưu Văn Sùng trình bày từ kinh nghiệm một số mô hình điển hình và giải pháp cho nhiệm vụ thực tiễn, gợi mở đưa con đường nông nghiệp và nông thôn lên chủ nghĩa xã hội trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu Hội Nông dân Thái Nguyên hiện nay còn là một khoảng trống. Tổ chức Nông hội tỉnh Thái Nguyên mới được thể hiện qua các báo cáo hằng năm của các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể. Trên cơ sở tiếp thu các báo cáo trên, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007) 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 1997 - 2007; tuy nhiên, để làm rõ được yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập đến sự hình thành, phát triển Nông hội tỉnh trước năm 1997. 3.3.Nhiệm vụ của đề tài: - Khái quát sự hình thành Hội Nông tỉnh Thái Nguyên. - Trình bày sự hoạt động của Hội Nông dân trong thời kì CNH - HĐH. - Đánh giá vị trí, vai trò của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp CNH - HĐH, giai đoạn 1997-2007. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: 4.1 Nguồn tài liệu: Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng: - Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh bàn về vấn đề nông dân làm cơ sở lí luận nghiên cứu. - Các văn kiện chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Các chỉ thị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. - Các nghị quyết, báo cáo tổng kết của Trung ương Hội Nông dâ n Việt Nam và Hội Nông dân của tỉnh được lưu trữ tại các Trung tâ m Lưu trữ Thái Nguyên. - Các tài liệu tuyên truyền, đề cương các cuộc thi có liên quan đến nội dung đề tài. - Các sách, báo đã xuất bản; các kỉ yếu hội thảo đã được công bố. 4.2 Phương pháp nghiên cứu : Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp điều tra điền dã cũng được sử dụng để hiểu sâu sắc hơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 vai trò của Hội Nông dân trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyê n giai đoạn 1997 - 2007. 5. Đóng góp của Luận văn - Đây là công trình đầu tiên trình bày một cách hệ thống bộ máy tổ chức và hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong thời kì CNH - HĐH (giai đoạn 1997 - 2007). - Tập hợp và hệ thống các nguồn tư liệu về Hội Nông dân của tỉnh Thái Nguyên trong những nă m sau khi tách tỉnh. - Đánh giá vị trí, vai trò của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp CNH - HĐH. - Luận văn dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập trong các nhà trường và công tác giáo dục truyền thống của Hội Nông dân tỉnh. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được xây dựng thành 3 chương bao gồm 92 trang: Phần mở đầu (6 trang), ba chương nội dung (53 trang), kết luận (4 trang). Ngoài ra còn có phần tài liệu tham khảo (9 trang) và phụ lục (20 trang). Chƣơng 1: Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1997 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Thái Nguyên. 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.2. Điều kiện xã hội 1.2. Sự hình thành và phát triển tổ chức Hội Nông dân Thái Nguyên qua các thời kì. Chƣơng 2: Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong thời kì CNH - HĐH (1997 - 2007) 2.1. Một số vấn đề lí luận chung về CNH - HĐH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 2.2. Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong thời kì CNH – HĐH. 2.2.1. Củng cố, phát triển tổ chức Hội các cấp. 2.2.2. Tuyên truyền, vận động hội viên áp dụng tiến bộ khoa học – k ĩ thuật để phát triển sản xuất. 2.2.3. Tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo. 2.2.4. Tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. 2.2.5. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng nông thôn mới. Chƣơng 3: Vị trí, vai trò Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp CNH - HĐH 3.1 Vị trí của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên. 3.2 Vai trò của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 CHƢƠNG 1 HỘI NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1997 1.1- Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Thái Nguyên. 1.1.1- Điều kiện tự nhiên Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong hệ toạ độ địa lí từ 21019’ đến 22003’ vĩ Bắc. Từ 105029’ đến 106015’ kinh Đông. Từ bắc đến nam dài 43’ vĩ độ (80 Km). Từ tây sang đông rộng 46’ kinh độ (85Km). [47, tr.11]. Phía bắc tỉnh Thái Nguyên tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp thủ đô Hà Nội. Là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là điểm nút. Dưới thời Nguyễn Gia Long, Thái Nguyên thuộc tổng trấn Bắc Thành. Năm 1831, 1832, Minh Mạng chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên, sau đó đất Thái Nguyên có nhiều biến động. Năm 1835, Minh Mạng tách một số vùng đất thuộc phủ Phú Bình để lập phủ Tòng Hoá gồm châu Định Hoá, các huyện Phú Lương, Đại Từ và Văn Lãng; phủ Phú Bình (phần đất còn lại) có châu Võ Nhai, các huyện Đồng Hỷ, Tư Nông (nay là Phú Bình), Phổ Yên và B ình Tuyền (nay thuộc Vĩnh Phúc) Phủ Thông Hoá là vùng đất thuộc tỉnh Bắc Kạn ngày nay, gồm có châu Bạch Thông (nay là đất huyện Bạch Thông, Chợ Đồ n, Chợ Rã tức Ba Bể (trước năm 2003), huyện Cảm Hoá (nay là đất các huyện Na Rì, Phủ Thông và Ngân Sơn). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 Ngày 11/4/1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở toàn bộ phủ Thông Hoá của Thái Nguyên. Để mở rộng địa giới tỉnh Bắc Kạn, ngày 25/6/1901, Pháp cắt tổng Yên Đĩnh khỏi huyện Phú Lương, phủ Tòng Hoá (Thái Nguyên), sáp nhập về châu Bạch Thông (Bắc Kạn). Năm 1913, Pháp cắt tiếp tổng Nghĩa Tá khỏi châu Định Hoá nhập về huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) và cắt hai xã Phúc Lâm, Tự Lập khỏi tổng Định Biên Thượng, châu Định Hoá (Thái Nguyên) sáp nhập về huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Thực hiện Nghị quyết ngày 21/4/1965 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, từ ngày 1/7/1965, tỉnh Thái Nguyên hợp nhất với tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc. Ngày 29/12/1978, Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra nghị quyết tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, tên huyện Chợ Rã được đổi thành huyện Ba Bể. Bắ c Thái còn 11 đơn vị hành chính trực thuộc với diện tích 6.500 km2. Ngày 6/11/1996, tại kì họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc chia lại địa giới hành chính của một số tỉnh. Tỉnh Bắc Thái được tách thành 2 tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Kạn, có địa giới như trước khi hợp nhất (7/1965) và hoạt động theo đơn vị hành chính mới kể từ ngày 1/1/1997. Ngay sau khi c ó nghị quyết của Quốc hội, Tỉnh uỷ Bắc Thái đã kịp thời đề ra chủ trương lãnh đạo việc thực hiện chia tách tỉnh. Ngày 20/11/1996 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp để quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết kì họp thứ 10 của Quốc hội khoá IX và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách tỉnh. Hội nghị nêu rõ phải làm tốt công tác tư tưởng để cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhận thức rõ yêu cầu khách quan những lợi ích lâu dài cũng như các khó khăn ban đầu của việc chia tách tỉnh. Trong quá trình chia tách tỉnh, phải bảo đảm các mặt kinh tế, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 xã hội phát triển bình thường, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Ngày 22/12/1996, Bộ Chính trị ra Quyết định số 131/QĐNS/TW về việc kết thúc hoạt động của Đảng bộ và Tỉnh uỷ Bắc Thái; đồng thời thành lập Đảng bộ Thái Nguyên. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/1/1997. Từ đó, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh bước vào thời kì mới: Thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH. Sau khi tách tỉnh, Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 354.655 ha, chiếm 1,07% diện tích tự nhiên cả nước.[64, tr.14]. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau: - Đất núi chiếm 48,1% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao. - Đất đồi chiếm 24,5% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150m đến 200m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của Thái Nguyên) - Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác. - Đất chưa sử dụng hiện còn 15% diện tích tự nhiên, phần lớn trong số này có khả năng sử dụng cho lâ m nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Trong tổng quỹ đất 354.655,25 ha [64, tr.15], đất sử dụng cho nông nghiệp là 265.386,65 ha,[64, tr.15](chiếm 74,83 % ). Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: 93.681,62 ha (chiế m 26,41%) - Đất lâm nghiệp có rừng: 165.106,51 ha (chiếm 46,56%) - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3.606,77 ha (1,02%) - Đất nông nghiệp khác: 2.991,75 ha (0,84%) - Đất phi nông nghiệp: 39.781,01 ha (11,22%) - Đất chưa sử dụng: 49.487,59 ha (13,95%) [64, tr.15] Tỉnh Thái Nguyên có nhiều sông, suối quanh năm có nước, như sông Cầu, sông Công .., rất thuận lợi cho việc canh tác trên các đồng ruộng phân tán và đảm bảo cho đời sống sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh. Sông Cầu là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) ở độ cao trên 1.200m. Sông Cầu chảy qua thị xã Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên, thị xã Bắc Ninh, thị trấn Phả Lại rồi chảy ra cửa biển Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình. Sông Cầu có lưu lượng nước lớn trung bình nhiều năm là 135m3/s. Chế độ nước sông Cầu phù hợp với chế độ mưa, mùa lũ chiếm 75% lượng nước, mùa khô chỉ chiếm dưới 25% lượng nước cả năm. Dưới thời thuộc Pháp, sông Cầu là tuyến giao thông chủ yếu và quan trọng để địch vận chuyển lực lượng, vũ khí, lương thực và phương tiện chiến tranh từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh. Từ thị xã Thái Nguyên theo sông Cầu có thể tới Đáp Cầu (Bắc Ninh), đi tiếp xà lan tới Phủ Lạng Thương, Phả Lại, Hải Phòng; hoặc từ Đáp Cầu có thể đi ô tô, tàu hoả về Hà Nội. Sông Công bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá, thuộc huyện Định Hoá, chảy qua huyện Đại Từ, xuống dọc phía tây thành phố Thái Nguyên, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa thành phố Thái Nguyên với huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công. Lưu lượng nước của sông Công trong mùa mưa lũ lên tới 1.880m3/s; mùa khô, chỉ có 0,32m3/s. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 Tỉnh Thái Nguyên là điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh vùng núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn,Cao Bằng, Lạng Sơn). Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc -nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía tây nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc - tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông , lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam huyện Võ Nhai. Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: trên 34°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là trên 18,8°C. Tổng số giờ nắ ng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp. 1.1.2- Điều kiện xã hội: Tỉnh Thái Nguyên gồm nhiều thành phần dân tộc định cư lâu đời, có bề dày truyền thống yêu nước, đoàn kết, thuỷ chung. Tỉnh Thái Nguyên gồm có 8 đơn vị hành chính trực thuộc (thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện: Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương và Võ Nhai), với 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Dân số tỉnh Thái Nguyên ở thời điểm mới tách tỉnh nă m 1997 là 1.034.112 người, sang đến nă m 2007 dân số là 1.137.671 người, trong đó có 76,08 % là nông dân. Thái Nguyên là tỉnh đã diễn ra hiện tượng gia tăng dâ n số cơ học dẫn tới biến động dân số rõ hơn các tỉnh khác. Thái Nguyên trước đây đất rộng người thưa, có nhiều tài nguyên, nên từ xa xưa đã thu hút nhiều người dân ở các nơi đến làm ăn sinh sống. Trong quá trình lịch sử, Thái Nguyên từng là Thủ đô kháng chiến chống thực dân Pháp, nên đón nhận nhiều đồng bào và cán bộ, chiến sĩ lên tham gia kháng chiến. Hoà bình lập lại, từ đầu thập kỉ 60 thế kỉ XX đến nay, với sự phát triển Khu công nghiệp gang thép, nhiều khu mỏ, xí nghiệp khác và cả hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp … nên đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng dân số. Sự gia tăng dân số này làm cho Thái Nguyên tăng nhanh về lực lượng lao động, làm tăng cường trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế - xã hội. Kết cấu độ tuổi dân số tỉnh Thái Nguyên là tỉnh có dân số trẻ, điều đó làm cho tỉnh có nguồn lao động bổ sung dồi dào. Theo kết qủa điều tra dân số ngày 1/4/1999, độ tuổi của dân số tỉnh Thái Nguyên gồm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 - Dân số có độ tuổi 0 – 14: 38.5% - Dân số có độ tuổi 15 – 59: 54,6% - Dân số có độ tuổi trên 60: 6,9% [64, tr.23] Tuy nhiên, dân số Thái Nguyên phần lớn là lao động ở nông thôn, do đó sự chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh đòi hỏi phải đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho nguồn lao động bổ sung từ nông thôn để chuyển sang làm công nghiệp dịch vụ. Thái Nguyên là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân tộc nên đã trở thành nơi hội tụ nền văn hoá phong phú, đa dạng của nhiều dân tộc. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm 8 thành phần dân tộc có số dân từ 1.000 người trở lên (Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao). Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Năm 2007, mật độ trung bình toàn tỉnh là 321 người/km2, nơi có mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 76 người/km ², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.378 người/km ² [64, tr.24]. 1.2 - Sự hình thành và phát triển của Hội Nông dân Thái Nguyên qua c ác thời kì. Trong sự phát triển của xã hội nước ta, lực lượng lao động đông đảo nhất là giai cấp nông dân. Tầm quan trọng của lực lượng đông đảo này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rất nhiều lần. Trong thư gửi cho nông gia Việt Nam đề ngày 11 tháng 4 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết : …..“ Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta g iàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh ”, [74,tr.43]. Luận cương chính trị tháng 10 nă m 1930 của Đảng ta đã khẳng định : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 “ …Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền , vô sản giai cấp và nông dân là hai lực lượng chính” “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở Đông Dương (hơn 90%), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”, “ Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền , vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày mà tranh đấu để bênh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới có thể giành quyền lãnh đạo dân cày được ”, [ 68, tr.19] Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (Tháng 10 năm 1930) thông qua nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích nhằm “thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa ” [68, tr.19]. Nghị quyết đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam. Mặc dù về danh nghĩa, Hội Nông dân Việt Nam vẫn chưa được thành lập, nhưng các tổ chức nông hội ở các cấp vẫn tiếp tục hoạt động dưới hình thức Nông hội đỏ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 3/1931) cũng nhấn mạnh: Cần phải đẩy mạnh việc tổ chức Nông hội làng, tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng; trong điều kiện địch khủng bố trắng, nông dân cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: Chống sưu thuế, địa tô, thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh … Hội nghị Trung ương tháng 7/1936 xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này không phải là thực dân Pháp nói ch ung, mà là bọn phản động thuộc địa và tay sai. Hội nghị quyết định tạm thời chưa nêu khẩu hiệu đánh đổ thực dân Pháp và giai cấp địa chủ, giành độc lập cho dân tộc và ruộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 15 đất cho dân cày, mà nêu mục tiêu trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi dân sinh, dân chủ và hoà bình. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương; thay đổi các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh của quần chúng, từ tổ chức bí mật, bất hợp pháp là chủ yếu chuyển sang tổ chức đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp. Tháng 3 nă m 1937, Trung ương Đảng họp và đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới, tên các tổ chức đều được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, quyết định lấy tên Nông hội thay cho Nông hội đỏ. Nông dân có tổ chức chính là Nông hội, có thể tổ chức nhiều hội: hội tương tế, hợp tác xã, v.v… Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng đã giúp cho nông hội khắp nơi trong cả nước phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, lãnh đạo nông dân hợp lực với công nhân và nhân dân lao động đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Hình thức tổ chức của Nông hội rất đa dạng : hội cấy, hội gặt, hội hiếu hỉ, hội góp họ, phường đi săn ….. đã thu hút đông đảo nông dân đấu tranh giành quyền lợi của giai cấp mình. Trong khoảng thời gian từ nă m 1937, tổ chức Hội Nông dân phản đế bắt đầu xuất hiện ở tỉnh Thái Nguyên. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng và của những đảng viên cộng sản ở Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá và do ảnh hưởng của phong trào nông dân ở các tỉnh bạn dội vào từ năm 1937,1938,1939, những cuộc đấu tranh của nhân dân tỉnh rất phong phú, linh hoạt như đòi kiểm soát và quyết định thu chi trong xã, bầu cử lí trưởng (Phổ Yên, Phú Bình), chống bắt phu làm đường vào ngày mùa, phải trả phụ cấp cho dân phu đúng quy định, không được đánh đập dân phu (Võ Nhai). Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho kẻ địch bị động, lúng túng, phải chấp nhận giải quyết một số yêu sách cho nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 16 Đặc biệt, sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (họp từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941), Mặt trận Việt Minh ra đời và công bố chương trình cứu nước, trong đó có điểm nói rõ: Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; Làm cho nhân dân Việt Nam được sung sướng, tự do. Điều này đã đáp ứng lòng mong ước nhiều đời của hàng triệu nhân dâ n Việt Nam mà trong đó hơn 90% là nông dân.Vì thế, Mặt trận Việt Minh vừa mới ra đời đã thu hút hàng ngàn nông dân tỉnh ta tham gia vào Hội Nông dân Cứu quốc. Từ cuối năm 1941 đến cuối năm 1943, Hội Nông dân Cứu quốc được thành lập ở hầu hết các xã, huyện trong tỉnh. Đến năm 1944 đã có nhiều xã, tất cả nông dân trong xã đều gia nhập Hội Nông dân Cứu quốc. Phong trào cách mạng càng phát triển mạnh thì kẻ thù càng phản ứng điên cuồng. Mở đầu là cuộc khủng bố quy mô lớn vào huyện Võ Nhai từ tháng 7 năm 1941 đến tháng 2 năm 1942. Chúng đã dồn hơn 3.000 dân vào trại tập trung kiểu phát xít, giết hại nhiều người, tàn phá nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân mà nòng cốt là Hội Nông dân Cứu quốc, lực lượng cách mạng ở Võ Nhai được bảo vệ. Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai từng bước được củng cố, phát triển. Vào những nă m 40, phong trào cách mạng ở tỉnh Thái Nguyên phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững chắc, tỉnh Thái Nguyên có địa hình thuận lợi cho việc phát triển cách mạng nên ngoài căn cứ địa Bắc Sơn- Võ Nhai, năm 1943 Trung ương lại chọn những xã giáp ranh giữa 3 huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), Phổ Yên và Phú Bình (Thái Nguyên) làm An toàn khu 2 (gọi tắt là ATK2). Nhiều gia đình hội viên Hội Nông dân Cứu quốc ở đây đã trở thành nơi tin cậy để Trung ương và Xứ uỷ Bắc Kì tổ chức những hội nghị quan trọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI
95 p | 537 | 148
-
Luận văn: Những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác vận động nông dân của các đảng bộ xã ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay
120 p | 227 | 71
-
LUẬN VĂN: Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay
89 p | 241 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La
114 p | 21 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
121 p | 55 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các cấp của Hội Nông dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
102 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của chương trình tích tụ ruộng đất tại Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
37 p | 83 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
112 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cho hộ nghèo thông qua Hội Nông dân huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
80 p | 38 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động ủy thác tín dụng của Hội nông dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
127 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
94 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động của Hội nông dân Quận 9
104 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến sự tham gia của hộ nông dân vào Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
60 p | 25 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao sự gắn kết hội viên hội nông dân tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao sự gắn kết hội viên Hội nông dân tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn Tỉnh Bình Định
97 p | 2 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Xây dựng chương trình truyền thông về biến đổi khí hậu của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên
13 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn